Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

30 tháng 3 2010

Kẻ đốn mạt thời nào cũng có...

(Chỉ dụ mới của Trưng Nữ  vương, nhân việc Miếu hội Mã Viện làm điều xúc phạm về Hai Bà Trưng)

Thái Hữu Tình kính cẩn sao lục.

Mời đồng bào nghiêm chỉnh tiếp chỉ dụ mới nhất của Trưng Nữ vương.
Số là, từ khi tại hạ bị "chó dại" cắn suýt chết thì bỗng phát sinh công lực ngoại cảm, nên từ lâu đã thiết lập được đường dây nóng với cõi âm. Đặc biệt là đúng giờ Tý canh ba sáng nay, tại hạ nhận được một cú điện thoại đích danh của Nữ vương Trưng Trắc từ Mê Linh gọi về (các cụ dưới ấy vẫn cập nhật đầy đủ những thông tin và kỹ thuật trần gian, do Trung tâm Công nghệ và Tin học phố Hàng Mã Hà nội cung cấp không thiếu thứ gì).

Trưng Nữ vương truyền dụ vào tai tại hạ chừng một giờ đồng hồ, có ghi âm vào bộ nhớ ảo, xin thuật lại nguyên văn để bà con rõ. Thông điệp hiện đại của Nữ vương Trưng Trắc rành rọt như sau:

Bức ảnh được chú thích: Màn múa hát ngày 21/3/2010 của các diễn viên Việt Nam trong vai Hai Bà Trưng, Thi Sách, múa hát ngợi ca công đức của Mã Viện do mạng Trung Quốc đưa tin.
" Bớ thần dân Giao Chỉ mà nay là nước Việt. Ta vừa lên "mạng" biết Bắc phương vừa đưa một tin rất xúc phạm về ta. Tin rằng : Trong Hội miếu Mã Viện tại Đông Hưng, Trung Quốc , "phía Việt Nam có mang đỗ lễ sang cúng Miếu Phục Ba Tướng quân và có dàn cảnh Hai Bà Trưng, Thi Sách múa hát ca ngợi công đức Phục Ba Tướng quân Mã Viện". [1]
Ta đau lòng tự hỏi: những con em nào của nước Việt lại hợp tác với kẻ xâm lược làm điều điếm nhục đối với tổ tiên và xã tắc như vậy?

Thực ra, đối với những lương dân nước Tàu ta cũng thương yêu, bao dung không khác gì các con em nước mình, nhưng những tên xâm lược kéo quân sang đô hộ nước ta như Mã Viện, Tô Định… thì ta phải cho chúng những bài học lịch sử nhớ đời chứ làm gì có chuyện cả bầu đoàn thê tử của ta phải bắt chước bọn hèn mạt nào đó kéo nhau sang Tàu làm cuộc cầu hòa hèn mạt?

Vẫn biết, tuy nước Việt ta vốn xưng văn hiến đã lâu, nhưng bọn đốn mạt thời nào cũng có. Song ta không khỏi nhức nhối, thấy trong sứ mệnh giữ gìn đất nước, gần đây đã xuất hiện những thoái hóa cả trong giới chính trị, giới trí thức-nghệ sĩ và dân chúng đông đảo. Những cặn bã cũ và mới, già và trẻ, của mọi giai tầng khác nhau lại cùng tự tìm thấy ở chúng một điểm tương đồng là thực dụng và sống gấp, nô lệ vật chất, hao kiệt tinh thần.
Qua đường dây ngoại cảm, ta được nghe những ngụy biện nhăng nhít như sau:

- Thế là thời đại Xã hội chủ nghĩa đã làm được một việc rất lớn, thuyết phục được Hai bà Trưng chịu quy thuận theo Mã Viện rồi, 16 chữ vàng đã lộn về nhuộm được cả quá khứ, thắng lợi đến nhanh hơn ta tưởng.  Môi và răng từ nay hết phải cắn nhau, chẳng bao lâu đất nước sẽ quy về một mối. Đồng chí đương kim đại sứ Tôn Quốc Tường đã dạy rất đúng : hòa thuận thì "thắng" chứ mâu thuẫn thì Việt Nam chỉ có thất bại !.

- Ta vừa thắng lớn! Bả Trưng đã hòa thuận với  Mã Viện tướng quân. Hòa thuận rồi, đất Giao Chỉ được hòa vào đất mẹ Trung Hoa bao la thì dân Việt được to chứ không mất gì. Người Kách mệnh phải có tầm nhìn hiện đại. Đến thời hòa nhập và thực dụng rồi, khư khư giữ mãi cái ranh giới quốc gia chật hẹp là cổ lỗ. Thử hỏi, ngồi trước computer thì ranh giới quốc gia có nghĩa gì nào ?. Thị trường toàn cầu, "Tin học toàn thế giới liên hiệp lại" thì Việt với Trung là một, bên kia biên giới cũng là quê hương. Chỉ còn cá nhân trong nhân loại!

- Cứ cho là "mất nước" đi thì đã sao, thời buổi này mọi biên giới đều là "mềm" hết, có chi mà nhục? Cứ yên tâm phát triển kinh tế và văn hóa cho bằng người ta, những việc khác đời sau sẽ bàn. Mà thua ai chứ thua nền Văn hóa lớn của đất mẹ Trung Hoa thì còn là vinh dự. Hãy cảnh giác với các thế lực thù địch, với mấy anh "thân Bô xít",  gọi đây là "tin lạ", gây lo âu trên mảnh đất Giao chỉ đang rất thanh bình an lạc này.

Trong chỉ dụ này ta muốn cùng các ngươi mổ xẻ một chút vế những tâm trạng bạc nhược thực dụng đó.
*
Xét từ thế kỷ 20, trong truyền thống giữ nước đã xảy ra một cuộc đổi trắng thay đen. Mấy chục năm trước, dân Việt coi việc mất nước là hệ trọng bậc nhất, sẵn sàng đốt trụi cả giãy Trường sơn, bà mẹ vui lòng hiến cả 7-8 người con để giành độc lập. Nhưng ngày nay nghe những tin tức về nguy cơ sắp mất nước, sắp lại sa vào vòng Bắc thuộc (có dẫn chứng cụ thể) mà số đông dân chúng, số đông đảng viên, trẻ cũng như già lại thờ ơ như không có gì xảy ra, không mảy may xúc động, như không nghe thấy, lại càng múa may đùa rỡn thản nhiên, hoặc có kẻ lại khinh khỉnh cười nhạo nữa chứ !
Trước đây dân sôi sục theo là trúng ý của đảng dẫn đầu , bây giờ thói thờ ơ lại càng trúng ý của các vị ấy. Trước cần động, nay cần tĩnh. Các vị ấy thắng cả lượt đi lẫn lượt về (Nữ vương biết cả luật bóng đá nữa đấy, tại hạ không dám nói sai). Kẻ duy lợi hai lần đắc lợi. Chỉ khác nhau ở chỗ lần đầu thì "cứu" thật dữ, lần sau thì bán thật êm.

Ta hỏi các ngươi: không hiểu các vị cầm đầu ấy nhạy cảm, biết cả chu kỳ "NƯỚC LÊN" và chu kỳ "NƯỚC XUỐNG" nên hai lần lợi dụng được chu kỳ tự nhiên, hay do cái "bể nước An Nam" này ngoan và đần quá , nên ác thần Thủy Tinh hai lần điều khiển dễ dàng, kích lên thì nước lên, đè xuống thì nước xuống? THUYỀN quá ranh ma  hay NƯỚC quá ngu hèn, hay cả hai? Thần Sơn Tinh chốn biệt nơi đâu ? Có Thủy Tinh lại phải có Sơn Tinh làm quyền lực đối trọng, lẽ trời đất vốn là phải thế. Quyền lực tập trung thì sinh thoái hóa, tập trung tuyệt đối thì thóa hóa tuyệt đối. Quyền lực thoái hóa không được phá bỏ sẽ tha hóa toàn dân tộc.

(Tại hạ nghe chỗ này chỉ biết xuýt xoa khâm phục)

Ta nhắc các ngươi câu nói của Ức Trai danh sĩ : "Nâng thuyền lên là NƯỚC và lật thuyền xuống cũng là NƯỚC". Sức dân mạnh như nước biển bao la vậy. Nhưng nay ta lại nghe dân có câu riễu ngược lại: " Đẩy nước lên là THUYỀN, mà dìm nước xuống cũng là THUYỀN".  THUYỀN chủ động hết. NƯỚC từ chỗ quyết định hưng phế lại biến thành cái đệm để thuyền cưỡi lên. Được NƯỚC tôn lên, THUYỀN tự tung tự tác, bắt hô mình muôn năm, không coi NƯỚC ra gì… (tại hạ nghe câu này vừa vui vừa sợ, như đục phải mạn "thuyền rồng", cầm điện thoại xuýt đánh rơi).

Ta lại biết câu thơ Tố Hữu: "Thuyền xô sóng dậy, sóng đẩy thuyền lên" , thuyền lên rồi thì nước im thin thít, thuyền khoái trá rung đùi. Chỉ một chiều thế thôi ư? Thuyền có thuật phát ra siêu âm gì mà làm tắt sóng? Xưa nay Thuyền phải ơn Nước, thì Nước mới trường tồn , sao nay Nước phải ơn Thuyền, hỡi các ngươi, những con cháu muôn đời yêu dấu của ta?".

Dứt lời, đầu giây bên kia tắt phụt như có tiếng nấc, tại hạ bừng tỉnh giữa đêm, mồ hôi toát ra như tắm.

Tại hạ trong cơn ngoại cảm, nghe được lời thiêng, xin thuật lại từng hạt vàng ngọc của tiền nhân như vậy, không dám đơn sai.

Thái Hữu Tình sao lục
(27-3-2010)
—————————————
[1] Bản tin kèm theo nhiều hình ảnh của tác giả Chân Mây trên mạng Thế giới người Việt ngày 22/3/2010 đã gây bàng hoàng và nhanh chóng được lưu truyền trên internet. Theo đó, từ năm 2008 đến nay, Miếu Hội Phục Ba Tướng quân (Mã Viện) tại Đông Hưng, Trung Quốc, trị trấn giáp giới với Móng Cái, "có sự tham dự 'âm thầm' của đoàn nghệ thuật do chính phủ Việt Nam gửi sang. Sự tham dự của đoàn nghệ thuật Việt Nam được báo đài Trung Cộng ca ngợi là 'hiện tượng văn hóa' thể hiện sự hợp tác giao hảo ngày càng đậm tình của Việt Nam."
Blogger Phạm Viết Đào cũng căn cứ vào các thông tin này, yêu cầu "các cơ quan chức năng ngành văn hóa tỉnh Quảng Ninh cho kiểm tra xem: có sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật hay của nhân dân ta ở thị trấn Móng Cái sang tham gia lễ hội này không, các hình thức, hoạt động  đã tham gia để kịp thời có hình thức quản lý, điều chỉnh." Ông cũng lưu ý rằng Phục Ba Tướng quân Mã Viện là vị tướng Trung Quốc đã dập tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và thiết lập ách đô hộ của Đại Hán gần 1000 năm trên đất Giao Chỉ, trong khi "theo mạng Trung Quốc đưa tin thì phía Việt Nam có mang đỗ lễ sang cúng Miếu Phục Ba Tướng quân và có dàn cảnh Hai Bà Trưng, Thi Sách múa hát ca ngợi công đức Phục Ba Tướng quân Mã Viện."
http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/ke-on-mat-thoi-nao-cung-co.html


29 tháng 3 2010

“Đến hội nghị Trung Ương là để giải quyết vấn đề của cuộc sống”

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển. Ảnh: VNN
"Là ủy viên Trung ương, chúng ta đến đây không phải để nói lập trường mà để bàn cách giải quyết những vấn đề của cuộc sống", ông Trương Đình Tuyển đã từng phát biểu thẳng thắn như vậy trong một hội nghị trung ương.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Trương Đình Tuyển chia sẻ những suy tư thời cuộc về Đại hội XI sắp tới.
Không khí tranh luận dân chủ sẽ kích thích mọi suy nghĩ
- Hội nghị trung ương đã khai mạc, sắp tới vào trung tuần tháng 10 các dự thảo văn kiện quan trọng sẽ được đưa ra để lấy ý kiến của người dân. Còn nhớ, trước thềm Đại hội X đã có một không khí thảo luận sôi nổi trong xã hội về các văn kiện Đại hội. Theo cảm nhận của ông, liệu lần này chúng ta có thể kì vọng một không khí như vậy không?
Đúng là trước thềm đại hội X đã có một không khí tranh luận sôi nổi về những vấn đề của đất nước đặt ra cho đại hội Đảng. Được như vậy là nhờ không khí dân chủ mà Đảng đã tạo ra.

Các ý kiến có thể khác nhau và không phải mọi ý kiến đều đặt đúng các trọng tâm cần giải quyết vào thời điểm đó, nhưng tất cả đều tâm huyết, vì sự phát triển của đất nước. Cái được lớn nhất là không khí dân chủ sẽ kích thích mọi suy nghĩ. Tôi cũng rất mong muốn có được không khí như vậy trước đại hội lần này.
Hơn nữa, đại hội XI có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là đại hội mà Đảng ta thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển cương lĩnh 1991), thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 trong bối cảnh quốc tế mới đang vận động rất nhanh và phức tạp hiện nay. Tất nhiên, có được không khí như vậy hay không là tuỳ thuộc vào việc Trung ương Đảng tổ chức lấy ý kiến thế nào, có tạo được không khí tranh luận dân chủ không?
Lúc đó, nhiều ý kiến của dân sẽ được phản ánh vào các văn kiện. Tôi nghĩ chúng ta nên đặt vấn đề là ý đảng phải hợp với lòng dân hoặc lòng dân phải được chuyển thành ý Đảng thay vì nói gọn lại là: ý đảng, lòng dân vì không toát lên được cái gì quyết định cái gì.
Dân phải được tham gia vào quá trình lựa chọn lãnh đạo!
- Là một người đã từng kinh qua chính trường và nay ở vị trí người dân nhưng vẫn ưu tư thời cuộc, ông mong chờ gì ở các hội nghị trung ương và Đại hội sắp tới?
Phải kiên trì và quyết liệt đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo yêu cầu: đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, với trọng tâm của đổi mới chính trị là thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của người dân, kể cả dân chủ trong việc lựa chọn người lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Xác định trọng tâm như vậy thì không ai có thể hiểu đổi mới chính trị là đổi mới chế độ chính trị được. Hơn nữa, đây cũng là những yêu cầu mà nhiều nghị quyết của Đảng đã đặt ra. Có điều lâu nay ta làm chưa tốt. Giờ phải làm mạnh hơn, để tốt hơn.
- Ông nói rằng phải dân chủ trong lựa chọn lãnh đạo. Đã từng là ủy viên trung ương, ông thấy trong các hội nghị, các ủy viên trung ương có được đóng góp nhiều ý kiến để chọn ra những người thật sự có tâm, có tầm cho những vị trí quan trọng hay không?
Không ai hạn chế việc các uỷ viên trung ương đóng góp về nhân sự. Trên thực tế đã có không ít trường hợp Bộ chính trị giới thiệu nhưng trung ương không đồng ý.
Tuy nhiên, hạn chế ở đây là thông tin. Mỗi người làm việc ở những địa phương khác nhau, lĩnh vực công tác khác nhau nên không hiểu hết nhau. Mà khi đã không hiểu thì đành dựa vào giới thiệu của Bộ chính trị. Vì, dù sao cũng đã có cơ quan sàng lọc giúp còn hơn là bầu mà không dựa vào cái gì cả, mặc dù không phải trường hợp nào cũng đúng vì Bộ chính trị cũng dựa vào các cơ quan tham mưu.
Vì vậy, vấn đề là phải có tranh cử. Người tranh cử phải công khai báo cáo mình đã làm thế nào trên cương vị hiện tại và tạo điều kiện cho dân giám sát báo cáo đó, lại phải nêu ra những vấn đề cần giải quyết trong nhiệm kỳ tới và quan điểm giải quyết của mình là thế nào? Đương nhiên làm việc này không hề đơn giản. Nhưng phải mạnh dạn làm.
Trước hết, nếu làm không được tất cả thì có thể bắt đầu với các đồng chí Bộ Chính trị dự định tái cử Trung ương. Khi làm được như vây, các đại biểu sẽ có thông tin để lựa chọn. Điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để nhân dân tham gia vào việc lựa chọn lãnh đạo. Khi nhân dân đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của đảng, thì cũng cần có cơ chế để nhân dân được quyền tham gia vào quá trinh lựa chọn người lãnh đạo mình chứ.
Ủy viên trung ương phải dám làm dám chịu trách nhiệm


Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển. Ảnh: VNN
- Trở lại với câu chuyện tạo không khí tranh luận dân chủ cho Đại hội Đảng. Nhiều người nói rằng, chính các uỷ viên trung ương phải có trách nhiệm truyền lửa từ xã hội vào hội trường. Đại hội VI tạo ra bước ngoặt khởi xướng cho công cuộc Đổi Mới cũng nhờ những uỷ viên trung ương dám xé rào và nói thẳng, nói thật. Ông nghĩ sao về trách nhiệm của các uỷ viên trung ương ngày hôm nay?
Các ủy viên trung ương luôn có vai trò rất quan trọng. Là những người đứng đầu một tỉnh, thành phố hoặc một ngành, họ hiểu rõ những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở ngành, địa phương mình. Từ thực tiễn đó, họ thấy rõ hơn yêu cầu của cuộc sống. Và, giải quyết những vấn đề của thực tiễn luôn là cội nguồn của sáng tạo chứ không phải những giáo điều kinh viện.
Bài học về khoán hộ ở Vĩnh Phú mãi còn giá trị, không phải ở cách cụ thể mà đồng chí Kim Ngọc giải quyết mà là ở chỗ ông đồng cảm sâu sắc trước tình cảnh đói nghèo của người dân, cùng đau nỗi đau của họ và dám tháo bỏ những quy định mà thực tiễn đã chứng tỏ không phù hợp để thúc đẩy phát triển.
Với tư cách là người đứng đầu một ngành, một tỉnh, các uỷ viên Trung ương phải là người đi đầu trong công cuộc đổi mới, có tư duy sáng tạo, dám làm dám chịu trách nhiệm.
Khi còn làm bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, tôi thường nói với anh em: Trong công việc, có thể có sai lầm miễn là phải tránh hai loại sai lầm (1) sai lầm vì động cơ cá nhân và (2) sai lầm tuy không phải do động cơ cá nhân nhưng lại nghiệm trọng đến mức để khắc phục nó thì rất tốn kém.
Giới hạn như vậy thì tôi thích cán bộ dám làm và có thể có sai hơn là loại cán bộ trì trệ.
- Có những nhận xét nói rằng Hội nghị trung ương không có được không khí sôi nổi như tại Quốc hội. Nhiều vấn đề lớn, có nhiều vị trong lòng còn băn khoăn nhưng cuối cùng vẫn gật đầu thông qua. Theo ông vì sao không có nhiều người nêu chính kiến và tranh luận đến cùng dù quyền trong điều lệ Đảng cho phép họ làm điều ấy? Liệu có phải vì tâm lý an bài là mọi quyết sách lớn Bộ Chính trị đã quyết, các uỷ viên trung ương đến chủ yếu để nghe và thông qua hay tâm lý cấp trên – cấp dưới, trong hội nghị TƯ thì mọi uỷ viên đều có quyền bình đẳng nhưng ra ngoài đời thì ông Bí thư tỉnh uỷ lại là cấp dưới của ông Uỷ viên Bộ Chính trị nên nhiều người e ngại phát biểu vì sợ đụng chạm?
Tham gia Trung ương hai khoá, nhận xét của tôi là không khí dân chủ trong Trung ương có khá lên, đã có nhiều người phát biểu thẳng thắn hơn. Tuy vậy, tôi cũng đồng ý rằng không khí đó vẫn chưa được như trong Quốc hội. Có nhiều lý do. Những điều bạn đặt ra, theo tôi, ở mức độ khác nhau đều có cả. Nhưng có thể có những lý do nữa là:
1, Đại biểu quốc hội còn bị cử tri giám sát. Nếu các đại biểu quốc hội đến chỉ để giơ tay thì cử tri sẽ có đánh giá thấp vị đại biểu đó. Trong khi một bí thư tỉnh ủy, một bộ trưởng trong trung ương thì cán bộ công chức của bộ – địa phương đó không biết thủ trưởng của mình đóng góp được gì cho hội nghị Trung ương. Vì vậy, có những người cả khoá không phát biểu tại hội trường nhưng cũng không sao cả, thậm chí còn lên cao hơn.
2, Thành phần đại biểu Quốc hội đa dạng hơn. Chính sự đa dạng đó làm cho Quốc Hội có nhiều nhân tố "bùng nổ hơn".
3, Trong hoạt động của Quốc Hội có chương trình chất vấn. Sự sội động trong các phiên chấn vấn truyền lửa vào các phiên thảo luận.
Và vấn đề quan trọng hơn cả là lựa chọn nhân sự ban chấp hành Trung ương. Phải là những người có quan điểm và dám bày tỏ quan điểm của mình, còn khi đã quyết định thì có quyền bảo lưu nhưng vẫn phải chấp hành nghị quyết.

Đến hội nghị Trung ương là để giải quyết những vấn đề của cuộc sống
- Bản thân ông có thẳng thắn trong các Hội nghị trung ương được như tính cách vốn có không?
Tôi là người phát biểu rất thẳng thắn trong hội nghị Trung ương. Tôi đã từng phát biểu trong hội nghị: là ủy viên Trung ương, chúng ta đến đây không phải để nói lập trường (Tôi còn nói thêm: Nếu để nói lập trường thì tôi nói cũng chẳng kém ai). Chúng ta đến đây để bàn cách giải quyết những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Vì vậy, tôi luôn trình bày thẳng thắn quan điểm của mình.
Có rất nhiều người tán thành quan điểm và thái độ thẳng thắn của tôi. Họ chia sẻ với tôi rằng: Tôi đồng ý với anh, có điều không phải ai cũng công khai bày tỏ thái độ trên hội trường. Vì vậy tôi đã từng nói vui với họ: các anh chỉ ủng hộ ở bên lề hội nghị thôi.
Nhưng không phải ai cũng đồng tình với quan điểm và phong cách thẳng thắn của tôi. Thậm chí tôi nghe nói có người còn phê phán nhưng tôi vẫn giữ quan điểm và phong cách thẳng thắn vốn có và cũng không thấy ai trù dập mình.
- Từ kinh nghiệm bản thân ông, cần phải có cơ chế như thế nào để những uỷ viên trung ương thể hiện trách nhiệm của mình, dám nói, dám làm, dám nêu chính kiến và bảo vệ suy nghĩ của mình?
Có nhiều việc phải làm nhưng có ba việc theo tôi là  quan trọng nhất:
Một là, phải chọn những người có phẩm chất và có năng lực thật sự. Khi đã có phẩm chất và năng lực họ sẽ có đủ bản lĩnh để thể hiện quan điểm của mình. Muốn vây, phải có cơ chế tranh cử và cơ chế để nhân dân tham gia vào quá trình lựa chọn nhân sự.
Thứ hai, tạo ra không khí dân chủ trong tranh luận và trân trọng những ý kiến phản biện. Có thể những ý kiến này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng lập luận của họ giúp người đưa ra chính sách củng cố nhận thức của mình và như thế chỉ tốt hơn mà thôi.
Thứ ba, tạo ra không khí dân chủ trong xã hội. Điều này giúp các ủy viên trung ương tiếp nhận và sàng lọc các ý kiến đa chiều, làm phong phú thêm nhận thức và tư duy của mình, giúp họ có thêm thông tin từ đời sống xã hội để tham gia ý kiến tại  Trung ương.
Nguồn:

Việt Nam quốc tế hóa Biển Đông

(Ký giả tự do từ Hoa Kỳ – Bài trên BBC Tiếng Việt ngày 26-3-2010)
Ngày thứ bảy, 27-3-2010, BVN đã lấy một đoạn tin của VOA để thông tin này tới bạn. Hôm nay, chúng tôi lại trở lại cũng vấn đề đó, do một cây bút viết và bài viết ra xem có phần kỹ lưỡng hơn bài trước quá ngắn gọn. Với bài viết này của ông Trần Đông Đức, hy vọng rằng bạn đọc sẽ không coi đó chỉ như một bản tin, và bạn sẽ tìm cơ hội đọc lại nó và suy ngẫm về những điều tác giả đặt ra một cách tinh tế nhưng rõ ràng, khó có ai hiểu lầm.
Bauxite Việt Nam
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã (phải) kể rằng ông từng khóc nhiều lần khi làm công tác bản đồ sau năm 1975
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã (phải) kể rằng ông từng khóc nhiều lần khi làm công tác bản đồ sau năm 1975
Lần đầu tiên, một hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.
Tuy cuộc hội thảo diễn ra trong phạm vi học thuật nhưng được phái đoàn Việt Nam đánh giá thành công về mặt dư luận.
Theo lời một diễn giả trong phái đoàn Việt Nam, cuộc hội thảo về Biển Đông như thế này dự định diễn ra tại Pháp vào tháng trước nhưng phải huỷ bỏ vào phút cuối do sức ép của tòa đại sứ Trung Quốc.
Ngoài những chủ đề nóng về việc tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa với Trung Quốc, diễn giả Việt Nam còn mang theo những thông điệp gợi ý sự hợp tác vào tuyến hàng hải trên Biển Đông như là vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Chương trình được khởi xướng bởi một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu về Việt Nam lấy vị trí chiến lược Biển Đông làm cơ sở với sự hợp tác của học viện bộ ngoại giao Việt Nam.
Đứng trước những ý đồ và tham vọng của Trung Quốc, Việt Nam nay hầu như đã chọn con đường quốc tế hoá Biển Đông bằng cách vận động các nước Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ làm "bạn chiến lược".
Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm lịch sử
Một vị tiến sĩ sử học đến từ Việt Nam, ông Nguyễn Nhã cho biết ông từng khóc khi làm về công tác bản đồ sau năm 1975. Ông đã cảm thấy xót xa khi Mỹ đã không can thiệp giúp Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Việt Nam còn nêu lên những trường hợp "Trung Quốc đã không tôn trọng vành đai đánh cá, bắn giết ngư dân Việt Nam quanh ngư trường Hoàng Sa như là những bằng chứng vi phạm nhân quyền, tiêu diệt môi trường sống của hàng triệu người Việt Nam bên bờ Biển Đông."
"Trung Quốc còn sử dụng những luận điệu hàm hồ về lịch sử để phủ nhận những tranh chấp về các hải đảo và vùng biển trong vùng Đông Nam Á."

Giáo sư Ngô Vĩnh Long và "anh Khải" một người Mỹ nói tiếng Việt nổi tiếng trong chương trình văn nghệ hải ngoại
"Biển Đông vốn là tuyến hàng hải quan trọng tới Nhận Bản và Đại Hàn cho nên Hoa Kỳ không thể bỏ mặc cho Trung Quốc độc quyền thao túng."
Giáo sư Philip Alperson, giám đốc trung tâm Triết-học, Văn-hóa, và Xã-hội Việt Nam của Temple University cho biết theo quan điểm về mặt chính trị của người Mỹ – không dễ gì chọn bên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng về mặt tình cảm, ông thiên vị cho Việt Nam vì nhìn thấy những thiệt thòi khách quan về hiện trạng và lịch sử mà nước Mỹ có phần. Ông hy vọng những cuộc hội thảo như thế này được diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng và có hiệu quả ở cấp độ cao hơn.
Thảo Luận Nóng
Trong suốt một ngày sôi nổi đánh dấu lần đầu quan chức Việt Nam thảo luận với học giả Hoa Kỳ công khai về vấn đề Trung Quốc. Thậm chí nhiều người có cảm tưởng đây là diễn đàn tố cáo Trung Quốc trước Hoa Kỳ với sự có mặt của quan chức Việt Nam.
Tuy vậy, phái đoàn Việt Nam cũng đã đụng phải sự chất vấn nảy lửa của một số nhân vật trong cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Cô Nguyễn Ngọc Giao, thuộc cộng đồng Việt Nam tại thủ đô Washington dùng thời lượng của mình để kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền, giải thể đảng cộng sản Việt Nam, và chất vấn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Học giả Việt Nam giải thích với cô Ngọc Giao rằng công hàm đó chỉ là đối sách chính trị không có giá trị về mặt chủ quyền vì miền Bắc thời đó không quản lý lãnh thổ phía Nam. Phía Việt Nam cũng cố gắng trình bày vấn đề chủ quyền và chính quyền vốn là hai khái niệm.

Cô Nguyễn Ngọc Giao, phó chủ tịch ngoại vụ cộng đồng Việt Nam tại Washington đang chất vấn phái đoàn Việt Nam về lịch sử hai miền Nam Bắc.
Một vài ý kiến khác nêu lên những vấn đề tàn phá môi trường, buôn bán phụ nữ, Trung Quốc xâm lăng làm không khí có lúc như nghẹt thở.
Người Mỹ điều hợp chương trình, giáo sư Andrew Scobell nói rằng ông hiểu rõ tâm trạng chia cắt về chính trị của người Việt hải ngoại. "Nhưng như Hoa Kỳ, cho dù thích hay không thì cũng phải thừa nhận sự hiển nhiên của chính quyền hiện nay của Việt Nam."
Tuy nhiên, sau mọi căng thẳng không khi cũng trở lại hòa nhã nghiêm túc. Phía Việt Nam có người tỏ ra không chịu được nhưng cũng có người ghi nhận đây là những chất vấn bình thường và có phần thú vị.
Người Mỹ năng động
Chương trình còn có cuộc thảo luận bàn tròn do giáo sư Ken MacClean của Clark University chủ trì. Với sự hiểu biết tinh tế về Việt Nam, vị giáo sư này làm cho không khí hòa bình và những ý kiến đóng góp càng trở nên thiết thực.
Người Mỹ vốn không có những thái độ áp đặt và những định kiến cực đoan lịch sử, về lòng yêu nước cho nên đề đạt ra những đường hướng ứng xử với Trung Quốc bao gồm vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên (như san hô) trên biển rất dễ nghe, có sức thuyết phục lớn trên diễn đàn quốc tế.
Cho dù học giả Mỹ không muốn biểu lộ nhiều định kiến về quan hệ Trung Việt, nhưng thái độ ứng xử và sự nhiệt thành góp ý tưởng làm người Việt Nam nói chung rất yên tâm là họ sẽ có những tiếng nói bênh vực.
Các giáo sư người Mỹ cũng đề nghị bước tiếp theo là đánh động lương tâm về Biển Đông tới những cơ quan hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc ban lịch sử Á Châu của đại học Maine cho rằng vai trò của người Mỹ gốc Việt là rất quan trọng việc tố cáo dã tâm của Trung Quốc trước dư luận quốc tế.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100326_biendong_conference.shtml

Trần Đông Đức

28 tháng 3 2010

Biển Đông sẽ là tranh luận kế tiếp trong chương trình nghị sự hàng đầu của ASEAN

Vùng biển "lưỡi bò" Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. - Ảnh: tuoitre.com.vn
The Nation
(Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ là tranh luận kế tiếp trong chương trình nghị sự hàng đầu của ASEAN)
22-03-2010
Sớm hay muộn, vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể thay thế vấn đề Miến Điện như là một thách thức lớn nhất của ASEAN khi Việt Nam giữ chức chủ tịch.
Kể từ bây giờ, Miến Điện có thể tự tin để theo đuổi bảy điểm trong lộ trình của họ mà  không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ các nước Asean như là đã từng xảy qua trong bốn năm trước đây khi Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan giữ chức chủ tịch. Từ khi giữ chức chủ tịch ASEAN hồi tháng giêng, Việt Nam đã dè dặt và không đối đầu trong việc tiếp nhận tình hình chính trị Miến Điện. Bất kỳ đề xướng mới nào của Asean về Miến Điện, đặc biệt là trước cuộc bầu cử [ở Miến Điện] sắp tới, sẽ là khó khăn, nếu không nói là không thể được.
Việt Nam là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất nguyên tắc không can thiệp trong khối Asean. Lần đầu tiên, khi Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 1998, ba năm sau khi gia nhập tổ chức này, Hà Nội rất tự hào về kỷ lục của mình trong việc nâng cao tính đoàn kết và nhất trí trong khối ASEAN.

Sự tự tin của Rangoon về chủ tịch mới của Asean rất dễ hiểu. Cho đến nay, nước này chưa làm điều gì để bảo đảm với ASEAN và cộng đồng quốc tế rằng, cuộc bầu cử đầu tiên trong 20 năm đã lên kế hoạch sẽ được thực hiện một cách tự do và công bằng. Chính quyền quân phiệt không cần phải làm điều đó vì dù sao thì cuối cùng sẽ là một việc đã rồi. Năm văn bản luật liên quan đến bầu cử đã được ban hành hồi tuần trước là một điều xấu hổ. Họ đã cấm nhà lãnh đạo đảng đối lập, bà Aung San Suu Kyi tham gia vào các cuộc thăm dò. Dường như lệnh cấm vẫn chưa đủ, luật này cũng yêu cầu đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trục xuất bà ra khỏi đảng.
Không có sự tham gia của bà thì cuộc bầu cử chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng đó chính là điều mà chế độ này muốn.
Một khi cuộc bầu cử được tổ chức – hoàn toàn gian lận và mờ ám như điều mà người ta tiên đoán – vào lúc nào đó trong năm nay, ASEAN sẽ là tổ chức đầu tiên ghi nhận kết quả và đi tới. Việc lên án và kêu gào từ cộng đồng quốc tế sau cuộc bầu cử sẽ không làm tổn hại sự đồng thuận trong khối Asean. Trong hai thập kỷ qua, nhiều chiến dịch chống lại các nhà lãnh đạo quân phiệt đã không mang lại bất kỳ thay đổi nào về chính sách và thái độ của chế độ Rangoon. Một trường hợp khác được nói tới là lời kêu gọi gần đây nhất về một phiên tòa xử tội ác chống lại nhân loại của các nhà lãnh đạo quân phiệt Miến Điện, cũng không có cách nào ngăn chặn lộ trình của nước này.
Cũng có thể dự báo rằng ASEAN thậm chí ủng hộ Miến Điện trước cuộc bầu cử bằng cách cho phép Rangoon giữ chức chủ tịch Asean vào năm tới hoặc năm 2012 khi Đông Timor gia nhập ASEAN, chức chủ tịch mà Miến Điện đã bỏ qua hồi năm 2005. Mặc dù việc bắt đầu lại không hề tự động, nhưng sự đồng thuận về vấn đề này có thể dễ dàng đạt được dưới quyền chủ tịch của Việt Nam. Mối quan tâm của chính Asean sẽ được thỏa mãn ngay lúc này là, thành viên khốn khổ của họ trở thành một quốc gia bình thường, chỉ cần hoàn thành một cuộc bầu cử như thế. Như vậy, nếu cần thiết, Rangoon bây giờ có thể tuyên bố rằng nội bộ nước này đã sẵn sàng để giữ ghế chủ tịch Asean.
Nỗ lực của Washington nhằm thay đổi cách giải quyết vấn đề một cách tẻ nhạt, liên quan tới việc tham vấn chính trị và đối thoại hơn nữa với Miến Điện, cũng chẳng cho bất kỳ kết quả mong muốn nào. Sáu tháng sau hàng loạt các cuộc họp cao cấp giữa các quan chức Hoa Kỳ và Miến Điện, hy vọng về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã tiêu tan. Chính quyền quân phiệt gần đây đã từ chối kế hoạch chuyến đi của ông Kurt Campbell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về khu vực Đông Á, đến Rangoon lần thứ hai. Có thể ông ta được phép đến đó sau này.
Hơn nữa, diễn biến chính trị của riêng Việt Nam và sự ghi nhận không nhất quán trong nhóm về tiến trình bầu cử thật ra đã ngăn các sáng kiến mới, ngay cả các ý kiến, sau cuộc bầu cử ở Miến Điện. Tuy nhiên, nếu cơ hội phát sinh, các nhà lãnh đạo quân phiệt thích vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khối ASEAN hơn, để làm nhẹ bớt cuộc khủng hoảng ở Miến Điện. Năm 2006, Hà Nội đã đóng một vai trò then chốt trong việc dỡ bỏ sự hạn chế của EU áp đặt lên Miến Điện và đã thành công trong việc giúp nước này làm thành viên trong Hội nghị Âu – Á.
Dĩ nhiên, sau 15 năm là thành viên của Asean, Việt Nam đã khẳng định vị thế và uy tín của mình để làm động lực cho các thành viên mới như Lào, Miến Điện và Campuchia. Năm nay, Asean sẽ phải đối phó với vấn đề tranh chấp cấp bách hơn ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và hợp tác trong tương lai về vấn đề này. Sau khi ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) vào năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN tại Phnom Penh, vấn đề nhạy cảm này đã được giữ kín trong tám năm qua. Không có tiến bộ về sự tự tin và các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các bên đòi chủ quyền trong khu vực tranh chấp, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi ngầm Scarborough Shoals, giờ đây đã trở thành nỗi đau lớn nhất trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Từ năm 1997, Asean trở thành một nhóm kêu gọi tôn trọng nguyên trạng của các hòn đảo tranh chấp và tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp tình hình. Nhưng sự thật cho thấy, một số bên tranh chấp đã không giữ đúng lời hứa và tự kiềm chế. Họ đã chiếm một số đảo nhỏ và xây dựng các công trình mới. Các bên tranh chấp rõ ràng không tôn trọng tài liệu ràng buộc này. Asean và Trung Quốc vẫn là những người không khôn khéo, như họ đã từng như thế trong mấy năm qua, biến tuyên bố này thành quy tắc ứng xử ràng buộc.
Rõ ràng, tình cảm giữa các nước có tranh chấp hoặc không tranh chấp trong khối Asean cũng thay đổi theo thời gian. Trở lại tháng 3 năm 1995, Asean khá đoàn kết để chống lại Trung Quốc trên đảo Đá Vành Khăn.
Tuyên bố mạnh mẽ chung của các nước đã làm mất đi sự tự tin và quyết đoán của Trung Quốc, điều này giúp có một thế đứng cho tương lai về cam kết giữa ASEAN – Trung Quốc trong 15 năm tiếp theo hoặc hơn.
Khi Trung Quốc tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên toàn cầu, bất kỳ cuộc thảo luận nào về mục tiêu hành động của Asean, bất kể được hoặc có thể được, sẽ không còn tìm thấy sự đồng nhất. Chẳng có thành viên đòi chủ quyền nào như Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam – nước đòi chủ quyền – thích sự sắp đặt hiện tại với các cuộc đàm phán đang diễn ra mà vấn đề không được "đa phương hóa" trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh.
Câu hỏi được đặt ra là: Asean có thể tập trung dũng khí để đàm phán chung với Trung Quốc như đã từng làm? Hoặc tốt hơn là giữ vấn đề ôn hòa như trước đây mà không phải khuấy động? Với chiến lược của Việt Nam trong tư cách là chủ tịch, Hà Nội sẽ chủ động đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện việc tuyên bố từng bước cơ bản, bắt đầu từ các vấn đề có tính khả thi và ít nhạy cảm, đặc biệt là  những vấn đề nằm trong điều 5 và 6 mà không cần đụng tới chuyện sinh tử, liên quan tới vấn đề chủ quyền chồng lấn nhau.
Quan điểm chung mới nhất của Asean về Trung Quốc là từ chối việc chấp thuận Bắc Kinh gia nhập vào Hiệp ước phi Vũ khí Hạt nhân ở Đông Nam Á cách nay hai năm. Asean muốn tất cả năm nước lớn ký cùng một lúc. Nói cách khác, Asean không còn dành ưu tiên các hiệp ước cho Bắc Kinh như đã từng làm. Trong những tháng tới, quan hệ đôi bên  sẽ là quan hệ làm ăn, có thêm sự khẳng định hơn từ cả hai phía. Một thách thức mới nữa là sự khô hạn hiện nay dọc con sông Mekong. Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc rằng việc xây dựng hàng loạt con đập lớn đã làm thiếu nước ở vùng hạ lưu sông Mekong. Trung Quốc và Miến Điện sẽ tham gia đối thoại ở hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ở ven sông Mekong, dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5 tháng tư ở Hua Hin. Điều này có thể lập một chuẩn mực mới giữa Trung Quốc và các nước hạ nguồn nằm hai bờ sông Mekong, cũng là các nước thành viên khối Asean.

Người dịch: Ngọc Thu – Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

20 tháng 3 2010

Cuộc sống khiến chúng ta luôn đặt ra câu hỏi tại sao,

"Cuộc sống khiến chúng ta luôn đặt ra câu hỏi tại sao, vì sao rồi tự tìm ra câu trả lời để tồn tại. Với ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là bậc đại học, quả là có quá nhiều câu hỏi tại sao? Chỉ có điều hơi khác hai từ "tại sao" vốn đã được các cơ quan quản lý về giáo dục biết trước khi cho phép hàng loạt các trường đại học mọc lên mà vẫn không tự mình trả lời sớm để giờ đây khiến cả xã hội phải đặt câu hỏi tại sao nền giáo dục đại học nước ta có quy mô [bỗng nhiên trở thành khổng lồ] và chất lượng [bỗng nhiên trở thành đôi chân đất sét] như vậy?". Tác giả Lê Hà hỏi mà cũng chính là đã trả lời cho tình trạng chung mà ngành giáo dục nước ta - không riêng gì bậc đại học - lâu nay lâm phải: vị nào lên võ đài hình như lúc đầu cũng muốn làm một chàng hiệp sĩ Đông Kisôt song rốt cuộc thì đều trở thành ông chúa đảo Xăngsô Păngxa hết thảy.
Bauxite Việt Nam

 Cổng trường Đại học Hồng Bàng. (Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh Niên).   

(TBKTSG) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức họp báo công bố chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012. Trong đó, ngoài 12 nhiệm vụ mà Thủ tướng giao bộ này phải tiến hành kiểm tra, đôn đốc chất lượng các trường đại học, thì một trong những điểm nhấn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là xử lý nghiêm các trường được thành lập trong vòng ba năm qua mà chưa đáp ứng các tiêu chí so với những cam kết được ghi trong đề án...
Việc kiểm tra, đôn đốc đối với các phân ngành, lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội là chuyện bình thường. Nhưng việc Thủ tướng phải chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo "đồng loạt" kiểm tra chất lượng đào tạo được dư luận hết sức quan tâm.

Vẫn biết, trong nền kinh tế thị trường, mọi lĩnh vực đều phải tuân theo quy luật cung - cầu, lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc phê duyệt, cấp phép thành lập các trường đại học thời gian qua quá dễ dãi. Không ít dự án thành lập trường đại học, dù chưa có địa điểm chính thức, phải đi thuê, rồi đội ngũ giảng viên cũng đi "thuê nốt", vậy mà cơ quan quản lý vẫn cấp phép. Thử hỏi những cơ sở đào tạo kiểu như vậy làm sao có thể cung cấp nhân lực có chất lượng cao cho xã hội? Thế nên, người dân có quyền hỏi trước khi cấp phép, các cơ quan quản lý như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm định năng lực thực sự của các trường đó không?
ịđặảMột vị Phó hiệu trưởng Trường đại học Công đoàn Hà Nội cho biết không ít cơ sở cấp phép xong, để cỏ mọc um tùm, hỏi ra mới hay doanh nghiệp chỉ lấy cái mác mở trường để chiếm đất chờ thời cơ là sang nhượng, chuyển đổi! Dù chưa được kiểm chứng song đây cũng là một cảnh báo cần được lưu tâm.
Bên cạnh đó, theo số liệu được GS. Phạm Minh Hạc đưa ra trên Đài Truyền hình Việt Nam, hiện trên toàn thế giới có khoảng hơn 6.000 trường đại học, trong đó Mỹ có khoảng 4.000 trường. Thế mà Việt Nam với dân số 85 triệu người đã có ngót nghét 450 trường đại học các loại. Phát triển nhanh như vậy, nên chỉ trong vòng một năm, số lượng sinh viên đã bằng 20 năm trước đây cộng lại.
Theo chiến lược phát triển đại học - cao đẳng, thời gian tới cả nước sẽ có 600 trường đại học- cao đẳng. Với số lượng này, có lẽ Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về số lượng trường đại học.
Cuộc sống khiến chúng ta luôn đặt ra câu hỏi tại sao, vì sao rồi tự tìm ra câu trả lời để tồn tại. Với ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là bậc đại học, quả là có quá nhiều câu hỏi tại sao? Chỉ có điều hơi khác hai từ "tại sao" vốn đã được các cơ quan quản lý về giáo dục biết trước khi cho phép hàng loạt các trường đại học mọc lên mà vẫn không tự mình trả lời sớm để giờ đây khiến cả xã hội phải đặt câu hỏi tại sao nền giáo dục đại học nước ta có quy mô và chất lượng như vậy!

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/bandocviet/30994/

   

17 tháng 3 2010

Báo chí và… quyền được sai

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trong một kỳ hai bài viết của cô nhà báo Đoan Trang liên quan đến báo chí mà BVN xin phép đăng lại trong cùng kỳ này. Thật vinh dự được một tờ báo có uy tín làm công việc chọn lựa như thế! Xin cho phép tôi bàn ké vài lời.

Ở Sở Thú có hai con vật giống hệt nhau: cùng hình thù "giống hệt con hổ nhưng nhỏ" (theo định nghĩa của từ điển Larousse thời tôi học cuối bậc tiểu học cách nay hơn bảy chục năm), nhưng hai con vật ở Sở Thú giống hệt nhau đó lại khác nhau về tên gọi, một con được gọi bằng Mèo và một con gọi bằng Mèo Rừng. Hai tên gọi khác nhau giữa Mèo và Mèo Rừng được xác định chỉ ở một điểm này, biết tuân theo Luật. Nói thế là chưa kín kẽ, vì Luật … Rừng thì cũng là luật. Đọc tới đây, bạn đọc thừa biết rằng muốn cho kín nhẽ thì cái Luật cho Mèo tuân theo và Mèo Rừng phớt lờ, ấy là Luật Dân sự (do con người ở một xã hội văn minh không sống theo Luật Rừng cùng đặt ra).

Sang xã hội con người, ở đâu đó trên Trái đất này, "luật" cho loài Báo bỗng dưng lại có … báo Lề phải, báo Lề trái, và một báo chính danh đi giữa đường. Khái niệm báo Lề phải là do cái ông bộp chộp có chủ kiến nào đó định ra nhằm mục đích mua vui cho thiên hạ. Khái niệm báo Lề trái dành cho những người nông nổi, không dưng đi nhận là mình "trái", trong khi lý ra phải vỗ ngực là mình "phải". Nay đã tới lúc cần có những người xưng là chính Danh chính Lộ chính Tín trong khái niệm Báo (trùng tên nhưng không trùng khái niệm với con Mèo Rừng hoặc con Báo có họ hàng hang hốc với Mèo Rừng). Cần biết phân biệt phẩm chất "nhà" của nhà báo và phẩm tính "con" trong con báo hoặc con mèo rừng.

Nhà báo Đoan Trang cung cấp hai bài viết với ý nghĩa xây dựng dần KHÁI NIỆM Báo chí và Nhà báo. Hai bài này không phải là mở đầu đâu nhé. Nhà báo Đoan Trang biết cách dùng nhiều thể loại khác nhau để làm cho khái niệm Báo chí và Nhà báo được hiện ra sinh động ngay trong cuộc đời thường ngày của chúng ta.

Vậy nên, xin hãy đọc hai bài viết của Đoan Trang như là những định nghĩa từng phần của khái niệm Báo chí và Nhà báo. Nếu nội dung đúng là như thế, thì công lao là của cô Đoan Trang. Nếu ai thấy lời bàn này sai, thì đó là tại tôi, lỗi tại tôi lỗi tại tôi mọi đàng…"

Phạm Toàn




Quyền miễn trừ cho nhà báo là khái niệm
chưa được quy định trong pháp luật
nước ta khi thông tin nhằm phục vụ
vụ lợi ích công. Ảnh: HTD
Ở phương Tây, khi đưa tin có phần lệch sự thật, báo chí vẫn có thể được thoát trách nhiệm với điều kiện: Phải vì lợi ích công và không cẩu thả.


Hội thảo khoa học quốc tế về "chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông" (ngày 10-3, tại Hà Nội) đã mở ra vấn đề cần phải cân phân giữa quyền của báo chí và quyền của công dân.

Tiếp nội dung hội thảo, một khía cạnh khác được khơi lên: Báo chí được đưa thông tin tới ngưỡng nào?


Bị cung cấp tin sai thì sao?

Một trong những vụ án hình sự nổi tiếng liên quan tới giới báo chí Việt Nam cách đây vài năm có chi tiết là cơ quan công an cho rằng nhà báo đã đưa những thông tin "không đúng sự thật, trong đó có những tin đang trong quá trình điều tra, có tin không có trong hồ sơ vụ án; việc đăng tải những thông tin trên đây trên các phương tiện thông tin là rất nghiêm trọng, đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật…".

Vụ án đặt ra một loạt vấn đề khiến các nhà báo băn khoăn: Báo chí phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các tin bài họ đăng tải. Điều đó liệu có ảnh hưởng vai trò báo chí trong công cuộc phục vụ lợi ích công?

Tại hội thảo nói trên, nhà báo Xuân Trung của báo Tuổi trẻ cũng đã một lần nữa nhắc lại băn khoăn đó khi ông nêu câu hỏi đại ý: Nhà báo lấy thông tin từ cơ quan điều tra thì sau đó nếu thông tin sai có được hưởng quyền miễn trừ không?

Quyền miễn trừ cho nhà báo là khái niệm chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam, song đã có mặt trong hệ thống luật pháp của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan, Úc, Philippines…



Sự thật trước tiên

Cơ sở biện hộ cho nhà báo ở mỗi nước có khác nhau, tuy nhiên khái quát thì có hai loại "công cụ" chủ yếu: thứ nhất, sự thật; thứ hai, quyền miễn trừ.

Một nhóm nghiên cứu của TS Hoàng Đình Cúc (Giám đốc Học viện Báo chí và Truyền thông Hà Nội) và bà Trần Lệ Thùy (nghiên cứu viên báo chí Đại học Oxford, Anh) viết rằng: "Sự thật là cơ sở bào chữa toàn diện trong các vụ kiện xúc phạm danh dự, bôi nhọ, phỉ báng. Nếu bài báo bị kiện được chứng minh là nhìn chung viết đúng sự thật thì sẽ được pháp luật bảo vệ". Tất nhiên báo chí sẽ phải rất tốn kém cả về thời gian và chi phí.

Chẳng hạn, vào năm 1987, đài truyền hình Scotland STV phát một chương trình "Tội ác chiến tranh" tố cáo công dân Anthony Gecas tham gia giết hại hàng ngàn người Do Thái. Gecas đâm đơn kiện. STV buộc phải bỏ tiền thuê chuyên gia chứng minh cho những sự việc xảy ra từ nửa thế kỷ trước. Cuối cùng, nhờ chứng minh được là đã đăng tải nội dung đúng sự thật nên STV thắng kiện. Vụ này ngốn mất một khoản chi phí tới 1,5 triệu bảng.

Nếu bên bị không chứng minh được thông tin là đúng sự thật, hoặc nhà báo đã làm đủ cách để điều tra, kiểm chứng mà thông tin vẫn sai, khi đó nhà báo sẽ cần tới loại "công cụ" thứ hai: quyền miễn trừ.

Sức mạnh của quyền miễn trừ

Các nước theo truyền thống luật của Anh, Mỹ định ra hai loại quyền miễn trừ: toàn phần và bán phần.

Báo chí được trao quyền miễn trừ toàn phần khi tường thuật chính xác và công bằng về "một cơ quan lập pháp ở bất cứ đâu trên thế giới, một tòa án pháp luật ở bất cứ đâu trên thế giới, một cuộc điều tra công khai của chính phủ hoặc cơ quan lập pháp ở bất cứ đâu trên thế giới…".

Nhìn chung, báo chí nơi đây thường được hưởng quyền miễn trừ bán phần hơn là toàn phần. Tiêu chuẩn hưởng miễn trừ bán phần có thể khác nhau tùy mỗi nước nhưng cũng chia sẻ một số nguyên tắc chung: Nhà báo có thể được miễn trừ bán phần khi thông tin mà họ đăng tải có ý nghĩa quan trọng nhằm phục vụ lợi ích công. Chẳng hạn: đưa tin về các cuộc họp công khai, về các văn bản của chính quyền, tin liên quan tới những cơ quan công quyền như công an, cảnh sát, cứu hỏa, bệnh viện và trường học công…

Ngoài ra, nhà báo ở phương Tây còn được bảo vệ trong nhiều trường hợp khác được luật quy định rất cụ thể. Chẳng hạn, khi những thông tin bị quy là "xúc phạm danh dự, uy tín" mà tờ báo đưa ra là sự thể hiện ý kiến, quan điểm hơn là trình bày dữ kiện. Sở dĩ có quy định này là vì người ta cho rằng các ý kiến, quan điểm có thể lúc đúng lúc sai.

Phương Tây còn có điều khoản "truyền bá thông tin do ngốc nghếch" (innocent dissemination). Theo đó, bị đơn là nhà báo có thể được miễn trừ nếu anh ta thật sự không biết rằng đưa tin như thế là xâm hại uy tín, danh dự. Tuy nhiên, nếu sự không biết này là do cẩu thả thì lại không được miễn trừ.

Phép thử ReynoldsTòa án Anh đưa ra "phép thử Reynolds" gồm 10 bước để kiểm tra xem một nhà báo hay tờ báo có đạt tiêu chuẩn hưởng quyền miễn trừ bán phần hay không. Chẳng hạn: Nhà báo đã liên hệ, đã trích dẫn lời của bên bị xúc phạm danh dự chưa hay mới chỉ đưa tin một chiều? Vấn đề có cấp bách đối với công chúng tới mức nhà báo không thể kiểm chứng thông tin trước khi đăng bài?

Chữ Reynolds lấy từ tên cựu Thủ tướng Ireland Albert Reynolds. Năm 1994, tờ Sunday Times có bài viết cho rằng ông Reynolds đã lừa dối nghị viện. Tựa đề bài viết là "Goodbye Gombeen Man" (tạm dịch: "Chào nhé, nhà cho vay nặng lãi", nhái một thành ngữ Ireland để mô tả những kẻ khôn khéo, lừa đảo). Ông Reynolds kiện và thắng, được bồi thường một xu tiền danh dự.

Tuy nhiên, Thượng viện Anh sau đó đã quyết định cho báo chí được sử dụng "phép thử Reynolds". Theo đó, báo chí có thể đăng tải những thông tin sai và xúc phạm danh dự nếu họ chứng minh được rằng việc đưa tin đó là vì lợi ích công và họ đã làm việc một cách có trách nhiệm.
ĐT

Nguồn: phapluattp.vn


Trường học VN đã nằm bên kia biên giới Tàu

Chào các bác trong trang Bauxite Việt Nam,

Xem hình bản đồ giáp giới Việt Nam – Trung Quốc trên Google map, chỗ biên giới Lào Cai, tôi rất ngạc nhiên thấy các trường học VN như Trường Nguyễn Công Hoan, Trường Lê Quý Đôn đã nằm bên kia biên giới Tàu (xem hình 1).

Hình 1




Còn dọc theo biên giới phía Bắc, những phần đất nằm phía VN thì lại ghi chữ Tàu (xem hình 2).

Hình 2

Tôi không tin rằng Google có thể sai như vậy, và cũng không tin rằng National Geographic Society sơ suất. Vì sao lại có chuyện này, thật không tài nào hiểu nổi. Nếu nghe lời giải thích của ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng báo cáo kết quả làm việc trong rất nhiều năm của Đoàn công tác hoạch định biên giới đất liền giữa ta và Trung Quốc vào đầu năm ngoái (2009) thì đâu đến nỗi thế. Ông Dũng nói: "Tôi đã có nhiều dịp phát biểu về vấn đề này. Hôm nay, tôi xin một lần nữa khẳng định rằng: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề hết sức thiêng liêng đối với bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào. Đối với dân tộc Việt Nam thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại càng thiêng liêng cao cả. Dân tộc ta từ nghìn xưa đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng nhiều mất mát, hy sinh to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này.

Trong đàm phán với Trung Quốc và các nước láng giềng khác cũng như trong quá trình PGCM trên thực địa, chúng ta đều đã thể hiện hết sức rõ ràng lập trường bất di bất dịch, đó là: chủ quyền lãnh thổ là vấn đề mang tính nguyên tắc, không thể nhân nhượng. Như trên tôi đã nói, do lịch sử để lại, có những khu vực quá canh, quá cư, Hai đoàn đàm phán đã nhất trí linh hoạt điều chỉnh trên cơ sở cân bằng lợi ích.

Vì vậy, không thể có chuyện "Việt Nam mất đất", "cắt đất" cho nước này nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin. Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau" ("Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: không có chuyện "cắt đất" cho nước khác" – Dân trí 02-01-2009).

Có lẽ rồi thời gian mọi chuyện sẽ được sáng tỏ, chỉ lo rằng lúc đó tất cả đã đâu vào đấy, khó mà đòi lại được những gì đã mất vào tay người Tàu. Còn ngài Thứ trưởng với lời nói trơn như mỡ thì cũng đã đi sang bên kia thế giới lâu rồi. Chỉ dân tộc Việt Nam là không tránh đâu cho hết khốn khổ. Chẳng lẽ chúng ta nuốt nhục đến vậy ư? Có ai giải đáp được cho tôi không, rằng đây là do bản đồ nước ngoài ghi nhầm?
Kính thư

http://boxitvn.blogspot.com/2010/03/thu-ban-oc-truong-hoc-vn-nam-ben-kia.html

Ngọc Thu

Thư của trang Bauxite Việt Nam gửi đến Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ

Thư của trang Bauxite Việt Nam gửi đến Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

National Geographic Maps
The National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, D.C 20036-4688
pressroom@ngs.org
maps@ngs.org

14 March 2010

Dear Sir/Madam,

We, a group of Vietnamese scholars, scientists and concerned people, would like to point out a serious error related to your product, the world maps posted on the official website of the National Geographic Society (NGS), http://www.natgeomap.com.

Those listed world maps show the Paracel Islands in Southeast Asia (SEA) with a name claimed by China – Xisha Qundao belonging to China [1]. This would stir up a dispute over the archipelago, whose legal status has not been arbitrated by any international legal body.

The Paracels (named as Hoang Sa in Vietnamese) [2] have been continuously under the sovereignty of Vietnam since the 15th century, a fact which is well documented in historical atlases such as the 15th century Hong Duc atlas as well as numerous other ancient books by Vietnamese and western authors [3-5]. Vietnamese sovereignty was interrupted by French rule in Vietnam from the second half of the 19th century until the first half of the 20th century, when the islands were under French control, according to the Sino-French treaty of 1887 [6]. However, with the end of colonial rule in 1954, the islands officially reverted to Vietnamese control and were administered by the Republic of Vietnam (South Vietnam).

In 1974, taking advantage of the Vietnam War, China forcibly took the Paracels on January 19, 1974 [2]. This armed invasion was against all the rules of international law and, therefore, any major country has not recognized China's sovereignty claim on the Paracels. Vietnam has never relinquished its rightful ownership of the islands and is pursuing all possible peaceful means to recover them.

Your representation of the Paracels under the official Chinese name of "Xisha" and the indication that they belong to China, are therefore considered to be inappropriate. This would also contradict the official position of the United States government, which takes a neutral attitude in toward these disputes.

Recognizing the worldwide reputation of NGS as a major geographic institution, whose publications and maps are widely read and consulted all over the world, we kindly ask you to correct this inadvertent mistake at the earliest possible occasion.

Thank you for your consideration [8]

Yours faithfully,

Representatives of website Bauxite Vietnam:
Nguyen Hue Chi, Professor of Literature
Hanoi, Vietnam

Pham Toan, Writer
Ha Noi, Vietnam

Dr. Nguyen The Hung, Professor
The University of Da Nang, Vietnam

Website: www.boxitvn.net

References
[1] Labels of Paracel Islands belonging to China and their links on the National Geographic Map website
Printed
Map link
Xisha Qundao (Paracel Is)
China
http://www.natgeomaps.com/world_decorator
http://www.natgeomaps.com/world_executive
Paracel Is
China
http://www.natgeomaps.com/world_explorer
Xisha Qundao (Paracel Is)
Administered by China (claimed by Vietnam)
[2] Massachusetts Institute of Technology, Cascon Case SPI: Spratly Islands 1974-. URL:http://web.mit.edu/cascon/cases/case_spi.html, accessed March 14, 2010.
[3] Nguyen Nha, Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (The Process of the Establishment of the Sovereignty of Vietnam over the Paracel and Spratly Islands), Ph.D thesis, University of Social Science and Humanities, Vietnam, 2002. Excerpts can be found at http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/nguyennha1.htm, accessed March 14, 2010.
[4] Chemillier-Gendreau M, Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands (2000), The Hague: Kluwer Law International, pp. 35-37. Excertps can be found at http://books.google.com/books?id=58q1SMZbVG0C&pg=PA74&dq=Samuels+%2B+hai+luc#v=onepage&q=Samuels%20%2B%20hai%20luc&f=false
[5] Paracel & Spratly belong to Vietnam, http://www.paracelspratly.com/home/index.php?option=com_news_portal&Itemid=39, accessed March 14, 2010.
[6] Nordic Institute of Asian Study (NIAS), War or peace in the South China Sea? Edited by Timo Kivimäki , NIAS Press 2002.
[7] Brent E. Smith, China's Maritime Claims in the South China Sea: The Threat to Regional Stability and U.S. Interests. Storming Media, Pentagon Report A736983, 2001.
[8] Sau khi lá thư này được đăng lên, Tiến sĩ và họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đã góp ý chỉnh sửa một số chỗ, Nhóm soạn thảo ghi nhận sự đóng góp đó và xin trân trọng cám ơn ông.




Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc

Bài viết của Nguyễn Hải Hoành được Vietnamnet đăng làm hai kỳ liền, kèm theo một lời gợi ý "Các quốc gia đều đặt ra những cảnh báo mạnh mẽ để thúc đẩy người dân của họ nỗ lực vượt bậc hơn nữa. Thuyết nước Mỹ suy tàn; thuyết Nhật Bản chìm đắm; thuyết Trung Quốc sụp đổ... gợi cho bạn suy nghĩ gì về một "thuyết cảnh báo" cho Việt Nam?"
Thật là một gợi ý tốt đẹp! Chỉ e có một chút trục trặc nhỏ cần cùng nhau xử lý: nói là chức năng của cái Mồm, nghe là chức năng của cái Tai, nhưng toàn bộ cái Cơ Thể mang cái Tai và cái Mồm đó có lành mạnh hay không lại là chỗ phải để tâm.
Cơ thể một khi đã mắc bệnh, thì cứ "đến hẹn lại lên", lại huy động các thứ Mồm cho tha hồ Nói. Có loại Mồm Cò nói năng bay bướm, có loại Mồm Ngỗng chuyên nhại lời phát ra từ Mồm Cò, và có loại Mồm Đồng phục bị huy động nói theo để kiếm chút lợi quyền. Loại Mồm tử tế thì bị Tai ra lệnh cho Tay bịt giùm.
Cái Cơ thể kiểu gì vậy?
Ngạn ngữ tiếng Latinh xưa có câu Mens sana in corpore sano được người Phú Lãng Sa dịch là Une âme saine dans un corps sain được người Hồng Mao dịch là a sound mind in a healthy body còn sang tiếng Nam quốc Nam nhân biết dịch là gì đây… khi cái Tai có khi điếc thật, có khi giả điếc, và tới khi hấp hối thì dù chưa tới hồi điếc cũng chẳng còn nghe được gì nữa!
Bi kịch của một Cơ Thể là như vậy.
Phạm Toàn      

Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hóa, với quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hóa và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".

Từ đầu tháng 3 này người dân Bắc Kinh đổ xô đi tìm mua cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Cuốn sách còn có tựa đề phụ: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có bình luận.
Tác giả sách là Đại tá Lưu Minh Phúc, Giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc Trường ĐH Quốc phòng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.
 Bìa cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc"
   
 
Sách chủ yếu trình bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ.
Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như  Thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc...) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lãnh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.

Sách đã kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một blogger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc phòng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang tìm cách kiềm chế những phản ứng như trên vì không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.
Nhưng Romberg cho rằng lãnh đạo TQ cũng phải xem xét ý kiến của giới tinh hoa trong xã hội, gồm cả các tướng lãnh quân đội. Hãng Reuters đưa tin một Giáo sư TQ dạy môn Quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh nhận định: "Xã hội TQ đang thay đổi. Nếu xã hội đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn thì việc không để ý đến yêu cầu đó có thể sẽ phải trả giá đắt''.
Sách dày 303 trang, 40 vạn chữ, gồm 8 chương, (chương 2 và 6 chiếm một nửa số trang), chia 38 mục lớn với 174 mục nhỏ, có tính chất một công trình nghiên cứu công phu. Người viết lời giới thiệu sách dưới tựa đề: Cuộc chơi nước lớn TQ-Mỹ mở đầu thời đại mới của lịch sử thế giới là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu, Chính ủy ĐH Quốc phòng TQ.
Các chương sách có tựa đề như sau: 1. Nhất thế giới - giấc mơ trăm năm của TQ;  2. Đọ sức thế giới: cuộc chiến đấu tranh giành "quốc gia quán quân" giữa Mỹ với TQ;  3. Thời đại TQ - "thời đại Hoàng phúc" (phúc da vàng) của thế giới;  4. Dùng tính cách TQ để xây dựng "vương đạo TQ";  5. Chiến lược lớn cần có tư duy chiến lược;  6. Chớ nên có ảo tưởng với nước Mỹ;  7. Nước lớn trỗi dậy tất phải có quân đội lớn;  8. Kêu gọi thuyết TQ sụp đổ.

Cuộc cạnh tranh lịch sử

Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí còn kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu "Chấn hưng dân tộc" tức là "Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới"; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được gì.
Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã khẩn trương thực thi tham vọng "Vượt Anh đuổi Mỹ", phát động các phong trào Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.
Từ thập niên 80, Đặng Tiểu Bình đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: - mục tiêu hiện đại hóa XHCN để TQ trở thành nhất thế giới;  - đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; - 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI;  - chiến lược lớn phát triển hòa bình là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.
Vì TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô hình trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước mình trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lý cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: - tổng sản phẩm quốc nội GDP;  - sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm;  - GDP bình quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện còn yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP bình quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP bình quân đầu người.

Thế kỷ XXI còn 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu vì phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc.
Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới thì tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải - tác giả viết.
Mục tiêu lãnh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không còn đủ sức lãnh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lãnh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô hình kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, vì thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lãnh đạo thế giới. Hiện nay mô hình phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.

Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ý muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.
  
  
Tác giả Lưu Minh Phúc    
TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hòa bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hóa kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực.
Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hóa. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hóa và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".

TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, còn các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hóa của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ thì khi ấy mới đến thời đại văn hóa TQ.
Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hóa truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. "Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hóa và giá trị còn khó hơn giấc mơ kinh tế," - tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ý kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lý quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, "vì TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của mình và làm yếu các nước phương Tây".

Người Mỹ thường xuyên la hét thuyết nước Mỹ suy tàn; sau Đại chiến II họ từng 8 lần làm như vậy. Người Nhật luôn nhắc nhau thuyết Nhật Bản chìm đắm. Còn tác giả "Giấc mơ Trung Quốc" nhắc mọi người luôn nhớ Tinh thần quốc ca, tức nhớ câu dân tộc TQ đã tới lúc nguy hiểm nhất trong bài quốc ca TQ.

Tính chất cuộc chạy đua TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI


Để giành ngôi quốc gia quán quân, TQ phải chạy đua marathon với Mỹ suốt thế kỷ XXI. Lưu Minh Phúc cho rằng cuộc cạnh tranh này có tính chất một cuộc chiến tranh ấm ("ôn chiến") - khái niệm mới do tác giả đề xuất.
Chiến tranh ấm là hình thức cơ bản của cuộc chơi chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI, trong đó Mỹ "dẫn đường" và "quản lý" TQ, đồng thời "hữu nghị ngăn chặn", "hợp tác ngăn chặn" TQ, thực tế là chiến tranh không nóng, không lạnh, chỉ là "nửa lạnh". Đặc điểm của chiến tranh ấm là ngăn chặn trong tiếp xúc, cạnh tranh trong hợp tác, hòa nhập trong toàn cầu hóa, khống chế trong dẫn đường và quản lý.
Đây là một mô hình cạnh tranh văn minh hơn chiến tranh lạnh nhưng chưa hoàn toàn thoát khỏi bóng ma của nó. Do điều kiện thời đại và đối thủ khác trước nên Mỹ không thể tiến hành được chiến tranh toàn bộ lạnh. Cuộc cạnh tranh TQ-Mỹ là sự kết hợp hòa bình trỗi dậy với hòa bình ngăn chặn, giữa cạnh tranh chiến lược với hợp tác chiến lược.
Chiến tranh ấm đòi hỏi TQ không thể chỉ trỗi dậy về kinh tế mà còn phải trỗi dậy về quân sự, nhất quyết phải làm một nước lớn mạnh về quân sự. Đây là quan điểm chủ yếu tác giả yêu cầu người TQ quan tâm. Quân đội TQ hiện yếu hơn Mỹ.
Năm nay tuy còn khủng hoảng kinh tế nhưng ngân sách quốc phòng của Mỹ vẫn cao tới 680,2 tỷ USD (TQ là 78 tỷ USD), chiếm hơn một nửa tổng chi phí quân sự toàn thế giới.
Hiện nay quân đội TQ vẫn là quân đội kiểu phòng ngự, kiểu đánh trên bộ, kiểu nửa tin học hóa nửa cơ giới hóa, nay cần phát triển thành kiểu quân đội tiến công kiêm phòng ngự, phải có khả năng tác chiến vượt biển vượt biên giới, thực hiện tin học hóa, cơ giới hóa. Sức mạnh quân sự TQ chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế. GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn.
Trong lịch sử đã có nước giàu mà thua trận, như TQ thua Anh trong cuộc chiến tranh Thuốc phiện, khi ấy GDP của TQ lớn nhất thế giới. Sau đó TQ lại thua Nhật trong chiến tranh Giáp Ngọ, khi mà GDP TQ gấp 4 lần của Nhật. Giàu mà không mạnh thì sẽ bị đánh.
Tác giả viết: trong thế kỷ XXI TQ sẽ không có "đại chiến" với Mỹ. Đó là do Mỹ xưa nay có truyền thống thi hành đường lối không bao giờ gây chiến tranh với bất cứ nước lớn nào, và cũng do TQ không muốn có chiến tranh. "Nếu muốn không có đại chiến với Mỹ thì TQ phải có đại quân", tức quân đội mạnh về chất lượng.
TQ trỗi dậy về quân sự không phải là để đánh Mỹ mà là để không bị Mỹ đánh, để bảo đảm không thua khi bị Mỹ đánh, cho nên sự trỗi dậy quân sự của TQ không đe dọa Mỹ mà là để loại bỏ sự đe dọa của Mỹ đối với TQ. Hiện nay do Mỹ mạnh TQ yếu nên TQ cần chơi Thái cực quyền, ra sức lợi dụng một số quốc gia và vấn đề đang làm Mỹ đau đầu (như Iran, Triều Tiên ...) để ngáng chân Mỹ.

TQ cần tỉnh táo, chớ chủ quan nóng vội

Cuốn sách kết thúc bằng chương "Kêu gọi Thuyết TQ sụp đổ". Tác giả nhắc mọi người luôn nhớ Tinh thần quốc ca tức nhớ câu Dân tộc TQ đã tới lúc nguy hiểm nhất trong bài quốc ca TQ.

Ông viết: thuyết TQ sụp đổ là lời phương Tây nguyền rủa TQ nhưng thực ra lại là cái có giá trị nhất và cần nhất cho TQ trong số 4 thuyết họ nói về TQ (TQ trỗi dậy, TQ sụp đổ, TQ đe dọa, TQ trách nhiệm). Nó cũng là hồi chuông báo động TQ cần gióng lên với chính mình.
Người Mỹ thường xuyên la hét thuyết nước Mỹ suy tàn; sau Đại chiến II họ từng 8 lần làm như vậy. Người Nhật luôn nhắc nhau thuyết Nhật Bản chìm đắm. Trong quá trình TQ phát triển và trỗi dậy, các mâu thuẫn và vấn đề cũng phát triển và trỗi dậy theo; trỗi dậy và sụp đổ chỉ cách nhau một bước.

Năm 1994 Đặng Tiểu Bình nói: cho dù 51% người giàu lên trước thì vẫn còn 49%, tức hơn 600 triệu dân nghèo khổ; như thế TQ cũng sẽ có loạn, có nội chiến. Tác giả vạch ra hiện nay TQ có rất nhiều cái "nhất thế giới" về mặt tiêu cực, như tham nhũng, tàn phá môi trường, phân phối bất công...
TQ muốn trỗi dậy, then chốt là giới tinh anh phải trỗi dậy; giới này không được trở thành tầng lớp đặc quyền đặc lợi và kém tài năng. TQ cần sáng tạo nền dân chủ tốt hơn dân chủ Mỹ, xây dựng chính quyền thanh liêm hữu hiệu hơn cơ chế đa đảng, tạo lập chế độ phân phối công bằng hơn nhà nước phúc lợi. Lưu Minh Phúc kêu gọi người TQ tỉnh táo tư duy, tránh nóng vội, chủ quan đánh giá thấp đối thủ Mỹ.
Người ta thường nói từ ước mơ đến hiện thực bao giờ cũng có một khoảng cách. Chúng ta hãy chờ xem người TQ thực hiện giấc mơ của họ như thế nào.

Nguồn: VNN 15/03/2010 và 16-03-2010.

Nên xử lý quan hệ Việt – Trung như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Với 95 tuổi đời, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn xông xáo như ở tuổi hai mươi, luôn hăng hái đi đầu trên mặt trận chống kẻ thù bành trướng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ông là người có số lượng bài đều đặn, viết không ngừng nghỉ, với giọng nhã nhặn chứ không đao to búa lớn, nhằm đối thoại với những kẻ mà ông từng giáp mặt hàng ngày trên trận địa ngoại giao cách đây 30 năm, khi hai nước đang là đồng chí anh em, bỗng dưng "em" bị "anh" trở mặt đánh cho một cú tạt sườn. Là người hiểu rõ hơn ai hết sự tráo trở nằm trong quốc sách xuyên suốt ấy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh tuy không hề quên ơn nghĩa quá khứ nhưng vẫn tự thấy mình có trách nhiệm phải chỉ ra tường tận tâm địa khó chơi của ông bạn láng giềng, mà cái nguy là đang dối gạt thế hệ đàn em của ông hôm nay, bằng những lời thật mặn nồng và một chiếc mặt nạ sơn phết khá kỹ, khiến không phải không có người đắm đuối như ruồi sà vào hũ mật.
Nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh còn quan tâm đến những vấn đề nội tình đất nước. Ông cũng là một trong các lão thành cách mạng đều đặn đưa kiến nghị yêu cầu cải tổ bộ máy lãnh đạo, nhằm ngăn chặn những phần tử cơ hội, những tên tư bản đỏ, thừa cơ làm tan hoang cơ nghiệp mà nước nhà giành được sau sáu thập kỷ gian nan phấn đấu, làm sâu sắc thêm phân hóa giàu nghèo, đẩy nhân dân vào phân tâm và khốn khổ, nhất là nông dân đang đứng trước tình trạng bị cướp đất, bần cùng hóa, mất đi quyền được sống tối thiểu, và mọi tầng lớp khác thì không được hưởng sự công bằng như Hiến pháp quy định – những quyền dân chủ, tự do cơ bản của con người.
Có thể nói lần đầu tiên nhà chiến lược quân sự phát biểu cùng lúc các vấn đề đối ngoại và đối nội một cách hệ thống, như hai phương diện có quan hệ nội tại với nhau. Đó là một cái nhìn nhắc nhở ý tứ, sâu sắc và đầy lòng ưu ái. Đặc biệt, cũng là lần đầu tiên ông diễn giải thực chất những ngôn từ mỹ miều của "nước bạn" mà nhiều nhà lãnh đạo nước ta trước nay vẫn cứ quen đưa đẩy ở đầu miệng: "... những người lãnh đạo Trung Quốc nêu lên để hai bên cùng thực hiện hai mệnh đề: "16 chữ vàng…" và "4 tốt…" nào là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện…, đồng chí tốt, bè bạn tốt…; lời nói thì tốt đẹp, chữ nghĩa thì hay, nhưng thực chất đó là "hữu nghị lừa phỉnh, hợp tác ăn người, đồng chí móc ruột, bạn bè mất vợ"". Không có dũng khí của một lão tướng yêu nước tận trong đáy tâm khảm, không thể nói ra những lời mà ta có thể mạnh dạn gọi là "đao bút", như Nguyễn Trãi xưa kia từng tự đánh giá văn chương của mình.
Dưới đây xin trân trong giới thiệu toàn văn bài viết công phu và tâm huyết của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh với bạn đọc xa gần.
Nguyễn Huệ Chi
I. Từ trước đến nay Trung Quốc đối xử với ta như thế nào?
Một nghìn năm nô dịch nước ta (Bắc thuộc) thì mọi người đã rõ. Trong thời kỳ ấy, tất nhiên dân ta đã có nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập nhưng không thành hoặc chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Kể từ vua Ngô Quyền rồi Đinh Tiên Hoàng kế tiếp thống nhất giang sơn giành độc lập thì các triều đại Trung Hoa từ Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều đem quân xâm lược nước ta hòng biến nước ta thành châu quận của họ. Quân dân ta kiên cường bất khuất, đoàn kết một lòng, dưới sự chỉ huy của những anh hùng, hào kiệt đều đã đánh bại họ, giữ vững bờ cõi giang sơn. Điều đó ai cũng biết. Nhắc lại hai đoạn trên để nói lên rằng tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn luôn là truyền thống xuyên suốt của những người nắm quyền ở Trung Quốc.
Đến thời kỳ hai nước cùng làm cách mạng, tuy lúc đó còn có ảnh hưởng chừng nào của tinh thần quốc tế chủ nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn thể hiện ý đồ muốn ta thần phục và đi vào quỹ đạo của họ bằng nhiều chủ trương chính sách.
1. Chinh phục ta bằng tư tưởng Mao Trạch Đông và giúp ta đánh Pháp.
Về chính trị, họ truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Lúc đó trong chương trình giáo dục ở trường Đảng của ta có tiết mục tư tưởng Mao Trạch Đông, cố vấn Trung Quốc cũng tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông và giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc. Có cố vấn quân sự giúp ta đồng thời giúp ta về vũ khí, xe vận tải, pháo 105, pháo cao xạ… Khách quan mà nói, nếu không có sự giúp đỡ đó thì ta chưa có trận thắng Điện Biên Phủ hoặc có thắng cũng không ít khó khăn. Nhưng trong Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, lúc ấy Pháp thất thế không còn có thể làm gì hơn mà Mỹ thì chưa thể trực tiếp nhảy vào. Đáng lẽ ta có thể đấu tranh đẩy giới tuyến quân sự tạm thời xuống đến vĩ tuyến 16, thế nhưng Trung Quốc lại cứ khuyên ta chấp nhận vĩ tuyến 17. Như vậy là Trung Quốc vừa giúp ta lại vừa hạn chế thắng lợi của ta. Trung Quốc khuyên ta nên tập trung xây dựng miền Bắc, trường kỳ mai phục, không tiếp tục đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, không muốn ta mạnh hơn lên để dễ bề khống chế.
Đến khi theo kinh nghiệm Trung Quốc, ta phạm sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, gây tổn thất quá lớn, ta mới thôi dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường Đảng và không áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nữa. Trung Quốc thấy thần phục ta bằng tư tưởng Mao Trạch Đông không được, họ bắt đầu chuyển sang thực hiện chủ trương chính sách mới.
2. Giúp ta hàng loạt xí nghiệp khiến ta hàm ơn và ngả theo Trung Quốc.
Sau hòa bình lập lại, Trung Quốc giúp ta xây dựng nhiều nhà máy và công trình: Nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá, Bóng đèn phích nước, Sứ Hải Dương, Phân đạm Hà Bắc, Gang thép Thái Nguyên, Dệt Minh Phương, Mì chính Việt Trì v.v. Một mặt cũng muốn giúp cho ta có hàng hóa sản phẩm cần thiết, nhưng mặt khác đấy cũng là dịp đổi mới thiết bị của họ, đưa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã cũ kỹ sang giúp ta và ta phải phụ thuộc họ về nguyên liệu, phụ tùng. Những sản phẩm của các nhà máy nói trên thua xa thứ cùng loại sản xuất trong nước họ, có công trình không phát huy được hiệu quả, làm ăn thua lỗ, có những công trình chạy tậm tịt về sau Mỹ ném bom phá cho sập nốt, thành thử kết quả giúp ta về kinh tế bằng không. Như vậy là tranh thủ ta bằng xây dựng kinh tế cũng không thành công. Sau này những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ lại tiếp tục có chủ trương chính sách mới đối với ta.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp ta. Từ 1950 đến 1970, là thời kỳ họ ra sức tranh thủ ta, lãnh đạo Trung Quốc đối xử với các vị lãnh đạo cao cấp của ta trân trọng và thân tình, đối với học sinh của ta và cán bộ ta có việc sang Trung Quốc rất ân cần, tử tế. Có điều đáng chú ý là mỗi khi có lãnh đạo của ta sang thăm hoặc làm việc với Trung Quốc thì ngay tối hôm đó Đài phát thanh và truyền hình Trung Quốc đều có tiết mục nói về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc.
3. Trong thời kỳ ta kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ cho ta nhằm tranh thủ ta.
Khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc nước ta, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố "Người không đụng đến ta, ta cũng không đụng đến người", ý nói Trung Quốc sẽ không tham chiến giúp Việt Nam. Dẫu thế, trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc cung cấp viện trợ cho ta rất nhiều, từ vũ khí, phương tiện chiến tranh đến quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm v.v. Khách quan mà nói, nếu không có sự viện trợ to lớn đó của Trung Quốc và sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên Xô về máy bay, xe tăng, tên lửa, Ka-chiu-sa, khí tài hiện đại v.v… thì ta khó thắng Mỹ. Nhân dân ta rất biết ơn Trung Quốc cũng như Liên Xô.
Vì sao Trung Quốc viện trợ quân sự cho ta to lớn như vậy? Bấy giờ Chủ tịch Mao Trạch Đông còn sống, lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi Mỹ là đế quốc thù địch, giúp ta giữ vững miền Bắc không để xảy ra tình hình quân Mỹ tiến sát biên giới Trung Quốc, bom rơi vào đất Trung Quốc như những năm 50 Mỹ đánh Triều Tiên. Giúp Việt Nam đánh Mỹ là đánh Mỹ ở ngoài biên giới để không thiệt hại cho nội địa Trung Quốc, thâm ý của Trung Quốc là ở chỗ ấy. Hơn nữa, lúc ấy mâu thuẫn Trung – Xô đã găng đến mức coi nhau là thù địch, Trung Quốc viện trợ to lớn cho ta cũng nhằm tranh thủ ta ngả về họ, không ngả về Liên Xô. Tuy nhiên, với tài ngoại giao thần tình của Hồ Chủ tịch, chúng ta vẫn quan hệ cân bằng với cả hai nước.
Khi chiến tranh diễn đến cục diện giằng co, Trung Quốc thấy Mỹ khó thắng nổi Việt Nam, khả năng hai bên ngồi vào bàn đàm phán xuất hiện, thì Trung Quốc lại muốn ta không đàm phán, tiếp tục "đánh đến người Việt Nam cuối cùng" để cho cả Việt Nam và Mỹ đều tổn thất và suy yếu, tất nhiên sẽ có lợi cho Trung Quốc. Đến lúc này Nich-xơn tìm đến Trung Quốc, những nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy ngay cơ hội bắt tay làm ăn với Mỹ. Ta vẫn ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc thấy viện trợ ta nhiều thế mà ta vẫn không nghe theo họ, họ bắt đầu chuẩn bị con bài khác.
4. Chuẩn bị ép ta về quân sự hòng buộc ta phải phục tùng.
Khi hiệp định Pa-ri thắng lợi Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam, hai bên giữ nguyên vị trí chờ tổng tuyển cử, lãnh đạo Trung Quốc khuyên ta ngừng hoạt động quân sự theo như hiệp định, ta cũng không nghe theo. Thế là một mặt Trung Quốc mở thêm những con đường từ Vân Nam, Quý Châu ra sát các tỉnh biên giới nước ta để chuẩn bị đường tiến quân khi cần, mặt khác tăng cường viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng cho Pôn-pốt ở Cam-pu-chia để nắm chặt nó làm gọng kìm quân sự phía Tây Nam nước ta. Sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, trái với ý đồ của Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước càng xấu đi. Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang cám ơn Trung Quốc, họ đối xử với đoàn rất xấu. Khi đoàn xuống Thành Đô, cùng lúc ấy có đoàn quân sự của Triều Tiên do vị Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu cũng đến đấy. Họ bố trí cho đoàn Triều Tiên ở lầu loại nhất, đãi đằng rất chu đáo. Còn Đoàn Đại tướng Tổng tư lệnh của ta ở lầu hạng kém hơn và khi ăn cơm thì ngồi ghế đẩu (không có tựa), khi đoàn trở về trên xe lửa, họ dọn cơm cho ăn có cả bát mẻ! Điều đó cho thấy thái độ hành xử của người lãnh đạo Trung Quốc: "Khi muốn tranh thủ ta thì như san cửa sẻ nhà, khi trái ý đồ của họ, họ trở mặt thì quá tàn nhẫn và ty tiện".
Sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Pôn-pốt đánh phá biên giới Tây Nam nước ta, giết hại đồng bào ta, đồng thời xảy ra sự kiện mà Trung Quốc gọi là "bức hại và xua đuổi nạn kiều" thì quan hệ hai nước trở nên rất căng thẳng.
Khi đồng chí Lê Duẩn thăm Liên Xô và ký hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô và khi ta tiến quân vào Cam-pu-chia nhằm tiêu diệt bọn Pôn-pốt, chấm dứt sự đánh phá biên giới nước ta đồng thời cứu giúp nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng thì lập tức Đặng Tiểu Bình huy động nhiều Sư đoàn theo những con đường sát biên giới nước ta mà họ đã chuẩn bị sẵn từ trước, tiến vào đánh phá ba tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, giết hại nhân dân ta, hòng cứu bọn Pôn-pốt đồng minh và là gọng kìm phía Tây Nam của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình tuyên bố là "dạy cho Việt Nam một bài học". Thật là giọng điệu bá quyền nước lớn đúng như câu "Thuận ngã giả xương, nghịch ngã giả vong" (Thuận theo ta thì tốt, trái với ta thì chết) mà tôi được đọc nhiều lần trên báo của họ khi tôi làm Đại sứ nước ta ở Bắc Kinh. Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt. Cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học" còn là món quà Đặng Tiểu Bình tặng cho Tổng thống Nich-xơn nhằm phát triển quan hệ Trung - Mỹ.
Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên "phân định theo hiện trạng", tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu "nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?)", cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay  ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc. Trước đây, đã có hiệp định Pháp - Thanh phân chia vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc không chịu chấp nhận việc do lịch sử để lại, đòi phân chia lại, kỳ chiếm cho được phần hẩu về mình.
Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ xa xưa đã có văn bản lịch sử là do ta quản lý, ngay trong bản đồ do tướng Đặng Chung, Phó Tổng binh trấn thủ đảo Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam ngày nay) vẽ cũng ghi các đảo đó thuộc về An Nam (tức Việt Nam); về mặt pháp lý thì cũng nằm trong hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo luật biển mà Liên Hợp Quốc ban hành. Thư tịch Trung Quốc không hề có tí gì làm chứng cứ, họ chỉ to mồm nhận xí hai quần đảo là của họ, thậm chí trên bản đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đơn phương vẽ một "cái lưỡi bò to tướng" bao gồm cả một vùng biển quốc tế và phần lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật là trong thời kỳ Pháp cai trị nước ta thì quân Pháp đóng giữ trên đảo Hoàng Sa, thời kỳ Việt Nam cộng hòa thì quân đội Việt Nam cộng hòa đóng giữ. Năm 1974, Trung Quốc bất ngờ đem quân mạnh hơn đánh giết quân Việt Nam cộng hòa và chiếm lấy Hoàng Sa, còn lăm le chiếm nốt quần đảo Trường Sa của chúng ta. Họ xây dựng cột mốc ở bãi đá ngầm Vĩnh Thực. Họ tuyên bố lập huyện Tam Sa bao gồm nốt Trường Sa. Họ ngăn cản các công ty dầu khí của Anh, Mỹ liên doanh thăm dò khai thác với ta. Gần đây họ khoanh một vùng trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của ta, cấm ngư dân ta đánh cá, thuyền của ngư dân ta ra đánh cá thì họ bắt và bắn. Ngày 16/8/2009, hải quân Trung Quốc tập trận ở biển Đông, có ý định giễu võ dương oai đe dọa ta và các nước có liên quan đến biển đảo.
Sông Mê Kông phát nguyên từ cao nguyên Thanh -Tạng chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. Trung Quốc ở thượng lưu đã và sẽ xây mười mấy đập chặn mất khối lượng nước khổng lồ, bất chấp lợi ích của những nước còn lại. Đặc biệt về mùa khô Nam Bộ của Việt Nam sẽ thiếu nước tưới và nuôi cá, nước biển sẽ dâng sâu vào nội địa nhiều tỉnh, thành, không biết đồng bào ta sẽ sống ra sao bởi tư tưởng ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền Trung Quốc?!
Từ trước đến nay, những người nắm quyền ở Trung Quốc "hữu nghị" với ta là như thế đấy!!! Thế mà từ khi hai nước lập lại quan hệ bình thường, những người lãnh đạo Trung Quốc nêu lên để hai bên cùng thực hiện hai mệnh đề: "16 chữ vàng…" và "4 tốt…" nào là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện…, đồng chí tốt, bè bạn tốt…; lời nói thì tốt đẹp, chữ nghĩa thì hay, nhưng thực chất đó là "hữu nghị lừa phỉnh, hợp tác ăn người, đồng chí móc ruột, bạn bè mất vợ".
Làm Đại sứ nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 13 năm, tôi thể hội được mấy điều sau đây:
- Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.
- Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.
- Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.
Trong nước Trung Quốc có 100 mỏ bốc-xít, họ đắp chiếu để đấy, không khai thác để khỏi ảnh hưởng môi trường và để dành tài nguyên cho mai sau. Họ vào khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên (tất nhiên được lãnh đạo nước ta thỏa thuận), hủy hoại môi trường Tây Nguyên, lợi thì họ hưởng, chất độc bùn đỏ thì đồng bào Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta hứng chịu. Họ lại chiếm lĩnh được địa bàn chiến lược xung yếu bậc nhất khả dĩ khống chế được cả 3 nước Đông Dương.
Ở đồng bằng ven biển nước ta, những công trình mà Trung Quốc trúng thầu, theo luật thì phải mua nguyên vật liệu ở tại nước sở tại, dùng lao động tại chỗ, nhưng Trung Quốc cứ đưa lao động của họ vào. Ngoài ra lại có rất nhiều người Trung Quốc ùa vào một cách tự do (không hiểu sao chính quyền của ta lại để cho họ vào dễ dàng đến thế?).
Gần đây lại có thông tin các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, có cả Thanh Hóa bán cho Trung Quốc (hoặc cho thuê 50 năm)  hàng vạn ha rừng để họ trồng nguyên liệu. Thế là từ một loạt vị trí trên rừng và một dải đồng bằng ven biển xuyên suốt Bắc Nam, hàng vạn người Trung Quốc được rải ra. Nguy hiểm quá!
II. Ta nên xử sự thế nào?
Chúng ta là nước nhỏ luôn muốn sống yên ổn bên cạnh nước láng giềng lớn hơn ta rất nhiều lần. Ông cha ta không hề khiêu khích Trung Quốc, toàn phải bắt buộc đánh trả để giữ độc lập của mình, thường còn phải triều cống các Hoàng đế Trung Quốc. Chúng ta mất một ít ngà voi, sừng tê, ngọc trai và những đặc sản quý khác, nhưng như hai câu cuối bài thơ của Lý Thường Kiệt: "… Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm /  Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" để bảo cho họ là đừng đụng đến độc lập của Việt Nam!
Hồ Chủ tịch đã nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Chúng ta phải mất xương máu của hàng triệu quân dân yêu nước, của nhiều thế hệ mới giành được nền độc lập toàn vẹn hôm nay. Trong bất kỳ tình hình nào cũng phải quyết giữ lấy không để biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của người ta. Cũng như ông cha, chúng ta không hề khiêu khích Trung Quốc, không hề xâm phạm lợi ích chân chính của họ. Chúng ta cũng cần chung sống hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác kinh tế với Trung Quốc trên tinh thần sòng phẳng, hai bên cùng có lợi, không phương hại đến an ninh quốc gia của chúng ta.
Chúng ta cũng muốn giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao… với Trung Quốc làm cho nhân dân hai nước hiểu nhau, tạo nên mối thân thiện láng giềng giữa nhân dân hai nước.
Hữu nghị, hợp tác khi cần vẫn có đấu tranh. Khi những nhà nắm quyền Trung Quốc có hành động gây thiệt hại cho ta, ta phải đấu tranh bằng chính trị, ngoại giao, bằng báo chí, bằng dư luận… Không thể cứ nín nhịn mãi, không phải e sợ gì; không được bắt dân nín nhịn nó hèn hạ tư cách con người đi.
Tuy Trung Quốc có thế mạnh là nước lớn, dân đông, lực lượng kinh tế hùng hậu, lực lượng quân sự mạnh, lãnh đạo của họ khôn khéo, thâm hiểm lắm mưu nhiều kế, song họ cũng có nhiều điểm yếu: giữa nhân dân với lãnh đạo họ cũng đầy mâu thuẫn; Tân Cương, Tây Tạng luôn tiềm ẩn sự bất ổn; tư tưởng bành trướng bá quyền của họ thế giới đều biết, không được ai đồng tình; Các nước ASEAN đều lo phòng bị, nhiều nước châu Phi cũng đã tỉnh ngộ, thấy dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc; Trung Quốc tự ý khoanh vùng vi phạm luật biển, ai ưa. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa mà công khai ra quốc tế thì họ thất thế, vì theo thư tịch thì họ không có một tí cứ liệu nào, dư luận thế giới đứng về ta; họ ngăn cản Anh, Mỹ liên doanh thăm dò dầu khí tại vùng biển Đông thuộc Trường Sa của Việt Nam cũng gây cho hai nước này bực tức; tuy vẫn làm ăn với nhau, nhưng giữa Mỹ - Nhật một bên với Trung Quốc vẫn tiềm ẩn mâu thuẫn.
Hòn đảo Cu-ba nhỏ bé ngay trước mũi nước Mỹ hùng mạnh, 40 năm nay vẫn tồn tại là một nước độc lập; Triều Tiên vài năm nay rất căng với Mỹ và Hàn Quốc mà Mỹ cũng không dám tùy tiện tiến hành chiến tranh đánh họ; đánh I-rắc, Mỹ sa lầy sẽ phải rút ra. Trong tình hình thế giới hiện nay không dễ gì những người nắm quyền Trung Quốc tùy tiện phát động chiến tranh xâm lược nước ta, ta có chính nghĩa dư luận thế giới ủng hộ. Hơn nữa trong cuộc "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, số quân Trung Quốc thương vong không phải nhỏ.
Để giữ vững độc lập chủ quyền, ngăn chặn những mưu đồ của những người nắm quyền Trung Quốc xâm lấn nước ta, ta phải tự mình thay đổi tình hình nội bộ hiện nay của ta:
1. Cần ban lãnh đạo trong sạch, gương mẫu, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh, có lòng tự tôn dân tộc, có dũng khí, thật lòng vì nước vì dân.
2. Kiên quyết chống tham nhũng mà chống đây là chống thật (không phải trên lời nói và trên văn bản), kết hợp với chỉnh đốn Đảng, loại trừ những Đảng viên thoái hóa biến chất, cơ hội, nhất là những kẻ đương quyền đương chức, chui sâu leo cao rất nguy hiểm, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh đúng là Đảng Cộng sản chân chính của Bác Hồ, để lấy lại lòng tin của dân.
3. Thực hiện dân chủ trong Đảng, ngoài xã hội để tạo được sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân "thật sự là thế trận lòng dân". Áp đặt, ép buộc, cấm đoán không bao giờ có đoàn kết mà chỉ tạo nên bất bình, phản kháng.
4. Trên cơ sở lắng nghe Đảng viên, lắng nghe dân, lắng nghe trí thức mà để ra chủ trương chính sách đúng đắn, làm cho Tổ quốc vững mạnh và phát triển, dân no đủ, có dân chủ, tự do, hạnh phúc thì đó là công tác tư tưởng mạnh nhất, hiệu quả nhất. Chủ trương, chính sách không hợp lòng dân, hại cho đất nước thì dù có tuyên truyền tô vẽ bao nhiêu cũng chỉ như nước đổ lá khoai.
5. Cần đầu tư tăng cường lực lượng quốc phòng, có phương tiện, vũ khí hiện đại đến mức cần thiết, tăng thêm sức mạnh cho các quân chủng chủ yếu là hải quân để có sức tự vệ. Dù sao thì lực lượng quân sự của chúng ta vẫn là nhỏ bé, nhưng từ xưa đến nay chúng ta đã có truyền thống "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh". Tinh thần quật cường bất khuất, khối đoàn kết toàn dân, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam vẫn là sức mạnh của chúng ta.
N.T.V
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập.


Nên xử lý quan hệ Việt – Trung như thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Với 95 tuổi đời, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vẫn xông xáo như ở tuổi hai mươi, luôn hăng hái đi đầu trên mặt trận chống kẻ thù bành trướng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ông là người có số lượng bài đều đặn, viết không ngừng nghỉ, với giọng nhã nhặn chứ không đao to búa lớn, nhằm đối thoại với những kẻ mà ông từng giáp mặt hàng ngày trên trận địa ngoại giao cách đây 30 năm, khi hai nước đang là đồng chí anh em, bỗng dưng "em" bị "anh" trở mặt đánh cho một cú tạt sườn. Là người hiểu rõ hơn ai hết sự tráo trở nằm trong quốc sách xuyên suốt ấy, ông Nguyễn Trọng Vĩnh tuy không hề quên ơn nghĩa quá khứ nhưng vẫn tự thấy mình có trách nhiệm phải chỉ ra tường tận tâm địa khó chơi của ông bạn láng giềng, mà cái nguy là đang dối gạt thế hệ đàn em của ông hôm nay, bằng những lời thật mặn nồng và một chiếc mặt nạ sơn phết khá kỹ, khiến không phải không có người đắm đuối như ruồi sà vào hũ mật.
Nhưng Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh còn quan tâm đến những vấn đề nội tình đất nước. Ông cũng là một trong các lão thành cách mạng đều đặn đưa kiến nghị yêu cầu cải tổ bộ máy lãnh đạo, nhằm ngăn chặn những phần tử cơ hội, những tên tư bản đỏ, thừa cơ làm tan hoang cơ nghiệp mà nước nhà giành được sau sáu thập kỷ gian nan phấn đấu, làm sâu sắc thêm phân hóa giàu nghèo, đẩy nhân dân vào phân tâm và khốn khổ, nhất là nông dân đang đứng trước tình trạng bị cướp đất, bần cùng hóa, mất đi quyền được sống tối thiểu, và mọi tầng lớp khác thì không được hưởng sự công bằng như Hiến pháp quy định – những quyền dân chủ, tự do cơ bản của con người.
Có thể nói lần đầu tiên nhà chiến lược quân sự phát biểu cùng lúc các vấn đề đối ngoại và đối nội một cách hệ thống, như hai phương diện có quan hệ nội tại với nhau. Đó là một cái nhìn nhắc nhở ý tứ, sâu sắc và đầy lòng ưu ái. Đặc biệt, cũng là lần đầu tiên ông diễn giải thực chất những ngôn từ mỹ miều của "nước bạn" mà nhiều nhà lãnh đạo nước ta trước nay vẫn cứ quen đưa đẩy ở đầu miệng: "... những người lãnh đạo Trung Quốc nêu lên để hai bên cùng thực hiện hai mệnh đề: "16 chữ vàng…" và "4 tốt…" nào là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện…, đồng chí tốt, bè bạn tốt…; lời nói thì tốt đẹp, chữ nghĩa thì hay, nhưng thực chất đó là "hữu nghị lừa phỉnh, hợp tác ăn người, đồng chí móc ruột, bạn bè mất vợ"". Không có dũng khí của một lão tướng yêu nước tận trong đáy tâm khảm, không thể nói ra những lời mà ta có thể mạnh dạn gọi là "đao bút", như Nguyễn Trãi xưa kia từng tự đánh giá văn chương của mình.
Dưới đây xin trân trong giới thiệu toàn văn bài viết công phu và tâm huyết của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh với bạn đọc xa gần.
Nguyễn Huệ Chi
I. Từ trước đến nay Trung Quốc đối xử với ta như thế nào?
Một nghìn năm nô dịch nước ta (Bắc thuộc) thì mọi người đã rõ. Trong thời kỳ ấy, tất nhiên dân ta đã có nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc lập nhưng không thành hoặc chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Kể từ vua Ngô Quyền rồi Đinh Tiên Hoàng kế tiếp thống nhất giang sơn giành độc lập thì các triều đại Trung Hoa từ Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều đem quân xâm lược nước ta hòng biến nước ta thành châu quận của họ. Quân dân ta kiên cường bất khuất, đoàn kết một lòng, dưới sự chỉ huy của những anh hùng, hào kiệt đều đã đánh bại họ, giữ vững bờ cõi giang sơn. Điều đó ai cũng biết. Nhắc lại hai đoạn trên để nói lên rằng tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn luôn là truyền thống xuyên suốt của những người nắm quyền ở Trung Quốc.
Đến thời kỳ hai nước cùng làm cách mạng, tuy lúc đó còn có ảnh hưởng chừng nào của tinh thần quốc tế chủ nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc vẫn thể hiện ý đồ muốn ta thần phục và đi vào quỹ đạo của họ bằng nhiều chủ trương chính sách.
1. Chinh phục ta bằng tư tưởng Mao Trạch Đông và giúp ta đánh Pháp.
Về chính trị, họ truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Lúc đó trong chương trình giáo dục ở trường Đảng của ta có tiết mục tư tưởng Mao Trạch Đông, cố vấn Trung Quốc cũng tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông và giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc. Có cố vấn quân sự giúp ta đồng thời giúp ta về vũ khí, xe vận tải, pháo 105, pháo cao xạ… Khách quan mà nói, nếu không có sự giúp đỡ đó thì ta chưa có trận thắng Điện Biên Phủ hoặc có thắng cũng không ít khó khăn. Nhưng trong Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, lúc ấy Pháp thất thế không còn có thể làm gì hơn mà Mỹ thì chưa thể trực tiếp nhảy vào. Đáng lẽ ta có thể đấu tranh đẩy giới tuyến quân sự tạm thời xuống đến vĩ tuyến 16, thế nhưng Trung Quốc lại cứ khuyên ta chấp nhận vĩ tuyến 17. Như vậy là Trung Quốc vừa giúp ta lại vừa hạn chế thắng lợi của ta. Trung Quốc khuyên ta nên tập trung xây dựng miền Bắc, trường kỳ mai phục, không tiếp tục đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, không muốn ta mạnh hơn lên để dễ bề khống chế.
Đến khi theo kinh nghiệm Trung Quốc, ta phạm sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, gây tổn thất quá lớn, ta mới thôi dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường Đảng và không áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nữa. Trung Quốc thấy thần phục ta bằng tư tưởng Mao Trạch Đông không được, họ bắt đầu chuyển sang thực hiện chủ trương chính sách mới.
2. Giúp ta hàng loạt xí nghiệp khiến ta hàm ơn và ngả theo Trung Quốc.
Sau hòa bình lập lại, Trung Quốc giúp ta xây dựng nhiều nhà máy và công trình: Nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá, Bóng đèn phích nước, Sứ Hải Dương, Phân đạm Hà Bắc, Gang thép Thái Nguyên, Dệt Minh Phương, Mì chính Việt Trì v.v. Một mặt cũng muốn giúp cho ta có hàng hóa sản phẩm cần thiết, nhưng mặt khác đấy cũng là dịp đổi mới thiết bị của họ, đưa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã cũ kỹ sang giúp ta và ta phải phụ thuộc họ về nguyên liệu, phụ tùng. Những sản phẩm của các nhà máy nói trên thua xa thứ cùng loại sản xuất trong nước họ, có công trình không phát huy được hiệu quả, làm ăn thua lỗ, có những công trình chạy tậm tịt về sau Mỹ ném bom phá cho sập nốt, thành thử kết quả giúp ta về kinh tế bằng không. Như vậy là tranh thủ ta bằng xây dựng kinh tế cũng không thành công. Sau này những nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ lại tiếp tục có chủ trương chính sách mới đối với ta.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục giúp ta. Từ 1950 đến 1970, là thời kỳ họ ra sức tranh thủ ta, lãnh đạo Trung Quốc đối xử với các vị lãnh đạo cao cấp của ta trân trọng và thân tình, đối với học sinh của ta và cán bộ ta có việc sang Trung Quốc rất ân cần, tử tế. Có điều đáng chú ý là mỗi khi có lãnh đạo của ta sang thăm hoặc làm việc với Trung Quốc thì ngay tối hôm đó Đài phát thanh và truyền hình Trung Quốc đều có tiết mục nói về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc.
3. Trong thời kỳ ta kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ cho ta nhằm tranh thủ ta.
Khi Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc nước ta, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố "Người không đụng đến ta, ta cũng không đụng đến người", ý nói Trung Quốc sẽ không tham chiến giúp Việt Nam. Dẫu thế, trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc cung cấp viện trợ cho ta rất nhiều, từ vũ khí, phương tiện chiến tranh đến quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm v.v. Khách quan mà nói, nếu không có sự viện trợ to lớn đó của Trung Quốc và sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên Xô về máy bay, xe tăng, tên lửa, Ka-chiu-sa, khí tài hiện đại v.v… thì ta khó thắng Mỹ. Nhân dân ta rất biết ơn Trung Quốc cũng như Liên Xô.
Vì sao Trung Quốc viện trợ quân sự cho ta to lớn như vậy? Bấy giờ Chủ tịch Mao Trạch Đông còn sống, lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi Mỹ là đế quốc thù địch, giúp ta giữ vững miền Bắc không để xảy ra tình hình quân Mỹ tiến sát biên giới Trung Quốc, bom rơi vào đất Trung Quốc như những năm 50 Mỹ đánh Triều Tiên. Giúp Việt Nam đánh Mỹ là đánh Mỹ ở ngoài biên giới để không thiệt hại cho nội địa Trung Quốc, thâm ý của Trung Quốc là ở chỗ ấy. Hơn nữa, lúc ấy mâu thuẫn Trung – Xô đã găng đến mức coi nhau là thù địch, Trung Quốc viện trợ to lớn cho ta cũng nhằm tranh thủ ta ngả về họ, không ngả về Liên Xô. Tuy nhiên, với tài ngoại giao thần tình của Hồ Chủ tịch, chúng ta vẫn quan hệ cân bằng với cả hai nước.
Khi chiến tranh diễn đến cục diện giằng co, Trung Quốc thấy Mỹ khó thắng nổi Việt Nam, khả năng hai bên ngồi vào bàn đàm phán xuất hiện, thì Trung Quốc lại muốn ta không đàm phán, tiếp tục "đánh đến người Việt Nam cuối cùng" để cho cả Việt Nam và Mỹ đều tổn thất và suy yếu, tất nhiên sẽ có lợi cho Trung Quốc. Đến lúc này Nich-xơn tìm đến Trung Quốc, những nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy ngay cơ hội bắt tay làm ăn với Mỹ. Ta vẫn ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc thấy viện trợ ta nhiều thế mà ta vẫn không nghe theo họ, họ bắt đầu chuẩn bị con bài khác.
4. Chuẩn bị ép ta về quân sự hòng buộc ta phải phục tùng.
Khi hiệp định Pa-ri thắng lợi Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam, hai bên giữ nguyên vị trí chờ tổng tuyển cử, lãnh đạo Trung Quốc khuyên ta ngừng hoạt động quân sự theo như hiệp định, ta cũng không nghe theo. Thế là một mặt Trung Quốc mở thêm những con đường từ Vân Nam, Quý Châu ra sát các tỉnh biên giới nước ta để chuẩn bị đường tiến quân khi cần, mặt khác tăng cường viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng cho Pôn-pốt ở Cam-pu-chia để nắm chặt nó làm gọng kìm quân sự phía Tây Nam nước ta. Sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, trái với ý đồ của Trung Quốc, quan hệ giữa hai nước càng xấu đi. Đoàn đại biểu quân sự nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang cám ơn Trung Quốc, họ đối xử với đoàn rất xấu. Khi đoàn xuống Thành Đô, cùng lúc ấy có đoàn quân sự của Triều Tiên do vị Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu cũng đến đấy. Họ bố trí cho đoàn Triều Tiên ở lầu loại nhất, đãi đằng rất chu đáo. Còn Đoàn Đại tướng Tổng tư lệnh của ta ở lầu hạng kém hơn và khi ăn cơm thì ngồi ghế đẩu (không có tựa), khi đoàn trở về trên xe lửa, họ dọn cơm cho ăn có cả bát mẻ! Điều đó cho thấy thái độ hành xử của người lãnh đạo Trung Quốc: "Khi muốn tranh thủ ta thì như san cửa sẻ nhà, khi trái ý đồ của họ, họ trở mặt thì quá tàn nhẫn và ty tiện".
Sau khi ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Pôn-pốt đánh phá biên giới Tây Nam nước ta, giết hại đồng bào ta, đồng thời xảy ra sự kiện mà Trung Quốc gọi là "bức hại và xua đuổi nạn kiều" thì quan hệ hai nước trở nên rất căng thẳng.
Khi đồng chí Lê Duẩn thăm Liên Xô và ký hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô và khi ta tiến quân vào Cam-pu-chia nhằm tiêu diệt bọn Pôn-pốt, chấm dứt sự đánh phá biên giới nước ta đồng thời cứu giúp nhân dân Cam-pu-chia khỏi họa diệt chủng thì lập tức Đặng Tiểu Bình huy động nhiều Sư đoàn theo những con đường sát biên giới nước ta mà họ đã chuẩn bị sẵn từ trước, tiến vào đánh phá ba tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, giết hại nhân dân ta, hòng cứu bọn Pôn-pốt đồng minh và là gọng kìm phía Tây Nam của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình tuyên bố là "dạy cho Việt Nam một bài học". Thật là giọng điệu bá quyền nước lớn đúng như câu "Thuận ngã giả xương, nghịch ngã giả vong" (Thuận theo ta thì tốt, trái với ta thì chết) mà tôi được đọc nhiều lần trên báo của họ khi tôi làm Đại sứ nước ta ở Bắc Kinh. Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt. Cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học" còn là món quà Đặng Tiểu Bình tặng cho Tổng thống Nich-xơn nhằm phát triển quan hệ Trung - Mỹ.
Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên "phân định theo hiện trạng", tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu "nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?)", cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay  ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc. Trước đây, đã có hiệp định Pháp - Thanh phân chia vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc không chịu chấp nhận việc do lịch sử để lại, đòi phân chia lại, kỳ chiếm cho được phần hẩu về mình.
Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ xa xưa đã có văn bản lịch sử là do ta quản lý, ngay trong bản đồ do tướng Đặng Chung, Phó Tổng binh trấn thủ đảo Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam ngày nay) vẽ cũng ghi các đảo đó thuộc về An Nam (tức Việt Nam); về mặt pháp lý thì cũng nằm trong hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo luật biển mà Liên Hợp Quốc ban hành. Thư tịch Trung Quốc không hề có tí gì làm chứng cứ, họ chỉ to mồm nhận xí hai quần đảo là của họ, thậm chí trên bản đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đơn phương vẽ một "cái lưỡi bò to tướng" bao gồm cả một vùng biển quốc tế và phần lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật là trong thời kỳ Pháp cai trị nước ta thì quân Pháp đóng giữ trên đảo Hoàng Sa, thời kỳ Việt Nam cộng hòa thì quân đội Việt Nam cộng hòa đóng giữ. Năm 1974, Trung Quốc bất ngờ đem quân mạnh hơn đánh giết quân Việt Nam cộng hòa và chiếm lấy Hoàng Sa, còn lăm le chiếm nốt quần đảo Trường Sa của chúng ta. Họ xây dựng cột mốc ở bãi đá ngầm Vĩnh Thực. Họ tuyên bố lập huyện Tam Sa bao gồm nốt Trường Sa. Họ ngăn cản các công ty dầu khí của Anh, Mỹ liên doanh thăm dò khai thác với ta. Gần đây họ khoanh một vùng trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của ta, cấm ngư dân ta đánh cá, thuyền của ngư dân ta ra đánh cá thì họ bắt và bắn. Ngày 16/8/2009, hải quân Trung Quốc tập trận ở biển Đông, có ý định giễu võ dương oai đe dọa ta và các nước có liên quan đến biển đảo.
Sông Mê Kông phát nguyên từ cao nguyên Thanh -Tạng chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. Trung Quốc ở thượng lưu đã và sẽ xây mười mấy đập chặn mất khối lượng nước khổng lồ, bất chấp lợi ích của những nước còn lại. Đặc biệt về mùa khô Nam Bộ của Việt Nam sẽ thiếu nước tưới và nuôi cá, nước biển sẽ dâng sâu vào nội địa nhiều tỉnh, thành, không biết đồng bào ta sẽ sống ra sao bởi tư tưởng ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền Trung Quốc?!
Từ trước đến nay, những người nắm quyền ở Trung Quốc "hữu nghị" với ta là như thế đấy!!! Thế mà từ khi hai nước lập lại quan hệ bình thường, những người lãnh đạo Trung Quốc nêu lên để hai bên cùng thực hiện hai mệnh đề: "16 chữ vàng…" và "4 tốt…" nào là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện…, đồng chí tốt, bè bạn tốt…; lời nói thì tốt đẹp, chữ nghĩa thì hay, nhưng thực chất đó là "hữu nghị lừa phỉnh, hợp tác ăn người, đồng chí móc ruột, bạn bè mất vợ".
Làm Đại sứ nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 13 năm, tôi thể hội được mấy điều sau đây:
- Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.
- Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.
- Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.
Trong nước Trung Quốc có 100 mỏ bốc-xít, họ đắp chiếu để đấy, không khai thác để khỏi ảnh hưởng môi trường và để dành tài nguyên cho mai sau. Họ vào khai thác bốc-xít ở Tây Nguyên (tất nhiên được lãnh đạo nước ta thỏa thuận), hủy hoại môi trường Tây Nguyên, lợi thì họ hưởng, chất độc bùn đỏ thì đồng bào Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta hứng chịu. Họ lại chiếm lĩnh được địa bàn chiến lược xung yếu bậc nhất khả dĩ khống chế được cả 3 nước Đông Dương.
Ở đồng bằng ven biển nước ta, những công trình mà Trung Quốc trúng thầu, theo luật thì phải mua nguyên vật liệu ở tại nước sở tại, dùng lao động tại chỗ, nhưng Trung Quốc cứ đưa lao động của họ vào. Ngoài ra lại có rất nhiều người Trung Quốc ùa vào một cách tự do (không hiểu sao chính quyền của ta lại để cho họ vào dễ dàng đến thế?).
Gần đây lại có thông tin các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, có cả Thanh Hóa bán cho Trung Quốc (hoặc cho thuê 50 năm)  hàng vạn ha rừng để họ trồng nguyên liệu. Thế là từ một loạt vị trí trên rừng và một dải đồng bằng ven biển xuyên suốt Bắc Nam, hàng vạn người Trung Quốc được rải ra. Nguy hiểm quá!
II. Ta nên xử sự thế nào?
Chúng ta là nước nhỏ luôn muốn sống yên ổn bên cạnh nước láng giềng lớn hơn ta rất nhiều lần. Ông cha ta không hề khiêu khích Trung Quốc, toàn phải bắt buộc đánh trả để giữ độc lập của mình, thường còn phải triều cống các Hoàng đế Trung Quốc. Chúng ta mất một ít ngà voi, sừng tê, ngọc trai và những đặc sản quý khác, nhưng như hai câu cuối bài thơ của Lý Thường Kiệt: "… Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm /  Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" để bảo cho họ là đừng đụng đến độc lập của Việt Nam!
Hồ Chủ tịch đã nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Chúng ta phải mất xương máu của hàng triệu quân dân yêu nước, của nhiều thế hệ mới giành được nền độc lập toàn vẹn hôm nay. Trong bất kỳ tình hình nào cũng phải quyết giữ lấy không để biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của người ta. Cũng như ông cha, chúng ta không hề khiêu khích Trung Quốc, không hề xâm phạm lợi ích chân chính của họ. Chúng ta cũng cần chung sống hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác kinh tế với Trung Quốc trên tinh thần sòng phẳng, hai bên cùng có lợi, không phương hại đến an ninh quốc gia của chúng ta.
Chúng ta cũng muốn giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao… với Trung Quốc làm cho nhân dân hai nước hiểu nhau, tạo nên mối thân thiện láng giềng giữa nhân dân hai nước.
Hữu nghị, hợp tác khi cần vẫn có đấu tranh. Khi những nhà nắm quyền Trung Quốc có hành động gây thiệt hại cho ta, ta phải đấu tranh bằng chính trị, ngoại giao, bằng báo chí, bằng dư luận… Không thể cứ nín nhịn mãi, không phải e sợ gì; không được bắt dân nín nhịn nó hèn hạ tư cách con người đi.
Tuy Trung Quốc có thế mạnh là nước lớn, dân đông, lực lượng kinh tế hùng hậu, lực lượng quân sự mạnh, lãnh đạo của họ khôn khéo, thâm hiểm lắm mưu nhiều kế, song họ cũng có nhiều điểm yếu: giữa nhân dân với lãnh đạo họ cũng đầy mâu thuẫn; Tân Cương, Tây Tạng luôn tiềm ẩn sự bất ổn; tư tưởng bành trướng bá quyền của họ thế giới đều biết, không được ai đồng tình; Các nước ASEAN đều lo phòng bị, nhiều nước châu Phi cũng đã tỉnh ngộ, thấy dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc; Trung Quốc tự ý khoanh vùng vi phạm luật biển, ai ưa. Vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa mà công khai ra quốc tế thì họ thất thế, vì theo thư tịch thì họ không có một tí cứ liệu nào, dư luận thế giới đứng về ta; họ ngăn cản Anh, Mỹ liên doanh thăm dò dầu khí tại vùng biển Đông thuộc Trường Sa của Việt Nam cũng gây cho hai nước này bực tức; tuy vẫn làm ăn với nhau, nhưng giữa Mỹ - Nhật một bên với Trung Quốc vẫn tiềm ẩn mâu thuẫn.
Hòn đảo Cu-ba nhỏ bé ngay trước mũi nước Mỹ hùng mạnh, 40 năm nay vẫn tồn tại là một nước độc lập; Triều Tiên vài năm nay rất căng với Mỹ và Hàn Quốc mà Mỹ cũng không dám tùy tiện tiến hành chiến tranh đánh họ; đánh I-rắc, Mỹ sa lầy sẽ phải rút ra. Trong tình hình thế giới hiện nay không dễ gì những người nắm quyền Trung Quốc tùy tiện phát động chiến tranh xâm lược nước ta, ta có chính nghĩa dư luận thế giới ủng hộ. Hơn nữa trong cuộc "dạy cho Việt Nam một bài học" năm 1979, số quân Trung Quốc thương vong không phải nhỏ.
Để giữ vững độc lập chủ quyền, ngăn chặn những mưu đồ của những người nắm quyền Trung Quốc xâm lấn nước ta, ta phải tự mình thay đổi tình hình nội bộ hiện nay của ta:
1. Cần ban lãnh đạo trong sạch, gương mẫu, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh, có lòng tự tôn dân tộc, có dũng khí, thật lòng vì nước vì dân.
2. Kiên quyết chống tham nhũng mà chống đây là chống thật (không phải trên lời nói và trên văn bản), kết hợp với chỉnh đốn Đảng, loại trừ những Đảng viên thoái hóa biến chất, cơ hội, nhất là những kẻ đương quyền đương chức, chui sâu leo cao rất nguy hiểm, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh đúng là Đảng Cộng sản chân chính của Bác Hồ, để lấy lại lòng tin của dân.
3. Thực hiện dân chủ trong Đảng, ngoài xã hội để tạo được sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân "thật sự là thế trận lòng dân". Áp đặt, ép buộc, cấm đoán không bao giờ có đoàn kết mà chỉ tạo nên bất bình, phản kháng.
4. Trên cơ sở lắng nghe Đảng viên, lắng nghe dân, lắng nghe trí thức mà để ra chủ trương chính sách đúng đắn, làm cho Tổ quốc vững mạnh và phát triển, dân no đủ, có dân chủ, tự do, hạnh phúc thì đó là công tác tư tưởng mạnh nhất, hiệu quả nhất. Chủ trương, chính sách không hợp lòng dân, hại cho đất nước thì dù có tuyên truyền tô vẽ bao nhiêu cũng chỉ như nước đổ lá khoai.
5. Cần đầu tư tăng cường lực lượng quốc phòng, có phương tiện, vũ khí hiện đại đến mức cần thiết, tăng thêm sức mạnh cho các quân chủng chủ yếu là hải quân để có sức tự vệ. Dù sao thì lực lượng quân sự của chúng ta vẫn là nhỏ bé, nhưng từ xưa đến nay chúng ta đã có truyền thống "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh". Tinh thần quật cường bất khuất, khối đoàn kết toàn dân, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam vẫn là sức mạnh của chúng ta.
N.T.V
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập.