thía rằng cộng sản chẳng sợ gì cả, ngoài nói thật.
Bạn hãy nghĩ mà xem, nói thật không hề khó, nếu bạn có
can đảm. Nó chỉ là một ranh giới thôi, bạn hãy bước
qua."[/b]
"Lê Thị Công Nhân"
Ngày Thứ Bảy 6/3/2010, chị Lê Thị Công Nhân được trả
tự do từ một trại giam tại Thanh Hóa. Chị mãn án tù 3
năm do một bản án của cường quyền bất chấp dư luận
quốc tế. Chị bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
bắt ngày 6/3/2007 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà
nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo điều 88 của bộ
luật hình sự. Chị đã không làm gì khác hơn là đấu
tranh công khai cho lý tưởng tự do theo luật pháp thành văn
của chính kẻ cầm quyền .
Chị là người em gái của những vị cha anh, chị là
người chị của những thanh niên trẻ tuổi và là người
mẹ của các em nhi đồng. Nhưng trên hết chị là người
con yêu của dân tộc. Chị đã theo gót tiền nhân trong đó
có nhiều chiến sĩ qua suốt chiều dài lịch sử đã hy
sinh tính mạng, vào tù ra khám, đấu tranh cho công lý và
cho nền độc lập của nước nhà. Chị xứng đáng được
trân trọng trong trái tim của mỗi người Việt Nam.
Chị Lê Thị Công Nhân năm nay 31 tuổi, sinh ngày 20 tháng 7
năm 1979 tại thị trấn Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang, một
tỉnh nằm phía nam cách thành phố Sài gòn chừng 100 km, và
từ thời thơ ấu chị theo mẹ, bà Trần Thị Lệ và
người cha đỡ đầu là giáo sư Hoàng Phương ra Hà Nội
sống. Tỉnh Tiền Giang nép mình bên bờ tả ngạn sông
Tiền, một trong hai nhánh sông lớn của sông Cửu Long
trước khi đổ ra biển. Tỉnh Tiền Giang cũng như các
tỉnh khác ở miền Nam nổi tiếng là vùng đất có những
người phụ nữ can trường, tận tụy với gia đình và khi
đã dấn thân cho một lý tưởng họ sẵn sàng hy sinh tất
cả kể cả bản thân để theo đuổi mục tiêu tới cùng.
Từ một gia đình nề nếp, một bà mẹ gương mẫu, nên
cái truyền thống tốt của người phụ nữ Việt Nam đã
có cơ hội nẩy nở và chiếm một chỗ vững chắc trong
suy tư của chị khi chị lớn lên.
Năm 1986 khi đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi
mới để sống còn trước cơn lốc báo hiệu những biến
chuyển trong khối Xô viết, không khí xã hội bớt bức
xúc và dễ thở hơn chị Lê Thị Công Nhân vừa lên 7
tuổi, tuổi bắt đầu biết nhận thức.
Nhưng trong cái dễ thở đó chị thấy mầm mống của bất
công xã hội vẫn còn, và nhất là sự trống vắng của
dân chủ và nhân quyền trong đó quyền tự do ngôn luận,
một quyền chị coi là căn bản của mọi thứ quyền,
tuyệt đối bị cấm cản. Theo chị không có tự do ngôn
luận thì tất cả đều xây trên bãi cát. Chị bắt đầu
với ý niệm dân chủ phổ cập trên thế giới là xã hội
phải được xây dựng trên một hệ thống pháp chế ràng
buộc bởi luật lệ thành văn và mọi người từ người
cầm quyền đến người dân đều phải tuân hành luật
pháp.
Sau khi tốt nghiệp trung học chị vào trường luật tại
Hà Nội. Năm 2001 chị tốt nghiệp cử nhân luật chuyên
ngành công pháp quốc tế và kinh tế. Sau hai năm qua các
lớp đào tạo luật sư, năm 2003 chị trở thành luật sư
thực thụ có chân trong luật sư đoàn Hà Nội và là thành
viên của luật sư đoàn quốc tế. Chị chọn Hà Nội làm
nơi sống và chiến đấu vì Hà Nội là cái nôi văn hóa
của dân tộc, vừa là thủ đô hành chánh của đất
nước.
Đầu năm 2007, trước những cuộc thẩm vấn liên miên
của công an cộng sản Việt Nam chị biết trước sẽ bị
bắt và chị đã xác định lập trường tranh đấu qua
điện thoại viễn liên truyền thanh trước đồng bào hải
ngoại tụ tập tại Nam California ngày 25/2/2007 rằng:
"Tôi cũng không đoán trước được cụ thể những việc
gì có thể xẩy ra với tội. Nhưng tôi xin khẳng định
bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của
mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam
là: tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một
mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính
mình và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho
người Việt Nam. Và Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ
bất cứ một điều gì dù chỉ là thỏa hiệp, chứ đừng
nói là đầu hàng về phía tôi. Tôi không thách thức,
nhưng Cộng sản Việt Nam nếu đã hạ quyết tâm thực
hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân
quyền của người dân Việt Nam và muốn tiếp tục dìm
đất nước Việt Nam trong một sự tăm tối về mặt chính
trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn
hóa kéo dài cho tới tận đời con cháu của chúng ta cũng
như của chính người Cộng sản thì tùy họ và họ có
quyền hành xử với những cái gì họ có. Gia đình tôi
đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra,
đó là tôi có thể bị khởi tố và có thể đi tù."
Và chị đã đi tù.
Và chị đã không khoan nhượng.
Tháng 9/2007 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du Âu châu.
Tại Ba Lan trước áp lực của quốc hội Ba Lan yêu cầu
trả tự do cho chị Công Nhân ông Dũng hứa trả tự do cho
Công Nhân nếu Ba Lan nhận chị. Nhưng chị đã từ chối
đời sống lưu vong. Chị cương quyết ở lại chia xẻ cơ
cực với đồng bào.
Gần một năm sau, ngày 11/6/2008 giới chức bộ Công an
đến trại giam cho chị biết nếu chị đồng ý đi Mỹ,
chính quyền sẽ trả tự do cho chị. Chị Công Nhân trả
lời rằng đi Hoa Kỳ để du lịch và học hỏi thì chị
rất muốn, nhưng đi như bị trục xuất thì chị không
thuận (do bà Trần Thị Lệ, mẹ Công Nhân sau chuyến lên
trại giam thăm con ngày 21/6/2008 cho phóng viên Gia Minh của
đài Á Châu Tự Do biết)
Ra tù chị còn 3 năm quản chế.
Và sau 3 năm quản chế là những ngày bị theo dõi của cơ
quan an ninh để triệt tiêu mọi nỗ lực đấu tranh của
chị.
Nhưng với sự hiện diện của chị ở trong nước, ngọn
lửa đấu tranh của toàn dân sẽ được thắp sáng và
cường quyền không thể dập tắc được.
Cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế và bao nhiêu nhà đấu
tranh dân chủ trong nước đang ở trong hay ngoài nhà tù,
người em gái Lê Thị Công Nhân sẽ nuôi dưỡng ngọn lửa
chờ ngày bùng sáng.
Trần Bình Nam
March 6, 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét