Nam Cường, báo Tiền phong xuân Tân Mão
Khi chiếc tàu Cảnh sát biển (CSB) 6006 xé màn đêm lao vút vào ra Biển Đông trực chỉ vỹ tuyến 16, kinh tuyến 111, tôi gần như thức trắng đợi tiếng kẻng báo thức. Thật đơn giản, kẻng vang lên là lúc bình minh rọi chiếu xuống mạn tàu, chiếu xuống bầu trời trong veo như ngọc, Hoàng Sa…
1. "Ra Hoàng Sa!" – mới chỉ nghe đến thế cũng đủ để tôi cuống cuồng phi thẳng ra cảng số 1 hải quân vùng 3 (Đà Nẵng) khi Thượng tá Lý Ngọc Minh – Phó Tham mưu trưởng Cảnh sát biển vùng 2 thông báo: 17h chiều Chủ nhật ngày 24/10/2010 tàu đi Hoảng Sa đón 9 ngư dân Lý Sơn. Cơ hội thật không dễ có. Tàu rời phao số không, khi màn đêm ập xuống. Biển đen như mực, những ánh đèn lập lòe của ghe cá gần bờ bắt đầu mờ dần. Tôi không thể ngủ được bởi nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến cảnh được tận mắt thấy biển trời Hoàng Sa, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông đã gìn giữ bao đời. Đứng trên boong, hít mạnh từng cơn gió lạnh tê người căng tràn lồng ngực. Một bóng trắng lặng lẽ ra boong đứng bên tôi, chậm rãi châm thuốc mời. Đó là Chuẩn úy Vũ Huy Nam, 21 tuổi. Nam bảo: Đây là lần đầu tiên được ra Hoàng Sa. hồi hộp và xúc động ngủ không được anh ạ. Hóa ra, cũng như tôi. Cậu Chuẩn úy trẻ măng mới vào nghề cảnh sát biển được 3 năm nhưng đã kịp đi khắp các vùng biển miền Nam. Cậu cũng kịp bổ sung vào hành trang nghề nghiệp, hành trang cuộc đời của mình bằng những lần đặt chân lên Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo và Trường Sa. Giữa tôi và Nam ngoài việc mừng vui là bởi đồng hương, cả hai còn bắt tay nhau thật chặt, bởi việc giống nhau trên hành trình đặt chân lên các đảo, và chưa một lần được tới Hoàng Sa. Rít một hơi thuốc dài, Nam tâm sự: "Mấy ngày trước, em cũng mới đi nhiệm vụ trên tàu này, cũng đi tìm các ngư dân bị mất tích. Lần này dù mệt nhưng em nằng nặc xin đi. Làm sao có thể bỏ lỡ cơ hội này hả anh. Biển đêm lồng lộng, tất thảy đều cảm thấy bé nhỏ trước khối không gian đặc quánh, đen kịt. Chuẩn úy Nam chân thành: "Mơ ước của em là lính hải quân, mà phải là hải quân đi các đảo xa, như Trường Sa chẳng hạn. Nhưng bây giờ là chiến sĩ cảnh sát biển cũng đủ thỏa chí tang bồng". Nam dẫn tôi về phòng, mân mê những lá thư chưa một lần gửi. Chàng Chuẩn úy trẻ bẽn lẽn: "Đời lính biển cứ mải mê theo những chuyến tàu ra khơi, mong có một người yêu để thỉnh thoảng thư từ điện đóm mà không có anh ạ. Viết thư kết bạn theo địa chỉ trên báo mà thấy ngại quá, không dám gửi". Đã 4h sáng, tiếng rì rào của sóng lại dẫn tôi và Nam ra boong. Trên đài chỉ huy, kíp lái tàu vẫn đang căng mắt nhìn đại dương thăm thẳm. Thuyền trưởng tàu CSB 6006 Quản Ngọc Dũng không ngừng dõi theo màn hình rađa, cất giọng: Anh em ai cũng háo hức trước chuyến đi này. Một vài người đã ra Hoàng Sa, đa số đi lần đầu, nhưng tâm trạng chung là hồi hộp. Thuyền trưởng Dũng tâm sự rằng, khi tàu lướt sóng, ở đâu biển cũng có một màu xanh, ở đâu cũng sóng vỗ, gió rít trùng khơi. Nhưng mỗi lần vào vùng biển Hoàng Sa, anh lại tràn trề cảm xúc.
2. Trắng đêm với kíp lái tàu, được các anh chỉ bảo tận tình về chuyến hải trình đặc biệt ra Hoàng Sa, và thật tuyệt vời khi cùng đón ánh bình minh Hoàng Sa bên cốc cà phê sữa thơm phức. Nếu ánh đèn chiếu xuống biển đêm khiến Hoàng Sa lung linh như dát bạc thì ánh bình minh chắc chắn là vàng ròng. Cả tàu thức dậy đón ngày mới, một ngày vô cùng ý nghĩa, bởi ở quê nhà, người thân của ngư dân ngóng chờ và hàng triệu trái tim Việt cùng dõi theo bước đi của tàu CBS 6006. 10h sáng, từ xa xa, chấm trắng càng lúc càng hiện rõ, Thuyền trưởng Quản Ngọc Dũng trao ống nhòm cho tôi, xúc động: "Kia rồi, anh nhìn đi!". Tàu ngư dân chính Trung Quốc đang kéo tàu ngư dân của mình. Khoảng cách hơn 1 hải lý, nhưng qua ống nhòm, thấy rõ mồn một 9 ngư dân đang ngồi trên tàu. Con tàu ngư chính Zhong Gouly Zheng 46013 không lớn như trong suy nghĩ của tôi. Công việc bàn giao ngư dân nhanh chóng hoàn tất. Thuyền trưởng tàu ngư chính Vương Chí Phú cam kết các ngư dân được bàn giao trong tình trạng khỏe mạnh, đã được ăn uống đầy đủ, đối xử tốt. Tôi gắng nán lại trên boong chỉ huy tàu ngư chính một vài phút, và thật ngạc nhiên khi người phóng viên Trung Quốc ngỏ ý muốn chụp chung một tấm hình. Anh ta nói đại ý rất vui bởi lần đầu tiên được gặp phóng viên Việt Nam ở Hoàng Sa và muốn có một tấm ảnh kỷ niệm. Tàu QNg 66478 tháo dây khỏi tàu ngư chính, quay đầu trở về nhà, kết thúc 44 ngày phiêu bạt ở Hoàng Sa, kết thúc những ngày đói lạnh giữa biển, đối mặt với muôn vàn hiểm nguy. Lão ngư Nguyễn Đảng tóc bạc phơ, ánh mắt thẫn thờ: Không thể tin được chuyện xảy ra. 55 năm tung hoành trên biển Đông, với tất thảy ngư trường, sương gió trùng khơi giờ đã quyện vào mái tóc bạc trắng, màu da đồng hun của ngư phủ.
55 năm, chưa một ngày ông Đảng có ý nghĩ từ bỏ ngư trường Hoàng Sa. Bởi với ông và hàng vạn ngư phủ khác, vùng biển thiêng này quá đỗi thân thương, dù trong lòng nó sôi sục, chất chứa bao hiểm nguy khó lường. Tại đúng tọa độ mà Thượng tá Lý Ngọc Minh chỉ cho tôi trên boong chỉ huy (tức 16 độ 30/ Bắc – 111 độ 05/ Đông), vị trí này cách đảo Trụ Cẩu khoảng 35 hải lý. Có nghĩa, chỉ dấn thêm một chút nữa thôi, chúng tôi sẽ được đặt chân lên đảo. Nghe có vẻ giản đơn, nhưng khoảng cách đó chưa dễ vượt qua. Chính ngọ, Hoàng Sa nắng gắt, trời không gợn mây, nhưng sóng biển đã cuồn cuộn như sắp có bão… Sói biển Mai Phụng Lưu kể rằng, với anh, đi vòng quanh Hoàng Sa là chuyện thường ngày. Cũng bởi thế, trong mấy năm liền, anh bị bắt đến 4 lần khiến cả nhà táng gia bại sản. "Đất trời Hoàng Sa ngấm vào máu rồi, không đi không được" – câu nói này khiến sói biển tâm sự với tôi đúng ngày đảo Lý Sơn thả hoa đăng, khao lề thế lính Hoàng Sa. 3. Tôi mang hơi thở nóng hổi từ biển trời Hoàng Sa về Đà Nẵng, vào căn phòng của vị Chủ tịch Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Tôi hỏi ông Ngữ rằng, làm một vị Chủ tịch huyện không dân, anh có buồn không? Ông Ngữ bật lại ngay: "Hiểu như thế là không được. Sao Hoàng Sa lại không dân? Những ngư dân can trường hằng ngày bám biển Hoàng Sa, họ là người Hoàng Sa đấy. Từ xưa đã có dân Việt ở Hoàng Sa, nay và mai sau vẫn mãi mãi như vậy". Ông Nguyễn Văn Cúc – một người từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 trong đội quan trắc khí tượng thủy văn (Nha khí tượng Sài Gòn cũ) tâm sự: Tôi là người Đà Nẵng lớn lên bên biển nên từng làn gió đại dương thấm đẫm trong tâm hồn tôi. Cơ duyên cho tôi sống ở Hoàng Sa trọn 1 năm. Tôi là một trong những người cuối cùng rời Hoàng Sa vào tháng 12/1973, để rồi một tháng sau, đau đớn nghe tin, Hoàng Sa đã bị chiếm. Ông Đặng CôngNgữ cho tôi xem cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa với lời dặn: Chưa công bố, em chỉ xem thế cho biết thôi, lúc nào anh công bố rồi hẵng hay. Vâng! Tôi không dám trái lời anh, chỉ xin mượn một lời ngỏ của anh, thay cho lời kết bút ký này: "Hoàng Sa vẫn hằn trong từng người đã đặt chân lên Hoàng Sa làm nhiệm vụ giữ đảo". N. C.
Nguồn: Bee |
Bauxite Việt Nam
Vietland
Đài Á Châu Tự Do
17 tháng 1 2011
Đất trời Hoàng Sa
Phùng Quán – Sức mạnh tất thắng của lòng trung thực và lý tưởng nhân văn
http://boxitvn.wordpress.com/2011/01/17/phng-qun-s%e1%bb%a9c-m%e1%ba%a1nh-t%e1%ba%a5t-th%e1%ba%afng-c%e1%bb%a7a-lng-trung-th%e1%bb%b1c-v-l-t%c6%b0%e1%bb%9fng-nhn-van/
Tư liệu: Tuyên cáo của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam cộng hòa năm 1974 về hành vi trắng trợn của Bắc Kinh xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng. Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực. Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm "Trần Khánh Dư" mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên. Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu. Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao, Sài Gòn, TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA Nguyên văn: Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu. Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy. Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình. Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có. Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảonằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách. Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này. Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.. Tập san Sử Địa, tập 29
Nguồn: Nguyenxuandien Blog |
Thư thỉnh nguyện của Mẹ Nấm gửi Tổng thống Barack Obama
President Barack Obama
The White House 1600 Pennsylvania Avenue, NW Washington, DC 20500
Dear Mr. President, We are writing to ask the White House to halt or postpone the welcoming ceremony and the state dinner for the People's Republic of China ("PRC") president Hu Jintao on January 19, 2011 during his visit to the United States.
January 19 is the anniversary of the Chinese invasion of the Paracel Islands which had belonged to the Republic of Vietnam, then, an ally of the United States. After the fall of Saigon, China established control over the Paracel Islands. We believe the welcoming ceremony for the Chinese leader on the day that the Vietnamese people commemorate the deaths of our fallen soldiers is an insult to the Vietnam nation, the Vietnamese-Americans living in the United States and the Vietnamese community worldwide. The Eastern Sea (South China Sea) issue arose due to the Chinese ever ambitious claim over the entire waterway and its islands and their goal is total domination over maritime travel in the Eastern Sea. In July 2010 Secretary of State Hillary Clinton was in Hanoi and had urged the creation of a binding code of conduct from countries with claims on the disputed islands in the Eastern Sea, including China, as well as an institutional process for resolving those claims. "The United States has a national interest in freedom of navigation, open access to Asia's maritime commons and respect for international law in the South China Sea." Mrs Clinton said. Through this statement, Mrs. Clinton has clearly articulated the United States' position. Therefore, we believe that the United States, by receiving the PRC head of state on the anniversary of China's invasion of the Paracel Islands, will send the wrong message to China and other Asian Countries - that aggression is rewarded. We believe that the relationship between the United States and Vietnam could deteriorate if the state dinner is held for Mr. Hu Jintao on January 19, 2011. I also believe that the Vietnamese people will be very disappointed if the dinner is held on January 19th and simply view it as yet another instance in which the United States has abandoned its commitment to Vietnam as well as Southeast Asian region. Please do not forget the fact that on January 19, 1974, Chinese forces had also captured an American, Captain Gerald Emil Kosh, during the battle for the Paracel Islands. Mr. President, for the foregoing reasons, we respectfully request that you consider the postponing the visit of the PRC president to the White House and defer hosting the state dinner in Mr. Hu's honor to another date. Respectfully, Blogger Me Nam (Nguyen Ngoc Nhu Quynh) ————- Bản dịch tiếng Việt của bức thư này (dành cho những bạn còn phân vân về nội dung của nó) Ngày 14 tháng Giêng năm 2011 Tổng thống Barack Obama Tòa Bạch Ốc 1600 đường Pennsylvania, NW Hoa Thịnh Đốn, DC 20500. Kính gửi ngài Tổng Thống, Chúng tôi đồng ký tên vào thư thỉnh nguyện này để đề nghị Tòa Bạch Ốc hãy đình chỉ hoặc tạm ngưng không tổ chức lễ và tiệc đón tiếp Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa – ông Hồ Cẩm Đào vào ngày 19 tháng Giêng năm 2011 trong dịp ông ta thăm viếng Hoa Kỳ. Ngày 19 tháng Giêng là ngày kỷ niệm việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, đã từng thuộc chủ quyền của Việt Nam cộng hòa, một đồng minh của Hoa Kỳ. Sau khi Sài Gòn thất thủ, Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi tin rằng buổi lễ tiếp đón vị lãnh đạo Trung Quốc vào ngày người dân Việt Nam tưởng nhớ những người lính của mình đã anh dũng hy sinh là một sự xúc phạm đối với Việt Nam, những người Mỹ gốc Việt đang sinh sống ở Hoa Kỳ, và với tất cả những người Việt khác trên khắp thế giới. Vấn đề Biển Đông (còn gọi là biển Nam Hải) gần đây đã sôi động lên do tham vọng tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh hải và những quần đảo trong đó của người Trung Quốc. Và mục đích của họ là thôn tính tất cả những tuyến đường hàng hải trên Biển Đông. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton vào tháng Bảy 2010 đã đến Hà Nội và đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một hiệp ước về quy tắc ứng xử trên Biển Đông giữa các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền các quần đảo, kể cả Trung Quốc, và thiết lập một quá trình chính thức để giải quyết các tranh chấp đó. Bà Clinton đã từng tuyên bố rằng "Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ có mối quan tâm quốc gia về sự tự do đi lại, tự do tiếp cận các tuyến đường hàng hải công cộng, và tôn trọng luật quốc tế trên biển Đông". Qua lời tuyên bố này, bà Ngoại trưởng Clinton đã xác định rõ ràng thế đứng của Hoa Kỳ. Do đó, chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ với việc đón tiếp vị lãnh đạo của Trung Quốc vào dịp kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, sẽ gửi một thông điệp sai lầm đến với Trung Quốc và các quốc gia vùng Đông Nam Á rằng thái độ hung hăng này đã được ca ngợi. Chúng tôi tin rằng mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu buổi quốc tiệc này được tiến hành để đón ông Hồ Cẩm Đào vào ngày 19 tháng Giêng năm 2011. Chúng tôi cũng tin rằng người Việt ở khắp nơi sẽ rất thất vọng nếu buổi tiệc này sẽ diễn ra và xem đó là một hành động tiêu biểu cho việc Hoa Kỳ bỏ rơi những cam kết đối với Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Á. Xin ngài Tổng thống hãy đừng quên rằng vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, quân đội Trung Quốc cũng đã bắt giữ một người Mỹ trong trận hải chiến Hoàng Sa, đó là Đại úy Gerald Emil Kosh. Kính thưa ngài Tổng thống, Vì những lý do đã nêu trên, chúng tôi thành kính yêu cầu ngài hãy xét lại và dời ngày viếng thăm Tòa Bạch Ốc của vị Chủ tịch Trung Quốc cũng như dời ngày cử hành buổi tiệc đón tiếp ông Hồ Cẩm Đào sang một ngày khác. Kính bút, Blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) Mọi người có thể ký online tại đây: Tác giả bức thư gửi trực tiếp cho BVN nhờ đăng lên để rộng đường dư luận. |
http://boxitvn.wordpress.com/2011/01/17/th%c6%b0-th%e1%bb%89nh-nguy%e1%bb%87n-c%e1%bb%a7a-m%e1%ba%b9-n%e1%ba%a5m-g%e1%bb%adi-t%e1%bb%95ng-th%e1%bb%91ng-barack-obama/
13 tháng 1 2011
CƠ ĐỒ CỦA TỔ TIÊN
VÁ LẠI CƠ ĐỒ CỦA TỔ TIÊN
Góp Nhặt mãnh tim để vá trời
Vá mãnh cơ đồ rách tả tơi
Vá hồn dân tộc đang quằn quại
Vá nỗi đau thương đến ngập trời
Ta vá giang san vá mãnh đời
Cho dầu thịt nát với xương rơi
Cho dầu bão táp đang vần vũ
Vá mãnh hồn ta đang tã tơi
Dẫu cảnh can qua đến ngất trời
Thăng trầm ơi hỡi vận nước tôi
Gieo neo sóng dữ con thuyền nhỏ
Ta nguyện vá trời giữa biển khơi
Chí sỹ đâu rồi chí sỹ ơi !
Nam quan Việt cộng bán mất rồi
Hoàng sa giặc chiếm còn đâu nữa
Cờ vàng ta vá lại đi thôi
Lê Chân
THƠ CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011
Chúc ai xa vạn Lý,
Mừng Hội lớn quê nhà.
Năm nay là quyết định,
Mới thỏa chí dân ta.
Vạn gian nan quyết lòng,
Sự việc sẽ hanh thông.
Như sức mạnh toàn dân,
Ý dân là ý Trời.
Đấu tranh giành Tổ quốc.
Tranh vẽ bức Tiên Long,
Thăng hoa hồn đất nước.
Tiến bước theo tiền nhân,
Diễn đạt tấm chân tình.
Biến đau thành sức mạnh,
Hòa máu nóng liệt oanh.
Bình an cho dân tộc,
Nhân ái trải tấm lòng.
Quyền làm người ta quyết,
Giành giữ dãy non sông.
Lại một trang sử mới,
Tiến tới xây hòa bình.
Hành động trong tiên quyết,
Giải phóng vạn sanh linh.
Thể theo lời kêu gọi,
Đảng ác phải tiêu vong.
Cộng nô phải trả lại,
Sản nghiệp của Núi Sông.
Lê Chân.
PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC
CHO QUÊ HƯƠNG
MÁU LỆ CHO QUÊ HƯƠNG
Thơ của tôi chính là suối lệ,
Là vết thương đang rỉ máu trong lòng.
Là tiếng nấc tận hồn tôi uất nghẹn,
Hòa trong tim rực lửa hờn căm.
Thơ của tôi chính là tiếng thét,
Xé không gian về lại quê nhà.
Cùng đồng bào tôi trong ngày hội mới,
Tổ Quốc ơi! Mãnh liệt réo hồn tôi.
Thơ của tôi ướp bằng nước mắt,
Khóc quê nhà đang quằn quại thê lương
Hỡi đồng bào! Hỡi Tổ Quốc thân thương!
Ta liều chết để muôn người được sống.
Tổ Quốc ta, phải chính tay ta giành lại,
Dù phải đánh đổi bằng tất cả máu xương.
Đồng bào ơi! Ta quyết chọn con đường,
Con đường máu – là con đường cứu nước.
Tiền nhân ta bao đời lao phía trước,
Giặc vào đây dày xéo núi sông nhà.
Giặc vào đây dày xéo mả ông cha,
Bọn qủy đỏ đang dẫm chà đất nước..
Quê hương tôi ngập tràn bao tiếng nấc,
Biến đau thương thành sức mạnh đi thôi.
Cùng tòan dân ta xây mộng vá trời,
Vung kiếm thép giữa biển trời dậy sóng
Xưa tiền nhân cỡi voi giết giặc,
Dưới trăng soi bao độ tuốt gươm mài.
Tiếc kiếp này ta không được làm trai,
Để chí cả được tung hoành tứ hải.
Thân nhi nữ nhưng ta nào há ngại,
Bão táp phong ba vùi dập cuộc đời.
Hồn Trưng Vương đang trổi dậy nơi nơi,
Gương ái quốc ta soi đường cứu nước.
04 tháng 1 2011
Lời chúc gửi người
Mùa Xuân này nữa còn mong trở về
Ngày xưa từ tháng tư chia…
Một trang huyết sử còn kia não nùng
Đón Xuân hiu quạnh tấm lòng hoài hương
Cầu mong bè bạn than thương
Mùa Xuân hy vọng vẫn đương tràn trề
Giữ sao ấm đượm tình quê tình người
Trước thềm năm mới tới rồi
Chúc mừng gửi đến bạn…người gần xa:
Mong sao cứ mãi như là năm xưa
Trời còn mưa nắng đổi mùa
Chúc mừng bạn cứ như chưa … chẳng già !!!
02 tháng 1 2011
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
Anh nói rằng "Việt Nam Không Bình Yên
khi còn có CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ"
Nầy anh hỡi, hãy lắng nghe cho rỏ
Anh lầm đường lạc lối đã bao năm
Là bấy lâu nước Việt khổ vô ngần
Dưới ngọn cờ sao vàng nhuộm máu đó
Lá hiệu kỳ của rợ hồ, giặc cỏ
Của lũ người khát máu, sống vô lương
Của cường đồ tàn phá cả quê hương:
Dâng Bảng Giốc Nam Quan cho tàu cộng
Của đám bạo quyền tham ô nhũng loạn
Dựng lao trường đày đọa những lương dân
Xây trại tù hành hạ kẻ bạc phần,
Người ngã ngựa vì vận suy đất nước !
Với óc văn nô anh nào thấy được
Những đau thương thống khổ của dân mình
Những hoang tàn đổ vở với điêu linh
Mà cộng phỉ luôn dối lừa bưng bít
Luôn tuyên truyền và "động viên"thù nghịch
Dày xéo nhân dân, bảo vệ cường đồ
Hận thù trí thức, đào tạo văn nô
Phá tôn giáo, tôn thờ tên quốc tặc
Này anh hỡi, quay về, đừng theo giặc
Hãy lắng nghe tiếng gọi của sơn hà
Hãy quay về đoàn kết với dân ta
Cùng nổi dậy để diệt tà cứu nước
Cùng đồng bào tay trong tay tiến bước
Phá hết gông cùm, đòi nợ nhân dân
Đòi nhà, đòi đất, đòi lại mộ phần
Của cha ông bị rợ hồ cướp đoạt
Hãy cùng nhau ta đứng lên đồng loạt
Chống bọn độc tài, tham nhũng, dâm ô
Dẹp tan cộng đảng – một lũ cường đồ
Đem tự do an bình cho đất nước!
Hãy đứng lên, này anh, đừng khiếp nhược
Xé lá cờ đẩm máu của quê hương
Dựng lại cờ vàng trên khắp nẻo đường,
Cờ tổ quốc : nền vàng ba sọc đỏ
Cờ Trưng, Triệu phất ngàn năm xưa đó
Khiến bắc quân phải khiếp vía kinh hồn
Lá quốc kỳ linh hiển của Lạc Long
Vẫn tồn tại với ngàn năm lịch sử
Ngọn quốc kỳ mà rợ hồ, cộng phỉ
Luôn lo âu, khiếp sợ, KHÔNG BÌNH YÊN
Về đi anh với tổ quốc, dân hiền !
Trần Chiêu Yên
Hỏi Anh
Thắm thoát tháng Tư đã đến rồi
Ngoài sân lác đác cánh đào rơi
Ngậm ngùi nhớ qúa trời quê mẹ
Anh hỡi, cho tôi hỏi mấy lời!
Anh nói rằng anh "giải phóng" tôi
Mà sao khốn khổ quá anh ơi
Cha đi "cải tạo" ngoài phương Bắc
Mẹ sống lầm than giữa chợ đời
Anh nói rằng ta có tự do
Mà sao người sống kiếp co ro
Thuyền neo bãi vắng chờ đêm xuống
Vượt biển mù khơi lánh rợ hồ
Anh nói quê ta giờ "đổi mới"
Mà sao độc đảng vẫn còn đây
Mà sao nhũng lại nhiều như mối
Đục khoét quê hương suốt tháng ngày!
Anh bảo dân ta no ấm rồi
Mà sao đem bán cả con người
Thanh niên "xuất khẩu" làm lao dịch
Thiếu nữ nô tình chốn dặm khơi !
Anh bảo rằng anh trí tuệ cao
Mà sao thua kế lũ quân Tàu
Nam Quan, Bản Giốc không còn nữa
Mất đất, này anh, có thấy đau !?
Anh ơi, mở mắt nhìn cho rõ
Chủ nghĩa hoang đường, hãy lánh xa
Cộng sản rõ là loài quỷ đỏ
Phá tan, đập nát cả sơn hà !
Nhìn kia! Dân chúng quá lầm than
Thảm thiết kêu oan khắp xóm làng
Bãi thị đình công, giành sự sống
Quay về, anh hõi, với nhân dân
Này anh bộ đội với công an
Xin hãy một lòng với quốc dân
Quay súng triệt tiêu phường cộng đảng
Cứu người dân Việt khỏi gian nan !
Trần Chiêu Yên
“KẺ THÙ TỔ QUỐC”
Khi nói lên tiếng nói của lương tâm
Chống lại bạo tàn, ác ôn, vô trí
Chống lại độc tài, tham ô, đảng trị
Anh cho rằng tôi "thù hận quê hương"
Khi dân oan rần rộ kéo xuống đường
Biểu tình chống bọn giành nhà cướp đất
Anh cho họ là "nghịch thù DÂN TỘC",
"Phá quê hương" và "phản lại nhân dân" !
Khi người dân tố cáo cộng hung tàn
Anh bảo họ là bọn người "qúa khích"
(Nhà nước anh coi họ là thù địch
Đáng bỏ tù và tra tấn dã man!)
Này anh hỡi, đừng lý luận bắt quàng:
Biến dân oan thành "kẻ thù đất nước"!
Luận cứ ấy điêu ngoa không nghe được
Lối tuyên truyền, lừa phỉnh qúa ngây ngô
Tôi khuyên anh hãy bỏ thói hàm hồ
Trở về với QUÊ HƯƠNG và DÂN TỘC
Nghe tiếng lương tâm: Phục vụ tổ quốc
Quên hận thù, "hòa giải" với dân oan !
Lắng nghe đây! Hỡi những kẻ lạc đàng
Hãy nhìn rõ QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC!
QUÊ HƯƠNG ta gồm cả vùng Bản Giốc
Từ Nam Quan cho đến tận Cà Mau
Cha ông ta mảnh liệt chống quân Tàu
Cương quyết giữ gìn biên cương lãnh thổ
QUÊ HƯƠNG không phải là phủ bắc bộ
Chẳng phải là bọn Minh, Giáp, Duẩn, Đồng
Cũng chẳng là đảng cộng, đám cuồng ngông
Hay Triết, Dũng, bọn buôn dân bán nước
QUÊ HƯƠNG ta, dãy non sông gấm vóc
Với kinh thành: Hà nội, Huế , Sài-Gòn
Và địa danh như Quảng Trị, Vĩnh Long
Chớ chẳng phải thành hồ, Leningrad !
Quê hương ta, bức địa đồ vừa rách nát
Mất Nam Quan, Bản Giốc, đảo Trường sa
Làng xóm ta vang vội tiếng rên la
Của lương dân khóc mất nhà mất đất !
DÂN TỘC ta biết thờ Trời, kính Phật
Chứ không là qủy đỏ, lủ tam vô
Đốt sách, bắt sư, đóng cửa nhà thờ
Đày tu sĩ , chiếm chùa, đào nghĩa địa
DÂN TỘC ta trọng luân thường đạo nghĩa
Chứ không gian tham, tráo trở lọc lường
Bán đàn bà con gái khắp mười phương
Dưới chế độ nhà nước anh "quản lý" !
Này anh hỡi, mở mắt nhìn cho kỹ
Ai tham tàn làm tan nát QUÊ HƯƠNG ?
Ai đàn áp dân khốn khổ xuống đường
Ai cướp đất, buôn lao nô, bán nước
Ai đã cắt Nam Quan và Bản Giốc
Đem biên cương, hải phận hiến quân Tàu
Ai hận thù để dân Việt thương đau
Đấy, kẻ thù của QUÊ HƯƠNG, DÂN TỘC !
CHÍNH CỘNG SẢN LÀ "KẺ THÙ TỔ QUỐC !"
Trần Chiêu Yên
07/19/2007