Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

18 tháng 10 2010

Thư ngỏ đòi tự do ngôn luận của các vị trưởng lão Cộng sản Trung Hoa

Phạm Toàn dịch theo bản dịch và giới thiệu của David Bandurski ngày 13-10-2010 trên trang mạng của CMP – China Media Project – Dự án Truyền thông Trung Hoa.

image

 

gày 11 tháng 10 năm 2010, có 23 vị trưởng lão của đảng Cộng sản Trung Hoa nổi tiếng vì lập trường ủng hộ cải cách của họ, trong đó có cả thư ký riêng trước đây của Mao Trạch Đông Lý Nhuệ (李锐) và nguyên tổng biên tập Nhân dân nhật báo Hồ Tích Vĩ (胡绩伟), đã cùng ký tên gửi thư ngỏ lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính thức là cơ quan quyền lực tối cao của Trung Quốc, kêu gọi chấm dứt việc hạn chế tự do biểu đạt ở nước này.

Lá thư khẩn thiết yêu cầu Đảng CS xóa bỏ việc kiểm duyệt và thực thi quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của công dân. Nhân cơ hội trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Hoa Lưu Hiểu Ba (刘晓波) tuần trước, lá thư nhắc nhớ một cách tường minh về những phát ngôn trước khi có giải thưởng đó của cả chủ tịch Hồ Cẩm Đào (胡锦涛) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo (温家宝). [Đính chính của biên tập CMP: kết luận rằng lá thư ngỏ này có chút liên hệ nào với giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba thì hơi vội. Thư đề ngày 1 tháng 10, tức là một tuần trước khi Ủy ban giải thưởng Nobel công bố giải.

 

Hãy tuân thủ thực thi điều 35 Hiến pháp Trung Hoa, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt và thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của công dân – Thư ngỏ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Người viết: Lý Nhuệ (李锐), Hồ Tích Vĩ (胡绩伟) và nhiều người khác

Ngày 11 tháng 10 năm 2010

Thưa các vị trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

Điều 35 Hiến pháp nước Trung Hoa thông qua năm 1982 tuyên bố rõ ràng rằng: "Công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội đoàn, tự do diễu hành và biểu tình." Suốt 28 năm, điều này trong Hiến pháp đã không được thực hiện, nó đã bị phủ định vì những luật lệ chi tiết và những quy tắc "thực thi". Kiểu dân chủ giả này theo cái lối tuyên bố chính thức và chối bỏ chi tiết đã trở thành một dấu hiệu xấu xa nhục nhã đóng lên Lịch sử của nền dân chủ thế giới.

Ngày 26 tháng Hai năm 2003, tại cuộc hội nghị tư vấn dân chủ giữa Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Trung Quốc với các đảng phái dân chủ [http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_political_parties_in_the_People's_Republic_of_China],

Không lâu sau khi chủ tích Hồ Cẩm Đào (胡锦涛) lên nắm quyền, ông tuyến bố rõ ràng: "Việc bãi bỏ những hạn chế báo chí và việc mở rộng đường cho công chúng phát biểu ý kiến là trào lưu chung mang quan điểm và đòi hỏi của xã hội; đó là điều tự nhiên và nên được giải quyết thông qua con đường pháp luật. Nếu Đảng CS không tự mình thay đổi, nó sẽ mất đi sức sống và tự nhiên và tất yếu dẫn tới sự lụi tàn."

Ngày 3 tháng mười [năm 2010], hãng CNN của Mỹ tung lên sóng bài phỏng vấn thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo (温家宝) do ông Fareed Zakaria thực hiện. Đáp l;ại câu hỏi của nhà báo, Ôn Gia Bảo nói: "Tự do ngôn luận là điều cần thiết cho mọi quốc gia; Hiến pháp nước Trung Hoa cho nhân dân quyền tự do ngôn luận; Ta không thể cưỡng lại được các đòi hỏi dân chủ của nhân dân."

Phù hợp với Hiến pháp Trung Hoa và theo tinh thần những nhận xét của chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo, chúng tôi xin gửi kèm theo đây tài liệu về quyến hiến định liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí:

Hiện trạng tự do ngôn luận và tự do báo chí nước ta

Chúng ta trong suốt 61 năm đã nhân danh các công dân để "phục vụ như những ông chủ" của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nhưng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí chúng ta được hưởng hôm nay lại thấp hơn ở Hồng Kông trước khi mảnh đất thuộc địa này được trở về với chủ quyền Trung Hoa. Trước khi chuyển giao cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông là thuộc địa của Anh quốc, bị cai trị bới những người do chính quyền của Nữ Hoàng Anh chỉ định. Thế nhưng tự do ngôn luận và tự do báo chí được chính quyền Anh trao cho dân chúng sống ở Hồng Kông thảy đều không rỗng, không chỉ là lời lẽ nằm trên giấy. Mọi thứ đều được ban hành và thực thi.

Khi nước ta ra thành lập năm 1949, nhân dân ta kêu to lên rằng họ đã được giải phóng, họ đã thành chủ nhân của chính mình. Mao Trạch Đông nói, "Kể từ lúc này, nhân dân Trung Hoa đã đứng lên." Thế nhưng ngay mãi tới hôm nay, 61 năm sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sau 30 năm mở cửa và đổi mới, chúng ta vẫn chưa đạt tới được cái tự do ngôn luận và tự do báo chí ở mức độ nhân dân Hồng Kông sống dưới chế độ thuộc địa được hưởng. Ngay cả bây giờ đây, nhiếu cuốn sách bàn thảo về các vấn đề chính trị và tình hình hiện thời đều phải in ở Hồng Kông. Cách làm ăn kiểu đó không phải là mới mẻ kể từ khi Hồng Kông trở về với Trung Hoa, mà đã quen làm kiểu đó từ thời chế độ thuộc địa. Thể chế "làm chủ" của nhân dân Trung Hoa đại lục quá thấp. Và khi nước ta quảng cáo là có nền "dân chủ xã hội chủ nghĩa" với đặc điểm Trung Hoa thì có việc này vẫn thật lúng túng khó nói: báo chí phải được tự do! Cái thói bóp nghẹt tự do biểu đạt của nhân dân như thế là hoàn toàn trái pháp luật!

Ngay cả các nhà lãnh đạo cấp cao đi nữa — ngay thủ tướng nước ta cũng không có tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí! Hôm 21 tháng tám năm 2010, thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu ở Thâm Quyến, ông nói: "Cjhir có đẩymanhj cải cách thì đất nước ta mới có cơ đồ sáng sủa. Chúng ta không được chỉ thúc đẩy cải cách kinh tế, mà chúng ta phải thúc đẩy cải cách chính trị nữa. Không có sự bảo vệ từ những cải cách chính trị, những gì ta thu được từ cải cách kinh tế có thể bị mất, và chúng ta không thể thực hiện được các mục tiêu hiện đại hóa của mình."

Hãng tin Tân Hoa chính thức đưa tin ngày 21 tháng tám tiêu đề "Xây dựng một tương lai tươi sáng cho đặc khu kinh tế,"đã bỏ qua không đăng lời Ôn Gia Bảo nói về cải cách chính trị. Ngày 22 tháng chín năm 2010, (theo giờ địa phương Hoa Kỳ) thủ tướng Ôn Gia Bảo có cuộc trò chuyện tại New York với phương tiện truyền thông của Mỹ gốc Hoa và phương tiện truyền thông từ Hồng Kông và Macao, một lần nữa ông lạin hấn mạnh tầm quan trọng của "cải cách hệ thống chính trị". Ông nói: "Liên quan đến các cải cách chính trị, tôi từng nói rồi, rằng nếu chỉ cải cách kinh tế mà không có sự bảo vệ nhờ các cải cách chính trị, thì chúng ta không thể nào thành công hoàn toàn, thậm chí những gì thu được trong bước tiến lên cho tới nay có thể bị mất tong." Sau đó, Ông Gia Bảo trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 65 Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, lại có bài tựa đề "Nhìn nhận một nước Trung Hoa đích thực,"trong bài này ông lại nói về cải cách chính trị. Về sau, vào ngày 23 tháng chín (giờ Bắc Kinh), các sự kiện này đều được đưa lên mục Tân-Văn Liên-báo của Truyền hình Trung ương và trong bản tin chính thức của Tân Hoa Xã. Nhưng các bản tin đó chỉ nói tới những nhận xét của Ôn Gia Bảo về các bối cảnh Hoa kiều phải đương đầu và về tầm quan trọng của truyền thông Trung Hoa ở nước ngoài. Mọi điều ông nói về cải cách chính trị đều bị bóc.

Về những vụ việc như thế, nếu chúng ta hy vọng tìm ra được một kẻ nào đó phải chịu trách nhiệm,thì chúng ta hoàn toàn không thể chỉ ra đích danh một ai cụ thể. Đây là những bàn tay đen vô hình. Vì lý do riêng, chúng vi phạm hiến pháp nước ta, thường khi dùng điện thoại ra lệnh những bài viết này nọ không được đưa lên truyền thông. Những viên chức gọi điện thoại ra lệnh đó không để lại tên tuổi, và các nhân viên bí mật đó lại được bảo vệ, còn bạn thì phải để ý thực hiện những gì họ đã ra lệnh qua điện thoại. Những bàn tay đen vô hình này là Vụ Tuyên truyền Trung ương của chúng ta. Hiện thời, Vụ Tuyên truyền Trung ương đứng trên Trung ương Đảng CS, và bên trên cả Hội đồng Nhà nước. Ta sẽ đặt câu hỏi: lấy cái quyền gì mà Vụ Tuyên truyền Trung ương bịt miệng ông thủ tướng? Lấy cái quyền gì mà họ tước đoạt của nhân dân nước ta cái quyền được biết ông thủ tướng đã nói gì?

Yêu cầu trung tâm của chúng tôi là xóa bỏ nạn kiểm duyệt và đi theo chế độ trách nhiệm trước luật pháp thôi. Các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được bảo lãnh tại điều 35 Hiến pháp nước ta trở thành những vật trang trí thuần túy cho những bức tường các điều lệ về biện pháp thực thi như "Điều lệ quản lý xuất bản". Nói rộng ra, các điều lệ đó là một hệ thống kiểm duyệt và cho phép. Có vô thiên lủng điều khuyến nghị và những kiêng cữ nhằm ngăn chặn tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tạo ra luật báo chí và xóa bỏ hệ thống kiểm duyệt là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt chúng ta.

Chúng tôi kiến nghị Quốc hội ra tay hành động ngay lập tức để có bộ Luật Báo chí, và yêu cầu xóa bỏ ngay những "Điều lệ quản lý xuất bản"và tất cả những hạn chế ở các địa phương về đưa tin và xuất bản. Về phương diện thể chế, việc thực thi tự do ngôn luận và tự do báo chí như đã được bảo đảm trong Hiến pháp có nghĩa là làm cách gì cho hệ thống truyền thông được độc lập đối với Đảng CS và độc lập với các cơ quan chính quyền hiện đang kiểm soát những vấn đề đó, từ đó mà chuyển đổi những "lệnh miệng của Đảng" thành những "công cụ cho công chúng thấy rõ." Theo đó, việc tạo ra Luật Báo chí phải là sự thực thi hữu hiệu một hệ thống trách nhiệm pháp lý hậu sự kiện [post facto] [được ấn định rõ ràng bởi những bộ luật được làm ra một cách sòng phẳng]. Chúng ta không thể lúc nào cũng cứ nói đến "tăng cường sức mạnh của Đảng." Cái gọi bằng hệ thống kiểm duyệt là hệ thống trước khi muốn xuất bản cái gì đều phải được sự chấp thuận của các cơ quan của Đảng, họ chỉ cho phép xuất bản sau khi đã chấp nhận và đã chỉ ra mọi vật liệu bị coi là không đúng luật định đem xuất bản. Cái gọi bằng hệ thống trách nhiệm pháp lý có nghĩa là các tài liệu định xuất bản không phải đi qua cửa chấp thuận của Đảng hoặc của các cơ quan chính quyền, nhưng có thể được xuất bản càng sớm càng tốt khi tổng biên tập thấy đó là thích hợp. Nếu có những xuất bản phẩm không hay ho hoặc có những tranh chấp sau khi xuất bản, chính quyền có thể can thiệp và quyết định xử lý thuận theo luật định nếu thấy có những trường hợp làm sai. Tại các quốc gia trên khắp thế giới, nhà nước pháp quyền về phương diện thông tion và xuất bản đều đã đi theo con đường như thế, chuyển đổi từ hệ thống kiểm duyệt sang hệ thống trách nhiệm pháp lý. Không có mấy hồ nghi rằng các hệ thống trách nhiệm pháp lý là bước tiến bộ so với hệ thống kiểm duyệt, và điều này đóng góp rất nhiều cho sự phát triển các môn nhân văn và các khoa học tự nhiên cũng như trong việc tạo ra sự hài hòa xã hội và tạo ra tiến bộ lịch sử. Anh quốc đã từ bỏ chế độ kiểm duyệt vào năm 1695. Pháp xóa bỏ hệ thống kiểm duyệt vào năm 1881, và sau đó việc xuất bản báo chí chỉ đòi hỏi việc khai báo đơn giản có chữ ký của các đại diện việc xuất bản đó và gửi bằng đường Bưu điện tới văn phòng côing tố viên của nhà nước. Hệ thống kiểm duyệt hiện nay của chúng ta đối với sách báo đã đi chậm 315 năm sau với nước Anh và 129 năm sau nước Pháp.

Chúng tôi yêu cầu những điều cụ thể như sau:

  1. Xóa bỏ các thiết chế ngồi trên đầu các cơ quan truyền thông [Trung Hoa] [CHÚ THÍCH: Đó là cơ quan kiểm soát thực thi quyền kiểm soát của Đảng CS đối với các phương tiện truyền thông],cho phép các thiết chế xuất bản độc lập được hoạt động; Thực sự thực thi một hệ thống trong đó các giám đốc và tổng biên tập chịu trách nhiệm sau khi xuất bản.

  1. Tôn trọng các nhà báo và làm cho họ được mạnh lên. Các nhà báo cần phải là những "hoàng đế không ngôi." Việc viết báo về các vụ việc liên quan đến đông đảo công chúng, việc viết để phơi bày tham nhũng của các quan chức là những sứ mệnh cao quý vì nhân dân, và công việc làm này cần được bảo vệ và hỗ trợ.

Cấn chấm dứt ngay lập tức hành vi phi hiến pháp của nhiều quan chức cai trị các địa phương và công an đã giam giữ các nhà báo. Xem xét lại vụ [nhà văn] Tạ Triều Bình (谢朝平). Bí thư Đảng CS thành phố Duy-Nam Lương Phong Dân (梁凤民), [người tham gia vào vụ Xie Chaoping] cần phải nhận kỷ luật để cảnh báo cho kẻ khác.

  1. Xóa bỏ những hạn chế dùng công luận và hệ thống truyền thông [theo dõi bằng báo chí] để giám sát ngoài lãnh thổ, bảo đảm quyền của các nhà báo thực hiện công việc đưa tin và bài một cách tự do trên toàn quốc.

  1. Internet là một mặt bằng tranh luận để tìm thông tin trong xã hội ta và là nới nói lên các quan điểm của các công dân. Gạt sang một bên những thông tin thực sự liên hệ đến bí mật quốc gia, và những lờilex vi phạm quyền được riêng tư của công dân, các tổ chức theo dõi và ra quy chế internet không được tự ý xóa những bài đưa lên mạng và những "còm" đưa lên mạng. Chế độ mật thám mạng cần bị xóa bỏ, cần xóa sổ bọn người viết "còm" để lĩnh vài ba đồng bạc và phục vụ Đảng [the "Fifty-cent Party"] và những lối hạn chế internet bằng các kỹ thuật-công nghệ kiểm soát phải bị xóa sổ.

  1. Không được đề ra các kiêng cữ nào nữa liên quan đến lịch sử Đảng CS. Công dân Trung Hoa có quyền biết những sai lầm của đảng cầm quyền.

  1. [Chương trình truyền thông độc lập] Southern Weekly và Yanhuang Chunqiu phải được cấp phép tái cấu trúc thành các chương trình thực nghiệm tiên phong. Việc tư nhân hóa báo và tạp chí là định hướng (tự nhiên) của các cải cách chính trị. Lịch sử dạy chúng ta rằng: khi nhà cầm quyền và bọn người có ý đồ xấu cùng nhập bọn với nhau, khi chính quyền và các phương tiện truyền thông đều có biệt hiệu là "Đảng ta", và khi Đảng CS tự ngợi ca mình, khi đó thật khó mà đến được với nguyện vọng của nhân dân và có sự lãnh đạo thực sự. Kể từ thời Đại nhảy vọt đến thời Đại Cách mạng văn hóa, báo chí và tivi cùng radio trong đại lục chưa bao giờ thực sự phản ánh nguyện vọng của nhân dân. Các nhà lãnh đạo Đảng CS và chính quyền đều vô cảm trước những tiếng nói phản đối, nên họ không sao có thể nghe nhận đủ và chữa chạy hết mọi sai lầm. Đồi với một Đảng cầm quyền và một chính quyền dùng tiền người dân đóng thuế để bắt hệ thống truyền thông ngợi ca chính họ, thì đây là điều không được cho phép trong những quốc gia dân chủ.

  1. Cho phép tự do trao đổi sách báo giữa đại lục và vùng đất Hồng Kông và Ma Cao đã quay trả về Trung Hoa. Một quốc gia đã nhập WTO (World Trade Organization), và về kinh tế thì chúng ta đã hội nhập với thế giới — lại đang cố gắng làm cho các vùng miền xích gần nhau về văn hóa, quốc gia ấy cần đi theo con đường cởi mở và cải cách đã có đấy rồi. Hồng Kông và Macao cho ta thấy một khuôn mẫu văn hóa ở ngay cửa ngõ đất nước, còn báo chí sách vở của Hồng Kông và Macao lại được nhân dân hoan nghênh và tin tưởng đón nhân.

  1. Chuyển đổi chức năng của vô số cơ quan tuyên truyền để chúng có thể biến đổi từ các cơ quan chỉ biết sợ những điều kiêng cữ thành những cơ quan biết bảo vệ cái đúng, cái kịp thời và không ngáng trở dòng thông tin; biến đổi từ các cơ quan hỗ trợ những quan chức tham nhũng bằng cách chặn không cho công bố và kiểm soát những câu chuyện làm lộ rõ sự thật thành các cơ quan hỗ trợ các phương tiện truyền thông trong việc kiểm soát các cơ quan của Đảng CS và của chính quyền; biến đổi từ các cơ quan đóng cửa không cho ai xuất bản, đuổi việc các biên tập viên và bắt bớ các nhà báo thành biến đổi từ các cơ quan đối lập với chính quyền và bảo vệ các phương tiện truyền thông và các nhà báo. Công cuộc tuyên truyền của chúng ta nổi danh xấu xí trong lòng Đảng CS và trong xã hội. Chúng phải hoạt động sao để lấy lại thanh danh. Vào lúc nào đó thích hợp chúng ta có thể xem xét đặt tên lại cho chúng để phù hợp với các trào luu trên thế giới. Chúng tôi đại diện cho chính mình và kính mong các vị hãy chú ý cẩn thận tới những gì chúng tôi đề nghị.

Ngày 1 tháng mười năm 2010

Người ký tên (23 người):

Lý Nhuệ (李锐)– Nguyên phó ban Tổ chức Trung ương ĐCS, ủy viên Trung ương Đảng CSTQ khóa 12

Hồ Tích Vĩ (胡绩伟) — Nguyên chủ nhiệm "Nhân dân nhật báo", ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 7, giám đốc Liên đoàn các học viện thông tin Trung Hoa

Giang Bình 江 平 – Nguyên giám đốc Đại học Chính trị và Luật Trung Hoa,giáo sư đại học, đại biểu Quốc hội khóa 7, phó chủ nhiệm ủy ban Luật pháp Quốc hội

Li Phổ (李普) — Nguyên phó giám đốc Tân Hoa xã

Chu Thiệu Minh (周绍明) — Nguyên phó tư lệnh chính trị quân khu Quảng Châu

Chung Bái Chương (锺沛璋) — Nguyên thủ trưởng cơ quan Tin Tức Vụ Tyên truyền Trung ương

Vương Vĩnh Thành (王永成) — Giáo sư Đại học Jiaotong Thượng Hải

Trương Trung Bồi (张忠培) — Nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng cung, chủ tích Hộ Khảo cổ học Trung Hoa

Đỗ Quang (杜光) — nguyên giáo sư trường Đảng trung ương

Quách Đạo Quân (郭道晖) — Nguyên phó tổng biên tập tờ Khoa học Pháp lý Trung Hoa

Tiêu Mặc 萧 默 — Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu Viên hàn lâm nghệ thuật Trung Hoa

Trang Phổ Minh (庄浦明) — Nguyên phó giám đốcViện Thông tin Nhân dân

Hồ Phụ Thần (胡甫臣) — Nguyên giám đốc và tổng biên tập nhà xuất bản Lao động Trung Hoa

Trương Định (张定) — Nguyên giám đốcViện Thông tin khoa học xã hội Trung Hoa thuộc Viên Hàn lâm khoa học xã hội Trung Hoa

Vu Hữu (于友) — Nguyên tổng biên tập "Nhân dân nhật báo"y

Âu Dương Kinh (欧阳劲) — Nguyên tổng biên tập tạp chí Hồng Kông Thái Bình (太平洋杂志)

Vu Tạo Thành (于浩成) — Nguyên giám đốc nhà xuất bản Đại chúng

Trương Thanh (张清) — Nguyên giám đốc nhà xuất bản Điện ảnh Trung Hoa

Du Nguyệt Đình (俞月亭) — Nguyên giám đốc Truyền hình Phúc Kiến, nhà báo lão thành

Sa Diệp Tân (沙叶新) — Nguyên giám đốc Viện hàn lâm nghệ thuật và kịch nghệ nhân dân Thượng Hải, hiệnlaf nhà văn độc lập dân tộc thiểu số người Hồi

Tôn Húc Bồi (孙旭培) — Nguyên giám đốcViện nghiên cứu Tin tức thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Hoa

Tân Tử Lăng (辛子陵) — Nguyên giám đốc bộ biên tập Đại học quốc phòng Trung Hoa

Thiết Lưu (铁流) — Tổng biên tập tạp chí có nghĩa "Vết sẹo quá khứ".

Tư vấn pháp lý

Tống Nhạc (宋岳) — Công dân Trung Hoa, luật sư hành nghề ở bang New York, Hoa Kỳ.



Không có nhận xét nào: