Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

16 tháng 4 2011

Cách “đối thoại” của Philippine với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biển đảo


Philippine gửi thư phản đối yêu sách vô lý của Trung Quốc về đường lưỡi bò trên Biển Đông lên LHQ có chậm so với một số nước, nhưng những việc họ tiếp tục triển khai bất chấp kẻ đầu gấu lên giọng đàn anh xem ra thật đáng nể. Cũng vậy, hai năm trước, việc Malaysia từng cho máy bay phản lực đánh đuổi tàu Ngư chính TQ xâm phạm vùng lãnh hải mà Nhà nước Malaysia tuyên bố chủ quyền làm tàu Ngư chính cuối cùng lủi chạy khiến người dân láng giềng là Việt Nam theo dõi mà nở mày nở mặt. Sướng cho người thì mặt lại bỗng lựng đỏ trước không ít hình ảnh thường khi cứ đập vào mắt: những con thoi ngoại giao qua lại như bươm bướm cùng một vài cái nâng tay trân trọng và cái đầu cúi. Dân ta bảo nhau: Yên chí. Đó là bọn Troang, bọn Phuchien, bọn Quangtong, Quangxy... lạc loài nào đấy chứ đâu phải người Việt – giống Lạc Việt xưa nay không có thói quen này.

Bauxite Việt Nam

1. TQ 'phản pháo' trước thư của Philippines

clip_image002

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về lá thư của Philippines

Một ngày sau khi có tin Philippines gửi thư lên Liên Hiệp Quốc để phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, Bắc Kinh lên tiếng nói điều này "không thể chấp nhận được".

Trong thư ngoại giao (note verbale) gửi lên LHQ hồi đầu tháng, Manila viết rằng tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc "không có cơ sở theo luật quốc tế".

Sau khi các hãng tin nước ngoài đưa tin về sự việc, Chính phủ Trung Quốc lập tức lên tiếng nói sẽ không chấp nhận điều này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố khu vực yêu sách hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Hồng Lỗi nói với các nhà báo: "Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại Biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý".

"Chính phủ Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà chính phủ Philippines đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc".

Trước đó các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng đã lên tiếng phản đối khi Trung Quốc đệ trình bản đồ thềm lục địa mở rộng lên Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009, trên đó có mô tả đường chín đoạn bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.

Tranh chấp

Chính phủ Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc.

Người phát ngôn Hồng Lôi

Nhiều nước, trong đó có Philippines, Trung Quốc và Việt Nam, đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, khu vực được cho là giàu tài nguyên và có những tuyến hàng hải vô cùng quan trọng.

Trong note verbale gửi lên bộ phận chuyên trách Luật biển của LHQ, Philippines tuyên bố quần đảo Kalayaan (Trường Sa) là bộ phận không thể tách rời của Philippines và nước này có chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo này, cũng như các vùng biển xung quanh.

clip_image004

Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Cường cũng từng lên tiếng tại Hà Nội về chủ đề biển đảo

Manila viện dẫn Công ước về Luật biển của LHQ (UNCLOS) để minh chứng.

Bởi vậy, theo Philippines, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc "đối với các vùng biển, đáy biển và thềm lục địa không có cơ sở nào theo luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS".

Tuần này Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Được biết, một trong các nội dung quan trọng trong hội đàm hai bên là giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Đây là một trong các đoàn quân sự cấp cao nhất từ trước tới nay sang thăm Việt Nam, thành phần đoàn được biết có các quan chức hàng đầu như Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ Mã Hiểu Thiên và Phó Tư lệnh Hải Quân Từ Hồng Mãnh.

Một điều đáng chú ý là nội dung Biển Đông được nhắc tới trong hầu hết các bản tin mà báo chí Việt Nam đăng tải.

Thế nhưng tin của các hãng Trung Quốc như Tân Hoa xã phát đi từ Hà Nội không đề cập tới khía cạnh này mà chỉ nói chung chung về việc Việt Nam và Trung Quốc cam kết phát triển quan hệ giữa hai quân đội.

2. Philippine tăng cường tuần tra ở quần đảo Trường Sa

clip_image005

MANILA — Quân đội Philippine tuyên bố vào hôm thứ Sáu rằng họ có kế hoạch sử dụng một tàu chiến mới do Mỹ sản xuất để tăng cường tuần tra tại vùng biển tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] giữa lúc căng thẳng lại bùng lên giữa Philippine với Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền đối địch nhau.

Hải quân Philippine đang xem xét sử dụng tàu tuần tra hiện đại thuộc lớp Hamilton mới mua của Mỹ gần đây tại khu vực gần vùng biển mà Philippine tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Jose Mabanta đã cho biết như vậy.

"Đó là một trong những khu vực có thể xảy ra căng thẳng. Chúng tôi thực sự phải bảo vệ một số khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi và quần đảo Trường Sa là một trong những khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi", Mabanta đã trả lời AFP khi được hỏi liệu chiếc tàu chiến đó có được triển khai hay không.

Mabanta nói rằng một thủy thủ đoàn hiện đang được huấn luyện tại Mỹ về điều khiển tàu tuần tra và dự kiến họ sẽ trở về Philippine trong tháng 6.

Hải quân Mỹ mô tả chiếc tàu thuộc lớp Hamilton đó là loại tàu có sức bền lớn được trang bị các hệ thống vũ khí tác chiến gần.

So với hải quân Trung Quốc thì Hải quân Philippine [hiện] có một đội tàu nhỏ và cũ.

Đội tàu của Philippine gồm những chiếc tàu cũ của Hải quân Mỹ được Philippine mua lại, chiếc hiện đại nhất là Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống thuộc lớp Cannon được đóng trong Thế chiến II và là một trong những chiếc tàu chiến cũ nhất của thế giới hiện đang còn hoạt động.

Philippine và Trung Quốc cùng với Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam hiện đang tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa được cho là nơi có nhiều tài nguyên

clip_image006

khoáng sản và nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng.

Tranh chấp lại bùng phát trở lại hồi tháng trước khi Manila than phiền rằng tàu tuần tra của Trung Quốc đã quấy rối một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Philippine ở vùng biển tranh chấp gần quần đảo Trường Sa. 

Philippine sau đó đã công bố các kế hoạch tiếp tục thăm dò dầu khí tại vùng biển đó và nâng cấp sân bay quân sự trên một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa và đệ trình một thư phản đối chính thức lên Liên Hiệp Quốc về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Giữa lúc căng thẳng bùng phát, Trung Quốc lại lặp lại những tuyên bố chủ quyền của một mình họ đối với tất cả các khu vực đang tranh chấp và vùng biển tiếp giáp, hầu hết các khu vực đó đều nằm gần đất liền của Philippine hơn là đất liền của Trung Quốc.

Mỹ coi Philippine là một đồng minh quân sự không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hai nước này đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào năm 1951.

Trung Quốc đã nhiều lần nói với Mỹ rằng Mỹ không có quyền can thiệp vào tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

AFP

Hiền Ba dịch

Nguồn: Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011 15/04/2011

http://boxitvn.blogspot.com/2011/04/cach-oi-thoai-cua-philippine-voi-trung.html


Không có nhận xét nào: