Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

18 tháng 6 2008

Tham Vọng Quân Sự Của Trung Quốc

Hoàng Sa, Trường Sa Và Tham Vọng Quân Sự Của Trung Quốc. Thông tin dưới đây trên báo The Australian Úc, xác định chiến lược, bộc lộ tham vọng biển Đông của Trung Quốc và lý do bùng phát mâu thuẫn với Việt Nam về Trường sa và Hoàng sa nhiều năm nay. Có nhiều biểu hiện cho thấy đây chính là lý do Đài Loan, Philippine đều muốn thị sát Trường Sa để ước tính một khả năng và hải trình tấn công phòng thủ đối với Trung Quốc rõ hơn là vì tham vọng lãnh thổ, dầu hỏa. Hoan nghênh Đài Loan và Philippine đã hủy bỏ các chuyến đi vì cần phải tôn trọng chủ quyền VN.


Nếu cần phải xin thuê mướn làm căn cứ, hay liên minh chia xẻ thông tin quân sự chiến lược với VN. Nếu nay VN đóng góp vào hoà bình thế giới bằng nhận định rõ ràng độc lập về con đường đối ngoại, thì cán cân lực lượng biển Đông với nguy cơ bị TQ làm mất ổn định sẽ được hạn chế. Năm 1945 ông Nguyễn Tất Thành không làm được việc chọn lựa phe đồng minh tốt là Mỹ. Do cá nhân thấp kém không được Mỹ chiếu cố dù có viết bảy lá thư cầu thân, và làm cả việc giải thể đảng CS, cũng không là người có đủ uy tín để được chọn lựa. Khi biết nước Mỹ tốt, nhưng mà vì do tham vọng cá nhân ngã theo Mao, lợi dụng lòng yêu nước của dân tộc, khiến VN có 30 năm khói lửa và 3,8 triệu người chết, mất đất, mất biển...


Thử hỏi lịch sử có thể nào dành cho con người này danh phận nào ngoài tội tham vọng phản dân hại nước. VN hôm nay phải làm được việc chọn lựa đúng. TQ luôn cao ngạo, luôn dùng biện pháp "côn đồ" cướp đảo, bắn giết ngư dân nên VN, có thể dứt khoát chọn lựa là thứ lân bang không thân thiện, đối thủ trong công bằng nếu muốn có hoà bình. Dân chúng và Việt kiều đóng góp tiền thuê Interpool quốc tế truy tìm kẻ bắn giết ngư dân mà TQ luôn chối dài. Hình ảnh trên vệ tinh không phải không có. Sau đó đưa ra toá án quốc tế, chứ sao mà đảng và chánh quyền CS im ỉm cam phận thấp hèn hoài, và còn hùa theo TQ nói qua loa với dân VN?! VN có quyền đàm phán cho Đài Loan, Philippine thuê các đảo làm căn cứ và làm người điều hành căn cứ gìn giữ hoà bình quốc tế Nato ở Cam Ranh. VN có vịnh Cam Ranh từng là căn cứ Hải Quân an toàn, có tầm ảnh hưởng quốc tế.


Nếu Việt Nam được quốc tế giúp sở hữu các phương tiện bảo vệ, đủ thực lực kiểm soát vùng biển hữu hiệu, đòi lại Hoàng Sa Trường Sa, và phối hợp quốc tế giữ gìn hoà bình toàn vẹn lãnh thổ, là con đường đưa VN đến uy tín quốc tế trong một thế giới hoà bình và tiến bộ. Về đối nội phải mau chóng xoá bỏ đặc quyền cho người cơ hội, phe nhóm tham nhũng hưởng lợi, gây thành gió nổi sóng ngầm không ủng hộ CSVN. Thiết lập cơ chế dân chủ để mục đích chọn ra được người tốt, người giỏi đảm đương việc nước. Nhật cũng từng đi sai đường trước CSVN, và chỉ khi nhận ra điều cao cả hơn trong tinh thần nhân loại thì mới có được sự an lành tiến bộ. * Tài liệu tham khảo: (Thông tin trên báo The Australian Úc) Không ảnh căn cứ tàu ngầm hạt nhân dưới lòng đất của Trung Quốc (Satellite images reveal China’s underground nuclear submarine base) Rowan Callick, China correspondent April 24, 2008 Chuyên gia tình báo quân sự thuộc nhóm Jane’s Information Group nói, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ lớn dưới lòng đất cho tàu ngầm hạt nhân tại vùng bán nhiệt đới của Trung Quốc là đảo Hải Nam.


Nhóm Jane’s nói năm năm trước (2003) đã có thông tin đầu tiên từ bộ phận phòng ngự Châu Á về việc xây dựng căn cứ này, nhưng bây giờ có thể xác định qua không ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao. Hải quân Trung Quốc nhanh chóng gia tăng lực lượng. Có 57 tàu ngầm trong đó có 5 tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân, đa số tàu ngầm mang hoả tiển chống tàu thủy Yingi-8 có thể phóng hỏa tiễn khi vẫn đang lặn dưới mặt nước. Điều này cho thấy một khả năng mới khi, 18 tháng trước, một tàu ngầm dài 75 mét tên Song S20, đóng tại hãng đóng tàu thủy Wuhan trang bị khác thường bằng động cơ diesel không gây tiếng động của Đức, bất ngờ nổi lên giữa một điểm tập kết quân sự chiến đấu Mỹ. Tàu ngầm xuất hiện trong vòng 8Km từ tàu sân bay Kitty Hawk tại vùng biển quốc tế không xa Okinawa là đảo phía Nam của Nhật. Căn cứ Yulin mới này nằm gần Tam Á Sanya, một trung tâm nghĩ mát đang phát triển nhanh của Nam Hải Nam.


Sanya là nơi Thủ tướng Kevin Rudd và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gặp nhau 12 ngày trước.( 12.4.2008) Đảo nhỏ bằng một nửa là Tasmania là điểm du lịch nổi tiếng và trái cây nhiệt đới và từng là nơi tổ chức thi Hoa Hậu thế giới. Căn cứ cách bờ biển Việt Nam chừng 200 Km. Jane’s nói tầm cỡ của căn cứ cho thấy có khả năng trở thành một căn cứ trọng điểm cho chuyên chở hàng không và tàu biển trọng tải lớn cũng như tàu ngầm. Loại hoả tiễn cho tàu ngầm là 094 thuộc thế hệ hai đã được chở đến đây tháng 12.2007. Jane nói căn cứ như vậy có ý nghiã "cho việc Trung Quôc kiểm soát vùng biển Trung Quốc phía Nam và ý đồ chiến lược của Bắc Kinh về việc kiểm soát chặt chẽ vùng eo biển trên mặt và ngầm của vùng biển này." Điển hình là việc Trung Quốc đòi không được đưa ra giải thích nào cho công chúng về sự sự phát triển (quân sự ) này, trong tranh luận nóng giữa Trung Quốc với Việt Nam về chủ quyền đảo Trường Sa Hoàng Sa - được cho rằng có nhiều dầu - cũng như có các chuyến hải hành dày đặc đến từ Châu Âu, Bắc Á, Đào Loan cách 900 Km đông bắc Hải Nam. Và Jane’s nói thêm rằng:"Sự tăng cường sự độc lập cung ứng trong việc nhập khẩu dầu và khoáng chất của Trung Quốc đã đóng góp công sức vào mối quan đặc biệt về việc bảo vệ đường ra vào mang tính quan trọng sinh tử của các vùng biển nhất là phía Nam" Ban An ninh quốc gia Đài Loan vừa mới báo cáo rằng số hoả tiễn chống Đài Loan do Trung Quốc triển khái đã tăng đến con số 1.400 đầu năm nay 2008, thêm chừng 190 hoả tiễn từ tàu thủy nổi. Ban An Ninh nói Hải quân Trung Quốc, với trên 1,000 hoả tiễn và 250.000 quân đã đạt sức mạnh cần thiết để phong toả Đài Loan.


Đài Loan chi 12,3 tỷ cho 8 tàu ngầm chiến đấu có động cơ diesel, sẽ mua của Mỹ, dù kết cấu tiên tiến nhất có thể phải cần đến 18 tháng mới hoàn thành. Quyết định này dự kiến được đưa ra ngay sau ngày 20 tháng năm, lễ nhậm chức của Tổng thống Đài Loan mới là Ma Ying-jeou. Đài Loan hiện có hai tàu ngầm xuất xứ Hà Lan Hai-lung (Sea Dragon= Rồng biển) và hai tàu ngầm thế hệ thế chiến thứ hai chỉ dùng để huấn luyện. Một báo cáo được trình lên ban nghiên cứu thương viện Mỹ trong tháng này từ cơ quan Đặc vụ An ninh Châu Á, chuyên gia Shirley Kan nói: "Quân đội Nhân dân Giải phóng đã tiếp tục xây dựng lực lượng nhằm bao vây Đài Loan làm nổi lên vấn đề rằng có thể nào cán cân lực lượng đã thay đổi nghiêng về có lợi cho Trung Quốc" Nếu đảng Kuomintang của ông Ma thương lượng rút các hoả tiễn nhắm vào Đài Loan thì, theo báo cáo, Đài Loan sở hữu "quân sự và chương trình hoả tiễn có đủ khả năng như một yếu tố đáp ứng yêu sách của Trung Quốc."


Trần Thị Hồng Sương
06/09/2008