Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

24 tháng 2 2011

Hai bài báo nói về nỗi lo lạm phát

1. 'Còn độc quyền thì chưa thể có giá thị trường'

Hoàng Lan thực hiện

clip_image001

 

Ông Nguyễn Đức Thành Ảnh: Hoàng Lan.

 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, việc thả nổi giá theo thị trường của các tập đoàn nhà nước là không đơn giản vì vẫn còn tình trạng độc quyền.

- Ông nhận định thế nào về tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vừa qua?

- Tôi cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá có thể kết nối hai thị trường tự do và chính thức lại đồng thời làm cho việc lưu thông ngoại tệ tốt hơn, nhưng có điều không ổn là giá cả lại bị đẩy lên cao. Ngoài ra, sau khi điều chỉnh thì giá xăng dầu sẽ bị tác động mạnh do phụ thuộc vào giá thế giới. Cộng thêm sự biến động tình hình chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi thì giá dầu và giá vàng sẽ còn thay đổi.

- Việc điều chỉnh tỷ giá đến 9,3% như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát thưa ông?

- Tôi cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá mạnh như vậy có phần hơi bị động. Trong lịch sử, chúng ta chưa điều chỉnh tỷ giá cao đến thế. Điều này sẽ tăng áp lực lên lạm phát và ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Năm nay là năm điều chỉnh các thị trường cơ bản là điện, than và xăng nên lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt sang tháng 5, Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương. Tôi cho rằng, sang tháng 6, mặt bằng giá mới sẽ thiết lập.

- Với sự điều chỉnh tỷ giá và giá nhiều mặt hàng tăng cao như hiện nay thì dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ ra sao thưa ông?

- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2011 khoảng 7- 7,5% và kiềm chế lạm phát khoảng 7%. Tôi cho rằng mục tiêu đề ra là khó đạt được. Bởi nếu muốn đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như hiện nay thì sẽ phải dùng những chính sách rất mạnh. Trong một nền kinh tế chịu quá nhiều áp lực về chính sách như Việt Nam thì dư địa chính sách của chúng ta không còn nhiều.

Năm 2009, chúng ta sử dụng dư địa của chính sách tài khóa, 2010 chúng ta sử dụng nốt dư địa của chính sách tiền tệ. Năm 2011 này, tôi cho rằng kiềm chế lạm phát ở mức 7% là khó thực hiện. Theo tôi, mức tăng trưởng năm nay sẽ thấp, khoảng dưới 5%.

- Việc các tổng công ty và tập đoàn lớn thi nhau đòi tăng giá các mặt hàng thiết yếu được coi là nguyên nhân gây lạm phát tăng cao. Ông có nhận xét gì về việc này?

- Trong năm 2010, chúng ta nhận thức rõ vấn đề về lạm phát. Đầu năm chúng ta định ra chỉ tiêu lạm phát dưới một con số nhưng đến cuối năm nó thành ra hai con số. Các doanh nghiệp Nhà nước nói nếu không được bơm tín dụng thì họ sẽ chết và chúng ta đã không ngừng đưa tín dụng vào cho họ. Tôi cho rằng đây chính là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy lạm phát tăng cao.

Hiện nay các tập đoàn nhà nước đang đòi thả nổi giá theo thị trường. Nghe có vẻ hay nhưng tôi cho rằng để làm được điều này không đơn giản. Bởi khó nhất vẫn là tạo được thị trường cho chính các mặt hàng mà tập đoàn Nhà nước đang giữ thế độc quyền.

Thực tế, khi có sự độc quyền thì không thể có giá thị trường được và chỉ có người tiêu dùng bị thiệt. Khái niệm thị trường lúc này chỉ mang tính chất danh nghĩa mà thôi. Tôi cho rằng việc thả theo giá thị trường không phải là vấn đề thời cuộc hiện nay mà nó là cả quá trình lâu dài. Điều quan trọng là phải tạo thị trường tức là tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng đó.

HL

Nguồn: Vnexpress.net

2. Chống lạm phát quan trọng hơn tăng lương

Võ Văn Thành thực hiện

TT - "Các rủi ro xã hội ngày nay đã tăng lên đáng kể so với trước đây, do vậy chúng ta phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội trở thành tấm lưới đỡ cho người dân" - ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nói như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi trẻ.

Ông Bùi Sĩ Lợi - Ảnh: V.V.T.

* Ông đánh giá thế nào về việc đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) ở nước ta trong thời gian qua?

"Chúng ta phải duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ nào đó thì mới có nguồn lực để thực hiện ASXH, nhưng trong từng giai đoạn phải có mục tiêu ưu tiên và ưu tiên hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Nếu chúng ta chống lạm phát có hiệu quả thì đó là một trong những giải pháp hàng đầu để đảm bảo ASXH. Nhiều cử tri nói với tôi rằng chống được lạm phát chính là đảm bảo đời sống cho người dân, chứ còn cứ nâng lương hay nâng chuẩn nghèo mà trượt giá cao quá (giá USD, giá vàng, rồi tới đây là giá điện, giá xăng... đều tăng) thì cũng không đảm bảo được"

Ông Bùi Sĩ Lợi

- Bên cạnh những thành tựu hết sức quan trọng, có thể nói chính sách ASXH hiện nay diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp. Tôi đơn cử, lương tối thiểu hiện nay là 730.000 đồng, chuẩn nghèo mới ở khu vực nông thôn là 400.000 đồng, nhưng mức chi trợ cấp thường xuyên cho người già cả cô đơn không nơi nương tựa lại chưa đến 200.000 đồng, thấp hơn mức tối thiểu.

* Diện bao phủ thấp nghĩa là tấm lưới đỡ ASXH hiện nay chưa "quét" hết?

- Theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện có bảy yếu tố cơ bản làm người dân có thể cần đến tấm lưới chắn ASXH: thứ nhất là rủi ro bệnh tật, tiếp đến là rủi ro xã hội, thứ ba là vấn đề môi trường, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường đang tác động đến đời sống của người dân ở nhiều nơi, thứ tư là chu kỳ sống (vòng đời), thứ năm là thiên nhiên, nước ta năm nào cũng phải hứng chịu các đợt bão lũ gây ảnh hưởng nặng nề, thứ sáu là rủi ro kinh tế và cuối cùng là các xung đột. Ví dụ về rủi ro bệnh tật, chúng ta có bảo hiểm y tế, dù số đối tượng tham gia tăng nhanh từ 13,4% dân số vào năm 2000 lên khoảng 62% dân số vào năm 2010, nhưng phải đến năm 2014 mới thực hiện được bảo hiểm y tế toàn dân. Nghĩa là hiện nay bảo hiểm y tế chưa "quét" hết.

* Theo ông, cần làm gì để hệ thống ASXH trở thành lưới đỡ an toàn cho mọi người dân?

- Chúng ta phải tập trung xây dựng hệ thống ASXH với ba "chân kiềng". Đó là chính sách thị trường lao động chủ động, đảm bảo việc làm, giảm thất nghiệp, đặc biệt ưu tiên các dự án hỗ trợ việc làm cho các đối tượng như người nghèo, người mất đất, người khuyết tật; phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; đổi mới chính sách trợ giúp xã hội theo hướng đảm bảo mức trợ cấp hợp lý.

Riêng về hệ thống ASXH với dân cư nông thôn, tôi cho rằng chúng ta cần đặc biệt quan tâm hộ nghèo và cận nghèo. Nhà nước cần nghiên cứu sớm, triển khai trên diện rộng chính sách bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp. Đây sẽ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần đảm bảo ASXH cho nông dân, sao cho bà con làm hàng nông sản chẳng may gặp thiên tai thì ít nhất cũng bảo toàn được vốn liếng bỏ ra.

Chúng ta phải phấn đấu mười năm tới mọi thành viên trong xã hội đều có mức sống cơ bản trở lên và không bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa do tác động tiêu cực của các rủi ro.

* Như vậy cần thiết phải điều chỉnh các mức trợ cấp xã hội dần tiệm cận với mức sống cơ bản?

- Đã đến lúc xác định lại các mức trợ cấp. Chúng ta lấy chuẩn theo cái gì, theo mức sống tối thiểu hay theo mức sống trung bình? Bước đầu nên thực hiện theo mức sống tối thiểu dựa vào chuẩn nghèo mới (400.000 đồng khu vực nông thôn và 500.000 đồng khu vực thành thị), rồi từng bước lấy theo mức sống trung bình của xã hội do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm để điều chỉnh. Ví dụ, lĩnh vực trợ giúp xã hội đặc biệt, năm 2010 chúng ta đã chi 19.000 tỉ đồng cho hơn 1,4 triệu người có công. Đến nay, 95% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn.

* Ông có đề cập bảy yếu tố khiến con người bình thường có thể trở nên yếu thế và cần đến chính sách ASXH. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng chúng ta đang rất thiếu ASXH, người dân ra đường lo lắng đủ thứ như giá cả leo thang, thực phẩm thiếu vệ sinh, "hố tử thần", nạn "đinh tặc"...?

- Tại nhiều quốc gia, hệ thống ASXH được coi như chiếc nhiệt kế cực kỳ nhạy cảm với thân nhiệt của nền kinh tế. Người ta coi hệ thống ASXH quốc gia chính là sự phúc đáp của nền quản trị đối với các quyền cơ bản, thiết yếu của con người, của công dân, mà ở đó cử tri đánh giá, cảm nhận về sự chăm lo của nhà nước thông qua chính chất lượng cuộc sống của mình. Từ cách tiếp cận như vậy có thể thấy rằng một trong những mục tiêu quan trọng hệ thống ASXH cung cấp cho người dân chính là việc thực thi các cơ chế, chính sách nhằm can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra.

* Trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới dẫn đến suy giảm kinh tế trong nước, chúng ta có biện pháp cụ thể nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro cho dân?

- Trong tất cả các yếu tố tác động đến con người, rủi ro kinh tế dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập là yếu tố có tác động trực tiếp trên diện rộng. Chính vì lẽ đó mà trong 21 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chính phủ hằng năm, luôn có chỉ tiêu về chỉ số giá tiêu dùng. Năm nay Quốc hội giao Chính phủ điều hành theo định hướng chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%. Theo đó, Chính phủ sẽ đề ra các giải pháp cụ thể. Ở đây tôi chỉ nhấn mạnh chống lạm phát cũng chính là đảm bảo thu nhập thực tế của người dân, thu nhập của người dân tốt là nền tảng cho các chương trình ASXH.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy khi cuộc sống người lao động thường xuyên bị đe dọa bởi những thiếu thốn do rủi ro kinh tế thì có thể dẫn đến mất ổn định xã hội. Như vậy, chiến lược ASXH cần được thực hiện theo nghĩa rộng, bao gồm một hệ thống chính sách nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương do mất việc làm, tuổi già, ốm đau...

Ý kiến người dân

* Bữa ăn hằng ngày teo tóp dần

Anh Nguyễn Phương Cường (làm phụ hồ, thuê trọ ở quận Gò Vấp, TP.HCM): "Trước đây mỗi sáng tôi còn bỏ ra 10.000 đồng để ăn tô cháo lấy sức đi làm, nhưng hai tháng trở lại đây tôi phải ăn cơm nguội vì 10.000 đồng chẳng mua được gì. Những người lao động nghèo như vợ chồng chúng tôi chẳng biết gì về lạm phát, về tỉ giá tăng nhưng cũng nhận thấy bữa ăn hằng ngày cứ teo tóp dần. Đồng lương không tăng nhưng giá cả cứ tăng hằng ngày, người nghèo như chúng tôi chạy ăn từng bữa méo cả mặt".

HỒ VĂN ghi

* Sống trong cảnh hụt trước thiếu sau

Anh Trần Văn Luân (tài xế xe buýt số 64 thuộc Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn): "Từ sau Tết Nguyên đán, lương của tôi vẫn 4,3 triệu đồng/tháng, trong khi giá cả các mặt hàng leo thang từng ngày. Điều này làm cuộc sống của gia đình bị đảo lộn. Trước đây với thu nhập hằng tháng của tôi cộng với gánh hủ tiếu của vợ đủ để lo cho hai con ăn học đầy đủ. Bây giờ mặc dù rất tằn tiện trong chi tiêu nhưng gia đình tôi luôn sống trong cảnh hụt trước thiếu sau. Học phí kỳ tới của các con tôi đến giờ này vẫn chưa biết kiếm đâu ra. Giá cả tăng đang làm những thói quen chi tiêu của tôi và gia đình phải khác trước".

MẬU TRƯỜNG ghi

* Lương tăng ít, giá tăng nhiều

Anh Phan Văn Quang (công nhân KCX Linh Trung II, quận Thủ Đức, TP.HCM): "Từ sau tết, giá cả thứ gì cũng tăng làm anh em công nhân chúng tôi khá lo lắng. Ngoài chợ mặt hàng gì cũng tăng: rau xanh, gạo rồi đến gas, chai nước giải khát đều đồng loạt tăng giá. Mới đây công nhân của công ty đã đình công đòi tăng lương nên công ty cũng dựa vào thâm niên để tăng lương. Tuy nhiên, lương chưa tăng được bao nhiêu thì giá cả ở ngoài đã tăng chóng mặt".

ĐÌNH DÂN ghi

VVT

Nguồn: Tuoitre.vn




- via Feeddler RSS Reader

Kế hoạch thôn tính và khai thác biển Đông của Trung Quốc

đã bắt đầu từ bao giờ?

Nguyễn Hoàng Hà

imageNhiều quốc gia ở Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam và Philipine đang cùng với Hoa kỳ, Úc, Nhật và Nam Hàn rất quan tâm đến vấn đề Trung Quốc đang ngày càng bánh trướng thế lực ra biển Đông. Đặc biệt là với bản đồ hàng hải đường lưỡi bò của họ thì bắt đầu ngay từ đảo Bạch Long Vĩ rồi Cồn Cỏ và nhiều đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và đường hàng hải quốc tế từ xưa đến nay các tàu bè vẫn qua lại đều nằm trong vùng "chủ quyền" của Trung Quốc.

Nhưng người ta đâu có biết là trên mặt biển đang ầm ầm nổi sóng mà dưới đáy sâu đại dương tưởng là yên lặng kia các đợt sóng ngầm còn mạnh mẽ hơn rất nhiều, vì Trung Quốc đang tiến hành quy mô lớn để thăm dò đáy biển nhằm truy tìm khoáng sản quý, đặc biệt là dầu lửa, gas v.v. đã từ nhiều năm nay mà chỉ khi bị phanh phui ra họ mới chịu công bố là "các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thăm dò đại dương khu biển Đông từ năm 1999 đến nay và gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi".

Tuần báo The Economist trong bài viết Ai là người thống trị đại dương? đã đề cập đến dự án thám hiểm đáy Biển Đông của Chính phủ Bắc Kinh. Dự án này được thảo luận trong một hội nghị tập trung các nhà hải dương học trong và ngoài nước Trung Quốc, tổ chức tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27 tháng Giêng năm 2011 vừa qua. Nhưng dư luận quốc tế cho rằng hội nghị này buộc phải công khai khi mà danh tính của nó đã bị thế giới phanh phui và cho công bố những tài liệu về tổ chức này thực chất không phải là vì mục tiêu khoa học mà là thăm dò tài nguyên khoáng sản và dầu hỏa, dầu khí để dọn đường cho cuộc thập tự chinh trên biển của Bắc kinh.

Bài báo mở đầu bằng nhận định, chủ nghĩa đế quốc và ngành hải dương học thường tay trong tay với nhau. Các nghiên cứu của hải quân Anh về các vùng biển nông và duyên hải trên thế giới trong thế kỷ XVIII và XIX đã đóng góp nhiều kiến thức cho khoa học, nhưng đồng thời cũng giúp cho các nhà buôn Anh quốc có thể du hành trên các đại dương, và các chiến hạm Anh có thể thống trị thế giới.

Nhìn từ góc độ này, thì hội nghị nói trên của Trung Quốc có khả năng gây bức xúc cho các quốc gia láng giềng phương Nam của Bắc Kinh. Dự án South China Sea-Deep có mục đích thám hiểm một vùng biển có diện tích rộng đến 3,5 triệu kilomet vuông, với độ sâu tối đa 5,5 kilomet, mà Chính phủ Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình, cho dù bị rất nhiều nước phản đối, đặc biệt là Việt Nam và Philipine. Để bảo vệ cho việc thăm dò này đạt hiệu quả và an toàn trước nguy cơ các hoạt động thăm dò trên vùng biển thuộc lãnh thổ của các nước có thể bị tấn công, Trung Quốc đã cho cử các tàu ngầm tàng hình ẩn nấp hộ vệ, và trên mặt biển thường xuyên có các tàu chiến giả dạng tàu đánh cá hay tàu buôn đi lại khu vực này.

Các nhà khoa học tham dự hội nghị chối rằng mục tiêu chỉ là thêm kiến thức cho nhân loại, và chỉ đơn thuần về mặt khoa học chứ không phải nhằm tìm kiếm dầu khí và nguồn lợi khoáng sản. The Economist nhận định, thật ra thì cũng đúng, như nhiều nhà du hành Anh trước đây cũng từ sự khát khao hiểu biết. Tuy nhiên, kiến thức cũng là quyền năng, và nếu các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên thám hiểm đáy sâu Biển Đông, thì các nhà kinh doanh Trung Quốc cũng sẽ có lợi thế khai thác thương mại hơn các đối thủ, và hạm đội Trung Quốc cũng sẽ ở thế «trên cơ» để bảo vệ họ.

Hối tháng 7 năm 2010 tàu ngầm Trung Quốc đã lặn xuống đáy Biển Đông cắm lá cờDR

Đề án trên do nhà khoa học đầu ngành Uông Phẩm Tiên, thuộc Đại học Đồng Tể ở Thượng Hải chủ trì. Ông này có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Giao Long, chiếc tiềm thủy đỉnh hiện đại nhất của Trung Quốc, có thể lặn sâu đến 7km dưới đáy biển. Dự án được đưa ra một phần từ kết quả nghiên cứu của chiếc Đại dương số 1 năm 2007 về những dải kiến tạo ở giữa đại dương do các dịch chuyển của vỏ trái đất. Đồng thời, các nhà thám hiểm trên chiếc tàu này cũng phát hiện được vị trí nhiều mỏ đồng, chì, kẽm cũng như các nguồn thủy nhiệt tại đây. Những địa điểm mà họ quan tâm là những nơi mà Việt Nam đang khoan dầu hay các công ty nước ngoài đã và đang thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philipine - đó là những vị trí họ thường qua lại nhiều nhất và có khi lưu lại ở đây rất lâu ngày. Vì thế, Quốc hội Philipine đã ra luật về vùng lãnh hải của họ để đưa tàu chiến và phương tiện hiện đại đến bảo vệ, khiến Trung Quốc không thể đến đó tự tung tự tác như họ muốn, nên họ rất tức giận, nhiều lần phản đối nhưng bị Philipine phớt lờ.

Mục đích của dự án South China Sea-Deep trước hết là nghiên cứu các hướng phát triển của đáy đại dương, rồi đến trầm tích và khí hậu, tiếp nối theo một công trình của Tiến sĩ Uông Phẩm Tiên trong khu vực vào năm 1999. Cho dù có những biện minh, các nghiên cứu này rất có lợi cho công nghiệp dầu khí. Phần thứ ba của dự án nhắm vào sinh học ở Biển Đông, đặc biệt là dưới đáy đại dương. Đó là việc hấp thụ Cacbon của các vi sinh vật, cuộc sống dưới đáy biển, sự trao đổi dưỡng chất và phiêu sinh vật… tại nhiều vùng ở Biển Đông và giữa Biển Đông với Thái Bình Dương. Đương nhiên là việc này sẽ tốn khá nhiều tiền. Ngân sách dành cho dự án là 150 triệu nhân dân tệ, tương đương 22 triệu đô-la, do Quỹ quốc gia về Khoa học Tự nhiên, một tổ chức của Chính phủ có trụ sở ở Bắc Kinh đài thọ.

Nhưng không chỉ trong ngành hải dương học, mà một trung tâm kỹ thuật về đáy biển tại Thanh Đảo sẽ tiêu tốn 400 triệu nhân dân tệ, một mạng lưới quan sát đáy đại dương, tương tự với chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Quan sát Đại dương của Hoa Kỳ cũng cần 1,4 tỉ nhân dân tệ nữa. Có thể tin là tiền được dùng cho lợi ích khoa học đơn thuần. Nhưng The Economist nhận xét, nói như thế sẽ làm «tự ái» đại diện của Tập đoàn quốc gia về Dầu khí Ngoài khơi của Trung Quốc. Phát biểu trong hội nghị, Tập đoàn này cho biết trữ lượng khí thiên nhiên ở Biển Đông được ước tính khoảng 200 tỉ tỉ mét khối. Người ta cũng cảnh báo về mức độ thăm dò và bắt tay vào khai thác dầu hỏa và khoáng sản của Trung Quốc đang chuẩn bị bắt đầu nếu một khi họ dọn đường dư luận xong để công khai chủ quyền đường lưỡi bò.

Phía Việt Nam chắc chắn cũng đang rất cảnh giác với trò đội lốt nghiên cứu khoa học này và không dễ để họ đến đây hôi dầu, dựng cờ, cắm tiêu khai thác được. Dư luận các nước đều rất cảm thông với Việt Nam phải sắm tàu ngầm và các dàn hỏa tiễn tầm xa, tầm trung và pháo bờ biển hiện đại trong khi kinh tế đang gặp khó khăn (hẳn cũng một phần vì lý do này). Nhiều quốc gia trong khu vực đang xem xét phải lập hàng rào điện tử dưới biển hay gài thủy lôi để không cho tàu của những kẻ "thăm dò khoa học" sai mục đích này luồn lách vào khu vực thuộc chủ quyền của mình. Chắc chắn những năm tới đây cuộc đấu tranh trên mặt biển cũng như dưới đại dương sẽ căng thẳng hơn, và Việt Nam với dải bờ biển dài hình chữ S giàu tài nguyên khoáng sản và ngoài xa với nhiều đảo đầy tiềm năng như Hoàng Sa và Trường Sa, chuyện sẽ phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình sẽ đặt ra gay gắt và không thể chậm trễ hơn nữa. Đó là câu hỏi lớn mà nhân dân và đất nước đang đặt trên vai của những nhà lãnh đạo quốc gia này giải đáp nó.

Vương quốc Bỉ, ngày 22 tháng 2 năm 2011.

NHH

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

HT biên tập


02 tháng 2 2011

Chung quanh một chữ... "quyền"

Trần Huy Thuận

imageQuyền có loại do tự nhiên mà có, Trời sinh ra đã có, cho dù người đó là người như thế nào, dòng dõi ra sao, sinh sống ở đâu và làm việc như thế nào – đó là QUYỀN CON NGƯỜI, bao gồm những Quyền rất cụ thể như quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền được học hành, quyền được sống, quyền được chăm sóc y tế... Khi một người đến tuổi Công dân thì có thêm Quyền Công dân, Quyền Làm chủ Đất nước. Xã hội, nhà nước, tổ chức chính trị... đều có trách nhiệm tôn trọng và phát huy quyền này. Trình độ văn minh, dân chủ của một quốc gia được đánh giá bằng mức độ thực thi loại quyền tự nhiên này. Chế độ Phong kiến còn biết LẤY DÂN LÀM GỐC, không lý gì con người trong xã hội hiện đại, Người Dân lại không được thực thi QUYỀN DÂN CHỦ.

Có loại Quyền được hình thành do vị trí và vị thế xã hội chính đáng của mỗi con người – QUYỀN CHỨC. Chức đến đâu Quyền đến đó. Quyền mà vượt chức là "tiếm quyền" và tuyệt không được lợi dụng chức quyền để làm bậy, để vơ vét, để chiếm đoạt. Chức phải được tạo lập từ năng lực thực có, từ kết quả học tập, rèn luyện, phấn đấu, hy sinh của bản thân,... kết hợp với cơ may gặp vận hội và môi trường sống thích hợp – phải nói như thế vì thực tế không hiếm những người có tài, có trí tuệ thông thái hơn người, có hy sinh và đóng góp lớn cho đất nước... vẫn chịu sống với vị thế không tương xứng, không ai biết đến, không được trọng dụng.

Quyền mỗi cá nhân được đặt trong quyền của tổ chức, quyền của tổ chức phải đặt trong quyền của cộng đồng, của xã hội... và phải chống ĐỘC QUYỀN, dù là độc quyền cá nhân hay độc quyền tập thể. Quyền này đích thực là THỰC QUYỀN, bởi nó do THỰC LỰC của người có nó; nó chung lợi ích và mục đích với tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nhưng cũng không hoàn toàn như vậy – cuộc đời vốn chả có gì tuyệt đối cả, vẫn tồn tại một thực tế là nhiều khi người có thực lực không có thực quyền, chỉ có HƯ QUYỀN. "Hữu danh vô thực" là như vậy!

Lại có loại Quyền cũng được tạo ra từ vị thế xã hội, nhưng là thứ vị thế do mua bán, chạy chọt, thoán đoạt, lừa đảo... mà có. Loại quyền này tuy không CHÍNH ĐÁNG, là HƯ DANH, nhưng vẫn là THỰC QUYỀN, thậm chí nhiều khi còn vượt cả THỰC QUYỀN. Quyền loại này thường được củng cố và phát huy bằng LỰC – lực của tập hợp, tập thể, tập đoàn, bè cánh, "bè lũ", "cánh hẩu", "cùng hội cùng thuyền"... Ngu dốt cộng với quyền lực trong trường hợp này sẽ trở thành độc đoán, thành bạo chúa độc tài là điều hiển nhiên.

Đã "Quyền" phải "Hành" QUYỀN HÀNH. Quyền nào cũng phải được thực hành, phải trở thành hiện thực, phải được thực thi chứ tuyệt không chỉ tồn tại trên giấy, không nói suông, không "treo đầu dê bán thịt chó". Quyền đến đâu Hành đến đó, không được LỘNG QUYỀN.

Đã có QUYỀN tất có LỢI. Lợi từ LỘC. "Lộc" đúng nghĩa khi lộc đó là lộc của Bề trên "ban thưởng" hay của "bề dưới" thực sự tự nguyện trả nghĩa, trả ơn. Không phải như vậy, "Lợi" đó chỉ có thể là của "đút lót", của "hối lộ".

Quyền cần sự hỗ trợ của UY. Uy được tạo lập nhờ đức, nhờ nhân, nhờ tín, nhờ lễ, nhờ nghĩa. Nhưng cũng có "uy" được tạo lập do áp bức, áp chế, do cậy quyền cậy thế, do làm liều, do liều lĩnh, bạt mạng, bất chấp... Uy ấy là uy của mãnh thú, của bạo chúa.

QUYỀN phải có HẠN QUYỀN HẠN. Trong bất kỳ trường hợp nào Quyền cũng phải có GIỚI HẠN Giới hạn cụ thể nhất là không được xâm phạm QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI, không được xâm phạm QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA MỘT DÂN TỘC, QUYỀN ĐỘC LẬP, QUYỀN TOÀN VẸN LÃNH THỔ của một Quốc gia,... Quyền mà vô hạn, là cái HỌA lớn nhất đối với cộng đồng, đối với xã hội, đối với cả Loài Người. Quyền lực đến đâu cũng không được thoát ra, không được ĐỨNG TRÊN CÔNG ƯỚC, LUẬT PHÁP QUỐC TẾ; ĐỨNG TRÊN HIẾN PHÁP, LUẬT PHÁP QUỐC GIA.

Quyền luôn gắn với TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ. Quyền càng cao, Trách nhiệm càng lớn, Nghĩa vụ càng nặng nề. Khi nói "Quốc hội là CƠ QUAN QUYỀN LỰC CAO NHẤT đối với một quốc gia", phải hiểu rằng Quốc hội đó có trách nhiệm đại diện cho QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN, có trách nhiệm đảm bảo QUYỀN DÂN CHỦ, QUYỀN LẬP HIẾN, LẬP PHÁP CỦA NHÂN DÂN được thực thi. Tương tự vậy, Nguyên thủ Quốc gia là người nắm Quyền lớn nhất trong bộ máy hành pháp, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề: Đối nội phải đảm bảo mọi hoạt động phải theo đúng HIẾN PHÁP và LUẬT PHÁP; phải làm cho Dân giàu Nước mạnh, Xã hội văn minh; đối ngoại phải mở rộng bang giao đi đôi với giữ vững quyền Độc lập và sự vẹn toàn Lãnh thổ Quốc gia do Cha Ông để lại... Không có thứ Quyền thoát ly Nghĩa vụ, Trách nhiệm.

Quyền Ai ai cũng muốn, cũng ham, cũng mơ ước thậm chí... thèm khát. Nhưng trước tiên hãy cùng nhau tìm hiểu thấu đáo về nó, mặc dù nó chỉ có một từ: QUYỀN!

T. H. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

http://boxitvn.blogspot.com/2011/01/chung-quanh-mot-chu.html


Việt Nam cần liên kết trong ngoài để tự vệ


clip_image001  

Chiến hạm Gepard của Nga là loại Việt Nam tìm mua về để phòng thủ biển - hình minh họa

 

Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào sang Hoa Kỳ tuần này, các giới quan sát tại Mỹ đã đánh giá cả về sức mạnh quân sự hai bên, và nhắc đến Biển Đông như một điểm nóng, tạo ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.

BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Tiến sĩ Richard Weitz từ Hoa Kỳ về bối cảnh cán cân quân sự của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và nhu cầu tìm kiếm đồng minh từ Hoa Kỳ.

Trước hết, ông Weitz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự Hudson tại Washington, tác giả bài "Balancing China Through Vietnam" đăng hôm 13/1/2001 trên trang Second Line of Defense, nói về an ninh khu vực Đông Nam Á năm qua:

Tiến sĩ Richard Weitz: Tôi nghĩ tình hình an ninh khu vực đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua, chủ yếu là do Trung Quốc thay đổi cách ứng xử của họ. Tình hình hơi bất ổn một chút, nào là diễn tập quân sự, Trung Quốc xích lại gần Bình Nhưỡng hơn. Còn ở Biển Đông thì hải quân Trung Quốc và các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng trở nên hung hăng hơn trong việc thử lửa một số vấn đề hàng hải.

Chuyện tương tự như xảy ra ở vùng Biển Đông Á với Nhật Bản. Do đó, bên ngoài vùng biên hải Trung Quốc nhiều vụ tranh chấp đã và đang trở nên gay gắt hơn, với cường độ cao hơn. Tôi cho rằng đó là do Trung Quốc đã thay đổi thái độ. Nhưng không hiểu ví lý do gì, họ lại cho rằng mình đang đi bước lùi.

Học thuyết 'Chiến tranh Nhân dân' này không hiệu quả trên biển

TS Richard Weitz

Trong vài tháng qua, Trung Quốc dần đi chệch ra khỏi khuynh hướng chính sách truyền thống là kiềm chế, không giải quyết hẳn các vụ xung đột, đồng thời cũng không làm to tát các vụ xung đột đó ra. Nhưng dù sao đi nữa, họ cũng bắt đầu ra tuyên bố rằng vùng Biển Đông nằm trong khu vực của họ và thuộc chủ quyền của họ.

Họ cũng trở nên hung hăng hơn trong thái độ ứng xử với Nhật Bản trên một số hòn đảo. Họ cũng đã cho tàu hải quân tấn công thuyền đánh cá của Việt Nam. Nói tóm lại , chính sách ngoại giao của Bắc Kinh trên các vùng biển đang trở nên mạnh bạo hơn bình thường.

BBC Tiếng Việt: Lãnh đạo Việt Nam đang bàn cãi về cái gọi là Chiến lược 10 năm về Biển Đông. Trong bài viết của ông, ông cho rằng đây là chiến lược "xù lông nhím" (nguyên văn: con tôm độc) để Trung Quốc không dám động vào . Ông có thể giải thích thêm ý này được không?

clip_image002

Tiến sĩ Richard Weitz đưa ra lập luận rằng Việt Nam có thể là đồng minh tiềm năng của Mỹ để cân bằng lại Trung Quốc

Tiến sĩ Richard Weitz: Đó là cách tôi giả định về việc Việt Nam hành xử với Trung Quốc, trong quan hệ bất cân bằng và không theo thông lệ nào cả. Các lực lượng quân sự chính thống của Trung Quốc chắc chắn to lớn hơn và được trang bị tốt hơn Việt Nam. Do đó Việt Nam rơi vào vị thế bất cân bằng trong tương quan với Trung Quốc.

Việt Nam dựa vào chiến tranh du kích và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, nhằm tạo thế. Và tuy thế lực này bất tương xứng với Trung Quốc, nhưng cũng đủ mạnh để ngăn ngừa ý chí xâm lăng từ Trung Quốc. Bởi vì những lợi ích Trung Quốc đạt được sẽ bị đổi lại bằng nhiều mất mát từ sức mạnh chống trả của Việt Nam.

BBC Tiếng Việt: Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm chiến đấu và họ theo học thuyết Chiến tranh Nhân dân. Tuy nhiên, học thuyết này có thể không hiệu quả trên biển?

Tiến sĩ Richard Weitz: Biển là địa bàn chiến sự hoàn toàn khác. Rồi còn cả vấn đề dùng phương tiện hải quân nào nữa. Đúng vậy, học thuyết này không hiệu quả trên biển. Họ có thể đã mất đảo Hoàng Sa rồi. Tình hình đang trở nên khó khăn. Đơn giản là Việt Nam không có đủ sức mạnh tự mình chống trả sự chiếm đóng hay xâm lăng lãnh thổ của Trung Quốc như Việt Nam đang hô hào.

Do đó Việt Nam cần đối trọng quyền lực với Trung Quốc từ bên ngoài, mà tôi cho là Hoa Kỳ. Nhưng như ta biết, Việt Nam cũng không quá lộ liễu khi làm như vậy. Việt Nam sẽ cảm thấy rất bất ổn khi ký kết với Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc một cách lộ liễu. Thực tế là Việt Nam thích gắn bó quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ hơn.

Nếu không, tôi chắc chắn là Việt Nam biết họ phải giải quyết việc này với cả Trung Quốc, Hoa Kỳ cùng các nước láng giềng một khi Việt Nam muốn khẳng định chủ quyền trên các khu vực họ muốn.

Nguồn: BBC

http://boxitvn.blogspot.com/2011/01/viet-nam-can-lien-ket-trong-ngoai-e-tu.html


Trung Quốc: Thủ tướng khuyến khích dân phê bình chính phủ


clip_image002

 

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo:Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho. Ảnh: telegraph

 

Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chỉ thị tạo điều kiện dễ dàng hơn để người dân phê bình và giám sát chính phủ.

Ông Ôn Gia Bảo được biết tới với cách tiếp cận rất bình dân. Ông thường vội vã tới tận những nơi xảy ra các thảm họa để thị sát tình hình, thăm hỏi các nạn nhân. Và trên truyền hình quốc gia, người ta có thể chứng kiến ông cùng ăn với những người nghèo,ở các ngôi làng nông thôn hẻo lánh. Chính vì thế, nhiều người đặt cho ông danh xưng "Ông Ôn".

Đầu tuần này, vị thủ tướng 68 tuổi đã làm một điều được nhiều nhà phân tích coi là sự dũng cảm hơn bình thường: Xuất hiện ở cơ quan tiếp nhận đơn từ kiến nghị cao nhất Trung Quốc tại Bắc Kinh, nơi những người dân thường đệ đơn than phiền hay thể hiện sự bất bình về vấn đề nào đó, và khuyến khích người dân phê bình chính phủ, yêu cầu đưa các trường hợp của họ ra công lý.

"Chúng ta là chính phủ của dân và quyền lực của chúng ta được nhân dân giao cho", báo chí Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong suốt chuyến thăm cơ quan trên. "Chúng ta nên sử dụng quyền lực trong tay chúng ta để phục vụ lợi ích của nhân dân, giúp họ vượt qua khó khăn một cách có trách nhiệm".

Động thái này được coi là khác thường vì cơ quan kiến nghị quốc gia được biết đến như "chiếc cột thu lôi" những bất bình về nạn quan chức tham nhũng, chiếm giữ đất đai trái phép, tranh chấp lao động và mọi than phiền khác.

Trong ngày 26/1, các phương tiện truyền thông quốc gia Trung Quốc đã phát đi hình ảnh ông Ôn Gia Bảo gặp gỡ với một nhóm người khiếu kiện tại cơ quan này. Ông yêu cầu các nhân viên chính phủ giải quyết các trường hợp khiếu kiện một cách hợp lý.

Ông Ôn cũng chỉ thị việc tạo điều kiện dễ dàng hơn để người dân phê bình và giám sát chính phủ. Theo báo chí Trung Quốc, đây là lần đầu tiên một thủ tướng xuất hiện ở cơ quan khiếu kiện để gặp gỡ những người dân thường kể từ khi Trung Quốc thành lập năm 1949.

Trên các blog và diễn đàn Internet tại Trung Quốc hôm qua đã tràn ngập thông tin về chuyến thăm trên của ông Ôn Gia Bảo. Hơn 6.000 người đã đưa thông tin hay bình luận về chuyến thăm lên các trang web phổ biến, phần lớn là hoan nghênh việc làm của ông Ôn.

Trong suốt năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc được coi là biểu tượng của sự thay đổi, khi ông công khai kêu gọi cải cách chính trị ở nước này. Phát biểu nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu Thâm Quyến hồi tháng 8, ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, các quyền dân chủ và quyền hợp pháp khác của người dân phải được đảm bảo. Người dân cần được huy động và tổ chức tham gia vào các vấn đề luật pháp, hành chính, kinh tế, xã hội và văn hoá.

Theo ông, vấn đề tập trung quyền lực quá mức với sự giám sát không hiệu quả cần được giải quyết bằng nỗ lực cải tổ các thể chế. Ông yêu cầu tạo điều kiện để người dân được phê bình và giám sát hoạt động của chính phủ. Ông cũng cam kết xây dựng một xã hội Trung Quốc công bằng, đặc biệt trong luật pháp.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time (Mỹ), ông Ôn Gia Bảo nói: "Tôi tin rằng, tự do ngôn luận là không thể thiếu với bất kỳ nước nào. Tôi thường nói rằng, chúng ta không nên chỉ cho phép mọi người tự do ngôn luận; chúng ta cần tạo điều kiện để cho phép họ chỉ trích công việc của chính phủ".

Sau đó, trong cuộc phỏng vấn ngày 3/10 trên CNN, ông khẳng định: "Mong mỏi của mọi người, sự cần thiết cho mọi người, dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được. Những ai đi cùng xu thế này sẽ thịnh vượng, những ai đi ngược lại sẽ thất bại".

Thái An (tổng hợp)

Nguồn: Vietnamnet

http://boxitvn.blogspot.com/2011/01/trung-quoc-thu-tuong-khuyen-khich-dan.html


Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia

Lê Minh

Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và Chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.

Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.

Câu chuyện bắt đầu từ Tunisia

Câu chuyện người Tunisia rầm rộ xuống đường mà chỉ sau vài đêm đã khiến Tổng thống Ben Ali phải cao bay xa chạy, tưởng chừng là chuyện huyền thoại.

Chuyện bắt đầu từ anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi, bán hàng rong trên đường phố, nhưng bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Buồn bực và vô vọng vì vốn liếng duy nhất mà anh có được để làm kế sinh nhai đã bị cảnh sát tịch thu, anh quyết định phản kháng bằng cách biến mình thành ngọn đuốc sống. Cái chết thương tâm, vô vọng của anh đã làm bùng lên ngọn lửa vốn sẵn có trong xã hội Tunisia nghèo đói, đầy rẫy bất công. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh và và chính cảm xúc của họ đã biến tang lễ thành cuộc biểu tình tuần hành và nhân rộng lên khắp cả nước.

clip_image002[4]

clip_image003[4]

Người dân Tunisia sôi sục xuống đường

Tunisia, một nước Bắc Phi bé nhỏ với hơn 10 triệu dân là một thuộc địa cũ của Pháp. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong thành phần thanh niên gia tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không kiếm ra việc làm, đành phải bỏ trốn sang Pháp tìm việc. Hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngày càng đông đảo, đã kết nối với nhau qua hệ thống internet, trên các trang mạng xã hội.

Họ căm ghét chế độ độc tài thối nát, tham nhũng của Tổng thống Ben Ali, người giữ chức vụ này 5 nhiệm kỳ kể từ năm 1987. Anh em, dòng họ của tổng thống và các quan chức chính phủ thi nhau biển thủ tài sản quốc gia.

Mặc dầu chính quyền của Ben Ali thẳng tay đàn áp đối lập, biểu tình nhưng sự căm ghét trong lòng người dân Tunisia càng lúc dâng cao. Do đó khi ngọn đuốc của anh sinh viên Mohamed Bouazizi bùng lên thì nó khiến khối thuốc nổ trong lòng người dân Tunisia đặc biệt là giới trẻ, bộc phát mạnh mẽ không có gì ngăn cản được.

Hơn 100 người biểu tình bị tử thương trong nhiều cuộc đàn áp dữ dội của các lực lượng an ninh. Khi lực lượng cảnh sát bắt đầu yếu thế thì quân đội được lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Thế nhưng, gió đã xoay chiều, quân đội từ chối ủng hộ Tổng thống Ben Ali và thế là ông ta và gia đình phải cuốn gói chạy.

Trong lúc không khí đấu tranh sôi sục diễn ra ở Tunisia, người ta tiên đoán rằng sẽ có hiệu ứng Domino dây chuyền lan sang các nước Bắc Phi độc tài chung quanh như Libya, Ai Cập.

Sau cách mạng Hoa Lài, Chính phủ lâm thời đã ra lệnh bắt giữ 33 người thân trong giòng họ bên vợ của cựu tổng thống Ben Ali. Và hôm nay, thông qua Interpol,Tunisia đã yêu cầu Chính phủ Canada giải giao cựu tổng thống Ben Ali cùng gia đình với tội danh biển thủ công quỹ quốc gia.

Tính cho đến thời điểm này, tuy chuyện giải giao chưa thể thực hiện được vì nhiều trở ngại công pháp quốc tế, nhưng cái ngày Ben Ali và thân quyến phải trả lời trước công chúng Tunisia chắc chắn sẽ xảy ra.

Hương thơm cách mạng Hoa Lài thổi sang Ai Cập

Trong những tuần qua, người ta đã bàn tán đến ảnh hưởng dây chuyền Donimo từ cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia sang các nước lân cận, ám chỉ chính phủ độc tài của hai nước Libya và Ai Cập.

Được sự giúp sức của hệ thống internet và các trang mạng xã hội, hương thơm của cuộc cách mạng Hoa Lài đã lan tỏa nhanh chóng hơn người ta tưởng.

clip_image005

clip_image006

Một thanh niên với khẩu hiệu "Hãy treo cổ nó lên"

Người dân thủ đô Cairo xuống đường

Tương tự như cựu Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Mubarak của Ai Cập làm tổng thống gần hết 5 nhiệm kỳ với mỗi nhiệm kỳ là 6 năm, vị chi ông ngồi tại vị gần 30 năm kể từ tháng 10 năm 1981. Năm nay gần 83 tuổi, Mubarak đang tính đến chuyện dọn đường cho con trai Gamal Mubarak, 47 tuổi lên kế vị khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Dư luận Ai Cập hiện nay đang bàn tán chuyện này.

Chán ghét sự cai trị độc tài của Mubarak, trong khi đời sống của người dân trở nên khó khăn trong những năm gần đây, cộng thêm nguồn cảm hứng từ hương lài của cuộc cách mạng Tunisia, hôm Thứ Ba 25/1, đã các cuộc biểu tình đòi chấm dứt sự cai trị của Mubarak đã đồng loạt nổ ra khắp nơi trên đất nước Ai Cập, từ Cairo đến Alexandria, Suez và Ismailia, kể cả các thành phố chạy dọc theo hạ lưu của sông Nile.

Các đoàn người biểu tình hô to "Đả đảo, đả đảo Mubarak", hoặc "Mubarak, Saudi Arabia đang chờ mày đó", ám chỉ nơi dừng chân của Mubarak một khi phải tháo chạy khỏi Ai Cập, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ben Ali.

Chưa hết, sục sôi với khí thế biểu tình, Phong trào "Thanh niên 6 Tháng 4" dùng trang Facebook kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường Thứ Tư ngày hôm sau và "phải tiếp tục cho đến ngày mai, cho đến khi Mubarak cút". Lời kêu gọi còn nói "Ngày mai chúng ta không đi làm, không đến trường. Tất cả chúng ta đều xuống đường, tay trong tay đoàn kết vì đất nước Ai Cập. Chúng ta sẽ có hàng triệu"

Một người bán thịt ở trung tâm thủ đô Cairo nói với phóng viên "Phải có thay đổi, nhất định là như vậy. Những kẻ già nua phải cút để đám trẻ hơn lên làm việc".

Một điều thú vị là nào giờ người dân Ai Cập rất sợ ba-tong, mật vụ cảnh sát thế nhưng hôm nay họ xuống đường với khí thế mạnh mẽ, tay trong tay hô vang các khẩu hiệu. Người bên dưới đường đã ngoắt tay kêu gọi những người đang đứng xem trên các ban-công cùng tham gia và nhiều người trong số đó đã vui vẻ xuống đường nhập vào dòng người biểu tình. Noi gương người thanh niên Tunisia, đã có đến 5 trường hợp thanh niên Ai Cập muốn biến thân mình thành ngọn đuốc công lý.

Ảnh hưởng Domino và điều tất yếu của các cuộc cách mạng

Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.

Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.

"Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh" là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ còn tiếp tục lan xa hơn nữa!

Úc Châu ngày 27/12/2011

L. M.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

http://boxitvn.blogspot.com/2011/01/anh-huong-domino-cua-cuoc-cach-mang-hoa.html


Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

Trần Văn Thọ, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Cảm ơn tác giả cho ta thêm một bài học quý báu (sau rất nhiều bài học mà ta không chịu /chưa chịu học/không học nổi từ con cháu nữ thần Thái Dương). Chao ôi, cái cơ hội ngàn năm có một để áp dụng bài học này là sau 30/4/1975 có khi nào lặp lại? Và chút hy vọng vào dịp thay đổi vừa qua cũng đã tiêu tan. Chẳng lẽ phải đợi khi giặc nước vào đầy nhà (bây giờ đã vào, chỉ có chưa đầy) thì người lãnh đạo mới biết đặt vận mệnh đất nước lên trên quyền lợi phe nhóm? E lúc ấy thì đã muộn…

Bauxite Việt Nam

clip_image001Bức tượng đá mô tả cảnh hai ông Saigo và Katsu hội đàm ở đền Atago.Ảnh Trần Thanh Việt – ERCT

 

Những quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc.

Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa. Ngược lại thì có thể đưa đến bất hạnh cho đất nước và con người liên hệ.

Giữa thế kỷ XIX trong buổi giao thời giữa hai chế độ ở Nhật Bản, trình độ văn hóa và tố chất nhân văn của các lãnh đạo các bên tranh chấp đã cứu được nước Nhật thoát khỏi cuộc nội chiến kéo dài, thoát khỏi nanh vuốt của các cường quốc âu – Mỹ đang mở rộng thuộc địa, và mở ra thời đại canh tân, hiện đại hóa đất nước. Hai nhân vật nổi bật, nắm vận mệnh đất nước hồi đó là Saigo Takamori (1827-1877) và Katsu Kaishu (1823-1899).

Trong 15 năm giữa thế kỷ XIX tình hình chính trị ở Nhật vô cùng rối ren. Năm 1853, hạm đội của Đô đốc Perry (Mỹ) đến bến cảng Uraga đòi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (1603-1867) mở cửa giao thương. Đến năm 1858, Nhật phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ và một số nước Tây phương khác. Trước tình thế đó, các phiên ở địa phương ngày càng mất tin tưởng vào khả năng của chính quyền Tokugawa trong việc giữ nước và cận đại hóa đất nước. Đặc biệt hai phiên ở phía Nam là Choshu và Satsuma tập họp lực lượng để đánh đổ chế độ tướng quân Tokugawa (thủ phủ đặt tại Edo tức Tokyo bây giờ), giành lại thực quyền cho thiên hoàng (ở Kyoto). Saigo Takamori, lúc đó là Đông chinh Đại tổng đốc, trở thành chỉ huy trưởng của lực lượng này.

Tướng quân đương thời và cũng là tướng quân cuối cùng của Tokugawa là Yoshinobu (1837-1913) thỏa hiệp bằng cách trả lại thực quyền cho thiên hoàng (tháng 10/1867) với hy vọng tham gia chính phủ mới trong đó quyền lợi của Tokugawa được duy trì. Tuy nhiên kết cuộc phía Tokugawa thấy mình bị mất quá nhiều quyền lợi, kể cả quyết định không cho Yoshinobu tham gia chính quyền mới và phải giải tán quân đội đã có từ trước, nên đã đem quân chống lại phía thiên hoàng. Cuộc nội chiến kéo dài gần nửa năm, cuối cùng Tokugawa suy yếu phải rút quân về cố thủ thành Edo. Tướng giữ thành lúc đó là tổng đốc lục quân Katsu Kaishu. Quân đội phía thiên hoàng do Saigo Takamori chỉ huy tiến về Edo chuẩn bị vây thành.

Lúc này trong thành nhiều người chủ trương tử thủ, kể cả kế hoạch dùng hỏa công thiêu chết quân đội thiên hoàng nếu họ công thành dù thành Edo phải cháy tan theo. Tình thế này buộc những nhà lãnh đạo hai bên phải có quyết định để tránh tổn thất lớn cho đất nước, trước mắt là bảo đảm sinh mạng của khoảng một triệu người đang sống trong thành. Cần nói thêm là lợi dụng tình thế rối ren, nội loạn ở Nhật, một số nước phương Tây muốn nhảy vào hòng thôn tính Nhật Bản. Cụ thể là Anh đã liên hệ với phe thiên hoàng, còn Nga và Pháp đã liên hệ với phía Tokugawa hứa sẵn sàng viện trợ để chiến thắng trong cuộc tranh chấp này. Tuy nhiên cả tướng Saigo và tướng Katsu đều cương quyết từ chối sự can thiệp của nước ngoài. Katsu nhận định rằng nếu cầu viện Nga thì ít nhất sẽ phải cắt cho họ miền đất Hokkaido (đảo lớn ở phía Bắc) và mất đất thì không thể chấp nhận được. Còn Saigo đã nói thẳng với sứ giả Anh rằng "chuyện nước tôi để chúng tôi lo, đối với chúng tôi không có gì xấu hổ hơn là cầu viện nước ngoài".

Cuối cùng, phân tích lực lượng hai bên và tình hình thế giới, và suy nghĩ về tương lai đất nước, tướng Katsu đã đi đến quyết định là phải đầu hàng quân đội thiên hoàng mới cứu được nước Nhật ra khỏi thảm họa. Ông thuyết phục phe chủ chiến trong thành và hứa sẽ đưa ra các điều kiện đầu hàng không phương hại đến tính mạng và tài sản tối thiểu của gia đình, thân tộc và quan lại của tướng quân Yoshinobu. Tướng Katsu vốn biết tiếng tướng Saigo là người bao dung, trọng nhân nghĩa và có con mắt nhìn xa trông rộng nên tự tin là Saigo sẽ chấp nhận các điều kiện đầu hàng do phía Tokugawa đưa ra.

clip_image002

Tượng ông Katsu Kaishu. Ảnh Trần Thanh Việt – ERCT

Cuộc đàm phán giữa hai tướng Saigo và Katsu đã diễn ra thuận lợi ngoài dự tưởng của Katsu, nhất là thái độ của Saigo đối với người chiến bại đã làm phía Tokugawa thấy yên tâm và không hề có mặc cảm của người thất thế. Theo Okazaki Hisahiko trong Học tập những người khổng lồ về trí tuệ thời Minh Trị (Nhà xuất bản Seishun, 2005), Katsu sau đó đã nói với những người chung quanh như sau: "Trong cuộc hội đàm, đối với chúng tôi, những đại thần của Tokugawa, Saigo luôn giữ thái độ tôn trọng người đối thoại. Từ đầu đến cuối ông ấy luôn ngồi thẳng, tay để trên đầu gối, không một mảy may cho thấy uy phong của người chiến thắng, không hề tỏ thái độ xem thường người chiến bại".

Phía tướng Katsu cũng trình bày nội tình của phe Tokugawa với thái độ chân thành. Saigo đã đồng ý các điều kiện đầu hàng. Ông đã về thuyết phục những người chủ chiến phía thiên hoàng. Phía thiên hoàng lúc đó không ít người chủ trương bắt phía Tokugawa phải đầu hàng vô điều kiện, kể cả xử tử hình tướng quân Yoshinobu. Nhưng với uy tín của Saigo, cuối cùng họ đã chấp nhận chấm dứt chiến tranh theo kết quả cuộc hội đàm của Saigo và Katsu. Lịch sử đã ghi lại sự kiện này bằng bốn chữ Vô huyết khai thành (mở cửa thành đầu hàng để tránh đổ máu). Tướng quân Yoshinobu được cho về sống cuộc đời ẩn dật tại Shizuoka (gần núi Phú Sĩ). Những người tài giỏi của thời Tokugawa được chính quyền Minh Trị mời cộng tác. Đặc biệt tướng Katsu được mời làm bộ trưởng hải quân vì ông nguyên là chuyên gia về kỹ thuật quân sự Tây phương, am hiểu nghệ thuật cầm quân trên biển. Hải quân của Nhật được cận đại hóa và sau này giành thắng lợi trong chiến tranh Nhật – Nga (1905) một phần to lớn có công lao của Katsu, nói rộng ra là nhờ chính sách đặt lợi ích dân tộc lên trên hết của những người lập ra chính quyền Minh Trị nên những người tài của chế độ cũ được trọng dụng.

Vài tháng sau sự kiện vô huyết khai thành, Edo được đổi tên là Tokyo (tháng 7/1868) và sau đó ít lâu Minh Trị thiên hoàng dời đô từ Kyoto về Tokyo (tháng 10/1868). Tuy nhiên một số phiên trấn phía Bắc tiếp tục chống lại chính quyền mới, đến giữa năm 1869 phiên trấn cuối cùng mới quy thuận. Một điểm đáng nói thêm ở đây là trong các cuộc hành quân đi đánh dẹp các phiên trấn này, tướng Saigo có lần được phân công cử binh đến thu phục Shonai, một phiên trấn phía Đông Bắc. Quân dân của Shonai đã nghe uy của Saigo nên lo sợ và xin đầu hàng. Cũng theo Okazaki trong sách đã dẫn, trong bàn thương lượng về điều kiện đầu hàng, thái độ của Saigo rất ôn hòa, luôn giữ lễ đối xử với người đối thoại đến nỗi người thứ ba nhìn vào bàn thương lượng không biết ai là người thắng và ai là người phải xin đầu hàng.

Tượng  Saigo Takamori ở công viên Ueno, Tokyo. Ảnh Trần Thanh Việt – ERCT

Saigo Takamori xuất thân từ tầng lớp vũ sĩ cấp thấp tại phiên Satsuma (tỉnh Kagoshima ngày nay). Từ nhỏ quyết chí học tập cả văn lẫn võ. Về văn, ông theo nho học, thấm nhuần đạo đức nho giáo "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" và triết lý "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Khắc khổ trong học tập và tu thân đã đưa Saigo lên vị trí lãnh đạo trong thế lực tôn phò thiên hoàng sau khi hai phiên trấn Satsuma và Choshu trở thành đồng minh trong cuộc vận động đánh đổ Tokugawa để lấy lại thực quyền cho thiên hoàng.

Katsu Kaishu giống Saigo ở chỗ sinh ra trong gia đình vũ sĩ cấp thấp (Katsu thì ở Edo) và khắc khổ học tập, tu thân. Nhưng Katsu thì theo Tây học từ năm 17 tuổi vì sớm biết được sức mạnh của văn minh phương Tây. Ông nghiên cứu nghệ thuật và khoa học quân sự, nhất là lĩnh vực hải quân. Ông từng giữ chức giám đốc Trường thao luyện hải quân và là người có vai trò chủ chốt trong việc lập ra hải quân cho chính quyền Tokugawa. Vào cuối thời kỳ của chính quyền này, ông là tổng đốc lục quân. Tuy theo Tây học nhưng Katsu cũng thấm nhuần văn hóa Đông phương, hiểu được tinh hoa của đạo quân tử. Katsu cũng để lại nhiều bài thơ chữ Hán, đặc biệt bài thơ nói tâm trạng của mình khi đưa ra quyết định vô huyết khai thành được nhiều người biết đến.

Nước Nhật có cái may là ở buổi giao thời của hai chế độ và trước hiểm họa ngoại xâm, ở cả hai chiến tuyến đều có những người lãnh đạo nhìn xa trông rộng, đầy trí tuệ mà cũng đầy nhân cách của bậc quân tử. Nhờ vậy, Nhật đã chấm dứt sớm cuộc nội chiến và bước vào giai đoạn canh tân đất nước.

(Tokyo, đầu Xuân 2011)

T. V. T.

Nguồn: Tuanvietnam




- via Feeddler RSS Reader

Những chuyện đáng ghi nhớ: Sài Gòn – Hà Nội – San José

Nguyễn Khoa Thái Anh

clip_image002[4]  

(Trái sang phải): Sinh nhật Bùi Tín, blogger Bùi Tín và thẩm phán Phan Quang Tuệ cầu chúc sức khoẻ cho… Việt Nam

 

Chủ Nhật tuần rồi (January 16, 2011) là một ngày đáng ghi nhớ ở San José. Đáng ghi nhớ không phải vì một chuyện lớn tiếng mà tôi có can dự trong buổi họp báo hội Tết Dancing with the Troops ở café Paloma trong khu Grand Century Mall. Đáng ghi nhớ không phải vì tật thói cố hữu hay đi trễ của (một số) người Việt. Đáng ghi nhớ cũng không phải tánh thói không chịu đọc, không chịu tìm hiểu sự kiện nên không nắm bắt vấn đề nhưng lại thích góp ý vung vít của một số người mang danh nghĩa báo chí.

Nhưng chuyện đáng ghi nhớ có lẽ lời khước từ không có thì giờ đi họp báo và sau đó trở thành lời khuyên của Trần Đệ, chủ nhiệm tuần báo VTimes: "Đừng nên dính dấp, sa đà vào nhiều chuyện phức tạp của cộng đồng!" Và cũng xin thưa, có bao giờ tôi được ai nhận mình là một người của cộng đồng San José đâu? Có lẽ vì vậy nên hôm đó Vũ Khang của Việt Weekly lớn tiếng gạn hỏi muốn biết tôi là ai, viết cho báo nào!

Đúng ra chuyện tôi muốn bàn tới đây là chuyện tình cờ gặp những nhân vật đáng ghi nhớ ở Việt Nam rồi sự việc tuần tự diễn biến đưa đến chuyện gặp gỡ họ ở San José trong hôm chủ nhật vừa qua. Ở Sài Gòn, tôi tình cờ gặp ông đại biểu Quốc hội, nhà văn, nhà báo và sử gia Dương Trung Quốc nơi nhà hàng và khách sạn Lotus qua sự giới thiệu của chủ nhân. Sau đó được biết ông sẽ sang Cali thăm gia đình đúng khoảng thời gian tôi về Mỹ nên hẹn sẽ gặp lại. Thứ Sáu – thứ Bảy, hai ngày cuối tuần ở Mỹ vừa qua, liên lạc nhau qua điện thoại di động, nhưng không gặp vì chương trình du ngoạn của ông Quốc quá khít khao.

Bùi Tín và Dương Trung Quốc

Chiều Chủ nhật được tin bác Bùi Tín ở Paris sang chơi thăm gia đình, tôi ghé nhà anh Quang ăn mừng sinh nhật thứ 85 của bác. Cùng lúc anh Quốc đi chơi San Francisco về gọi điện đi động mời tôi sang nhà bà dì dùng cơm. Nghe tin có Dương Trung Quốc ở San José, bác Bùi Tín chào hỏi anh qua điện thoại. Sau đó anh Quốc cho người nhà chỉ đường tôi đến nhà anh chơi. Vì tôi đã dùng cơm rồi, nên khi đến nơi chúng tôi ngồi salông nói chuyện với nhau. Dương Trung Quốc năm nay 65, thua ông Bùi Tín 20 tuổi, là một người tốt tướng da dẻ hồng hào, tóc bạch kim. Ông Bùi Tín 85, già yếu hơn, nhưng vẫn tinh tường, sắc sảo và khoẻ mạnh, tuy đi đứng có phần chậm hơn những năm trước. Hai người cùng phục vụ trong guồng máy nhà nước vào hai thời điểm khác nhau, hai vai trò khác nhau.

Dương Trung Quốc đang ở cuối nhiệm kỳ thứ hai trong vai đại biểu Quốc hội, ông Bùi Tín đã thôi vai Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân 20 năm nay. Điều khác biệt: một người còn trong guồng máy, một người đã ra khỏi. Một người lên án mạnh mẽ chế độ. Một người nhẹ nhàng hơn. Lý do dễ hiểu. Trong khi tôi lại ao ước ngược đời: người tại chức trong nước sẽ ăn nói mạnh bạo hơn, người ngoài nước bày tỏ thái độ từ tốn hơn.

Không hiểu có phải vì bản tính triết học hay do làm một đại biểu Quốc hội (tuy không là đảng viên), mà ông Quốc ăn nói lặng lẽ, khoan thai hơn. Trong khi người ở ngoài không hiểu do tuổi già chồng chất hoặc do không thấy ánh sáng le lói ở đường hầm mà trở nên gay gắt hơn. Nghe hai cách nói chuyện của hai ông, tôi không biết cảm phục tánh ngoại giao của anh Quốc hay tánh không cả nể của ông Bùi Tín hơn.

Buổi chiều trước khi sang nhà bà dì của ông Quốc, tôi ngồi nghe ông Tín bàn với các đàn anh (của tôi) về tình hình chính trị trong nước, sự đã rồi của đại hội XI Đảng, chuyện anh Cù Huy Hà Vũ, không khí hào hứng hơn khi ông Tín kể chuyện tiếp thu 16 tấn vàng của miền Nam và ai quản lý số tài sản kếch sù ấy, cũng như cách quyết định nhân sự của đại hội Đảng kỳ VI vào giờ phút chót, v.v..

clip_image002

Tác giả và Dương Trung Quốc

Trên xe riêng với bác Tín, tôi hỏi ông có muốn về Việt Nam thăm gia đình không vì nghe bác kể có người trong Sứ quán, giữ trọng trách về khâu visa đã thông tin cho ông biết là họ sẵn sàng cho ông về: "Anh cứ về thoải mái… viết như vậy đã đủ rồi, trong nước có nhiều người, nói và viết còn mạnh hơn anh" Đương nhiên cảm nhận được thông điệp của nhà nước nên tôi thiển nghĩ ông Tín cũng phân vân trong chuyện về hay không về. Trong khi đó khi hỏi chuyện với anh Quốc, anh góp ý: "Tôi đã từng rất phục ngòi bút của Bùi Tín khi anh còn là Thành Tín thời chiến tranh… Anh Bùi Tín tuổi đã cao rồi nên về Việt Nam vui thú với con cháu… và chứng kiến thế sự…" Trong khi đó có nhiều người ở hải ngoại cho rằng chuyện về nước là đầu hàng Cộng sản.

Vốn là một người sinh sau đẻ muộn, không can dự vào cuộc nồi da xáo thịt vừa qua nên có lẽ mức chịu đựng của tôi cao hơn những người đã bị mất mát quá nhiều trong cuộc chiến và hệ quả của nó. Cho nên những khi về Việt Nam trước tiên tôi thích tìm gặp những tâm hồn cao thượng, sau là tìm hiểu những người sống trong lòng chế độ, kể cả những người bị gán cho nhãn-mác Việt Cộng.

Ngay cả tôi, một người từ nhỏ đến lớn không bao giờ bị mê hoặc, ưa thích hay tin vào chủ nghĩa Cộng sản, cũng đã từng bị gán cho cái mác thân Cộng! Thật tình mà nói nếu như chuyện tìm hiểu, bắc được một nhịp cầu tri âm, thông cảm giữa người Việt trong và ngoài nước nhằm tô đắp cho một Việt Nam tươi sáng hơn, nhân bản và công bằng hơn thì có gán cho tôi 1.000 cái mác "thân Cộng" tôi cũng không màng!

Điều quan trọng đối với tôi là chuyện tìm về nhân cách của con người, cũng như lối hành xử tử tế và đạo đức của mỗi cá nhân – vốn là bản tính thuần Việt – và làm thế nào để khôi phục lại những đức tính này trong khi một số đông đang bị cuốn kéo trong nếp sống ồ ạt của kinh tế thị trường theo định hướng – không phải là xã hội chủ nghĩa – mà là cá lớn đớp cá bé, mackeno, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi mới chính là vấn đề.

Đương nhiên, đây là một ao ước huyễn hoặc, một chuyện khó khăn trong một xã hội đang giằng co trong thế tranh tối tranh sáng, nhá nhem giữa văn minh và lạc hậu, giữa tiến bộ toàn cầu hóa của nhân văn và tụt hậu cục bộ của Mácxít-Lêninnít, cấp tiến và chậm tiến trong thế kỷ 21 này. Có phải Việt Nam đang bị trì trệ nhưng vẫn cố vươn lên giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo đức và vô luân, đàng hoàng và tạm bợ, mà kết quả là sự kết hợp quái quỷ giữa hai thái cực tác hại nhất của Tư bản và Cộng sản?

Tuy thế, nan đề của Việt Nam không chỉ nằm ở cội rễ của những đảng viên Cộng sản chuyên chính, tham quyền cố vị, không chịu cải thiện, không biết đặt ưu tiên cho sự tồn vong của đất nước lên trên sự trục lợi của cá nhân và đảng phái, mà nó còn tồn tại nơi sự ù lì của dân tình, dai dẳng chịu đựng những chuyện trái tai gai mắt, những chuyện nửa vời, vá víu và tạm bợ trong cuộc sống, chối bỏ chuyện liên đới trách nhiệm và tư cách công dân của mình chỉ vì bao năm nay họ đã được Đảng nhận lãnh trách nhiệm sở hữu đất nước thay cho họ rồi.

Nói như vậy không phải không có những gương sáng trong Đảng, trong dân chúng. Ở đây ta chưa cần nói đến những nhân vật nổi cộm như luật sư Cù Huy Hà Vũ và Lê thị Công Nhân, linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng độ, v.v. và v.v. Có nhiều cá nhân – bất chấp những chuyện bất cập chung quanh – vẫn âm thầm có những cố gắng giữ lấy nề nếp trong gia đình, trong cuộc sống, làm những chuyện hữu ích cho xã hội. Về Việt Nam tôi đã gặp những trường hợp điển hình đó.

Những con người đạo đức

Tạ Duy Anh

Một hôm ở Hà Nội đang ngồi café, nói chuyện với nhà văn Tạ Duy Anh bỗng điện thoại di động reo:

clip_image002[5]

Tạ Duy Anh và tác giả

"Xin lỗi anh Thái Anh nhé, thằng con nhà em nó gọi". Duy Anh áp di động vào tai: "Làm bài vở xong rổi à? Đúng thế phải không?… Có cần bố giúp gì không? Không à? Được… Mày gỉỏi nhỉ… Ừ, xem TV một tiếng thôi nhé, rồi lo tươm tất nhà cửa… Thế nhé!"

"Mình phục thật, trong khi học đường ngày nay đầy dẫy những chuyện ma-le dối trá, thì con trai Duy Anh ở nhà một mình, cứ việc coi TV, cần gì gọi điện xin phép bố? Bố không biết thì đã sao! Anh rất đỗi ngạc nhiên, phục cách giáo dục con của em sát đất!"

"Nhiều lúc cô nói hay xử sự điều gì nó không cho là đúng, nó cũng về kể lại, hỏi em." Tôi gục gặc đầu, cảm phục.

Chuyện Bé Cún, cháu ngoại của đạo diễn Trần Văn Thủy

Khi ở Hà Nội tôi được hân hạnh tá túc ở nhà anh Trần Văn Thủy dăm mười ngày. Hai vợ chồng anh có một đứa cháu ngoại tên Cún rất dễ thương và xinh xắn. Đối với một đứa bé 8 tuổi, nó thật là đằm thắm, đáo để và sâu sắc.

clip_image002[7]

Đạo diễn Trần Văn Thuỷ và bé Cún

Một hôm Cún đi học về, ngồi trong lòng bà ngoại ngoan ngoãn như một con mèo con. Bà yêu cháu, ôm Cún vào lòng dặn dò, khuyên bảo cháu đủ điều, nào là:

"Cún phải ngoan này, Cún phải chăm học này, Cún phải thuộc bài này, phải nghe cô giáo giảng dạy này, Cún phải chịu khó này…"

image

Chị Hằng (vợ anh Trần Văn Thuỷ) và bé Cún

Bé Cún ngồi im trong lòng bà nghe bà dặn dò thắm thiết nhưng lại im như thóc, chẳng thèm vâng dạ, ừ à chi cả. Chốc sau bà ra bếp làm cơm. Cún ở góc phòng hí hoáy, nắn nót viết những dòng chữ gì đó trên bảng. Một lúc sau Cún nói rất to:

"Này bà ơi!"

Bà quay lại hỏi: "Gì, cháu bảo bà cái gì?" Cún chỉ lên bảng: "Bà đọc đi!" Bà nheo mắt lẩm bẩm đọc những dòng chữ đều đặn Cún viết trên bảng: "Trên con đường đi đến sự thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng!" Rồi nó tỉnh bơ chẳng nói thêm câu gì nữa. Cũng như thế, một hôm không nhớ nó đòi mua hay bà nó hứa hẹn mua cho nó một cái gì. Bẵng đi vài ngày, có lẽ bà đã quên. Cún lại chỉ lên bảng bảo: "Bà! Đọc đi!" Bà lại nheo mắt để đọc những dòng chữ rất nắn nót: "Nói thời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay." Ước gì những người có trọng trách và phận sự to tát hơn cũng nhớ những gì họ hứa với đất nước.

"Hẹn hò là giả dối, gặp gỡ là bắt được!"

Phạm Lân: chủ nhân khách sạn và nhà hàng Lotus

Yên Ba: đại tá Quân đội Nhân Dân

"Em đến ngay nhé! Chị chờ em ở chỗ anh Lân. Em cỏ nhớ không… 369B Nguyễn Trãi, góc Trần Khắc Chân, trước mặt đồn Công An cũ nhé… khách sạn Lotus đấy!", giáo sư Nguyễn Thị Minh Thái thúc giục tôi hôm ở Sài Gòn.

Khách sạn Lotus là một điểm hẹn, một nơi hội tụ của của nhiều văn nhân nghệ sĩ Bắc Hà, cũng như Nam Bộ. Nói chung, đây là một nơi lý tưởng để gặp gỡ hàn huyên, ăn ở và nhậu nhẹt. Giá cả phải chăng. Chủ nhân là một người Hà Nội tên là Phạm Lân, định cư Sài Gòn lâu năm sau 75. Anh Lân là một người vui tánh, hiếu khách, dễ mến, hào phóng, và lịch lãm. Giao thiệp rộng nên anh quen biết hầu hết những nhân vật tiếng tăm.

Gặp anh lần thứ hai, thứ ba, tôi không đùa khi ví anh là một hảo hớn ưa tiếp đãi những người có lòng (quốc hồn quốc túy), cũng như có máu mặt. Không biết tự bao giờ khách sạn Lotus ở Nguyễn Trãi, quận 1 đã nghiễm nhiên trở thành một salon littéraire của Sài Gòn, tiếp nối truyền thống các mệnh phụ phu nhân của Paris ngày xưa. Trước khi rời Việt Nam vài ngày, tôi lại nhà hàng anh để trao cho đại tá Yên Ba một số sách vở vật dụng cho phó giáo sư tiến sĩ Minh Thái vì bận việc không kịp vào Nam để gặp tôi. Anh Lân gọi tôi mãi không được, cho đến khi tôi gọi lại mới vỡ lẽ đã mất di động trên taxi (lần này là Mai Linh). Vừa gặp tôi ở nhà hàng, anh Lân đã cười toe toét:

"Này, cậu còn gì quý để mất nữa không?"

"Anh khỏi bảo, mất con tim ở Hà Nội là mất của quý nhất trần đời rồi!"

"Thôi chả sao, tôi xin chia vui với cậu, thôi ngồi xuống đây uống vài cốc bia với tụi này!"

"Này, xin giới thiệu với Thái Anh Đại tá Yên Ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam, bạn thân của Minh Thái!"

"Không dám, mình là đàn em thôi," anh Yên Ba tươi cười, chìa tay bắt tay tôi. Anh nói thêm:

"Này anh đừng để chuyện mất mát đồ đạc mà nghĩ xấu về quê hương nhé!"

(Tôi định nói mất nước còn chả sao huống hồ ba cái chuyện lẻ tẻ, nhưng kịp ngưng.)

Ngồi nói chuyện một chặp, tôi khám phá anh Yên Ba là một sĩ quan trẻ, 46 cái xuân xanh, một người rất văn nghệ. Khi anh soạn ba lô để cất các thứ tôi giao cho, tôi thấy nhiều quyển sách cũ bià và giấy đã ngã màu vàng vọt, nhiều giá trị văn học, không kể quyển 'Việt Nam máu lửa quê hương tôi', bút ký của ông Đỗ Mậu.

"Này anh lùng đâu ra những quyển này thế!"

"Anh sắp về Mỹ, thôi để chuyến sau tôi sẽ chỉ chỗ cho mà mua." Sau đó anh cho biết đã qua Mỹ vài lần trau dồi quân sự, rồi cũng tìm mua một số sách Việt bên Mỹ. Giao lưu văn hóa kiểu này có lẽ hơi hạn chế, nhưng có người làm được còn hơn không.

Chúng tôi nói chuyện vui vẻ, như bạn thân quen nhau lâu ngày. Anh Yên Ba lại quen cả hai vợ chồng giáo sư Peter Zinoman – Nguyệt Cầm ở đại học Berkeley gần nơi tôi ở.

clip_image002[9]

Dương Trung Quốc, Phạm Lân, thiếu tá CA Thắng (?)

"Xin anh làm ơn cho tôi một chuyện: Xin hai vợ chồng Peter và Nguyệt Cầm một quyển Dumb Luck có chữ ký của họ nhé. Khi nào hai vợ chồng, Đỗ Hoàng Diệu hay có ai về cầm về cho mình được thì quý quá!" Lúc đầu tôi còn ngạc nhiên vì không ngờ anh lại hỏi một quyển sách tiếng Anh: Dumb Luck, tức là Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã được hai vợ chồng Peter – Nguyệt Cầm dịch ra tiếng Anh. Người trong nước mà để ý đến chuyện văn học hải ngoại như thế là một chuyện đáng ghi nhớ.

"Cám ơn anh Lân đã giúp em gặp được những người tốt, lý thú… văn nghệ văn gừng (định nói có lòng với văn hóa hải ngoại, yêu đồng hương nhưng thấy nó giả tạo, đãi bôi nên thôi). Anh Lân cười xuề xòa: "Có gì đâu, khi nào cậu về, cứ đến đây chơi, anh sẽ giới thiệu cho những người khác." Anh Yên Ba nhắn nhủ trước khi chúng tôi chia tay: "Nhớ nhé, đừng vì mất đồ đạc mà quên quê hương nhé!"

Hẹn hò là giả dối, gặp gỡ là bắt được! Là châm ngôn của tôi," anh Phạm Lân cười ha hả, tuyên bố. "Mình gặp nhau là vui rồi, hẹn hò làm chi rồi không tới." Chí lý!

Tôn Nữ Thị Ninh và Đại học Trí Việt (http://trivietuniversity.edu.vn)

Mấy hôm trước ngồi uống bia với anh Lân và anh Dương Trung Quốc, anh Lân cho biết: "Nếu Thái Anh đến sớm hơn nửa tiếng thì đã gặp Tôn Nữ Thị Ninh và một số nhân vật quan trọng rồi, chị ấy phải về đi họp. Anh Quốc đây cũng trong Hội đồng Cố vấn của chị ấy đấy." Nhớ lại chuyến về Hà Nội mấy năm trước không gặp bà, tôi không bỏ lỡ cơ hội: "Anh có số điện thoại chị Ninh không? Không hiểu dự án xây đại học mấy năm nay của chị ấy đến đâu rồi." Anh Quốc nghe tôi hỏi liền lấy di động ra gọi ngay: "Chị Ninh ơi, có một người dòng họ Nguyễn-Khoa bên Mỹ về… đang ngồi đây, muốn nói chuyện với chị." Rồi anh đưa điện thoại cho tôi tiếp lời. Tôi cho biết sắp về Mỹ nên muốn gặp bà nói chuyện. Bà cho địa chỉ và số điện thoại và hẹn gặp.

Hôm thứ Hai trước khi về Mỹ tôi ghé thăm bà Tôn Nữ Thị Ninh và Đại học Trí Việt ở 180 đường Pasteur, quận 1 Sài Gòn. Bà Ninh trước là phát thanh/ngôn viên của nhà nước, là đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và Liên hiệp Âu châu và cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam, cũng như Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Văn phòng Trí Việt nằm trên tầng 3 một toà nhà 4 tầng. Sau năm phút chờ bà họp xong, tôi được mời vào trong một phòng họp với bà và ông tổng thư ký, một người đàn ông trạc 60, tên là Phạm Như Hổ, nhưng hiền từ và lịch sự; được biết ông là Việt kiều Bỉ. Bà Ninh năm nay có lẽ cũng ngoài sáu mươi, khuôn mặt lúc nào cũng phảng phất một nét buồn diệu vợi, người không quen có thể cho rằng gương mặt bà đượm vẻ lạnh lùng. Nhưng được biết bà là một người giàu tình cảm, có lòng với đất nước, lúc nào cũng canh cánh mong làm được một chuyện gì cho quê hương, tuy ở hải ngoại không biết có mấy ai hiểu được tâm tư của bà.

Được biết Đại học Trí Việt sẽ được xây trong vùng kinh tế trọng điểm Sài Gòn – Gò Vấp, dự kiến khai trương 2013, và hoạt động toàn phần 2016. Khi thành hình sẽ có khoảng 8.000 sinh viên theo học, vừa ở cấp 2 năm, 4 năm và cao học. Mô hình đại học liên ngành chuyên chú vào các khoa sau đây:

*Công nghệ và Khoa học Ứng dụng;

*Quản lý;

*Thiết kế và Truyền thông;

*Ngoại ngữ;

*Bộ môn Kiến thức & Kỹ năng Nền tảng;

*Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế; và

*Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững

Nhưng có lẽ tôi thích nhất là những tiêu chí sau đây (được ghi trong tờ phát/pamphlet):

*Thành phần Ban Giáo sư gồm những giảng viên Việt Nam và quốc tế có óc sáng tạo là động lực của trường.

* Cố đào tạo những sinh viên có bản lĩnh, ý chí vươn lên và tinh thần phục vụ là sức sống của trường

*Phấn đấu là một trường đại học "xanh"

*Biết cân đối chất Việt (1) và tính toàn cầu

*Ưu tú về khoa bảng nhưng bình đẳng về cơ hội

*Tận tình hỗ trợ hướng nghiệp và tìm việc làm

*Một trường đại học đào tạo môi trường sống và rèn luyện cho sinh viên học thực làm thực

*Một đại học quy tụ các hoạt động trí thức và xã hội

*Giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh (2)

Bà Ninh cũng cho biết lương bổng sẽ tương đương với các đại học nước ngoài và Trí Việt sẽ nỗ lực để trở nên một đại học hàng đầu ờ Việt Nam, thể hiện tầm nhìn lâu dài, tư duy rộng mở và phương pháp sư phạm tiên tiến.

clip_image002[11]

Tôn Nữ Thị Ninh và tác giả (Đại học Stanford, tháng 5/2006)

Ngồi nghe bà Ninh và ông Hổ trình bày về đại học Trí Việt xong, bỗng dưng tôi muốn khóc, phần vì cảm phục cho nỗ lực dai dẳng của bà trong nhiều năm nay (từ ngày nghe bà trình bày ở Stanford và Palo Alto, 2006) nhằm vượt qua các khó khăn và rào cản, phần vì những trạng thái suy đồi của nền giáo dục Việt Nam cũng như văn hoá và lối sống thực dụng của dân tình trong một xã hội thời thượng mà tiền tài và vật chất lên ngôi trong khi đạo đức và nhân phẩm con người bị hạ bệ. Tất nhiên đây là lực cản lớn cho mọi ai muốn đóng góp cho xã hội Việt Nam đương thời. Nhất là chuyện đào tạo xây dựng một đạo ngũ nòng cốt thiết nghĩ phải bắt đầu với "Tiên học Lễ, hậu học văn" hay đúng hơn "phải lấy đạo đức, nhân cách làm đầu". Đây là những tiêu chí mà bà Ninh nêu ra trong tờ tài liệu về đại học, thiết nghĩ không những sinh viên phải thực hành mà thành viên ban giảng huấn phải lấy làm điều tâm niệm.

Mục tiêu và lý tưởng tối hậu của Trí Việt – nếu tôi không lầm – là đào tạo được những thành phần cốt cán nhằm xây dựng lại một xã hội tốt lành – nếu không phải là một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" (3). Đó là một nan đề vì khởi sự từ cấp đại học e rằng quá muộn. Ở Mỹ, vì một số sinh viên không đủ tiêu chuẩn vào đại học nên các nhà giáo dục (ở mọi cấp cho đến tiểu bang và liên bang) đều điên đầu. Trung học cấp II thì đổ thừa cho Trung học cấp I, cấp I thì đổ thừa cho Tiểu học, Tiểu học thì đổ thừa cho cha mẹ và các trường dạy trẻ. Ở Việt Nam thì khỏi nói, từ thời chiến tranh đến giờ – nhất là sau "giải phóng", sau "đổi mới" – đạo đức suy đồi, cả một xã hội loạn cuồng theo đồng đô la.

Chuyện "trăm năm trồng người" (của Đại học Trí Việt) do đó có khó không khi tưởng như những ai đi đúng lý tưởng, lương tri, phép tắc và lề luật sẽ bị bỏ lại đằng sau dòng chảy ồ ạt của xe cộ (xã hội), thể hiện và phản ảnh đúng mức nếp sống lèn lách của Việt Nam hiện thời?

Có phải Đại học Trí Việt tốt và khác hơn các đại học ngoại quốc ở chỗ: du sinh sẽ ít người trở về nước khi họ kiếm được việc làm ở các nước sở tại. Sinh viên Trí Việt ở trong nước là thành phần nào? Nghèo hơn du sinh? Thiếu phương tiện hơn gia đình du sinh? Có thể là một điều tốt chăng? Nếu gia đình họ còn giữ được đạo đức và nhân phẩm. Đây có phải là một động lực chính của Đại học Trí Việt? (Có phải Trí Việt sẽ tạo ra những thang học phí theo khả năng tài chánh gia đình, tạo ra học bổng, trợ giúp cho những gia đình nghèo?)

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ca dao Việt Nam

N. K. T. A.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

__________________________________________

(1) Chất Việt có còn không? Hay chỉ là những thói tính tiêu cực hủ lậu xưa và nay?

(2) Đó là chưa nói đến hiện tượng "chất xám theo trào lưu chảy ra biển lớn không về" khi họ được đào tạo tốt theo mô hình Anh văn quốc tế, mấy ai sẽ hy sinh ở lại Việt Nam nếu lương bổng và cuộc sống không cải thiện?

(3) Khẩu hiệu của Nhà nước mà tôi thường thấy treo ở trên công sở và đường sá.

Ý chí của nhà cai trị và lòng dân?

Trần Minh Thảo

Tác giả đặt ra nhiều câu hỏi về những vấn đề rất căn bản của thể chế, của đường lối đối nội, đối ngoại hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 chưa khiến ông (và chắc chắn là rất nhiều người nặng lòng với đất nước ) yên tâm. Trong đó vấn đề bản chất của nhà nước hiện hành chắc là đề tài gây nhiều tranh cãi. Có một chuyện khá tế nhị, "tưởng dzậy mà không phải dzậy". Đó là chuyện "linh hoạt, sáng tạo" của người cai trị. Tất nhiên "linh hoạt, sáng tạo" thì không thể có nhà nước pháp quyền, thì sẽ có nền hành chính không giống ai, sẽ vô chính phủ, phe cánh, mafia… Nhưng cũng chính "linh hoạt, sáng tạo" nên mới có Nghị quyết 6 phá vỡ vòng kim cô của "chủ nghĩa xã hội" về kinh tế. Đó là mặt tích cực của "linh hoạt, sáng tạo" trong hoàn cảnh ta cứ bị cái bóng của "hai ông Tây có râu" nó đè mãi không thoát ra nổi nên cứ phải hô to "kiên trì". Vậy các nhà cai trị kỳ này lại "linh hoạt, sáng tạo" một lần nữa để giải phóng sức bật của đất đai khỏi cái gông "công hữu", giải phóng sức sáng tạo của người dân khỏi cái cùm "độc… lãnh…". Cứ thế mà "diễn biến" dần cho đến đứt cái đuôi "định hướng". Xong việc rồi ta sẽ thề đoạn tuyệt với "linh hoạt, sáng tạo" để quyết trung thành với nguyên tắc dân chủ pháp quyền. Khi ấy mới mong "dân giàu, nước mạnh" để không ai có thể "thỏa hiệp trên lưng mình".

Bauxite Việt Nam

Một vị tướng (vừa trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) trả lời phỏng vấn rất mạnh, hợp lòng dân, bộc lộ ý chí của một dân tộc tự quyết định vận mệnh của đất nước: Không để nước khác thỏa hiệp trên lưng mình. Trăm năm qua, đã mấy lần Việt Nam trơ mắt nhìn người ta bắt tay thỏa hiệp trên lưng? Đã phản ứng thế nào? Nếu người ta lại thỏa hiệp lần nữa thì Việt Nam hành xử ra sao? Thử xem bằng cách nào Đảng biến lời nói thành sức mạnh chặn đứng những bàn tay bẩn thỉu âm mưu "đẩy tốt qua sông" lần nữa (thỏa hiệp trên lưng hay bắt tay qua đầu khi có cùng một điều kiện: kẻ có lưng sẵn sàng khòm, có đầu sẵn sàng cúi).

Có thể khẳng định, một nhà nước tồi với một dân tộc hèn thì tránh sao được việc người ta "múa gậy vườn hoang" trên vận mệnh dân tộc mình.

Nói về nhà nước, trước hết phải xem xét từ kiểu nhà nước (quốc gia, chính quyền).

Đặc điểm của nhà nước hình thành sau mỗi cuộc khởi nghĩa nông dân thành công là:

-Bộ máy cai trị cha truyền con nối (phụ thừa tử kế, con thầy chùa lại quét lá đa)

-Công hữu tài sản (chủ yếu là đất đai, dạng của cải quan yếu nhất của nền kinh tế nông nghiệp tuy đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại, "đất đai" là nhân tố quyết định nổ ra khởi nghĩa nông dân).

-Nhà nước vô chính phủ (cai trị bằng ý chí của giai cấp thống trị đại diện bởi vị hoàng đế danh nghĩa – tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung gì đấy). Nhà nước ấy tất yếu là duy ý chí, điều hành bởi lợi ích phe nhóm, thỏa hiệp phe nhóm, coi nhà nước pháp quyền là thứ yếu, thậm chí là thù địch, là âm mưu diễn biến hòa bình. Luật pháp chỉ áp dụng cho thứ dân.

-Quan hệ xã hội là quan hệ trên-dưới, lớn-nhỏ, chủ-tớ.

-Quyền lực cai trị là tập hợp các thế lực, các thủ lĩnh của mỗi thế lực tạo địa bàn cát cứ khi mạnh lên sẽ tiêu diệt các thế lực khác, chưa mạnh hẳn thì thỏa hiệp phân chia quyền lực. Ông vua chỉ còn là "nhân danh".

-Ngay khi cuộc khởi nghĩa nông dân toàn thắng thì đã manh nha trong lòng nó một cuộc khởi nghĩa nông dân khác.

Mô hình cai trị sau khởi nghĩa nông dân thành công từng bị những nhà lý luận Mác-xít kết án là phản bội giai cấp.

Xét khái quát tình hình chính trị xã hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì thấy đúng như vậy. Bộ máy cai trị ở Trung Quốc là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khởi nghĩa nông dân thành công, đi lên từ hai thế lực: thái tử đảng (cha truyền con nối) và đoàn phái (còn gọi là đội hậu bị của Đảng – cũng là thành phần cốt cán – con ông cháu cha, phần còn lại không phải là con ông cháu cha thì chỉ là thành phần "giơ tay nhất trí"), đất đai vẫn được coi là tài sản chủ yếu thuộc quyền quản lý của tầng lớp thống trị (công hữu), ý chí của tầng lớp thống trị là vô đối, trái với ý chí đó đều bị buộc tội là phản động (vụ Lưu Hiểu Ba và Hiến chương 08 là một dẫn chứng. Do đó, giải Nobel Hòa bình cho ông được coi là một cú đánh vào thành trì thống trị của Đảng, là chống phá nhà nước Trung Quốc, thứ nhà nước "khởi nghĩa nông dân").

Việt Nam giống Trung Quốc đến mức nào?

Nhà nước linh hoạt, sáng tạo hay nhà nước vô chính phủ và cơ chế thủ lĩnh?

Do thói quen hay cố ý, khái niệm nhà nước và chính quyền thường dùng thay thế nhau gây nhầm lẫn. TS Cù Huy Hà Vũ bị cáo buộc tội chống nhà nước (Xhcnvn) nhưng xét việc làm của ông thì "nhà nước" ở đây là "chính quyền", không phải là "quốc gia". Phản đối chính quyền, phê phán chính quyền, buộc tội chính quyền không coi trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, chỉ chú ý vun vén lợi ích phe nhóm, xâm hại lợi ích quốc gia thì không phải là chống nhà nước. Việc ấy, trong các xã hội trọng pháp, người công dân có quyền làm dựa trên luật pháp. Cũng không chừng, việc bắt vị tiến sĩ luật là theo phương thức "thần thiêng nhờ bộ hạ", bộ hạ thực hiện mà thần muốn còn thiêng nên cũng phải gật đầu (tức là thực quyền nằm ở bên dưới). Xét rộng ra, theo tôi, những việc làm rất có trách nhiệm của TS Cù Huy Hà Vũ là để bảo vệ, kiện toàn nhà nước ở cả hai nghĩa: quốc gia, chính quyền.

Tại một địa phương, vị Chủ tịch UBND bị "đấu tố": làm gì cũng luật và luật, không có năng lực sáng tạo, linh hoạt. Vị Chủ tịch bị mất chức, bị thuyên chuyển. Ở một địa phương kế cận, vị Chủ tịch UBND lại được khen biết làm việc, rất linh hoạt. Vị này được cho đi tham quan, học hỏi nước anh em, tương lai còn lên. Sáng tạo, linh hoạt chính là mị dân, tùy tiện, vô chính phủ, bất chấp luật lệ, lợi ích nhân dân, quốc gia (một thứ chủ nghĩa dân túy kiểu châu Á?). Nhưng tại sao đảng cầm quyền đánh giá cao những đảng viên "sáng tạo, linh hoạt", lên án những đảng viên nào có ý thức về kỷ cương, luật pháp là chống Đảng? Phương thức điều hành việc nước của đảng cai trị nói lên điều đó. Đó là phương thức "kiên định, sáng tạo" được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong dự thảo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI. "Kiên định, sáng tạo" phải chăng là tùy tiện, duy ý chí, coi nhẹ lợi ích của nhân dân, đất nước?

Vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, vụ phá sản tập đoàn Vinashin, đại dự án đường sắt cao tốc, bán đất rừng… cũng nằm trong "phạm trù" nhà nước (chính quyền) linh hoạt, tùy tiện, nhân danh nhà nước (quốc gia) làm những việc xâm hại an ninh quốc gia. Chứng minh ai đó nhân danh Đảng chấp chính hay nhà nước, làm trái luật có hại cho dân tộc là không khó. Nhà nước linh hoạt, tùy tiện thực chất là nhà nước vô chính phủ. Một nhà nước vô chính phủ lại buộc tội người khác chống phá nhà nước, vi phạm pháp luật thì có hợp lý, hợp lẽ? Không hợp lý lẽ nhưng phải chăng hợp với quyền lợi của từng phe nhóm, từng vùng ảnh hưởng của các thủ lĩnh trong đảng cai trị?

Một vài dẫn chứng cho thấy cai trị kiểu "vô chính phủ" đã đưa đất nước lâm vào tình trạng tệ hại hiện nay:

-Về nội trị

1/Tấm bản đồ lốm đốm

Trong Hội thảo góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI do Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) tổ chức, với sự tham dự của 22 trí thức – đảng viên cao cấp, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Hội đồng Lý luận Trung ương, có một vị yêu cầu Đảng, Nhà nước công khai bản đồ Việt Nam ghi rõ các nơi có sự đứng chân của Trung Quốc. Nếu Đảng, nhà nước làm việc đó thì bản đồ Việt Nam là một thứ lốm đốm, da báo, xôi đậu (một thứ dư đồ rách của Tản Đà).

(Nguyễn Trung: "Tôi chỉ xin đề nghị thế này, nếu Đại hội chưa làm được cái việc này xin làm ơn vẽ cho một cái bản đồ của nước ta ở những địa điểm nào Trung Quốc có những xí nghiệp gì. Các anh chỉ cần nhìn vào cái bản đồ này thôi các anh sẽ thấy vấn đề nó ra làm sao."). (Toàn văn hội thảo nghe, xem tại đây).

Vậy TS Cù Huy Hà Vũ chống nhà nước nói chung – là quốc gia (thực chất, chống như vậy cũng là vô chính phủ) – hay chống loại nhà nước (chính quyền) rước người ngoài vào "chiếm đóng", "khai thác", khuynh loát đất nước? Xét các cáo buộc của vị tiến sĩ luật thì thấy ông không chống nhà nước, ông chỉ chống những người nhân danh lợi ích đảng cai trị, nhà nước làm khốn quốc gia.

Tấm bản đồ lốm đốm, xôi đậu còn cho thấy tư tưởng nước lớn nước nhỏ, dưới trên, chủ tớ của văn hóa Khổng Nho được Đảng Trung Quốc hiện đại hóa về ngôn từ (anh em đồng chí "4, 16" gì đấy).

2/ Hành tinh Oxy

Là nhan đề cuốn truyện khoa học giả tưởng của một nước Đông Âu ("Hành tinh Oxy" của Klara Seher, nữ văn sĩ người Hungary (?), đã được dịch và nhà xuất bản Kim Đồng phát hành 30 năm trước). Trên hành tinh này có một thiên đường của tầng lớp cai trị thừa mứa oxy và một địa ngục mà oxy được bọn thống trị cấp phát hàng ngày như một thứ ân huệ hoặc trừng phạt.

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng nghe nói ông này, bà kia chỉ dùng rau trái sạch trong nhà kính, có bệnh viện riêng rất hiện đại, ăn uống hàng ngày cũng khác dân thường (BBC: Phở cộng sản)… Trung Quốc và Việt Nam có những đặc điểm của hành tinh "thiên đường oxy"? Việt Nam hiện nay có không một tầng lớp ngồi ở trên và đại bộ phận sống lay lắt ở dưới? Ai đụng đến "thiên đường oxy" đều bị khoác tội "chống phá nhà nước XHCN"?

3/"Kẻ ăn không hết, người lần không ra"

Vinashin mất khả năng chi trả nợ đến hạn, Evn thì tự thú đang đứng ở chân tường và kiên quyết tăng giá điện trong năm 2011 (xem tại đây )… Nhiều ý kiến chuyên môn nói nợ quốc gia ở mức báo động nhưng chưa nghe Đảng khẳng định nợ nhà nước đang ở mức an toàn. Trong khi đó các đại gia ngày càng giàu, các nhà văn, nhà báo có tâm huyết gọi họ là "trọc phú" do cách xài tiền "kiểu Mỹ". Trong một xã hội phần nhỏ "ăn không hết", phần lớn "lần không ra", của cải xã hội nhiều lên do đổi mới chủ yếu nằm trong tay ai? Sự sụp đổ, nợ nần, thua lỗ của các tập đoàn nhà nước làm ai giàu lên, ai nghèo đi, thành phần nào trong xã hội dễ bị tổn thương do các cuộc khủng hoảng sinh ra từ đường lối, chính sách "vô chính phủ"?

Về ngoại giao

4/ Bán và mất

Phải bán gì và phải mất gì để Việt Nam trở thành "hành tinh Oxy"? Một quyền lực cai trị không thể không linh hoạt, không thể không vô chính phủ là vì lẽ gì? TS Cù Huy Hà Vũ và những vị đang ngồi tù vì tội "chống phá nhà nước" có lẽ tin rằng có thể chuyển hóa một nhà nước (chính quyền) lạc hậu, vô chính phủ, chia năm xẻ bảy thành một nhà nước thống nhất, văn minh, hiện đại, thượng tôn pháp luật? Có thể chặn đứng việc "bán" và "mất" những thứ quý giá nhất của Tổ quốc? Theo tôi, sau Đại hội, Đảng nên mở một đợt sinh hoạt chính trị nội bộ, cung cấp đủ thông tin về "bán" và do đó bị "mất" những gì cho 3,5 triệu đảng viên và người dân biết. Có làm được không? Ít ra là nên cho đảng viên và người dân biết về "tấm bản đồ lốm đốm" và "tình hình biển Đông không có gì mới".

5/ Ý bạn là ý trời?

Vụ hai lãnh đạo cũ kết tội ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội tội chống Đảng do ông ấy đề nghị sửa hiến pháp (xem tại đây), vụ bauxite Tây Nguyên được nói là "chủ trương lớn" của Đảng, đường sắt cao tốc được khẳng định không thể không làm,… những việc lớn đó là theo ý muốn của ai? Dư luận trong, ngoài nước nói Việt Nam không thoát ra được cái bóng của Trung Quốc, không thể có độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ? Ai đã đưa đẩy đất nước vốn "ra đường gặp anh hùng" đến tình trạng tồi tệ đó?

6/ Kim chỉ nam hay kim chỉ bắc?

Một nhà nước sinh ra từ cuộc khởi nghĩa nông dân thì luôn là một nhà nước vô chính phủ, mất định hướng, phát triển tùy tiện dù cho nó tự nói về kim chỉ nam, ánh sáng của chủ nghĩa này, tư tưởng nọ nếu nhà nước ấy không bước ra khỏi truyền thống, tập quán vô chính phủ của các cuộc khởi nghĩa nông dân có trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam. Dù nói gì thì kim chỉ nam của cuộc cách mạng vẫn là "sáng tạo", "linh hoạt", "vô chính phủ" để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước đi tới chủ nghĩa xã hội. "Kim chỉ nam" nào chỉ ra con đường chuyển cuộc khởi nghĩa nông dân thành ra cuộc cách mạng dân chủ, nhà nước pháp quyền như Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền ở những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa?

Không thấy có con đường nào, không có con người nào, không có kế sách nào vì chính trị thì cấm đa đảng, kinh tế thì công hữu về thực chất và nước ngoài đang đứng chân trên nhiều địa bàn trọng yếu của tổ quốc Việt Nam. Trong tình hình đó muốn giữ vững ổn định chính trị thì chỉ có một cách: xây thêm nhà tù, tăng cường lực lượng trấn áp… Có người nói, định hướng thế nào được khi "kim chỉ nam" lại là "kim chỉ bắc"?

Tùy tiện, tùy hứng vẫn là cách làm việc nước phổ quát với khẩu hiệu "kiên định" và "sáng tạo" làm cho xã hội lúng túng như gà mắc tóc.

Chưa rõ đảng cai trị giải quyết hình thái chiếm hữu và quan hệ xã hội chủ-tớ thế nào để đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh tiến bộ, giữ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển bền vững. Cũng chưa thấy đảng cai trị làm gì để cải tạo chế độ chính trị dựa trên thành tích "khởi nghĩa nông dân" khi vẫn cứ coi "quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (tức là lãnh đạo cho đến khi nào có chủ nghĩa xã hội) là lý tưởng chính trị của Đảng. Có thứ chủ nghĩa xã hội nào không coi công hữu của cải xã hội là mục đích? Lịch sử nhân loại chưa có bằng chứng về công hữu tài sản có tên chủ nghĩa xã hội mà chỉ có tên gọi cho kiểu chiếm hữu ấy là quân chủ phong kiến – coi của cải nói chung là của nhà vua, nhân dân là tôi tớ của nhà vua.

Cuối cùng là chưa thấy đảng cai trị làm gì để không bị nước lớn bắt tay nhau trên đầu (trên lưng?) khi phương thức cai trị đã làm suy đồi mọi thứ kể cả lòng tin của người dân vào chế độ, vào bộ máy cai trị và các giá trị nhân văn khác.

Vị tướng trả lời phỏng vấn (thể hiện ý Đảng) có chí khí nhưng cũng "lực bất tòng tâm", chỉ tại cái "la bàn chỉ bắc" làm cho "lòng dân đổi khác".

T. M. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.