Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

31 tháng 1 2010

Chuyện dài tham nhũng, hối lộ, bao che và luật rừng ở Việt Nam

Câu chuyện xoay quanh Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (ĐN). Nguyễn Bá Thanh được xem là nhân vật có công lớn trong việc phát triển thành phố ĐN, lập lại kỷ cương thành phố, biến ĐN thành địa phương cho các tỉnh thành khác noi theo và được Thủ tướng Phan Văn Khải "biểu dương".

Câu chuyện bắt đầu vào đầu năm 2000, dư luận ở Việt Nam đề cập đến hàng loạt sai phạm xảy ra ở Công ty hợp doanh Xây lắp và kinh doanh của Quảng Nam Đà Nẵng (QNĐN). Một thời gian ngắn sau đó thì ông Phạm Minh Thông, giám đốc công ty bị khởi tố.

Pháp lệnh mâu thuẫn
Vụ này được xem là vụ tham nhũng lớn nhất miền Trung. Ông Thông bị đưa ra xử hai lần về hai tội phạm khác nhau, một lần vào năm 2001 và một lần vào năm 2004. Hình phạt cho cả hai tội là 16 năm và 4 tháng tù. Trong quá trình điều tra vụ án, các cơ quan pháp luật của ĐN phát giác ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó đang là Chủ tịch thành phố ĐN có trách nhiệm liên đới. Phạm Minh Thông đã khai là phải đưa cho Nguyễn Bá Thanh 4.4 tỷ để được duyệt thanh toán vốn trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở ĐN. Viện Kiểm Sát ĐN xác định Phạm Minh Thông phạm tội đưa hối lộ và Nguyễn Bá Thanh phạm tội nhận hối lộ. Viện này cho rằng nếu chỉ xử Phạm Minh Thông mà không điều tra, không xử Nguyễn Bá Thanh thì vụ án không được giải quyết thỏa đáng và dân chúng sẽ bất bình.

Không những chỉ có Viện Kiểm Sát ĐN nhận định như vậy, báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng tháng 10 năm 2007 và tháng 4 năm 2008 cũng nhận định hành vi tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh do một số công dân ở ĐN tố cáo là "có cơ sở và cần xử lý theo quy định pháp luật".
 
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược! Tháng 5 năm 2007, Thanh tra Chính phủ báo cáo gửi Thủ tướng kết luận Nguyễn Bá Thanh không có liên quan! Tháng 6 năm 2008, Thanh tra Bộ Công an kiến nghị không khởi tố ông Nguyễn Bá Thanh vì không cho việc nhận hối lộ là vi phạm pháp luật! Vài ngày sau, Ủy ban Kiểm tra của Trung ương Đảng đưa ra kết luận tương tự.
Người dân trong nước ai cũng hiểu đây là vụ án bao che cho tham nhũng.

Diễn tiến sự việc
Năm 2007, từ việc "rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín lãnh đạo Đà Nẵng", công an thành phố ĐN đã khởi tố các ông Đinh Công Sắt, Nguyễn Phi Duy Linh, tướng Trần Văn Thanh (Chánh Thanh tra của Bộ Công An) và trung tá Dương Ngọc Tiến (trưởng đại diện Báo Công An thành phố HCM tại Hà Nội) với tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Tuy nhiên, "lãnh đạo Đà Nẵng" là ai, ai bị "hạ uy tín", ai bị "tố cáo sai" thì không được nói đến. Cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, nhân vật bí ẩn bị "tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín" mới được hé mở. Đó chính là ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Trung Ương và là Đại biểu Quốc Hội.

Tráo Trở
Trong phiên tòa Phúc Thẩm Tối Cao tại thành phố ĐN ngày 7 tháng 12 năm 2009, thẩm phán được giao xét xử vụ án này có tên là Diệm. Đến phút cuối thì Hội Đồng Xét Xử lại bí mật đổi thành ông Trần Mẫn, chánh tòa phúc thẩm Tòa Án Nhân Dân Tối Cao tại ĐN, mà ngay cả các luật sư cũng không được biết. Ông chủ tọa phiên tòa Trần Mẫn là ai? Theo ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế ĐN, huyện ủy thường vụ ĐN, một người có liên quan trong vụ án thì "Ông Trần Mẫn, em ruột bà Trần Thị Thủy. Bà Trần Thị Thủy là vợ ông Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Văn Chi là uỷ viên Bộ chính trị, kiêm Trưởng ban Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng là bạn thân của ông Nguyễn Bá Thanh". Vì vậy mà họ tráo trở! Vì vậy mà họ bao che!

Phiên tòa trái luật
Theo luật sư Cù Huy Hà Vũ thì "Trong vụ án này hoàn toàn không có người bị hại, không có bất kỳ một đơn tố cáo hay lời khai nào của người bị hại, không có bất kỳ đơn tố cáo hay lời khai nào của người bị hại, mà theo pháp luật về hình sự của Việt Nam (thì) tội phạm được xác định bởi người bị hại, vậy, nếu không có người bị hại tức là không có tội phạm. Không có tội phạm thì không thể khởi tố bất kỳ ai và sẽ không có một phiên tòa nào xảy ra". Ấy vậy mà Tòa ĐN và Tòa Án Nhân Dân Tối Cao lại đưa ra xét xử 3 người với tội danh "xâm phạm lợi ích" của một cá nhân mà cá nhân đó thì lại không được xác định. Chánh án Trần Mẫn thậm chí còn tuyên bố là vụ án không cần bị hại vẫn có thể xét xử những người được coi là tội phạm. Đây là một hành động bất chấp pháp luật. Trong suốt phiên tòa, chánh án Trần Mẫn lại tìm mọi cách để buộc tội phạm nhân. Viện Kiểm sát Tối cao là cơ quan công quyền thừa hành việc khởi tố và truy tố các vụ án. Viện Kiểm sát còn là cơ quan buộc tội nhưng cơ quan này tuyên án vô tội, rồi 5 luật sư bào chữa cho 3 bị cáo cũng tuyên bố vô tội. Chỉ có mình ông chánh án Trần Mẫn là tuyên bố có tội. Chánh án kiêm luôn cả Viện Kiểm sát Tối cao! Phiên tòa này hoàn toàn trái pháp luật và đây là một vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của chính chế độ.

Tự tung tự tác
Trong phiên tòa phúc thẩm, khi những luật sư khác phát biểu thì micro của họ được tăng âm thanh cho tiếng nói vang khắp phòng xử, nhưng đến khi luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bào chữa cho nhà báo công an Dương Tiến thì chánh tòa phúc thẩm Trần Mẫn lại ra lệnh tắt đi phần tăng âm của micro của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Thật hết nước nói! Ông chánh án tự tung tự tác, coi pháp đình như nhà của mình, muốn làm gì thì làm! Ông chánh án sợ gì? Ông sợ trong phần trình bày của luật sư bào chữa "tố cáo sai sự thật" có thể "hạ uy tín" của ông Nguyễn Bá Thanh chăng?

Hành động man rợ, bất chấp luật pháp
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, hàng ngàn người hiếu kỳ kéo nhau đến pháp đình để nghe toà luận tội các bị cáo, và để xem các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi công lý đã được chứng kiến một sự kiện chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tư pháp của VN lẫn thế giới: bị cáo Trần Văn Thanh được đưa đến phòng xử bằng xe cứu thương, trên băng ca, ông ta nằm bất động, phải thở bằng bình dưỡng khí và tay đang được chuyền syrum.

Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa bằng xe cứu thương
Source: VnExpress


Dù đã có đến hai bệnh viện xác nhận ông Thanh bị tai biến xuất huyết não, không đủ sức khỏe để hầu Tòa nhưng Tòa án ĐN không chấp nhận. Hội đồng xét xử vụ án chỉ đồng ý hoãn xử sau khi một Hội đồng giám định y khoa bất thần tiến hành giám định sức khỏe của ông Thanh ngay tại phòng xử, xác nhận ông Thanh đúng là đang trong tình trạng có thể phương hại đến tính mạng.

Việc đưa ông Thanh đến pháp đình trong tình trạng không có khả năng nhận thức như vậy đã bị một luật sư trong nước mô tả là không những trái luật hình sự mà còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong lịch sử xét xử của các nước trên thế giới thật chưa có trường hợp nào mà bị cáo bị lôi ra toà trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê, không biết người ta đang xét xử mình, không biết người ta đang làm gì mình. Phiên xử này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn dã man! Thật man rợ! Đó là yếu tố thứ nhất. Yếu tố thứ hai là làm nhục răng đe. Hành động này cốt để cho dân chúng thấy hậu quả của việc chống đối, dám tố cáo sai trái, hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng. Mục đích để đừng bao giờ tố cáo tham nhũng nữa bởi tố cáo tham nhũng thì sẽ bị đưa ra xét xử, bị đưa ra bêu riếu trước bàn dân thiên hạ. Một ông thiếu tướng công an và là chánh thanh tra Bộ Công an mà còn bị như vậy, dân khố rách áo ôm thì sao? Ông chánh án đã làm nhục người và phạm điều 121 của bộ Luật Hình Sự của chế độ đề ra. Hành vi của chánh án tòa án nhân dân ĐN là vô cùng nghiêm trọng. Ông đã lợi dụng và lạm dụng cương vị chánh tòa, cương vị thẩm phán, người định đoạt sống chết của người khác, và chà đạp luật pháp.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, luật sư Cù Huy Hà Vũ chỉ trích thậm tệ: "Việc xét xử tướng Thanh một cách man rợ là chưa từng thấy trong thế giới ngày nay. Việc Chánh án Tòa Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận buộc đưa ông Thanh ra địa điểm xét xử, dẫu ông đang trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu rất rõ rệt của một cuộc thanh toán, một cuộc trả thù, một kiểu hành xử theo "luật rừng", không hơn, không kém..."

Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình, trên thực tế các cơ quan và cá nhân thi hành pháp luật có những hành xử không những không nhân đạo mà thậm chí còn vi phạm pháp luật, dùng nhục hình, áp bức, lăng mạ người khác. Đó là chuyện rất phổ biến ở VN.

Ý nghĩa của vụ án
Dân chúng nghĩ gì về vụ án? Người dân ai cũng hiểu đây là vụ án bảo vệ tham nhũng, bao che cho tham nhũng. Ai cũng cho rằng phiên toà xử tướng công an Trần Văn Thanh nhằm răng đe người dân, nhằm đe dọa những người chống tham nhũng. Theo luật sư Cù Huy Hà Vũ thì vụ án này "được tạo nên nhằm tiêu diệt tướng Thanh" vì ông Thanh "là viên tướng chống tham nhũng". Tưởng cũng nên biết tướng Trần Văn Thanh đã từng "chỉ đạo điều tra vụ án tham nhũng liên quan trực tiếp đến ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó là chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và hiện nay là bí thư thành ủy Đà Nẵng".

Nguyễn Bá Thanh bị tố tham nhũng. Nguyễn Bá Thanh bị tố đã nhận hối lộ của Phạm Minh Thông 4.4 tỉ đồng trong các công trình xây dựng Cầu Sông Hàn và đường Bắc Nam ở ĐN. Ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế và huyện ủy thường vụ ĐN cho biết "Nguyễn Bá Thanh lấy đất của dân, mỗi mét vuông đất đền bù cho dân có 19.500 đ/m² trong khi bản thân ông Nguyễn Bá Thanh lấy của chủ nhà thầu đất là 150.000 đ/m²". Nếu không nhờ vào tham nhũng đất đai thì Nguyễn Bá Thanh xuất thân là một anh chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp QNĐN leo lên được cái địa vị hiện nay với khối tài sản kết xù thì tiền ở đâu ra? Ông Nguyễn Bá Thanh không những đã không bị xử tội mà còn leo lên chức ủy viên Trung Ương đảng, bí thư thành ủy, chủ tịch HĐND kiêm trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố ĐN. Thật là hết nước nói!

Dân chúng ĐN tố cáo những hành vi bất minh, bao che tham nhũng của Nguyễn Bá Thanh nhưng nhờ thế lực trong đảng bảo kê như Nguyễn Văn Chi (trưởng ban kiểm tra đảng), chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Nông Đưc Mạnh, ... nay thế lực bọn tham nhũng còn mạnh hơn đã đánh ngược lại những người chống tham nhũng. Các ông Nguyễn Phi Duy Linh, Dương Tiến và Đinh Công Sắt là những người đấu tranh chống tham nhũng thì nay họ đang bị những lực lượng tham nhũng đó đánh lại và đưa họ ra tòa. Thật là trớ trêu! Người chống tham nhũng thì bị lôi ra toà trừng trị còn người tham nhũng thì lại được bảo vệ. Ấy vậy mà đảng và nhà nước kêu ca tham nhũng là một quốc nạn và kêu gọi mọi người dân chống tham nhũng.

"Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm". Thật quả không sai!

Trần Việt Trình
30 tháng 1, 2010

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11301

Nạn tham gian

Độc tài, độc đảng, độc tham
Độc gian, độc trị, độc quan, độc quyền
1
Độc đảng cậy Tàu thống trị
Non Sông ắt bị vong nguy
Giặc Ba Đình, giặc gian phi
Tay sai ngoại giặc, phân ly giống nòi
2
Một lũ cháu con Mường Mán
Độc tham giữ bám độc tài
Lũ gian sĩ, lũ quan sai
Tiếp tay chế độ giặc lai Mao Tàu
3
Độc đảng phi nhân Hà Nội
Tru dân vô tội dã man
"Núi Thờ" Thánh Giá cài tang
Máu oan công lý đổ tràn Đồng Chiêm
4
Non thế kỷ đà thấu rõ
Ba Đình chẳng bỏ gian manh
Sĩ nô quyền chức đua tranh
Bịt tai mắt miệng, dân lành lệ rơi
5
Thế kỷ này ai cũng thấy
Đảng gian giữ bẩy độc tài
Giam cùm trí thức thở dài
Nhà tù chế độ, bịt tai mắt mồm
6
Chế độ côn đồ Hà Nội
Tạo ra xã hội côn đồ
Quan quyền, tướng tá tham ô
Lê dân trù dập, nhấp nhô bể sầu
7
Trí thức vô tâm nô đảng
Mồm rao lảng vảng tự do
Buôn dân bán nước giàu to
Chức quyền cả lũ mặt mo gối mòn
8
Toà án trò hề Hà Nội
Bịt mồm phán tội là xong
Án tù viết sẳn vài dòng
Bị can ắt bị giam còng tù lao
9
Chế độ luật rừng cai trị
Sĩ phu ắt bị giam còng
Ba Đình nuôi họa diệt vong
Ngoại xâm tràn ngập, nào mong sinh tồn
10
Độc đảng, độc tài, độc ác
Sĩ phu bỏ xác tù gông
Nội gian tiêu hủy Non Sông
Ly tan Tộc Việt, cháu Hồng nạn vong !

Vivi
Norway 2010
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11299

VGCS BỎ TÙ NGƯỜI YÊU NƯỚC

Tòa án Hải Phòng ngày 29.1.2010 vừa kêu án cô Phạm Thanh Nhiên, 30 tuổi, 4 năm tù ở, 3 năm quản chế chỉ vì cô đã lên tiếng xác nhận "Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam" trong khi bênh vực bà con ngư dân ở Thanh Hóa bị tầu Trung Cộng đàn áp, bắn giết, tịch thâu dụng cụ hành nghề ven biển Đông.
-----------------

VGCS BỎ TÙ NGƯỜI YÊU NƯỚC

Nhà nước đẹp lòng quan Thái Thú
Nhẫn tâm kêu án Phạm Thanh Nhiên
Chỉ vì phát biểu lời công đạo
Mà phải ở tù những bốn niên!
Ác đảng điên cuồng còn thách thức
Nhân dân căm phẫn quyết vùng lên!
Bất công dồn nén bao năm tháng
Sao đội trời chung với bạo quyền.

30.1.2010

HỒ CÔNG TÂM

30 tháng 1 2010

Hơn 300 tù nhân ở An Giang bạo loạn

AN GIANG (NV) - Hàng trăm tù nhân một trại tù ở An Giang
đập phá nhà tù, leo tường trốn trại hôm tối 12 Tháng
Giêng, nhưng đến này vẫn chưa có cơ quan truyền thông
nào tại Việt Nam loan tin vì lý do "nhạy cảm."

Cuộc bạo loạn diễn ra tại nhà tù Ðịnh Thành ở huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ðây là một nhà tù do Cục Quản
Lý Trại Giam V26 thuộc Bộ Công An quản lý.

Theo các nhân chứng kể lại, có khoảng 330 tù nhân tham gia
vụ bạo động. Họ đã đập phá, đốt nhà bếp và cả
kho chứa thuốc thú y. Một số tù nhân đã leo rào, trèo
tường trốn trại.

Một nguồn tin cho biết, nhà cầm quyền địa phương và
công an tỉnh An Giang "đã huy động hơn 1,500 quân, với xe
cứu hỏa, cảnh sát 113, liên quân khu, lực luợng công an
các tỉnh lân cận bao vây toàn bộ khu vực này, công an
nổ súng vang trời, có cả bom cay, vòi rồng... và phải
mất 1-2 ngày sau mới dẹp yên."

"Bốn mươi bảy tù nhân cầm đầu vụ bạo loạn đã
bị tra tấn dã man, có thể vài tù nhân đã chết, và một
số được chuyển trại ra Long An, hoặc miền Bắc."
Nguồn tin cho biết tiếp.


Cổng trại tù Ðịnh Thành, tỉnh An Giang, nơi diễn ra vụ
bạo loạn.
(Hình: Hồng Anh/Người Việt

Theo tường thuật của người dân sống xung quanh trại giam
Ðịnh Thành, thì họ đã có một đêm kinh hoàng, khiếp
vía. Tiếng đập phá la hét vang trời khiến nhà nào cũng
đóng chặt cửa... Tuy nhiên, theo tin "trấn an" từ phía
trại giam thì "không có tù nhân nào tẩu thoát."

Một cán bộ quản giáo cho biết, "Nguyên nhân vụ bạo
loạn là do các tù nhân 'đàn anh' kích động, đưa ra
các 'yêu sách' buộc phía trại giam phải thay đổi...
Rồi kích động hàng trăm tù nhân khác đốt phá gây bạo
loạn để cùng trốn!"

Tuy nhiên, nội dung của các "yêu sách" này là gì thì
cán bộ này không dám nói. Người quản giáo này cũng
khẳng định, "Trại giam Ðịnh Thành này là trại giam
thoải mái nhất, anh em quản giáo ở đây đã đối xử
rất có 'tình người' và thoải mái với tù nhân! Chúng
tôi có dịp đi học tập và tham quan các trại giam khác
như ở Vũng Tàu và một số tỉnh miền ngoài nên có thể
khẳng định nếu họ không ở được trại này thì không
thể ở trại nào khác được!"

Bằng chứng cho sự "thoải mái" hay đúng hơn là sự
"lơ là" của một bộ phận cán bộ quản giáo đã
biến trại tù Ðịnh Thành này trong thời gian qua thành
một cái chợ ma túy. Phạm nhân ngồi tù vẫn xài điện
thoại di động và buôn ma túy.

Một trong những vụ án được đem ra xét xử công khai là
vụ tù nhân Võ Trung Nghĩa ngồi tù 15 năm về tội mua bán
trái phép ma túy nhưng lại nhờ người yêu gửi cho mình
cái điện thoại di động. Nghĩa đã dùng điện thoại di
động trong tù để liên lạc các đại lý ma túy bên ngoài
tuồn hàng vào để Nghĩa vừa "ăn" vừa bán lẻ lại
cho các tù nhân khác. Ðến giữa năm 2009 vừa qua, khi
đồng bọn của Nghĩa nhét ma túy vào những miếng thịt
heo kho tàu tiếp tế bị bắt quả tang thì mới bị phát
hiện.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nguyên nhân của vụ
bạo loạn này là do cán bộ quản giáo trại tù Ðịnh
Thành đã cư xử tàn bạo, hà khắc đối với phạm nhân
nên khiến hàng chục phạm nhân đứng lên chống đối,
mâu thuẫn gay gắt kéo theo hàng trăm phạm nhân đồng
loạt đứng lên bạo loạn. Một người phụ nữ có con
đang thụ án ở trại giam này cho biết, "Con tôi bị
đối xử như con vật. Tội nghiệp cho con tôi lắm! Nhưng
tôi chỉ biết kêu nó ráng chịu đựng thôi, chứ biết
làm sao bây giờ!"

Cũng như hàng chục trại tù khác thuộc Cục V26 - Bộ Công
An, tù nhân bị giam giữ và giáo dưỡng tại trại giam
Ðịnh Thành cũng phải lao động như trồng trọt, chăn
nuôi... mà không hề được trả công. Còn chế độ ăn
uống thì kham khổ, buộc gia đình tù nhân phải thường
xuyên đi "thăm nuôi." Ðó là chưa kể đến những
"ngách tối" của trại giam, các hình thức tra tấn dã
man, dùng tù nhân tra tấn tù nhân. Thật khó mà biết hết
được, vì ngay như số liệu về trại tù, số lượng tù
nhân cả nước là bao nhiêu cũng được Cục V26 bịt kín.

Trao đổi với chúng tôi, thân nhân của các tù nhân cho
rằng, "Ðã vô tù rồi thì khỏi phải nói. Ngay như
trước bàn dân thiên hạ cảnh sát phản ứng nhanh 113 mỗi
khi thi hành nhiệm vụ đều tự nhiên đánh đập dã man dù
chưa rõ đúng sai. Hay như năm rồi ở thị trấn An Châu,
huyện Châu Thành tỉnh An Giang có 2 cậu bé chỉ mới 17
tuổi đã thắt khăn treo cổ tự tử khi bị công an giam
giữ 4 ngày vì bị nghi ngờ ăn cắp 1 chiếc điện thoại
di động. Gia đình của 2 cậu bé này không được thông
báo, cho đến 5 ngày sau khi chết gia đình mới được công
an mời "chứng kiến việc mổ tử thi."

Có nhiều lý do khiến thông tin về vụ bạo loạn ở trại
giam Ðịnh Thành được bịt kín. Một phần để trấn an
dư luận, một phần để "xứng đáng" với 'Huân
chương Chiến Công hạng nhì' của chủ tịch nước tặng
thưởng cho công an tỉnh An Giang, cách đây vài ngày là
"Cờ thi đua" của chính phủ. Và quan trọng hơn là giữ
"tiếng thơm" cho giám đốc công an tỉnh, ông Dương
Thái Nguyên vừa được thăng quân hàm lên cấp thiếu
tướng.

Hồng Anh/Người Việt

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107562&z=2

Trận chiến âm thầm chống Phật của csVN

Luật sư Scott Johnson lên tiếng về sự xâm nhập cộng sản để phá hoại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại

2010-01-28 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 28.1.2010 (PTTPGQT) - Luật sư Scott Johnson, có văn phòng luật sư tại thành phố Perth, miền Tây Úc Đại lợi, vừa lên tiếng báo động sự xâm nhập cộng sản vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ở hải ngoại nhằm tiêu diệt giáo hội, mà cuộc thử nghiệm đang thi hành tại Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.

Bài báo có tên "Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội" (Vietnam's Covert War Against Overseas Buddhists) vừa được đăng hôm 26.1.2010 trên tuần báo The Epoch Times bằng 17 thứ tiếng trong 30 quốc gia với số phát hành một triệu bản. Sau khi được đăng tải, nhiều Trang nhà trên thế giới đã lấy lại bài viết truyền đi khắp nơi.

Luật sư Scott còn là nhà văn và hoạt động nhân quyền cho những vấn đề tại Đông Nam Á. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin dịch bài viết dưới đây để cống hiến bạn đọc về một nan đề nóng bỏng gây xáo trộn đời sống người Phật tử ở hải ngoại sau Giáo chỉ số 9 Cứu khốn Trừ nguy của Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành cuối năm 2007. Giáo chỉ như tấm kính chiếu yêu làm cho bọn tà đạo giẫy nẩy ba hoa qua hàng chục bài viết nặc danh đánh phá hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN - những bài viết hạ cấp theo lý luận thây ma và ngôn ngữ chợ Cầu Muối.


Trận chiến âm thầm chống Phật tử hải ngoại của Hà Nội
Bài viết của Luật sư Scott Johnson


Tại Việt Nam hàng trăm nhà sư được đào luyện để xâm nhập các chùa ở hải ngoại nhằm tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất


Từ nhiều thập niên, vừa công khai vừa giấu giếm Việt Nam mở cuộc chiến chống lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm 1981, nhà cầm quyền chính thức đặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) ra ngoài vòng pháp luật, là tổ chức tôn giáo lâu đời nhất của xứ sở.

Những người Cộng sản tấn công vào truyền thống Phật giáo có 2000 năm lịch sử và dựng lên Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Những ai không chịu thần phục giáo phái mới này đều bị bắt giam, tra tấn và có khi bị thảm sát.

Nhà lãnh đạo tinh thần hiện nay được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình là Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đã trải qua 26 năm quản thúc tại Việt Nam.

Khởi sự đấu tranh mấy mươi năm trước, khi ngài còn là một tăng sĩ trẻ chứng kiến cảnh cộng sản hành quyết bổn sư ngài. Do nhận thức trái chống với ý thức hệ Cộng sản, nên Hoà thượng Quảng Độ cùng với Phật giáo đồ trở thành bia đích đàn áp của Cộng sản trong cũng như ngoài nước.


BỊ ĐÀN ÁP : Tăng sĩ Phật giáo, TT Thích Phước Nhơn, ôm chiếc đầu Phật tại ngôi chùa của ngài ở Manrangaroo, Tây Úc, tháng giêng 2010. Thượng tọa tin rằng Hà Nội giật dây cuộc tấn công. (hình Scott Johnson chụp).

Chỉ vài ngày sau khi chư Tăng ở ngôi chùa [Phổ Quang] tại Tây Úc tố cáo chính sách đàn áp tôn giáo của Hà Nội, thì những tượng Phật bị đập phá gãy đầu. Sự kiện này xẩy ra vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009.

Sự mạo phạm đầu tiên xẩy ra sau khi Viện chủ [chùa Phổ Quang] là vị Đại diện GHPGVNTN tại Úc Đại lợi sang Los Angeles, Hoa Kỳ, dự Đại hội Phật giáo, mà Quyết nghị Đại hội quyết tâm chống đối kế hoạch Hà Nội tiêu diệt Giáo hội.

Sự mạo phạm lần thứ hai xẩy ra khi Thượng tọa Viện chủ tổ chức cho Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp chính phủ và Quốc hội Úc Đại Lợi tại thủ đô Canberra. Cuộc gặp gỡ này nhằm báo động về sự đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai chính phủ Úc – Việt Nam vào tháng 12.

Do đó, việc quá rõ là những lần đập gãy đầu tượng Phật nhằm cảnh cáo Phật giáo đồ tại Úc. Đối với Hà Nội hậu quả của việc Phật giáo đồ nói lên các vi phạm nhân quyền là một tác động địa chính, vì chế độ độc đoán của Hà Nội sẽ càng bị áp lực thế giới đòi hỏi phải chấm dứt đàn áp tôn giáo.

Năm 2004 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, danh sách CPC, vào danh sách này là sẽ bị chế tài kinh tế, vì lý do này mà Hà Nội tìm mọi cách bóp nghẹt những phê phán, chỉ trích.

Tuy nhiên Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã chấp thuận cho việc cải cách vào năm 2006, nên Việt Nam được rút tên khỏi danh sách CPC. Thế nhưng sau khi được rút tên khỏi danh sách CPC, Việt Nam chẳng bao giờ thực hiện các lời hứa cải cách. Thực tế là Việt Nam vẫn gia tăng đàn áp, khiến cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phải lên tiếng tố cáo Việt Nam "phát động đàn áp thẳng tay như chưa từng đối với các nhà bất đồng chính kiến suốt 20 năm trời".

Từ đó, biết bao lời kêu gọi, như của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đặt Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, chẳng ai chịu nghe.

Hôm nay, Hà Nội dường như thay đổi chiến thuật công an trong cơ cấu đàn áp tôn giáo một cách âm thầm. Cơ cấu âm thầm này phát triển cái gọi là "hợp pháp" hóa các giáo hội, song song với việc đàn áp các giáo hội "bất hợp pháp" là những giáo hội không chịu sự kiểm soát của cộng sản. Những nhóm tôn giáo trên toàn quốc - Phật giáo, người Thượng và Hmong Thiên chúa giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, cùng với những nhà bất đồng chính kiến như các luật sư dân chủ, nhà báo, nhà làm bloggers - tất cả đang phải đối diện với những biện pháp áp bức.

Dự tính của Hà Nội là thực hiện chính sách "chia để trị" bằng cách xâm nhập các cộng đồng ly khai ở hải ngoại.

Chính sách chỉ đạo bí mật của Hà Nội

Tuy khó tin nhưng lại hiển nhiên, là chính sách đàn áp của Hà Nội được viết ra văn bản. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở ở Paris thủ đắc tài liệu mật qua đó công an chỉ thị đánh vào giới ly khai hải ngoại.

Ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chứng thực trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự kiện này. Điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 20.6.2005 ông Ái đã dẫn giải minh bạch lệnh của công an Việt Nam "xóa bỏ tổ chức Giáo hội Phật giáo Ấn Quang".

Giáo hội Phật giáo Ấn Quang là từ ngữ Hà Nội ám chỉ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và những chỉ thị mật được Viện Khoa học Công an ở Hà Nội tập trung qua tài liệu "Về Tôn giáo và đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo – Tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ ngành Công an nhân dân".

Bà Penelope Faulkner, người hoạt động lâu năm tại Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, cho biết chỉ thị mật nhằm huấn luyện cán bộ đảng và công an các cấp, để "chống đối, đàn áp, cô lập, phân hóa" hàng giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN. Bà nhận định rằng "Những chỉ thị này nhằm huấn luyện bọn "đặc tình" xâm nhập GHPGVNTN, công tác của chúng không chỉ báo cáo các hoạt động của GHPGVNTN, mà cốt gây ly gián, phản chống trong nội bộ nhằm suy yếu giáo hội tự bên trong".

Theo bà Faulkner, những tên "đặc tình" này đang gia tăng hoạt động hải ngoại của chúng tại Úc Đại Lợi như một trắc nghiệm trong chiến lược của chúng.

Úc Đại Lợi – Một trường hợp trắc nghiệm

Bà Faulkner cho biết Hà Nội đang dàn dựng những tổ chức "bình phong" thân chính với mục tiêu làm suy yếu các cộng đồng tôn giáo và các nhà hoạt động dân chủ. Hà Nội đã gửi hàng trăm nhà sư "nhà nước" đến Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ.


ĐƯƠNG ĐẦU ĐỨNG VỮNG : Penelope Faulkner, người phát ngôn cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có trụ sở tại Paris, nói lên sự chống đối đàn áp Phật giáo, tôn giáo của đại đa số tại Việt Nam, trong chuyến thuyết trình tại Úc Đại Lợi tháng 6.2009.


Một trong những bộ phận chủ yếu đánh phá GHPGVNTN được thành lập qua một cuộc họp ngày 1.1.2009 ở Sydney, Úc Đại Lợi. Bình phong này hình thành dưới tên "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu".

Bà Faulkner cho biết mánh khóe của những bình phong này "là không công khai đề bạt cộng sản, nhưng chỉ muốn thúc đẩy Phật tử chớ tham gia chính trị, chỉ nên tụng kinh niệm Phật và gửi tiền về giúp Việt Nam, và đừng dấn thân trong phong trào đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền".

Bà Faulkner không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm của Hà Nội nhằm khuất phục cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại và bà dẫn trích những chỉ thị mật cho nhà cầm quyền Việt Nam phải "có hành động ngăn chặn các nước phương Tây thanh tra nhân quyền" tại Việt Nam.

Chỉ thị nhận định rằng "Chúng tôi kêu gọi Bộ Chính trị điều hướng các hoạt động giữa Ban Tuyên truyền và Dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ Nội vụ, bộ Ngoại giao, ban Tôn giáo chính phủ, và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung thực hiện chính sách này".

Hôm 26.11.2009, một thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Liên châu, một nhà sư Việt Nam có chùa ở Sydney, được nhìn thấy tại Quốc hội Úc Đại Lợi ở thủ đô Canberra, nói chuyện với nhóm chừng một tá sĩ quan công an Việt Nam. Cùng ngày này Phái đoàn Văn phòng II Viện Hóa Đạo đến gặp gỡ chính quyền Úc.

Một vài ngày sau, ngôi chùa [Phổ Quang] của GHPGVNTN ở Tây Úc bị mạo phạm.

Bà Faulkner là thành viên của Phái đoàn GHPGVNTN, xác nhận những sĩ quan công an này có thể đã đến Quốc hội Úc trong một chuyến công tác ngoại giao nào đó, bà chắc chắn rằng nhóm công an này đã báo cáo về Hà Nội về sự kiện gặp thấy phái đoàn Phật giáo.

Bà cũng đoan quyết sự mạo phạm ngôi chùa ở Tây Úc không là chuyện ngẫu nhiên.

Vào tháng giêng 2010 người viết bài này đến thăm ngôi chùa ở thành phố Perth, miền Tây Úc đại Lợi, và đã hầu chuyện với ngài viện chủ, Thượng tọa Thích Phước Nhơn. Thượng tọa ôm một trong hai chiếc đầu tượng Phật bị gãy, và nói rằng Hà Nội âm mưu tiêu diệt Giáo hội mà ngài là thành viên. Thượng tọa Phước Nhơn cũng cho biết rằng trong năm 2009 một phong thư gửi tới ngài với một tờ giấy vàng mã. Loại giấy truyền thống dùng đốt khi cúng người chết, và Thượng tọa giải thích ý nghĩa của bức thư là "lời hăm dọa tử hình".

Thượng tọa cũng cho biết nhiều thành viên thuộc GHPGVNTN ở hai thành phố Sydney và Melbourne cũng đã nhận nhiều cú điện thoại hăm dọa.

Thượng tọa Thích Phước Nhơn nói rằng tượng Phật đang được tu bổ.

(Bản dịch của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế)

Source :http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1289

James Webb-Chăn Gối Với Kẻ Thù

Xin mời quí vị đọc một bài viết của một cựu Sỉ
Quan Hoa Kỳ đã tửng chiến đấu trên chiến trường Việt
Nam, cựu Bộ Trưởng Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là Thượng
Nghị Sỉ Liên Bang của Hoa Kỳ. Quan điểm về cuộc chiến
Việt Nam. Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một
người Mỹ trí thức có đầy đủ hiêu biết về cuộc
chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng
kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ
để cho con cháu Hoa Kỳ được hiểu rỏ hơn cuộc chiến
Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ
đã thiếu dữ kiện sống để viết.
THG
***

Sleeping With the Enemy.

By James Webb,
THG chuyển ngữ

Biết giải thích như thế nào với những đứa con của
tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói
ồn ào nhất của những người cùng thời lại nhằm mục
đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để
xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự
mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những
người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu
được tại sao lại có những kẻ với trình độ học
vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có
thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc
bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của
thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những
con vi khuẩn nầy.

Sau khi tổng thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc
bầu cử mùa thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc
đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những
dân cử chân ướt chân ráo này đã tranh cử dựa trên
cương lĩnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ
được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon
từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng
hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa
từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.

Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate nầy diễu hành vào
thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau
này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ:
chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ
hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt
Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là
sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của
những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng
đã rời Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn
năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.

Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có
thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt
thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh
gục nền dân chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá
sau này của Nhà Trắng Harold Ickes và nhiều người khác
trong "Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chính" – có một lúc
được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham
vọng Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những
khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt
Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều
hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda
và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm
1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập
hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những
con ác quỷ trong chính quyền miền Nam Việt Nam. Những
đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào
những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa
Kỳ cho những người Việt Nam chống cộng, ngăn cấm cả
đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh
Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị Bắc
Việt được khối Sô Viết yểm trợ.

Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn
chí tử xuống các nước Đông Dương không cộng sản. Tân
Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng
quân viện cho Việt Nam và Cam Bốt của tổng thống Gerald
Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội
Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế,
và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc
chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris
1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp "viện trợ để
thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn" cho Nam
Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu
quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ
viện trợ quân sự bổ sung cho Việt Nam và Cam Bốt.

Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản
chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị
chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn
về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia nầy dưới
sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu
Christopher Dodd , tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc
chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ
"gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ
nghĩa…Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có
thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải
súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này
là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức."
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có
hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu
những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra
ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân
số của quốc gia này, như sau, "chính phủ cảnh cáo
rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có
tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong
tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm
máu hiện nay."

Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ
quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ.
Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã
được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi
người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa
Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo
rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc nếu miền Bắc tấn công
miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ
đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất
định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết vẫn tiếp
tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.

Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất
tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để
đối phó với những thiếu thốn trang thiết bị cần
thiết, quân miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập
tức phát động ra cuộc tổng tiến công. Bắt giữ được
nhiều đơn vị bị cô lập, quân miền Bắc tràn xuống
vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày. Những năm về sau
tôi phỏng vấn các người lính miền Nam Việt Nam còn
sống sót trong các cuộc giao tranh, nhiều người trải qua
hơn chục năm trong các trại tập trung của cộng sản sau
khi cuộc chiến chấm dứt. Điệp khúc này không bao giờ
chấm dứt:

"Tôi không còn đạn dược." "Tôi chỉ còn 3 quả
đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày." "Tôi không còn gì
để phát cho binh sĩ của tôi." " Tôi phải tắt máy
truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được
nữa những lời kêu gọi xin tiếp viện."

Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự sụp đổ này cho thấy
có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục
được thấy rõ trong nhiều vấn để chúng ta đang đương
đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến
đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và
những người cùng quan điểm chính trị với họ, đây là
là một tháng đen tối và tuyệt vọng. Những khuôn mặt
mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc
Quân là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không
phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những
thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi
xuống chết thảm khốc sau khi đeo bám tuyệt vọng vào
thân trực thăng hay phi cơ, có thể là những người chúng
ta quen biết hoặc từng giúp đỡ. Ngay cả đối với
những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại
Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc
chiến.

Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn
lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả
khi họ thơ mộng hoá những ý định của người cộng
sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách
nhiệm của mình trong sự sụp đổ này bằng những phê
phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công
khai reo mừng. Ở trung tâm Luật Khoa của đại học
Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng
trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử
trong hiệp định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Quân
trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ
để thực sự ăn mừng.

Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997,
nhưng thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của
những cố gắng không ngừng nghỉ của phong trào phản
chiến trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George
McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố
với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương
trình "Crossfire" của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý
luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được
ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến
lược của mình, ứng cử viên tổng thống năm 1972,
người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, bình
luận, "Anh không hiểu là tôi không muốn chúng ta chiến
thắng cuộc chiến đó sao?" Ông McGovern không chỉ có
một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ nhưng vô
cũng có ảnh hưởng. Sau cùng họ đã đạt được điều
họ muốn..

Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân
hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải
thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8
tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam sụp đổ. Giải phim
tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một
phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn
hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ
trợ cho sự chiến đấu cho nền dân chủ của miền Nam
Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider
(người thủ diễn một vai trong câu chuyện của david
Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng
trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản
của mình. Đứng trước máy vi âm ông ta nói
"Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào
thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng."
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra
– dù giờ đây đã được cố tình quên đi-. Trong lúc
quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và
nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích
của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi
từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản
Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim
của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều
quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc
Schneider đọc bức điện tín này.

Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam
hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó,
nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng
sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai
mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của
thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại
chính những người đồng hương của mình một cách dữ
tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh
chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt
mạng 58000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ
trương ủng hộ dân chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng
ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?

Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói
về số phận của những con người biến mất sau bức màn
tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tập
trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam
đã bị giam giữ, 56000 người thiệt mạng, 250000 bị giam
hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người
nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, hay là
chế độ công an trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn.
Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng
kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn
tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến
binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong
những khung cảnh có thật.

Tại sao?

Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc
loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu
thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con
người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên
đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm
thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch
sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam
như thế nào, những kẻ chế diễu chính sách của chính
quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ
thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không
muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây
thơ và lầm lẫn.

Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của
họ trong khoảng thời gian rối ren nầy lành mạnh hơn
nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những
bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của
chúng ta đồng ý với chúng ta , những người đang chiến
đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến
đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng
với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả
như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.

Như được tường trình lại trong bài Ý Kiến Quần Chúng,
những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến
khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự cho thấy tuổi trẻ Mỹ
thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất
cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi
68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi
quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm
những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát
hiện nầy cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không
cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết
quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến
29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ
52 so với 46 phần trăm.

Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người
chống đối này, mà ngày nay đang thống lĩnh giới báo chí
và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực
tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng
hộ quần chúng mạnh mẽ.. – Sự xâm nhập này đã gây ra
sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học,
kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở
Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận
của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập
vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến,
trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ
tái oanh tạc miền Bắc, một thái độ cho thấy sự bác
bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.

Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường
xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp
học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại,
vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng.
Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến
giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980,
ủy quyền bởi Veterans Administration) , 73 phần trăm công
chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý
với câu phát biểu "Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là
quân đội chúng ta được yêu cầu chiến đấu trong một
cuộc chiến mà các lãnh tụ chính trị ở Washington không
để cho họ được phép chiến thắng", 70 phần trăm
những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý
với câu phát biểu "Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân
Việt Nam thật đáng xấu hổ." Trọn 91 phần trăm những
người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói
rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần
trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian trong
quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu
ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam
một lần nữa , ngay cả nếu biết rằng cái kết quả
chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên
đầu họ khi họ trở về.

Bản thăm dò này còn có cái gọi là "nhiệt kế đo cảm
giác," để đo lường thái độ của công chúng đối
với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1
đến 10.. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam
được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được
7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chính trị gia 5.2, những
người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân
dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.

Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai
dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở
Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động
viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình
nguyện. Trong số những người tử trận:86 phần trăm là
da trắng,12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2
phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc
rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu
số và người nghèo được giao cho những công tác khó
khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự
bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản
là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh
trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ
thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về
cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng
khi sau này bị lịch sử phán xét.

Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một
cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình,
những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây
giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở
trong tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này,
cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ
dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.

Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ
đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một
lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình
trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm
giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt sáng lòng cho
những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản
ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm
ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn " ngọn
lửa tinh nguyên của cách mạng " trên những con tàu ọp
ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm sẽ vùi
thây ngoài biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh
truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm
lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của
hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản
"giải phóng quân."

Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng
tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một
thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một
học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha
quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người
Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế
diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu
hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho
em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại
không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê
hương của em.

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11289

Quyền “TỰ DO ĐỂ KẾT NỐI”

WASHINGTON, D.C. – Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez
(CA-47) phát biểu về bài diễn văn của Bộ Trưởng Bộ
Ngoại Giao, Hillary Clinton nói về tầm quan trọng của tự
do Internet, đặc biệt là ở các nước như Việt Nam:
"Hôm qua trong bài diễn văn về tầm quan trọng của
quyền tự do Internet, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton,
gọi quyền đó là quyền "tự do để kết nối", trong
đời sống lẫn các trang mạng. Bà đã thảo luận về các
chế độ độc tài, trong đó có Việt Nam, hạn chế quyền
tự do dân sự và chính trị để đàn áp tư tưởng và
sự chống đối của các nhà bất đồng chính kiến. Bà
kêu gọi các chế độ độc tài hãy mau chấm dức sự
kiểm duyệt, đồng thời cam kết sự hỗ trợ từ chính
phủ Hoa Kỳ đối với các công dân thế giới, các nhà
báo, và các blogger đang khác khao quyền tự do tự do diễn
đạt ý kiến.

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez

Tôi hoan nghênh Bộ Trưởng Clinton đã gửi một thông
điệp vô cùng quan trọng đến với các công dân thế
giới và kêu gọi tất cả mọi người hãy cùng cam kết.


"Tuy nhiên tôi rất qua tâm đến phản ứng lạnh nhạt của
Bộ Ngoại Giao về những hành vi vi phạm nhân quyền tại
Việt Nam. Tôi không phủ nhận lời phát biểu của Bộ
Trưởng Clinton là một bước đi đúng hướng, đặc biệt
là đối với các nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận,
nhưng còn có rất nhiều những vi phạm nhân quyền khác
cần Bộ Ngoại Giao phải quan tâm. Ví dụ, nhà cầm quyền
Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tự do tín ngưỡng của
người dân, quấy nhiễu và đập phá các biểu tượng
thiêng liêng của nhiều tôn giáo. Tuy đã được báo động
rất nhiều về các vụ đàn áp tôn giáo, Chính phủ Hoa
Kỳ vẫn chưa bỏ Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia
quan tâm đặc biệt (CPC List).


"Trong những năm tháng vừa qua, tình trạng đàn áp nhân
quyền tại Việt Nam ngày càn tồi tệ. Chỉ trong đầu
tuần nay, đã có bốn nhà dân chủ bao gồm luật sư Lê
Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê
Thăng Long đã bị kết án nhiều năm tù với tội danh
"âm mưu lật đổ chính quyền" vì lên tiếng chống
lại chế độ cộng sản. Tôi và các đồng nghiệp tại
Quốc Hội Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục lên án nhà
cầm quyền Việt Nam về các phiên toà không đúng pháp
trình đối với các nhà dân chủ, nhưng tôi chắc rằng,
họ sẽ không tự thay đổi. Chính Phủ Hoa Kỳ và cộng
đồng thế giới cần phải cùng chúng tôi lên áng nhà
cầm quyền Việt Nam và hãy có những hành động cụ thể
để buộc họ phải công nhận và tôn trọng các quyền
căn bản của người dân họ. "

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=4209

Joan Baez và Những người đã THỨC TỈNH



Trước 1975, ca sĩ Joan Baez là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của giới trí thức Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, của phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, sánh vai với Bob Dylan, Jane Fonda vv …

Nhưng sau 1975, bà vô cùng đau đớn khi nhìn thấy nhân dân Việt Nam bị đoạ đày dưới chế độ mới. Sự thức tĩnh đã khiến bà có những lời sau:

"…Five years after the end of that war and seven years after my time under the bombs, I was once again rallying for the people of Vietnam, this time against the Communist government …"

… Năm năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, bảy năm sau thời tôi chứng nghiệm các cuộc dội bom ( khi J Baez đi ra Bắc Việt), một lần nữa tôi lại vận động cho người Việt Nam, nhưng lần này là để chống lại chính quyền cộng sản …

Vào năm 1976, J Baez đã tách rời khởi các nhóm phản chiến và đã bày tỏ thái độ chống lại CSVN, sự chống đối của các người bạn cũ rất mãnh liệt, nhưng sau nhiều năm kiên quyết, tiếng nói của J Baez đã được lắng nghe bởi quần chúng, trong đó có rất nhiều người thức tỉnh vì trước đây họ đã theo con đường của phe phản chiến chống lại VNCH.

Trong cuốn hồi ký có tựa đề: "Joan Baez And A Voice To Sing With" (Joan Baez và tiếng nói cùng giọng hát) do nhà xuất bản New American Library New York ấn hành năm 1987, có đoạn Joan Baez viết như sau:

"Như cả một phong trào rầm rộ được tung ra để ngăn chặn không cho tôi phổ biến lá thư gởi nhà cầm quyền CSVN yêu cầu họ hãy chấm dứt ngay chính sách đẩy dân vô tội ra biển đông. Ban đêm tôi bị đánh thức bởi những tiếng chuông điện thoại reo vang với những lời chỉ trích của bạn bè cho tôi là ngây thơ, nghe lời xúi giục của kẻ xấu và có cả những lời chưởi bới tục tiểu của bọn cán bộ trong Tòa Đại Sứ CSVN tại Nửu Ước. Nhưng sự thật là sự thật không thể che giấu được trước ánh sáng Công Lý và lương tâm nhân loại về một chính sách phi nhân nghĩa của nhà cầm quyền CSVN..."

Những năm tháng trải qua đã giúp cho J Baez tìm hiểu và khám phá ra nhiều sự thật, mà điều khám phá quan trọng nhất là hiểu được rằng nạn nhân đích thực của cuộc chiến đó là chính là VNCH và thủ phạm đích thực là Công sản Bắc Việt, đã tạo ra chiến tranh xâm lăng VNCH, đã áp dụng chính sách cai tri bạo ngược , phi nhân tánh, trước đó đã được dùng để cai tri miền Bắc, ngày nay thì áp dụng trên toàn cõi VN. Bà đã nhận thức được sự đau khổ của người dân việt, và đã đặt câu hỏi: "Tại sao biết bao nhiêu hội đoàn, hiệp hội thế lực cũng như tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức, văn sĩ, nghệ sĩ, linh mục, chư tăng, các dân cử … trước đây đã rất mạnh miệng lên án VNCH, họ đã huy động , sinh hoạt trong các phong trào phản chiến, trong đó có các cuộc vận động chính quyền Mỹ nhằm cắt viện trợ và bỏ rơi VNCH (Trong đó có HỨA VẠNG THỌ, TRƯƠNG MINH HÒA VÀ TRẦN THANH). Những kẻ đó, những nhóm người đó, trước những thảm trạng của ngày hôm nay gây ra bởi chính quyền CS, sao lại có thể "vắng mặt", "im tiếng" ?

Vì vậy,ngày 30.5.1979, ca sĩ Joan Baez, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Humanitas, đã bỏ ra 53 ngàn dollars để đăng trên 4 tờ báo lớn của Mỹ New York Times (xem phóng ảnh đính kèm, Washington Post, Los Angeles Times, và San Francisco Chronicle) một bức thư ngỏ gửi chính quyền nước CHXHCNVN, gọi là "OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM", có chữ ký của bà cùng 83 nghệ sĩ phản chiến của Mỹ. (xem tài liệu đính kèm)

Trong bức thư ngỏ của Joan Baez, có những đoạn như sau:

"... Four years ago, the US ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time of grieving. With tragic irony, the cruelty, violence, and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime. Thousands of innocent Vietnamese, many whose only "crimes" are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress in many areas of Vietnamese society...

...We have heard the horror stories from the people of Vietnam - from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhists priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the National Liberation Front.
The jails are overflowing with thousands upon thousands of detainees.
People disappear and never return.
People are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in conex boxes.
People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet...
For many, life is hell and death is prayed for..."

"… Cách đây bốn năm, nước Mỹ chấm dứt sự hiện diện 20 năm của mình tại Việt Nam. Đáng lẽ bây giờ là lúc ăn mừng lễ kỷ niệm đệ tứ chu niên, nhưng ngược lại, bây giờ là thời điểm để than khóc.

Chua chát bi thảm thay, sự độc ác, sự bạo tàn, và sự áp bức mà các thế lực ngoại bang đã thực hành trên đất nước Việt Nam suốt hơn một thế kỷ, thì hôm nay lại được tiếp tục thực hành dưới chế độ đương thời ở Việt Nam.

Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang "tội ác" chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo. Thay vì mang đến niềm hy vọng và sự hòa giải cho đất nước Việt Nam điêu tàn vì chiến tranh, chính quyền của quý vị đã sáng tạo ra một cơn ác mộng đau đớn làm mờ nhạt đi những tiến bộ đáng kể về nhiều lãnh vực của xã hội Việt Nam...

... Chúng tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp từ dân chúng Việt Nam - từ các công nhân đến các nông dân, những nữ tu sĩ Công giáo và những tăng sĩ Phật giáo, từ những người vượt biển, những nghệ sĩ và những chuyên gia và những người đã từng sát cánh chiến đấu cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ.

Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác.

Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex.

Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ...

Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi..."

Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ trong thập niên 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan Baez đến Hà Nội . Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.

Ca sĩ Joan Baez, Chủ tịch Ủy ban Nhân Quyền Quốc Tế Humanitas, trong 13 năm đã từng sắm tàu, tổ chức cứu người vượt biên nhiều năm trên biển đông và bà đã tạo ra hằng chục triệu Mỹ Kim cho công tác nhân đạo nầy trước khi gặp Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter thỉnh cầu ông ta ra lệnh cho Hạm Đội Thái Bình Dương cho tàu cứu người Việt vượt biển đi tìm tự do.

Joan Baez President,

Humanitas/International Human Rights Committee

CO-SIGNERS

Ansel Adams
Edward Asner
Albert V. Baez
Joan c. Baez
Peter S. Beagle
Hugo Adam Bedau
Barton J. Bernstein
Daniel Berrigan
Robert Bly
Ken Botto
Kay Boyle
John Brodie
Edmund G. "Pat" Brown
Yvonne Braithwaite Burke
Henry B. Burnette, Jr.
Herb Caen
David Carliner
Cesar Chavez
Richard Pierre Claude
Bert Coffey
Norman Cousins
E. L. Doctorow
Benjamin Dreyfus
Ecumenical Peace Institute Staff
MiIni Farina
Lawrence Ferlinghetti
Douglas A. Fraser
Dr. Lawrence Zelic Freedman
Joe Fury
Allen Ginsberg
Herbert Gold
David B. Goodstein
Sanford Gottlieb
Richard J. Guggenhime
Denis Goulet, Sr.
Bill Graham
Lee Grant
Peter Grosslight
Thomas J. Gumbleton
Terence Hallinan
Francis Heisler
Nat Hentoff


Rev. T. M. Hesburgh, C.J.C.
John T. Hitchcock
Art Hoppe
Dr. Irving L. Horowitz
Henry S. Kaplan, M.D.
R. Scott Kennedy
Roy C. Kepler
Seymour S. Kety
Peter Klotz-Chamberlin
Jeri Laber
Norman Lear
Philip R. Lee, M.D.
Alice Lynd
Staughton Lynd
Bradford Lyttle
Frank Mankiewicz
Bob T. Martin
James A. Michener
Marc Miller
Edward A. Morris
Mike Nichols
Peter Orlovsky
Michael R. Peevey
Michael R. Peevey
Geoffrey Cobb Ryan
Ginetta Sagan
Leonard Sagan, M.D.
Charles M. Schultz
Ernest L. Scott
Jack Sheinkman
Jerome J. Shestack
Gary Snyder
I. F. Stone
Rose Styron
William Styron
Lily Tomlin
Peter H. Voulkos
Grace Kennan Warnecke
Lina Wertmuller
Morris L. West
Dr. Jerome P. Wiesner
Jamie Wyeth
Peter Yarrow
Charles W. Yost[/quote]


(1) Người đăng xin cho biết Tác giả ? Nguồn ?
(2)
Quote:

… trước đây đã rất mạnh miệng lên án VNCH, họ đã huy động , sinh hoạt trong các phong trào phản chiến, trong đó có các cuộc vận động chính quyền Mỹ nhằm cắt viện trợ và bỏ rơi VNCH (Trong đó có HỨA VẠNG THỌ, TRƯƠNG MINH HÒA VÀ TRẦN THANH). Những kẻ đó, những nhóm người đó, trước những thảm trạng của ngày hôm nay gây ra bởi chính quyền CS, sao lại có thể "vắng mặt", "im tiếng" ?
Chi tiết trên (màu đỏ) có thật hay không ?

Vietland staffs
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11172

Chế độ cai trị của csVN cần lật đổ không?

Xét thấy :
- Mang vô đất nước chủ nghĩa phi nhân Mac_ Mao
- Giết hàng vạn nông dân vô tội, cải cách ruộng đất
- Giết hàng triệu dân trong 20 năm nội chiến Nam Bắc
- Giết hàng vạn dân sau 30.4.1975, vượt biên chôn thây trên biển
- Thủ tiêu hàng vạn quân cán chính, trong ngục tù và trại lao động sau 30.4.75
- Đào mồ phá mả của người lính Miền Nam sau 30.4.75
- Đập bia tưởng niệm thuyền nhân chết trên đường tìm tự do sau 30.4.75
- Cắt đất biên giới và dâng biển cho trung cộng, trước và sau 30.4.1975
- Rước quân trung cộng đóng tại Cao Nguyên khai thác tài nguyên đất nước, hiện nay

Những tội đồ kể trên cho thấy chế độ cai trị hiện thời, Phải Lật Đổ .
Lật đổ chế độ phi nhân và độc tài để thay vào chế độ Tự Do và Nhân Quyền .
Một chế độ Tự Do và Bình Đẳng sẽ được sự ủng hộ toàn dân, đoàn kết chống
ngoại xâm bảo vệ Giang Sơn của Tổ Tiên để lại .

Lực lượng nào để lật đổ chế độ độc tài: Sức Mạnh Toàn Dân .

Vivi

29 tháng 1 2010

Mẹ Việt Nam ơi! Dân ta có tội tình gì?

VÀI DÒNG CẢM NGHĨ

Nguyên tác tiếng Pháp: VIETNAM, QU'AS TU FAIT DE TES FILS?

Đọc tác phẩm nguyên thủy cuốn sách "VIETNAM, QU AS TU FAIT
DE TES FILS?" của PIERRE DARCOURT, nhân chứng những ngày cuối
cùng của Miền Nam Việt Nam bị bức tử. Là một ký giả,
ông không phải viết với khối óc, với mắt thấy tai nghe
như những nhà báo ngoại quốc khác, mà ông viết với hơi
thở, mạch tim, nước mắt của một Miền Nam Việt Nam bị
bỏ quên !

Họ là ai? Ông bạn đồng minh Hoa Kỳ và 12 nước đã ký
vào Hiệp Định Ba Lê ngày 27 tháng giêng năm 1973, trong đó
có cả Liên Hiệp Quốc. Họ giả đui giả điếc trước
một nửa dân tộc chìm trong máu và nước mắt, chết
chóc, tù đày, đói khát triền miên gần 30 năm qua! Ai nhỏ
cho một giọt nước mắt đây? Họ về hùa với quân xâm
lăng cướp nước cộng sản Bắc Việt, ngậm miệng bang
giao và có một chỗ ngồi tại Liên Hiệp Quốc .

Xin cám ơn ông Pierre Darcourt còn nghĩ đến người dân
Miền Nam chúng tôi ! Quyển sách của ông chẳng những là
cái tát tai lịch sử vào mặt lũ Việt Cộng, mà còn là
cái tát tai in dấu hằn lịch sử trên mặt 13 nước đã
hạ bút ký vào Hiệp Định Ba Lê mà bọn cộng sản Bắc
Việt đã vứt vào thùng rác ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Anh Dương hiếu Nghĩa có nhã ý chuyển ngữ sang tiếng
Việt, đó là điểm đáng khen. Vẫn biết dịch thuật là
chuyện khó, người Pháp thường bảo "Traduire c est
trahir" (Dịch tức là phản lại), may thay anh Nghĩa đã
không phản lại mà còn dịch một cách mạch lạc, gọn
ghẽ, từ rất chuẩn, ý rất trôi:
"MẸ VIỆT NAM ƠI! DÂN TA CÓ TỘI TÌNH GÌ?". Một tiếng than
ngắn mà đau? Phải chăng tiếng than của Quân Cán Chính
Miền Nam bị đày đọa bỏ xác tại các trại tù cộng
sản? Hay tiếng than của các nữ thuyền nhân bị bọn hải
tặc hãm hiếp ngoài biển khơi? Tiếng than bất tận gần
30 năm qua và còn kéo dài đến bao giờ?

Bản tiếng Việt nầy là chứng tích tội ác cộng sản cho
những thế hệ trẻ ở quê nhà. Mong có một bản tiếng
Anh cho con cháu chúng ta ở hải ngoại, và gửi cho 13 nước
đã từng ký kết vào Hiệp Định với câu "Lương Tâm
của quý quốc còn hay mất?"

Vài dòng cảm nghĩ xin những ai chạy trước ngày 30-4-75
nên đọc để nhỏ một giọt nước mắt thương cảm. Và
những ai đi sau cũng nên đọc để nhớ lại những hình
ảnh đau thương phai nhòa trong năm tháng, hãy nhìn lại
vết thương còn rịn máu vì mối thù cộng sản còn đó,
quên là có tội với những người đã nằm xuống vì hai
chữ TỰ DO!

Houston, cuối Xuân 2004
DUY XUYÊN

LỜI GIỚI THIỆU

CỦA NHÀ XUẤT BẢN ALBATROS

Sau 30 năm đấu tranh và chinh chiến, cuộc chiến Việt Nam
vừa chấm dứt: Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được
Miền Nam Việt Nam.

Sau Pháp, Hoa Kỳ cũng đã rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam.
Những người sắt máu thuộc Bộ Chánh trị của Hà Nội
đã là kẻ chiến thắng.

Pierre Darcourt mở lại hồ sơ về chuyện mất Sài Gòn và
Miền Nam Việt Nam. Với quyển sách nầy Anh thuật lại
trận đánh cuối cùng mà anh đã sống ngày này sang ngày
khác trên trận địa, và tường thuật lại rất trung
thực bầu không khí của những mưu mô, những áp lực,
những trò chánh trị muôn hình vạn trạng đã được gây
ra để gia tăng tốc độ sụp đổ của Miền Nam .

Anh mô tả những nổi đau khổ và những sự thiếu thốn
của những người tỵ nạn tìm đường chạy ra biển; sự
kháng cự cuối cùng của đội quân thiện chiến của
Miền Nam Việt Nam trước làn sóng xăm lăng của quân Bắc
Việt ở Xuân Lộc... Trảng Bôm... Biên Hòa; sự ra đi của
người Mỹ; sự xuất hiện của tướng Dương văn Minh
với vai trò phù du của ông; cảnh các "bộ đội" của
Miền Bắc tiến vào thủ đô Sài Gòn mà họ đổi tên
lại là tthành phố Hồ chí Minh; hoàn cảnh đau thương
khổ sở của dân chúng; sự xét lại vấn đề tự do của
các tôn giáo; và tấn thảm kịch xót xa của những người
công giáo luôn gắn bó với niềm tin của họ; và những
phản ứng sau cùng của những người lính chiến không bao
giờ muốn hạ súng xuống...

Qua tựa đề của quyển sách "Mẹ Việt Nam ơi, dân ta có
tội tình gì?",Anh chỉ nêu lên một câu hỏi duy nhất
nhưng rất là chính xác.

Ba triệu người đã chết cho một chiến thắng quân sự,
một chiến thắng không giải quyết được gì cả mà nó
lại còn đưa đến một thất bại về chánh trị lẫn
nhân tâm. Khởi xướng và lãnh đạo một cuộc chiến 30
năm dài nói là để thống nhất đất nước, mà cuối
cùng chỉ thấy một đất nước rách nát và tan thương
hơn bao giờ hết !

Pierre Darcourt là một nhà báo, một phóng viên có tầm vóc,
là thông tín viên liên tiếp cho nhiều tờ báo Pháp và
ngoại quốc như l Express, l Aurore, Sud Ouest, Jiji Press v.v..

Năm nay Anh 49 tuổi (1975), chào đời tại Sài Gòn, tốt
nghiệp cao đẳng Luật Khoa và Lịch Sử ở trường Đại
Học Hà Nội. Với những tác phẩm nghiên cứu và phóng
sự của mình, anh được xếp vào một trong những chuyên
viên giỏi nhất hiện nay về những vấn đề Á Châu. Anh
là Tổng thơ ký của Viện Nga- Hoa.

Là một người từng chịu trách nhiệm một toán vũ trang
kháng chiến, hoạt động phía sau chiến tuyến của Nhật,
anh trở thành một Biệt Kích Dù từ năm 1945 đến 1954,
trốn khỏi một trại cải tạo Việt Minh, hai lần bị
thương, Pierre Darcourt là một trong những nhà báo rất
hiếm đã được sống từ lúc khởi đầu cho đến hồi
kết cuộc của một cuộc chiến dài nhất thế kỷ , qua
tất cả các giai đoạn lịch sử của nó.
Nhà xuất bản Albatros
14, Rue l Armorique - Paris 15 ème
Điện thoại : 306. 20.27

THAY LỜI TỰA

Vào năm 1994, nhơn dịp sang South Adelaide (Úc Châu), tôi mới
có cơ hội lên tận thủ đô Canberra, để gặp lại anh Lê
văn Thành, người đã từng là Tùy Viên Quân Sự của Tòa
Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc Châu trước 1975. Anh
Thành là người bạn đồng khóa, cùng một Trung Đội, và
cùng nằm chung một phòng với tôi ở trường Võ Bị Quốc
Gia Đà Lạt (tên cũ), khóa 5 Hoàng Diệu 1950-1951. Anh đã
trao cho tôi quyển "VietNam, Qu as tu fait de tes fils" và bảo
tôi phải dịch cuốn sách nầy vì theo nhận xét của anh
thì "nó hay quá, Sáu Nhỏ ơi"!

Chỉ đơn giản có mấy lời tâm tình của người bạn như
thế thôi, mà tôi đã say mê đọc cuốn sách này trong
suốt hai tuần lễ và khi trở về đến Hoa Kỳ, tôi quyết
định phải dịch ngay nó sang tiếng Việt đúng như anh
bạn Thành của tôi đã mong muốn vì quả thật cuốn sách
nầy đã chẳng những "quá hay" mà nó còn "quá quý" nữa.

Quá hay, vì tuy đã từng là sĩ quan tác chiến trong binh
chủng Nhảy Dù của quân Đội Liên Hiệp Pháp thời
1945-1954 ở Việt Nam, nhờ đó tác giả có đầy đủ khả
năng và kinh nghiệm trong nhiệm vụ phóng viên chiến
trường, nhưng không vì thế mà mất đi tánh cách hoàn
toàn khách quan trong vai một nhân chứng lịch sử, rất
sáng suốt và vô tư đối với tất cả mọi diễn biến
ngoại giao, chánh trị, và quân sự của cộng sản Bắc
Việt trong suốt chiều dài của cuộc chiến ở Việt Nam
từ trước biến cố 1945 cho đến ngày bộ đội cộng
sản Miền Bắc tràn vào thủ đô Sài Gòn trong chiến dịch
Hồ chí Minh, hoàn tất kế hoạch xâm chiếm Miền Nam Việt
Nam bằng võ lực ngày 30/4/1975, theo lệnh của các quan
thầy Liên Xô và Trung Cộng.

Quá hay, vì trong từng chương, từng trang, từng mục, từng
đoạn, từng hàng của quyển sách, tác giả đã mô tả và
tường thuật thật chính xác thật sống động và thật
đầy đủ tất cả những gì đã xảy ra trên từng giai
đoạn vận động ngoại giao, cũng như trên từng giai
đoạn xâm nhập vào Miền Nam và từng bước đường hành
quân xâm lược của bộ đội cộng sản Bắc Việt , theo
đúng ý đồ và sách lược của Cộng Sản Quốc Tế mà
cộng sản Việt Nam chỉ là một đội quân tiền phong tay
sai của họ không hơn không kém...

Quá hay vì tác giả đã phân tích và đánh giá rất đứng
đắn và thật vô tư giá trị và tinh thần của Quân Cán
Chính Miền Nam Việt Nam, trong nhiệm vụ chống cộng, tự
vệ để cứu nước và giữ nước, nhất là đã theo dõi
sát sao từng ngày, từng giờ mọi diễn biến trên chiến
trường cũng như trên chính trường trong những ngày dầu
sôi lửa bỏng của tháng Tư năm 1975.
Quá hay, vì tác giả đã tận mắt thấy được, sờ
được, thông cảm được, và nói lên được cho cả thế
giới biết hoàn cảnh bi đát và tâm trạng thống khổ
của hàng triệu người dân lành vô tội đang trốn chạy
quân xâm lược, vô tình làm bia cho bộ đội chánh quy
cộng sản đang cố ý tàn sát họ không nương tay bằng
đủ mọi loại vũ khí tối tân của Liên Xô, Trung Cộng
và khối cộng sản, bất chấp tình "đồng bào ruột
thịt" mà họ thường lớn tiếng rêu rao, thẳng tay tàn
sát người dân Miền Nam Việt Nam trên khắp mọi nẽo
đường của đất nước, từ Đại lộ Kinh Hoàng ở
Quảng Trị Thừa Thiên cho đến Tỉnh Lộ 7 của tử thần
từ Kontum, Pleiku (Cao nguyên) đến Qui Nhơn, Nha Trang,...

Rất quý, vì đây là một tài liệu lịch sử rất chính
xác và khách quan từ một ký giả ngoại quốc, mà sau nầy
cộng sản Việt Nam không thể bẻ cong lịch sử được
để hòng chạy khỏi tội với dân tộc Việt Nam , vì tài
liệu nầy đã nói lên rõ ràng về sự kiện Cộng sản
Bắc Việt đã ngang nhiên xé bỏ "Hiệp Định Ba Lê 1973
Về Ngừng Bắn Và Lập Lại Hòa Bình Ở Việt Nam" mà họ
vừa ký kết chưa ráo mực, để bình tĩnh xua quân đội
chánh quy của họ công khai xâm chiếm Miền Nam Việt Nam
theo lệnh của Quốc Tế Đệ Tam Cộng Sản, để tàn sát
dã man , không gớm tay đồng bào "ruột thịt" của mình.

Rất Quý , vì quyển sách nầy là một chứng tích lịch
sử đã hùng hồn minh xác thật rõ ràng với thế giới
(và nhất là đối với 13 quốc gia đã long trọng đặt
bút ký vào Hiệp Định Ba Lê 1973) rằng "Chính Cộng sản
Bắc Việt mới thật sự là kẻ xăm lăng. Và Miền Nam
Việt Nam chỉ là một nạn nhân phải ở trong thế phải
chiến đấu để tự vệ mà thôi "

Do vậy, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với đồng
bào Việt Nam đang tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại :
quyển "Mẹ Việt Nam Ơi! Dân Ta Có Tội Tình Gì? được
chúng tôi chuyển ngữ từ quyển sách tiếng Pháp:"Việt
Nam, Qu as tu fait de tes fils" của tác giả Pierre Darcourt, để
chúng ta cùng nhìn rõ được bộ mặt thật gian manh, tàn
ác, và trơ trẻn của bọn cộng sản xâm lược Miền Bắc
khi các mặt nạ của họ mang sáo ngữ "giải phóng đất
nước", "giải phóng dân tộc" hay "chống Mỹ cứu nước"
hoặc "giải phóng đồng bào "ruột thịt" của chúng ta ở
Miền Nam đang sống đói khổ dưới sự bốc lột tàn tệ
của Mỹ Ngụy" đều bị rơi xuống hết sau ngày 30 tháng
Tư, năm 1975!

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11181

Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa

25 tháng 1 2010

Giấc Mơ Thành Sự Thật


Giấc Mơ Thành Sự Thật
Thiên tai dịch họa trút vào nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.  Đất nước vốn nghèo, càng nghèo them.  Dân vốn khổ, càng khổ thêm.  Dân oan khiếu kiện ngày một tăng.  Không còn cái cảnh dân oan khiếu kiện tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội hoặc Văn Phòng 2 Quốc Hội Thành Hồ, bị công an và bọn đầu gấu quấy nhiểu hay hốt lên xe chở về địa phương nữa.  Vì trên khắp các Tỉnh Thành; từ trung ương đến địa phương, đâu đâu cũng có dân oan.
Công nhân trong các xí nghiệp đầu tư nước ngoài, cũng đồng loạt đình công, buộc chủ nhân phải tăng lương và thực hiện chế độ trợ cấp y tế, xã hội. Công nhân toàn quốc, đều có chung khát vọng thành lập Công Đoàn dân lập độc lập, để tự bảo vệ mình.  Nhức nhối hơn cả là phong trào “Trả Ta Sông Núi” của Sinh Viên Học Sinh toàn quốc, đòi Đảng và Nhà Nước phải có thái độ với bọn Bá Quyền Trung Quốc, trả Ải Nam Quan và Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam.
Nhà nước trót đầu tư vào việc mua Boeing, Air Bus, phóng vệ tinh phục vụ tuyên truyền, tổ chức Hoa Hậu Thế Giới, Duyên Dáng VN xuất khẩu..v..v.. cộng với Luật Nhân Quyền 2007 được Mỹ ban hành và có hiệu lực, khiến ngân sách đã cạn kiệt, còn mất luôn chỗ dựa vào tiền viện trợ của nước ngoài. Các “thế lực thù địch”, “diển biến hoà bình”, có cơ hội “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”, với sự kết hợp chặt chẽ trong ngoài.
Trong nước nhiều Đảng hoạt động tuy không công khai nhưng thu hút được thành viên và Đảng viên đông “cực kỳ”.  Các Tôn giáo không thống thuộc Ủy Ban Tôn Giáo và Mặt Trận Tổ Quốc Nhà Nước, liên kết thành Khối Liên Tôn, luôn luôn có mặt và yễm trợ cho nhân dân đòi quyền sống, đòi lại đất đai.
Ngoài nước, Việt kiều hải ngoại liên tục lạc quyên gửi tiền về các tổ chức, nuôi dưỡng lực lượng đồng bào đang trực diện ngày đêm trước các cơ quan Nhà nước, trước Lảnh Sự Quán Trung Quốc, cũng như trước các Công ty Xí Nghiệp đang đình công.  Áp lực Quốc Tế, thông qua các vận động của Kiều bào, ngày một gia tăng.  Áp lực của Trung Quốc buộc Nhà Nước VN phải quyết liệt với Sinh Viên Học Sinh.  Sư sải Miến Điện lại thắng lợi qua các cuộc biểu tình, lật đổ được chế độ độc tài quân phiệt, đã thúc đẩy cao trào toàn dân VN đòi tự do, dân chủ, đòi núi sông đất biển, ngày một cuồn cuộn như dòng thác lũ.
Trước tình trạng khẩn trương của đất nước, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng được sự chỉ đạo của Nông Đức Mạnh, nhanh chóng triệu tập Đại Hội Đảng mở rộng tại khuôn viên Ba Đình. Tất cả các Đảng Viên Đảng CS, đều nhận được thư mời họp và đều có chung nhận định, như được tham gia Hội Nghị Diên Hồng, bàn chuyện cứu Đảng và giữ Đảng. Đảng viên cả nước hồ hởi phấn khởi tự nguyện giảm chi ngân sách Đảng, bằng cách đi dự họp bằng ô tô con của riêng mình. Các bãi đậu xe chung quanh Ba Đình đã quá tải, Ban tổ chức phải sử dụng cả sân vận động Mỹ Đình, Hàng Đẫy mới đủ chỗ.
Để bảo đảm sự thành công của Đại Hội, các Sư đoàn Bộ Đội được điều động bảo vệ vành đai Thủ đô Hà Hội. Công An toả ra cô lập các nhóm đấu tranh. Các báo đài tập trung chào mừng Đại Hội và khuyên dân chúng giữ thái độ bình tĩnh, bất động, chờ Nghị Quyết, sau Đại Hội Đảng.
Đại Hội Đảng đã họp sang ngày thứ ba. Các phóng viên ngoại quốc không được trực tiếp lấy tin, mà phải thông qua Thông Tấn Xả Nhà Nước, bèn quay qua lùng sục tin tức, phỏng vấn dân chúng và các phong trào. Nhưng điều ngạc nhiên nhất, là các báo đài ngoại quốc cùng ghi nhận sự kiện, cả nưóc đều mặc áo trắng, dù áo thường, áo khoát hay áo len.
Bỗng dưng chuông điện thoại reo vang, có nơi tiếng đập cửa dồn dập. Đâu đâu cũng nghe tiếng hét: “Mở đài, mở đài…” Cả nước bàng hoàng, lên cơn sốt, có người ngỡ mình nằm mơ, véo mạnh vào đùi, thử xem đang tỉnh hay mê. Có người không tin vào tai của mình.  Họ xông vào nhà nhau. Họ kéo nhau ra đường. Họ ca múa nhảy nhót. Hàng quán tự động mở cửa, cả nước như vào Hội.
Người già ví đây là không khí của Vua Quang Trung chiếm lại Thăng Long. Người trẻ như đang trong trạng thái lên đồng, khi nghe tin đội túc cầu Việt Nam đoạt chức vô địch bóng tròn thế giới!
Việc gì đã xảy ra?
Đó là Bản Nghị Quyết Đại Hội thay Thư Chúc Tết với nội dung:
1- Bải bỏ Điều 4 Hiến Pháp.
2- Giải thể Đảng Cộng Sản.
Tiếp theo là hàng loạt các thông cáo, như:
Thông cáo số 1: Thân nhân của các Đảng viên được tiếp tế lương thực 1 tháng cho các Đảng viên đang tập trung cải tạo. Trong thời gian cải tạo, các Đảng viên được học tập về nhân quyền, về dân chủ đa nguyên. Kê khai toàn bộ tài sản, trừ khoản lương trong thời gian phục vụ, còn lại giao nộp cho ngân sách Quốc Gia. Thời gian cải tạo dài ngắn tùy đối tượng. Nếu học tập tốt và khai báo tốt, sẽ được tham dự “Lễ Đốt Thẻ Đảng”, đoạn tuyệt quá khứ và trở về với gia đình, mà không bị quản chế ngày nào.
Các, Ô tô mẹ, Ô tô con của Đảng Viên giao cho Bộ Công An, với thời gian nhanh nhất chuyển về Tỉnh, Thành, Địa Phương, đưa tất cả dân oan khiếu kiện tập trung chờ Chính Phủ giải quyết.
Thông cáo số 2: Chủ Tịch, Thủ tướng vẫn giữ nguyên, chỉ giải tán Quốc Hội bù nhìn. Các cơ cấu hành chánh tạm thời không thay đổi.
Thời hạn 1 năm cho Chính Phủ tổ chức bầu cử Quốc Hội, tiến tới soạn thảo Hiến Pháp mới.
Chưa hết, câu “Chính Phủ và nhân dân cùng làm” càng thấm thía hơn, khi đồng bào tự động tổ chức phong trào nhớ ơn chiến sĩ, bao nhiêu phái đoàn, bao nhiêu là quà cáp đến tận vùng biên giới Việt Trung với các anh chiến binh cầm súng đề phòng bọn Bá quyền phương Bắc.
Tinh thần tự giác và ý thức cao, dân chúng nhắc nhở nhau làm tốt việc nhà, việc xã hội bằng hành động thực sự. Các Xí nghiệp, nhà máy đồng loạt tăng lương nhân viên, Công đoàn Tự Do được thành lập, can thiệp và giải quyết thoả đáng mọi mâu thuẫn chủ thợ. Ủy Ban Liên Tôn chính thức hoạt động độc lập, không thống thuộc chính phủ, phát huy sức mạnh của mọi Tôn giáo trong việc hành đạo và các công cuộc thiện nguyện, san sẻ với Chính phủ phần nào gánh nặng xã hội. Các nhân vật Tôn giáo bị bức hại đều được trả tự do.
Chưa bao giờ hai chữ Viêt Nam sáng chói trên trường quốc tế như lúc nầy. Công ty du lịch Việt Nam tuyển nhân viên trong giới học sinh sinh viên hàng ngày, vẫn không đủ cung ứng cho dịch vụ nầy. Không kể khách du lịch, số lượng phóng viên truyền thông quốc tế đổ về Việt Nam, bằng lượng khách du lịch hai năm trước đó. Do vậy, thông tin về Việt Nam lan toả khắp năm châu bốn biển với các hàng tít lớn:
¨ Sự biến đổi kỳ diệu ở VN.
¨ Phép lạ xảy ra tại VN.
¨ Truyền thuyết vươn vai Phù Đổng của VN trở thành hiện thực…v…v…
Sự kiện VN ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới cưu mang người Việt tỵ nạn. Thị trường địa ốc suy sụp thê thảm. Người Việt bán đổ bán tháo tài sản để hồi hương, với quan niệm về trước giành chỗ tốt. Chung quanh Huế, Saigon, Hà Nội mọc thêm các Little, như Little Huế, Little Saigon, Little Hà Nội. Khắp Tỉnh Thành mọc lên hệ thống chợ Bolsa với hình Tam Đa Phước Lộc Thọ trước mặt tiền.
Nhân vật nổi tiếng năm 2007 với Clip sex Vàng Anh Hoàng Thùy Linh, được giới teen ngưỡng mộ và hoan nghênh nhiệt liệt, sau khi bật mí việc làm của cô như sau: “ Họ bắt em phải vào nhân vật Vàng Anh mẩu mực của xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa, khiến em phát ngấy. Em muốn phơi bày sự thật trần truồng cho mọi người thấy, ngầm cảnh báo cái sự thật của Xã Hội chủ nghĩa như vậy đấy”. Sau đó, một Hãng phim Hollywood đã mời cô tham gia một cuốn phim truyện về một phụ nữ VN lấy chồng Đài Loan, bị sự hãm… hại của tất cả bọn đàn ông trong gia đình nhà chồng.
Đàn ông ngoại quốc như Đại Hàn, Đài loan …, nay muốn lấy vợ Việt Nam phải trải qua những thủ tục khó khăn hơn, như phải chứng minh lợi tức, tài sản, đủ trợ cấp sinh sống cho vợ; như phải trải qua kiểm nghiệm y tế, xem có bị nhiễm dịch “cúm chim” hay không?; như phải vũ thoát y cho phụ nữ Việt Nam tuyển lựa.
Vấn đề giao lưu văn hoá một chiều cũng theo cuộc biến động nầy mà đổi chiều ngược lại. Ca Sĩ VN chẳng ai thèm ra hải ngoại. Ngược lại, các Trung Tâm Ca Nhạc hải ngoại đổ xô về VN trình diển. Nhanh chân nhất là Thúy Nga Paris, vì sẵn có đại diện từ trước. Ông Tô Văn Lai và rễ Huỳnh Thi thăm dò thị hiếu của dân VN và dẫn Bà Vũ sư đi tham quan các tỉnh Nam Bộ, quan sát trái cây miền nhiệt đới, để dàn dựng điệu múa. Chương trình live show của Paris by night được khán giả hoan ngênh nhiệt liệt. Bốn tiết mục chủ lực của chương trình là bài nhạc “ái ân của loài cá” (Trong một Paris by night, có bài hát với câu ái ân của loài chim, được ái mộ quá xá!).
Linda Trang Đài tuyên bố, sau thành công vang dội của nhạc phẩm nầy, sẽ tiếp tục sáng tác ái ân của nhiều loài nữa. Tommy Ngô hát một bản nhạc ngoại quốc, với trang phục đặc biệt là chiếc thắt lưng chữ LOVE có hình ngôi sao vàng, cột dưới mông, ngụ ý, cờ đỏ sao vàng đang chờ bài tiết (để khỏi bị phản đối như lần làm show cho Trung Tâm Blue Ocean 2007). Ca Sĩ Vũ Sư Nguyễn Hưng biểu diễn trong một phút lòn trôn bốn lần, giữa hai chân dạng ra của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Minh Tuyết, chỉ cần một ngón tay của một vị sư Thiếu Lâm Tự, là có thể nâng mông lên, rên hết một bài hát. Đặc biệt, các nữ vũ công trong minh họa các bài hát, nhảy nhót quanh ca sĩ, khoe đủ thứ trái cây: cam, bưởi, dừa, măng cụt…
Trung Tâm Vân Sơn cũng không chịu thua, ngoài chương trình ca nhạc, cùng một lúc trình diễn 2 vở kịch: với các đệ nhất danh hài Vân Sơn, Bảo Liêm, là hài kịch “thiên…sắc (…thiến) tập 2.3…. và sử dụng liên tục các từ “cắt”, “lộn”… Với Quang Minh Hồng Đào là hài kịch “xăng pha nhớt” lặp đi lặp lại “má, mẹ, gồng, cứng”…
Trung Tâm Asia tạm ngưng hoạt động vì bận di dời Đài truyền Hình SBTN về VN.
Cải lương miền Nam sống lại với Nghệ Sĩ Tiến Sĩ Bạch Tuyết, dàn dựng hai vở tuồng chờ công diễn là: “Chôn lầm người trinh nữ bán bia” và “Quần chàng nàng may áo gối”.
Trong không khí dân chủ, người dân toàn quốc đi bầu Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo Hiến Pháp mới phù hợp với nguyện vọng nhân dân, hoà nhịp nếp sống mới của văn minh toàn cầu.  Nước Việt Nam, hiên ngang với danh xưng hai chữ “Việt Nam”, không còn cái đuôi dài lòng thòng vô nghĩa nữa.
Được hỏi, sau khi bàn giao nhiệm vụ, các ngài Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì? Không hẹn mà gặp cả hai vị Chủ Tịch và Thủ tướng đều có ý nguyện như nhau là sang định cư ở Mỹ và xin Chính Phủ Mỹ đặc ân, được hưởng trợ cấp tiền già, tiền bệnh. Phần Nông Đức Mạnh, xin được trở về trùng tu Hang Pác Bó thành khu Tham quan Du lịch, thu tiền du khách để sống những ngày cuối đời.
Thăm dò ý kiến người dân, khoảng 90% mong mỏi Luật sư Nguyễn văn Đài sẽ làm Chủ Tịch Hạ Viện tương lai. Luật sư Lê Thị Công Nhân xứng đáng giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp.
Tổng Thống Mỹ hứa cứu xét bải bỏ Luật Nhân Quyền, điều động Đệ Thất Hạm Đội Mỹ bảo vệ vùng biển Việt Nam, chờ ngày VN có Chính Phủ hợp hiến và hợp pháp do dân bầu lên, trong tinh thần dân chủ, Mỹ sẽ bàn chuyện nới rộng sự bang giao trong nhiều lảnh vực, ưu tiên về quân sự và kinh tế.
Người dân Việt Nam bỗng dưng sống hài hoà và đùm bọc thương yêu nhau, lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá te tua. Ngay cả các cựu Đảng viên trở lại đời sống bình thường, chẳng ai than van hay tiếc nuối tài sản trả lại cho quốc khố. Người dân cũng chẳng ai kỳ thị các cựu Đảng viên. Người ngoài nước về, người trong nước đang sinh sống, đều đối xử nhau như họ hàng lâu năm gặp lại.
Người ở xa về, chẳng một ai tự cho mình là Việt kiều, tiếp thu nền văn minh hiện đại, có nhiều tiền, ra vẻ chủ nhân ông, nổ tùm lum tà la. Người dân trong nước cũng vậy, họ chẳng chút tự ti mặc cảm, cũng chẳng xem người nước ngoài về là đối tượng để móc hầu bao. Mọi công dân đều nhìn về phía trước, lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, không chút hận thù quá khứ. Người ta trông chờ ngày Việt Nam có một vị Tổng Thống, có Quốc Hội Lưỡng viện, để Việt Nam vươn vai Phù đổng, để nòi giống Rồng, sẽ trở lại với Rồng.
Hầu hết các người già nước ngoài đều trở về quê hương, chịu bỏ các phúc lợi xã hội và y tế do nước sở tại chu cấp. Với số tiền già ít ỏi, được hưởng trọn đời, còn lảnh tại Toà Đại sứ. Họ vui vẻ và chấp nhận mua cái nhà nho nhỏ xinh xinh ở ngoại ô, xa các Little Thành Phố. Vậy mà họ cũng vui. Vui với đồng bào ruột thịt, vui với quê hương, vui vì chấm dứt hiểm họa Mác Lê và vui nhất là trút được nỗi lo sợ được vùi thây hay bị đốt xác nơi xứ lạ quê người.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam 4000 năm, chưa bao giờ người Việt nô nức như thế.
NGUYÊN SANG.
2010-01-24