Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

11 tháng 4 2012

Trung Quốc kết án tù bà Nghê Ngọc Lan - người bảo vệ dân oan


Trung Quốc kết án tù bà Nghê Ngọc Lan - người bảo vệ dân oan

Tú Anh

Bà Nghê Ngọc Lan bị 2 năm 8 tháng tù, chồng Đồng Kế Cần 2 năm tù. Đây là bản án mà chính quyền Trung Quốc, trong phiên xử tại Bắc Kinh vào hôm nay, 10/04/2012, dành cho gia đình vị nữ luật sư sử dụng kiến thức chuyên môn bảo vệ những nạn nhân, bị chế độ tước đoạt tài sản.

clip_image001

Bà Nghê Ngọc Lan. Ảnh: Amnesty.org

Phát ngôn viên tòa án Bắc Kinh thông báo, trong phiên xử hôm nay 10/04/2012, tòa đã kết án bà Nghê Ngọc Lan (Ni Yulan) 2 năm 8 tháng tù giam, chồng là Đồng Kế Cần (Dong Jiqin) 2 năm tù.

Theo AFP, hai nhân vật này là những nhà tranh đấu từng trợ giúp về mặt pháp lý cho hàng chục nạn nhân bị chính quyền lấy nhà lấy đất.

Đây không phải là lần đầu tiên họ bị ra tòa. Trong suốt 12 năm qua, luật sư Nghê Ngọc Lan, 51 tuổi, đã nhiều lần bị bắt, bị tra tấn với hậu quả là bị liệt phải ngồi xe lăn. Bản thân bà đã nhiều lần đối phó với thủ đoạn trả thù của cán bộ tham ô muốn chiếm căn nhà của bà tại Bắc Kinh vào năm 2001.

Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế, bà Nghê Ngọc Lan bị đánh gẫy đầu gối và chân trong thời gian bị cầm tù năm 2002 với tội danh "chống người thi hành công vụ". Chính quyền còn vô hiệu hóa vị luật sư này bằng thủ đoạn loại bà ra khỏi luật sư đoàn.

Năm 2008, một lần nữa bà bị kết án 2 năm tù với tội danh "phá hoại tài sản công", khi bà tử thủ bảo vệ căn nhà bị công an đem xe ủi đất tới phá.

Đến tháng 4/2011, cả hai vợ chồng bị bắt trong đợt trấn áp ngăn ngừa Mùa Xuân Ả Rập lan đến Trung Quốc. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị và hàng chục luật sư, giáo chức, doanh nhân quan tâm đến thời cuộc đã bị "mất tích" trong thời gian này.

Con gái của hai ông bà là cô Đồng Triền cũng bị công an theo dõi từng bước.

Vào cuối tháng giêng năm nay, cô Đồng Triền bị cấm xuất ngoại đi nhận giải thưởng nhân quyền Hoa Tulipe thay cho mẹ tại Hà Lan.

Trường hợp bà Nghê Ngọc Lan đang được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu quan tâm.

T.A.

Nguồn: Viet.rfi.fr


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/04/trung-quoc-ket-tu-ba-nghe-ngoc-lan.html

Đơn tố cáo và kêu cứu của công dân Trần Thị Nga


Đơn tố cáo và kêu cứu của công dân Trần Thị Nga

Đây là đơn tố cáo và kêu cứu của một người "chưa từng vi phạm pháp luật" bị truy bức đến nỗi phải nói trước rằng "nếu mẹ con tôi có bị CA bắt vào đồn làm việc mà bị chết trong đồn CA thì tuyệt đối không phải do chúng tôi TỰ TỬ, hoặc khi ở nhà và đi đường có bị chết một cách mờ ám cũng không phải do chúng tôi tự tử mà là chúng tôi đã bị hãm hại […]". Thưa bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, bất chấp những sự thực đau lòng ấy, chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng như bà đã tin tưởng, rằng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chúng ta "cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản"!

Ai nghi ngờ sự thật ấy, xin hãy trông vào gương của chị Trần Thị Nga!

Bauxite Việt Nam

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/04/on-to-cao-va-keu-cuu-cua-cong-dan-tran.html

Doanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu”


Doanh nghiệp nhà nước: "Lời ăn, lỗ dân chịu"

Nguyên Thảo

clip_image001

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được hưởng rất nhiều lợi thế.

Nguyên tắc "lời ăn, lỗ chịu" và "được ăn cả, ngã về không", không còn có hiệu lực với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Và thay vào đó là một tập quán "lời ăn, lỗ dân chịu" hình như đang ngày càng rõ nét hơn...

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã nhấn mạnh nội dung nói trên tại bản tham luận ở diễn đàn "Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.

Với tiêu đề "Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước", ông Cung đã đi sâu phân tích một số ưu ái, đặc quyền và lợi thế của doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty nhà nước so với các doanh nghiệp khác, trước khi đưa ra các kiến nghị cụ thể.

Không thể phá sản

Lợi thế đầu tiên được vị chuyên  gia này đề cập, đó là doanh nghiệp nhà nước không phải chịu sự chi phối của nguyên tắc " lời ăn, lỗ chịu", và do đó, những người đại diện chủ sở hữu và liên quan khác không chịu tác động bởi các rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty không còn là đối tượng của phá sản, bởi vì họ đang chiếm độc quyền hoặc thống lĩnh trong các ngành quan trọng của nền kinh tế ; sự tồn tại và phát triển của tập đoàn, tổng công ty, tập đoàn có liên quan luôn được coi là đồng nghĩa với sự  tồn tại và phát triển của các ngành đó trong nền kinh tế. Do đó, sự phá sản của tập đoàn, hay tổng công ty có liên quan bị coi là 'phá sản" của ngành kinh tế đó của đất nước, ông Cung nói.

Và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chính là ví dụ điển hình, theo Viện phó Cung. Mặc dù, Vinashin kinh doanh đa ngành, nhưng phá sản của Vinashin vẫn được coi là dẫn đến "phá sản" của ngành đóng tàu. Điều này cũng đã dẫn đến thực trạng là sự bảo hộ của nhà nước đối với một ngành nào đó trên thực tế đã chuyển thành bảo hộ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty có liên quan, tham luận nêu rõ.

Lý do tiếp theo được ông Cung đề cập là các tập đoàn, tổng công ty luôn có quan hệ  chặt chẽ về chính trị với các công chức, cán bộ lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cao cấp. Ngược lại, trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người hoạch định chính sách, các cơ quan và công chức nhà nước có liên quan có can dự trực tiếp và nhiều mặt trong việc ra các quyết định đầu tư, kinh doanh và cả nhân sự ở các tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy, sự thất bại hay phá sản của tập đoàn, tổng công ty (nếu có) đều  sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan, công chức có liên quan.

Do đó, cảm nhận chung là các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) thường được giảm nhẹ về quy mô và mức độ; và chắc chắn, các cơ quan và công chức có liên quan cũng sẽ không ra các quyết định buộc  tập đoàn, tổng công ty phá sản, nếu chúng lâm vào tình trạng phá sản.

Cụ thể hơn, ông Cung tiếp tục phân tích, mỗi khi các tập đoàn, tổng công ty khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thì bộ trưởng có liên quan (có trường hợp cả phó thủ tướng) trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp khác phải mua sản phẩm có liên quan từ các doanh nghiệp đang có các sản phẩm khó tiêu thụ.

Hay khi tập đoàn, tổng công ty không còn cách nào khác để tìm vốn kinh doanh, thì vẫn được nhà nước chỉ định cho vay với lãi suất rất thấp, thậm chí là 0%; khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, thì Bộ Tài chính cũng đã thu xếp việc thanh toán các khoản nợ đó. Như vậy, về chính trị và định hướng chính sách, các công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty không còn và không thể là đối tượng phá sản.

Kiểm soát lỏng lẻo

Bên cạnh nội dung nói trên, tại bản tham luận, ông Cung cũng làm rõ thêm một số lợi thế khác của doanh nghiệp nhà nước. Như các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ và chi phối quyền và cơ hội kinh doanh, nắm và trực tiếp quản lý và sử dụng hệ thống, mạng chuyển tải, phân phối (điện, xăng dầu, viễn thông...), nắm và chi phối quyền, cơ hội kinh doanh các sản phầm nhà nước quản lý như xuất khẩu gạo, khai thác các loại khoáng sản quan trọng...

Xuất phát từ việc có quan hệ thân thiết với các công chức, hoặc dễ dàng tạo lập các quan hệ như thế, khi cần thiết, nên theo ông Cung thì doanh nghiệp nhà nước tiếp cận dễ hơn, thuận lợi hơn với các quyền và cơ hội kinh doanh theo cơ chế "xin-cho" như tiếp cận quyền sử dụng đất, thăm dò, khai thác tài nguyên, các loại giấy phép khai thác (thậm chí không cần giấy phép vẫn kinh doanh).

Hay, tiếp cận một cách đầy đủ đến các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước. Cấu kết, liên kết tạo ra cơ hội kinh doanh theo ý muốn chủ quan của mình (thông qua làm quy hoạch, làm dự án, bổ sung, sửa đổi quy hoạch).

Tiếp theo, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có lợi thế hơn trong tiếp cận tín dụng. Và đáng lưu ý là có vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường mà không bị kiểm soát hoặc bị kiểm soát rất lỏng lẻo và kém hiệu lực. Bởi vì, các cơ quan giám sát, quản lý thị trường còn rất yếu về năng lực, vẫn thuộc bộ, mà bộ đó lại có xu hướng bảo vệ cho các tập đoàn, tổng công ty có liên quan.

Ở phần nguyên nhân tồn tại các đặc quyền, ưu ái và lợi thế như đã phân tích ở trên, một lần nữa ông Cung nhấn mạnh yếu tố liên quan đến con người. Khi mỗi người, mỗi cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ của mình đều dành thuận lợi, ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước bởi hàng loạt các lý do như: có quan hệ cá nhân gắn kết, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước,  thông lệ bất thành văn, hay vì lợi ích của cá nhân và của những người khác có liên quan....

Điều này cũng lý giải thực tế ở không ít các diễn đàn trước do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, nhiều nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đã kiến nghị cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước.

Còn tại diễn đàn Quốc hội không chỉ ở khóa 13, việc doanh nghiệp Nhà nước "lời ăn, lỗ dân chịu" cũng đã từng được đề cập, mổ xẻ và thậm chí là đòi "truy" trách nhiệm cá nhân, mà điển hình cũng vẫn là vụ việc liên quan đến sai phạm của Vinashin.

Nhiều câu hỏi để ngỏ về những lỗ hổng trong quản trị, quản lý và kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, nay có thể sẽ có thêm những câu trả lời, khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.

Cho dù, như nhận xét của Viện phó Nguyễn Đình Cung, việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn.

Con đường ngắn nhất để có thể thực hiện được công việc khó khăn nay, theo ông Cung là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số. Và vì vậy năm 2012 phải có bước khởi đầu có tính đột phá khởi động lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị chậm lại một cách đáng kể trong mấy năm gần đây.

Một trong số các kiến nghị rất đáng chú ý được nêu ra tại bản tham luận là các doanh nghiệp bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu quan trọng như kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm, những người khác cũng bị giải trình, truy xét trách nhiệm, khắc phục tình trạng quá lỏng lẻo về kỷ luật, kỷ cương như hiện nay.

N. T.

Nguồn: vneconomy.vn/


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/04/doanh-nghiep-nha-nuoc-loi-lo-dan-chiu.html

Hàng trăm nông dân khiếu kiện đất đai lại kéo về 46 Tràng Thi


Hàng trăm nông dân khiếu kiện đất đai lại kéo về 46 Tràng Thi

Nguyễn Xuân Diện

clip_image001

Lúc 9h tại số 46 Trang Thi, trụ sở tiếp dân của MTTQVN có hơn 100 nông dân với rất nhiều biểu ngữ trên tay. Chủ yếu là bà con nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trong dự án ECOPARK. Bà con Văn Giang ra khiếu nại việc Chủ tịch UBND huyện Văn Giang Đặng Thị Bích Thủy ra quyết định số 578 ngày 5-4-2012 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khác. Hình thức cưỡng chế giải tỏa mặt bằng thực địa. Trong khi đó bà con vẫn đang khiếu nại về quá trình thu hồi đất.

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

clip_image006

clip_image007

clip_image008

Trên đường Tràng Thi cổng sau công an quận Hoàn Kiếm đã có 2 xe 113, trên có đủ loại các biển cấm như hồi biểu tình chống TQ mùa hè 2011.

Tại 46 Tràng Thi cũng đã có công an phường, dân phòng với 1 xe ô tô giữ trật tự.

9h37. Tin mới nhận là riêng nông dân Văn Giang hôm nay ra đến gần 700 người, ngồi kín hết cả sân bên trong 46 Tràng Thi và bên ngoài vỉa hè.

clip_image009

clip_image010

clip_image011

clip_image012

clip_image013

9h50: Hiện nay có rất nhiều lực lương an ninh, mang cả máy ảnh ra chụp băng rôn của bà con, đi theo sát bà con nghe ngóng. Có thấy huy động thêm khá nhiều an ninh.
Tin thêm là Đoàn nông dân xã Dương Nội đang sắp đến, nếu vậy sẽ có thể lên tới gần 1 nghìn (1000) người nông dân mất đất.

Bà con nông dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc hôm nay không ra được, vì mai sẽ sang báo người cao tuổi nhờ báo giúp đỡ. 

Bà con nông dân thôn Ngọc Lễ, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh từ lần bí thư xã ra vận động bà con không ra trung ương khiếu kiện cũng không thấy đi khiếu kiện. Có thể chính quyền huyện Gia Bình thấy rằng chủ đầu tư dự án KCN này là phía Đài Loan quá yếu nên đã không cưỡng chế đất của bà con nữa?

10h00: Sáng nay bà con thôn Hà Khê, xã Vân Hà, Đông Anh cũng có mặt ở 46 Tràng thi để khiếu kiện bị cưỡng chế đất cho mô hình khu công nghiệp nhỏ 8ha, không hiểu sảng kiến cải tiến của ông quan nào, chủ đầu tư là UBND huyện Đông Anh. Bà con khiếu nại về việc đền bù thu hồi đất, dùng công an , bộ đội tham gia cưỡng chế, ô nhiễm môi trường do đề án KCN nằm ngay canh làng thôn của bà con.

10h00: Số lượng bà con hiện có gần 700 người.

10h10: Hiện nay có 900 nông dân đang khiếu kiện tại 46 Tràng Thi.

- Nông dân xã Dương Nội đến 200 người
- Nông dân Văn Giang gần 600 người
- Nông dân Hà Khê, Vân Hà, Đông Anh gần 50 người
- Dương Nội gần 200 người.

clip_image014

clip_image015

clip_image016

clip_image017

clip_image018

clip_image001[1]

clip_image019

10h36: Do lượng bà con đông quá, nên hiện bà con ngồi cả sang phía bên đường đối diện cổng 46 Tràng Thi.

N. X. D.

Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com

Chú thích của BVN : Xin xem thêm:

Viet.rfi.fr

rfa.org


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/04/hang-tram-nong-dan-khieu-kien-at-ai-lai.html