Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

30 tháng 8 2010

Học gì từ Nguyễn Trường Tộ?

Giáp Văn Dương

image Bài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên "trí thức cận thần" để đi trên con đường mới – con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân – thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần" và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.

Mỗi khi nói về sự canh tân của nước Nhật, ta không khỏi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi.

Mỗi khi nghĩ đến Fukuzawa Yukichi, ta không khỏi nghĩ đến Nguyễn Trường Tộ.

Cả Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ đều là là những nhà tư tưởng về cải cách, sống cùng giai đoạn lịch sử. Nhưng một người thành công, một người thất bại.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Fukuzawa Yukichi thành công, còn Nguyễn Trường Tộ thì thất bại?

Một phần của câu trả lời đến từ sự khác nhau trong cách tiếp cận của hai người.

Trí thức độc lập


Sau khi tiếp thu nền văn minh phương Tây, và nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để canh tân đất nước nhằm giữ nền độc lập, vươn lên sánh vai cùng các cường quốc phương Tây, Fukuzawa Yukichi tiến hành chương trình hành động của mình.

Các việc làm của Fukuzawa Yukichi tương đối phong phú, nhưng có thể khái quát ngắn gọn như sau: mở trường dạy học, dịch sách, viết sách, làm báo để truyền bá văn minh phương Tây cho trí thức và dân chúng Nhật Bản.

Ông tìm cách khai sáng cho dân chúng và trí thức Nhật Bản, lúc đó còn chìm đắm trong lối học từ chương ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa, thông qua việc cổ vũ lối thực học của phương Tây; xây dựng hình mẫu trí thức độc lập và chủ trương "độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân".

Bản thân ông cũng hành động như một hình mẫu của trí thức độc lập, không phụ thuộc vào giới cầm quyền.

Ông kêu gọi trí thức Nhật Bản lúc bấy giờ hãy "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ", tự tin vào sức mạnh và vị thế độc lập của mình. Từ đó dẫn đến niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của tri thức và nền văn minh mới mẻ có tác dụng giải phóng tư duy và bồi đắp sự độc lập của cá nhân.

Khi trường Đại học Keio do ông sáng lập có nguy cơ phải đóng cửa vì nội chiến, chỉ còn 18 học sinh, ông vẫn tin tưởng: "Chừng nào ngôi trường này còn đứng vững, Nhật Bản vẫn sẽ là quốc gia văn minh trên thế giới".

Fukuzawa Yukichi sống và làm việc như một trí thức độc lập điển hình.

"Trí thức cận thần"

Khác với Fukuzawa Yukichi, Nguyễn Trường Tộ, sau khi tiếp thu văn minh phương Tây, không truyền bá để khai sáng cho đại chúng mà dành phần lớn tâm sức cho việc viết tấu trình gửi nhà vua. Tất cả các bản tấu trình và điều trần của ông đều không được đưa ra sử dụng, dù hơn ai hết, ông biết được giá trị thật của chúng: "Tế cấp luận thâu tóm trí khôn của thiên hạ 500 năm nay… Bài Tế cấp luận của tôi nếu đem ra thực hành hàng trăm năm cũng chưa hết".

Bằng cách đó, ông đã phụ thuộc tuyệt đối vào nhà cầm quyền, đánh mất vị thế độc lập của người trí thức. Nói cách khác, ông hành xử như một "trí thức cận thần": Viết tấu trình và chờ đợi sự sáng suốt của nhà vua.

Như thế, ông đã tự tước đi cơ hội của chính mình, và rộng ra là của cả dân tộc, vì trong suốt lịch sử, số lượng các minh quân vô cùng ít.

Những kiến nghị cải cách của ông, dù đúng đắn và có tầm vóc thời đại, nhưng rốt cuộc lại trở nên vô dụng.

Do hành xử như một "trí thức cận thần", không có được sự độc lập cho bản thân mình, dẫn đến không có đóng góp gì đáng kể vào sự hình thành giới trí thức đúng nghĩa, nên sau khi ông mất đi, không có người tiếp nối. Tư tưởng canh tân đổi mới của ông vì thế bị chìm vào quên lãng.

Bài học cho hậu thế

Sự thất bại của Nguyễn Trường Tộ chính là bài học lớn nhất dành cho hậu thế. Tiếc rằng, bài học này, dù phải trả học phí rất đắt bởi không chỉ Nguyễn Trường Tộ mà còn cả dân tộc, không được sử dụng.

Những người có trách nhiệm thậm chí còn cỗ vũ và yêu cầu trí thức phải đi theo lối con đường "trí thức cận thần" của Nguyễn Trường Tộ khi cho rằng: Trí thức muốn kiến nghị hay phản biện xã hội, cần gửi cho các cơ quan hữu trách trước khi phổ biến ra ngoài xã hội.

Lịch sử đã chứng minh: Đi theo còn đường đó là đi vào ngõ cụt. Làm theo cách đó là kéo lùi bước đi của dân tộc.

Trước tình cảnh đó, không còn cách nào khác, người trí thức phải tự giác tránh con đường cụt đó, con đường "trí thức cận thần", để đi con đường mới: con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân.

Chỉ khi đó, đất nước mới tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần", và giữ được nền độc lập đúng nghĩa.

Việc Quốc hội lắng nghe tiếng nói của những trí thức độc lập trong thời gian gần đây cho thấy con đường trí thức độc lập đã được khai mở, chỉ chờ người dấn bước.

Ghi chú:

1. Trái với dự đoán, sau khi kiểm tra tôi thấy: cụm từ "trí thức cận thần" chưa phổ biến, và chưa thấy xuất hiện trên mạng internet.

2. Tôi được biết cụm từ này trong một thảo luận với một người bạn, TS. Nguyễn Đức Thành, vào khoảng đầu tháng 5/2010. Theo anh Thành, cụm từ này được hình thành trong một thảo luận của anh với một người bạn khác, TS. Nguyễn An Nguyên. Tuy nhiên, anh cũng không rõ đã có ai sử dụng cụm từ này trước đó hay chưa.

3. Có một cụm từ khác có nghĩa gần tương tự với "trí thức cận thần", đó là "trí thức phò chính thống", do nhà văn Phạm Thị Hoài nêu ra. Tuy nhiên, theo tôi, nội hàm của hai cụm từ này có nhiều điểm khác biệt khá tinh tế.

4. Nếu ai đã thấy văn bản nào có cụm từ này rồi thì vui lòng báo cho tôi biết. Cá nhân tôi thấy cụm từ này có một nội hàm đáng suy ngẫm.

G. V. D.

Nguồn: http://www.giapvan.net/2010/08/hoc-gi-tu-nguyen-truong-to.html


Tướng Giáp trong dư luận Pháp

Đặng Tiến

Viết cho BBC từ Orleans, Pháp

clip_image001

Tướng Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị chiến dịch 1950. Ảnh: AFP/Getty

Hình ảnh tướng Giáp xuất hiện lần đầu trên sách báo phương Tây có lẽ là tấm ảnh chụp chung với tướng Leclerc, khi hai vị lãnh đạo quân đội cùng đi duyệt binh tại Hà Nội ngày 22 tháng 3-1946, trước những đơn vị Pháp vừa mới trở lại, và Việt Nam vừa mới thành lập.

Võ Nguyên Giáp thời ấy chưa có quân hàm, mặc thường phục, đội mũ phớt cố hữu, và Leclerc chào quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá cờ cũng mới được chính thức công bố trước đó.

Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ, có mặt hàng đầu bức hình, kể lại: "Cuộc duyệt binh có sự tham dự" của tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên, gồm hầu hết là cựu binh sĩ khố đỏ, hàng ngũ chỉnh tề. Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng, đi cạnh Leclerc […]; quốc thiều Việt Pháp đã trổi lên và quan khách đứng nghiêm trước đài tử sĩ Việt Pháp. Giáp nghiêm nghị và tươi cười, mũ phớt chụp xuống tận tai, chào với nắm tay".

 

Cuốn Lịch sử một hòa đàm dang dở của tác giả Jean Sainteny, xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm. Cuối sách có phụ lục tiểu sử tướng Giáp (đến năm 1948) "người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường".

Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng đại diện cho Pháp, 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là Đặc phái viên của Tổng thống De Gaulle tại Miền Bắc.


clip_image003(Tấm ảnh chụp Võ Nguyên Giáp với tướng Leclerc, do BVN bổ sung, chứ không có trong bài đăng trên BBC)

Trong hình, bên cạnh Sainteny là tướng Salan, thời ấy là thiếu tướng Tư lệnh quân lực Pháp tại Bắc Bộ, có nói thêm: "tiểu đoàn Việt minh có lúc ngừng bước, dập nhịp để hát vang một đoạn ca giải phóng, rất gây ấn tượng", như theo cuốn Mémoire (Hồi ức) của tướng Raoul Salan, xuất bản năm 1971.

Tướng Salan lăn lộn trên chiến trường Đông Dương từ 1924, cấp bậc trung úy; trong Hồi Ức I (viết đến thời kỳ năm 1946), ông nói nhiều đến những cố gắng thương thảo giữa hai bên Việt Pháp vào năm 1946 với nhiều cảm tình và kỷ niệm tốt đẹp với tướng Giáp.

clip_image004

Một ví dụ là chuyện đang hội họp căng thẳng thì cận vệ vào báo tin vợ ông sinh con gái; tướng Giáp chúc mừng và mấy hôm sau gửi tặng vợ ông một bức bình phong sơn mài rất đẹp tả cảnh nông thôn miền Bắc. Chuyện nhỏ thôi, nhưng ngày nay đọc lại vẫn cảm động.

Hồi Ức II (1946-1954) kể lại chi li cuộc chiến tranh Việt Pháp, khách đối tác trở thành địch thủ, khi thắng khi thua, nhưng lời lẽ lúc nào cũng tao nhã. Khi Salan qua đời, 1985, tướng Giáp có gửi người viếng tang và phân ưu.

Khách mã thượng một thời

Gần đây hơn, tướng Marcel Bigeard đã tham dự mặt trận Điện Biên Phủ ở cấp tá, trong hổi ký Một mảnh vinh quang, viết 1973, nhắc lại trận Trung Lào đầu 1954, một tướng lãnh Pháp đã reo mừng: "cho Việt Minh đo ván".

"Giáp từ ấy đã tồn tại hai mươi lăm năm, đã thua điểm đôi khi, thậm chí đo ván, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để đến chung cuộc trở thành một tướng lãnh không ai bì kịp, sau khi đã canh tân, đã chỉ huy trong một phần tư thế kỷ cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ. Xin ngả mũ chào ông, ông Giáp", theo tác giả Marcel Bigeard trong cuốn Pour une parcelle de gloire, xuất bản tại Paris năm 1975.

Giáp, từ lâu người Pháp vẫn có thói quen gọi tên ông như vậy, lý do chính là dễ phát âm, dễ nhớ, dễ viết, hơn nữa, họ dùng tên này khi vị đại tướng chưa có quân hàm, như trong sách Sainteny, Salan. Cũng có người gọi xách mé, về sau, khi quân Việt Nam, đêm 19-12-1946, tổng công kích vào người Pháp.

Dần dần tên Giáp thành cách gọi thông dụng của sách báo phương Tây, kể cả dưới ngòi bút những tướng lãnh, hay sử gia kinh viện. Có khi tên Giáp đồng nghĩa với Việt Minh; thậm chí với Việt Nam.

Sử gia người Pháp, Georges Boudarel, có nhiều kiến thức về Việt Nam, đã từng tham dự chiến cuộc Việt Pháp về phía Việt Minh, có một tác phẩm, tựa đề vỏn vẹn một chữ:Giáp, chiếm trọn bìa sách, trên nền hình vị tướng, xuất bản năm 1977 tại Paris.

Người đánh giá tướng Giáp dè dặt nhất có lẽ là Bernard Fall, sử gia Pháp lai Mỹ, giáo sư Đại Học Howard, tử thương năm 1967 tại mặt trận Quảng Trị, chuyên gia hàng đầu về chiến tranh Việt Nam từ 1953 với cuốn Đại lộ buồn thiu (1961) và nhiều tác phẩm khác.

Theo Bernard Fall, tướng Giáp không phải là người sáng tạo ra thuyết chiến tranh nhân dân như nhiều người thường nói; tác giả của nó là Trường Chinh, với cuốn sách mỏng Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947), lấy lại ý của Mao Trạch Đông từ Trường kỳ kháng chiến, với ba giai đoạn đưa đến tổng tấn công.

Sách của tướng Võ Nguyên Giáp (1951 và 1952), chỉ phát triển những tư tưởng sẵn có. Theo Fall: "sự đóng góp sáng giá nhất của Giáp trong chiến tranh cách mạng có lẽ là đã nhận định được thế yếu của những chế độ dân chủ khi phải đương đầu với một chiến cuộc vô hạn định. Trong chế độ dân chủ, dân chúng sẽ đòi hỏi chính quyền phải chấm dứt 'cuộc đổ máu vô ích', quốc hội sẽ chất vấn […] Điều này đúng với 1967 cũng như đã đúng với 1951" (trích dẫn từ Les deux Vietnam, Bernard Fall, xuất bản năm 1967 tại Paris).

"Giáp đã phạm sai lầm lớn lao khi ngỡ là người Pháp đã chín muồi cho giai đoạn thứ ba (tổng tấn công) từ mùa xuân 1951), và đã tổn phí một phần lớn của ba sư đoàn mới thành lập", chống lại quân chính quy của tướng De Lattre, trong hai chiến dịch Hoàng hoa Thám, vẫn theo Bernard Fall.

Những dè dặt của Bernard Fall nhắc nhở chúng ta chừng mực trong việc xưng tụng tài ba của vị "tướng quân huyền thoại" được tác giả người Anh, Ducan Towon, xếp vào số 21 danh tướng thế giới qua 25 thế kỷ. Bách khoa Toàn thư Anh, 1985, tập 10, ghi tên hai danh tướng Việt Nam: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp.

Người Việt Nam kính trọng Đại Tướng, không những vì tài thao lược và những chiến công mà còn vì nhiều lý do khác, tâm cảm hướng về một lãnh tụ bình dị, ngay thẳng, tiến bộ, luôn luôn tận tụy với đất nước, suốt cuộc đời sẽ còn dài hơn thế kỷ.

Đ. T.

Nguồn: BBC


Obama và châu Á, với những trần tình

Joshua Kurlanzick/ Council on Foreign Relations

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

clip_image001[4]Những vấn đề "cốt lõi" của Hoa Kỳ được đặt ra với chính quyền của TT Obama, sau khi những lời tuyên bố hồ hởi của bà Ngoại trưởng H. Clinton   về sự  "quay lại" ASEAN của Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 7 đã trở thành bớt "hot"!

Có lẽ những quan điểm như thế này không làm vừa lòng nhiều trang Web và vô số Blogger đang phấn khởi thăng hoa và hy vọng nhiều vào siêu cường có tượng Nữ Thần Tự Do canh cửa?

Nhưng chính trị siêu cường là sự cân bằng giữa quyền lực bá chủ và quyền lợi kiểm soát kinh tế tại các khu vực địa-chính trị trên thế giới, như được trình bày trong bài viết mà chúng tôi đề nghị BVN đăng dưới đây!

Phải chăng ở Đông Nam Á, về mặt thị trường và tiềm năng kinh tế lớn, Hoa Kỳ trông cậy ở các con rồng con như Singapore, Malaysia rồi đến Indonesia, Thái Lan… còn CHXHCN Việt Nam sẽ chỉ là con chủ bài về mặt quân sự?

Nếu thế thì màn xiếc "đi trên dây" của ĐCSVN sẽ chấm dứt  khi hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc phân chia xong quyền lợi của họ về Biển Đông chăng?

GSTS Nguyễn Thu


Vài tháng trước, sau khi viết một bài báo than phiền về việc thiếu vắng một chính sách rõ ràng về châu Á của chính quyền Obama, tôi đã nhận được nhiều phản hồi giận dữ, chỉ ra rằng những phương hướng của chính quyền về chính sách châu Á đang bắt đầu lộ diện và sẽ sớm có kết quả. Vì thế, hãy để tôi công nhận thành tích của chính quyền và cũng đưa ra vài nỗi lo. Trong hai tháng qua, chính quyền đã quan tâm nhiều hơn và sâu sắc hơn đến vùng Đông Nam Á và cũng đã đưa ra những đường hướng rõ ràng hơn về vị trí của mình trong các vấn đề đối với tương lai đầy trọng yếu của khu vực này. Câu hỏi giờ đây là, liệu họ có thể bảo đảm vị thế của mình không?

Hãy nhìn lại – sau khi nhậm chức với một chính sách khá là mơ hồ đã không làm vừa lòng cả Trung Quốc lẫn những nhà nhận định hàng đầu của Mỹ, chính quyền đã có một hướng đi cứng rắn và mạnh mẽ hơn – và có bằng chứng trong quá khứ rằng mặc dù Bắc Kinh có thể phản đối một chính sách cứng rắn hơn của Hoa Kỳ, trên tất cả, họ cũng cảm kích được sự nhất quán của Washington. Chính quyền cũng đã bắt đầu thực hiện đúng những lời hứa của mình để "quay lại" khu vực Đông Nam Á bằng cách lên tiếng trong vấn đề biển Đông, bằng quyết định đóng vai trò trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và – có thể – bằng cách thay đổi quan hệ nhiều nhất với Việt Nam chứ không phải Indonesia trong chính sách ngoại giao của mình, không chỉ qua hợp tác hạt nhân và tập trận chung mà với một mối quan hệ an ninh về lâu dài tương tự như Hoa Kỳ hiện đang có với Singapore. Và, một chính sách rõ ràng hơn đối với Miến Điện bằng cách xen lẫn việc tiếp tục đối thoại cùng với sự sẵn sàng ủng hộ sự truy xét của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề tội phạm chiến tranh của Miến Điện – điều này cho thấy khả năng về việc tái xét vấn đề cấm vận cũng như không muốn bị nhóm tướng lĩnh Miến lừa phỉnh.

Câu hỏi là, làm gì bây giờ? Đã quyết định tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, liệu chính quyền sẽ thật sự cam kết tài nguyên lẫn thời gian của các quan chức cao cấp cho một hội nghị mà hiệu quả của nó còn thua cả APEC? Liệu Washington sẽ ủng hộ mong mỏi của các quốc gia ASEAN rằng ASEAN phải là người cầm lái trong quá trình hội nhập với châu Á? Ngay khi thực tế hiển nhiên cho thấy rằng họ không có năng khiếu, tài nguyên lẫn khả năng, trong khi đó vùng Đông Bắc Á đang thật sự là quỹ tích của khu vực? Tương tự như thế, khi tăng cường cam kết vào mối quan hệ với Việt Nam, chính sách của Hoa Kỳ giờ đây có thể đi xa hơn nữa, một khi thế hệ của cuộc chiến Việt Nam không còn nữa. Xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam là một chuyện, nhưng tạo ra một quan hệ an ninh ở tầm mức song phương tương tự như Singapore hoặc ngay cả là một đồng minh có thoả ước là một chuyện khác – cả hai điều mà Trung Quốc sẽ không dễ dàng chấp nhận.

Và rồi còn cả vấn đề biển Đông. Rõ ràng chính quyền Obama đã vẽ ra một đường vạch cần thiết và đã thầm lặng đưa ra những bước đi đang được các quốc gia ASEAN hoan nghênh. Nhưng liệu Washington có thể hậu thuẫn vị thế của mình? Bước tới trong tương lai sẽ là gì nếu Trung Quốc tiếp tục đối xử vấn đề biển Đông với một thái độ gần như là quá khích trong việc xem đây là "quyền lợi cốt lõi" tương tự như Đài Loan và Tân Cương? Liệu quan hệ quân sự hai bên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ bao gồm những thảo luận nghiêm túc về biển Đông? Và nếu bị hối thúc, liệu các nước ASEAN sẽ công khai đứng sau vị thế cứng rắn của Hoa Kỳ trong biển Đông hay không?

Đây chỉ là những câu hỏi. Chính sách của chính quyền Obama dường như đã có những chuyển biến tốt đẹp hơn, nhưng chuyển biến thật sự sẽ có những hệ quả lâu dài đáng được trông đợi ngay từ lúc này.

Nguồn: X-cafevn


Vài nhận định về biển Đông

Đoàn Hưng Quốc

image Kể từ ngày Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ về biển Đông, nhiều người đã bàn đến một sự hợp tác mới giữa Mỹ – Việt để cân bằng với áp lực từ Trung Quốc, đồng thời có đôi chút hy vọng khi nhà cầm quyền Hà Nội tỏ thái độ bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh hải.

Người viết chia sẻ mong mỏi này, nhưng đồng thời xin trình bày quan điểm khác biệt với nhiều ý kiến trên báo chí và các đài truyền thanh trong những ngày gần đây.

***

Nếu tiền đề để Hoa Kỳ trở lại Biển Đông chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của họ thì liệu người Mỹ có thể xem nhà cầm quyền Hà Nội như một đồng minh đáng tin cẩn hay không? Câu trả lời rất đơn giản là không. Ngay cả nếu đã bỏ qua bài học chua cay trong thời gian chiến tranh, đến giờ này chính dân chúng trong nước cũng không tin lãnh đạo sẽ chịu hy sinh quyền lợi cá nhân và đảng phái để thực tâm bảo vệ đất nước, thì làm sao nước bạn có thể trông cậy được?


Nhưng cho dù liên hệ không được gắn bó như với Nhật Bản, Nam Hàn thì liệu Hoa Kỳ có thể hợp tác với Việt Nam chỉ trên nhu cầu chiến lược hay không? Chắc chắn là được. Cũng giống như Mỹ hiện đang trợ giúp các nhà lãnh đạo độc tài và tham nhũng Karzai tại Afghanistan hay Zakari của Pakistan, cho đến lúc không còn phù hợp cho quyền lợi của họ nữa thì sẽ bị bỏ rơi. Lúc đó lãnh đạo còn có thể xoay chiều, chỉ có dân tộc mới phải chịu đựng sự chèn ép của ngoại bang.

Nền an ninh của Hoa Kỳ tại Đông Á dựa trên ba vòng đai chiến lược:

  1. Thứ nhất gồm các nước dân chủ và hùng mạnh Nhật Bản – Nam Hàn – Đài Loan (và có thể Singapore) vốn được bảo vệ bởi cây dù nguyên tử của Mỹ khi tối cần.
  2. Vòng đai thứ nhì là các quốc gia không cộng sản như Phi Luật Tân – Indonesia – Malaysia – Thái Lan, không chia sẻ văn hoá, không giáp giới và cũng không chiụ áp lực trực tiếp từ Trung Quốc.

(Người viết nghĩ trong tương lai không xa sẽ có phong trào Hồi giáo chống Trung Quốc – giống như chống Mỹ hiện tại – bắt đầu tại nước đông tín đồ nhất thế giới là Indonesia).

  1. Ngoài cùng cũng là khu vực tranh chấp gồm Việt Nam – Campuchia – Lào – Miến Điện, tức những nhà cầm quyền lệ thuộc vào Bắc Kinh nên không thể là đồng minh tín cẩn.

Hà Nội vì bất cứ lý do nào đó – như bị áp lực bởi lòng yêu nước trong quần chúng, hay do chia rẽ bởi một số thành phần phản tỉnh trong nội bộ – mở cánh cửa đón rước thì Hoa Kỳ sẽ bước vào. Trong mọi trường hợp, hiềm khích vì quyền lợi giữa hai nước Việt-Hoa đều mang lợi cho Mỹ!

***

Nhiều người hỏi liệu sự hiện diện của tàu chiến Hoa Kỳ có đủ để ngăn chận Trung Quốc đánh úp vào các hòn đảo Trường Sa hay không? Câu trả lời là không – dựa trên bài học khi Nga tấn công Georgia năm 2008, Âu-Mỹ chỉ phản đối suông chớ không hề có một động thái quân sự nào đáng kể.

Hoa Kỳ không thể có chính sách riêng lẻ tại Biển Đông mà phải cân nhắc với những tương quan còn lại trên toàn thế giới: kinh tế yếu; thất nghiệp cao; chiến sự tại Afghanistan chưa ngã ngũ; tình hình Iraq phải trông chừng cẩn thận; Bắc Hàn và Iran là những thùng thuốc súng có thể nổ bất ngờ. Mỹ không có điều kiện mở một mặt trận mới tại Biển Đông.

Nhưng nếu chỉ vì vài chiếc tàu chiến chạy qua lại mà khiến Bắc Kinh tức giận tấn công vào các đảo thì Hoa Kỳ rất có lợi: Phi Luật Tân – Indonesia – Singapore phải ngả theo Mỹ. Nhật Bản – Nam Hàn – Đài Loan cũng không còn chọn lựa vì e Trung Quốc bắt chẹn con đường hàng hải yết hầu. Nói cách khác, Hoa Kỳ không cần vận động vẫn củng cố được thế lực tại hai vòng đai số một và hai!

Nếu Bắc Kinh ngạo mạn đem quân dạy cho Việt Nam một bài học thì không còn gì tốt hơn: lòng yêu nước của người Việt sẽ khiến Trung Quốc sa lầy như Liên Xô đã lún sâu tại Afghanistan vào thập niên 1980. Sự phẫn nộ của dân chúng có thể làm lung lay đảng cầm quyền.

Tóm lại, Biển Đông là khu vực duy nhất mà hiện thời Hoa Kỳ có lợi thế trên chiến tranh không cân xứng (asymmetric warfare). Mỹ chỉ cần tốn nhiên liệu thăm viếng thường xuyên là đủ tạo uy tín, trong lúc Trung Quốc càng bỏ hàng ngàn tỷ xây căn cứ, tàu ngầm, mẫu hạm, hỏa tiển thì càng thêm mất chính nghĩa và bị cô lập.

***

Người viết nghĩ Hoa Kỳ không thể xem Việt Nam là đồng minh, chính vì Hà Nội có quá nhiều dấu hiệu không đáng tin.

Con người không thể sống hai mặt, như nhà nước không thể hai mang. Không một người cai trị yêu nước nào mà lại bỏ tù nhà báo và các blogger, bắt giam những người lên tiếng bảo vệ lãnh hải.

Chúng ta có thể hiểu những quả bóng mà Mỹ đã bỏ ra thăm dò mức độ lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh. Chẳng hạn như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về hợp tác nguyên tử; Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối gay gắt, và ngày hôm sau Hà Nội đã chối bỏ điều này.

Khi phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Robert Sher thăm Việt Nam ngày 17 tháng 8 thì Hà Nội cử Nguyễn Chí Vịnh – một nhân vật tai tiếng của Tổng cục 2 với thành tích thân Bắc Kinh – đón tiếp. Sau đó Nguyễn Chí Vịnh lập tức sang Hoa Lục ca ngợi sự hùng mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc như một yếu tố tạo ổn định trong khu vực (!). Toà Đại sứ Mỹ không thể không đánh giá rằng áp lực từ Trung Quốc hiện đang có phần thắng.

Tuy vậy người viết nghĩ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục những động thái như thăm viếng và hợp tác giới hạn về quốc phòng. Trong vòng đai tranh chấp nơi ba nước Việt – Miên – Lào, Mỹ cần chứng tỏ sự hiện diện và mong đẩy lùi áp lực của Trung Quốc, trừ khi Bắc Kinh hồ đồ dùng sức mạnh quân sự như đã nói phần trên.

Một nhận xét của dân chúng trong nước cần được lưu ý, là nhóm cai trị Hà Nội hiện chỉ tham quyền và tiền – các phe phái ngả theo Mỹ hay Tàu cũng vì quyền lợi mà thôi, có thân Bắc Kinh đi chăng nữa thì tài sản vẫn chuyển sang Âu-Mỹ chớ không dại gì trao cho Trung Quốc. Người Mỹ sẽ lưu ý việc này khi yêu cầu một số điều kiện… rủi lỡ sau này lên voi xuống ngựa còn có tiền của che thân

***

Trở lại việc hợp tác nguyên tử, người viết nghĩ Hoa Kỳ không thể nào trao cho Việt Nam các kỹ thuật khả dĩ áp dụng vào quốc phòng với hai lý do:

  1. Dù tranh chấp nhưng Mỹ-Hoa vẫn phải tôn trọng an ninh cốt lõi lẫn nhau. Trung Quốc không thể nào chấp nhận được thách thức này, giống như phản ứng quyết liệt của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng năm 1962 khi Liên Xô mang vũ khí nguyên tử vào Cuba.
  2. Uy tín của Mỹ sẽ sút giảm rất nhiều vì không một nước Đông Nam Á nào có thể đồng ý cho Hà Nội có khả năng vượt trội về hạch nhân.

Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao Việt Nam không sai khi phát biểu rằng thu thập những kỹ thuật nguyên tử không có lợi cho Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc và toàn vùng Đông Nam Á.

Vì thế người viết nghĩ tuyên bố của đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ là một quả bóng thăm dò xem Hà Nội xoa dịu sự bực tức của Bắc Kinh nhanh chậm ra sao – và kết quả đã rõ như đã nói phần trên.

***

Mới đây Hoa Kỳ không gởi đại diện thương mại nào đến dự cuộc họp tại Đà Nẵng khai mạc hôm 26 tháng 08 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Sự kiện này trùng hợp với việc Bắc Kinh ngỏ ý muốn dùng đồng Nhân dân tệ làm đơn vị trao đổi mậu dịch với các quốc gia Đông Nam Á.

Đây có thể là một khiếm khuyết trầm trọng của chính quyền Obama – thật khó được giải thích trong khi Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa tuyên bố Đông Nam Á là khu vực trọng yếu trong chính sách của Mỹ. Giả thuyết Mỹ muốn tỏ thái độ không hài lòng trước việc Nguyễn Chí Vịnh ca ngợi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng không đứng vững, vì đây là cuộc hội đàm với các nước Đông Nam Á chớ không riêng Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh Hoa Kỳ cần gia tăng mậu dịch để phục hồi kinh tế.

Nhưng mặt khác lại nâng cao mối lo ngại của các nước trong vùng nếu Hoa Kỳ vắng mặt khi Trung Quốc đang nổ lực ràng buộc về kinh tế, chính trị, quân sự lên toàn khu vực.

Chúng ta phải đợi đến cuộc Hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN vào cuối tháng 9 mới có thể lượng định rõ hơn.

***

Lời cuối, nhà cầm quyền muốn bắt đầu tạo tin tưởng phải trả tự do cho những người yêu nước, bị bắt giam cầm chỉ vì nói Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam.

Lãnh đạo chân chính phải lấy dân làm gốc rồi mới tìm sự hợp tác với nước ngoài, chớ lâu dài không thể chia hai ba phe nhóm thân Tàu thân Mỹ rồi dùng các thủ thuật ngoại giao thật giả không ai tin để mỵ dân hay phục vụ quyền lợi bè phái.

http://boxitvn.wordpress.com/2010/08/30/vi-nh%e1%ba%adn-d%e1%bb%8bnh-v%e1%bb%81-bi%e1%bb%83n-dng/


Làm sao thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh: “NẾU CHÍNH PHỦ LÀM HẠI DÂN THÌ DÂN CÓ QUYỀN ĐUỔI CHÍNH PHỦ”?

Tống Văn Công

image Sau bài viết "Vì sao Hồ Chí Minh đặt dân chủ trước giàu mạnh?", tôi nhận được nhiều ý kiến bạn đọc trong, ngoài nước, hỏi vì sao hiện nay cả nước đang liên tục rầm rộ tổ chức học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng những tư tưởng lớn của người rất cần cho sự nghiệp Đổi mới, cho cuộc sống nhân dân thì lại không được học tập, vận dụng?

Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến một trong những nội dung cốt lõi về dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách mạnh mẽ: "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" (HCM toàn tập, NXB Sự thật, tập 4, trang 283).

Đây là một nội dung có ý nghĩa then chốt ở một thể chế dân chủ, nó như lửa thử vàng để biết vàng thật hay vàng giả, ở đây là dân chủ thật hay dân chủ giả.

Có thể bạn sẽ hỏi liệu Chính phủ của chúng ta đã có những sai lầm gì "làm hại dân"?

Năm qua, Chính phủ có nhiều việc làm bị chỉ trích nặng nề như:

– Dung dưỡng các tập đoàn kinh tế làm ăn tùy tiện gây thất thoát lớn (hiện dư luận đang bức xúc về chỉ thị của Thủ tướng giải cứu sự sụp đổ của Vinashin).


– Quản lý kém làm cho nền kinh tế mất sức cạnh tranh (giá chi phí cho một đơn vị tăng trưởng cao gấp đôi, thậm chí gấp ba các nước Châu Á, Thái Bình Dương).

– Cho nước ngoài vào khai thác bauxite Tây nguyên gây bất an về quốc phòng và môi sinh; cho nước ngoài thuê rừng biên giới.

– Gần đây nhất là đề án đường sắt cao tốc bị toàn dân đặt ra nhiều nghi vấn…

Tuy nhiên tôi chỉ xin nêu ra đây một hiểm họa của đất nước: Tham nhũng – Giặc nội xâm!

Nếu chính phủ để tình trạng tham nhũng kéo dài và tăng lên vô hạn thì có phải là đã mang tội "làm hại dân"?

Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật bị mất chức chỉ vì "nghe lén" và "không thực hiện được một lời hứa". Ngày 5-7-2010, Thủ tướng Hàn quốc từ chức vì đề án xây dựng một thành phố mới của ông đưa ra bị Quốc hội bác bỏ… So với người thì các vị lãnh đạo nước ta có lỗi nặng gấp nhiều lần, nhưng đã được xuê xoa quá mức, chính vì thế mà không có sức răn đe để sửa chữa sai lầm!

Vậy tìm điều kiện để thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" chính là tìm đơn thuốc hiệu quả trị được chứng nan y tham nhũng và nhiều khuyết điểm khác của hệ thống chính trị.

Bài viết này bắt đầu từ tình trạng tham nhũng; xác định chân tướng, nhân thân kẻ tham nhũng; phân tích nguyên nhân bất trị của tham nhũng; và cuối cùng là đề ra phương thuốc đặc trị tham nhũng. Phương thuốc ấy tạo ra điều kiện và khả năng thực hiện thắng lợi tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Khuyến nghị quốc tế: kiểm soát quyền lực

Nghị quyết Đại hội 8 năm 1996 kết luận tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa đất nước.

Gần 10 năm sau, tham nhũng phình to, câu kết nhau như thành như lũy, khiến nguyên Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Trần Bạch Đằng kêu gọi: "Nã đại bác vào tham nhũng!" (Báo Tuổi trẻ xuân) với những lời lẽ thống thiết. Ông nói: "Tham nhũng đang đe dọa sự phát triển kinh tế cùng đạo đức xã hội"!

Gần một năm sau, tại Hội nghị Trung ương 3/7/2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhận định: "Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ".

Ba năm sau nữa, ông Đặng Quốc Bảo – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng – miêu tả hình dáng tham nhũng nằm lồ lộ ở nước ta với hai đặc trưng: (1) Kinh tế ngầm lộng hành, mafia cộng với cán bộ thoái hóa; (2) Bộ máy công quyền hư hỏng, vô cảm, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, thiếu chuyên nghiệp, ít hiểu biết, xa rời nhân dân, dị ứng với dân chủ.

Các vị lãnh đạo Việt Nam cho rằng Đảng đã rất quyết tâm chống tham nhũng, nhưng do luật pháp còn bất cập, năng lực quản lý yếu, cán bộ bị sa sút đạo đức trong cơ chế thị trường, các hoạt động chống tham nhũng chưa đồng bộ.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp Việt kiều dịp Tết 2010 nói: "Ở nước người ta đó thì muốn tiêu cực, muốn tham nhũng cũng khó, vì cái hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt Nam mình thì có khi không muốn tham nhũng cũng động lòng tham".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định: "Có bốn nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là: thể chế còn sơ hở, thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà, tinh thần phê tự phê bình còn yếu, đặc biệt là vai trò của cấp ủy Đảng và người đứng đầu chưa được thể hiện" (Báo Tuổi trẻ ngày 13-1-2008).

Liệu những nguyên nhân mà các vị lãnh đạo Việt Nam nêu ra đã đủ chưa?

Năm 2009, chương trình Hỗ trợ Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) có một công trình nghiên cứu quan trọng về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam và đã trao kết quả công trình cho Chính phủ ta. Công trình này nêu rõ hình tướng của tham nhũng ở Việt Nam. Xin tóm lược:

- Do kinh tế tăng trưởng cho nên dù cho nạn tham nhũng đang tràn lan vẫn ít được đề cập. Tham nhũng hủy hoại dần tính chính danh của chế độ.

- Nông dân biểu tình chống tham nhũng đất đai gia tăng, doanh nhân bực dọc nạn nhũng nhiễu gia tăng.

- Nền kinh tế tự do hóa, nhưng vai trò quản lý của Nhà nước không giảm đã tạo điều kiện cho tham nhũng.

- Tham nhũng xảy ra dưới 3 hình thức: Hối lộ – còn gọi là "bôi trơn"; tư nhân hóa bất hợp pháp tài sản Nhà nước trong chính sách cổ phần hóa; mua bán quyền lực.

- Quan hệ mờ ám giữa cán bộ chính trị và doanh nhân được gọi là "doanh nghiệp sân sau", "công ty gia tộc", "thế lực đen móc ngoặc với các phần tử biến chất trong bộ máy cầm quyền".

- Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng thực thi kém hiệu quả việc chống tham nhũng là do luật pháp bất cập, đạo đức suy đồi trước kinh tế thị trường. Thực ra đó chỉ là những yếu tố liên quan, chứ không phải vấn đề trung tâm của tham nhũng.

Tham nhũng ở Việt Nam thực chất là một vấn đề mang tính hệ thống.

Biểu hiện của tính hệ thống là: Tham nhũng vận hành phổ biến, bình thường, không phải biệt lệ, không thể tiến hành công việc nếu không chịu dính với tham nhũng! Hầu hết những người vốn là tốt,nhưng khi nằm trong guồng máy họ cũng phải chấp nhận tham nhũng để tồn tại.

- Các văn bản pháp lý ở Việt Nam thường thiếu rõ ràng và chồng chéo. Không phải người soạn thảo kém, mà do hệ thống đòi hỏi phải như vậy để dễ dàng lạm dụng quyền lực, tham nhũng. Đó là tác động của các nhóm lợi ích có quyền lực lớn. Bà Phạm Chi Lan – nguyên tư vấn Văn phòng Chính phủ phát biểu trong cuộc Hội thảo hồi tháng 3/2009 cho rằng đó là cách các nhóm lợi ích "cài cắm lợi ích cục bộ khi soạn thảo luật, cơ chế".

- Xu thế coi công quyền như công cụ làm giàu, nên tệ nạn mua quan bán chức tràn lan. Tập tục "một người làm quan cả họ được nhờ" đang sống lại.

- Lương thấp, đạo đức xuống cấp chỉ là nguyên nhân thứ yếu. Không làm rõ các quy định được, chừng nào cái "logic" đang chi phối hệ thống vẫn tồn tại.

Nâng cao tính minh bạch và kiểm soát quyền lực bộ máy công quyền là khuyến nghị mấu chốt của UNDP.

Nâng cao tính minh bạch gồm: công khai tài liệu thanh tra; nâng cao tính độc lập của thanh tra, của hoạt động tòa án, của cơ quan giám sát; coi trọng giải quyết tố cáo của dân; nâng cao vai trò xã hội dân sự, các cơ quan truyền thông giám sát hoạt động của nhà nước, khuyến khích công dân tố giác, khuyến khích báo chí dám đứng ra điều tra tham nhũng.

Để làm rõ thêm bộ mặt của tham nhũng, xin nghe bà Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ) sinh năm 1932, giáo viên nghỉ hưu, người được Tổ chức Minh bạch quốc tế tặng Giải thưởng Liêm chính năm 2009 kể:

"Các cấp trung gian nó bao che cho nhau, bảo kê cho nhau mình không thể cựa được. Tôi nhận đơn từ của nhân dân 63 tỉnh thành tố cáo đủ các mặt, đất đai nhà cửa… Thanh tra Nhà nước đã đến [nhà tôi] chở đi hồ sơ 214 vụ rồi, nhưng chưa thấy thông báo việc này việc kia được giải quyết. Có người đi kiện lúc 27 tuổi tới năm 54 tuổi mà vẫn chưa được giải quyết! Ông Bí thư quận Cầu Giấy có biết bao tội, là kẻ bảo kê cho bà Hiệu trưởng tham nhũng. Tôi báo cáo việc này với ông Bí thư Thành ủy Hà Nội thì hai tháng sau được tin ông quận này đã được chuyển công tác… Ở cấp nào bọn tham nhũng cũng có ô dù cả"!

Tham nhũng ở Việt Nam năm 2008 được Tổ chức Minh bạch toàn cầu xếp ở đầu trong nhóm 1/3 nước cuối bảng xếp hạng. Chỉ số thứ hạng từ năm 1997 – 2008 hầu như không đổi: 2,8; 2,6; 2,7. So sánh với các nước trong vùng thì điểm số của Việt Nam khá hơn Indonesia 5 bậc, hơn Philippines 20 bậc, xấu hơn Thái Lan 41 bậc, Trung quốc 49 bậc, Malaysia 74 bậc, Hongkong 109 bậc, Singapore 117 bậc. Năm 2009, Tổ chức Tư vấn Rủi ro chính trị, kinh tế (PERC) xếp Việt Nam là nước tham nhũng đứng thứ 3 Châu Á, chỉ khá hơn Indonesia và Campuchia, tụt lại sau Philippines. Chỉ số minh bạch về thị trường bất động sản thì Việt Nam xấu hơn Indonesia 22 bậc, Philippines 29 bậc, Thái Lan 31 bậc, Malaysia 54 bậc, Singapore 68 bậc.

2. Tham nhũng là ai?

Tham nhũng là hành vi của kẻ có chức quyền.

Ngày xưa là quan lại. Do đó, Luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông có 40 điều chống tham nhũng (trong tổng số 722 điều) đều là dành cho quan lại chứ không phải cho thứ dân.

Ngày nay, kẻ tham nhũng là viên chức trong hệ thống cầm quyền. Tham nhũng nhỏ xảy ra ở người có chức quyền nhỏ. Tham nhũng lớn ở người có chức quyền lớn. Tuy không có quy định thành văn nhưng trong thực tế từ cán bộ cấp trưởng ấp, trưởng khu phố đến phó trưởng phòng của phường xã, đều phải là đảng viên. Do vậy bệnh tham nhũng trong thực tế lại chính là bệnh của đảng viên từ thôn ấp cho tới những cơ quan cao nhất! Nhiều đảng viên không làm công tác chính quyền, nhưng với cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, họ có điều kiện tham nhũng còn hơn cả viên chức chính quyền. Vậy tham nhũng là bệnh của Đảng, của cả hệ thống chính trị.

Xin nêu ra đây một số nhận định của các nhà nghiên cứu về tham nhũng ở nước ta.

Giáo sư Yoshiharu Tsuboi người Nhật Bản – là nhà Việt Nam học có nhiều công trình sâu sắc – đã nói như sau về tham nhũng ở Việt Nam:

– "Tham nhũng ở Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà là cơ cấu trong tổ chức, để loại được tham nhũng phải cải thiện lớn cơ cấu tổ chức và quản lý tài chính".

– "…Khó thúc đẩy tình hình nếu như không có một số lợi nhuận cho các đảng viên và cán bộ chính quyền. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm ngơ ở mức độ nhất định trước vấn đề biển thủ hoặc tham nhũng của họ".

– "…Số lượng tham nhũng quá đông, nếu toàn bộ các vụ tham nhũng bị lật tẩy thì hệ thống hành chính có nguy cơ ngừng hoạt động, thậm chí dẫn tới khủng hoảng chính trị. Do vậy nếu khoản tiền tham nhũng không cao quá mức và được chia đều cho những người dính líu thì chính quyền để yên cho họ".

– "…Tham nhũng ở Việt Nam có thể tóm gọn là "Ai lại sợ đèn đỏ, khi tất cả đều vượt đèn đỏ"!

– "…Hệ thống được thành lập theo kiểu khi bên trong xuất hiện có người có khả năng phản đối tham nhũng thì tham nhũng sẽ được dùng làm lý do để loại bỏ người đó".

– "…Bằng cơ cấu nuôi dưỡng tham nhũng, nhà cầm quyền đặt gần như toàn bộ người dân vào vị trí tội phạm tiềm năng, với cung cách phán xử tùy tiện, những ai làm mất lòng hệ thống tham nhũng có thể bị trừng phạt đúng theo pháp luật"!

Giáo sư Carl Thayer người Úc, một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam có uy tín trên thế giới, cũng có bài viết về tham nhũng ở Việt Nam. Nhận xét các vụ án tham nhũng lớn như PMU 18, Đại lộ Đông – Tây, giáo sư nhận định: "Các vụ tham nhũng lớn ở Việt Nam có trung tâm bảo trợ của những hệ thống quyền lực gồm những đảng viên cao cấp và gia đình họ, và ngay trong luật lệ… Khi tham nhũng bị phơi bày, chúng đều được chỉ đạo giải quyết từ "bên trong cánh cửa".

…"Trong vòng 5 năm có 12 ủy viên Trung ương bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng, nhưng rất ít vụ bị đưa ra tòa. Qua hai kỳ Đại hội, 12 năm, tham nhũng đã tăng nhiều hơn. Nguyên nhân là do Đảng cộng sản Việt Nam chống thực hiện tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp, tư pháp) mà nắm trọn, kiểm soát cả ba quyền này".

Các tác giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Hoàng Ngọc Giao… cũng có những bài viết miêu tả rõ nét khuôn mặt tham nhũng đang ngự trên chiếc ghế quyền lực của đất nước. Những đảng viên còn giữ lòng tự trọng hẳn sẽ luôn cảm thấy căm giận và xấu hổ!

3. "Tham nhũng nã đại bác vào Đảng"

Chúng ta đều biết rằng chủ nghĩa Mác – Lênin không có khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chỉ có các hình thức Nhà nước chuyên chính vô sản được "vận dụng sáng tạo thích hơp với thực tiễn của mỗi quốc gia".

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước tập quyền và Đảng hóa. Trong một bài nói ở Hội nghị Trung ương khóa 3, ông Lê Duẩn cũng cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô không coi trọng nhà nước.

Thật ra các nhà nước toàn trị đều đặt Đảng trên nhà nước, nghị quyết Đảng cao hơn pháp luật.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường phân tích nguyên nhân chính gây ra sai lầm lớn của cải cách ruộng đất ở Việt Nam là không dùng luật pháp mà dựa vào đấu tố. Vì nhận định đúng đắn ấy mà ông bị sa thải. Sau Đổi mới, cùng với sự hội nhập quốc tế, khẩu hiệu "Sống và làm việc theo pháp luật" mới được xuất hiện.

Mãi đến 29/11/1991, tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7, Tổng Bí thư Đỗ Mười với tư duy bị trói bởi ý thức hệ đã khiên cưỡng lắp ghép từ "xã hội chủ nghĩa" vào "nhà nước pháp quyền". Hơn 15 năm sau, tháng 4/2006, nghị quyết Đại hội 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra nội dung: "Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp… Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến hợp pháp trong các hoạt động và các quyết định của các cơ quan công quyền".

Tiến sĩ Hồ Bá Thâm đã thắc mắc rằng: kiểm tra, giám sát được đặt riêng ra như vậy, không rõ là nó nằm bên trong hay nằm ngoài hệ thống quyền lực nhà nước?

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh công bố nội dung học thuyết Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bài diễn văn ở phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 12, ngày 19/7/2007. Nhiều nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã viết bài lý giải học thuyết mới mẻ này.

Với cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, ông Trần Đức Lương có bài viết đăng trên tạp chí Cộng sản số 1 năm 2007 với tựa đề: "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, ngày càng trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân dân ta". Xin trích ra đây một nội dung cơ bản:

"Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là quyền lực Nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiên quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể hiểu rằng sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng cũng nhằm đảm bảo cho sự phân công và phối hợp được thông suốt, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đưa cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống".

Các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam viết nhiều bài dẫn giải nội dung học thuyết Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đưa ra những khái niệm lạ lẫm như "tam quyền phân hợp", "tam quyền phân hợp giám". Nói chung, những khái niệm phân lập, đối trọng không được phép đặt ra. .

GS. TS. Tô Xuân Dân và cán bộ Mặt trận Tổ quốc Trung ương Nguyễn Thanh Bình có bài viết chung nhan đề "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng" (Tạp chí Cộng sản số 1/2007). Hai ông đưa ra 7 vấn đề có tính nguyên tắc để thực hiện đúng đắn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đọc dẫn giải 7 vấn đề thấy hai ông là những lý thuyết gia chính trị hơn là nhà luật học. Tôi đặc biệt chú ý đoạn văn sau đây của hai ông:

"…Vấn đề là ở chỗ, bản chất của Đảng cầm quyền thế nào, mục tiêu chính trị của nó có phải vì lợi ích chung của dân tộc, vì con người hay không và do đó có sẵn sàng tuân theo những quy định của pháp luật hay không; có đủ phẩm chất đạo đức để vượt qua các cám dỗ quyền lực to lớn mà một Đảng cầm quyền duy nhất có nhiều khả năng gặp phải hay không và nó có tự đặt ra và thực hiện được những lề luật nghiêm khắc cho chính mình hay không?".

Nêu ra nội dung trên hai ông không nhằm cảnh báo nguy cơ đối với Đảng mà ngay sau đó đưa ra khẳng định: "Thực tiễn phát triển của xã hội ta, đất nước ta xác nhận và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Hơn 74 năm qua Đảng thể hiện tập trung ý chí nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc". Hai ông tin rằng: "Hoàn thiện những cơ sở pháp lý đó sẽ giúp tránh được bao biện, làm thay hay can thiệp không đúng nguyên tắc của cấp ủy và cán bộ Đảng vào công việc của chính quyền mà có thời kỳ nhiều nơi đã mắc phải".

Thực tiễn đất nước 3 năm qua đã bác bỏ nhận định nói trên của hai ông, và chứng minh rằng số đông đảng viên cộng sản không thể "vượt qua các cám dỗ quyền lực to lớn"!

Tiến sĩ Hồ Bá Thâm trong bài "Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền lực Nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 11/2009 đã nêu ra nhiều điều còn băn khoăn. Đặc biệt là đoạn văn sau:

"…Với thực tế nảy sinh tràn lan và kéo dài ngày càng trầm trọng tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu và lãng phí hiện nay trong hệ thống chính trị và trong xã hội ta,càng thấy thiếu sót lớn trong một cơ chế thiếu giám sát và kiềm chế quyền lực tệ hại như thế nào. Đó là chỗ hổng và yếu kém nhất trong cơ chế hệ thống tam quyền của Nhà nước, phải được khắc phục sớm bằng cả nhận thức và thể chế".

Tuy nhiên, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền lực Nhà nước vẫn na ná như nội dung văn kiện Đại hội 10: "Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; có cơ chế kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện ba quyền đó".

Thực tế hiểm họa "nội xâm"của đất nước đã chứng tỏ sự "liệt kháng" của thể chế phân công ba quyền thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xin dẫn chứng thêm hai câu chuyện:

(1) Cách đây 15 năm, ngày 16/11/1993, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn báo Lao động về việc "phải cấp bách cải cách Tư pháp để chấm dứt tệ nạn "thư tay gửi tòa án" và "những bản án bỏ túi" trước khi tòa xử. Cơ quan Nhà nước cũng như công chức Nhà nước khi thực thi công vụ phải trong khuôn khổ pháp luật và họ có thể bị kiện trước tòa nếu gây hại cho dân".

Sau 15 năm cấp bách cải cách Tư pháp như ông Lộc nói, hiện trạng của quyền Tư pháp được thể hiện trong vụ án bà Ba Sương ở Cần Thơ là thế này:

UBND thành phố Cần Thơ có công văn số 1575/UBND -NC ngày 25/3/2008 nội dung: "Thực hiện ý kiến kết luận của thường trực Thành ủy tại Thông báo số 91-TB/VPTU ngày 20/8/2008, Chủ tịch UBND thành phố có ý kiến chỉ đạo như sau: Sau khi Thanh tra Thành phố chuyển một số nội dung sai phạm của Nông trường Sông Hậu sang Cảnh sát điều tra thì tổ chức họp báo, công khai với báo chí…". Cơ quan Tư pháp các cấp đều không có phản ứng gì về cách chỉ đạo ấy, chỉ có nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi thư phản đối: Tôi không rõ có những lý do gì bên trong mà cơ quan Đảng chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án? Việc này phải do cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát tiến hành chứ? (Có tin "lý do bên trong" mà cụ Võ Văn Kiệt hỏi là lãnh đạo Cần Thơ muốn tìm cớ để thu hồi đất của Nông trường Sông Hậu cho một dự án lớn!).

Như vậy là tệ nạn "thư tay", "bản án bỏ túi" kiểu du kích thời Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc ngày nay đã được chính quy hóa thành những Công văn, Thông báo rất ngang nhiên!

(2) Ngày 19/9/1997, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 4678/QT1 "chuyển khu dân cư ở số 2 Thụy Khuê, Hà Nội. Văn phòng Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đất phía sau khách sạn La Thành cho các hộ dân ở đó tái định cư". Ngày 6/9/1998, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có quyết định số 498/QĐ-VPCP phê duyệt phương án bố trí diện tích đất cho từng hộ gia đình, nhưng danh sách này thiếu 11 hộ, trong đó có bốn hộ do các ông bà Nguyễn Xông Pha, Chu Quang Biên, Lê Lục Công, Trần Minh Hồng làm đại diện. Văn phòng Chính phủ có công văn 6403/VPCP-QT1 giao cho UBND quận Tây Hồ bố trí tái định cư cho 4 hộ dân nói trên. Bốn hộ dân này tìm hiểu biết rằng Văn phòng Chính phủ làm trái công văn Thủ tướng, cốt để thừa ra 233 m2 đất ở một ví trí đắc địa xây chung cư đưa ra bán giá cao cho 15 hộ dân không thuộc khu nhà số 2 Thụy Khuê. Ngày 21/9/2009, bốn hộ dân nói trên làm đơn khiếu nại gửi Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nhưng không được Bộ trưởng giải quyết. Ngày 2/11/ 2009, bốn hộ dân làm đơn gửi Tòa án nhân dân Hà Nội. Tòa án nhân dân Hà Nội thông báo trả lại đơn với lý do "Không thuộc thẩm quyền giải quyết bằng một vụ án hành chính tại Tòa án". Bốn hộ dân khiếu nại Tòa án Hà Nội nhận lại đơn kiện, nhưng không được. Ngày 29/12/2009, bốn hộ dân gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân Tối cao. Tòa án nhân dân tối cao im lặng. Bốn hộ dân cầu cứu luật sư Cù Huy Hà Vũ. Luật sư Cù Huy Hà Vũ gửi hồ sơ vụ này lên Ủy ban Tư Pháp của Quốc hội. Và vụ việc được… nằm yên trên đó!

Vụ này không lớn, nhưng sự ách tắc của nó chứa 3 điều đáng suy ngẫm:

1/ Nó dính líu đến nhiều bộ luật: Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

2/ Nó liên quan đến ba nhánh quyền lực nhà nước là hành pháp, tư pháp, lập pháp mà không giải quyết được.

3/ Nó liên quan trách nhiệm của các Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chánh án tòa tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật mà vẫn bị tắc!

Điều ấy đủ để nói lên rằng, công thức pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện hành có nhược điểm lớn nhất là trao cho Đảng trực tiếp lãnh đạo cả ba quyền lực Nhà nước, tạo tình thế Đảng đứng trên pháp luật. Nhà tư tưởng Montesquieu từng cho rằng, khi quyền lực tập trung vào một mối, dù là một người, hay một tổ chức thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn. Rõ ràng pháp quyền xã hội chủ nghĩa không tạo sức mạnh và uy tín cho Đảng mà nó tạo ra nguy cơ, tôi muốn dùng cách nói của ông Trần Bạch Đằng: "Hằng phút, hằng giờ tham nhũng nả đại bác vào Đảng"! Trong khi Đảng thì… ngay một nhà lý luận lớn của Đảng như Giáo sư Tiến sĩ Mạnh Quang Thắng cũng phải rầu buồn: "Thật đáng tiếc là cho đến nay vẫn còn một bộ phân không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái một cách nghiêm trọng…".

4. Phải tam quyền phân lập mới có "thần linh pháp quyền"

Gần đây có nhiều bài viết tán dương việc cải cách tư pháp theo hướng không để tòa án ở cùng với cấp hành chính, cho rằng như vậy sẽ tránh được cơ quan hành pháp can thiệp vào việc xét xử của tòa án, và từ đó sẽ có tư pháp độc lập. Có đúng vậy không? E rằng những người nêu ý kiến này mới nhìn sự thật ở một nửa! Cần thẳng thắn đặt ra và bàn bạc thấu đáo trước thềm Đại hội 11 của Đảng là: Đảng có nên lãnh đạo tư pháp theo kiểu cầm tay chỉ việc như vậy hay không? Sự lãnh đạo của Đảng đối với quyền Tư pháp nên theo cách nào?

Mới đây, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An có bài trả lời rất hay phỏng vấn của Thu Hà trên VietNamNet về việc sửa đổi Hiến pháp. Ông nói: "Còn quyền lực của cơ quan tư pháp thì sao? Trong thực tiễn thì nó yếu thế hơn các cơ quan lập pháp và hành pháp, và còn bị chi phối trong xét xử".

Vậy ai chi phối? Và để chi phối được tư pháp, họ có cần phải ở cùng một cấp hành chính hay không? Nếu họ ở trên một cấp, hoặc trên hai, ba cấp hành chính, ở tận Hà Nội thì họ có thể chi phối được tòa án ở các tỉnh thành phía Nam hay không?

Mặc dù rất dè dặt khi phân tích những nguyên nhân yếu kém của quyền tư pháp, Tiến sĩ Hồ Bá Thâm cũng đã nêu ra một ý kiến rất đáng suy nghĩ về sự lãnh đạo của Đảng đối với quyền tư pháp: "Hơn nữa, khi đường lối của Đảng đã được cụ thể hóa thành Hiến pháp thì Hiến pháp là cao nhất chứ không phải Đảng cầm quyền khi thực thi quyền lực Nhà nước".

Tiến sĩ Hồ Bá Thâm đã chỉ đúng chỗ mắc mứu lớn chính là vì học thuyết Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt "việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam". Lẽ ra sự lãnh đạo của Đảng chỉ nhằm đưa ra quan điểm lớn là: "Phải làm thế nào để thực hiện cho được quyền tư pháp độc lập, thượng tôn pháp luật, không chấp nhận bất cứ sự chi phối nào ngoài pháp luật".

Với tinh thần nói thẳng, nói thật có từ Đại hội 6 – Đổi mới, nhưng từ đó đến nay không được nuôi dưỡng tốt, tôi muốn tiếp lời Tiến sĩ Hồ Bá Thâm đặt ra câu hỏi vốn rất kiêng kỵ này: Tại sao chúng ta không chấp nhận tam quyền phân lập? Đó là kết tinh tư tưởng cao cả của các hiền triết thời cổ đại từ Platon, Aristotle cho đến các nhà tư tưởng thế kỷ 18 như Lock, Montesquieu, J.J. Rousseau, Kant, Hegel… đã trở thành tài sản vô giá của toàn nhân loại trong tiến trình tranh đấu tìm đến Dân chủ – Tự do. Chính Marx, Engels lúc cuối đời cũng chấp nhận các phương pháp đấu tranh nghị trường trong thể chế của Nhà nước pháp quyền. Cương lĩnh của Quốc tế xã hội dân chủ do Engels sáng lập đã được phát triển và vận dụng ở nhiều nước, có xây dựng Nhà nước tam quyền phân lập, đưa các quốc gia ấy trở thành dân chủ, giàu mạnh. Sự nghiệp Đổi mới của chúng ta thực ra cũng đã vận dụng nhiều bài học của chủ nghĩa xã hội dân chủ, rất tiếc lại không vận dụng bài học xây dựng Nhà nước theo Tam quyền phân lập!

Tại sao? Vì sợ mất đi tính thống nhất của quyền lực Nhà nước chăng? Không đúng! Tính thống nhất của Nhà nước chính là lý tưởng của dân, do dân, vì dân. Một nền tư pháp độc lập mạnh mẽ sẽ kiềm chế được sự lạm quyền của hành pháp, hoặc sự vi hiến của lập pháp, sự bạc nhược của tư pháp thì đó mới là bảo vệ thành công sự thống nhất lý tưởng xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân!

Sợ mất đi trách nhiệm "phân công quyền lực"? Ai phân công? Các nghị quyết của Đảng đều dùng từ "phân công". Bài viết của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng dùng từ "phân công quyền lực". Tuy không nói rõ chủ thể phân công, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước thì mặc nhiên phải hiểu rằng Đảng phân công ba quyền lực Nhà nước. Đúng ra, phải dùng từ phân quyền (decentralize) vốn là một thuật ngữ đã phổ biến thế giới về nhà nước pháp quyền. Còn từ phân công (to divide the work) là để chỉ việc phân chia lao động như phân công lao động theo ngành, giới tính, vùng đất, phân công lao động quốc tế… Có ý kiến cho rằng từ "phân công" tỏ ra nhẹ nhàng hơn "phân quyền" (Tiến sĩ Hồ Bá Thâm). Nhưng ở đây điều cần đạt tới không phải là cảm giác "nặng"hay "nhẹ"mà rất cần đạt được sự chính xác của thuật ngữ quốc tế giữa thời hội nhập toàn cầu.

Sợ mất sự "phối hợp", tạo nên "sức mạnh tổng hợp" vốn là truyền thống? Xin thưa, các lý thuyết phân quyền chỉ nhấn mạnh kiềm chế, kiểm soát, đối trọng. Nếu muốn nói đến sự phối hợp thì cũng có thể tìm thấy được: Khi cả ba quyền kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau sẽ bật lên một sức mạnh tổng hợp kéo nhà nước đang ở trên đầu nhân dân, phải hạ xuống nằm bên dưới luật pháp!

Sao lại kiêng kỵ tam quyền phân lập đã có mầm mống hằng ngàn năm, được hoàn chỉnh hằng trăm năm, tạo ra sự phân quyền cân bằng và độc lập giữa ba quyền lực nhà nước (Lập pháp, Hành pháp,Tư pháp), quyền lực này kiểm soát, kiềm chế quyền lực kia, tránh xảy ra lạm quyền, chuyên quyền, độc quyền, đảm bảo cho sự tự do chính trị của Nhà nước được lập nên từ quyền lực nhân dân?

Sợ thực hiện tam quyền phân lập sẽ làm cho ba quyền ấy vuột khỏi tầm tay lãnh đạo của Đảng? Rất sai! Trước hết, nó làm cho chúng ta có một Nhà nước dân chủ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với xu thế thời đại. Xu thế thời đại là: Pháp luật đứng trên Nhà nước. Chính quyền phục vụ nhân dân chứ không phải hành dân. Chính phủ có trách nhiệm tìm chính sách phù hợp để phát triển đất nước nâng cao phúc lợi nhân dân và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Người dân được làm mọi việc mà luật pháp không cấm, còn chính quyền chỉ được làm đúng theo quy định của pháp luật. Quốc hội chỉ tuân thủ Hiến pháp lập nên từ ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân. Quốc hội không giơ tay theo nghị quyết đã có sẵn, để bị mang tiếng là nghị gật!

Hệ thống tư pháp độc lập ngăn chặn những việc làm sai trái của hành pháp và lập pháp gây hại cho quyền lợi và tự do của công dân. Tòa án độc lập xét xử mọi tranh chấp và mâu thuẫn xã hội theo luật pháp và chỉ tuân theo luật pháp, cho nên được coi là "thành trì của tự do". Hôm qua, 6/7/2010, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói với Hội nghị cải cách tư pháp, dặn rằng việc đầu tiên là phải bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ tòa án trong sạch, vững vàng. E rằng điều ông dặn chỉ là vấn đề thuộc vào thứ yếu.

Lịch sử xây dựng quyền tư pháp của nhân loại đã chứng tỏ rằng, Bao Công chỉ xuất hiện được từ cơ chế. Cơ chế mới là vấn đế số một, vấn đề đầu tiên! Cơ chế tam quyền phân lập, dùng quyền lực hạn chế quyền lực, sẽ buộc được các Tổng Bí thư, Thủ tướng cũng như phó thường dân khi tòa gọi phải nhanh chóng kíp hầu tòa. Không còn chuyện Tòa án Hà Nội, rồi cả Tòa án tối cao đều bó tay không gọi nổi Thủ tướng! Như vậy có làm giảm quyền lãnh đạo của Đảng? Không! Vụ Quốc hội bác bỏ dự án Đường sắt cao tốc vừa qua đã làm cho nhân dân tin Đảng đã tôn trọng ý dân, đã có thêm động lực để "Đảng phải gần dân, hiểu biết dân, học hỏi dân" (Hồ Chí Minh). Nhân dân sẽ thấy Nhà nước của dân, do dân, vì dân không phải chỉ ở khẩu hiệu mà đã là sự thật nhìn thấy. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước nhận được thêm năng lực mới. Quyền Tư pháp độc lập sẽ góp một trong những sức mạnh lớn nhất tẩy trừ tham nhũng. Đảng thải loại được lũ sâu mọt thoái hóa đang ẩn náu trong hàng ngũ của mình. Đảng viên sẽ gồm những người liêm khiết trong mắt của nhân dân. Hồ Chí Minh nói "chống tham ô lãng phí quan liêu là dân chủ", có ý nghĩa như vậy. Nhân dân sẽ công nhận Đảng tích cực đổi mới toàn diện, từ đó mà tính chính danh được nâng lên.

"Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"! Với tam quyền phân lập, "trăm điều phải có Thần linh pháp quyền" (Hồ Chí Minh), tư tưởng ấy sẽ hiện diện trong đời sống, nâng cao quyền dân, làm trong sạch Đảng, tăng cường sinh lực Nhà nước. Há chẳng phải là một việc cấp bách mà Đại hội Đảng rất cần quan tâm?

Đến đây, xin dùng một danh ngôn đã có sức sống 2500 tuổi của nhà hiền triết Platon thay cho lời kết: "Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền lực của một ai đó. Còn ở nơi nào mà pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì, ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của Nhà nước".

http://boxitvn.wordpress.com/2010/08/30/lm-sao-th%e1%bb%b1c-hi%e1%bb%87n-d%c6%b0%e1%bb%a3c-t%c6%b0-t%c6%b0%e1%bb%9fng-h%e1%bb%93-ch-minh-n%e1%ba%bfu-chnh-ph%e1%bb%a7-lm-h%e1%ba%a1i-dn-thigrave/


24 tháng 8 2010

Lãnh đạo không biết thương dân

Nguyễn Hưng Quốc

clip_image001

Hình: photos.com

Nhan đề bài viết này rõ ràng là được ăn cắp từ bài viết "Tôi không thấy lãnh đạo Hà Nội biết thương dân" đăng trên blog của Nguyễn Xuân Diện, một bài viết có nhiều chi tiết rất thú vị hiếm khi thấy trên báo chí chính thức và chính thống ở Việt Nam.

Chuyện liên quan đến dự án xây dựng năm cái cổng chào hoành tráng ở Hà Nội để mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp tới mà tôi đã có dịp đề cập đến trong bài viết "Tài lãnh đạo và tài tiêu tiền của chính quyền Việt Nam" đăng ngày 16 tháng 7 vừa qua.

Xin nhắc lại một số chi tiết quan trọng: Chuẩn bị cho ngày đại lễ vào tháng 9 sắp tới, chính quyền Việt Nam đã chi ra hàng chục ngàn tỷ đồng Việt Nam cho mấy chục dự án khác nhau. Không biết các dự án được tiến hành một cách thầm lặng thì thế nào nhưng hầu như tất cả các dự án lớn, giữa thanh thiên bạch nhật và liên quan đến nhiều người thì đều bị lên án một cách gay gắt.

Như dự án làm phim Lý Công Uẩn thoạt đầu được quảng cáo rầm rộ với những kế hoạch thi tuyển kịch bản phim rồi chọn lựa đạo diễn, cuối cùng, sau những cuộc giành giựt và chửi bới dữ tợn giữa những người có liên quan, bị xếp xó. Thế vào đó, người ta chi tiền để làm những bộ phim lịch sử nho nhỏ quay ở… Trung Quốc. Cảnh: Trung Quốc. Hóa trang: Trung Quốc. Có khi cả đạo diễn cũng là người Trung Quốc.

Rồi dự án trị giá 50 tỷ đồng để sơn lại mặt tiền các nhà ở ở các khu phố chính với một trong hai màu: vàng hoặc xanh bị phản đối kịch liệt, cuối cùng, bỏ.

Rồi dự án cũng trị giá 50 tỷ đồng lát lại đường đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm nữa. Gạch đang còn mới: lột bỏ. Thế vào đó là những viên đá xanh vuông vức, nặng nề, không thấm nước và rất đắt tiền được chở từ Thanh Hóa ra. Dân chúng lại phản đối. Và lại bỏ. Lại lột các viên đá xanh ấy lên. Và lát các viên gạch cũ trở lại.

Rồi đến dự án xây dựng 5 cái cổng chào trên các cửa ngõ chính dẫn vào Hà Nội cũng trị giá 50 tỷ. Dự án được đưa ra, mọi người, nhất là giới kiến trúc, lại phản đối kịch liệt. Lý do: xấu, thậm chí, phản cảm. Chính quyền chống chế: Không làm kiên cố, chỉ xây tạm thôi. Người ta vẫn phản đối: Không thể xây "tạm" một công trình kiến trúc dài cả bốn năm chục mét và cao cả trên mười mét được. Cũng phải có sắt thép. Cũng phải có xi măng. Nghĩa là cũng phải kiên cố và tốn kém. Chính quyền lại nhân nhượng: Thôi, chỉ xây bốn cái. Người ta vẫn phản đối: Đã xấu và phản cảm thì bốn hay năm cũng như nhau.

Đuối lý, chính quyền đành bỏ.

Nhưng sau khi cái dự án lãng nhách ấy bị dừng lại thì sao?

Qua bài "'Hậu' cổng chào ở Hà Nội: Cả chục ngàn mét vuông ruộng thành... sa mạc" của Nguyên Huân được đăng lại trên blog Nguyễn Xuân Diện nhắc ở đầu bài viết này, chúng ta được biết câu chuyện không dừng lại ở đó.

Ừ, thì dự án xây năm, rồi bốn, cái cổng chào bị bỏ. Các bản thiết kế phản cảm và nhảm nhí bị vất vào thùng rác. Thế nhưng...

Thế nhưng còn đất thu mua của dân chúng để xây mấy cái cổng vớ vẩn ấy thì sao?

Để xây dựng một cái cổng chào dài bốn năm chục mét, người ta cần một không gian rất rộng và rất thoáng. Không gian ấy là đất chứ không phải chỉ là trời. Đất ở đây chủ yếu là đất của dân, hoặc dân ở hoặc dân canh tác. Để có đất ấy, người ta phải thu mua. Thu và mua. Nghĩa là, thứ nhất, người dân không có quyền từ chối; và thứ hai, họ chỉ được trả với giá thật rẻ.

Thu mua ở đây, thực chất, là ăn cướp.

Chứ còn gì nữa?

Theo Nguyên Huân, ở tất cả các địa điểm giải tỏa mặt bằng để xây dựng cổng chào, chính quyền địa phương chỉ mất trung bình bốn ngày, có nơi chỉ mất một ngày, để hoàn tất việc thu mua ấy.

Bán đất, dù là đất canh tác, chứ đâu phải phải bán con gà con vịt đâu mà người ta có thể quyết định một cách dễ dàng chóng vánh đến như thế?

Mà tại sao chính quyền lại hối hả đến như thế?

Ở các dự án khác, người ta cứ lần khân dây dưa cù cưa kéo dài từ ngày này qua ngày nọ, từ tháng này qua tháng khác. Có dự án kéo dài cả mấy năm mà gần đến ngày đại lễ rồi, công trình cứ ngổn ngang, tưởng như không bao giờ có thể hoàn tất được. Tại sao việc thu mua đất thì người ta lại sốt sắng đến mức đáng kinh ngạc như vậy? Người ta làm mà cứ như bị ma rượt. Nhận được chỉ thị từ thành phố, người ta họp dân, bàn chuyện đền bù, rồi mang xe đến ủi hoặc mang cát đến đổ. Hối hả đến độ trong lúc Chính phủ còn đang bàn bạc, người ta đã bắt đầu thi công. Hối hả đến độ đổ nhầm cát xuống ruộng của người khác, không nằm trong khu vực giải tỏa. Tại sao lại thế?

Có phải việc lấy đất mới là chính? Còn những dự án này kia chỉ là tấm bình phong nhằm che đậy cái mục tiêu chính ấy?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội, gọi đó là hình thức "tham nhũng mặt bằng".

Trong bài "Tham nhũng: Nguyên nhân và giải pháp", tôi có nêu kết quả một cuộc điều tra về tham nhũng tại Trung Quốc do Xiaogang Deng, Lening Zhang và Andrea Leverentz thực hiện: Hầu hết đều liên quan đến đất đai.

Ở Việt Nam cũng thế?

Vụ xây cổng chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long cũng chỉ là một hình thức tham nhũng như thế?

Cũng là một cái cớ để ăn cướp đất đai của dân chúng?

NHQ

************

Bài trích từ blog Nguyễn Xuân Diện ngày 11 tháng 8/2010:

TÔI KHÔNG THẤY LÃNH ĐẠO HÀ NỘI BIẾT THƯƠNG DÂN

"Hậu" cổng chào ở Hà Nội:
Cả chục ngàn mét vuông ruộng thành... sa mạc

Nguyên Huân

Ngày 15/7 UBND TP Hà Nội đã báo cáo lên Chính phủ xin phép cho dừng dự án xây dựng 5 cổng chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Dù đã được "phanh" lại kịp thời song dự án "hoành tráng" đó vẫn để lại hậu quả nặng nề khi hàng nghìn mét vuông đất ruộng của nông dân đã bị san lấp, nay không thể khôi phục lại.

Giải phóng mặt bằng... siêu tốc

Trước khi có quyết định chuyển 50 tỷ đồng sang mục đích khác, ngày 23/6 UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các địa phương có dự án cổng chào tọa  lạc phải cấp tốc thu hồi 14.000 m2 mặt bằng một cách sớm nhất cho các đơn vị thi công. Theo đó, năm địa phương "khâm thử" quyết định trên gồm: Xã Thanh Xuân (Sóc Sơn), xã Dương Xá, Ninh Hiệp (Gia Lâm) và xã Đại Xuyên (Phú Xuyên). Riêng cổng chào nằm trên đường Láng – Hòa Lạc đã được giải phóng mặt bằng từ trước.

Ông Lê Huy Yên – cán bộ địa chính xã Dương Xá cho biết, nhận được quyết định của UBND TP Hà Nội xã lập tức tiến hành rà soát, kiểm kê và bàn giao mặt bằng ngay cho đơn vị thi công là TCty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - UDIC. Rất may là địa điểm đặt cổng chào trên QL5 thuộc Dương Xá không rơi vào đất nông nghiệp mà thuộc QL5 cũ và đất thùng đào thùng đấu nên hậu quả để lại rất nhỏ.

Tại địa điểm xây dựng cổng chào trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, số đất đã thu hồi cho dự án là 389,6 m2. Khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưởng – Phó Chủ tịch xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) kể vanh vách quy trình GPMB nhanh nhất trong đời làm cán bộ của ông: "Nhận được quyết định của TP hôm 24/6. Ngày 26/7 xã tiến hành họp dân luôn, ngay hôm sau thực hiện kiểm đếm, ngày 28/6 lên phương án dự thảo hồ sơ, đến ngày 29/6 cơ bản hoàn thành giải ngân tiền đền bù cho dân và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công".

Vận tốc triển khai công việc nhanh không kém xã Thanh Xuân, xã Đại Xuyên cũng chỉ mất có 4 ngày để hoàn tất mọi thủ tục bàn giao 3344,3 m2 đất nông nghiệp cho đơn vị thi công cổng chào trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ cho Tập đoàn Vincom vào ngày 4/7. Do bàn giao mặt bằng nhanh ngoài sức tưởng tượng nên địa phương còn được đơn vị thi công thưởng cho một khoản tiền khích lệ.

Nhanh như xã Thanh Xuân và xã Đại Xuyên cũng chưa ăn thua gì so với tiến độ GPMB chớp nhoáng ở xã Ninh Hiệp. Ông Lý Duy Khương – Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp tỏ vẻ bực bội khi đang phải giải quyết hậu dự án cổng chào. Theo lời ông Khương thì khi quyết định xây cổng chào đến tay, xã họp dân và bàn giao mặt bằng ngay cho Cty CP Him Lam 4.800 m2 đất để đơn vị này thi công. Không biết do áp lực từ đâu mà đơn vị thi công vội vàng tới mức đổ nhầm cả cát sang dự án đường vành đai 3 mất 17 m. Vậy là phải cuống cuồng vắt chân lên cổ họp các ban ngành để giải quyết. Phương án được đưa ra là lùi về phía Hà Nội thêm 40 m.

Mới chỉ thống nhất trên miệng vậy thôi mà ngay khi cuộc họp kết thúc Cty CP Him Lam đã cử người đi rà phá bom mìn và ngay tối hôm đó âm thầm cho ôtô trút cát tràn lan lên vị trí dự định khiến cả nghìn m2 đất nông nghiệp khác trở thành... sa mạc. Trớ trêu thay, lần này đơn vị thi công lại "tương" nhầm vào cả khu nghĩa địa cổ khiến rất nhiều ngôi mộ bị hư hỏng gây bất bình trong dân. Tai hại hơn nữa khi lớp cát đổ nền chưa kịp ráo mặt thì đơn vị lại nhận được quyết định của UBND TP Hà Nội yêu cầu ngừng thi công.

Chỉ khổ dân

Phải khẳng định rằng: Để có được tiến độ GPMB "siêu tốc" như vừa qua, chủ yếu do phía người dân đồng tình hợp tác. Bản thân họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng vì đại sự chung của Thủ đô. Nhưng giờ khi dự án không còn nữa, có vẻ người dân đang "trở đi mắc núi trở lại mắc sông". Các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm im ỉm không có bất cứ lời giải thích nào về thiệt hại ruộng đất người dân đang phải hứng chịu. Đối với mấy chục hộ dân ở hai xã Thanh Xuân và Phú Xuyên, bản thân họ cũng không phàn nàn gì khi biết ruộng của họ bị thu hồi... hụt. Mặc dù trong thâm tâm họ vẫn tiếc đứt ruột khu ruộng màu mỡ của mình nhưng dù sao đã nhận được tiền đền bù.

Không được may mắn như người dân ở hai xã trên, hàng trăm hộ dân ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đang như ngồi trên đống lửa khi biết dự án xây dựng cổng chào đã bị "trảm". Bởi tiến độ thi công quá gấp gáp nên tất cả bà con ở xã Ninh Hiệp đều nhất trí ủng hộ mà chưa vội đòi tiền đền bù. Họ không ngờ dự án triển khai rầm rộ là vậy mà kết thúc còn chóng vánh không kém.

Từ khi thông tin dừng xây cổng chào đăng tải trên các báo đài, ông Nguyễn Viết Học ở thôn 3, xã Ninh Hiệp ngày nào cũng chắp tay phía sau đi ra thăm khu ruộng đang nằm sâu dưới lớp cát dày cả chục mét. Đáng lẽ ra gia đình ông Học và hàng trăm hộ dân khác không bị mất 3.600 m2 đất nếu đơn vị thi công không đổ nhầm sang đường vành đai 3. Chỉ vì sự tắc trách của họ mà hàng trăm hộ dân bị vạ lây mất tới 80% diện tích đất toàn bờ xôi ruộng mật. Mới tiếp nhận chức Trưởng thôn 3, nhưng mấy ngày này ông Nguyễn Bá Chung không dám đi đâu ra khỏi nhà do sợ bà con "chất vấn". Bản thân ông Chung cũng đang lo sốt vó không biết TP giải quyết việc đổ đất lên ruộng của thôn ông ra sao? Hoàn trả lại mặt bằng như cũ cho người dân hay vẫn tiến hành đền bù?

Theo lời ông Khương – Chủ tịch xã Ninh Hiệp thì cho đến thời điểm này chưa nhận được phương án giải quyết hậu cổng chào. Mỗi ngày ông Khương cũng phải tiếp vài người dân đến thắc mắc chuyện ruộng của họ đang nằm sâu trong cát. Ông Ngô Văn Thùy ở thôn 8, xã Ninh Hiệp bức xúc nói: "Khi tiến hành họp dân để thu hồi đất thì họ nói ngon, nói ngọt. Giờ dự án chết rồi thì họ lại lờ đi coi như chưa có chuyện gì xảy ra". Theo quan sát của chúng tôi, tại địa phận xã Ninh Hiệp, Cty CP Him Lam đang tiến hành cho máy múc một khối lượng cát khổng lồ trên cánh đồng của người dân. Tuy nhiên, chắc chắn khu ruộng bị đổ cát đó rất khó để canh tác trở lại.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Xuân Diện:

Cái hôm HN dừng xây cổng chào, tôi đã Hoan hô Lãnh đạo TP Hà Nội rồi. Nhưng tôi lại cũng đã có:

Lời đề nghị của công dân Nguyễn Xuân Diện:
- Đề nghị thành phố trả lại số tiền mà các doanh nghiệp đã ủng hộ xây cổng chào. Trường hợp có doanh nghiệp không nhận lại nữa, thì phải hỏi họ có yêu cầu gì không và công bố cho cán bộ và nhân dân biết số tiền ấy là bao nhiêu, của doanh nghiệp nào và sẽ dùng vào việc gì, để nhân dân giám sát.
- Với đất đã thu hồi (để làm cổng chào) thì phải hoàn trả lại cho nhân dân, trường hợp có xây cất rồi thì phải tiến hành trả lại nguyên xi như trước khi họ giao.

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo thành phố!

Nay thì đã thế này đây! Tôi thấy lãnh đạo Thành phố Hà Nội không biết thương dân!

*************

Nguồn: VOA

“VIỆT GIAN” VŨ ĐỨC VƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC TRẢ CÔNG BỘI HẬU!

"VIỆT GIAN" VŨ ĐỨC VƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC TRẢ CÔNG BỘI HẬU!

NGUYỄN THIẾU NHẪN

LGT: Theo điện báo Đàn Chim Việt thì CSVN đã trả công bội hậu cho "Việt kiều yêu nước" Vũ Đức Vượng bằng cách "ban" cho ông này chức Giám Đốc Chương Trình SYA tức School Year Aboard ("Niên Học Nước Ngoài"). Bỏ công cho ông "Việt kiều yêu nuớc" này mấy năm trước đã xum xoe bợ đỡ bà Tôn Nữ Thị Ninh khi bà này đến Bắc California để "tuyên truyền" và "giải độc".
Chúng tôi xin đăng tải lại bài viết của nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn về Vũ Đức Vượng để, đồng hương thấy rõ không phải ai cũng có đủ "khả năng", "nhân cách" để làm được "Việt kiều yêu nước"- như Nguyễn Hữu Liêm, Vũ Đức Vượng, Đỗ Anh Thư, Hoàng Ngọc Phan (tức ký giả Hà Túc Đạo)…
*

Theo tuần báo Việt Weekly (từ nay viết tắt là VW) thì "Nguyễn Phạm Thanh Sơn, chủ nhiệm tạp chí Nhà, đã cùng với công ty tiếp thị Mekong Delta Group, đứng ra tổ chức Đại Hội Truyền Thông Việt Mỹ (Vietnamese American Media Expo - VAME) tại khách sạn Luxurious Westin St. Francis ở khu phố cổ của San Francisco vào ngày 5 tháng 5 năm 2006. Mục đích của đại hội là tạo cơ hội cho các cơ quan truyền thông gặp gỡ, quen biết lẫn nhau, và đồng thời tiếp cận trực tiếp với các công ty quảng cáo Mỹ".
Và khi được hỏi: "VAME có nhằm mục đích riêng gì cho Nhà Magazine?" thì ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn đã cho biết: "VAME nhằm giúp chung tất cả truyền thông Việt Nam. Quyền lợi riêng của Nhà Magazine không có ở trong đây. Tôi nghĩ rằng truyền thông Việt Nam rất mạnh, tuy nhiên, những công ty quảng cáo vẫn chưa biết rõ về thị trường của mình. Đại hội VAME là dịp để họ tìm hiểu thêm về sức mạnh, tiềm năng của độc giả và khán, thính giả Việt Nam trong cộng đồng."
Chuyện lạ là ý đẹp "giúp chung tất cả truyền thông Việt Nam" của ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà lại bị đa số báo chí Bắc California tẩy chay.
Theo ký giả Cao Sơn của tuần báo Tin Việt News thì "Làng báo Việt ngữ tại miền Bắc California trong vài ngày tới hứa hẹn sẽ có những sóng gió xảy ra... xuất phát từ một tờ magazine kỳ cựu. Đó là tờ Nhà Magazine do vợ chồng Sơn Nguyễn và Tina Tiền làm chủ... Trong số báo phát hành vào "May/June 2006", ở tiết mục chính trị, tờ báo dành từ trang 126 đến trang 133 để đăng một bài phỏng vấn dân biểu Trần Thái Văn. Nhưng đặc biệt, người viết lại là một người mà cộng đồng người Việt tỵ nạn mỗi khi nghe nhắc đến đều nổi gai ốc, đó là ông Vũ Đức Vượng.
Quá trình của ông Vũ Đức Vượng liên hệ với chế độ CSVN, - một chế độ mà Cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới không ai chấp nhận, ngoài trừ tay sai hay Cộng sản thứ thiệt - như thế nào không cần đề cập thêm cho tốn giấy, phiền lòng độc giả.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhà Magazine đăng tải bài viết của ông Vũ Đức Vượng. Lần đầu tiên trong đợt tranh cử của đương kim Nghị viên khu vực 7 Madison Nguyễn, Nhà Magazine đã có một bài viết của ông Vũ Đức Vượng, khiến ứng cử viên này bị vạ lây làm anh em trong ban vận động và thân hữu phải "điên đầu". Với số báo mới phát hành, đây là lần thứ hai bài viết của ông Vũ Đức Vượng xuất hiện trên báo Nhà Magazine và ở trang 14 của tờ báo tên ông Vũ Đức Vượng được xem là cộng tác viên (Contributors) của Nhà Magazine... Trước đó, do bởi cách thức tổ chức của VAME, nhiều cơ sở báo chí trong vùng đã có một cuộc gặp gỡ, thảo luận và không tham dự VAME như nhật báo Thời Báo, tuần báo Nàng Thế Kỷ 21, tuần báo Đời Mới, bán tuần báo Sàigòn USA và tuần báo Tin Việt News...
Nhưng nay với việc đăng bài viết của Vũ Đức Vượng thì chúng tôi khẳng định không còn là vì cách thức tổ chức mà vì quan điểm Quốc Cộng, chúng tôi xét thấy không thể tham dự VAME vì chúng tôi không thể chấp nhận quan điểm chọn ông Vũ Đức Vượng là một cộng tác viên của Nhà Magazine. Trên quan điểm đấu tranh chung của cộng đồng, ngày nào Nhà Magazine còn có sự cộng tác của ông Vũ Đức Vượng ngày đó cá nhân chúng tôi cũng như tờ Tin Việt News, không xem báo Nhà Magazine là đồng nghiệp và chúng tôi sẽ chấm dứt mọi sự liên hệ trừ khi có sự thay đổi." (Tin Việt News số 537, phát hành ngày 04-05-2006).
Những đoạn trên được trích trong bài "Nhà Magazine lại tiếp tục đăng bài viết của ông Vũ Đức Vượng khiến 2 tờ báo lớn trong vùng rút lui sự bảo trợ & không tham dự VAME vào ngày hôm nay (05-05-2006)". Bài viết này được đăng tải lại trên bán tuần báo Sàigòn USA số 857, phát hành ngày 05-05-2006 với tựa đề rất giựt gân, nhưng hơi khó hiểu: "Cộng Đồng Bắc Cali Bất Lực?" Bên góc phải của bài viết đăng lại của tuần báo Tin Việt News, bán tuần báo Sàigòn USA có đăng lại một trang báo Nhà Magzine với lời ghi chú bên dưới như sau: "Những bằng chứng tờ báo NHÀ vẫn sử dụng cộng con VĐV để viết bài cho NHÀ một cách chính thức và trân trọng chứ không phải chỉ tạm thời. Chủ nhiệm Sơn Nguyễn thách thức: "Mấy người chỉ chống cộng bằng miệng, nếu chống VĐV thì tại sao không chống Trần Thái Văn luôn đi, để VC phỏng vấn y đó! Để xem ai làm gì được tôi!"
*
Đại hội VAME đã diễn ra cùng ngày, cùng giờ, cùng tháng, cùng năm, cùng địa điểm với tổ chức VANG. Theo tuần báo Tin Việt News thì đây là một "đại hội one man band". Trong đại hội này có cán bộ đảng Việt Tân Hoàng Hồ đã phát tán truyền đơn bênh vực cán bộ VC Huỳnh Tiểu Hương, nhằm mục đích đánh phá các báo Tin Việt News, Sàigòn USA nhưng các ông Nguyễn Sơn, Tuân Q.Phạm là những người tổ chức đại hội cho biết là các ông này không dính líu gì tới việc làm bỉ ổi này của một đảng viên đảng Việt Tân.
Chuyện "Đại Hội Truyền Thông Việt Mỹ" (VAME 2006) do tạp chí Nhà ở Bắc California tổ chức chắc chắn rồi cũng sẽ đi vào quên lãng như "Đại Hội Truyền Thông Việt ngữ" do nhật báo Người Việt ở Nam California tổ chức vào năm 2003 để "thử phổi" làng báo Việt ngữ hải ngoại.. Nhưng tuần báo VW từ Nam Cali lấn sân lên Bắc Cali đã "quậy" câu chuyện cho nổi bèo nổi bọt bằng cách phỏng vấn, tạo diễn đàn để "tên Mỹ vàng" Vũ Đức Vượng dùng những lời lẽ của phường đá cá, lăn dưa, của bọn đầu đường xó chợ tấn công vào làng báo Bắc Cali.
Vũ Đức Vượng đã hèn nhát mượn lời của Nguyễn Quý Đức để lớn tiếng "dạy dỗ" làng báo Bắc Cali rằng: "Sau 30 năm rồi, các anh phải trưởng thành một chút, phải làm công việc thông tin và giáo dục quần chúng, chứ không phải cứ làm tuyên truyền cho một khuynh hướng chính trị nào." Tưởng cũng nên biết Nguyễn Quý Đức là người đã cùng Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong hiện diện trong cuộc hội thảo "Bể Dâu" do Vũ Đức Vượng tổ chức tại San Francisco cách đây nhiều năm khi Vượng còn làm Giám đốc Trung tâm Định Cư Đông Nam Á. Do đó, không ai ngạc nhiên gì khi Vượng "nhai lại" lời của "tôn sư" Nguyễn Quý Đức. Một người con (Nguyễn Quý Đức) lại quên đi chuyện cha mình (cụ Hoàng Liên Nguyễn Văn Đãi, tác giả hồi ký "Ánh Sáng và Bóng Tối", bị VC bắt (?) trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968) bị VC giam cầm, đày ải gian khổ trong nhiều năm trời, hãnh diện khoe là mình "không bị ràng buộc bởi những ân oán xưa cũ của chiến tranh Việt Nam" thì có gì đáng được đề cập?!
Vượng đã hỗn xược kết tội ký giả Cao Sơn đã dùng vụ tạp chí Nhà đăng tải bài của Vượng để tẩy chay tờ báo này là "ngớ ngẩn, ngu xuẩn". Không biết là ông ký giả Cao Sơn có "ngớ ngẩn, ngu xuẩn" hay không nhưng ông Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà, đã phải tuyên bố rằng "anh Vũ Đức Vượng không có thể tiếp tục làm việc cho Nhà Magazine nữa" với lý do "Vượng vừa là nhà báo vừa là "nhà đấu tranh cho lý tưởng... (VC?) (sic!)" đã chứng minh việc làm của ký giả Cao Sơn không phải là "ngớ ngẩn" hay "ngu xuẩn" mà ký giả Cao Sơn đã can đảm nói lên tiếng nói của Lẽ Phải và Sự Thật! Nếu bảo là "ngớ ngẩn" hay "ngu xuẩn", mấy chữ này Vũ Đức Vượng nên tự dùng cho chính mình thì đúng hơn!
"Nhà văn trẻ" Đỗ Vẫn Trọn của "hệ thống truyền thông Viên Thao" khi bị luật sư Nguyễn Tâm, Chủ nhiệm bán tuần báo Sàigòn USA tố cáo là lợi dụng lòng tốt của người Việt Quốc Gia tỵ nạn gây quỹ giúp người mù ở Việt Nam để VC đem tiền này qua Kampuchea làm "nghĩa vụ quốc tế", khi được phỏng vấn thì tuyên bố: "Tôi không phải là Việt Cộng!".
Y chang, "tên Mỹ vàng" Vũ Đức Vượng khi được hỏi về quan điểm thân cộng của mình thì cũng hô to: "Tôi không phải là người cộng sản." Đúng! Vũ Đức Vượng không phải là cộng sản. Vượng chỉ là tay sai của Việt Cộng! Do những hoạt động có lợi cho Việt Cộng, vào năm 1997, Vượng đã bị sa thải khỏi Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á.
Xin mời độc giả đọc bản tin từ tờ Việt Nam nhật báo, được đăng lại trên tuần báo San Jose Rao Vặt số 28, phát hành ngày 24-01-1997. Nguyên văn bản tin như sau:

"VŨ ĐỨC VƯỢNG BỊ SA THẢI KHỎI TRUNG TÂM CỘNG ĐỒNG ĐÔNG NAM Á

SAN JOSE (VNNB) - Ông Vũ Đức Vượng, người từng nhiều lần bị cộng đồng người Việt tại vùng Vịnh tố cáo là đã có những hoạt động có lợi cho cộng sản Việt Nam, vừa bị Hội Đồng Quản Trị của cơ quan tỵ nạn Đông Dương mà ông là giám đốc điều hành (có lương bổng) từ nhiều năm nay, sa thải.
Tờ San Jose Mercury News số ra ngày hôm qua đã đăng tải bài viết của ký giả Ken McLaughlin liên quan đến vụ này và được tạm dịch như sau:
"Một người gây ồn ào và tai tiếng nhiều trong cộng đồng người Việt tỵ tại San Jose là ông Vũ Đức Vượng đã bị sa thải khỏi chức giám đốc một cơ sở bất vụ lợi giúp người tỵ nạn Đông Dương lâu đời nhất tại vùng Vịnh. Nhưng ông Vượng, một con người có đầu óc độc lập, không chịu ra đi dễ dàng. Với sự hỗ trợ từ các nhân viên của ông tại Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á, ông Vượng đã chống lại lệnh sa thải và làm trung tâm từng hoạt động suốt 22 năm nay lâm vào tình trạng xáo trộn. Mới đây ông đã gửi văn thư tới hội đồng quản trị nói rằng, "Tôi vẫn là giám đốc của trung tâm này."
Vì ông Vượng từ chối chấp hành lệnh sa thải nên hội đồng quản trị phải thay đổi các ổ khóa và xin lệnh tòa án tạm thời không cho ông vào văn phòng. Luật sư Đỗ Văn Quang Minh cũng là người điều khiển một "sô" những buổi đàm luận trên truyền hình, nói, "Như thể vở kịch nhiều kỳ - "Peyton Place", hoặc có lẽ tôi nên gọi là "Hanoi Place?"
Lý do chính xác vì sao ông Vượng bị sa thải ngày mồng 9 tháng Giêng (năm 1997) vẫn chưa rõ ràng. Nhưng đồng chủ tịch hội đồng quản trị là Channon Chhim Reeves nói hôm Thứ Tư, lý do chính dường như ông Vượng cương quyết giúp những người Đông Dương hiện sinh sống tại Đông Dương, hơn là những người Đông Dương đã di cư sang bên này... (Do tác giả bài này in gạch đít) Chhim Reeves nói, "Chúng tôi cần tập trung nỗ lực vào vùng Vịnh."
Vượng cũng là người cao giọng ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Hà Nội và ông cũng là người đảm nhiệm và cổ võ việc phát hành các ấn bản báo chí của cộng sản Việt Nam tại đây. Vì thế ông là mục tiêu chống đối của các cuộc biểu tình của những di dân Việt tại San Francisco và San Jose. Các đoàn thể biểu tình từ lâu vẫn kêu gọi đẩy ông ra khỏi cơ quan này.
Nhưng Chhim Reeves nói việc sa thải "không liên hệ gì tới chính trị."
Các quản trị viên của cơ quan này nói họ phải xin lệnh tòa án sau khi Vượng từ chối rời cơ quan và lại còn tiếp tục reo rắc những nghi ngờ ngay trong nội bộ nhân viên về việc ai là người điều hành trung tâm này. Trong hồ sơ trình toà để xin lệnh, đồng chủ tịch là bà Đỗ Thị Thơ nói khi bà viếng thăm văn phòng chính của trung tâm ở San Francisco ngày 15 tháng Giêng thì "Vũ Đức Vượng đã ở đó, ngồi tại bàn và nói điện thoại - hành động như thể ông vẫn còn được trung tâm thuê mướn."
Bà Thơ nói bà cũng nói chuyện với nhân viên tài chánh của trung tâm là Mai Lâm trong cuộc viếng thăm này. Mai Lâm cho biết bà đã được ông Vượng thuê mướn và ông Vượng vẫn là giám đốc của trung tâm và "ông ấy là xếp của tôi". Bà Thơ cho biết bà nói với Lâm là "ưu tiên số 1 của chúng ta" là có được danh sách các trương mục ngân hàng của trung tâm. Nhưng Lâm không chịu cung cấp vì Vượng đã ra lệnh cho bà là "không cung cấp tài liệu cho hội đồng quản trị."
Trong ba năm qua, ông Vượng vẫn nói công khai là ông muốn trung tâm giúp "người Việt, Miên, Lào tại quê nhà." nhưng cho tới gần đây vấn đề này mới trở thành đề tài bàn cãi tại hội đồng. Ông nói ông và hội đồng quản trị cần ngồi lại để thảo luận những khác biệt. Nhưng trong thực tế, ông đã được gọi tới trước hội đồng và bị sa thải. Ông Vượng nói: "Sâu xa hơn, việc này có liên quan nhiều đến những khác biệt cá nhân và hội đồng quản trị muốn lấn quyền."
Theo biên bản chính thức thì toàn thể 5 thành viên của hội đồng đều bỏ phiếu sa thải ông trong một phiên họp kín ngày 17 tháng Mười Hai. Nhưng tới ngày 9 tháng Giêng, Vượng mới nhận được thông báo trong phiên họp đặc biệt. Khoảng trong thời gian đó, một trong năm thành viên của hội đồng, Claude Hess, từ nhiệm.
Dù theo điều lệ của trung tâm thì phải cần từ 9 tới 15 thành viên đồng ý, nhưng các luật sư của hội đồng sẽ lập luận rằng là việc sa thải này hợp pháp vì 5 thành viên đã đủ số phiếu cần thiết vì hội đồng chỉ có 9 thành viên.
Nhưng Vượng đặt nghi vấn về sự ngay thẳng của hội đồng, và ông đã thuyết phục được hầu hết nhân viên ký vào tờ ủng hộ ông. Vượng nói, "Họ cần họp toàn thể hội đồng quản trị cũng như toàn thể nhân viên và các thành viên cộng đồng lại cùng nhau để rồi quyết định có nên giữ tôi hay không."
Vượng, 49 tuổi, sang Hoa Kỳ du học 7 năm trước khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc. Ông là người Việt đầu tiên điều hành một văn phòng phục vụ công cộng. Năm 1984 ông được bổ làm giám đốc cơ quan gọi là Trung Tâm Định Cư Tỵ Nạn Đông Nam Á. Cho tới tháng 8 năm ngoái trung tâm này đổi thành Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á. Có lúc trung tâm có tới 4 văn phòng tại vùng Vịnh và ngân sách hàng năm lên tới 2.5 triệu mỹ kim, hầu hết là tiền của liên bang. Nhưng vì tài trợ cho các chương trình tỵ nạn giảm, nên ngân sách trung tâm nay chỉ còn khoảng 850,000 mỹ kim. Hiện nay trung tâm chỉ có văn phòng tại San Jose và San Francisco.
Vượng có những người bênh vực ông trong cộng đồng di dân. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, người đã từng là thành viên của hội đồng quản trị trong 4 năm và 2 trong 4 năm này là chủ tịch hội đồng quản trị, nhận xét về ông Vượng "Ông ấy là người tốt, lương thiện, làm việc chăm chỉ." Luật sư Liêm cũng nói "Vượng là người "thẳng tính và nói năng bộc trực" nên thường tạo cho người ta cảm giác ông là con người thiếu uyển chuyển, Liêm nói, "Sự thiếu uyển chuyển của ông có thể gây va chạm với hội đồng."
Nhưng phản ứng từ những người Việt chống Cộng trong cộng đồng người Việt thì rất phấn khởi. Ông Võ Văn Sĩ, người từng bị cộng sản nhốt tù biệt giam trong thời gian "học tập cải tạo," nói, "Chúng tôi rất vui mừng thấy ông ấy ra đi." Còn Nguyễn Như Được, người tổ chức biểu tình, thì nói, "Lẽ ra ông ấy phải bị đuổi từ ba năm trước."
Sự việc ông Vượng bị sa thải khỏi chức vụ Giám Đốc Điều Hành của Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương thực ra không phải là điều vượt ra khỏi sự suy nghĩ từ bấy lâu nay của nhiều người trong cộng đồng người Việt tại vùng Vịnh. Một cuộc biểu tình đã diễn ra ngay trước Trung Tâm này vào năm 1994 ít lâu sau việc ông Vượng và ông Ngô Đức Diễm đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo tại San Jose về phương cách giúp phát triển kinh tế tại Việt Nam. Ít năm trước đó, chính ông Ngô Đức Diễm, ủy viên kế hoạch của Liên Hội Người Việt Quốc Gia Bắc California và cũng là Phó Chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Tổ Chức Phục Hưng với bí danh là Ngô Quốc Sĩ, cũng đã từng bị báo giới chỉ trích khi ông này tổ chức đón tiếp phái đoàn ông Nguyễn Gia Kiểng của nhóm Thông Luận từ Âu châu sang. Nhóm này vẫn được coi là có khuynh hướng thiên tả. (Ông Diễm sau đó đã lên tiếng phủ nhận việc ông nhận lời thuyết trình trong buổi hội thảo vừa kể. Tuy thế, hai tháng sau ngày cuộc hội thảo được tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Căn của Việt Nam Nhật Báo đã chính thức đặt câu hỏi với ông Vũ Đức Vượng, vào lúc cuộc biểu tình chống ông Vượng đang diễn ra ở bên ngoài trụ sở, liên quan đến việc ông Diễm đã nhận hay không nhận thuyết trình và ông Vượng đã trả lời rõ ràng là ông Diễm đã nhận lời nhưng rồi không thấy xuất hiện).
Vào đầu tháng 12 năm 1995, một lần nữa ông Vượng bị chống đối mãnh liệt khi xuất hiện như là một thuyết trình viên tại cuộc hội thảo mang chủ đề "Việt Nam: Nối nhịp cầu cũ và mới" do trường đại học San Diego tổ chức có sự tham dự của Phó Đại sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc là ông Hà Huy Thông. Trong lần xuất hiện này nhiều lần ông Vượng đã tìm cách đỡ đòn cho Nguyễn An Trung, đệ nhị tham vụ tòa đại sứ CSVN tại LHQ, khi viên chức cộng sản này không thông hiểu rõ những câu hỏi bằng Anh ngữ và không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi từ cử tọa. Một số người có mặt vào lúc đó đã tỏ vẻ hoài nghi về vai trò cựu du học sinh Vũ Đức Vượng trong khi một số người khác cho rằng ông ta đã gần như ra mặt hoạt động cho Hà Nội. (do tác giả vài viết này in đậm)
Sự kiện có vẻ như ngày càng rõ rệt hơn, vì trước đó ông Vượng bị cáo giác đã đứng ra giúp tổ chức Hội Chợ Viet-Expo tại San Francisco và chỉ ít tháng sau khi bị chống đối tại San Diego, ông Vượng đã chính thức kêu gọi và đứng ra cổ võ cho việc bán các văn hóa phẩm của CSVN tại Hoa Kỳ. Sau lần chính thức ra mặt này nhiều người cho rằng việc ông Vượng giúp Nguyễn An Trung tại San Diego là việc ông Vượng phải làm và qua việc làm đó ông Vượng đã được CSVN tin dùng hơn.
Mặc dù trong cuộc điện đàm với Việt Nam Nhật Báo vào chiều hôm qua, bà Teri Tith, phát ngôn viên của Hội Đồng Quản Trị Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á xác quyết vấn đề sa thải ông Vượng chỉ thuần túy nằm trong lãnh vực quản trị và đường lối hoạt động của cơ quan này, nhưng đối với nhiều người Việt thường tham dự những sinh hoạt cộng đồng tại địa phương thì việc ông Vượng bị sa thải là điều trước sau gì cũng sẽ phải xảy đến vì cá nhân ông Vượng không được cảm tình của cộng đồng người Việt tại đây, phần vì quan điểm chính trị khác biệt của ông đối với đại đa số người Việt tỵ nạn hiện đang sống trong vùng Vịnh, và phần có thể vì ông Vượng đã dành thì giờ chú tâm đến những việc không nằm trong phạm vi hoạt động của Trung Tâm như Hội Đồng Quản Trị đã vạch ra.
Cũng trong cuộc điện đàm vừa nói, bà Teri đã xác nhận là ông Vượng hiện không còn là nhân viên của Trung Tâm CĐĐNA nữa. Bà Teri cho biết thêm là vào lúc trước khi phiên họp ngày 17-12-1996 diễn ra số thành viên thực thụ của hội đồng chỉ là 6 vì trước đó nhiều ngày 3 trong tổng số 9 thành viên đã quyết định rút lui. Một trong 6 người vừa nói không xuất hiện trong phiên họp và tất cả 5 người còn lại đã đồng thanh bỏ phiếu quyết định sa thải ông Vũ Đức Vượng."
*
Trong bài phỏng vấn của tuần báo VW, "tên Mỹ vàng" VĐV đã hỗn xược và láo khoét khi tuyên bố: "Tôi thấy có nhiều anh chị em trẻ, tuổi từ 25 tới 40, ngại báo chí cộng đồng Việt Nam như cùi hủi vậy đó, không muốn dính vào..." Khi nói câu nói trên, Vượng đã làm chuyện nằm ngửa phun nước miếng lên trời! Câu nói này nên để dành cho chính bản thân Vũ Đức Vượng thì đúng hơn.
Theo bản tin do Việt Nam nhật báo loan tải, mọi người đều biết vì quan điểm "giúp những người Đông Dương hiện sinh sống tại Đông Dương, hơn là những người Đông Dương đã di cư sang bên này" mà Vượng đã bị Hội đồng Quản trị Trung tâm Cộng đồng Đông Nam Á đuổi cổ. Khi Vũ Đức Vượng đứng ra tổ chức cuộc hội thảo tại San Jose về phương cách giúp phát triễn kinh tế tại Việt Nam, Ngô Đức Diễm, Giám đốc VIVO, cũng là Phó Chủ tịch kiêm Phát ngôn viên của Tổ Chức Phục Hưng, tưởng bở đã nhận lời thuyết trình nhưng sau đó thấy bị đồng bào biểu tình chống đối đã phải... lỉnh đi nơi khác!
Cái gọi là Đại hội Truyền thông Việt Mỹ (VAME) được tổ chức chung với tổ chức VANG lần thứ 3, và được giới thiệu trong poster của tổ chức này nhưng khi có chuyện tên VĐV nằm trong Ban Biên tập của tạp chí Nhà, những người tổ chức VANG 2006 đã tuyên bố một cách dứt khoát: "VANG là VANG còn VAME là VAME, hai tổ chức không liên hệ, không dính dáng nhau..." cho thấy Ban Tổ chức VANG của bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi "cũng đã tránh né VĐV như tránh né cùi hủi, không muốn dính vào."
Theo Nguyễn Phạm Thanh Sơn, Chủ nhiệm tạp chí Nhà thì nhật báo Cali Today của Nguyễn Xuân Nam và tuần báo Mõ San Francisco của Huỳnh Lương Thiện đã chính thức ghi danh tham dự VAME, nhưng khi có "sự cố" tên VĐV xuất hiện trong Ban Biên tập của tạp chí Nhà, hai tờ báo này đã phải tránh né VAME - như tránh né cùi hủi.
Nói chung là cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại Bắc California đã tránh né VĐV còn hơn là tránh né cùi hủi!
"Người thế hệ 1,5" Nguyễn Phạm Thanh Sơn, theo bán tuần báo Sàigòn USA, đã từng tuyên bố: "Mấy người chỉ chống cộng bằng miệng, nếu chống Vũ Đức Vượng thì tại sao không chống Trần Thái Văn luôn đi, để VC phỏng vấn y đó! Để xem ai làm gì được tôi!" Nay, đã phải tránh Vũ Đức Vượng như tránh cùi hủi, đã phải viện cớ không cộng tác với VĐV vì Vượng "vừa là ký giả vừa là "người hoạt động vì lý tưởng... (VC) " và "Yếu tố đó đi ngược lại với chủ trương của tạp chí Nhà." Là người tự xưng là "người của thế hệ 1,5," người ta rất ngạc nhiên trước những lời biện bạch yếu ớt, gượng gạo của Nguyễn Phạm Thanh Sơn về trường hợp của Vũ Đức Vượng đứng tên, rồi không đứng tên trong ban biên tập của tạp chí Nhà Magazine. Ở Bắc Cali, làm báo mà không biết quan điểm, lập trường của Vũ Đức Vượng, một người "gây nhiều tai tiếng và ồn ào trong cộng đồng vì những việc làm có lợi cho Việt Cộng" đến nỗi bị Hội Đồng Quản trị Trung Tâm Cộng Đồng Đông Nam Á đuổi cổ và cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bắc California coi như cùi hủi, thì không biết làm sao "người thế hệ 1,5 " Nguyễn Phạm Thanh Sơn có thể "làm công việc thông tin và giáo dục quần chúng" - như ông diễn giả Nguyễn Quý Đức (cũng là người của thế hệ 1,5) đã dõng dạc tuyên bố trong đại hội VAME - như lời trích dẫn của "tên Mỹ vàng" Vũ Đức Vượng khi trả lời tuần báo VW?
*
Ông Tiến sĩ (?) Vũ Đức Vượng, kẻ đã là du học sinh đi du học nước ngoài từ năm 1968. Trong khi những người cùng trang lứa với Vượng phải hy sinh xuơng máu để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ, bảo vệ tự do, dân chủ cho chế độ miền Nam. Trong khi hàng trăm ngàn quân, công, cán, chính của chế độ miền Nam bị VC đày ải, chết chóc ở những trại tù nơi rừng thiêng, nước độc; thì Vượng ung dung, nhàn nhã ở những trường học đầy đủ tiện nghi ở Hoa Kỳ học hành để lấy cấp bằng Tiến sĩ này, Tiến sĩ nọ.
Khi làm Giám đốc Trung Tâm Định cư Người Tỵ nạn Đông Nam Á, được hưởng bổng lộc từ nguồn "phân (fund)" của những người tỵ nạn Đông Nam Á, ông Tiến sĩ Vượng lại thốt ra những lời vô ơn đối với những người tỵ nạn; do đó, đã bị Hội Đồng Quản Trị Đông Nam Á sa thải.
Hưởng bổng lộc miền Nam để từ đó có bằng cấp này, bằng cấp nọ nhưng lại đi làm những việc làm có lợi cho chính quyền Hà Nội, Vượng đã bị cộng đồng người Việt tỵ nạn tẩy chay, xa lánh.
Khi được tuần báo VW tạo diễn đàn, Vũ Đức Vượng đã dùng những lời lẽ đá cá, lăn dưa của bọn lưu manh đầu đường xó chợ để thóa mạ, để tấn công làng báo Bắc Cali để thỏa mãn mối hiềm thù chưa phỉ!
Thế mới biết khoa bảng không làm nên nhân cách!

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=14188