Washington be bờ/chống đỡ quyền lợi chiến lược của mình ở châu Á
Philip Bowring
HỒNG KÔNG – Hoa Kỳ đã bị suy yếu trầm trọng vì vướng vào hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và hệ quả là đã bỏ ngỏ tầm quan trọng chiến lược của vùng Đông Á. Nhưng hai động thái mới đây của Washington – những cuộc tập trận trên biển chung với Nam Hàn và cuộc chiến bảo vệ mạnh mẽ trên mặt ngoại giao đối với quyền thông thương tự do trên Biển Đông – đã chứng tỏ Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm trở lại quyền lợi an ninh của mình ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cả hai động thái này đã được tiếp nhận hoan nghênh rộng rãi trong vùng, ngoại trừ Trung Quốc.
Những cuộc diễn tập quân sự với Nam Hàn tuần rồi nhắc nhở Trung Quốc rằng Hoa Kỳ và đồng minh của họ vẫn còn giữ thế mạnh áp đảo về hải quân trong vùng. Đồng thời, tại Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức ở Hà Nội tháng rồi, mà đã qui tụ các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng với những giới chức khác, Việt Nam đã thành công kết hợp với Hoa Kỳ để cùng đưa vấn đề Biển Đông trở lại bàn nghị sự trong những hội nghị quốc tế. Sự kiện này đã chọc giận Bắc Kinh, quốc gia khăng khăng đòi giải quyết những tranh chấp trên vùng biển này theo thể thức song phương giữa chính họ với riêng từng quốc gia tranh chấp khác, đồng thời tái khẳng định tuyên bố họ có chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển này.
Theo lẽ tự nhiên, Bắc Kinh phẫn nộ trước việc can thiệp của bất ky cường quốc xa xôi nào vào trong khu vực nơi mà ảnh hưởng của nó nếu không bị can thiệp sẽ không gặp thách thức nào. Nhưng sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc và áp lực ngày càng gia tăng mà Trung Quốc áp đặt lên những quốc gia lân bang trong khu vực Biển Đông – bằng việc đe dọa những công ty dầu lửa nên ngừng khai thác tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam là một điển hình – đã làm dấy lên nhiều phẫn nộ. Mặc dù một vài quốc gia vẫn còn e dè không lên tiếng vì sợ làm phật lòng Trung Quốc, đại đa số nay đã bày tỏ mối lo ngại với sự lấn lướt dần dần của bá quyền Trung Quốc hơn là với hành động đế quốc của Hoa Kỳ. Trên tất cả, nhiều người tin rằng Bắc Kinh có tham vọng khẳng định một "Học thuyết Monroe" để loại trừ những cường quốc ngoài khu vực ra khỏi Đông Á.
Không phải tất cả các nhà quan sát đều đồng ý cho rằng Washington và Seoul đã khôn khéo trong phản ứng khi kết hợp phô trương sức mạnh để đáp trả lại vụ tàu chiến Cheonan của Nam hàn bị đánh chìm – mà thủ phạm hầu như chắc chắn là Bắc Hàn. Tại Nam Hàn những ý kiến vẫn còn chia rẽ sâu sắc trong việc chọn lựa phương cách như thế nào để đương đầu tốt nhất với Bình Nhưỡng – với lời lẽ cứng rắn và tăng cường cấm vận, hoặc tảng lờ đi những khiêu khích của nó, hoặc thử gắng tái tục lại chương trình danh nghĩa tình anh em xuyên Hàn.
Những cuộc tập trận chung trên biển đã khiến Trung Quốc thấy khó chịu và đã tăng cường mối cam kết của họ với Bắc Hàn. Nhưng sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng trong vụ tàu chìm Cheonan, vượt qua vấn đề hàng đầu là Bắc Hàn tiếp tục phát triển tên lửa và nguyên tử, đã khiến cho nhiều người Nam Hàn tỏ ra cảnh giác hơn với Trung Quốc. Mối quan hệ được hâm nóng một thời nay đã nguội lạnh và nhiều người Nam Hàn bây giờ tỏ ra lo ngại trước thực tế đang trở nên lệ thuộc quá nhiều vào giao thương với Trung Quốc. Viêc Trung Quốc ủng hộ Bình Nhưỡng cũng làm xấu đi hình ảnh của Trung quốc trong mắt các nước Đông Nam Á, nơi thủ đô các nước có quan hệ gắn bó gần gủi với Seoul.
Hoa Kỳ, qua việc tuyên bố tại Hội nghị ở Hà nộị rằng Hoa Kỳ có quyền lợi tự do thông thương trên Biển Đông và đòi giải quyết mọi tranh chấp theo đúng luật lệ quốc tế, đã mạnh mẽ tự đặt mình đứng cùng một tuyến với Việt Nam, Philippines, Malaysia và các quốc gia khác có hưởng quyền lợi từ kết quả giải quyết. Mặc dù Trung Quốc sở hữu chỉ 1 phần 5 đường bờ biển , Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ các đảo và quần đảo, mọi nguồn tài nguyên và quyền thông thương. Bắc Kinh đã tăng cường củng cố tuyên bố của mình với phiên bản lịch sử lấy Trung Quốc làm trung tâm và không thèm đếm xỉa gì đến một thực tế rằng những thủy thủ thuộc chủng tộc người Malay, những tổ tiên của người Mã lai, Inđô, Philipin và Chăm của Việt Nam ngày nay đã kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động giao thương trên vùng biển này hàng thế kỷ trước người Trung Quốc.
Việt Nam mới đây đã tỏ rõ quyết tâm hơn những quốc gia tranh chấp khác – Malaysia, Philippiné và Brunei – trong việc phản bác chống lại Bắc Kinh, tăng cường bảo vệ biển đảo của mình và đặt mua sáu tàu ngầm của Nga. Sức mạnh của Hoa Kỳ cộng với quyết tâm của Việt Nam đã khiến những quốc gia tranh chấp khác sẵn sàng ủng hộ việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp hơn là, giống như Philippines, bị lôi cuốn vào những cuộc đối thoại song phương và những hợp tác cùng khai thác dầu với Trung Quốc.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã chứng tỏ là một phương tiện kém cỏi trong việc ấn chứng tuyên bố của Hiệp hội bởi vì chỉ một nửa hội viên của nó có quan tâm liên đới đến vấn đề. Cũng như không quốc gia tranh chấp nào tỏ rõ quyết tâm để cùng thỏa hiệp và chứng tỏ cho Trung Quốc thấy họ là một mặt trận đoàn kết. Nhưng Hội nghị Hà Nội một lần nữa đưa vấn đề ra trước chú ý của quốc tế và nhắc nhở Nhật Bản, LB Nga cùng những quốc gia khác rằng không một quốc gia nào thấy hứng thú chứng kiến Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát toàn bộ vùng Biển Đông tối hệ trọng về mặt chiến lược này.
Hồ Kim Sơn dịch
Nguyên văn
Washington Shores Up Its Strategic Assets in Asia
By PHILIP BOWRING
Published: August 2, 2010
o Linkedin
o Digg
o Mixx
o MySpace
o
HONG KONG — The United States has been gravely weakened by its Iraq and Afghan wars and consequent neglect of the strategic importance of East Asia. But two recent moves by Washington — the joint naval exercises with South Korea and a spirited diplomatic defense of the freedom of the South China Sea — have shown a renewed concern with America's security interests in Northeast and Southeast Asia. Both these actions have been generally well received in the region, but not by China.
America's military maneuvers with South Korea last week reminded China of the overwhelming naval superiority that the U.S. and its allies still enjoy in the region. Meanwhile, at the meeting last month in Hanoi of the Asean regional forum, which brought foreign ministers from the 10 Southeast Asian nations together with U.S., Chinese and other officials, Vietnam successfully conspired with the United States to get the South China Sea issue back on the table for discussion at international meetings. This annoyed Beijing, which insists on treating disputes over those waters as a series of bilateral issues between itself and other claimants and has reasserted its claims to sovereignty over the sea.
Naturally, Beijing resents interference by a distant power in a region where its influence might otherwise go unchallenged. But China's military buildup and the increasing pressure it has been putting on its South China Sea neighbors — by frightening oil companies away from exploring off Vietnam, for example — have raised resentment. Although some countries remain reluctant to speak out for fear of offending China, most now worry more about creeping Chinese hegemony than they do about U.S. imperial behavior. Ultimately, many believe Beijing has aspirations to assert a "Monroe Doctrine" to exclude non-regional powers from East Asia.
Not all observers agree that it was wise of Washington and Seoul to respond with a show of force to the sinking — almost certainly by North Korea — of a South Korean warship, the Cheonan. In South Korea opinion remains deeply divided about how best to deal with Pyongyang — with tough talk and more sanctions, or by ignoring its provocations, or by attempting to re-engage in the name of pan-Korean fraternity.
The joint military exercises annoyed China and strengthened its commitment to the North. But Beijing's support for Pyongyang over the Cheonan incident, coming on top of the North's continuing nuclear and missile development, has made many South Koreans more wary of China. The once-warming relationship has cooled and many Koreans now worry about becoming too dependent on China trade. Support for Pyongyang has also hurt China's image in Southeast Asia, where many capitals have close relations with Seoul.
The United States, by declaring in Hanoi that it has an interest in freedom of navigation in the South China Sea and the settlement of disputed claims by international law, has put itself firmly in the camp of Vietnam, the Philippines, Malaysia and other nations with stakes in the outcome. Although China owns only about one-fifth of the coastline, Beijing claims almost all the islands, resources and navigation rights. It bolsters its claims with a Sino-centric version of history that ignores the fact that ethnic Malay seafarers, the ancestors of today's Malaysians, Indonesians, Filipinos and the Chams of Vietnam, dominated commerce in those waters centuries before the Chinese.
Vietnam has recently been showing more determination than the other claimants — Malaysia, the Philippines and Brunei — to talk back to China, strengthening its island defenses and ordering six submarines from Russia. U.S. power and Vietnamese resolve have now made the other claimants willing to support internationalization of the issue rather than, like the Philippines, be sucked into bilateral discussions and oil exploration joint ventures with China.
Asean itself has proved a poor vehicle for pressing the Southeast Asian claims because only half its members are concerned about the issue. Nor have the claimants shown much willingness to compromise among themselves and present China with a united front. But the Hanoi meeting has again brought the issue to international attention and reminded Japan, Russia and other nations that no one has an interest in seeing Beijing in control of the strategically vital South China Sea.
vvv
Nguồn: Nytimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét