Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

12 tháng 12 2012

BAO GIỜ TA LẠI BIỂU TÌNH?

BAO GIỜ TA LẠI BIỂU TÌNH?

Quanlambao

Vua Quan Trung Đại Phá Quân Thanh

Vậy là cuộc biểu tình chống giặc Tàu ngày 09 tháng 12 đã bị dập tắt bị phá vỡ rất mau chóng, cả ở hai đầu đất nước Hà Nội và Sài gòn bởi các lực lượng an ninh, quân đội và "quần chúng tự phát" do đảng và nhà nước điều động tới để trấn áp những người yêu nước chống giặc ngoại xâm.

Nhiều nhân sỹ trí thức đã bị giam lỏng ở nhà, và bị ngăn chặn khi đang trên đường đến điểm biểu tình… Vì vậy mà ở cả hai điểm biểu tình tại hai nhà hát lớn ở Sài gòn và Hà Nội đều thiếu lửa, thiếu những đầu tàu, đó là nguyên nhân khiến cho các lực lượng an ninh quá dễ dàng trấn áp, bắt bớ và giải tán. Dẫu vậy, những tiếng hô vang "Đả đảo Trung cộng xâm lược", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"… cũng đã vọng đến tận Bắc Kinh, làm rung chuyển cả Trung Nam Hải và chắc chắn là bè lủ Tập Cận Bình cũng phải giật mình trước hào khí của dân Nam.

Chắc chắn tiếng hô vang của những người biểu tình cũng đã khiến cho Bộ chính trị trung ương đảng cộng sản Tàu man phải hồi nhớ đến các bại chiến Bạch Đằng, Lam Sơn, Đống Đa với những mạc tướng Lưu Hoằng Tháo, Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn, Phàm Tiếp, Liễu Thăng và Tôn Sỹ Nghị đã phải đền tội… mà không khỏi phải vã cả mồ hôi lạnh. Tuy vậy, với chính sách bành trướng bá quyền đại Hán, Trung Nam Hải lại xua phát ngôn cẩu Hồng Lỗi ra đăng đàn sủa tiếp rằng: "Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với vùng đảo và vùng lãnh hải trên biển Đông. Không nên cổ động, khuyến khích bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng và phức tạp hóa tranh chấp."

Video Tàu Khựa Hồng Lỗi đang sủa

Ấy vậy mà lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ biết tiếp tục im lặng, cúi đầu, quỳ mọp dưới chân bè lủ Ngụy Hán sau công trạng trấn áp những người yêu nước phản đối chính sách xâm lược của bắc phương, để cho đại diện của Trung Nam Hải tiếp tục sủa bậy, ngụy xưng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Thật là ô nhục, bởi ngay cả các cơ quan truyền thông báo chí của cộng sản Việt Nam với hơn 200 đài phát thanh, truyền hình và hơn 700 tờ báo cũng tuyệt nhiên không đề cập gì tới hào khí dân Nam trước hiểm họa xâm lược của ngụy Hán bắc phương, không hề đề cập gì đến các cuộc biểu tình của các nhân sỹ, trí thức và nhân dân ở hai đầu đất nước. Thay vì điều binh khiển tướng ra biển Đông để đánh đuổi giặc ngoại xâm đang trấn cướp các hải đảo và vùng biển thiêng liêng của tổ quốc, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại xua quân đi trấn áp, bắt bớ những người dân đang quyết tâm chống giặc.

Ấy vậy mà các đài báo cũng nhắm mặt làm ngơ. Chẳng hiểu những thông tín viên, biên tập viên của các báo đài, của các cơ quan truyền thông có biết rằng lương bổng lộc họ được nhận hàng tháng, để nuôi sống họ và gia đình họ từng ngày là đến từ tiền thuế của các ngư dân, nông dân công nhân và từ toàn thể những người dân thấp cổ bé họng Việt Nam chứ không phải đến từ đảng và nhà nước cộng sản? Chẳng hiểu là những người làm truyền thông hiện nay có hiểu được rằng nguồn ngân sách lớn lao để vận hành bộ máy truyền thông đại chúng hiện nay là đến từ nguồn tài nguyên của đât nước Việt Nam và nguồn nhân lực của Dân Tộc Việt Nam chứ không phải đến từ bất cứ nguồn tài nguyên hay nhân lực nào của Trung cộng? Cớ sao ăn quả mà chẳng biết người trồng cây? Cớ sao ăn cây nào mà chẳng biết rào cây nấy hỡi nhưng tên nô lệ cộng sản? Tại sao ăn cây đào mà lại đi rào cây mận hỡi những kẻ vong nô? Tại sao ăn cơm Việt, uống nước Việt mà lại đi thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-Ta-Lin bất diệt?

Con chim Việt còn biết chỉ đậu ở Sào Nam, sao con người Việt mà lại đi hầu dái ngụy Hán? Cha lú thì chú phải khôn! Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Bộ Chính Trị có ngu dốt, u mê, lầm lạc đi làm những kẻ nô lệ giặc Tàu để dâng bán dần đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Ngụy Hán, thì những người cầm bút viết văn, làm báo phải khôn sáng hơn, phải tỉnh trí hơn để biết phải đứng về phía nhân dân, phía dân tộc mà gìn giữ đất đai biển đảo mà tiên tổ bao đời đã khai hoang lập ấp và truyền tử lưu tôn cho ngàn đời con cháu chứ! Sao lại hùa theo những kẻ vong nô mãi quốc cầu vinh đó để nối giáo cho giặc, để chống lại đồng bào?

Cũng may nhờ vào phúc ấm của tổ tiên, nhờ vào hồn thiêng sông núi thùy từ giáng lâm đã ban sự khôn sáng cho 90 triệu đồng bào Việt Nam không cộng sản và không tin cộng sản, nên đã không tăm tối, u mê, nhờ đó mà họ còn biết phân biệt bạn thù, còn biết đến sự tồn vong của giống nòi cũng như sự an nguy của đất nước trước hiểm họa ngoại xâm mà dấn thân, mà vượt qua mọi cản ngăn, đe dọa của những kẻ vong nô, để cùng đến được với các cuộc biểu tình, tuần hành đả đảo quân xâm lược.

Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà ngày xuống đường 09 tháng 12 năm nay lại trùng hợp với ngày 02 tháng 12 của 5 năm về trước, vào năm 2007 những người Việt yêu nước thương nòi cũng đã khởi động cuộc biểu tình chống Tàu cộng đầu tiên khi Bắc Kinh cho thành lập thành phố Tam Sa trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong 5 năm vực lại hào khí Diên Hồng đó, có nhiều người đã lụy vào vòng lao lý, vào chốn xích xiềng, một số người đã lưu vong cố quốc tha hương, một số khác thì bị tra tấn, đọa đày… cũng bởi tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thế mà nguy cơ mất hẳn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tay Trung cộng đang trở thành một việc không thể tránh khỏi bởi không phải chỉ Trung cộng đơn phương lấn chiếm mà có cả sự thỏa hiệp, đồng lòng dâng nhượng của phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nữa. Bằng chứng của những thỏa hiệp dâng bán đó được thể hiện rõ ràng qua hành động ngăn chặn, bắt bớ đánh đập và giam cầm những người yêu nước, tham gia biểu tình chống giặc ngoại xâm.

Dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dùng dùi cui, roi điện và cả nhà tù để đàn áp, để khủng bố nhưng tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của người dân Việt đã không ngăn họ tiếp tục xuống đường.

Thời lượng 5 năm không phải là quá dài so với đời người, nhưng cũng đủ cho người Việt Nam chứng tỏ lòng yêu nước và hào khí dân Nam trước hiểm họa ngoại xâm, với hàng chục lần xuống đường nối tiếp nhau đó, để đồng bào cả nước càng thấy rõ bản chất nhu nhược đớn hèn của chế độ cộng sản Việt Nam cũng như sự tham sinh úy tử của một số trí thức cộng sản ngay cả trong guồng máy văn hóa, giáo dục mà đúng ra phải là nơi đào luyện cho thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để bảo tồn non sông, đất nước và dân tộc, thì họ đã làm ngược lại, họ giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam phải khom lưng, cúi đầu thần phục ngoại xâm để được vinh thân, phì gia. Lãnh đạo các trường trung học và đại học đã không muốn làm người và họ cũng đã ngăn cấm học sinh, sinh viên của họ cũng không được làm người bằng những cáo thị nghiêm cấm sinh viên, học sinh tham gia vào các cuộc biểu tình chống giặc, và một số sinh viên, học sinh vì tinh thần dân tộc, vì dũng khí của con người Việt Nam, của dòng giống Lạc Hồng, đã bất chấp mọi ngăn cản, mọi đe dọa của giới cầm quyền, họ đã đến với đồng bào, đã cùng tỏ bày lòng yên nước, sự căm phẫn giặc ngoại xâm… và rồi vì họ là con người, là con người Việt Nam đích thực, nên họ không chịu khom lưng, cúi đầu liếm gót dày của Ngụy Hán xâm lược, nên họ đã bị đuổi vĩnh viễn ra khỏi học đường…


Xin nghiêng mình kính phục các anh chị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Tuấn Khanh, Song Chi, Lynh Bacardi, Bùi Chát, Uyên Vũ, Huỳnh Công Thuận, Thiên Sầu, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Kim Duy, Trang Hạ đã khơi dậy tinh thần vệ quốc, đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh chống giặc Tàu xâm lược bằng cách khởi xướng cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 09 tháng 12 năm 2007. Cảm ơn các văn nghệ sỹ đã nói thay lời cho đồng bào Việt Nam, cho dân tộc Việt nam bằng những áng văn, vần thơ nói lên nỗi hờn căm Tàu cộng, thật bi hùng, nồng nhiệt và trực diện với giặc thù. Nhờ đó mà những "cháu ngoan của bác Hồ" từng là đội viên, đoàn viên ưu tú và cả nhiều đảng viên trẻ cũng ngộ ra bản chất của Hồ Chí Minh, của cộng sản mà đã hăng hái xuống đường cùng đồng bào chống giặc Tàu xâm lược.

Cũng nhờ vậy mà các nhân sỹ, trí thức, đã từng bị nhuộm đỏ suốt cả cuộc đời, nay cũng đã đặt lợi ích của dân tộc của tổ quốc lên trên lợi ích của giai cấp để rồi đã cùng đồng bào xuống đường biểu tình chống giặc bắc phương xâm lược mà đầu tàu là cụ Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai và đặc biệt là sự thức tỉnh của các lãnh tụ phong trào học sinh, sinh viên tranh đấu ở Miền Nam trước 1975 với các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Ngọc Chênh … Chính sự thức tỉnh và quay về của các anh đã hun đúc ý chí cho giới trẻ… để các bạn Bùi Hằng, Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vy, Huỳnh Thục Vy, Phan Thị Lan Phương, Trịnh Kim Tiến… các anh Nguyễn Chí Đức, Người Buôn Gió… lại tiếp tục xông pha.

Thưa các anh Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên, Đỗ Trung Quân và Huỳnh Ngọc Chênh, trước đây trong khi quân dân Miền Nam đang chiến đấu ngăn làn sóng đỏ bắc phương tràn xuống nhuộm đỏ miền Nam thì các anh cũng sục sôi đấu tranh với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa mà trong các cuộc biểu tình, xuống đường đó, ngoài băng rôn, biểu ngữ, các anh còn mang theo cả chân dung của lãnh tụ cộng sản Bắc Việt là Hồ Chí Minh nữa. Tất nhiên chống lại chính phủ đương quyền là một hành động để thỏa mãn tâm lý cá nhân của rất nhiều người, chứ không phải của riêng các anh, bởi được làm những việc chống nghịch đó con người ta tự cảm thấy mình rất anh hùng. Ngay cả cỏ cây cũng có xu hướng chống lại lực hướng tâm, và cứ vươn thẳng lên theo chiều ngược lại, nhờ vậy mà phần lớn thân cây đều mọc thẳng lên trời… Và đó cũng có thể là tâm lý đã dẫn đến hành động đấu tranh, xuống đường biểu tình của các anh thuở đó, chứ chắc gì là sự giác ngộ cộng sản đã đưa các anh vào con đường đấu tranh chống nghịch đó. Bởi ngay cả với các quốc gia đã khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản, thực chất họ cũng đâu có hiểu gì về cộng sản suốt 70 năm… Và đến khi hiểu ra thì họ đã mạnh dạn vứt bỏ, ly khai và quay về với chính thể tự do. Chắc chắc với 37 năm sống dưới chế độ cộng sản, làm việc với cộng sản, và chứng kiến những gì cộng sản đối xử với đồng bào mình, chắc chắn là các anh cũng đã hiểu rõ được Hồ Chí minh là ai và bản chất của chế độ cộng sản là gì rồi. Với 37 năm để học được một bài học cuộc đời thì quả là một cái giá quá đắc, bởi 37 năm là đã nữa đời của mỗi con người, một khoảng thời gian quá dài để mà học, mà biết được một điều quá đơn giản, đó là bản chất của chế độ cộng sản. Dẫu vậy, muộn vẫn còn hơn không, mong các anh hãy thực sự quay về với đồng bào, với dân tộc, bởi những kinh nghiệm xuống đường, đấu tranh của các anh thuở trước cũng như tinh thần của các anh không những sẽ giúp vực lại hào khí của dân Nam và truyền lại ngọn lửa đấu tranh cho thế hệ trẻ hôm nay, mà còn có thể giúp cho các lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay cũng thức tỉnh mà chấm dứt mọi chủ trương, mọi chính sách nhu hèn với giặc, tàn ác với dân, mà chấm dứt việc đặt quyền lợi của giai cấp, của đảng phái lên trên lợi ích của quốc gia, của dân tộc để chấm dứt mọi hành động nhượng bán đất đai, biển đảo của tổ quốc cho Ngụy Hán… Thì đất nước mới có cơ may tránh được hiểm họa rơi hoàn toàn vào tay giặc Tàu xâm lược.

Huỳnh Tấn Mẫm đã mang theo cả chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh khi xuống đường tại Miền Nam trước năm 1975

Chúng tôi tin rằng, thay vì mang theo chân dung của lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh như các anh đã làm trước đây, thì ngày nay xuống đường, các anh có thể mang theo chân dung của Lê Lợi, Quang Trung, của Hưng Đạo, Phi Khanh, của Bà Trưng Bà Triệu hay của Ngũ Tướng Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết trong ngày 30 tháng Tư đen năm 1975 để đền nợ nước vì họ đã không ngăn chặn được bước tiến của giặc thù, khiến Miền Nam bị rơi vào tay giặc cộng, để cho đất nước phải tang thương, đồng bào phải ly loạn vì họa cộng sản.

Và mong rằng các anh sẽ sát cánh cùng đồng bào, tiếp tục thực hiện các cuộc xuống đường, biểu tình chống giặc Tàu xâm lược thường xuyên hơn để vực lại hào khí dân Nam, để cho dân tộc Việt Nam không còn phải nhu nhược đớn hèn như ba phần tư thế kỷ qua dưới ách cai trị của cộng sản, mà vì cần giành lại đất đai, biển đảo đã bị Ngụy Hán xâm chiếm, đồng bào Việt Nam cần phải có cả những những trận đánh trả giặc Tàu như những trận chiến liệt oanh còn lưu ghi trong sử sách, như di huấn của Hoàng Đế Quang Trung:

"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ."

Mong lắm thay!

Ngày 11 tháng 12 năm 2012
Nguyễn Thu Trâm




NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

Original Page: http://quanlambao.blogspot.com/2012/12/bao-gio-ta-lai-bieu-tinh.html

09 tháng 11 2012

Chưa từng có

Chưa từng có

Nguyễn Hưng Quốc - Ngày xưa, Việt Nam tự hào "ra ngõ cũng gặp anh hùng". Bây giờ khi ra ngõ là gặp toàn ăn cắp và ăn cướp, người ta lại tự hào về những điều mà người ta hoang tưởng là trên thế giới "chưa từng có".

*

Cuối tháng 10 vừa qua, Quốc Hội Việt Nam thảo luận nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc Hội và Ủy ban nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, mục tiêu của việc bỏ phiếu tín nhiệm là "nhằm bổ sung căn cứ để thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hiệu quả, đúng người, đúng việc. Khuyến khích những người tín nhiệm thấp tự nguyện từ chức, kịp thời đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý những người không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao mà không phải chờ đến hết nhiệm kỳ".

Đối tượng được đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội bao gồm: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, các phó thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Bên cạnh Quốc Hội, Hội đồng nhân dân ở các địa phương cũng sẽ thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng các ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của ủy ban nhân dân.

Đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đang được thảo luận. Có người đề nghị đổi cái tên "bỏ phiếu tín nhiệm" bằng "bỏ phiếu bất tín nhiệm". Có người chủ trương việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm nên tổ chức hằng năm; người khác lại đề nghị chỉ thực hiện hai lần trong mỗi nhiệm kỳ. Có người đề nghị chia phiếu thành bốn loại, gồm "tín nhiệm cao", "tín nhiệm trung bình", "tín nhiệm thấp" và "chưa có ý kiến"; người khác lại đề nghị chỉ nên có hai loại phiếu: tín nhiệm hay không tín nhiệm.

Chưa biết cuối cùng, nội dung chính thức của nghị quyết sẽ như thế nào. Chỉ biết được hai điều. Một, dự kiến nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Hai, dù chưa biết nội dung cụ thể và cũng chưa biết chắc hiệu quả của các nghị quyết ấy, một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam đã khoe khoang om sòm về "tính cách mạng" của nó. Đáng chú ý nhất là phát biểu của ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội và là một trong 14 ủy viên Bộ chính trị:

Mới mẻ
Đây là việc vô cùng mới mẻ, nếu chúng ta làm được thì đây là mô hình đánh giá cán bộ rất hiếm có trên thế giới. Nhiều nước cũng có biện pháp đánh giá sự tín nhiệm đối với chính phủ và người đứng đầu chính phủ, nhưng đánh giá tất cả thành viên chính phủ, đánh giá cả chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và tất cả những người đứng đầu cơ quan lập pháp thì phải nói là trên thế giới chưa hề có. (ĐB Phạm Quang Nghị) 

Ông Phạm Quang Nghị mở đầu bằng cách cho việc đánh giá giới lãnh đạo mà Việt Nam đang muốn làm là một mô hình "rất hiếm có trên thế giới", rồi ngay sau đó, nhấn mạnh thêm: "chưa từng có".

Ở đây, nảy ra hai câu hỏi: Thứ nhất, có thực như vậy không? Và thứ hai, nếu thực, điều đó có thực sự cần thiết hay không?

Với câu hỏi thứ nhất, xin lưu ý là ở tất cả các quốc gia dân chủ, việc đánh giá chính phủ cũng như người đứng đầu chính phủ là điều người ta làm thường xuyên, ba hay bốn năm một lần, qua các cuộc bầu cử. Trong các cuộc bầu cử ấy, dân chúng sẽ đánh giá lại toàn bộ các thành tựu của người (hoặc đảng) lãnh đạo trong suốt nhiệm kỳ vừa qua và sẽ quyết định, bằng lá phiếu của mình, cho phép người ấy hoặc đảng ấy tiếp tục cầm quyền hoặc thay thế bằng người và đảng khác. Các cuộc bầu cử đều được tổ chức một cách công khai, công bằng, tự do và minh bạch; ở đó, mọi người đều có quyền phanh phui tất cả những dối trá hay ỡm ờ của nhau để cho công luận được biết và dân chúng được quyết định.

Hơn nữa, nên lưu ý, ở các nước dân chủ, không phải chỉ có dân chúng mới đánh giá giới lãnh đạo và chỉ đánh giá qua các cuộc bầu cử. Trong các trường hợp đặc biệt, Quốc Hội cũng có thể đứng ra đàn hặc (impeachment) tổng thống, phó tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo quan trọng khác, kể cả các chánh án thuộc tòa án tối cao. Ở Mỹ, từ năm 1789 đến nay, Quốc Hội đã tiến hành 64 vụ đàn hặc như vậy. Trong đó có ba cuộc đàn hặc nhắm trực tiếp vào tổng thống. Thứ nhất Tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868 vì tội vi hiến trong việc phủ quyết đạo luật về Quyền Dân sự. Thứ hai là Tổng thống Richard Nixon vào năm 1974 vì vụ Watergate. Có điều, biết chắc chắn mình sẽ thua, Nixon tuyên bố từ chức trước khi vụ đàn hặc chính thức bắt đầu. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ ba bị mang ra đàn hặc trước Quốc Hội. May, cũng giống như Tổng thống Andrew Johnson hơn một trăm năm trước đó, số phiếu chống ông chưa tới 2/3 nên ông được thoát.

Như vậy, không thể nói trên thế giới chưa từng có hiện tượng Quốc Hội đánh giá và quyết định số phận của giới lãnh đạo.

Đó là chưa kể, ở Việt Nam, từ việc bầu cử Quốc Hội đến việc bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm như vậy chỉ là những màn kịch giả dối. Ừ, thì Việt Nam cũng bầu cử Quốc Hội. Tuy nhiên, ở đây lại có mấy điều. Một, muốn ứng cử thì phải được Mặt trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, giới thiệu. Hai, việc kiểm tra phiếu bầu không bao giờ được bảo đảm về tính minh bạch và công bằng cả. Ba, hầu hết đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Là đảng viên thì phải theo chỉ thị của đảng. Thành ra, cho đến nay, Quốc Hội chả làm được gì ngoài một thứ công cụ cho đảng sai khiến. Sau này, khi nghị quyết về việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hành, liệu có đại biểu-đảng viên nào dám chống lại mệnh lệnh của đảng hay không?

Về câu hỏi thứ hai, liệu người ta có cần phải bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm các chức vụ như Bộ trưởng, Thứ trưởng, v.v. hay không? Xin lưu ý là: nếu một vị Bộ trưởng hay Thứ trưởng hay bất cứ một công chức cao cấp nào đó trong chính phủ phạm sai lầm hay bất lực thì tội không phải chỉ thuộc về họ mà còn thuộc cả người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ ấy nữa. Một trong những yêu cầu và là trách nhiệm lớn nhất của người lãnh đạo chính phủ là phải biết phát hiện ra nhân tài và biết bổ nhiệm đúng người vào đúng việc. Bởi vậy, thượng cấp phải chia sẻ trách nhiệm với thuộc cấp về những sai lầm mà họ phạm phải, nhất là những sai lầm do bất lực. Tháng 8 năm 2005, khi FEMA, Cơ quan chuyên trách việc đối phó với tình trạng khẩn cấp thuộc liên bang Mỹ, phản ứng chậm chạp trước cơn bão Katrina ở vùng New Orleans, Louisiana, người bị dư luận lên án không phải chỉ là Michael Brown, giám đốc cơ quan ấy mà còn cả Tổng thống George W. Bush, người bổ nhiệm Brown vào chức vụ ấy nữa.

Ở Việt Nam, trong mấy năm vừa qua, trước sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước, người ta chỉ tập trung phê phán các giám đốc hay tổng giám đốc mà lại làm ngơ trước trách nhiệm của Bộ trưởng liên hệ và của chính Thủ tướng, người ký quyết định bổ nhiệm những người ấy. Ở đây, Thủ tướng mắc đến ba lỗi: Một, đưa ra một chính sách đầy tham vọng nhưng vượt ra ngoài khả năng của mình (thành lập các tập đoàn kinh tế); hai, chọn không đúng người nắm giữ các tập đoàn ấy; và ba, không kiểm soát để phát hiện ra sớm những hành vi sai trái của họ để đến khi các hành vi sai trái ấy gây nên những tác hại nghiêm trọng, ai cũng thấy, thì Thủ tướng mới ra tay. Đó là chúng ta chưa kể đến một lỗi khác có thể có: dính líu đến các việc chia ghế, từ đó, chia tiền.

Ngày xưa, Việt Nam tự hào "ra ngõ cũng gặp anh hùng". Bây giờ khi ra ngõ là gặp toàn ăn cắp và ăn cướp, người ta lại tự hào về những điều mà người ta hoang tưởng là trên thế giới "chưa từng có".

Chán.



Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/chua-tung-co.html

24 tháng 9 2012

Không thể chấp nhận sự thỏa hiệp ươn hèn ấy!

Không thể chấp nhận sự thỏa hiệp ươn hèn ấy!

Hà Văn Thịnh (BoxitVN) - Tôi viết những dòng này trên giường bệnh, bằng một tay, tay trái; và, với bộ nẹp cố định do xương sống bị gãy (suốt hai tháng, tức 55 ngày nữa) – có nghĩa là đau đớn vô cùng! Nhưng, những cơn đau do bệnh tật, tai nạn giày vò chẳng đáng gì so với nỗi uất ức, xót xa bởi ý nghĩ day dứt triền miên rằng dường như đảng ta trong thời gian qua đang phạm phải không ít những sai lầm; thậm chí, ngày càng nghiêm trọng hơn...? Xuất phát từ những trăn trở trên, mà 'giọt nước tràn ly' là dòng tin trên Tân Hoa Xã ngày 21.9.2012: "Việt Nam – Trung Quốc 'đồng ý nhiều thỏa hiệp quan trọng về biển'"; tôi buộc phải viết để bày tỏ ý kiến và mong mỏi sẽ nhận được phản hồi tích cực từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, bởi, dẫu có nghi ngờ hay chê bai cách nào đi nữa – các vị cũng là tinh hoa của đất nước; nơi quyền lực cuối cùng có thể hy vọng về một sự đổi thay...

Trước hết, chuyện cũ mà mới là cách mà đảng (với nghĩa lãnh đạo tối cao, biết và giải mọi chuyện) đối xử với những người biểu tình yêu nước. Tôi đọc sách từ cổ chí kim chưa thấy ở đâu, thời nào mà yêu nước trên chính quê hương mình, có chính quyền của mình, mà lại bị đàn áp... ngay cửa nhà mình! Tại sao Trung Quốc cho phép người dân sống dưới ách cai trị của họ biểu tình chống Nhật mà ta lại bắt bớ? Chỉ chừng đó thôi cũng đủ để hiểu sự sai lầm của các vị đã đến mức của giới hạn rồi.

Là một tiện dân, tôi không thể nào hiểu nổi điều mà Tân Hoa Xã chính thức thông báo, bởi cái lẽ tối giản của hai từ THỎA HIỆP nhất thiết phải có nguyên tắc của nó, nếu "Chính phủ trung thành với lợi ích quốc gia" như bản kiểm điểm của CHÍNH PHỦ ĐÃ NÊU RA (chưa có tiền lệ), thì thỏa hiệp phải bao gồm trình tự:

1/ Nước sai phạm phải nhượng bộ trước hay chí ít, không làm tăng thêm sự càn rỡ vốn có. Đằng này, họ vừa nói thỏa hiệp thì ngay lập tức "Trung Quốc lại hoành hành ở biển Việt Nam" (vnMedia.vn, 18:18, 22.9.2012) (?!).

2/ Trong ngôn từ ngoại giao có sự TÔN TRỌNG, chẳng ai đi kể với người khác rằng 'chúng tôi' đã thỏa hiệp. Một khi dùng từ đó, chẳng khác gì đánh vào mặt BẠN, vì ai chẳng biết TQ chẳng bao giờ Đại Hán thỏa hiệp nếu họ không thua kém, yếu hơn (giống như hồi họ phải quỳ gối trước Liêu, Kim, thế kỷ X, XI). Có thể "dịch" dòng tin của Tân Hoa Xã là: Nhé nhé, nhé, mọi người xem cho kỹ nhé, Việt nam thỏa hiệp tức là họ sai trong vấn đề tranh chấp biển đảo rồi nhé...

3/ Tôi không thể hiểu nổi Chính phủ kiểm điểm kiểu gì mà những sai lầm trầm trọng trong quản lý kinh tế, trong cơ cấu nhân sự..., đưa nền kinh tế đất nước đến chỗ 'ngàn cân treo sợi tóc' (Hồ Chủ tịch) mà lại nói về hai chữ TRUNG THÀNH? Chỉ thiếu một phần triệu của hai chữ đó thôi cũng không thể nào xứng đáng là Chính phủ đại diện cho dân. Nói như thế chẳng khác gì một người đàn bà ngoại tình về rồi sáng hôm sau hét toáng lên với chồng là ta đây chung thủy lắm.

Sắp tới đây nghe nói Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp, chúng tôi (những người dân) mong mỏi đảng trả lời một cách rõ ràng xem lợi ích nhóm là ai, ai cõng rắn cắn gà nhà như Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói. Ai mà không biết chẳng có phó thường dân nào làm nổi cái việc đó...

Tôi xin dừng ở đây vì mỏi tay, tức ngực quá (máy tính kê trên ngực). Bình thường tôi viết chừng này khoảng hơn 30 phút, bây giờ là 5 lần rồi, mỗi lần hơn 1 tiếng đồng hồ. Nói như thế để thấy rằng, dù chưa dám coi là tâm huyết nhưng người dân Việt Nam đang lo và đau cho vận nước, tương lai vô cùng...

Kính!

Quảng Trị, 23.9.2012

Hà Văn Thịnh

Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/khong-chap-nhan-su-thoa-hiep-uon-hen-ay.html

14 tháng 9 2012

Cưỡng chế ngôn ngữ

Cưỡng chế ngôn ngữ

Nguyễn Hưng Quốc - Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: "cưỡng chế đất đai". Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ. Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ "thực dân", "Việt gian", "địa chủ", "cường hào" và "tư sản"; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ "đế quốc", "chủ nghĩa thực dân mới", "Mỹ ngụy", "bù nhìn", "tay sai", "ác ôn", "phản quốc" và "phản động"; sau năm 1975, "chủ nghĩa bá quyền", "chủ nghĩa bành trướng", "tư sản mại bản", "tàn dư của chủ nghĩa thực dân" và "phản động"; gần đây, thêm hai khái niệm mới: "diễn tiến hòa bình" và "âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế". Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: "sài lang", "lang sói", "ác thú", "quỷ dữ", v.v.

Những nhãn hiệu ấy có ba chức năng chính: một, để chụp mũ bất cứ người nào đi ngược lại chủ trương của họ; hai, để phi nhân hóa kẻ thù: kẻ thù tồn tại không phải như những con người mà là như những khái niệm, do đó, việc tiêu diệt kẻ thù không còn nằm trong phạm trù đạo đức thông thường nữa; và ba, để dựng lên những con ngáo ộp hầu một mặt, dù dọa dân chúng; mặt khác, biện minh cho những chính sách cứng rắn, thậm chí, có tính chất khủng bố của họ. Chức năng thứ ba là thuộc tính của mọi chế độ độc tài: Họ luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung quyền lực vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy, dân chúng nói chung dễ dàng gác bỏ mọi sự hoài nghi hay ý hướng phản kháng.

Thứ hai, đặc biệt suốt cả hai cuộc chiến tranh, 1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường. Văn học nghệ thuật biến thành hoặc "chiến trường" hoặc "mặt trận" hoặc "trận tuyến"; tác phẩm là "vũ khí"; viết lách là "tiến công"; "nhà thơ cũng phải biết xung phong"; "viết bài thơ trên báng súng"; "vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy / bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi"; giới cầm bút biến thành "đội ngũ", hình thành nên cái gọi là "đội quân văn nghệ" hay "lực lượng sáng tác", ở đó mọi người đều là những "chiến sĩ cầm bút" và đều tuân theo một "cương lĩnh chiến đấu" và cùng nhau "hiệp đồng chiến đấu". Thơ trào phúng được xem là một "binh chủng đặc biệt" trong khi các bài ký sự hôi hổi sức nóng của đời sống thực được xem là một "mũi xung kích" hoặc "mũi nhọn tiến công" của nền văn học mới. Một nhà thơ hay một nhà văn trung thành với một vùng sáng tác nào đó thì được gọi là "bám trụ"; đi tiên phong trong một lãnh vực nào đó thì biến thành "ngọn cờ"; tập trung vào việc đả kích địch thì được ví với việc "nổ súng"; thường xuyên phê phán địch thì được biểu dương là "nắm thắt lưng địch mà đánh". Trong thơ, có những "bài thơ rực lửa chiến đấu"; trong âm nhạc, có "tiếng hát át tiếng bom".

Vượt ra ngoài phạm vi văn học, ở các lãnh vực khác, cũng thế. Một đám đông, dù chẳng liên quan gì đến quân sự, cũng được gọi là "đội quân": "đội quân thất nghiệp". Làm quang đất đai thì gọi là "giải phóng mặt bằng". Một chương trình có nhiều người tham gia và được nhà nước cổ vũ thì được gọi là "chiến dịch" (ví dụ: "chiến dịch làm sạch đường phố"). Ngày mở đầu của những chiến dịch như vậy thường được gọi là "ra quân" ("Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông"). Trấn giữ một địa điểm nào đó để làm nhiệm vụ, cho dù chỉ là nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, cũng được gọi là "đóng chốt" hay "trực chiến" ("Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những địa điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về") (1). Cách thức ăn uống đặc biệt cho một loại người nào đó trở thành "chế độ" ăn uống. Tự mình dằn vặt suy nghĩ để đi đến một quyết định quan trọng nào đó thì được gọi là "đấu tranh tư tưởng". Tố Hữu có hai câu thơ tả một cánh đồng hợp tác xã ở miền Bắc: "Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận / Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn." Một nhà thơ nào đó, hình như là Trinh Đường, có câu thơ tả tình yêu: "Tình yêu anh, em ạ, cũng lên nòng."

Thứ bahành chính hóa ngôn ngữ. Ở xã hội nào cũng có lớp từ vựng hành chính riêng. Xưa, có các từ sớ, tấu, chiếu, chỉ, bẩm, báo, trình, với những "quan", những "cụ", những "thầy" các loại. Xã hội ngày nay cũng vậy. Cũng có "cán bộ", có "đồng chí", có "báo cáo", có "phương án giải quyết", có "đăng ký" và "quản lý", v.v. Chỉ có vấn đề là, khác với các nơi và thời khác, dưới chế độ cộng sản, lớp từ hành chính ấy cứ tràn ra đời sống hàng ngày. Ở mọi nơi. Kể cả những nơi quan hệ giữa người và người không có chút hành chính gì cả.

Cũng có khi đó là chủ trương chung của nhà cầm quyền: Để xây dựng một xã hội mới với những con người mới, và đặc biệt, những quan hệ mới, người ta cổ vũ việc sử dụng lớp từ hành chính trong mọi trường hợp. Bạn bè là "đồng chí" của nhau. Những người "đồng chí" ấy không chuyện trò với nhau: Họ "trao đổi" hoặc "báo cáo" cho nhau, rồi "tự phê" và "phê bình" nhau. Sau những "báo cáo" và những "phê bình" ấy, người ta không cần hiểu rõ: Người ta chỉ cần "quán triệt". Nếu một người còn hoang mang, người khác sẽ tiếp tục giúp "đả thông tư tưởng". Con trai và con gái không gặp nhau: họ "phát hiện" ra nhau; họ không yêu nhau: họ có "quan hệ tình cảm" với nhau; họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ "đăng ký kết hôn". Ngày xưa, chỉ có các nhà tư tưởng mới "tư duy" (Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu, "Cogito ergo sum", Descartes), bây giờ, trong quần chúng, ai cũng "tư duy" nên mặt mày ai cũng "khẩn trương" và cũng đầy "bức xúc", nhất là khi gặp một "sự cố" gì đó mà người ta chưa có "phương án giải quyết".

Việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy làm xóa mờ ranh giới giữa cái riêng và cái chung, tính chất cá nhân và tính chất tập thể, kích thước xã hội và kích thước chính trị trong đời sống con người. Từ cái nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy là một sự hài hước, thậm chí, lố bịch, do đó, nó trở thành đề tài của các truyện cười nhạo báng chế độ, kiểu nói chuyện với bố mẹ hay anh em bạn bè mà dùng chữ "báo cáo"; xin kết hôn mà dùng những chữ to tát như "đăng ký" hay "quản lý đời em"; hối thúc một người nào đó mà dùng chữ "hãy khẩn trương lên"… Tuy nhiên, từ cái nhìn trong cuộc, với việc phổ cập của lớp từ vựng hành chính trong đời sống hàng ngày như vậy, nhà cầm quyền đã thành công trong việc nhồi sọ quần chúng, biến mọi người thành một thứ công cụ như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất: người ta không còn sự riêng tư và sự độc đáo nữa.

Thứ tưtạo nên những từ mới hoặc áp đặt lên các từ cũ một nội dung mới hoàn toàn trái ngược hẳn với hiện thực vốn có. Ví dụ cho loại này nhiều vô cùng: thay cho chữ "trại tù", họ gọi là "trại học tập" hay "trung tâm phục hồi nhân phẩm"; thay cho chữ "nhồi sọ", họ gọi là "cải tạo tư tưởng"; thay vì gọi thẳng là tịch thu đất đai của địa chủ, họ dùng chữ "cải cách ruộng đất"; thay vì gọi thẳng tịch thu tài sản của người giàu, họ gọi là "đánh tư sản"; thay cho chữ "làm quan", họ tự xưng là "đầy tớ nhân dân"; thay cho chữ "độc tài", họ lại gọi là "làm chủ tập thể"; cán bộ đồi trụy, thay vì nói đồi trụy, họ dùng chữ "hủ hóa"; đối với hiện tượng tham nhũng hay thoái hóa của đảng viên, thay vì dùng chữ "nhiều", họ dùng chữ "không ít" hoặc "một bộ phận"; thay vì thừa nhận thất bại trước các thử thách, họ dùng cách nói "từng bước khắc phục"; thay vì "bắt lính", họ gọi là "đi nghĩa vụ quân sự"; thay vì nói đánh chiếm Campuchia, họ nói họ đang làm "nghĩa vụ quốc tế"; thay vì nói "bế tắc", họ dùng chữ "hạn chế tất yếu"; những gì họ thích thì họ gọi là "bản chất" và "khách quan"; những gì không thích thì họ gọi là "hiện tượng" và "chủ quan".

Gọi như thế, người ta bất chấp cả sự thật. Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới và những mặt trái của nó đã được vạch trần và đã trở thành hiển nhiên với mọi người, họ vẫn tiếp tục gọi nó là "tiến bộ", là "đỉnh cao", là "ưu việt" và là "quy luật phát triển" của lịch sử. Không có tự do bầu cử và cũng không có bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào, người ta vẫn khăng khăng nhân danh "ý nguyện của toàn dân" để duy trì sự độc quyền lãnh đạo của mình. Suy nghĩ cũ mèm mà vẫn cứ ba hoa là "đổi mới tư duy". Gần đây, họ gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn là các cuộc "tụ tập tự phát" của quần chúng; tàu Trung Quốc đâm nát tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông được gọi là "tàu lạ"; những vấn đề nhà cầm quyền không muốn nghe thì gọi là "nhạy cảm", v.v.

Có thể nói, với những cách dùng từ hoặc định nghĩa từ ngang ngược như vậy, người ta tiến hành một cách quy mô, kiên trì và có hệ thống một cuộc cưỡng chế trong lãnh vực ngôn ngữ. Hậu quả là nó làm thay đổi hẳn ý nghĩa của rất nhiều từ quen thuộc hoặc làm cho chúng trở thành rỗng tuếch, không còn mang một ý nghĩa gì cả. Những chữ như "cách mạng", "giải phóng", "công bằng", "tự do", "dân chủ", "nhân quyền", "tiến bộ", "phát triển", "đỉnh cao trí tuệ", "làm chủ tập thể", "quần chúng", "nhân dân", thậm chí, cả chữ "yêu nước"… đều nằm trong trường hợp như thế. Ngay cả những chữ đơn giản như "đúng" và "sai", "thật" và "giả", "tiến bộ" và "lạc hậu", "tốt" và "xấu"… cũng không còn nguyên nghĩa của chúng nữa. Trong các cặp đối lập ấy, khái niệm thứ nhất bao giờ cũng được sử dụng cho đảng, hoặc rộng hơn chút, cho "phe ta"; còn khái niệm sau bao giờ cũng thuộc về phe địch. Không có ngoại lệ. Đã là địch thì phải sai, phải giả, phải xấu và phải lạc hậu. "Ta" thì, ngược lại.

Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy đi hỏi ý nghĩa hai chữ "tử tế" và "vĩ đại", hầu như ai cũng lúng túng. Bây giờ thử hỏi những người Việt Nam bình thường những từ như "tình hữu nghị" hay "láng giềng tốt" trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực sự có nghĩa là gì, hẳn ai cũng thấy hoang mang. Khi những người yêu nước, vì công phẫn trước những thái độ uy hiếp ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc xuống đường biểu tình, bị chính quyền, cũng nhân danh lòng yêu nước, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, sỉ nhục và bị xem như một "thế lực thù địch", người ta không còn thấy đâu là ranh giới giữa yêu nước và bán nước nữa. Bài thơ "Lẫn lộn lung tung" của Bùi Giáng, làm trước năm 1975, có giá trị như một sự tiên tri:

Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
Gọi người sương phụ gái thơ ngây.


________________________

Chú thích:

1. Ví dụ này và ví dụ trên được dẫn lại từ bài "Dấu vết chiến tranh trong tiếng Việt" của Nguyễn Đức Dân trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 2.9.2012

Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/cuong-che-ngon-ngu.html

Giới cầm quyền hiện: cái gì bán được thì cứ bán mặt kệ... lời oán thán trên mỏ sắt

Giới cầm quyền hiện: cái gì bán được thì cứ bán mặt kệ... lời oán thán trên mỏ sắt

Âu Vượng (Diễn Đàn Công Nhân) - "Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn. 

Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bóc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do" (THÀNH ĐÔ).

Người dân các xóm: Nà Đoỏng, Nà Lũng của xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (Cao Bằng) đang oằn mình chống chọi với chuyện thiếu lương thực, khói bụi, ô nhiễm... Nguyên nhân người dân đưa ra là do mỏ sắt, mỏ đá nơi đây "hành" họ hàng chục năm qua.

Ruộng mất, dân đói

Chúng tôi tìm đến xóm Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng, nơi được coi là trung tâm của mỏ sắt Nà Lũng thuộc Cty CP Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng. Từ khi mỏ này đi vào khai thác rầm rộ từ những năm 1993 của thế kỷ trước, đã góp phần xô đẩy cuộc sống sung túc, yên bình của người dân xưa kia, khiến họ đi dần vào đường cùng, ngõ cụt của sự tăm tối và thiếu thốn. 

Trên đường vào xóm Nà Lũng chỉ thấy công trường khai thác quặng sắt tan hoang, với những trạm gác kiên cố. Bốt bảo vệ có người ngồi trực 24/24 giờ để kiểm soát sự xuất hiện của người lạ. Ai muốn đi vào xóm Nà Lũng phải có giấy giới thiệu của Cty CP Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, hoặc chí ít cũng phải có cái "gật đầu" của bảo vệ thì mới qua nổi trạm kiểm soát ngặt nghèo này. 

Sau khi khai thác hết quặng sắt, moong bỏ hoang hóa nhiều năm nay

Nói là thôn có dân cư sinh sống nhưng toàn cảnh thì tan hoang, đìu hiu đến lạnh người. Trên đường vào Nà Lũng, phải gắng mắt nhìn vút lên phía trên sườn núi cao mới thấy những nhà dân cheo leo; phía bên trái vốn là đồng lúa tươi tốt của dân Nà Lũng ngày xưa, nay biến thành thung lũng toàn những hang hố sâu hoắm, nước xanh lè...

Chúng tôi phải nói là vào nhà bà Hoàng Thị Hiên, một hộ nghèo khó, để thăm đứa con của bà Hiên bị liệt bẩm sinh từ nhỏ, thì bảo vệ mỏ mới chịu gật đầu.

Bà Hiên vẫn phải nuôi người con tật nguyền trong gian khó

Biết chúng tôi là nhà báo đến nắm tình hình đời sống người dân gần mỏ sắt Nà Lũng, người dân trong xóm đến "vây" để tố lãnh đạo mỏ sắt Nà Lũng không quan tâm đến đời sống người dân. Nào là bị mất đất sản xuất, không có nước để trồng cấy lúa, ô nhiễm môi trường, đường đi lầy thụt, trẻ em trong xóm đi học thì cực nhọc như bị trời hành… Tất cả nỗi khổ, cái khó ấy được người dân khẳng định do mỏ sắt gây nên. 

Ông Hoàng Văn Thắng, sinh năm 1958, gầy còm, mái tóc đã rụng thưa, răng rụng, móm mém như ông cụ ngoài 80 tuổi, bộc bạch: Nà Lũng ngày trước có khu ruộng dưới thung lũng, nơi mỏ sắt đã khai thác quặng, đất đai màu mỡ lắm, dân làm một vụ ăn cả năm chẳng hết thóc. Dân Nà Lũng trước đây không giàu nhưng chẳng ai lo thiếu gạo ăn. 

Không còn đất trồng lúa, gia đình ông Thắng dựa vào ít ngô để sinh sống

Năm 1993, Cty đến khoanh vùng khai thác quặng, ông Thắng cũng như những hộ gia đình khác nhanh chóng giao đất cho mỏ sắt. Nhà ông có 3.500 m2 đất ruộng lúa và 3,5 ha đất vườn rừng giao cho mỏ khai thác quặng sắt, và được hứa khi nào đào xong quặng, Cty sẽ hoàn thổ để trả lại gia đình trồng lúa. Ông vội vã nhận ít tiền đền bù, cũng chỉ đủ dựng được mỗi cái nhà ở trên sườn núi là hết sạch.

Hết ruộng trồng lúa nên thiếu gạo ăn quanh năm, ông Thắng cũng như bao người dân Nà Lũng bắt đầu dạt đi lên núi khai phá đất rừng, mở rẫy trồng ngô, năm nào được mùa ngô thì bán bớt ít ngô để mua gạo về nấu bữa cơm trắng ăn cho đỡ thèm. Cuộc sống cực nhọc và khốn khó ấy làm cho người ông lão hóa nhanh như thân ngô trên nương khô khát.

Mơ lời hứa của cán bộ thành hiện thực

Nhớ lại ngày xưa, ông Thắng chỉ mơ ước đến một ngày nào đó, lời hứa của mấy vị cán bộ đến thống kê đền bù đất ruộng nhà ông sớm trở thành hiện thực. Đó là hoàn thổ từng đám ruộng như ban đầu, trả lại cho dân để cho con cháu có ruộng cày cấy, thóc lúa đầy bồ như thời ông còn nhỏ. 
Trong xóm Nà Lũng có 7 trai tráng được mỏ sắt tuyển dụng vào lao động bán thời vụ, khi nào có việc thì họ gọi đến làm, lúc ít việc cho nghỉ ở nhà. So với những người dân khác trong thôn thì 7 người này xếp vào diện may mắn là có cơm ăn việc làm.

Bảo vệ (xem ra hơi bị giống tàu) mỏ cấm phóng viên chụp ảnh

Ở Nà Lũng, gia cảnh bà Hoàng Thị Hiên, 55 tuổi, cơ cực hơn cả. Chồng bà Hiên mất từ năm 1987. Một mình bà chèo chống nuôi hai người con. Trong đó, cô con gái của bà nằm liệt gường từ nhỏ. Năm nay cô đã ngoài 20 tuổi nhưng bà Hiên vẫn phải bón từng miếng cơm, thay đồ cho cô như con nít. Năm 2008, moong quặng sắt Nà Lũng đào sâu, đám ruộng lúa duy nhất của gia đình bà Hiên còn sót lại sau những đợt thống kê đền bù cũng đã bị cạn nước, đất cứ nứt nẻ toang hoác nên không thể trồng lúa, gia đình bà chuyển sang trồng ngô. 

Cũng hơn chục năm qua, nhà bà Hiên luôn bị thiếu đói lương thực tới mấy tháng trong năm. Người con trai và cô con dâu của bà Hiên phải đi làm thuê mướn khắp nơi cũng chỉ kiếm được tiền mua gạo ăn bữa no, bữa đói. Bà Hiên chia sẻ với giọng buồn bã: Chẳng biết mỏ lấy người làm công nhân thế nào. Đứa con dâu của tôi khỏe mạnh lắm, nó cũng học Trường Cao đẳng Luyện kim tại Thái Nguyên hẳn hoi, nhưng xin vào mỏ, họ cũng chẳng nhận, ruộng thì họ thu hết rồi. Khổ thật!

Chính vì thuộc diện cực kỳ khó khăn nên gia đình bà Hiên mới được Hội Chữ thập đỏ giúp xây dựng một ngôi nhà để sinh sống. Về gia cảnh bà Hiên, những người dân xóm Nà Lũng chỉ biết nói những câu thương hại, chua xót. Thấy nhà có khách lạ, chị Đoàn Thị Đào, con dâu bà Hiên, đang ở bên nhà hàng xóm cũng chạy về pha trà mời khách.

Trong câu chuyện sâu thẳm của mình, Đào buồn bã cho biết: "Mấy lần xã với mỏ mời gia đình em đi họp thống kê đền bù đất lúa, để mỏ mở rộng diện tích khai thác, em đều thay mặt gia đình đi dự họp. Họ nói là cứ ký để mỏ sắt lấy hết đất ruộng, họ sẽ bố trí cho mỗi nhà mất ruộng trồng lúa được một suất công nhân. Em cứ tưởng sau đền bù đất là được vào làm công nhân, vì em có bằng cao đẳng, hệ chính quy về nghề luyện kim hẳn hoi. Thế nhưng, mọi thứ chỉ là lừa dối. Em đã 2 lần đến Văn phòng mỏ nộp hồ sơ xin việc. Trong đơn xin việc cũng nói rõ là gia đình đã bị mỏ thu hồi hết ruộng, nên nguyên vọng chính muốn được vào làm công nhân. Đã mấy năm rồi vẫn chẳng thấy ai gọi đến em".



Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/gioi-cam-quyen-hien-cai-gi-ban-uoc-thi.html

Công văn hoả tốc của nhà Chúa

Công văn hoả tốc của nhà Chúa

Người Buôn Gió - Giờ Thân ngày Bính Tí mùa thu năm Nhâm Thìn lúc trời chạng vạng, ngựa của văn thư phủ Chúa chạy khắp kinh thành đưa công văn hoả tốc. Chưa ai rõ chuyện gì, người ta đồn là tại vỡ đập, vỡ đê ở mạn châu Hoan, Châu Diễn. Xưa nay chỉ có vỡ đê, vỡ đập mới có công văn hoả tốc như vậy.

Lại có người đồn do mười mấy nhân mạng người Vệ xa xứ làm nô lệ, bị chết cháy thê thảm. Bởi thế phủ Chúa mới vào cuộc điều tra.

Trong nước thì nước lũ cuốn trôi mười mấy mạng người, ngoài nước thì hoả hoạn thiêu chết cũng mười mấy mạng người Vệ. Chưa năm nào nước lửa nội công, ngoại kích cùng lúc như vậy.

Lúc trời tối hẳn, công văn mới đưa đến các bộ. Bấy giờ bộ tuyên truyền mới thông cáo cho bá tính rõ. Thì ra công văn hoả tốc của phủ Chúa không phải chuyện vỡ đê, vỡ đập, hoả hoan, chết người. Mà là công văn bố cáo các bộ, phủ của triều đình khẩn cấp truy tìm tông tích của bọn phao tin nói xấu các đại gia, đại thần trong nước, khiến nhân dân hoang mang. Ảnh hưởng uy tín đến các địa gia, đại thần trọng trách.

Than ôi, dân tình còn bơi trong nước lũ. Nơi khác đập chắn nước rung rinh. Nhà Chúa lại lo cho các đại gia, đại thần đang bị bọn xấu dèm pha. Giá như lúc này Chúa ngồi thuyền nan đi thị sát tình hình nước lũ, phát chẩn cho dân nghèo, thống lãnh việc ngăn đê, đắp đập an sinh cho bá tính có phải được lòng người gấp vạn lần. Mặc kệ đời nói thế nào thì nói. 

Theo lời bố cáo trong công văn hoả tốc nhà Chúa ban ra. Dân tình mới tìm đọc những luận điệu chống phá triều đình, chống phá nhà Sản. Thì ra toàn những lời nói xấu nhà Chúa cả.

Chúa là mệnh của trời, thế nên việc của nhà Chúa hoả tốc hơn việc của dân cũng là hợp lẽ.

Kẻ dân đen ngoi ngóp trong nước lũ, cửa nhà tan hoang. Sao đáng lo bằng các đại gia, đại thần trong dinh thự xa hoa đang bị những lời chỉ trích, dèm pha. 




Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/cong-van-hoa-toc-cua-nha-chua.html

Công văn hỏa tốc


Biếm họa Babui (Danlambao)

Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/cong-van-hoa-toc.html

Karl Marx bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Nguyễn Tấn Dũng

Karl Marx bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Nguyễn Tấn Dũng

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Ngày 12/09/2012 trên các báo lề phải (mà không phải) , lề trái (mà không trái) đều có in lệnh cấm tự do báo chí của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, có đoạn viết như sau: "Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước".

"Chinhphu.vn – Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước..
Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: "Dân làm báo", "Quan làm báo","Biển Đông"… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch..." (hết trích)

Chúng tôi xin mượn lời của ông tổ chủ nghĩa cộng sản là KARL MARX bàn về tự do báo chí để chống lại cái lệnh cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát ra. Dưới đây toàn là lời Marx, tuyệt đối không cần lời bình của chúng tôi. Mà lời Marx trích trên website đỏ rực có tên là  http://www.marxists.org:

"Anh muốn người khác đối xử với anh như thế nào thì anh hãy đối xử với họ như vậy...

Tự do báo chí cũng vốn có cái vẻ đẹp của nó... và cần phải yêu nó để có thể bênh vực nó.

Tự do báo chí, cũng giống như người thầy thuốc, không hứa hẹn sự hoàn thiện cho mỗi dân tộc cũng như cho toàn thể nhân loại...

Nếu sự chưa trưởng thành của loài người là lý do thần bí chống lại tự do báo chí, thì kiểm duyệt là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại sự trưởng thành của loài người...

Sự giáo dục thật sự không phải là bắt con người suốt đời nằm trong tã lót... Nếu tất cả chúng ta nằm trong tã lót thì ai sẽ quấn tã lót cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong nôi thì ai sẽ đưa nôi cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong tù thì ai sẽ là người coi tù?...

Báo chí bị kiểm duyệt, với sự giả dối của nó, với cái ngôn ngữ của gã hoạn quan của nó, với cái đuôi chó ve vẩy của nó thì chỉ bộc lộ cái bản chất của nó mà thôi... Gã thái giám không còn là đàn ông mặc cho hắn ta có giọng nói tốt đến đâu đi chăng nữa. Còn báo chí tự do vẫn tốt ngay cả khi nó mang lại những kết quả xấu, bởi vì những kết quả xấu ấy chỉ là những cái đi chệch bản chất của báo chí tự do. Thiên nhiên vẫn tốt ngay cả khi nó sinh ra những quái vật. Bản chất của báo chí tự do là bản chất đạo đức, cá tính, có lý tính của sự tự do. Bản chất của báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật không có cá tính của sự thiếu tự do, là con quái vật được văn minh hóa, là cái quái thai được tắm nước hoa...

Sự kiểm duyệt chân chính, bắt nguồn từ bản chất của báo chí tự do, là sự phê bình. Sự kiểm duyệt của nhà nước là sự phê bình độc quyền của chính phủ... Khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân lại trở thành một đảng phái, khi sự phê bình không phải là lưỡi dao sắc bén của lý tính mà là lưỡi kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự  phê bình,... coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, - khi đó lẽ nào sự phê bình không đánh mất sự hợp lý tính của mình?...

Ở một nước có sự kiểm duyệt thì bất cứ tập sách nào không qua kiểm duyệt mà được xuất bản thì đều là một sự biến. Tập sách ấy được coi là kẻ tử vì đạo, mà kẻ tử vì đạo thì không thể thiếu vầng hào quang và những tín đồ bao quanh nó...

Không thể lợi dụng được những ưu điểm của báo chí tự do nếu không đối xử độ lượng với những bất tiện của nó. Hồng nào mà chẳng có gai! Nhưng quý vị hãy thử nghĩ xem quý vị mất gì cho báo chí tự do!?...

Báo chí tự do là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân của sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là sợi dây liên hệ biết nói, nối liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới...Báo chí tự do là tấm gương tinh thần mà trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, là tinh thần nhà nước mà mỗi túp lều tranh đều có thể có được với chi phí thấp hơn chi phí dành cho phương tiện thắp sáng...Báo chí tự do là thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ hiện thực rồi lại chảy về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí, dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào...

Chỉ có báo chí bị kiểm duyệt mới có tác dụng làm suy đồi đạo đức. Đạo đức giả, đó là tệ lớn nhất của nó... Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,... Còn nhân dân thì một phần rơi vào mê tín chính trị, một phần rơi vào ngờ vực chính trị, và một phần thì hoàn toàn quay lưng lại đời sống dân tộc và chỉ sống với cuộc sống riêng tư...

Cũng vì nhân dân buộc phải coi những tác phẩm tự do của tư tưởng là những tác phẩm phạm pháp, cho nên họ quen coi cái phạm pháp là tự do, coi cái tự do là phạm pháp, coi cái hợp pháp là không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần nhà nước như thế đấy!...

Kẻ nào có lưỡi mà im lặng, hoặc có kiếm mà không đâm, kẻ đó sống chỉ vô ích!...

Tinh thần con người phải được phát triển một cách tự do theo quy luật vốn có của nó và phải được quyền thông báo cho người khác biết điều mà họ đã đạt được. Nếu không như thế thì những dòng suối mát sẽ biến thành những bãi lầy hôi thối... Nếu như một người không có quyền chỉ trích thì cả lời khen của người ấy cũng vô nghĩa..." (hết trích)

Karl Marx, 04/1842

Sài Gòn ngày 13/08/2012


Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/karl-marx-bac-bo-van-ban-cam-tu-do-bao.html

Đảng Cộng Sản Việt Nam cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận

Đảng Cộng Sản Việt Nam cần khái niệm sơ đẳng về tự do ngôn luận

Ông Bút (Danlambao) - Thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng, tranh đấu cho quyền làm người, một trong các quyền căn bản, có quyền tự do ngôn luận. Thật ra tự do ngôn luận chẳng có gì mới mẻ. Trong Cổ Học Tinh Hoa, kể chuyện Tử Sản, phò tá Trịnh Giản Công, được cử làm quan Tướng Quốc, ông có nhiều canh tân nước Trịnh hùng cường, song những canh tân ấy, trong nhất thời đã làm tổn hại quyền lợi nhiều người. Vì thế dân thường tụ tập trong các hương hiệu, (như trường làng ngày nay) để phê bình, hầu hết là những lời chê bai, chống báng. Các quan Đại Phu gặp Tử Sản đề nghị: Dẹp bỏ các hương hiệu, để người dân không còn chỗ và cơ hội tụ tập nói xấu đường lối triều đình.

Tử Sản đáp: Người dân tụ tập ở các hương hiệu, có gì sai? Họ bàn điều gì tốt, chúng ta nghe theo, điều gì xấu thuộc về triều đình, chúng ta sửa đổi. Như vậy dân chúng chính là thầy của chúng ta. Sao lại đi hủy bỏ hương hiệu? Ta thường nghe nói dùng lòng trung thành, lương thiện để giảm bớt oán hận của người khác, chứ chưa hề nghe nói việc cậy quyền, cậy thế mà ngăn được lòng oán hận bao giờ. Dùng quyền thế để ngăn cấm, có hiệu lực tức thì, nhưng chẳng khác nào xây tường ngăn nước, nước sẽ càng đầy, tường càng dễ bị phá vỡ và tổn thất càng thêm nặng. Nếu biết dùng phương pháp khai thông nước, thì có thể yên ổn dẫn nước chảy vào biển cả. Lời nghị luận của dân, giống như nước, phải cho dân chúng có chỗ bàn thảo, thì mới không tích chứa oán thù, thành tai họa. Vì thế không nên hủy bỏ các hương hiệu. Cứ xem lời bàn luận của dân, như những phương thuốc để chúng ta trị bệnh vậy.

Hàng ngàn năm trước, loài người đã khát khao tự do ngôn luận, và đã có nhà cai trị minh mẫn hiểu được giá trị của nó, bài học trên đây quá đơn giản, một đứa mục đồng, chăn trâu nghe qua cũng hiểu. Đảng CSVN không thể hiểu và đương nhiên không dám áp dụng, (nếu hiểu) vì Tử Sản và triều đình nhà Trịnh cố công chấn hưng đất nước, đảng CSVN cướp được chính quyền, ngụy trá được một thuở, "chí công vô tư" để hoàn toàn thu tóm, sau đó đem giang sơn chia chác. Kẻ làm lớn hưởng được nhiều, kẻ nhỏ hưởng ít hơn, người không được hưởng giả lơ, giả điếc để chết già được chôn đúng tiêu chuẩn, được đặt tên cho con đường! Mặc cho dân tình đói khổ, mặc cho tổ quốc bị giặc Tàu xâm lược.

Tử Sản chí tâm vì nhà Trịnh, không tư lợi cho riêng mình, nên không sợ thiên hạ nghị luận.

37 năm, sau ngày chiếm Miền Nam, tài sản cán bộ giàu nứt đố đổ vách, tài sản chảy ra tới ngoài đường, đường nằm trong hình cong chữ S, đường ở tận Phi Châu, Á Châu, Hoa Kỳ v.v... chính vì điều này các ông phải bịt miệng dân.

Tuy nhiên sức mạnh đảng CSVN đang đè lên một cái lò xo, sức nén càng mạnh, sẽ nhận lại sức bật ngược tương tự. Mai này Nguyễn Phú Trọng, dẫu "cướp được chính quyền" từ Nguyễn Tấn Dũng, tài sản cùng tài nguyên đất nước tiếp tục chảy máu, cứ xem hành động xu phụ giặc Tàu của vây cánh Trọng, Sang thì biết, người yêu nước chân chính không như vậy, Trọng-Sang mới lên, chưa được lòng tin Bắc Kinh, họ ra sức tranh thủ, họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của tổ quốc, để tạo thế và lực nhằm khử trừ Nguyễn Tấn Dũng, và sẽ tiếp tục đè lên chiếc lò xo đã quen chịu đựng, chờ ngày...

Từ nguyên nhân nào, báo lề dân "xuyên tạc, bịa đặt"? Đơn cử việc đảng CSVN bắt Dương Chí Dũng, (DCD) sau đó loan tin mờ mờ ảo ảo, căn cứ nguồn tin không rõ ràng của báo đảng, báo dân đoán mò! Trong khi đó bất quá DCD, chỉ là tên thụt két, ăn cắp của công, chứ đâu phải là tên chính trị, đầu sỏ khủng bố gì, đảng phải úp úp, mở mở thật phi lý, đảng có thể không công khai nơi giam giữ DCD, vì sợ đồng bọn cướp nhà lao, hoặc thông tin tức, trở ngại việc lấy cung, nơi bắt DCD có gì quan trọng phải bưng bít? Tại sao đảng không dám nhìn vào nguyên nhân, lại lo sợ hậu quả?

Tính công bằng, trong tự do ngôn luận.

Từ xưa đến nay, CSVN chỉ hầm hồ, nói báo khác không ở trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng là xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, là thế lực thù địch... nếu Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Đông v.v... xuyên tạc, đảng viết bài phân tích, phản biện, gởi ngay những báo này, vì lương tâm nghề nghiệp buộc họ phải đăng lại, độc giả là trọng tài lượng định sự đúng sai, ngược lại họ không dám đăng, chính họ là kẻ thua cuộc, chạy trốn khỏi vũ đài, đảng không đáng quan tâm, đảng CSVN "anh hùng" có dám làm như thế không? Tất nhiên không dám, đảng sợ sệt công luận, vì đảng luôn luôn làm sai, người dân luôn luôn đúng, biết điều này đảng dùng bạo lực khớp miệng dân!

Điểm lại một số việc đảng làm sai, nhưng chưa bao giờ đảng tự thấy, tự nói: Sai, chỉ có người dân nói đảng sai.

1/ Cải cách ruộng đất
2/ Khủng bố Nhân Văn Giai Phẩm
3/ Tàn sát hơn 5,000 dân Huế, trận Mậu Thân.
4/ Pháo kích bừa bãi, trên đường người dân lánh nạn, tạo nên Đại Lộ Kinh Hoàng.
5/ Đánh tư sản, cướp của cải Miền Nam, chở về Bắc.
6/ Kinh tế mới, đẩy người dân vào rừng sâu, núi hiểm chiếm nhà của họ.
7/ Tàn sát, đọa đày người dân vượt biên, vượt biển.
8/ Hợp tác hóa Nông, Công, Thương Nghiệp, phá sản kinh tế, đưa đất nước tới đói nghèo.
9/ Xóa sổ tôn giáo chính thống, ngụy tạo tôn giáo quốc doanh.
10/ Cướp đất dân nghèo, tạo tình cảnh dân oan, dân oán khắp nơi nơi.
11/ Bao che cho Công An du côn, lưu manh tự do giết dân.
12/ Khiếp nhược với giặc Tàu, hung ác với dân yêu nước.

Ai đại diện cho đảng CSVN, từng đọc các trang mạng đảng cấm, xin trả lời: Đảng có tự thấy sai bao giờ chưa? Hay chỉ có những người dân "quá kém hiểu biết" và "dân trí thấp" mới thấy đảng sai?

Người ta nói "cai trị là tiên liệu", Thủ Tướng ra "công văn hỏa tốc" chẳng khác nào đứa con nít, cầm cái que, thọt vào tổ ong vò vẽ! Mới có 15 phút, tới 200 cú đốt (còm) phù mỏ.

Tại sao "chính phủ" cấm báo lề dân?

Những người làm đĩ, ai nói họ làm đĩ, dĩ nhiên là nói đúng, và cũng dĩ nhiên bị chúng chửi, chửi không phải vì xúc phạm đến "danh dự nghề nghiệp" của họ, không phải "xuyên tạc, vu khống, bịa đặt," chửi: Vì thế lực thù địch (1) nói đúng quá!



1- Khỏi ngoặc kép thế lực thù địch, vì TLTĐ là toàn dân và chính nghĩa


Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/ang-cong-san-viet-nam-can-khai-niem-so.html

Con hổ sa lưới

Con hổ sa lưới

The Economist (Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ) - Với triển vọng ít ỏi về một cuộc cải cách có ý nghĩa, nền kinh tế có thể còn nguy ngập hơn.

Đối với một giới lãnh đạo Cộng sản từng tự hào mang lại ổn định chính trị và kinh tế cho đối tượng 90 triệu dân của mình, chắc chắn vài tuần qua tại Việt Nam giống như một cơn ác mộng. Đã có nhiều hiện tượng rút tiền khỏi ngân hàng, các giám đốc điều hành bỏ trốn, bị bắt giữ và các cơn hoảng loạn tín dụng vốn chưa từng xảy ra ở đất nước này trong bao nhiêu năm trời. Không khí ngày 7 tháng 9 là một cơn sốt đến nỗi phó thống đốc ngân hàng trung ương phải vội vàng phủ nhận tin đồn là chính phủ vừa yêu cầu IMF đứng ra bảo lãnh giải cứu nền kinh tế. 

Chỉ một sự hiện diện của đội ngũ IMF tại thủ đô Hà Nội, dường như đã gây nên cơn rúng động mới nhất. Tuy nhiên, sự khó chịu thực sự chỉ bắt đầu gần đây qua việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên vào ngày 20 Tháng Tám, một doanh nhân sáng chói, người sáng lập Ngân hàng cổ phần Thương mại Châu Á (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất của đất nước. 

Dù rời khỏi hội đồng quản trị của ACB từ năm ngoái, việc bắt giữ ông Kiên vì những quy kết mơ hồ vì "kinh doanh bất hợp pháp" đủ để bắt đầu một cuộc tháo rút tiền ra khỏi ngân hàng và một cơn sụt giảm tại thị trường chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh ( nơi ngập ngừng gợi nhớ đến người Mác Xít vĩ đại có thể từng nghĩ đến việc đặt tên mình ở đó). Niềm tin tiếp tục bị suy yếu khi giám đốc điều hành ACB bị bắt vì các cáo buộc "sai phạm về kinh tế". Toàn thể bộ phim nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản lý cẩu thả và cho vay tứ tán, các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng thảm khốc, và tham nhũng cùng lãng phí đang tràn ngập nền kinh tế. 

Những việc này chẳng bao giờ là một điều khó hiểu, nhưng trong những năm bùng nổ giữa thập kỷ trước, khi nền kinh tế đang tăng trưởng 8% một năm và đầu tư nước ngoài được tuôn vào, không một ai nghĩ đến. Bây giờ, khó khăn lan rộng với tăng trưởng chậm lại, các khoản nợ kinh doanh khổng lồ và sự cạnh tranh hơn từ những nơi như Cambodia, Indonesia và Myanmar. Hai tháng trước, việc ngân hàng trung ương thừa nhận các khoản nợ xấu đã lên đến 10% của tất cả các khoản vay ngân hàng, tăng gấp đôi mức độ từng thừa nhận trước đây cũng chả giúp cho tình hình khá hơn. Con số thực tế có thể là hai hoặc ba lần. 

Bế tắc ở Hà Nội 

Và do đó, niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ các nhà đầu tư phương Tây đang đổ nhào. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, ở mức 8 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm nay, thấp hơn 1/3 so với một năm trước đó. Trong đó, Nhật Bản chiếm hoàn toàn một nửa. 

Cố gắng nhìn vào khía cạnh tươi sáng của sự việc, một số doanh nghiệp địa phương đã hoan nghênh các ngân hàng trung ương vì tối thiểu đã dám thừa nhận các số liệu ảm đạm - vốn không bao giờ được chấp nhận trong quá khứ. Tương tự, họ nói rằng việc bắt giữ ông Kiên cho thấy một quyết tâm mới của chính phủ để trấn áp những sự thái quá. 

Thật vậy, các vụ bắt giữ các nhân vật nổi tiếng và sa thải khác đã diễn ra trong năm nay. Chín giám đốc điều hành Vinashin, một công ty đóng tàu và là một trong các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, thống trị nền kinh tế, bị bỏ tù đến 20 năm sau sự việc công ty gần sụp đổ dưới 4,5 tỷ USD nợ. Người đứng đầu một doanh nghiệp khổng lồ, Điện lực Việt Nam, đã bị sa thải sau khi công ty này bị lỗ hơn 1 tỷ USD năm ngoái. 

Tháng này công an đã bắt giữ viên cựu lãnh đạo hãng tàu quốc gia từng bỏ trốn từ tháng ba sau một cuộc điều tra về tham nhũng tại công ty. Trong bối cảnh này, một nhà đầu tư dài hại người nước ngoài ở trong nước cho rằng việc bắt giữ ông Kiên là "tích cực và cần thiết", là dấu hiệu cho thấy một động lực chống tham nhũng đang được tăng tốc. 

Những nhà phân tích tình hình khác hoài nghi hơn, lập luận rằng các vụ bắt giữ vì động cơ chống tham nhũng thì ít mà đa phần là hậu quả của một cuộc chiến dành quyền lực ở thượng tầng Đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Trương Tấn Sang. Các giám đốc điều hành Vinashin và Nguyễn Đức Kiên từng là những người đồng minh thân cận với thủ tướng, và sự sụp đổ của họ sẽ làm suy giảm vị thế của ông. 

Những gì hơn thế nữa là, Nguyễn Quang A, một kinh tế gia độc lập đã lập luận, ngay cả nếu những vụ bắt giữ này thực sự báo trước một chiến dịch phối hợp để loại bỏ những ông chủ nhũng lạm, cũng khó có thể làm trầy xước được lớp bề mặt của các khó khăn kinh tế đã bám chặt rể của đất nước. Chốn ưu tiền của các doanh nghiệp nhà nước - nắm giữ hai phần năm sản lượng của đất nước - chủ yếu chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ ăn hối lộ, phân bố nguồn lực sai lầm và chi tiêu điên dại vốn đã kéo Việt Nam đi xuống. 

Các giám đốc điều hành nước ngoài nói rằng làm ăn ở đất nước này là một cơn ác mộng. Không chỉ tống một vài người vào tù, ông A nói, mà toàn bộ hệ thống cần phải thay đổi. 

Tương tự Trung Quốc, những người Cộng sản bám vào các doanh nghiệp nhà nước như một phương tiện để giữ kiểm soát chính trị đối với kinh tế. Tuy điều ấy có nghĩa là kết nối chính trị nhưng các nhà quản lý không đủ năng lực đã được phép xây dựng những đế chế sắc màu rực rỡ - thường bao gồm các công ty taxi, ngân hàng, khách sạn và nhiều loại khác - vốn không có ý nghĩa kinh doanh là bao. Cách làm ăn như thế chỉ giúp một ít chủ nhân giàu có thêm nhưng chồng chất các khoản ợ khổng lồ lên các doanh nghiệp nhà nước , để cuối cùng, chính phủ phải chịu trách nhiệm. 

Đảng Cộng sản cho thấy không có dấu hiệu cắt giảm những hoang phí nơi các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ mới năm ngoái, họ lặp đi lặp lại cam kết mạnh mẽ của mình rằng đảng phải tiếp tục đóng "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế. Hiện nay, nếu có điều gì quyết tâm hơn để kiểm soát chính trị thì chính là việc các cơ quan chức năng đã tích cực một cách bất tưòng trong việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người kêu gọi dân chủ hơn. Cụ thể là, những người viết blog bị săn lùng, bị kết án tù nặng nề vì "tuyên truyền chống nhà nước". 

Điều ấy thật khó có thể cho thấy là hành vi của một chính phủ muốn cải tổ hệ thống. 

Nguồn: The Economist


Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/con-ho-sa-luoi.html

Biểu tượng của sự lãng phí mang tên Vinaline

Biểu tượng của sự lãng phí mang tên Vinaline

Đào Tuấn4,1 tỷ đồng cho một lễ khởi công, cho dù đối với một cảng trung chuyển tầm cỡ…quốc tế, kể ra cũng là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Nhưng hóa ra, 4,1 tỷ đồng cho lễ khởi công Vân Phong vẫn chưa phải là giới hạn cuối cho biểu tượng của sự lãng phí mang tên Vinaline.

Tháng 10-2009, lễ khởi công dự án Cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong đã được Vinaline tổ chức đặc biệt hoành tráng. Sau này, độ "hoành tráng" được mô tả bằng một con số trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ: Theo quy định, lễ khởi công chỉ được phép tiêu tối đa 50 triệu đồng, song Vinalines đã chi tới 4,144 tỉ đồng để tổ chức

Ngay sau đó, trả lời câu hỏi "tiền đâu", TGĐ Vinaline, ông Dương Chí Dũng đã sử dụng thuật ngữ "phát huy tối đa nội lực của chính mình". Nào là huy động từ quá trình tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, trích lợi nhuận ra đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hàng hải. Nào là huy động nguồn vốn từ công tác sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp của ngành hàng hải. Rồi thì "Huy động vốn thông qua các nguồn tiền niêm yết các cổ phiếu của các doanh nghiệp đã cổ phần ra thị trường chứng khoán trong nước và tới đây sẽ niêm yết ra thị trường quốc tế". Và ghê nhất là việc "Thuê tư vấn nước ngoài đánh giá các hệ số tín nhiệm của Vinalines để tự phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài để thu hút tài chính vào các dự án trọng điểm có hiệu quả"... 

Tất cả đều là ảo, đều là những "con cua trong lỗ" khi mà tại thời điểm khởi công dự án, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ "chưa có tổ chức tài chính nào bảo đảm vốn đầu tư cho dự án". 4,1 tỷ đồng cho một lễ khởi công, cho dù đối với một cảng trung chuyển tầm cỡ… quốc tế, kể ra cũng là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Nhưng hóa ra, 4,1 tỷ đồng cho lễ khởi công Vân Phong vẫn chưa phải là giới hạn cuối cho biểu tượng của sự lãng phí mang tên Vinaline. 

Cuối năm ngoái, Dự án phải tạm dừng sau khi đã khởi công được 2 năm để "khảo sát lại địa chất". Và giờ, 3 năm sau lễ khởi công hoành tráng, Vân Phong phải tạm dừng trong hoàn cảnh hàng trăm cọc thép đóng dở, hoặc không đảm bảo quy chuẩn do… thừa độ dài, đã gỉ sét; các hạng mục trị giá hàng trăm tỷ đồng khác đang bị bỏ hoang, người chịu trách nhiệm trực tiếp, ông Dương Chí Dũng, vừa bị bắt giữ. Và đặc biệt là vốn đầu tư, do thời gian kéo quá dài, đã "đội" từ 3.000 tỷ năm 2007, lên gấp đôi (6.000 tỷ) vào thời điểm khởi công, và giờ đã "dự kiến" lên tới hơn 10 ngàn tỷ. Không biết bao nhiêu tiền của, công sức, và cả tâm huyết giờ coi như đổ cả xuống sông, xuống bể. 

Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ Thuật Biển TP HCM, ông Doãn Mạnh Dũng, có lần lấy số liệu lượng hàng hóa nhập khẩu trong nước và hàng trung chuyển năm 2010 vào khoảng 1,05 triệu TEU, đã ước tính số tiền bị thất thoát do nguồn lực của cảng Vân Phong không được khai thác vào khoảng 336 triệu USD/năm. Kể từ khi ý tưởng xây dựng Cảng Vân Phong được khởi xướng năm 1997, đã 15 năm trôi qua, cảng trung chuyển quốc tế chiến lược, động lực cho kinh tế biển, không chỉ của miền trung, vẫn nằm trên giấy. Và vẫn sẽ còn nằm trên giấy chưa biết đến bao giờ. Bởi lời "kêu gọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng Dự án" thực ra cũng giống với việc thừa nhận sự bất lực. Đổi lại, chỉ nhẹ như bấc là một lời nói "thông cảm" của Bộ trưởng Bộ GTVT. 

4 năm trước nhà khoa học ngay thẳng Doãn Mạnh Dũng đã viết rằng: "Yếu tố tự nhiên tốt sẽ đem lại lợi nhuận còn lớn hơn cả sức lao động mà con người phải bỏ ra". Chỉ có điều, ông Dũng, và tất cả những người quan tâm đến Vân Phong quên mất một điều rằng yếu tố tự nhiên cần phải có sức lao động của con người, chứ không phải chỉ những lời chém gió, dù là của người đứng đầu một tập đoàn kinh tế nhà nước từng được xem là hùng mạnh. Bỏ hoang tài nguyên chiến lược, dù với bất cứ lý do nào, có lẽ, đó mới là sự lãng phí lớn nhất.



Original Page: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/bieu-tuong-cua-su-lang-phi-mang-ten.html