Lời người dịch:
Nhằm mục đích cống hiến quý bạn đọc những giòng hồi ký của
ông Kisssinger liên quan đến cố TT Nguyễn văn Thiệu tôi xin trích dịch một
trích đoạn của ông ta những trang viết liên quan đến cố TT Thiệu. Tôi xin nhấn mạnh
đây là dịch thuật và hoàn toàn không phải ý kiến cá nhân của tôi.
xuân khê
-------------------------------------------------
Lời dẫn:
Trong cuốn hồi ký "NHỮNG NĂM THÁNG BIẾN ĐỘNG (YEARS OF UPHEAVAL)
cựu ngoại trưởng Henry Kissinger đã dành khoảng 6 trang viết về TT Nguyễn văn
Thiệu trong dịp TT Thiệu đến San Clemente Hoa kỳ sau ký kết hiệp định Ba Lê
27/1/1973.Là đạo diễn chính cho hiệp định này, Kissinger lngười cảm nhận sự chống
đối quyết liệt nhất từ tt Thiệu; thêm vào đó ông biết mình là kẻ quyền năng cho
thời vận một nước đồng minh nhỏ bé là miền Nam VN. Từ đó ác cảm gia tăng giữa
hai ngừơi : một kẻ từng là "quân sư" cho cố TT Richard Nixon, cường
quốc số 1 Hoa kỳ. Phía đồng minh TT Thiệu , nhà lãnh đạo của một nhược tiểu tuy
mang tiếng đồng minh, thân hữu nhưng bó tay trong mọi quyết định tối quan trọng.
Ông Kissinger tuy đã làm xong nhiệm vụ của ông ta - một công thần nước Mỹ. Những
ngày sau này khi hồi hưu , trong hồi ký chúng ta hi vọng ông Kissinger đối diện
với lương tâm và sự thật viết lại những cảm nghĩ của ông về TT Nguyễn văn Thiệu.
Hơn nữa hi vọng không còn sức ép nào để ông ta viết sai đi . Điểm chú ý chúng
ta có thể nghĩ ra , ông Kissinger có thể xem thường TT Thiệu vì miền Nam lệ thuộc
hoàn toàn vào viên trợ Mỹ nhưng ông ta không thể xem khinh TT Thiệu được .
Trong hồi ký này ông Kissinger cũng thổ lộ những bất công từ báo chí Tây phưong
cùng những cay đắng từ định kiến công luận Phương Tây vốn dĩ bị lèo lái theo
truyền thông thiên tả.
Trích dịch:xuân khê.
lưu ý : trích dịch này hoàn toàn dành cho biên khảo và học
thuật tuyệt đối không dành cho công việc thương mãi nào.
warning : The translation is absolutely for a quote in the
review not for any commercial point .(xuân khê)
===========================
YEARS OF UPHEARVAL
Henry Kissinger
NHỮNG NĂM BIẾN ĐỘNG
Ông (*) Thiệu viếng San Clemente
Trước khi chúng ta (**)để tâm đến chuyện vi phạm của miền Bắc
VN, chúng ta phải quan tâm đến một phấn nhỏ của đàm phán là cam kết của chúng
ta(Hoa kỳ)đối với đồng minh tổng thống VNCH phải có cơ hội tới thăm tt Hoa kỳ
như là phần khích lệ đi sau việc ngưng bắn.
Ông Thiệu đã nhiều tháng liền chống đối lại thỏa hiệp hòa
bình chia cắt đất nước ông ta. Các điều khoản của hiệp ươc Ba lê còn tốt hơn
ngay cả kẻ chỉ trích hay ủng hộ chúng ta đã nghĩ. Về đề xuất thương thảo phía
ông Thiệu tự chấp thuận đề án 3 năm trong lúc phía Bắc Việt khó lòng chấp nhận
chuyện này. Nếu chuyện này thành, ông ta đã khéo léo đưa trách nhiệm lên vai
chúng ta. Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối
cùng ra khỏi lãnh thổ. Đây không phải là điều sai của ông mà công luận Hoa kỳ
thì lại không chấp nhận .
Ông Thiệu chống lại chúng ta(Hoa kỳ) bằng chiến thuật kiên
trì...chúng ta cả hai đều đồng đến một kết luận, một miền Nam VN an toàn về lảnh
thổ. Những ai trong chúng ta dự phần vào thương thảo hòa ước Ba lê đều không
quá nghi ngờ cũng như không quá ngây thơ. Chúng ta nghĩ rằng Băc Việt sẽ gia
tăng sức ép, nhưng chúng ta đã ngưng gia tăng mọi lực lượng và quốc hội chúng
ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu
chúng ta vượt quá giới hạn.Hoa kỳ hi vọng rằng thế bế tắc về quân sự ít nhất sẽ
bảo đảm tính an toàn và có thể dẫn đến cuộc nói chuyện tay đôi giữa các phía VN
với nhau. Ông
Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà địch quân trước mắt. Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu; còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hi vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà nôi ; Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ chú mục vào những điều không chắc chắn về lâu dài. Về căn bản ông Thiệu có thể đúng , vì chuyện là nôi các tt Nixon không thể chống đối nỗi những quyết định từ quốc nội và nếu giá dư có thuận lợi chăng thì nội các đó cũng tránh né ý niệm về trách nhiệm của chúng ta. Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông , nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận.
Thiệu luôn nhìn vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.Cái gần nhất với ông không phải là hòa bình sau cùng mà địch quân trước mắt. Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu; còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hi vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hà nôi ; Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ chú mục vào những điều không chắc chắn về lâu dài. Về căn bản ông Thiệu có thể đúng , vì chuyện là nôi các tt Nixon không thể chống đối nỗi những quyết định từ quốc nội và nếu giá dư có thuận lợi chăng thì nội các đó cũng tránh né ý niệm về trách nhiệm của chúng ta. Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi vì vai trò kiến trúc sư của tôi về thỏa ước hòa bình này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông , nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đã chấp thuận.
Những điều khoản rất hòa bình chúng ta đã đề ra với sự chấp
thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm. Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu
như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của
ông , một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân
ông, đất nước ông và
ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta.
ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta.
Ông Thiệu viếng Hoa kỳ từ hôm 2/4/1973. Chúng ta chẳng được
chút gì tự hào vê chuyến viếng thăm này. Suốt cuộc chiến vừa qua chúng ta chiến
đấu vai bên vai với người dân đất nước ông , rất khó lòng chấp nhận ông vào
thăm trong nội địa Hoa kỳ vì một nỗi e ngại sự chống đối của dân chúng. TT Hoa
kỳ và ông đã kín đáo gặp nhau lần lượt tại Guam, Hawaii, và tại Midway. Ông Thiệu
chưa bao giờ được phép đặt chân vào nội địa Hoa kỳ.
Chuyến viếng thăm của ông Thiệu vào Hoa kỳ năm 1973 là cố
tâm tạo dựng một biểu tượng về mối dây giao hảo trong giai đoạn hòa bình mới mà
sự hi sinh của chúng ta dành cho một miền Nam tự do. Chuyện gần như hoàn toàn trái
ngược. Sự chấm dứt chiến tranh chưa hẳn làm thôi nguy cơ chống đối của công
chúng. Do đó chúng ta phải tiếp đón nhà lãnh đạo một nước đồng minh tại tòa ''Bạch
Ốc tại bờ Tây" tức là San Clemente, mà hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ
cùng đồng minh và hàng trăm ngàn sinh mạng người VN phải hi sinh cho nền tự do của
họ. Những buổi lễ tiếp đón và đưa tiễn phải bị thu hẹp lại cơ ngơi của TT cùng
canh gác nghiêm nhặt. Ngay cả buôi tiệc tối quốc gia cũng phải chuyển đổi thành
bữa tiếp tân gia đình . Lý do bào chữa của TT Nixon vì phòng ăn tối chỉ đủ chỗ
không quá mười hai khách nhưng thực ra vì mời nhiều khách khứa sẽ mang lại nỗi e
sợ những vị khách quá khích chống đối.
Nhằm thực hiện lời hứa, phó TT Spiro Agnew được chọn làm vai
trò chủ nhân tiếp đãi tại thủ đô. Tình cảnh buổi tiếp đó ông Agnew tiết lộ chớp
nhoáng với tôi qua điện thoại trước khi phi cơ chở ông Thiệu hạ cánh. Agnew
phàn nàn rằng chỉ có một nhân vật chính phủ là ông bộ trưởng lao động Peter J.
Brennan đi theo để đón ông Thiệu thôi. Chỉ có một ít khách dự bữa tối đó với
ông phó TT. Những nhân vật cao cấp trong nội các thì tìm cớ để ra khỏi thành phố
lúc này. Đây là điều hổ thẹn vì những ngày tôi tùng sự tại Hoa thịnh Đốn mốt số
nhân vật lãnh đạo Cộng Sản đã được tiếp đón một cách danh dự. Những giới chức
cao cấp giành nhau đến dự cho được buổi dạ tiệc nhằm vinh danh những nhân vật
trung lập đặc biệt họ từng chỉ trích nặng nề Hoa kỳ chúng ta. Nhưng một tổng thống
chung thủy với một nước bạn bè thì chúng ta hững hờ phó mặc.
Những kẻ này đã lấy lý do về những khiếm khuyết dân chủ của
ông ta làm lý do bào chữa và đẩy đưa cả dân tộc ông về phía kẻ thù của dân chủ.
Không có sự kiện thuyền nhân chạy trốn khỏi VN khi ông Thiệu còn tại chức. Rõ
ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất
CS chiếm đóng tức đã bầu cho ông ta rồi.Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom
của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo
tàn của chế độ CS. Ông Thiệu từng bước cố gằng mở rộng cơ cấu chính quyền - tuy
chưa đầy đủ- ngay cả trong vùng CS kiểm soát nơi đó các giới chức của ông dễ
thành mục tiêu.Theo phê phán của ông thì chuyện này chưa có lợi lộc nào cả.
Theo cảm nhận từ chúng ta, điều có phần chắc miền Nam VN mới
chỉ phôi thai tạo dựng một thể chế dân chủ. Cũng có những phê phán công bình về
sự hà khắc cùng tham nhũng. Nhưng những khi phe đối lập của ông Thiệu trình bày
những rắc rối từ nền chính trị đa nguyên tại Sài gòn tới giới báo chí chúng ta
thì chúng ta chưa ai so sánh với Hà nội cả ; một nơi mà đối lập chưa bao giờ được
chấp nhận , báo chí bị kiểm soát và sự liên lạc với truyền thông ngoại quốc
hoàn toàn bị cấm đoán. Nói gọn đi,đòi hỏi này thật khó lòng đáp ứng cho được
tình thuận lợi cho cách nhìn kiểu Mỹ đối với ông Thiệu. Kh tôi thăm dò bạn bè
Âu châu về chuyến thăm của Ông Thiệu đến Hoa kỳ ngay cả khi kết hợp công du hay
cá nhân , có một sự im lặng khó hiểu. Ông và ngay cả ngoại trưởng của ông cũng
chưa bao giờ được tiếp đón tại thủ đô các nước đồng minh ngoại trừ Ba Lê nơi diễn
ra hòa đàm- một tiến trình giải thể chính phủ ông Thiệu- bước đầu tiên trong việc
bỏ rơi- diễn khá hay. Trong lúc đó, bà Nguyễn thị Bình , cái gọi là bộ trưởng
ngoại giao cho chính phủ MA :CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG SẢN , chưa hề có
khả năng trình ra ngay cả một nơi làm thủ đô- thì lại được tiếp trọng thể tại
Đông Âu.
Thật là một hiện tượng lạ đời , ngừơi ta cứ tự ru ngủ mình bằng
cách cứ thuyết phục những người đứng đắn và chân thiện hướng chuyện phẩn nộ về
đạo đức vào cái gọi là bảo thủ. Trong cuộc chiến tại Âu châu có khẩu hiệu
" không có quân thù ở cánh tả " Vào những năm sau chiến tranh báo chí
Tây Phương dãy đầy chuyện vi phạm từ các chế độ như Tây ban Nha , Bồ đào Nha,
Nam Hàn , Hy lạp , Ba tư , Nam VN và một số khác , Trong khi đó có nhiều nước
những cái gọi là "dân chủ nhân dân " đáng bị kiềm chế đáng phải hối cải
về những chuyện tàn ác của họ vẫn tại Đông Âu hay chế độ chuyên chế thiên tả Thế
giới Thứ Ba và dĩ nhiên có Cộng sản Bắc Việt.
Đừng bao giờ cho rằng các chế độ "tiến bộ" là đầy tớ
của nhân dân- các thử thách về lòng trung thành phục vụ dân chúng- bởi vì các
chế độ này hoàn toàn là những thể chế toàn trị mà những chế độ bảo thủ thường gặp
rối loạn vì họ không có cả lý thuyết lẫn công cụ để đàn áp có hiệu quả. Đừng
cho là các thể chế bảo thủ sẽ để yên cho lân bang và có trường hợp sẽ tự phát
triển thành các thể chế dân chủ (Tây ban Nha, Hy lạp , Bồ đào Nha) khi quân đội
Sô viết áp đặt ý muốn họ lên thế giới lấy danh nghĩa chủ thuyết đại đồng. Chưa
hề có ghi nhận nào về sự tiến triển tốt đẹp cho các chế độ chính trị ở Thế giới
Thứ Ba vào thời hậu chiến. Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn
luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn còn
những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây
phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973 và sau này là Vua Shah của Ba
Tư cùng trong cùng thập kỷ…
(*): Nguyên Văn : Thieu visits San Clemente : Mặc dầu không
có (Mr.) nhưng đây là cách viết của người Mỹ không có ý là vô lễ vì theo báo
chí Mỹ họ cũng viết trỏng là Bush, hay Clinton vậy thôi. Nên theo hoàn cảnh tôi
dịch là Ông Thiệu.
(**): chúng ta tức là Hoa kỳ
source:
Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little
Brown, 1981. 309-31
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét