Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

21 tháng 6 2010

Kisssinger viết gì về TT Nguyễn văn Thiệu


Lời người dịch:
Nhằm mục đích cống hiến quý bạn đọc những giòng hồi ký của ông Kisssinger liên quan đến cố TT Nguyễn văn Thiệu tôi xin trích dịch một trích đoạn của ông ta những trang viết liên quan đến cố TT Thiệu. Tôi xin nhấn mạnh đây là dịch thuật và hoàn toàn không phải ý kiến cá nhân của tôi.
xuân khê
-------------------------------------------------
Lời dẫn:
Trong cuốn hồi ký "NHỮNG NĂM THÁNG BIẾN ĐỘNG (YEARS OF UPHEAVAL) cựu ngoại trưởng Henry Kissinger đã dành khoảng 6 trang viết về TT Nguyễn văn Thiệu trong dịp TT Thiệu đến San Clemente Hoa kỳ sau ký kết hiệp định Ba Lê 27/1/1973.Là đạo diễn chính cho hiệp định này, Kissinger lngười cảm nhận sự chống đối quyết liệt nhất từ tt Thiệu; thêm vào đó ông biết mình là kẻ quyền năng cho thời vận một nước đồng minh nhỏ bé là miền Nam VN. Từ đó ác cảm gia tăng giữa hai ngừơi : một kẻ từng là "quân sư" cho cố TT Richard Nixon, cường quốc số 1 Hoa kỳ. Phía đồng minh TT Thiệu , nhà lãnh đạo của một nhược tiểu tuy mang tiếng đồng minh, thân hữu nhưng bó tay trong mọi quyết định tối quan trọng. Ông Kissinger tuy đã làm xong nhiệm vụ của ông ta - một công thần nước Mỹ. Những ngày sau này khi hồi hưu , trong hồi ký chúng ta hi vọng ông Kissinger đối diện với lương tâm và sự thật viết lại những cảm nghĩ của ông về TT Nguyễn văn Thiệu. Hơn nữa hi vọng không còn sức ép nào để ông ta viết sai đi . Điểm chú ý chúng ta có thể nghĩ ra , ông Kissinger có thể xem thường TT Thiệu vì miền Nam lệ thuộc hoàn toàn vào viên trợ Mỹ nhưng ông ta không thể xem khinh TT Thiệu được . Trong hồi ký này ông Kissinger cũng thổ lộ những bất công từ báo chí Tây phưong cùng những cay đắng từ định kiến công luận Phương Tây vốn dĩ bị lèo lái theo truyền thông thiên tả.
Trích dịch:xuân khê.
lưu ý : trích dịch này hoàn toàn dành cho biên khảo và học thuật tuyệt đối không dành cho công việc thương mãi nào.
warning : The translation is absolutely for a quote in the review not for any commercial point .(xuân khê)
===========================
YEARS OF UPHEARVAL
Henry Kissinger
NHỮNG NĂM BIẾN ĐỘNG
Ông (*) Thiệu viếng San Clemente
Trước khi chúng ta (**)để tâm đến chuyện vi phạm của miền Bắc VN, chúng ta phải quan tâm đến một phấn nhỏ của đàm phán là cam kết của chúng ta(Hoa kỳ)đối với đồng minh tổng thống VNCH phải có cơ hội tới thăm tt Hoa kỳ như là phần khích lệ đi sau việc ngưng bắn.
Ông Thiệu đã nhiều tháng liền chống đối lại thỏa hiệp hòa bình chia cắt đất nước ông ta. Các điều khoản của hiệp ươc Ba lê còn tốt hơn ngay cả kẻ chỉ trích hay ủng hộ chúng ta đã nghĩ. Về đề xuất thương thảo phía ông Thiệu tự chấp thuận đề án 3 năm trong lúc phía Bắc Việt khó lòng chấp nhận chuyện này. Nếu chuyện này thành, ông ta đã khéo léo đưa trách nhiệm lên vai chúng ta. Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lãnh thổ. Đây không phải là điều sai của ông mà công luận Hoa kỳ thì lại không chấp nhận .
Ông Thiệu chống lại chúng ta(Hoa kỳ) bằng chiến thuật kiên trì...chúng ta cả hai đều đồng đến một kết luận, một miền Nam VN an toàn về lảnh thổ. Những ai trong chúng ta dự phần vào thương thảo hòa ước Ba lê đều không quá nghi ngờ cũng như không quá ngây thơ. Chúng ta nghĩ rằng Băc Việt sẽ gia tăng sức ép, nhưng chúng ta đã ngưng gia tăng mọi lực lượng và quốc hội chúng ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu chúng ta vượt quá giới hạn.Hoa kỳ hi vọng rằng thế bế tắc về quân sự ít nhất sẽ bảo đảm tính an toàn và có thể dẫn đến cuộc nói chuyện tay đôi giữa các phía VN với nhau. Ông
Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà địch quân trước mắt. Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu; còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hi vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà nôi ; Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ chú mục vào những điều không chắc chắn về lâu dài. Về căn bản ông Thiệu có thể đúng , vì chuyện là nôi các tt Nixon không thể chống đối nỗi những quyết định từ quốc nội và nếu giá dư có thuận lợi chăng thì nội các đó cũng tránh né ý niệm về trách nhiệm của chúng ta. Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông , nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận.
Những điều khoản rất hòa bình chúng ta đã đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm. Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông , một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và
ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta.
Ông Thiệu viếng Hoa kỳ từ hôm 2/4/1973. Chúng ta chẳng được chút gì tự hào vê chuyến viếng thăm này. Suốt cuộc chiến vừa qua chúng ta chiến đấu vai bên vai với người dân đất nước ông , rất khó lòng chấp nhận ông vào thăm trong nội địa Hoa kỳ vì một nỗi e ngại sự chống đối của dân chúng. TT Hoa kỳ và ông đã kín đáo gặp nhau lần lượt tại Guam, Hawaii, và tại Midway. Ông Thiệu chưa bao giờ được phép đặt chân vào nội địa Hoa kỳ.
Chuyến viếng thăm của ông Thiệu vào Hoa kỳ năm 1973 là cố tâm tạo dựng một biểu tượng về mối dây giao hảo trong giai đoạn hòa bình mới mà sự hi sinh của chúng ta dành cho một miền Nam tự do. Chuyện gần như hoàn toàn trái ngược. Sự chấm dứt chiến tranh chưa hẳn làm thôi nguy cơ chống đối của công chúng. Do đó chúng ta phải tiếp đón nhà lãnh đạo một nước đồng minh tại tòa ''Bạch Ốc tại bờ Tây" tức là San Clemente, mà hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ cùng đồng minh và hàng trăm ngàn sinh mạng người VN phải hi sinh cho nền tự do của họ. Những buổi lễ tiếp đón và đưa tiễn phải bị thu hẹp lại cơ ngơi của TT cùng canh gác nghiêm nhặt. Ngay cả buôi tiệc tối quốc gia cũng phải chuyển đổi thành bữa tiếp tân gia đình . Lý do bào chữa của TT Nixon vì phòng ăn tối chỉ đủ chỗ không quá mười hai khách nhưng thực ra vì mời nhiều khách khứa sẽ mang lại nỗi e sợ những vị khách quá khích chống đối.
Nhằm thực hiện lời hứa, phó TT Spiro Agnew được chọn làm vai trò chủ nhân tiếp đãi tại thủ đô. Tình cảnh buổi tiếp đó ông Agnew tiết lộ chớp nhoáng với tôi qua điện thoại trước khi phi cơ chở ông Thiệu hạ cánh. Agnew phàn nàn rằng chỉ có một nhân vật chính phủ là ông bộ trưởng lao động Peter J. Brennan đi theo để đón ông Thiệu thôi. Chỉ có một ít khách dự bữa tối đó với ông phó TT. Những nhân vật cao cấp trong nội các thì tìm cớ để ra khỏi thành phố lúc này. Đây là điều hổ thẹn vì những ngày tôi tùng sự tại Hoa thịnh Đốn mốt số nhân vật lãnh đạo Cộng Sản đã được tiếp đón một cách danh dự. Những giới chức cao cấp giành nhau đến dự cho được buổi dạ tiệc nhằm vinh danh những nhân vật trung lập đặc biệt họ từng chỉ trích nặng nề Hoa kỳ chúng ta. Nhưng một tổng thống chung thủy với một nước bạn bè thì chúng ta hững hờ phó mặc.
Những kẻ này đã lấy lý do về những khiếm khuyết dân chủ của ông ta làm lý do bào chữa và đẩy đưa cả dân tộc ông về phía kẻ thù của dân chủ. Không có sự kiện thuyền nhân chạy trốn khỏi VN khi ông Thiệu còn tại chức. Rõ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi.Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo tàn của chế độ CS. Ông Thiệu từng bước cố gằng mở rộng cơ cấu chính quyền - tuy chưa đầy đủ- ngay cả trong vùng CS kiểm soát nơi đó các giới chức của ông dễ thành mục tiêu.Theo phê phán của ông thì chuyện này chưa có lợi lộc nào cả.
Theo cảm nhận từ chúng ta, điều có phần chắc miền Nam VN mới chỉ phôi thai tạo dựng một thể chế dân chủ. Cũng có những phê phán công bình về sự hà khắc cùng tham nhũng. Nhưng những khi phe đối lập của ông Thiệu trình bày những rắc rối từ nền chính trị đa nguyên tại Sài gòn tới giới báo chí chúng ta thì chúng ta chưa ai so sánh với Hà nội cả ; một nơi mà đối lập chưa bao giờ được chấp nhận , báo chí bị kiểm soát và sự liên lạc với truyền thông ngoại quốc hoàn toàn bị cấm đoán. Nói gọn đi,đòi hỏi này thật khó lòng đáp ứng cho được tình thuận lợi cho cách nhìn kiểu Mỹ đối với ông Thiệu. Kh tôi thăm dò bạn bè Âu châu về chuyến thăm của Ông Thiệu đến Hoa kỳ ngay cả khi kết hợp công du hay cá nhân , có một sự im lặng khó hiểu. Ông và ngay cả ngoại trưởng của ông cũng chưa bao giờ được tiếp đón tại thủ đô các nước đồng minh ngoại trừ Ba Lê nơi diễn ra hòa đàm- một tiến trình giải thể chính phủ ông Thiệu- bước đầu tiên trong việc bỏ rơi- diễn khá hay. Trong lúc đó, bà Nguyễn thị Bình , cái gọi là bộ trưởng ngoại giao cho chính phủ MA :CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG SẢN , chưa hề có khả năng trình ra ngay cả một nơi làm thủ đô- thì lại được tiếp trọng thể tại Đông Âu.
Thật là một hiện tượng lạ đời , ngừơi ta cứ tự ru ngủ mình bằng cách cứ thuyết phục những người đứng đắn và chân thiện hướng chuyện phẩn nộ về đạo đức vào cái gọi là bảo thủ. Trong cuộc chiến tại Âu châu có khẩu hiệu " không có quân thù ở cánh tả " Vào những năm sau chiến tranh báo chí Tây Phương dãy đầy chuyện vi phạm từ các chế độ như Tây ban Nha , Bồ đào Nha, Nam Hàn , Hy lạp , Ba tư , Nam VN và một số khác , Trong khi đó có nhiều nước những cái gọi là "dân chủ nhân dân " đáng bị kiềm chế đáng phải hối cải về những chuyện tàn ác của họ vẫn tại Đông Âu hay chế độ chuyên chế thiên tả Thế giới Thứ Ba và dĩ nhiên có Cộng sản Bắc Việt.
Đừng bao giờ cho rằng các chế độ "tiến bộ" là đầy tớ của nhân dân- các thử thách về lòng trung thành phục vụ dân chúng- bởi vì các chế độ này hoàn toàn là những thể chế toàn trị mà những chế độ bảo thủ thường gặp rối loạn vì họ không có cả lý thuyết lẫn công cụ để đàn áp có hiệu quả. Đừng cho là các thể chế bảo thủ sẽ để yên cho lân bang và có trường hợp sẽ tự phát triển thành các thể chế dân chủ (Tây ban Nha, Hy lạp , Bồ đào Nha) khi quân đội Sô viết áp đặt ý muốn họ lên thế giới lấy danh nghĩa chủ thuyết đại đồng. Chưa hề có ghi nhận nào về sự tiến triển tốt đẹp cho các chế độ chính trị ở Thế giới Thứ Ba vào thời hậu chiến. Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn còn những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973 và sau này là Vua Shah của Ba Tư cùng trong cùng thập kỷ…
(*): Nguyên Văn : Thieu visits San Clemente : Mặc dầu không có (Mr.) nhưng đây là cách viết của người Mỹ không có ý là vô lễ vì theo báo chí Mỹ họ cũng viết trỏng là Bush, hay Clinton vậy thôi. Nên theo hoàn cảnh tôi dịch là Ông Thiệu.
(**): chúng ta tức là Hoa kỳ
source:
Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. 309-31


Khi Phó thủ tướng... nói thật!


clip_image002[3]Ai dám nói quan chức Việt Nam không biết nói thật, họ nói rất thật, người có lương tâm nghe sự thật mà rất đau lòng. Có vị than thở trước bàn dân thiên hạ: "Trên nói dưới không nghe", cũng có vị ra giọng nhân ái bảo rằng gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng "tôi chưa kỷ luật một đồng chí nào". Lý do chắc cũng đơn giản: sợ "kiến ăn cá rồi cá ăn kiến", tốt nhất là "dĩ hòa vi quý", thân Tàu, thân Tây không bằng chúng mình thân nhau.
Và gần đây lại thêm Phó TT Nguyễn Sinh Hùng bổ sung vào danh sách các quan nói thật với giọng điệu tự tin và kiêu ngạo đến... phát hãi. Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH) được truyền hình trực tiếp ông này đã nói một sự thật hết sức tệ hại dù người nghe có ngao ngán thì cũng chẳng làm gì được ông. Ông nói: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là "chặt chém" ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?"
Phải nói ngay rằng ở Việt Nam đừng nói là "chặt chém" ngay, mà cứ "chặt chém" từ từ cũng chẳng xẩy ra và nếu xẩy ra thì đúng không còn người để làm việc trong bộ máy chính quền. Cứ xét theo điều ông Hùng nói thì chẳng có vị nào là miển nhiệm trước tiêu cực, là không đáng phải "chặt chém", và ông cũng không ngoại lệ, cũng không phải "chỗ này, chỗ kia" mà tất cả không thiếu chỗ nào, sờ đâu trúng đó. Trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương còn ai "chí công vô tư", còn ai là "đầy tớ của dân"? Hình như chẳng còn ai. Ông nói: "thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây" câu này chắc ông áp dụng Thánh kinh, có thể được hiểu đầy đủ như sau: (ai trong số các đại biểu Quốc hội ngồi đây thấy mình trong sạch thì cứ ném đá chúng tôi). Ông tự tin vì phần lớn ngồi dưới là các "đồng chí" của ông nên họ hiểu mình hơn ai hết.
Và ông nói một câu như kết lại vấn đề: "bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn có khi sai nhỏ, nhưng các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" Đây được xem là phát biểu ấn tượng nhất trong tuần, là thật nhất trong năm. Đừng nói là QH bầu thành viên Chính phủ không kịp, mà tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan xí nghiệp quốc doanh, thậm chí chức Trưởng thôn cũng không thể nào bầu kịp. Vì dẹp thì chẳng có ai tồn tại và không có ai tồn tại thì lấy đâu mà tổ chức bầu với cử, nói chi đến chuyện kịp hay không? Điều ông nêu ra đang tồn tại một cách phi lý, một sự thực rất đau lòng nhưng tại sao vẫn không được thay đổi? Chỉ bởi vì chất vấn xong, phát biểu trả lời xong, nghe xong thì... đâu lại vào đấy. Sự thật có phải là dân ta không còn ai có thể thay thế những người đương nhiệm với chỉ số AQ ngất ngưởng như các ông không? Các ông cứ tỉnh ra một chút, một chút thôi là nghiệm thấy ngay.
Xin hỏi thật, hiện nay những thành phần ưu tú của xã hội có tài có tâm được bao nhiêu người trong bộ máy chính quyền các cấp? Những con người ấy họ không muốn tham gia vào bộ máy vì sợ làm hoen ố thanh danh họ, hay họ không biết bước vào bộ máy đó bằng con đường nào? Nếu có ai lọt được vào thì một mặt họ luôn nhận được câu hỏi của các đồng nghiệp: "anh vào đây bằng con đường nào?", mặt khác, điều họ nghe đầu tiên từ cấp trên của mình là l[fi chỉ thị, có thể chỉ là lời vô ngôn, rằng phải biết im lặng nếu muốn tồn tại. Và nếu có muốn nói cũng chỉ nên là những câu "ý em giống ý anh…".
Khi sự thực được nói ra trước cơ quan quyền lực cao nhất (QH), được truyền hình trực tiếp đến toàn dân, những đại biểu QH và người dân biết ưu tư với vận nước đều rất đau lòng. Người đại diện Chính phủ đã dám nói lên sự thật đấy, nhưng là nói lên một cách vô cảm, nói sự thực không phải vì trung thực mà là để ngạo nghễ thách thức QH, cử tri và công luận.
Khi nào thì cử tri trên quê hương Việt Nam có quyền lực đích thực được thể hiện ý mình thông qua lá phiếu do mình tự nguyện, để những lời nói thật đầy ngạo mạn kia không còn?
Mong là không còn lâu lắm. Mong lắm thay!

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

20 tháng 6 2010

Video: CNN phỏng vấn Blogger Mẹ Nấm

Đoạn phóng sự cho thấy Phóng viên CNN vào một tiệm Internet ở Sài Gòn và thử mở một trang tin về Nhân Quyền (Website của Human Rights Watch) thì bị tường lửa (Firewall) chặn lại.

Tuyệt vời! Một phóng sự rất có ý nghĩa đã đưa hình ảnh cuộc sống người dân VN bị kèm kẹp vì mất tự do thông tin với thế giới bên ngoài. Hôm nay 18/6/2010, đoạn phóng sự về chế độ bưng bít thông tin để mị dân của cộng sản VN đã được CNN chiếu khắp thế giới.


Khi được CNN phỏng vấn, Mẹ Nấm tâm sự qua dòng nước mắt uất nghẹn: "Tôi đã từ bỏ blog nhưng mà họ không để cho tôi yên... vì vậy tôi quyết định viết blog lại".

CNN: "Cô là một người phụ nữ can đảm. Cô có nghĩ Cô là một người phụ nữ can đảm không?"

Mẹ Nấm: "Không. Bởi vì tôi cũng sợ; nhưng ai sẽ lên tiếng nếu chúng tôi không lên tiếng?".

Đúng vậy Mẹ Nấm thân thương! Hoan hô Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh!

HLTL

* Source: http://lyhuong.net/viet/index.php?op...ndoc&Itemid=56

19 tháng 6 2010

Những con số


BVN chưa dám tin vào cách suy luận của bạn Đông A, tuy rằng đây là một suy luận logique khó lòng bác bẻ. Có lẽ một cách hiểu thỏa đáng hơn là, do cái đại dự án ĐSCT các ông Đảng bàn nhau đem ra trình QH nó lộ liễu quá, đến nỗi lương tri con người trong những đảng viên tỉnh táo cũng không cho phép họ thừa nhận, vì thế mà chỉ có 33% đảng viên cơ sở phải nhắm mắt "chấp hành" theo Đảng mà thôi. Chứ nếu mấy ổng quan tâm đến nước và dân thật sự, đề xuất những việc rõ ràng chỉ mong ích nước lợi dân, thì dù những điều họ đưa ra có mặt nào còn thiếu, còn sai, người ta cũng sẽ góp ý chân thành để bổ cứu cho đến lúc hoàn thiện. Vậy vấn đề là chỗ đứng vì dân trong mấy ổng đã biến dạng, còn đảng tính của đảng viên có suy sút hay không thì... chưa chắc.

Bauxite Việt Nam

Tôi để ý tới những con số của kết quả thăm dò ý kiến các đại biểu Quốc hội về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc. Tôi thấy những con số này cũng khá thú vị. Trong 474 phiếu thu về có 271 phiếu đồng ý và 192 phiếu không đồng ý, còn lại là phiếu trắng hay ý kiến khác. Như vậy có thể thấy có tới 40,5% đại biểu Quốc hội không đồng ý với chủ trương do Đảng đề xuất. Đây là một con số lớn, bởi vì đại biểu Quốc hội đã được lựa chọn đặc biệt trong dòng chính, số lượng Đảng viên trong Quốc hội chiếm tỷ lệ 91%, và câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến đã được thiết kế có dụng ý định hướng. Từ con số 40,5% này có thể nghĩ rằng nếu lấy ý kiến quốc dân thì con số  không đồng ý có khả năng sẽ cao hơn 50%. Con số 40.5% này cho thấy đây là một thất bại của hệ thống chính trị và hệ thống tuyên truyền, mặc dù chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc sẽ được thông qua. Được thông qua, nhưng đó không phải là một thắng lợi, mà là một thất bại chính trị. 
Nếu coi 91% đại biểu Quốc hội là Đảng viên phân bố đều trong cuộc thăm dò ý kiến trên, thì trong số 271 đại biểu đồng ý có 247 Đảng viên. BCH TW có 160 người, và tất nhiên 160 người này đều là đại biểu Quốc hội. Giả sử Ủy viên BCH TW Đảng đều tán thành chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc và tham gia cuộc thăm dò. Giả sử này không phải là một điều gì đó quá phi lý, bởi vì không thấy một Ủy viên BCH TW nào có ý kiến công khai phản đối. Như vậy chỉ có 87 đại biểu Đảng viên cơ sở (không phải Ủy viên BCH TW) đồng ý với chủ trương của Đảng. 87 đại biểu Đảng viên cơ sở này chiếm tỷ lệ 33% đại biểu Đảng viên cơ sở tham gia cuộc thăm dò. Suy rộng ra chỉ có 33% Đảng viên cơ sở tán thành chủ trương của Đảng. Đây là một con số thấp, phản ánh sự phân hóa trong Đảng giữa cơ sở và Trung ương.
Giả sử có một sự biến chính trị nào đấy xảy ra, ai sẽ là người bảo vệ hệ thống chính trị? Con số 33% là một lực lượng không đủ để bảo vệ. Sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu cho thấy các nước này đã không có những điều tra xã hội nghiêm túc, để có thể dự báo xã hội mà điều chỉnh những khiếm khuyết và hạn chế kịp thời. Khi có sự biến xảy ra ở Đông Âu, hệ thống chính trị bị tê liệt ngay lập tức vì lực lượng ủng hộ ngay trong nội bộ đã không đủ lớn. Cũng nên nhớ rằng lực lượng cơ sở mới là yếu tố quyết định trong các biến sự. Có thể lấy sự thất bại của cuộc đảo chính Gorbachev do đa số thành viên Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô tiến hành làm ví dụ. Tôi cảm thấy dường như ở Việt Nam người ta không quan tâm tới những thống kê điều tra xã hội nghiêm túc.

Đ. A.

Nguồn: Donga01 Blog


Trước giờ“G”

Cử tri cả nước sẽ ghi lòng, tạc dạ, tri ân bước đầu với 192 vị dân biểu đã dũng cảm, sáng suốt vượt qua mọi sức ép, trở ngại để nói tiếng "không" với siêu dự án này dù chỉ là chủ trương hay làm thí điểm. Đất Mẹ Việt Nam, nghèo khó, đã hy sinh mất mát quá nhiều về những "thí điểm" của những cái đầu phiêu lưu, bất chấp phản biện xã hội và tâm nguyện của nhân dân. Nếu giờ "G" được bấm nút mà danh sách 192 vị dân biểu nói trên được bổ sung nối dài, đó là hồng phúc của đất nước về tín hiệu rất đáng mừng của xã hội dân sự được hình thành.
Quốc hội nước ta lâu nay có "truyền thống" mỗi khi cần biểu quyết các chủ trương lớn, đều nhất trí cao với Đảng và Chính phủ, vì quyết tâm chính trị nên thường ít quan tâm để ý nhiều đến phản biện xã hội, ý kiến của các nhà khoa học và tâm tư nguyện vọng của cử tri.
Thật khác thường, và rất đáng suy nghĩ khi người dân được nghe công bố kết quả thăm dò phiếu các vị đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ có 148/474 đại biểu hoàn toàn đồng ý Chính phủ, 192/474 hoàn toàn không đồng ý (cao hơn đồng ý) và khi 271/474 đồng ý ra Nghị quyết thì có đến 201/474 chọn phương án khác (lùi lại và tính kỹ,...). Đây là bước ngoặt mang tính chất lịch sử, vì lần đầu tiên có đến 192 vị dân biểu đã dũng cảm, bản lãnh và trí tuệ vượt qua mọi sức ép, mang hơi thở của cuộc sống vào bầu không khí vốn tẻ nhạt lâu nay của nghị trường nước nhà. 192 vị dân biểu là một con số lớn, bởi vì đại biểu Quốc hội đã được lựa chọn có đến khoảng 92% là đảng viên. Người dân đều biết cách đặt câu hỏi trong các cuộc thăm dò ý kiến rất quan trọng. Nếu để ý sẽ thấy những người đặt câu hỏi trong phiếu thăm dò ý kiến của Quốc hội đã được thiết kế có dụng ý định hướng. Qua kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc của 3 tờ báo chính thống, theo phép tính thống kê và lập luận của phương pháp điều tra xã hội học cho thấy ý kiến của đại đa số cử tri đứng về phía 192 vị dân biểu nói trên là hoàn toàn không đồng ý với dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Đông đảo cử tri cả nước vẫn tin tưởng, mong chờ những lá phiếu trắng, kể cả những lá phiếu đồng ý dự án vì "quyết tâm chính trị" hay lý do nào đó, vì quyền lợi của DÂN TỘC tiếp tục tham khảo ý kiến đa chiều, suy ngẫm thể hiện chính kiến của mình khi "bấm nút" chính thức, xứng đáng là người đại diện cho tiếng nói của cử tri.

Nhiều anh chị em trong hàng ngũ trí thức, đảng viên chúng tôi thật xót xa và tủi hổ khi đọc những dòng chữ rất thẳng thắn, chân tình của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung về trách nhiệm của mỗi người đối với Đảng và dân tộc: "Không riêng những người lãnh đạo, mà toàn thể đảng viên của Đảng, trong đó kể cả tôi, phải chịu trách nhiệm về tình trạng này. Kịch bản đường sắt cao tốc rõ ràng chỉ là một bản sao của các kịch bản trước đó, ngay trước đó là kịch bản "bauxite". Tôi mong những người có lương tâm đối với đất nước,nhất là các đảng viên, không lẩn tránh trách nhiệm của mình".
Các quyết định của Quốc hội luôn có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước kể cả đối với thế hệ tương lai, phụ thuộc vào trí tuệ, tâm sức, bản lãnh của các đại biểu Quốc hội. Cử tri cả nước không quên thông tin ngay tại phiên trù bị sáng 20.5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khi trả lời đại biểu Dương Trung Quốc về vấn đề nghiên cứu phương pháp công khai danh tính của các đại biểu khi bỏ phiếu đã phải nhắc nhở chung một vấn đề rất cũ rằng cần phải tránh tình trạng bỏ phiếu hộ cho nhau và nâng cao trách nhiệm của mỗi đại biểu khi thảo luận!?
Lịch sử nước nhà, không bao giờ quên những lá phiếu đã dũng cảm, thông minh đầy trách nhiệm của KTS Ngô Huy Quỳnh, KTS Đàm Trung Phường, KS Trần Đại Nghĩa phản đối việc chuyển Thủ đô mới lên Xuân Hòa (thập kỷ 60) và lá phiếu không đồng ý phương án quy mô thủy điện Sơn La cao của GS Đặng Vũ Minh. Họ chỉ là 4 người lẻ loi, thiểu số trong cái đại đa số nhưng chính họ mới là người chính trực, thông minh rất đáng kính trọng, ngưỡng mộ, được thực tế chứng minh là trí tuệ, đúng đắn.
Trước giờ "bấm nút" hay nói theo ngôn ngữ của các nhà quân sự, trước giờ "G", chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin dễ đọc, dễ hiểu để những ai còn phân vân, do dự nhìn thẳng vào bản chất của dự án đường sắt cao tốc để có quyết định đúng đắn của riêng mình.
1. Mục tiêu của hệ thống đường sắt cao tốc (HSR)
Hệ thống đường sắt cao tốc HSR (có tốc độ ≥300km/h) được xem là hệ thống vận chuyển hành khách có tính "cạnh tranh thời gian" so với các hệ thống vận chuyển hành khách khác như hàng không và đường bộ, nhằm đáp ứng cho các nhu cầu đi lại tối ưu trong khoảng từ 160km đến 800km (khoảng cách tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế-thời gian)[1]. Trong một báo cáo nghiên cứu về sự tích hợp giữa hệ thống vận tải hành khách đường sắt và đường hàng không, Banister, D. and Givoni, M (2006)[2] đã chỉ ra rằng HSR có thể cạnh tranh với 2 hình thức vận chuyển hành khách hàng không và đường bộ trong những khoảng cách nhất định mà thôi và nó cũng được xem như là một phương thức cạnh tranh thay thế nhằm giảm tải nhu cầu đi lại cho các phi trường trung tâm. Mặc dù, việc xây dựng, vận hành và bảo dưỡng (theo đúng qui chuẩn quốc tế) cho một hệ thống HSR như thế đòi hỏi chi phí rất đắt đỏ và rất tốn kém nhưng các nguồn tài chính vẫn đổ vào xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc HSR ở các nước trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra là tại sao? Câu trả lời chính xác mà cũng đã được (Banister, D. and Givoni, M, 2006) đề cập đến đó là các tuyến HSR này đã và đang được đầu tư theo mong muốn của cộng đồng xã hội, trong đó nó cung cấp và đáp ứng một số tiện nghi và lợi ích cho (i) người sử dụng: tiết kiệm thời gian; nhu cầu về sự thoải mái; cung ứng các cơ hội/hành trình du lịch mới, (ii) cho toàn xã hội: giảm tải việc quá tải và chậm trễ trong giao thông vận tải đường bộ và hàng không, đặc biệt là tại các phi trường; giảm thiểu các tai nạn giao thông đường bộ. Xin lưu ý là nhu cầu đi lại đường bộ bằng ô tô tại các nước đã phát triển như ở châu Âu là rất lớn nên tình trạng kẹt xe, quá tải, chậm trễ xẩy ra thường xuyên trên các quốc lộ, thậm chí là đường cao tốc trong các giờ tan tầm, hay các dịp nghỉ lễ hội, dịp nghỉ hè, nghỉ đông v.v. và nếu tai nạn xảy ra thì rất khốc liệt; Giảm thải các ảnh hưởng môi trường, chỉ là so sánh trên cơ sở hệ số phát thải giữa hệ thống giao thông đường sắt cao tốc sử dụng điện năng với phát thải của hệ thống đường hàng không và đường bộ sử dụng nhiên liệu hóa thạch chứ chưa tính đến chi tiết những ảnh hưởng môi trường do việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho hệ thống đường sắt cao tốc, rất phức tạp không đơn giản như các dự án đầu tư thông thường.
Trong số 11 quốc gia có dự án đường sắt cao tốc không có nước nào lấy mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để làm dự án mà chỉ coi phát triển hệ thống này như là "chất xúc tác" cho việc phát triển một nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại các khu vực xung quanh bến bãi hay nhà ga nơi mà hệ thống này đi qua [3].
2. Hãy cùng nhìn ra thế giới bên ngoài
Chúng tôi đã tìm đọc, thống kê thấy rằng trên thế giới hiện nay đã có 20 nước xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao nhưng chỉ có 11 nước sử dụng đường sắt cao tốc (HSR). Đa phần các nước có chiều dài đường sắt cao tốc từ 95 km đến 417 km, trong đó Nhật và Pháp có tổng chiều dài (tổng tất cả các tuyến) đường sắt cao tốc trên 1 500km [4]. Xin được nói riêng về nước Pháp: có tổng chiều dài đường sắt là 29 213 km khổ 1435 mm bao gồm 15.141 km điện hóa, chiều dài đoạn cao tốc tính đến năm 2003 là 1280km. Đi xa hơn qua tận bên kia Đại Tây Dương, ngay cả một cường quốc kinh tế như Mỹ, họ cũng rất thận trọng trong việc áp dụng loại hình hệ thống HSR này vì những đặc thù đã được bàn ở trên. Tuy nhiên, nước Mỹ đã vận dụng các kinh nghiệm quốc tế quan trọng trong xây dựng và điều hành hệ thống HSR để sao cho có thể đem lại lợi ích kinh tế nhất và hiệu quả nhất cho đất nước họ trong một thời gian dài. Tính đến thời điểm hiện nay, họ chỉ có 734km tổng chiều dài đường sắt tốc độ cao nhưng chưa có hệ thống HSR nào có tốc độ ≥ 300km/h [5]. Hiện nay, họ đã và đang xúc tiến nhiều kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt kết hợp giữa loại hình cao tốc HSR và thông thường tốc độ chậm, gọi tên tiếng Anh là "shared-use HSR system". Trong hệ thống này thì các tàu vận chuyển hành khách tốc độ cao vẫn sử dụng chung các cơ sở hạ tầng và hệ thống đường ray chung với các loại tàu tốc độ thấp hơn và tàu vận chuyển hàng hóa [6]. Một quốc gia siêu cường đến như thế, có đầy đủ các điều kiện kinh tế, tài chính, công nghệ, con người v.v. mà họ vẫn còn phải biết thận trọng!!!!

Theo kinh nghiệm thực tiễn của nhiều dự án HSR đã được thực hiện trên thế giới và các báo cáo nghiên cứu khoa học[7] thì có 3 yếu tố rất quan trọng cần phải được định lượng cụ thể và chi tiết trước khi tính toán khả năng đầu tư (i) chi phí thời gian tiết kiệm (ii) chi phí mong muốn hoặc sẵn sàng chi trả của người sử dụng (iii) "lợi ích xã hội" . Vì bản chất đầu tư của loại hình dự án này là đầu tư theo mong muốn của cộng đồng xã hội như đã nêu ở mục 1 nên việc đánh giá chi phí tiết kiệm thời gian hay nói một cách dễ hiểu hơn là lợi ích có thể đem lại nếu hành khách có thêm (hoặc tiết kiệm được) một đơn vị thời gian. Dĩ nhiên chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của mỗi xã hội, các nước càng phát triển thì chi phí này càng cao (nói theo cách nói dân gian là "thời gian là tiền bạc") và vì vậy nếu có phương tiện nào hiệu quả giúp họ tránh bớt được chi phí này thì họ sẵn sàng chi trả cho việc sử dụng phương tiện đó, trong trường hợp này là hệ thống HSR. Đó là lý do tại sao khi chúng ta nhìn vào danh sách các nước có hệ thống HSR thì chẳng thấy bóng dáng của các nước đang phát triển như Việt Nam.

Một ví dụ dễ thấy nhất là dịch vụ hàng không giá rẻ ở Việt Nam, mất thời gian đến như thế và đôi lúc kém an toàn, rủi ro (như các thông tin chúng ta đã từng đọc trên báo chí) nhưng "chợ thì vẫn đông khách" như thường và các hãng kinh doanh thì cũng không cần phải quá lo lắng khi làm mất chữ tín với khách hàng vì chỉ cần "tiền" là sẽ kéo lại được khách hàng. Một ví dụ khác là tại sao hiện nay xã hội ta đang tồn tại quá nhiều rủi ro về chất lượng cuộc sống (an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội v.v.) như thế mà tinh thần phòng tránh của người dân thì vẫn còn kém? Lý do đưa ra là hiểu biết chưa đầy đủ, hệ thống thông tin tuyền truyền chưa được tốt v.v. chỉ là một phần nhưng lý do chính là vì cách nghĩ "tiền là trên hết", đôi khi trên cả sức khỏe và tính mạng của mình. Đó âu cũng là hệ quả của mức sống hay mức thu nhập của đại đa số dân chúng là còn thấp.
Kế đến, chúng ta nói về chi phí mong muốn hoặc sẵn sàng chi trả của người sử dụng, rõ ràng là nó phụ thuộc rất nhiều vào GDP hoặc thu nhập của cá nhân, trình độ hiểu biết và trí thức, cũng như nhu cầu thụ hưởng sự mau lẹ, thoải mái, thuận lợi v.v. Để tránh làm đau đầu người đọc về các con số loạn thống kê ở Việt Nam, chúng tôi chỉ đề cập việc đánh giá mức chi phí này là bắt buộc cho các loại hình dự án về HSR. Trong một nghiên cứu của mình thì Morrison and Winston, 2005[8] đã lượng hóa mức độ hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của loại phương tiện vận chuyển HSR so với loại hình vận chuyển đường hàng không trên cơ sở của các kết quả điều tra và đánh giá chi phí mong muốn hoặc sẵn sàng chi trả của người sử dụng. Trên cơ sở đó, họ mới đánh giá được giá vé (hay chi phí) dài hạn và mức độ cần đầu tư cho các dự án xây dựng các tuyến đường vận chuyển hàng không.
Cuối cùng, khi nói về lợi ích xã hội ắt chúng ta sẽ hiểu nó bao gồm cả lợi ích của chính dự án và lợi ích bên ngoài có thể mang lại cho xã hội như hiện đại hóa đất nước, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa công nghiệp, chi phí tránh được khi sử dụng các phương tiện thay thế khác, giảm thải CO2 v.v. Vì khả năng thu hồi vốn và sinh lời (về mặt kinh tế) của các dự án HSR phải được tính toán trong thời gian khá dài (so với các loại hình dự án đầu tư khác) nên việc lượng số hóa một cách cụ thể và chi tiết các lợi ích xã hội là yêu cầu rất quan trọng để chứng minh được là lợi ích xã hội phải đủ cao để bù đắp lại các chi phí đắt đỏ của dự án.
. Tóm lại, nếu chúng ta hiểu rõ một cách thấu đáo, có khoa học về những khái niệm rất cơ bản ban đầu về bản chất và phạm vi sử dụng của hệ thống đường sắt cao tốc (chứ chưa nói đến việc phân tích chi tiết tính kinh tế, tài chính, rủi ro của một siêu dự án như thế này), cũng đã đủ cơ sở để kết luận không cần thực hiện dự án đường sắt cao tốc.
Còn Việt Nam thì sao?
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được đệ trình ra Quốc hội đã được rất nhiều các nhà khoa học cả trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu, và người dân phân tích, đánh giá chỉ rõ từ lập luận cần thiết phải thực hiện "siêu dự án" này là hoàn toàn không phù hợp và mơ hồ, về cả thông tin [9] và phương pháp luận trên cơ sở chưa hiểu một cách thấu đáo về mục tiêu và phạm vi sử dụng của loại hình dự án này đến các số liệu "ảo" đầu vào thổi phồng để "ru ngủ" Quốc hội.
Đầu tiên là mục tiêu của dự án đã có quá nhiều sự lầm lẫn và thiếu khách quan thể hiện qua sự hình thức chủ quan của cả 4 phương án so sánh đã được nêu trong bài "Đường sắt cao tốc và kim tự tháp của Việt Nam"[10]. Giả sử chúng ta cứ mặc định những con số "dự báo lạc quan" về nhu cầu vận chuyển đường sắt của Việt Nam trong thời gian dài là "khả tín", chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra được sự nhầm lẫn đến khó hiểu của các chuyên gia tư vấn khi đề xuất lựa chọn phương án "đường sắt cao tốc HSR" thay vì phương án đường sắt có tốc độ trung tốc nhằm đáp ứng nhu cầu cả vận chuyển hành khách và hàng hóa. (tham khảo bài viết của tác giả Trần Đình Bá). Nếu đã hiểu rõ mục tiêu phát triển của hệ thống HSR này, so sánh kinh nghiệm của các nước trên thế giới chỉ có Việt Nam "điếc không sợ súng", con nhà lính tính nhà quan mà thôi. Trong khi đó các yếu tố hết sức quan trọng như chi phí tiết kiệm thời gian, đầu tư theo mong muốn của cộng đồng xã hội, khả năng chi trả, lợi ích xã hội, thói quen tác phong công nghiệp vv… thì rất qua loa, thậm chí bỏ qua với điệp khúc quen thuộc, vô cảm, mơ hồ chỉ có ở nước ta "Dự án này tuy hiệu quả kinh tế không cao nhưng có ý nghĩa rất cao về mặt lợi ích xã hội…"!?
Nhiều nhà khoa học đã phân tích, luận chứng rất thuyết phục về hiệu quả kinh tế, các rủi ro tài chính, chuyển giao công nghệ, rủi ro vận hành v.v. của dự án này. Theo các báo cáo đưa ra, đến năm 2035 thì GDP/capita của Việt Nam sẽ trên 3000US$/capita , do đó khả năng chi trả chi phí vận chuyển bằng đường sắt cao tốc là có thể khả thi. Khi nói đến GDP/capita thì ta xem đó là chỉ số phát triển bình quân và độ chính xác để làm cơ sở dự báo còn tùy thuộc vào một chỉ số khác rất quan trọng: đó là chỉ số chênh lệch giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp hoặc hay được gọi là chỉ số về sự bất bình đẳng của xã hội (về thu nhập). Mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng một vài con số thống kê quá khứ cho thấy chỉ số này càng gia tăng ở Việt Nam kể từ năm 1990 đến 2004 (tăng 8.4 lần tính đến 2004) [11]. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu rằng việc căn cứ trên con số tăng trưởng bình quân GDP/capita để áp vào tính chi phí có thể chi trả của người dân cho việc sử dụng dịch vụ đường sắt cao tốc như thế là có cơ sở khoa học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không trong điều kiện và hoàn cảnh phát triển của Việt Nam, khi chỉ số bất bình đẳng về thu nhập chắc chắn sẽ tăng rất cao hiện nay và sẽ kéo dài trong thời gian dài và các yếu tố không lường trước của tác động ngoại lai.
Lời kết
Một số nhà khoa học đã tính toán nếu tập trung đầu tư vào cải thiện nâng cấp các dự án đường không, đường sắt trung tốc chở cả hành khách, và hàng hóa, đường bộ và cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với dự án đường sắt cao tốc.
Sắp đến giờ "G" chúng tôi chỉ muốn cung cấp thêm một số thông tin khách quan, khoa học và thực tế để thấy rằng cần phải dừng lại chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Dự án này, chẳng sớm thì muộn cũng sẽ bị "chết yểu", số tiền tư vấn tính đến cả tỷ đô la vẫn là tiền thuế của người dân, trong lúc chúng ta còn hàng trăm công việc cần làm ngay đang "khát vốn"! Cử tri cả nước sẽ ghi lòng, tạc dạ, tri ân bước đầu với 192 vị dân biểu đã dũng cảm, sáng suốt vượt qua mọi sức ép, trở ngại để nói tiếng "không" với siêu dự án này dù chỉ là chủ trương hay làm thí điểm. Đất Mẹ Việt Nam, nghèo khó, đã hy sinh mất mát quá nhiều về những "thí điểm" của những cái đầu phiêu lưu, bất chấp phản biện xã hội và tâm nguyện của nhân dân. Nếu giờ "G" được bấm nút mà danh sách 192 vị dân biểu nói trên được bổ sung nối dài, đó là hồng phúc của đất nước về tín hiệu rất đáng mừng của xã hội dân sự được hình thành.
TVT
[1] Federal Railroad Administration, U.S. DOT, High-Speed Ground Transportation for America, Main Report, September 1997, 2-1.
[1]Yu-Hern Chang.et al, 2000. A multiobjective model for passenger train services planning: application to Taiwan's high-speed rail line. Transportation Research, Part B 34:91-106.
[2] Banister, D. and Givoni, M. (2006): 'Airline and railway integration', Transport Policy,13(4): 386-
[3] Gine1s de Rus, 2008. The Economic Effects of High Speed Rail Investment. Discussion paper No. 2008-16. Joint Transport Research Center, OECD.
[3] Norman Y. Mineta, 2002. Best practice in Shared-use high speed rail systems. MTI Report 02-02. International Institute for Surface Transportation Policy Studies.
[4] http://en.wikipedia.org/wiki/High-speed_rail; http://fr.wikipedia.org/wiki/Train_%C3%A0_grande_vitesse; and http://fourga.free.fr/tgv/tgv_ann.htm
[5] Như footnote 4
[6] Norman Y. Mineta, 2002. Best practice in Shared-use high speed rail systems. MTI Report 02-02. International Institute for Surface Transportation Policy Studies.
[7] Như footnote 3
[8] Morrison, S. A. (1983): 'Estimation of long-run prices and investment levels for airport runways' Research in Transportation Economics 1: 103-30.
[9] Vũ Thành Tự Anh. Đường sắt cao tốc: "Dục tốc bất đạt"!
[10] Tô Văn Trường. Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Kim tự tháp của Việt Nam?<>
[11] Nguyễn Ngọc Trân. Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam.


Nhấn nút và động cơ


nhannut Không hiểu sao sắp đến thời điểm (chiều 19/6/2010) các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhấn nút về đại dự án đường sắt tàu cao tốc Bắc Nam (TCT), tôi cứ thấy thấp thỏm, bồn chồn chờ xem kết quả. Tâm lý con người quả là lạ thật. Mình không phải ĐBQH, không chắc sống đến ngày nhìn thấy TCT, chỉ là kẻ về hưu, phó thường dân, vậy sao cứ thắc thỏm!

Cũng biết rằng, những ĐBQH có cái "quyết tâm chính trị" như ĐB Trần Tiến Cảnh đã phát ngôn thì chắc chẳng quan tâm đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, vạn bài viết đăng trên các báo chí đầy đủ lý lẽ và tâm huyết của bao nhiêu nhà khoa học, nhà chuyên môn ở trong và ngoài nước đã tha thiết trình bày. Cái "quyết tâm chính trị" ấy đã thao tác hóa việc bấm nút trong tư duy rồi, chỉ chờ tín hiệu là phản ứng!

Kỳ lạ thật, chỉ một động tác nhấn nút, một động tác xảy ra trong tích tắc mà chứa đựng cả hai trường phái Tâm lý học đối lập nhau, đụng độ nhau lớn nhất của thế kỷ XX: Tâm lý học hành vi và Tâm lý học hoạt động.

Tâm lý học hành vi (Behaviourism) thì cho rằng, người ta nghĩ gì, muốn gì, thích gì, tin gì… ở trong đầu như cái hộp đen, làm sao biết được và cũng chẳng cần biết, chỉ cần khi ra lệnh (kích thích) đối tượng hành động (phản ứng) đúng như ta mong muốn là "tốt". Cái lý thuyết kích thích - phản ứng (S-R) của J. B. Watson sau này được E. C. Tolman bổ sung, được B. F. Skinner nhấn mạnh vào hành vi tự tạo và ứng dụng vào xã hội thì về cơ bản vẫn thế. Hành vi phản ứng "tốt" được thưởng sẽ được củng cố, lần sau thấy tín hiệu kích thích là tích cực phản ứng và chờ thưởng… Phần thưởng càng lớn thì "tính tích cực" càng hăng. Phản ứng "không tốt" thì trừng phạt để răn đe. Đó là nguyên tắc huấn luyện thú làm xiếc, huấn luyện công nhân, binh lính, dạy học chương trình hóa… Nhưng phạt chưa tới ngưỡng răn đe thì không hiệu quả và phạt nhiều lần sẽ nhờn thuốc (kiểu "phạt cho tồn tại", "kiểm điểm nghiêm khắc", "xử lý nội bộ"…) chẳng còn tác dụng. Tóm lại, thuyết hành vi chỉ quan tâm mỗi việc: anh có nhấn đúng cái nút tôi mong đợi hay không, còn những gì đằng sau nó, ngoài nó, anh không cần quan tâm, đã có "trên" chịu trách nhiệm… Tôi vẫn nhớ câu chuyện về một phi công Mỹ minh chứng cho điều này. Viên phi công lái B52 ném bom xuống Hà Nội đêm 26 tháng 12/1972, bị bắn rơi máy bay, bị bắt. Khi bị hỏi: tại sao anh dã man, tàn bạo ném bom giết hại dân lành…? Viên phi công nhún vai, trả lời: là một quân nhân, tôi được lệnh đến tọa độ đó là nhấn nút, tôi phải hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, còn xảy ra chuyện gì ở dưới đất là trách nhiệm của những người ra lệnh, những nhà chính trị, tôi không quan tâm!... Nhưng sau đó những viên phi công này được dẫn đến phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai để họ thấy cái nhấn nút vô cảm của họ đã giết hại bao nhiêu đàn bà, trẻ em, bệnh nhân và tàn phá tan hoang những mái nhà dân lành như thế nào. Viên phi công nọ đã ôm mặt khóc. Họ nói, họ đã bị lừa dối để nhúng tay vào tội ác. Lương tâm họ còn bị dày vò suốt cả cuộc đời cho cái động tác bấm nút trong một tích tắc… Đó chính là điểm yếu của Tâm lý học hành vi để Tâm lý học hoạt động tấn công: con người không phải cái máy nhấn nút, nó còn có lương tâm, ý thức…

Tâm lý học hoạt động, cũng có những tên tuổi lớn như L. X. Vygoxki, X. L. Rubinstein, A. N. Leonchiep… Lý thuyết này cho rằng hành vi của người khác về chất với động vật. Cái nhấn nút là một hành vi chứa đựng cả lịch sử - văn hóa người. Đối với mỗi cá nhân, cái nhấn nút được điều chỉnh bởi toàn bộ nhân cách của người đó, mà tiêu điểm là ý thức về động cơ bấm nút. Thế động cơ là gì? Động cơ là cái vì nó mà người ta nhấn nút. Người theo thuyết hành vi liền bắt bẻ: vì cái gì mà người ta nhấn nút làm sao anh đo đếm, biết được? Anh chỉ có thể biết cái kết quả nhấn nút mà thôi! Nếu anh biết được động cơ của người ta thì chả còn ngoại tình, gián điệp, tham nhũng... Người theo thuyết hoạt động thấy bí, chỉ còn trông chờ vào cái… động cơ của người nhấn nút xem "vì cái gì" để luận bàn, dự báo…

Hơn 2500 năm trước Khổng Tử đã cho rằng: động cơ là chỗ vi diệu nhất của hành động, là sự hiện ra trước của điềm lành dữ vậy. (Cơ giả động chi vi kiết hung chi tiên hiện giả dã); động cơ là chỗ "cùng sâu", có hiểu nó mới "thông được cái chí trong thiên hạ"... Đức Phật thì nói, bố thí có đến mười mấy loại động cơ khác nhau: bố thí vì muốn khoe của, vì sĩ diện, vì ban ơn, vì muốn làm vừa lòng người khác, vì cầu tài, cầu lộc, cầu phúc, giải hạn, chuộc lỗi lầm, vân vân... Trong tất cả những động cơ của việc bố thí như vậy, chỉ có một động cơ chân chính đích thực là: bố thí vì lòng từ bi hỉ xả - thương người như thể thương thân!

Vậy các ĐBQH nhấn nút vì cái gì? Có thể vì cái "quyết tâm chính trị" nào đó; vì sức ép, lo sợ; vì lợi quyền cá nhân; vì lợi quyền phe nhóm; vì không hiểu lắm nhưng cứ nhấn; vì trách nhiệm trước nhân dân, sau khi đã lắng nghe dân, tìm hiểu kỹ các ý kiến phản biện, cân nhắc kỹ và nhấn nút… Trong các lý do trên, chỉ lý do sau cùng là động cơ chân chính, đích thực của ĐBQH. Vì cái gì mà đa sô ĐBQH nhấn nút đã báo trước điềm lành dữ của quốc gia, dân tộc.

Người ta có trăm mưu ngàn kế để che đậy động cơ bất chính, nên thật giả có thể lẫn lộn. Vì thế dân ta mới nói: "Sông sâu còn có kẻ dò/ Lòng người nham hiểm ai đo cho tường". Nhưng dân cũng mách bảo: "… /Ở lâu mới biết lòng người có nhân", hay "Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra" và "Vải thưa không che được mắt thánh" (của nhân dân), vì dân có thể "đi guốc trong bụng" (các ĐBQH)… Dân biết mà không ngăn được thì đành: "… Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!"…

Thế đấy, nhấn nút chỉ là một động tác, trong tích tắc, nhưng vì cái gì mà ĐBQH nhấn nút lại báo trước điềm lành - dữ của cả đất nước hôm nay và mai sau!

17/6/2010

MVT

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Dân trí và quan trí

Lâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của Bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí.

Quy luật thông thường, dường như ở đất nước có dân trí cao, quan trí cao thì văn hóa ứng xử, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác với nước có dân trí thấp. Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama vừa từ chức, chỉ vì ông không thực hiện được lời hứa (di chuyển vị trí căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa ra khỏi tỉnh Okinawa) khi nhậm chức. Nhiều nhà quan sát bình luận, hành động của Thủ tướng Yukio Hatoyama thể hiện đất nước này không chỉ dân trí cao, mà quan trí cũng cao.

Từ chuyện nước Nhật, để thấy rằng, khi đất nước đạt đến một trình độ nhất định, người ta không phải dùng đến những quy tắc lạnh lùng của pháp luật để buộc người này phải từ chức hay cách chức, mà bản thân những chính trị gia tự biết mình có nên ngồi ở vị trí đó nữa hay không.

Ở Việt Nam, năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát, trong đó quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm (thực ra là bất tín nhiệm) với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, nếu người bị bỏ phiếu không vượt qua được 50% số phiếu, sẽ bị miễn nhiệm.

Có thể nói, các nhà làm luật đã rất thực tế khi đưa quy định này vào luật, nhằm mục đích tối cao là giám sát hoạt động của quan chức. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, quy định trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, suốt 8 năm qua, chưa lần nào Quốc hội sử dụng đến quy định này, dù đúng thẩm quyền. Có phải các tư lệnh lĩnh vực 8 năm qua đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên không cần vận đến luật?

Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, với quy định phải có ít nhất nhóm 20% đại biểu Quốc hội cùng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm hoặc một ủy ban của Quốc hội đề nghị, khi ấy Quốc hội mới đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, và mặt khác, hướng dẫn thực hiện quy định các đại biểu Quốc hội không được vận động để có tỷ lệ trên, việc bỏ phiếu tín nhiệm khó thực hiện.

Nâng cao dân trí và cả quan trí có lẽ không thể là việc một sớm một chiều, nên việc phải dùng các quy định lạnh lùng của pháp luật vẫn là biện pháp tối ưu. Nếu vậy, không còn cách nào khác, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần sớm sửa, để có thể thực thi. Chỉ có như vậy, cả dân trí và quan trí mới rộng đường phát triển.

BK

Nguồn: Báo Tiền Phong

Dân trí và quan trí qua phiếm đàm của nhà thơ Trần Đăng Khoa

CHUYỆN PHIẾM BÊN BÀN TRÀ


TRẦN ĐĂNG KHOA

clip_image001

- Này, tôi hỏi thật nhé, công việc bề bộn thế, chú còn thời gian đọc sách báo không?

- Cụ hỏi vậy có nghĩa là thế nào?

- Chả là gần đây, tôi thấy báo chí, truyền hình người ta hay bàn đến việc nâng cao dân trí. Nhưng vấn đề quan trọng, tôi nghĩ chính là chuyện quan trí, chứ không phải dân trí đâu, chú ạ.

- Cụ nói thế nghĩa là…

- Là cán bộ có vấn đề chứ sao. Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng-ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của dân. Mà cán bộ mới là quan trọng. Vì họ mới thực sự ở vị thế tác động tới đời sống xã hội. Một người dân dốt nát, có quyết định sai lầm thì chỉ một mình anh ta, hay cùng lắm là vợ con anh ta phải gánh chịu hậu quả. Nhưng một cán bộ mà có những quyết sách sai lầm thì nguy lắm. Cán bộ càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Có khi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc thậm chí là cả một dân tộc phải trả giá cho sự sai lầm của một người hoặc một nhóm người. Tôi nói vậy sao chú lại cười? Có lẽ chú nghĩ tôi là gái góa lo việc triều đình ư?

- Ô không không… Con đang nghe mà. Nghe chuyện cụ vui lắm…

- Thế mà chú còn vui được à? Cái chú này lạ thật. Chính chú mới là cái thằng vô trách nhiệm nhất. May mà chú không làm to. Tôi nói, chú bỏ ngoài tai, đừng trách ông lão nhà quê lẩn thẩn nhé. Tôi thấy cán bộ các chú bây giờ nhiều anh buồn cười lắm. Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc. Có anh lên truyền hình vẫn còn nói ngọng, cứ lẫn lộn giữa N với L. Nghe mà nản quá, chú ạ. Hôm vừa rồi, tôi dự buổi mít-tinh truy điệu đồng bào bị thiệt hại trong mấy trận lũ lụt. Có ông đọc điếu văn xong lại vỗ tay hoan hô. Ông ta vỗ trước, rồi mọi người ngơ ngác vỗ theo…

- Cái đó xin cụ thông cảm, có thể do thói quen mà hóa sơ suất…

- Làm cán bộ thì phải cẩn trọng ngay từ những cái nhỏ nhất chứ. Bởi anh ta đang đứng trước dân. Người dân sẽ trông vào anh ta mà tìm cách ứng xử cho mình. Với những anh cán bộ như thế thì đừng trách vì sao dân lại thiếu lòng tin vào những người lãnh đạo. Cũng đừng nghĩ là họ nhẹ dạ bị địch xúi giục mua chuộc. Chẳng có địch nào chui được vào đội ngũ nhân dân, những người suốt đời gắn bó sinh tử với cách mạng, với đất nước. Hàng triệu con, em của họ còn đang nằm ở dưới đất trong suốt mấy cuộc chiến tranh kia…

- Vâng, cụ nói vậy thì con cũng biết vậy. Nhưng dân mình cũng cần độ lượng, thông cảm. Làm cán bộ khó lắm…

- Thì có ai bảo làm lãnh đạo dễ đâu. Tôi có ông bạn chăn trâu cắt cỏ xưa, giờ làm Phó Chủ tịch tỉnh. Ông ấy bảo: Cậu nói gì? Cần phải học à? Rõ vẽ chuyện! Tớ chỉ học hết có lớp Bốn, sau này được người ta đưa đi học hết bổ túc lớp Bảy. Thế mà suốt mấy chục năm làm cán bộ, tớ có sử dụng đến kiến thức đã học đâu! Tôi không biết những ông cán bộ như thế sẽ múa may ra sao trong thời Kinh tế tri thức và thông tin toàn cầu này. Chẳng biết chú thế nào, chứ tôi thì tôi lo lắm. Bởi thế cùng với việc nâng cao dân trí, chúng ta cần khẩn cấp nâng cao quan trí, chứ không thì nguy đấy!

TĐK

Nguồn: Minhlien Blog


Dân và chính phủ

Có rất nhiều điều chúng ta phải thay đổi khi mong muốn trở thành công dân thế giới. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một thay đổi rất nhỏ trong tư duy về quan hệ giữa người dân và Chính phủ. Suốt một thời hễ cứ mở miệng ra là dân ta lại nói "ơn Chính phủ". Thậm chí "ơn Chính phủ" đã được đưa cả vào một bài hát khá cảm động. Nó xác định rõ người ban ơn và kẻ nhận ơn.

Những người làm tuyên truyền coi đó là một sự kỳ diệu trong công tác tư tưởng mà không biết rằng chính kiểu quan hệ như vậy là nguyên nhân của tất cả sự trì trệ trong bộ máy hành pháp suốt một thời gian dài mà ngày nay chúng ta đang hô hào cải cách. Bởi vì khi người dân luôn phải mang ơn Chính phủ của họ, thì đương nhiên là họ chỉ có duy nhất một thứ quyền, ấy là tìm cách mà báo đáp lại Chính phủ, người gia ơn cho mình. Ngược lại, ở vị trí người ban ơn thì Chính phủ mặc nhiên có quyền không cho phép ai đòi hỏi ở mình. Bởi vì mối quan hệ cho-nhận là mối quan hệ không dựa trên nghĩa vụ và quyền lợi mà dựa trên sự hảo tâm đầy cảm tính và tùy tiện cho dù nó được khoác vẻ mặt đạo đức. Đây là mối quan hệ còn mang màu sắc lễ giáo phong kiến, trong đó nhà nước là của vua. Vua có ban thì thần dân mới được. Giờ đây nghĩ lại không khỏi cảm thấy rất buồn cười và trên thực tế nó vô cùng tai hại. Tôi sẽ từ từ chỉ ra sự tai hại đó.

Về bản chất, Chính phủ là những người được dân trả tiền thuê để điều hành công việc làm ăn, gọi thẳng ra là những người làm thuê cho dân. Tiền lương trả cho các nhân viên trong bộ máy hành chính chỉ lấy từ nguồn duy nhất là tiền thuế của dân. Chính phủ, khi tạo ra của cải vật chất thông qua điều hành sản xuất, làm dịch vụ... thì của cải đó thuộc về ông chủ là nhân dân. Người được thuê chỉ có nghĩa vụ làm tốt công việc mà nhờ thế anh ta nhận được thù lao từ người trả tiền. Hiến pháp của nhà nước Việt Nam không thể không xác nhận điều này cho dù ngôn từ dùng có thể không nói cụ thể ra như vậy. Nhưng không hiểu sao trong quan niệm của dân ta, Chính phủ nói riêng và các tổ chức khác nói chung giống như những lực lượng vô hình được phái đến từ đâu đó trước hết để ban ơn cho họ. Chính phủ có trong tay nguồn của cải to lớn để cho ai thì cho, cho bao nhiêu là quyền của Chính phủ. Quan niệm này tai hại ở chỗ nó xác định sai lạc bản chất mối quan hệ giữa người dân và các cơ quan hành chính. Với người dân thì họ luôn phụ thuộc, lệ thuộc vào chính những người – như đã nói – làm thuê cho mình. Cho nên mới xảy ra chuyện ngược đời là có nhiều người dân sợ chính quyền như sợ cọp! Với những người này thì chính quyền làm gì làm thế nào là quyền của họ. Họ làm tốt thì mình được hưởng (chẳng hạn như may mắn không bị sách nhiễu, gây khó dễ khi có việc cần phải gặp người của Chính phủ; hoặc may mắn gặp được người tốt, công việc thuận lợi...), còn nếu họ làm không tốt họ gây cản trở thì cũng đành cắn răng biết vậy. Hiện trạng đó đã và đang ngầm xác nhận một thực tế ngược đời là người làm thuê lại đứng ở vị trí của ông chủ và ngược lại. Những người làm thuê này tự thấy mình ở phía trên người dân để nhìn xuống. Người dân phải mang ơn họ cơ mà. Mà đã chịu ơn thì được ơn ngần nào tốt ngần ấy, không ai đi đòi hỏi người khác phải gia ơn.

Vậy là vấn đề không chỉ còn là chuyện ngữ nghĩa câu chữ, truyền thống văn hóa hay quan niệm đạo đức được gắn tùy tiện cho một mối quan hệ mập mờ giữa người dân và Chính phủ nữa, mà là vấn đề của khoa học dân chủ, phát triển và văn minh. Đã đến lúc mối quan hệ này phải trở về đúng bản chất của nó. Đã đến lúc các nhân viên trong bộ máy hành chính phải luôn ý thức nếu họ phục vụ không tốt, thiếu minh bạch... ông chủ nhân dân sẽ chuyển sang thuê người khác, tức là họ mất việc. Đã đến lúc trả lại cho người dân cái quyền tối thiểu của họ là không thuê những người không có phẩm chất và năng lực làm việc cho họ. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một Chính phủ hiện đại như mong muốn của người dân và đòi hỏi của thời cuộc. Khi đó, nếu người dân thật sự biết ơn Chính phủ của mình thì họ sẽ có đủ cách để bày tỏ mà không cần phải lên gân hô cái khẩu hiệu rỗng tuếch.

TDA

Nguồn: Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối - NXB Hội nhà văn

15 tháng 6 2010

Cảm động thay những tấm gương cao cả thầm lặng: Những “nhà giáo nhân dân” bên dòng Pô Kô


clip_image001

Cả 8 thôn đều nằm bên phải sông Pô Kô, trường học lại nằm bên trái sông.

"Sau cơn lũ do ảnh hưởng của bão số 9, nước sông Pô Kô dâng rất cao, cầu thì không có, đi xuồng rất nguy hiểm. Con đường liên thôn nối các thôn trong địa bàn xã cũng bị hư hại nặng nề. Nếu để các em đến lớp thì rất nguy hiểm mà nghỉ ở nhà thì không theo kịp chương trình học. Do vậy, Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi quyết định tổ chức lớp ngay tại mỗi thôn, học trò không phải đến trường để học mà thầy cô đến tận từng thôn để dạy".

Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền cho biết: "Huyện có hỗ trợ 1 con thuyền độc mộc để vượt sông nhưng thuyền nhỏ, nước lớn, ra đến giữa dòng là lật. Do vậy, các thầy dùng vỏ ô tô kết lại lát xốp lên mặt làm bè cho các cô giáo và các thầy không biết bơi ngồi lên. Các thầy biết bơi thì cùng học trò xuống sông đẩy bè qua sông" – Tùng Nguyên.

"Không trả lời ngay vào câu hỏi của ĐB Thuyết "Bộ trưởng đã đi kiểm tra tình hình chưa", ông Hồ Nghĩa Dũng kể từng đích thân đến Kon Tum ngay sau khi cơn bão tan.

Song ông thừa nhận, đến lúc này, địa phương vẫn không báo cáo gì về tuyến cầu treo bị cắt đứt ở sông Pôkô.

"Khi báo chí nêu, tôi đã điện hỏi Sở Giao thông Kon Tum nhưng họ không biết", ông Dũng cho hay.

"Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng lại nói thêm, về sau Sở giải thích, nơi đây trước kia từng bắc các cầu tạm vì cư dân sống bên sông chủ yếu là dân tái định cư, thưa thớt, không có dân bản địa ".

Vậy, bài viết dưới đây đúng hay Sở Giao thông Kon Tum và ông Dũng đúng? Cứ cho là Sở và ông Dũng đúng đi thì chỉ vì lý do "cư dân sống bên sông chủ yếu là dân tái định cư, thưa thớt, không có dân bản địa" là việc làm lại những chiếc cầu đã bị trôi mất không còn bức thiết chắc? Thế nào các vị cũng nói được. Xin hỏi thật, mỗi "chiếc ghế" các vị phải trả bao nhiêu tiền, vì chắc chắn các vị không lên bằng con đường "do dân vì dân" rồi? Càng cảm động trước tinh thần cao cả của thầy cô ở huyện Ngọc Hồi bao nhiêu thì càng ớn lạnh với cái thói giả trá (hay tệ hơn nữa) của các vị. Cứ nhìn những tấm gương của các thầy cô ở Ngọc Hồi thì ngành giáo dục Việt Nam vẫn còn hy vọng.

Đặng Thị

Cõng chữ vượt sông

Huyện Ngọc Hồi vốn là huyện vùng biên giáp với cả hai nước bạn Lào và Campuchia nên hệ thống giao thông đường bộ khá khiêm tốn, ở xã Đắk Ang lại càng kém phát triển hơn.

Xã Đắk Ang phân cách với các xã khác của huyện Ngọc Hồi bởi con sông Pô Kô. Vì thế, khi những cây cầu treo bắc qua sông Pô Kô bị cuốn trôi sau cơn bão số 9 (năm 2009), xã Đắk Ang bị cô lập hoàn toàn.

Điều đặc biệt hơn, dân cư cả xã đều sinh sống ở 8 thôn bên kia dòng Pô Kô; nhưng trường học, trạm y tế, UBND xã đều nằm bên này sông, gần đường Hồ Chí Minh (mượn đất của xã Đắk Nông để xây dựng trụ sở tạm thời).

Có điều này là do chưa có cầu kiên cố bắc qua sông Pô Kô để chuyển vật liệu sang xã Đắk Ang xây dựng cơ sở hạ tầng. Cũng vì vậy mà khi xã bị cô lập, đường đến trường của các em nhỏ xã Đắk Ang bị cắt đứt.

Sau cơn lũ do ảnh hưởng của bão số 9, nước sông Pô Kô dâng rất cao, cầu thì không có, đi xuồng rất nguy hiểm. Con đường liên thôn nối các thôn trong địa bàn xã cũng bị hư hại nặng nề. Nếu để các em đến lớp thì rất nguy hiểm mà nghỉ ở nhà thì không theo kịp chương trình học. Do vậy, Phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi quyết định tổ chức lớp ngay tại mỗi thôn, học trò không phải đến trường để học mà thầy cô đến tận từng thôn để dạy.

Thế là giáo viên của trường THCS Ngô Quyền, Tiểu học Đắk Ang, Tiểu học Kim Đồng được chia thành từng kíp cõng chữ vượt sông Pô Kô đến từng thôn để giúp gần 1.000 em học sinh cấp 1, 2 của xã Đắk Ang theo kịp chương trình học. Mỗi kíp dạy 2, 3 ngày thì có kíp khác vượt sông sang thay thế để kíp đầu về nhà nghỉ ngơi.

Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó trường THCS Ngô Quyền cho biết: "Huyện có hỗ trợ 1 con thuyền độc mộc để vượt sông nhưng thuyền nhỏ, nước lớn, ra đến giữa dòng là lật. Do vậy, các thầy dùng vỏ ô tô kết lại lát xốp lên mặt làm bè cho các cô giáo và các thầy không biết bơi ngồi lên. Các thầy biết bơi thì cùng học trò xuống sông đẩy bè qua sông".

Thấp thỏm mỗi ngày

clip_image002

Thầy Lê Phượng Hoàng, giáo viên trường Ngô Quyền dắt học sinh vượt sông Pô Kô (ảnh: Đinh Văn Truyền).

Đoạn sông Pô Kô chảy qua xã Đắk Ang vốn hiền hòa. Thế mà sau cơn bão số 9 (năm 2009), nó trở nên hung dữ lạ thường. Bờ sông bị khoét lở, mở rộng gần gấp đôi. Mặt sông vốn chỉ rộng hơn chục mét nay rộng đến vài chục mét, có đoạn lên đến cả trăm mét.

Dòng nước thượng nguồn chảy xiết nên khi các thầy đẩy bè vượt sông phải nương theo con nước. Có khi qua đến bờ bên kia thì đã bị đẩy xa hàng trăm mét. Nguy cơ lật bè cũng rình rập mỗi chuyến qua sông. Thầy Trần Văn Kiên - Giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng cũng suýt đuối nước trong một lần lật bè như thế.

Thầy Trần Ngọc Lâm, Trưởng phòng Giáo dục huyện Ngọc Hồi tâm sự: "Thời điểm đó, mỗi sáng là cả phòng túc trực quanh cái điện thoại mà thấp thỏm. Nếu sau 8h mà điện thoại không reo mới thở phào nhẹ nhõm. Vì lúc ấy mới biết được là thầy cô đã qua sông an toàn, không có sự cố gì xảy ra".

Băng sông đã khó, vượt 5km đường liên thôn để đến từng thôn trong điều kiện đường sá bị lũ phá hủy hoàn toàn lại càng khó khăn. Thầy cô xã Đắk Ang phải men theo bờ sông đầy bùn và cát bồi, dò dẫm từng bước để tránh bị trượt. Không phải chỉ đi một mình, lưng thầy cô nào cũng cõng theo lương thực ăn trong 2, 3 ngày ở lại đây dạy học.

Khó khăn là thế mà chẳng ai nản lòng. Thầy Truyền kể: "Cô Nguyễn Thị Bích, thời điểm ấy mang bầu 4, 5 tháng cũng quyết tâm đến từng buôn dạy học trò. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Tính đến tháng 6 này thì con cô vừa được đầy tháng".

Khi được hỏi các thầy cô có được hỗ trợ gì trong giai đoạn khó khăn, vất vả này không? Thầy Truyền ngại ngùng cho biết: "Ngành giáo dục không có kinh phí và chế độ để hỗ trợ những trường hợp như thế này. Các thầy cô cố gắng làm bằng tấm lòng là chính!".

Với trái tim vàng của nhà giáo, họ vững bước bám trên con đường lầy đất đỏ sau lũ, mạnh tay giữ chặt thân bè vượt sông cõng chữ đến từng buôn làng của xã Đắk Ang. Dẫu dòng Pô Kô hung hãn thêm nữa cũng không thế ngăn nổi bước hành quân chống giặc dốt ở miền biên viễn này…

Nhưng thầy Lâm vẫn lo lắng: "Mùa mưa sắp đến, nếu chưa có cầu thì lại phải thêm một mùa vượt sông".

TN

Nguồn: Dân Trí


Đại học hay học đại?

clip_image001Sinh viên Trường Đại học dân lập Đông Đô. Ảnh: Kỳ Anh

(LĐCT) - Thành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.

Thành tích xây dựng hệ thống các trường ĐHCĐ ở nước ta là rất lớn. Không dễ gì có tới 62/63 tỉnh thành đã có trường ĐHCĐ, đấy là một cố gắng đáng kể với con số 180 trường đại học, 232 trường cao đẳng và 28 trường thuộc các ngành quốc phòng an ninh và với tổng số sinh viên ĐHCĐ niên học 2008-2009 lên đến trên 1,7 triệu. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
Truyền thống hiếu học của nhân dân ta thật quý giá. Không phải có nhiều nước mà hầu hết học sinh đều muốn học tiếp đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) và các phụ huynh cũng đều muốn như vậy. Nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng yêu cầu cần có số người tốt nghiệp ĐH không thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Từ lâu, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có chỉ đạo rất xác đáng là yêu cầu "Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò".
Hiện nay đâu phải trường nào cũng ra trường! Có tới 15/87 các trường ngoài công lập chưa xây dựng được trường theo địa điểm đã đăng ký. Thậm chí có trường mở trong các hốc trống của sân vận động (!) Có trường thuê mướn rất nhiều cơ sở ở khá phân tán trong thành phố. Các trường tập trung quá nhiều ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi có trên 18 triệu dân nhưng sinh viên trên 1 vạn dân là 393, trong khi ở đồng bằng sông Cửu Long với dân số cũng tới trên 17 triệu dân thì chỉ có 75 sinh viên/1 vạn dân.


Cần tăng cả về số lượng lẫn chất lượng các trường dự bị đại học để nhanh chóng đào tạo cán bộ giỏi cho đồng bào ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu, tại chức có thể kéo dài thời gian hơn đào tạo chính quy và cần thi cử thật nghiêm túc để sớm xóa bỏ thành kiến "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức".
Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các giảng viên có trình độ sau đại học yên tâm công tác ở các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần. Các trường ĐHCĐ phải đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vậy mà nhẽ nào tỷ lệ ngành khoa học tự nhiên chỉ có 2%, tỷ lệ ngành nông lâm nghiệp chỉ có 8%, trong khi các ngành như khoa học xã hội nhân văn và pháp lý lại chiếm đến 38% (!).
Hiện nay đâu phải lớp nào cũng ra lớp. Ở nước ngoài ngay trường phổ thông nhiều nơi cũng có máy chiếu (projector) để học sinh được thừa hưởng các thành tựu của công nghệ thông tin. Vậy mà liệu có bao nhiêu phần trăm số lớp ở các trường ĐHCĐ ở nước ta có máy chiếu? Số máy tính cho sinh viên đâu có nhiều, vậy mà ngay số lượng giáo trình điện tử còn rất ít (1.830 giáo trình) và bao nhiêu sinh viên có thể sử dụng? Hơn nữa những giáo trình này đã có cơ quan nào thẩm định về chất lượng chưa? Hiện tượng thầy đọc trò chép đang còn rất phổ biến.
Thầy ra thầy là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của hệ thống các trường ĐHCĐ. Hiện tượng "cơm chấm cơm" là không thể chấp nhận được. Trong khi giai đoạn 1987-2009 số sinh viên cả nước tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng có 3 lần mà thôi. Hiện nay trong số 61.190 giảng viên các trường ĐHCĐ chỉ có 10,16% là Tiến sĩ, 37,31% là Thạc sĩ. Có nghĩa là còn tới 52,53% giảng viên các trường ĐHCĐ chỉ là sinh viên đã tốt nghiệp đại học (!). Trong số 61.190 giảng viên chỉ có 2.286 Giáo sư và Phó giáo sư, chiếm tỉ lệ 3,74%, lại thường là các thầy cô cao tuổi, phần lớn đã về hưu, đã tách rời hoàn toàn với nghiên cứu và cập nhật các kiến thức mới. Đến hôm nay mà nhiều thầy vẫn lên lớp chay, nghĩa là không có giáo trình, thậm chí vẫn còn dùng các giáo trình cách đây vài chục năm của Liên Xô cũ (!).
Chúng ta là một nước nghèo vậy mà lại tách rời các trường ĐHCĐ với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học. Đó là một chuyện khác hẳn so với các nước khác và gây nên hiện tượng lãng phí rất lớn, rất phi lý. Chúng ta nên biết hiện nay Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có tới 25 Viện nghiên cứu quốc gia với 2.464 cán bộ khoa học, trong đó có tới 207 Giáo sư, Phó giáo sư, 673 Tiến sĩ và 538 Thạc sĩ. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện có tới 31 viện nghiên cứu quốc gia với 1.500 cán bộ khoa học, trong đó có tới 600 cán bộ có trình độ trên đại học. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện có trên 10 viện nghiên cứu quốc gia với 1.770 cán bộ khoa học, trong đó có 25 Giáo sư, Phó giáo sư, 144 Tiến sĩ và 277 Thạc sĩ.
Ngoài ra trực thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cũng còn có tới 500 đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với số lượng rất đông các nhà nghiên cứu có trình độ trên đại học. Nhiều trường khi đăng ký thì có một danh sách rất dài các Giáo sư, Tiến sĩ nhưng khi khai giảng thì mới biết đó chỉ là danh sách ma mà Bộ GD&ĐT đã không hề thực hiện việc hậu kiểm.
Trò ra trò cũng là chuyện đang rất đáng bàn. Đầu vào quá thấp thì làm sao tiếp thu được kiến thức tương xứng với bậc học ĐHCĐ. Có trường ĐHCĐ lấy đầu vào cả những sinh viên chỉ có 13-14 điểm cho 3 môn thi, với sinh viên thuộc diện ưu tiên có khi chỉ cần có điểm thi 9-10 điểm cho cả 3 môn thi (!).
Không có nước nào mà vào đại học mới học ngoại ngữ lại từ đầu, do đó tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp sau đại học mà chưa thông thạo bất kỳ một ngoại ngữ nào. Việc bắt buộc chỉ lấy tiếng Anh làm tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển sinh Thạc sĩ, Tiến sĩ là chưa hợp lý với một số ngành, như Đông y [lịch sử, văn hóa, văn học cổ trung đại - BVN] chẳng hạn, và càng không hợp lý khi nước ta đang đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Liên minh các Nghị viện Pháp ngữ, vậy mà xóa bỏ tiếng Pháp thì thật là khó hiểu.
Nước Nga cũng vẫn đang là một cường quốc về khoa học và công nghệ lại đang cấp không ít học bổng sau đại học cho sinh viên ta, nhẽ nào cũng loại bỏ nốt cả tiếng Nga? Việc phân ban ở bậc phổ thông không thực sự phân hóa đã làm hạ thấp đầu vào của sinh viên các trường ĐHCĐ. Điều này chúng ta thua kém so với cả một nước như Nepal. Hai lớp 11 và 12, mỗi phân ban họ chỉ cho học có 4 môn cho nên có trình độ rất cao mà không cần học thêm gì cả.
Việc cho học sinh vay tiền để có điều kiện theo học ĐHCĐ là một chủ trương rất tốt, nhưng sau khi ra trường phải chạy một khoản tiền lớn mới xin được việc làm, kể cả việc làm trái chuyên môn, thì phụ huynh còn kiếm đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng? Một anh bạn tôi có cháu sắp thi ĐHCĐ đã bảo với cháu rằng: "Chọn trường nào dễ vào thì thi, cứ học đại đi, ra trường có đủ tiền hay không để xin việc mới là chuyện quan trọng". Nghe mà buồn quá!
Phê phán bao giờ cũng dễ nhưng để có trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò thì quả là đâu có dễ. Tôi xin hiến một kế như sau: Em nào muốn học đại học mà ta chưa có điều kiện mở trường đạt chuẩn hay mở ngành thích hợp với nhu cầu của đất nước thì cứ cho các em học ngoại ngữ. Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay thì ai giỏi một ngoại ngữ nào đều có thể tự học để có được một nghề phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội. Hàng vạn Cử nhân ngoại ngữ đâu có thừa trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay!

NLD

Nguồn: Báo Lao Động


Khi lãnh đạo quốc gia chỉ biết đến hiện tại?


INDIA-METRO

Hệ thống xe lửa mới tại Delhi, Ấn Độ. AFP PHOTO

Dự án đường tàu cao tốc Việt Nam vẫn là đề tài sôi nổi trong phiên họp Quốc hội hôm 08/06/2010, trong đó các đại biểu nêu nhiều ý kiến khác biệt về việc nên hay không nên thực hiện.

Khi dự án đường cao tốc Bắc Nam được Chính phủ đưa ra Quốc hội để xem xét, thảo luận, những người bảo vệ dự án đã ra sức thuyết phục Quốc hội và dư luận bằng những lập luận đầy lạc quan, nhưng lại thiếu cơ sở khoa học, thiếu tính thực tế, thậm chí liều lĩnh và vô trách nhiệm đến mức không thể hiểu nổi. Tờ Tuần Việt Nam vừa qua trong bài viết về những phát ngôn ấn tượng trong tuần, đã điểm lại những câu nói của các vị Bộ trưởng, các Đại biểu ủng hộ siêu dự án này. Bài viết có tựa đề "Phát ngôn ấn tượng: Vay nợ ư? Lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả" lấy ý từ câu phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long: "Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay". Nhiều bloggers đã bức xúc lên tiếng về lời phát biểu này.

Ai sẽ trả nợ?

Thử xem thế hệ mai sau đang sống như thế nào, để từ đó suy ra liệu chúng có khả năng trả nợ cho chúng ta.

Nguyễn Quang Lập

Với cái tựa: "Ai sẽ trả nợ cho chúng ta?" nhà văn Nguyễn Quang Lập nhắc lại câu nói của ông Trần Đình Long và cho rằng: "…Từ trong ý tứ mà suy có thể yên tâm những món nợ khổng lồ sẽ được các thế hệ mai sau thanh toán ngon lành. Ok. Nếu được vậy thì quá mừng. Nhưng thử xem thế hệ mai sau đang sống như thế nào, để từ đó suy ra liệu chúng có khả năng trả nợ cho chúng ta…". Nhà văn đưa ra những bức ảnh sống động, có sức biểu hiện hơn ngàn lời nói, đã cho người xem thấy cuộc sống của trẻ em VN hiện nay "Trong khi một số các em sống trong nhung lụa thì đa phần các em đang sống dưới chân những khu rừng trụi…", "Đang sống bên những dòng sông ô nhiễm", "Đang sống nơi hạn hán triền miên, nguồn nước đang dần khô kiệt", "Và chúng phải lao động vô cùng cực nhọc", "Thậm chí phải bới rác kiếm ăn", "Thậm chí phải ăn thứ chó mèo chê", "Bị đánh đập dã man", "Muốn đến trường phải đánh đu trên cáp treo như thế này", "Đến được trường rồi thì phải nhúng mình trong một nền giáo dục nhiều tiêu cực và bất cập"… Câu trả lời từ đó là rất rõ ràng: "Không tạo được môi trường sống tốt đẹp cho các em thì đừng mơ có một thế hệ tương lai trả nợ giùm.  6 tỉ đô đầu tư môi trường sống cho thế hệ tương lai hay 56 tỉ đô làm tàu cao tốc chỉ để chở người và hành lý xách tay, cái nào lợi hơn, không nói mọi người cũng đã rõ".

Không chỉ là thói chơi sang, căn bệnh thích làm cái gì cũng to, cũng hoành tráng, mà thật ra, cái lý do thật sự mà ai cũng ngầm hiểu trong việc tại sao càng ngày các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam từ trên xuống dưới cứ muốn "chạy" dự án, "đẻ" ra những công trình vĩ đại, chính là để ăn bớt ăn xén vào đó, công trình càng to, dự án càng lớn thì tiền hoa hồng, tiền ăn bớt càng nhiều. Lòng tham cộng với kiểu tư duy nhiệm kỳ chỉ thấy cái lợi trước mắt, chỉ biết vơ vét về phần mình còn mọi sự ra sao, sau này hãy tính đã khiến các vị bất chấp mọi lời phản biện có lý có tình của người dân, bất chấp mọi sự thua lỗ, thiệt hại đã thấy ngay từ đầu để quyết làm cho bằng được.

clip_image002

Tuyến xe lửa Bắc Nam hiện tại ở Việt Nam. RFA PHOTO

Như trong dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam này có vô số những cái phi lý, bất lợi đã được vạch ra. Dùng một ví dụ về chuyện xây nhà cho cháu nội để so sánh với chuyện xây đường sắt mấy chục năm nữa mới hoàn thành, trong bài "Đường sắt cao tốc: xây nhà cho cháu nội tương lai", tác giả Trần Trung Chính vạch ra một trong những cái phi lý rành rành của việc tại sao phải thực hiện dự án này ngay từ bây giờ: "Tôi năm nay 47 tuổi. Vì có vợ muộn nên con tôi mới 5 tuổi. Dự kiến 20 năm nữa thì tôi có cháu nội. Hiện nay tôi đã gom góp tiền mua được một miếng đất be bé. Tôi sẽ bắt đầu xây nhà cho cháu nội tôi từ bây giờ. Xây theo kiểu nhà nghèo, gom được đồng nào xây đồng đó. Ba mươi năm sau, tôi sẽ có được ngôi nhà cho cháu nội tôi ở.

Bài toán của tôi ở trên chính là bài toán làm đường sắt cao tốc của Việt Nam. Một bài toán trời ơi đất hỡi! Ông nội xây ba mươi năm mới xong ngôi nhà cho cháu ở. Đến lúc xây xong thì đứa cháu nội nó chê nhà xây kiểu lạc hậu, nó không thèm ở. Nó bèn đập đi một cách không thương tiếc. Nó xây lại một ngôi nhà hiện đại hơn thế chỉ trong vòng nửa năm…

Ơi ông Tổng Giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, người vừa trả lời rùm beng trên báo, ông có thể trả lời câu hỏi này của tôi không: Nếu bắt đầu xây dựng từ bây giờ để đến năm 2035 hoàn thành, tại sao không để đến năm 2030 xây dựng để 5 năm sau, là năm 2035 hoàn thành?

Trước đây tôi cứ ngỡ, một tuyến đường sắt cao tốc luôn bắt buộc phải xây dựng trên 20 năm mới xong, nên phải bắt đầu từ bây giờ mới kịp. Nhưng khi ông nói tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thiên Tân xây dựng có 1 năm đã xong thì tôi mới ngã ngửa ra. Tôi xin 'bó tay chấm com' với ông rồi ông ơi".

Phi lý là thế nhưng người ta vẫn cứ làm. Đưa ra Quốc hội bàn chỉ là để hợp thức hóa chứ ai cũng biết, như rất nhiều dự án đã từng bị người dân phản đối dữ dội trước kia, dự án đường sắt này rồi cũng sẽ được thông qua thôi!

Học đi mà trả nợ

Xót xa cho các thế hệ tương lai chưa gì đã phải mang vác một gánh nặng nợ nần quốc gia ngày càng chồng chất do thói tham lam, ích kỷ, vô trách nhiệm của các thế hệ cha ông, blogger Người Buôn Gió viết bài thơ "Trẻ con ăn học làm gì?" với những con chữ như máu nhỏ từ trái tim mình:

Không tạo được môi trường sống tốt đẹp cho các em thì đừng mơ có một thế hệ tương lai trả nợ giùm. 

Nguyễn Quang Lập

"Học đi con

Học kéo cày trả nợ

Quê hương ta một dải

Chúng nó bán hết rồi

Còn gì chưa bán được

Đã mang đặt cho người

Học đi mà khôn lớn

Kéo cày chuộc quê hương

Lớn đi con

Lớn đi làm nô lệ

Trên đất nước của mình…"

Cũng một ý "Học đi mà… trả nợ", blogger Thanh Chung sau khi phân tích tất cả những cái thiệt hơn xung quanh việc tiến hành xây dựng đường sắt cao tốc trong thời điểm hiện tại, những sự nghi ngại từ một thực tế lâu nay VN vẫn là một nước nghèo, chưa có minh bạch và kỷ cương trong mọi việc, nên"càng xây càng nát, càng dự án to càng thất thoát. Tham nhũng đến cạn kiệt lòng dân rồi", cuối cùng tác giả kết luận: "Hôm Chủ nhật vừa rồi, trong bữa ăn trưa, mình đã cập nhật tình hình trong nước cho hai đứa con: Nếu Quốc hội thông qua các siêu dự án như hệ thống cảng biển 5 tỷ USD, điện hạt nhân hơn 10 tỷ USD, sân bay Long Thành 12 tỷ USD, 18 tuyến đường cao tốc 48 tỷ USD, đường sắt cao tốc 56 tỷ USD, đồ án quy hoạch Thủ đô 90 tỷ USD…  thì các con cứ việc... "học đi mà trả nợ".

FBL-WC2010-RSA-TRANSPORT

Một xe lửa cao tốc để phục vụ World Cup 2010 ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh chụp hôm 07/05/2010. AFP PHOTO

Trong bài "Phát ngôn ấn tượng: Vay nợ ư? Lo gì, con cháu tài giỏi hơn sẽ trả" nói trên, tác giả Khánh Linh viết: "Lại phải trích phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Trần Đình Long: "Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay". Nói dại, lỡ thế hệ con cháu không tài giỏi hơn thì phải làm sao nhỉ? Sao các bác, các chú cứ bắt con cháu phải là thiên tài như thế? Không chỉ phải tài cỡ đoạt giải Nobel mà phải có tài trả nợ thay cho các bác các cô các chú mà các bác các cô các chú lại chẳng cần biết con cháu có muốn hưởng thụ những gì các bác, các chú để lại không?

Hình như, đã muốn ủng hộ thì không khó khăn gì để đưa ra rất nhiều lập luận "tô hồng", toàn những nhận định về tương lai xa thật là xa, đến lúc đó chẳng may có sai thì cứ xuống suối vàng mà tìm các bác các chú để trách cứ thoải mái.

Như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thẳng thắn gọi dự án đường sắt cao tốc là "xa xỉ, ăn chơi", rằng "Đời cha ăn mặn đời con khát nước. Không cha mẹ nào lại ăn vào phần con cháu. Không thể quyết một dự án lớn mà không biết bao giờ mới trả nợ được".

Còn gì ở tương lai?

Kỳ vọng trẻ em sẽ biến đất nước thành rồng, thành hổ nhưng đã vô tình đeo đá vào đôi cánh mỏng manh của các em bằng một thứ tội tổ tông truyền.

Khương Duy

Trong khi các thế hệ hôm nay cứ thoải mái chi xài để nợ cho con cháu thì ngược lại họ có quan tâm chăm sóc đầu tư gì cho các thế hệ tương lai không? Trẻ em Việt Nam hiện nay và trong vòng vài chục năm nữa đang sống và sẽ sống như thế nào? Chất lượng giáo dục thì yếu kém, chương trình học nặng nề, quá tải, đã vậy lại còn phải học thêm, học hè, suốt ngày học, quanh năm học, chẳng có thời gian giải trí, chẳng có tuổi thơ. Khi muốn vui chơi giải trí thì những nơi có thể dành cho trẻ em vừa ít ỏi vừa nghèo nàn, đơn điệu. Trên báo Tiền phong, tác giả Hoàng Tuân đã phải kêu lên "Người lớn quá thừa, trẻ em quá thiếu": "Hà Nội hiện nay tràn ngập những khu vui chơi, giải trí cho người lớn, từ nhà nghỉ, quán bia, khách sạn, vũ trường… cho đến sân tennis, golf. Nhưng để tìm được một chỗ vui chơi hấp dẫn cho trẻ, phụ huynh phải đỏ mắt, đau đầu, chưa kể những trò chơi đó thường quá cũ, đơn điệu và nhàm chán…". Đó là ở những thành phố lớn. Còn với trẻ em con nhà nghèo hoặc ở nông thôn thì đa phần vẫn còn sống trong những điều kiện hết sức kham khổ, không được đến trường hoặc vừa đi học vừa lao động phụ giúp gia đình từ khi còn tấm bé…

Thế nhưng những người đang nắm quyền quyết định mọi chuyện của đất nước, thay vì biết tính toán, tiết kiệm, đầu tư đúng việc đúng chỗ, đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu để các thế hệ mai sau sung sướng hơn thì họ lại chỉ biết thu lợi cho mình, tham nhũng, làm thất thoát tài sản, tài nguyên, làm nghèo thêm đất nước và thiệt thòi cho các thế hệ tương lai.

 

clip_image004Một tuyến xe lửa địa phương ở Việt Nam. RFA file Photo

Nhân ngày 1.6 là ngày Tết thiếu nhi, tác giả Khương Duy đã viết những lời day dứt trong bài "Người lớn ơi, xin một lần lắng nghe trẻ em nói" đăng trên Tuần Việt Nam, về những gì mà người lớn đang làm, đang gây ra cho các em: "Người lớn chẳng những không cho trẻ em cuộc sống an toàn, không cho chúng niềm tin, không cho trẻ em một tuổi thơ theo đúng nghĩa mà còn "ăn vèn" cả vào tương lai của trẻ em. Khi những đứa trẻ lớn lên, chúng ta sẽ trả lời các em ra sao về hàng triệu, hàng tỷ tấn khoáng sản đã bị thế hệ trước khai thác, sử dụng hoang phí và bán với giá rẻ mạt cho nước ngoài để thỏa mãn những nhu cầu không đáy?

Cuốn sách địa lý của thế hệ tương lai sẽ viết về nguồn tài nguyên của đất nước ra sao khi những mỏ vàng, bạc, dầu thô, than đá chẳng còn gì ngoài những hố sâu thăm thẳm và môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề?

Hãy tự hỏi chúng ta chia cho trẻ thơ được bao nhiêu từ món tiền thu được từ việc bán tống bán tháo tài nguyên, khoáng sản hôm nay?".

Những câu hỏi thật nhức nhối, liệu có ai trong số những người đang chịu trách nhiệm điều hành mọi lĩnh vực của đất nước hôm nay có một lần nghĩ lại và biết giật mình?

"Và chao ôi, những gì chúng ta dành cho chúng liệu có xứng đáng với những món nợ hàng trăm tỷ đô-la chúng ta đang vay nợ nước ngoài để đầu tư cho những dự án trên trời dưới biển. Chúng ta hỉ hả khi năm sau vay được nhiều hơn năm trước, chúng ta giận lẫy vài hôm khi có vị quan chức nọ xà xẻo vốn ODA nhưng rồi cũng tặc lưỡi bỏ qua. Chúng ta an ủi nhau rằng trẻ em ngày sau sẽ tài giỏi hơn thế hệ hôm nay và sẽ trả hết những gì chúng ta đang vay mượn để vung tay quá trán và thả sức cho rơi rớt dọc đường…". Tác giả kết luận: "Chúng ta kỳ vọng trẻ em sẽ biến đất nước thành rồng, thành hổ nhưng đã vô tình đeo đá vào đôi cánh mỏng manh của các em bằng một thứ tội tổ tông truyền.

Vậy đấy, hành trang cho trẻ em vào tương lai tưởng như rất đầy mà thực ra lại rất vơi. Chúng ta chẳng cho trẻ em được bao nhiêu so với những gì chúng ta lấy đi của trẻ em".

Khi cha ông chỉ biết vay nợ, tiêu xài, bán rẻ mọi thứ từ tài nguyên rừng vàng biển bạc cho đến sức lao động của con người, thì chỉ vài thập niên nữa thôi, lúc đó cháu con của chúng ta cho dù có tài ba đến đâu nhưng đất nước này liệu có còn lại gì để mà khai thác, mà bán, mà hòng trả nợ?

NH

Nguồn: RFA