Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

31 tháng 5 2010

Đoàn đại biểu quân sự cao cấp Trung Quốc thăm Việt Nam

BVN thấy không cần bình luận gì thêm vào bản tin này, vì đã có những lời khuyên ân cần của một người như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người thừa kinh nghiệm làm việc với Trung Quốc trong những năm thử thách cam go nhất sự thật giả của mối quan hệ láng giềng "môi hở răng lạnh" giữa ta với họ. Xin nhắc lại ở đây hai câu của Thiếu tướng. Về "16 chữ vàng", ông nói: "Nó chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, "để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng", "xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được". Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn "Hữu nghị một chiều"" ("16 chữ vàng là thật hay giả?"). Về thái độ của các quan chức cao cấp nước ta nhún mình quá đáng trước nước "đàn anh", ông nói: "Trước hành xử của các vị như trên, tôi không còn biết nói thế nào, chỉ muốn chui xuống đất" ("Sao phải hạ mình đến thế?"). Thế thôi là đủ để hiểu lời nhắn gửi đích thực của dân tộc này đối với các ngài. Các ngài có thể đại diện cho một bộ phận nào đấy trong Đảng CSVN, đại diện cho cái Chính phủ mà các ngài đang là thành viên, nhưng xin đừng có mơ rằng các ngài mà cũng đại diện cho nhân dân, một dân tộc kiên cường, bất khuất và chắc chắn là không hèn hạ.

Bauxite Việt Nam

imagePhoto: Dinh Xuan Tuan

HÀ NỘI, ngày 27 tháng 5 - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh đã gặp ông Lý Kể Nại, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm thứ Tư, theo một tuyên bố của PLA đưa ra hôm thứ năm.

Nguyện mãi mãi là láng giềng tốt

Trong cuộc gặp, ông Mạnh nói rằng Việt Nam cam kết củng cố và phát triển, hợp tác hữu nghị toàn diện với Trung Quốc, [ông cho biết] thêm rằng Việt Nam nguyện mãi mãi là láng giềng tốt của Trung Quốc.

Ông Mạnh cho biết, ông tin rằng với nỗ lực chung từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện song phương sẽ liên tục được nâng cao. Các mối quan hệ sẽ mang lại thịnh vượng và lợi ích cho hai quốc gia và hai dân tộc.

Ông Mạnh nói rằng Việt Nam coi trọng giao lưu quân sự giữa hai nước. Ông mong rằng quân đội hai nước có thể nâng cao sự hợp tác và tình hữu nghị sâu sắc hơn.

Ông Lý nói rằng Trung Quốc và Việt Nam đang chứng kiến quan hệ hợp tác toàn diện song phương sâu sắc. Quân đội hai nước đã tăng cường giao lưu trong mọi lĩnh vực và ở mọi cấp.

Ông Lý nói rằng đó là xu hướng của sự phát triển lịch sử và nhu cầu của thời đại để phát triển quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Ông Lý cho biết, quan hệ song phương đang ở ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới. Hai bên nên trân trọng mối quan hệ song phương và liên tục nâng cao quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện.

Nhân dân Việt Nam biết ơn sâu sắc

Về phần mình, ông Nông Đức Mạnh cho biết, ông tin rằng chuyến viếng thăm của ông Lý Kể Nại sẽ góp phần xác định và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.

Ông Mạnh nhấn mạnh rằng năm 2010 là một năm quan trọng và có ý nghĩa cho cả hai nước, vì đó là kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao, và cũng được nói rõ là "Năm Hữu nghị Việt – Trung", do vậy hai bên cần tổ chức nhiều lễ kỷ niệm thiết thực khác nhau để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ.

Ông đánh giá cao những thành quả mà nhân dân Trung Quốc đã giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn có lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, đã hỗ trợ lớn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay, ông nhấn mạnh.

Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ nỗ lực tốt nhất để liên tục nâng cao quan hệ hữu nghị và toàn diện với Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

Hợp tác quân sự trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt

Trước đó, hôm qua, ông Lý Kể Nại đã có cuộc họp với tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông Dũng hoan nghênh ông Lý Kể Nại và phái đoàn của ông đến Việt Nam, bày tỏ niềm tin của ông rằng chuyến thăm sẽ giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân hai nước.

Hai bên nói về sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng và tình hình bảo mật.

Ông Dũng và ông Lý Kể Nại đồng ý thúc đẩy quan hệ đối tác và láng giềng hợp tác thân thiện trong tương lai gần.

Cùng với các chiến lược đề cập ở trên, các biện pháp đã được ban hành để nâng cao quan hệ chính trị và đảng giữa Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Tổng cục Chính trị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa hai quân đội, dựa trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt.

Tổng hợp từ 2 nguồn: Vietnamnews, Xinhuanet

http://boxitvn.blogspot.com/2010/05/oan-ai-bieu-quan-su-cao-cap-trung-quoc.html

Ngọc Thu tổng hợp

“Một bức hình có giá trị nghìn lời”

Bất luận câu chuyện như thế nào, lỗi tại ai, chỉ cần nhìn vào bức hình này, hành xử của những cán bộ gọi là công bộc của dân cần phải được xem xét, đạo đức cần phải được chấn chỉnh.
Một người đã bị thương, dù là tội phạm nguy hiểm hay cực kỳ nguy hiểm, cũng phải được đối xử như một con người – tính mạng phải được bảo vệ theo một nguyên tắc bất di bất dịch: cần phải được đưa đi cấp cứu bằng phương tiện y tế hỗ trợ, bất luận là nạn nhân còn sống hay đã chết. Đó là nguyên tắc của một xã hội văn minh, biểu thị sự tôn trọng đối với quyền sống của con người.

Trong vụ Nghi Sơn, bức hình sau đây cho thấy hình ảnh một viên công an đang lôi một nạn nhân (anh Lê Hữu Nam bị trúng đạn) lên sàn chiếc xe thùng công vụ của công an giao thông trong khi anh đã bị thương nặng. Thật là một hình ảnh man rợ, mà người xem phải rỏ máu con tim!clip_image002
Nhân việc tìm được bức hình "biết nói" này, chúng tôi trân trọng đề nghị quý bạn đọc, nếu có những bức hình "biết nói" tương tự, bất kể là về vấn đề gì, vui hay buồn, miễn có giá trị nói thay những lời phát ngôn, thì xin gửi về cho BVN lần lượt đăng tải lên, để cùng chia sẻ với nhiều người khác.

http://boxitvn.blogspot.com/2010/05/mot-buc-hinh-co-gia-tri-nghin-loi.html

Nguyên Đình


30 tháng 5 2010

Tội “chống nhà nước” và nỗi đau của Khổng tử

Tội "chống nhà nước" và nỗi đau của Khổng tử.

Nhà nước hay triều đình thì thời nào cũng có thể là
một trong hai loại, hoặc là công minh, thương dân hoặc là
bất chính, hại dân. Ấy vậy mà thời nào khi một người
đã bị khép vào tội "chống nhà nước" hay "chống
triều đình" thì coi như mạng sống đã nằm trong tay kẻ
khác. Tội ấy luôn là một tội chết. Nhưng lại hầu như
thời nào cũng vẫn có người dám cả gan chống lại
Triều đình, Chính phủ hay Nhà nước.

Những người cả gan ấy, chắc phải quá mải mê chạy
theo chữ Nhân, chữ Nghĩa lắm, nên mới quên khuấy mất
chữ Chết. Vì nào có ai lại không sợ chết? Người nào
dám khinh cốt nhục bản thân và gia quyến? Lại còn có
kẻ nào dại dột đến mức đi chạy theo chữ Lợi đang
có chữ Chết lủng lẳng ngay phía trước? Ngay Khổng tử,
"vạn thế sư biểu" (người thầy mẫu mực cho muôn
đời), người đã răn người ta phải sống theo Nhân,
Nghĩa, Lễ, Trí, còn phải sợ cái hà khắc của triều
đình đương thời đến mức lại đi khuyên người ta
phải "Chính danh" trong mọi chuyện, nhất là trong những
việc "chính trị". Đã làm vì Nhân, vì Nghĩa thì còn
xá gì Danh? Nếu đây không phải là nỗi đau đời không
nói ra của Khổng tử thì chắc chắn là một mâu thuẫn,
một khiếm khuyết lớn trong tư tưởng của "vạn thế
sư biểu".


Khổng tử
Chắc lúc đó Khổng tử không biết (hoặc biết mà chưa
kịp nói với các môn đệ) rằng loài người sau ông sẽ
giải quyết được mâu thuẫn đương thời của ông- mâu
thuẫn giữa thân phận bé nhỏ của kẻ Tiện dân với khao
khát làm những việc Nhân, Nghĩa to lớn cho Xã hội. Các
hệ thống chính trị dân chủ tự do ngày nay đã không
chỉ thừa nhận mà còn đảm bảo để người dân được
tự do thực hiện quyền chống (phản đối) sự đồi bại
của chính phủ, chống chính sách sai lầm, ác độc của
nhà nước hay chống bất cứ cái gì một cách hòa bình và
được tự do tham gia, tác động vào mọi công việc điều
hành đất nước, quản lý xã hội, bất chấp vị thế hay
thân phận. Những điều đó đã được toàn thế giới
công nhận là một Quyền đương nhiên của loại động
vật có tên là Người. Nói cách khác, loài người nói
chung đã đi đến chỗ coi chuyện công khai bày tỏ sự
yêu, ghét, ủng hộ hay phản đối bất kỳ cái gì một
cách ôn hòa là chuyện thường tình, hữu ích cho loài
người và không thể cấm được. Ngay các chính thể hà
khắc nhất, bất nhân nhất cũng đâu có ngăn được "bia
miệng" và các loại "bia" để đời khác vẫn cứ
sừng sững dựng lên dành cho chúng.

Khổng tử chắc phải đang ngậm cười khi thấy mâu
thuẫn, khiếm khuyết của ông đã được hậu thế ở
nhiều nước hóa giải bằng lý luận và thực tiễn. Ở
những nước đó lý tưởng "dân chi sở hiếu, hiếu chi;
dân chi sở ố, ố chi." đã được thực hiện rất dễ
dàng đúng như mơ ước của Khổng tử. Chỉ có khác, ở
những nước đó, người dân không chỉ ước mong hay cầu
xin như ông mà họ đã lập được những thiết chế buộc
kẻ làm "vua" phải biết "hiếu chi" và "ố chi",
bằng không kẻ đó phải "về vườn" ngay tức khắc.

Nhưng Khổng tử chắc cũng đang đau xót lắm khi "triều
đình" trên chính quê hương ông và "triều đình" chư
hầu của vài nước lân bang vẫn không chịu hóa giải
nỗi đau đời cho ông. Những "triều đình" đó vẫn
muốn khép tội chết cho người dám vạch trần sự đồi
bại của "triều đình" hay chỉ đơn giản bày tỏ hộ
nỗi lòng dân muốn có một "triều đình" khác bớt tham
tàn hơn, bớt đớn hèn hơn. Nhưng chết thì ai mà cuối
cùng chả phải chết. Chỉ thật thương cho vong linh của
Khổng tử và kiếp người tại những nước đó, vẫn
chưa thoát được sự đọa đày, trói buộc vì lòng tham
của một số kẻ có quyền, mà thôi.

27/05/2010

© Phạm Hồng Sơn

© Đàn Chim Việt

Bao giờ đến lượt Hồ chí Minh?

Ngày 7/5/2010, TT Nga, Dmitry Medvedev đã phát biểu với báo
chí: "Stalin là kẻ đồ tể đã giết hại nhiều triệu
người. Stalin là tên tội đồ của dân tộc." Trong ngày
lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xit Đức, các biểu
tượng, hình ảnh của Stalin đều bị dẹp bỏ.

Iossif Vissarionovich Djougachvili, bí danh là Joseph Staline
(Staline có nghĩa là thép) sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 tại
Gori, Georgia, Liên Xô, và mất ngày 5 tháng 3 năm 1953. Stalin
là vị lãnh đạo tối cao của Liên Bang Xô Viết từ năm
1922 cho tới khi tạ thế, năm 1953. Trong 3 thập niên nắm
quyền sinh sát trong tay,, Stalin đã làm mưa làm gíó trong
thế giới CS, đằng sau "bức màn sắt". Stalin là
người có tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS quốc tế,
và đã không từ bỏ bất cứ hành đông tàn bạo nào để
củng cố quyền lực.

Stalin thiết lâp hàng loạt các trại tù Goulag tạo nên
một cuộc sống tồi tệ như súc vật cho những người
bị đầy ải vào trại này. Theo sử gia Anne Applebaume,
dưới triều đại Stalin đã có 13 triệu người bị tập
trung tại đây. ít nhất 2 triệu người thiệt mạng vì
thiếu thức ăn và thuốc men.

Cuộc cải cách ruộng đất năm 1932-1933 đã gây nạn đói
ở Ukraine làm 7 triệu dân chết đói.

Tại nhiều trại tù, Stalin đã ký tên cho giết người
tập thể. Có trại tù chỉ trong 1 buổi tối 3,173 người
tù bị đem ra hành quyết. một lượt. Chính sách cưỡng
bách di dân Tchetchène tới Siberia trong 6 ngày làm nhiều
người bỏ mạng

Mùa xuân 1940 Staline đã ra lệnh hạ sát 22,000 sĩ quan, trí
thức, chuyên gia Ba Lan tại rừng Katyn. Sau đó đổ trách
nhiệm cho quân Đức Quốc Xã . Tới năm 1990, hệ thống an
ninh Liên Xô nhận trách nhiệm việc này.

Stalin cũng thi hành những cuộc thanh trừng nội bộ đẫm
máu, giết cả các đồng chí, người thân cận, xử bắn
gia đình mẹ vợ để bảo vệ quyền lực. Các trẻ em
trên 12 tuổi cũng không tha.

Trong thời kỳ cực thịnh của chế độ CS Liên Xô, thì VN
coi Stalin như thần tượng. Hồ chí Minh cho đúc tượng
Stalin đặt tại vườn hoa Hà Nộị. Tên bồi bút, văn nô
Tố Hữu đã viết các bài thơ ca ngơị Stalin để in vào
sách giáo khoa, dạy các học sinh:

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh

Ông Stalin bên cạnh nhi đồng

Áo ông trắng giữa mây hồng

Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười.

hoặc là:


Yêu biết mấy khi nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Stalin

Và khi Stalin chết, thì Tố Hữu lại khóc lóc thảm thiết:

Ông Sta-lin ơi ! Ông Sta-lin ơi !

Hỡi ơi ! ông mất, đất trời biết không ?

Thương cha, thương mẹ, thương chồng

Thương mình thương một, thương ông thương mười.

Những bài thơ ca ngợi lãnh tụ loại này, được HCM đắc
ý và cho phổ biến trên cả nước.

Theo gương các vụ thanh trừng đẫm máu tại Liên Xô, thì
tại VN cũng có vụ án Nhân văn giai phẩm và vụ Cải cách
Ruộng Đất "trời long đất lở".

Nhân Văn và Giai Phẩm là tên hai tập chí Văn Học. Nhân
Văn do cụ Phan Khội sáng lập. Cụ Phan Khôi được mệnh
danh là "Ngự Sử Văn Đàn" vì tính tình cương trực.
Trong cuộc đời làm báo, cụ Phan Khội đã viết nhiều
bài phê bình thực dân Pháp một cách sát sườn, không e
dè, làm chính quyền Pháp phải nể trọng Sau 1945, cụ
được HCM mời ra Bắc đề phụ trách về báo chí.

Tờ Nhân Văn quy tụ được nhiều các nhà văn trẻ tuổi,
yêu nước nhiệt thành. Họ là những người có trình
độ, nghe theo tiếng gọi của "độc lập, tự do" và
"chống thực dân Pháp" nên đã dấn thân. Người gây ra
tai họa cho "Nhân Văn Giai Phẩm" là Trần Dần. Ông gia
nhâp cách mạng từ năm 19 tuổi. Có bằng Tú Tài Pháp,
nhưng rũ bỏ tất cả để theo "cách mạng", dấn thân
cho sự nghiêp văn chương. Trong tháng 1/1956, tờ Giai Phẩm
Mùa Xuân có đăng bài thơ "Nhất định Thắng" của
Trần Dần:

Tôi bước đi

Không thấy phố

Không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

"Giai phẩm mùa xuân" bị tịch thu và Trần Dần bị giam
vào Hoả Lò 3 tháng vì lý do bôi đen chế độ. Trong Nhân
Văn số 5, có các bài của Nguyễn Hữu Đang đề nghị Xét
Lại vụ án Trần Dần. Tạp chí Nhân Văn bị chính thức
đóng cửa. Các văn nghệ sĩ của Nhân Văn Giai Phẩm bị
đưa đi cải tao để học tập tư tường XHCN. Lê Đạt
và Trần Dần bị "treo bút" vô hạn định. Nguyễn Hữu
Đang và Thụy An, mỗi người bị 15 năm tù.

Song song với vụ Nhân Văn Giai Phẩm là chiến dịch Cải
Cách Ruông Đất. Theo thống kê của nhà nước trong
"Lịch Sử Kinh Tế" tập 2, tổng cộng có 172,008 kẻ
thù của nhân dân bị "đào tận gốc, tróc tận rễ".
Theo nội san "Cải cách Ruộng Đất" số ra ngày 25 tháng
2 năm 1956 thì có 123.266 trường hợp bị oan (71.66%). Những
người này chỉ thuộc loại phú nông. bị quy định sai do
thù oán cá nhân, ghen ghét, hoặc lập công với chế độ
Cải cách Ruộng Đất không cần tới tòa án, hồ sơ, hay
biện hộ, mà được thực hành theo lối xử án thời Trung
Cồ. Các cán bộ tới thôn làng, trước để kiếm…nạn
nhân, sắp xếp , dàn cảnh. Người bị buộc tôi địa
chủ được đem ra trước đám đông cho mọi người hạch
hỏi, kết tội, đánh đấm, ném đá và tuyên án . Và bản
án được thi hành tại chỗ. Nỗi thống khổ, kinh hoàng
ở nông thôn miền Bắc cao thấu trời xanh.

Tháng 10, năm 1956, HCM đưa Võ Nguyên Giáp ra thú nhận là
đã làm sai, và hứa hẹn ""sửa sai". Theo dư luận thì
tới lúc đó, cuộc Cải Cách đã đụng trần, nghĩa là
không còn gì để đánh nữa.! Và sửa sai chỉ là lời
hứa hẹn để xoa dịu dư luận: người bị giết không
được bồi thường, người bị tù không được thả, nhà
cửa ruộng đất bị tịch thu thì không hề trả lại.

Sau nửa thế kỷ, tội ác của Stalin đã được công bố
như nhìn nhận một vết dơ của lịch sử. Tội ác của
HCM vẫn còn được đám đàn em che đây.

Năm 1956, Khrouchtchev, trong kỳ Đại Hội thứ 20 của Đảng
CS Nga đã loại bỏ xác ướp của Stalin và thành phố
Leningrad được lấy lại tên cũ: Volgograd. Tại VN, xác
ướp đã mục của HCM cũng cần được thanh toán và thành
phố Saigon cũng cần lấy lại tên.

Đó là điều tối thiểu lãnh đạo CSVN có thể làm để
nói rằng "chúng tôi đã biến thái".

Hoàng Thế Hiển

Nguồn trích:
http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8B%1c%5c

"Bác Hồ" chăm sóc kinh nguyệt phụ nữ

Chuyện "lãng mạn" kiểu ông Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương đã êm rồi, xong rồi. Cho dù là ông đã làm hại đời con gái của một số em nữ sinh trung học. Tuần này là nhiều chuyện khác. Với nhiều chuyện cấm khác...

Mới hôm Thứ Ba, đài Á Châu Tự Do (www.rfa.org) loan tin theo báo Úc Châu rằng vụ Ngân Hàng Nhà Nước VN đổi tiền giấy để in tiền nhựa không chỉ là nhận tiền hối lộ từ một cơ quan bán công Úc, mà còn được Úc chiêu đãi bằng "gái mãi dâm" để có hợp đồng.

Bản tin RFA trích như sau:

"...Securency International là một công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Úc. Công ty này từng bị cáo buộc đã hối lộ quan chức nước ngoài, nhằm giành các hợp đồng in tiền polymer cho một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trước đây, theo hệ thống truyền thông Úc, Securency đã hối lộ một số quan chức Việt Nam khoản tiền 12 triệu đô la Úc để được chọn làm nhà thầu in tiền polymer cho Việt Nam.

Mới đây, hệ thống truyền thông Úc vừa loan báo, một cựu nhân viên của Securency lên tiếng cáo buộc Cảnh sát Liên bang Úc đã bỏ qua một khiếu nại có liên quan đến vụ tham nhũng và đưa hối lộ của Securency...

Nhân chứng này cũng đã tiết lộ một thông tin rất quan trọng. Đó là một trong những quản lý cao cấp nhất của Securency đã yêu cầu ông ta tìm gái mại dâm người châu Á cho Phó Thống đốc của một Ngân hàng Trung ương nước ngoài..."

(hết trích)

Báo trong nước tất nhiên là chưa loan tin gì, trong khi báo hải ngoại và quốc tế loan tin rất tự nhiên.
Tuy nhiên, cán bộ hủ hóa là chuyện khác. Chuyện quan tâm hôm nay là một bí mật của Hồ Chí Minh, rằng chính báo quốc nội loan tin rằng Hồ ưa quan tâm chuyện dưới lưng quần của phụ nữ.

Để nói cho rõ. Đây không phải là chuyện Hồ có thắc mắc thầm kín với các tiểu muội họ Tăng, họ Nông... của y. Không phải thế. Mà là nói chung, cái đầu của Hồ khi ngó các phụ nữ, là thắc mắc liền "chuyện ấy"... Xin đừng nghĩ tầm bậy cho Hồ. Nói "chuyện ấy" nhưng không phải là "chuyện ấy."

Thực ra, bài báo trên tờ Công An Nghệ An và báo của UBND TP Vinh có tựa đề là "Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ", nghĩa là nghe rất Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Nhưng cũng thực ra, có thể đặt tít cho bài báo này khác hơn, thí dụ như:

- Bác Hồ giải mã về bí mật đoàn phụ nữ Miền Nam...
- Bác Hồ và chuyện chưa biết về phụ nữ...
- Bác Hồ vén màn bí mật của đoàn phụ nữ Miền Nam.
- Khi đoàn phụ nữ Miền Nam bật mí với Bác Hồ...

Hồ Chí Minh, Gynecologist?
Nguồn: DCVONline tổng hợpTrong một chiến dịch ca ngợi Hồ Chí Minh, một bài viết ký tên Nguyễn Minh Châu đăng hôm chủ nhật 7/3/2010 trên báo Công An Nghệ An và báo Vinh của tỉnh này đã kể chuyện rằng ông Hồ đã có công giải phóng phụ nữ.
Đặc biệt, cụ thể, khi tiếp đón một phái đoàn phụ nữ, ông Hồ đã hỏi rằng kinh nguyệt của quý cô có đều hay không, có bị trồi sụt hay không... Nguyên văn, trích từ bài ca ngợi Hồ viết:

"Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: 'Các cháu kinh nguyệt có đều không?'..."
Khi nghe các chị trả lời là vì ăn uống thiếu thốn và làm việc nặng nhọc thuốc men không có nên kinh nguyệt trồi sụt thất thường, ông Hồ đã "ứa lệ..."

Bài viết ca ngợi ông Hồ này khi được nhiều người đọc và gây sốc với phụ nữ, hiện đã bị gỡ xuống trên mạng Vinh (UBND TP Vinh), nhưng ở mạng Công An chưa gỡ xuống: [url]http://congannghean.com.vn/Bac_Ho_vo...u-details.aspx.[/ rl]

Trường hợp độc giả không vào được link trên, có thể vào Google để tìm, vẫn còn lưu nhiều bản ở bộ nhớ cache.

Bài viết kể chuyện Hồ Chí Minh hỏi trực tiếp quý cô về kinh nguyệt trích như sau:

Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.
Nguồn: Congannghean.vn "Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ - Chủ Nhật, 7/03/2010 08:00
(Congannghean.vn)-Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ" đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới

Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm. (...)

Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sĩ". Gần cuối bức thư Người khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ."

Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: Bộ tóc là gốc con người." Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: "Các cháu kinh nguyệt có đều không?"

Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường."

Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: "Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống."

Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm"...

(hết trích)

Nhiều người nói rằng tác giả bài báo là văn nô. Có lẽ không phải thế. Bởi vì các chi tiết này là bí mật ngàn đời trong Lịch Sử Đảng CSVN... không ai dám bịa đặt chuyện như thế.

Phải là chuyện có thật, nhưng là chưa kể công khai. Người viết bản tin ký tên là Nguyễn Minh Châu, hình như chỉ làm ra vẻ ca ngợi Hồ, nhưng thực ra là kể hết bí mật thầm kín về các quan tâm của Hồ khi gặp phụ nữ.

Rằng Hồ thắc mắc không phải là chuyện nước mắt của Tăng Tiểu Muội có còn rơi lẻ bóng hay không, và không phải là chuyện Nông Tiểu Muội đã đầu thai về đâu.
Mà là ngay trước mắt, Hồ ngó xuống dưới lưng quần của đoàn phụ nữ Miền Nam mà thắc mắc, trời ạ, trồi hay sụt.

Trần Khải

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=13203



14 tháng 5 2010

Mỹ gia tăng Hải quân khi Trung Quốc lớn mạnh trên biển

Hải quân Hoa Kỳ vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đất nước này và để duy trì tự do trên vùng biển quốc tế.

clip_image002

Tàu sân bay của Hoa Kỳ. Photo courtesy of defencetalk.com

Vai trò và nhiệm vụ của Hải quân Mỹ

Tự do đi lại được Hải quân bảo đảm, là tối quan trọng đối với khả năng của Mỹ, cho thấy sức mạnh bằng cách đưa người và thiết bị đến 70% bề mặt trái đất và duy trì mậu dịch thế giới và thương mại.

Nhiệm vụ của Hải quân trong lĩnh vực đó đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Cùng lúc, Hải quân phải đối mặt với thách thức chiến lược từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, số lượng tàu trong các hạm đội tiếp tục giảm. Nếu xu hướng này không đảo ngược ngay, ảnh hưởng và an ninh của Mỹ trên thế giới sẽ bị giảm trong nhiều năm tới.

Ngoài các nhiệm vụ khác, hải quân Mỹ hỗ trợ nhằm duy trì các hoạt động chiến đấu ở Iraq và Afghanistan, tuần tra Vịnh Aden và Ấn Độ Dương để ngăn chặn cướp biển ở Somali, cung cấp việc phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cho các căn cứ trên biển, để các lực lượng Mỹ và liên minh các nước như Nhật Bản và Israel, ngăn chặn việc giao vũ khí bất hợp pháp và buôn lậu vũ khí hủy diệt, ngăn chặn nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và nạn buôn người, cung cấp cứu trợ nhân đạo tại Haiti và các nơi khác, thực hiện vai trò truyền thống trong việc duy trì sự tự do trên biển và ngăn các cuộc tấn công ở quê nhà và các lợi ích Mỹ ở nước ngoài.

Tự do đi lại được Hải quân bảo đảm, là tối quan trọng đối với khả năng của Mỹ, cho thấy sức mạnh bằng cách đưa người và thiết bị đến 70% bề mặt trái đất và duy trì mậu dịch thế giới và thương mại.

Ngoài các nhiệm vụ này, Hải quân đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới xuất hiện, với ý định giữ vai trò lãnh đạo tại Thái Bình Dương, đại dương mà Hoa Kỳ đã từng thống trị. Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra một chiến lược mới "phòng thủ ngoài khơi" và đang xây dựng một khả năng tầm xa trên biển cho hải quân của họ. Một yếu tố chiến lược mới của Trung Quốc là mở rộng tiếp cận hoạt động vượt khỏi Biển Đông và Philippines vào "chuỗi đảo thứ hai" của Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ thực hiện uy thế hải quân truyền thống.

Trong khi Hoa Kỳ xem vai trò hải quân ở Thái Bình Dương là một lực lượng để giữ tự do đi lại trên biển cho tất cả các nước, Trung Quốc nhìn vấn đề hoàn toàn khác. Trung Quốc cho rằng họ có quyền kiểm soát bất kỳ hoạt động nào trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, làm cho các tuyến đường đi lại bị giới hạn đối với các tàu hải quân và các tàu buôn nước ngoài, nếu không được phép của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng khẳng định quyền sử dụng vũ lực để chiếm (đảo quốc) dân chủ Đài Loan và đang nhanh chóng phát triển các phương tiện để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc quyết định xâm lược hoặc phong tỏa Trung Hoa dân quốc. Các viên chức Trung Quốc đã thông báo rõ cho các viên chức Mỹ rằng họ sẽ không chấp nhận sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông. Việc Trung Quốc đột ngột mở rộng hải quân nhanh chóng như vậy đã làm ngạc nhiên các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Để củng cố chiến lược của mình, Trung Quốc đã triển khai 60 tàu ngầm và 75 tàu chiến lớn. Trung Quốc cũng đã công bố ý định xây dựng tàu sân bay địa phương để chấm dứt sự độc quyền của các tàu Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã mua ba tàu sân bay của Liên Xô cũ và một của Úc, các con tàu này đang được các kiến trúc sư hải quân của họ nghiên cứu.

Ngoài các nhiệm vụ này, Hải quân đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới xuất hiện, với ý định giữ vai trò lãnh đạo tại Thái Bình Dương, đại dương mà Hoa Kỳ đã từng thống trị.

Trung Quốc cũng đã thành lập hoàn chỉnh các chương trình tên lửa đạn đạo và chống tàu, hạm đội tàu ngầm mở rộng của họ và việc khởi xướng tàu sân bay mới, cho thấy Trung Quốc sẽ là một cường quốc hải quân đáng sợ ở Thái Bình Dương, và nếu không bị cản trở, có nhiều khả năng vùng đại dương bị biến thành "cái hồ của Trung Quốc".

Hoàn thành nhiều nhiệm vụ và đối mặt với những thách thức ngày càng tăng của Trung Quốc không phải là (kế hoạch) 600 tàu hải quân (1) đã được xây dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Cũng không phải (kế hoạch) 313 tàu hải quân mà Lầu Năm Góc đặt ra con số các tàu chiến cần thiết để bảo vệ quyền lợi người Mỹ chỉ hai năm trước đây. Ngày nay, Hải quân Hoa Kỳ đang điểu khiển 284 tàu chiến.

Trong khi các kế hoạch hiện tại kêu gọi gia tăng quy mô Hải quân theo thời gian, một số nhà bình luận có uy tín đề nghị ngân sách hiện tại, sẽ dẫn đến kết quả hải quân chỉ có 215 tàu trong tương lai gần, nếu thực hiện kế hoạch cắt giảm 4,5% ngân sách hàng năm của Hải quân.

Hậu quả của việc cắt giảm quy mô của Hải quân sẽ không tốt cho Hoa Kỳ. Nếu việc điều khiển trên biển không được bảo đảm bởi Hải quân, sẽ trở nên khó khăn hơn để Mỹ chứng tỏ sức mạnh ở những nơi cần thiết, nhằm đánh bại khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt và mua bán vũ khí bất hợp pháp, ngăn chặn các quốc gia, bao gồm cả siêu cường mới Trung Quốc, có thể gây nguy hại cho Mỹ và đồng minh.

Mậu dịch thế giới và các nền kinh tế quốc gia sẽ thiệt hại như chi phí vận chuyển tăng cao do các tuyến đường biển quan trọng bị hạn chế hoặc bị tắc nghẽn do (các lực lượng) thù địch hoặc các cường quốc ven biển có tham vọng. Hơn nữa, cướp biển và tình trạng vô luật pháp trên biển nói chung, sẽ gây ra sự mất mát và bảo hiểm gia tăng đáng kể cho các công ty vận chuyển. Các nỗ lực cứu trợ nhân đạo nhanh chóng sẽ khó khăn hơn để huy động nhằm hưởng ứng việc đối phó với thiên tai như vụ sóng thần ở Indonesia, động đất ở Pakistan, và lũ lụt ở các đảo Nam Thái Bình Dương.

Chiến lược của Hoa Kỳ

clip_image004

Tàu Hải quân Trung Quốc tại cảng thuộc thành phố Sanya - Trung Quốc hôm 26/12/2008. Photo courtesy of english.china.com

Nhìn thấy việc gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương, cựu lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu, gần đây đã đưa ra cảnh báo cho Washington như sau: "Lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ đòi hòi nước này duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương ... Từ bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới".

Các bước có thể được thực hiện ngay bây giờ nhằm tăng cường quốc phòng trên biển của Mỹ, gồm cả khôi phục lại kế hoạch cắt giảm ngân sách Hải quân và tăng kinh phí ngay lập tức lên mức thích hợp nhằm duy trì 313 tàu hải quân với nhóm 11 tàu sân bay. Xây dựng và triển khai thêm các tàu khu trục lớn và tàu khu trục nhỏ, đặc biệt thiết kế cho chiến tranh chống tàu ngầm (ASW) và làm nhiệm vụ tuần tra nên là ưu tiên hàng đầu.

Những chiếc tàu như thế đã làm việc cực nhọc trong tất cả các cuộc xung đột lớn trong quá khứ liên quan đến sức mạnh trên biển - gồm cả hai cuộc chiến Thế giới với chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Tương tự, xây các tàu chiến đấu duyên hải với chi phí thấp hơn (LCS) và các tàu nhanh nhỏ, chẳng hạn như thuyền đôi chiến đấu thử nghiệm trên biển đang được Văn phòng Nghiên cứu Hải quân thử nghiệm, sẽ ít tốn kém hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ như các hoạt động đặc biệt và chống khủng bố, ngăn chặn ma túy và các nhiệm vụ nhân đạo hiện chiếm thời gian của các tàu chiến lớn hơn, phù hợp hơn cho hoạt động trên biển. 

Nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở vùng đất chính của Hoa Kỳ tại Alaska và xây thêm các nơi phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) ở lục địa Hoa Kỳ và châu Âu sẽ bảo vệ Mỹ và đồng minh của mình khỏi các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Iran và các mối đe dọa về tên lửa đạn đạo khác. Lúc đó Hải quân có thể triển khai tàu khu trục Aegis (2) và tàu tuần dương cho các nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển.

Khả năng của Hoa Kỳ để chứng minh sức mạnh trên toàn cầu và bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh, phần lớn phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ và nhóm tàu sân bay chiến đấu cốt lõi, là lực lượng vượt trội ở Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.

Nâng cao mức độ bảo trì các tàu sân bay đã ngừng hoạt động trong thời gian gần đây như tàu John F. Kennedy, mà vẫn còn trong hạm đội dự bị, là một chương trình với ảnh hưởng cao nhưng chi phí ít tốn kém giúp hạm đội của chúng ta có thêm chiều sâu. Các tàu sân bay phải ở tư thế sẵn sàng tham gia trở lại với các hạm đội đang hoạt động khi được thông báo gấp.

Một chương trình bảo trì hiệu quả cho các tàu sân bay ngưng hoạt động này là gửi một thông điệp rõ ràng tới kẻ thù của chúng ta rằng, ngay cả nếu họ may mắn đánh chìm hoặc làm hư hỏng một trong những tàu sân bay đang hoạt động của chúng ta với một tên lửa hành trình hoặc ngư lôi, thì sẽ có một tàu tương tự nhanh chóng thay thế vào vị trí tàu đó, đặc biệt là tàu sân bay được trang bị các loại máy bay gồm máy bay ném bom F-35, cất cánh và hạ cánh thẳng đứng theo chiếu dọc (VTOL).

Khi các cuộc xung đột quốc tế bùng nổ hoặc thiên tai xảy ra, câu hỏi đầu tiên mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ (và tương tự bạn bè hay kẻ thù cũng vậy) sẽ hỏi là, "các tàu sân bay ở đâu"? Khả năng của Hoa Kỳ để chứng minh sức mạnh trên toàn cầu và bảo đảm hòa bình thông qua sức mạnh, phần lớn phụ thuộc vào Hải quân Hoa Kỳ và nhóm tàu sân bay chiến đấu cốt lõi, là lực lượng vượt trội ở Thái Bình Dương và trên khắp thế giới. Để duy trì sự liên quan của câu hỏi đã đề cập ở trên, ngay lập tức Mỹ phải đảo ngược sự giảm sút Hải quân của mình.  

Robert C. O'Brien là đại diện Hoa Kỳ trong kỳ họp lần thứ 60 Đại hội đồng LHQ. Ông là đối tác quản trị Văn phòng Los Angeles của Tổng Công ty Luật và Vận động hành lang Arent Fox LLP.

Ghi chú:

(1) 600-ship Navy: là kế hoạch mà Tổng thống Ronald Reagan đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 1980. Kế hoạch này nhằm củng cố lưc lượng hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 80 sau chiến tranh Việt Nam, để đối trọng với Liên Xô cũ.

(2) Tàu khu trục Aegis: là loại tàu có trang bị hệ thống chiến đấu dành cho Hải quân, do Hoa Kỳ phát triển và sử dụng. Trên thế giới hiện có 5 nước có tàu khu trục Aegis: Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Nam Hàn và Na Uy với hơn 100 chiếc.

Nguồn: RFA, 12-5-2010

09 tháng 5 2010

"Để Đảng và nhà nước lo!"


clip_image001

Hình: photos.com

Ở Việt Nam, người ta hay nói đùa: "Đồng bào đừng no. Để Đảng và nhà nước no cho!"
"No", ở đây, chỉ là biến âm của chữ "lo" (lo lắng, lo toan) theo cách nói ngọng ở một số địa phương miền Bắc. Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến chuyện no hay đói. Tôi chỉ tập trung vào vấn đề lo, lo lắng hay lo toan.


Viết đến đây, tôi sực nhớ mấy câu thơ dân gian nghe được lúc còn ở Việt Nam:
Nhân dân thì chẳng cần lo
Đảng ta lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cày
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang.

Qua mấy câu thơ viết thời ăn bo bo (cuối thập niên 1970), chúng ta thấy luận điệu "Đồng bào đừng lo, để cho Đảng và nhà nước lo" đã có từ lâu. Chỉ vài năm sau thời đổi mới, kiểu nói ấy có vẻ thưa thớt. Mấy năm gần đây, người ta lại nghe rổn rảng những lời như thế. Thanh niên sinh viên xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa và có thái độ gây hấn thô bạo đối với các ngư dân Việt Nam ư? "Các bạn đừng lo! Đó là chuyện đối ngoại, hãy để đảng và nhà nước lo!". Giới trí thức lên tiếng phản đối các dự án cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên hay thuê rừng dài hạn ở nhiều vị trí có ý nghĩa chiến lược ư? "Anh em đừng lo! Đó là chuyện quốc sự, hãy để cho nhà nước lo!".
Không phải không có phần đúng. Chuyện đối nội cũng như đối ngoại là nhiệm vụ của nhà nước. Chỉ có nhà nước (ở Việt Nam, thì có thêm đảng nữa!) mới đủ điều kiện để tiến hành tất cả các công việc nghiêm trọng ấy. Chỉ có họ mới nắm được các số liệu cần thiết để phán đoán và quyết định. Chỉ có họ mới đủ tư cách để đối thoại với thế giới. Chỉ có họ mới đủ quyền lực để hiện thực hóa mọi toan tính ngắn hạn cũng như dài hạn. Quần chúng, kể cả trí thức, có muốn cũng chẳng làm được gì. Từ xưa đến nay, chuyện chính trị bao giờ cũng là chuyện của một thiểu số có quyền lực. Đẩy đất nước vào chiến tranh, cùng khốn, là cái thiểu số ấy. Làm cho đất nước bình yên và tiến bộ, mọi người no ấm và hạnh phúc, cũng là cái thiểu số đó. Vận mệnh của cả một dân tộc có khi thay đổi hẳn, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, chỉ do bàn tay của một người hoặc một nhóm vài người.
Nhưng chúng ta có thể bàng quan, thụ động, phó thác toàn bộ số phận của đất nước, trong đó có bản thân chúng ta, vào tay của một người hay một nhóm người như thế? Không. Làm thế, chúng ta vừa dại dột lại vừa vô trách nhiệm đối với đất nước.
Thật ra, trước đây, Đảng Cộng sản cũng từng nhấn mạnh đến vai trò của quần chúng. Về phương diện lý thuyết, họ không ngớt đề cao quần chúng; xem chính quần chúng, chứ không phải cá nhân, bất cứ cá nhân nào, dù là những thiên tài, đã làm nên lịch sử. Về phương diện thực hành, họ cũng không tiếc công sức vận động quần chúng. Thời chiến tranh, nhiều cán bộ nhiệt tình thực hiện chính sách "ba cùng" với dân chúng: cùng ăn, cùng ở và cùng làm. Nhiều người sống hẳn với các dân tộc thiểu số. Cũng đóng khố. Cũng cà răng. Cũng ăn uống kham khổ. Cũng chịu đựng bao nhiêu thiếu thốn.
Vai trò của quần chúng thể hiện chủ yếu ở hai khía cạnh: thứ nhất, đóng góp ý kiến để giới lãnh đạo có được một sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn nhất; thứ hai, hậu thuẫn cho các quyết định của chính phủ để dưới mắt quốc tế, các sức mạnh ấy tăng thêm sức mạnh: đó là quyết định của toàn dân.
Mà không phải chỉ ở Việt Nam. Ở đâu cũng thế. Ở đâu giới lãnh đạo cũng cần sự đóng góp và hậu thuẫn của quần chúng. Bởi vậy, ở đâu cái gọi là lãnh đạo cũng cần đến hai yếu tố căn bản: khả năng hoạch định chính sách và khả năng thuyết phục, hay nói theo ngôn ngữ thương mại hóa ngày nay, là khả năng rao bán các chính sách ấy. Không có khả năng hoạch định chính sách, người ta chỉ là những nhà quản lý chứ không phải là người lãnh đạo. Không có khả năng rao bán chính sách, người ta, với tư cách lãnh đạo, chỉ có thể hoặc là độc tài hoặc là bất tài. Không có ngoại lệ.
Đảng Cộng sản, lúc chưa nắm quyền hoặc thời còn chiến tranh, từng chứng tỏ khả năng rao bán chính sách khá cao, từ chính sách xóa bỏ cách biệt giữa giàu và nghèo trong xã hội, chính sách đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước, v.v. Nhưng thời đó đã qua rồi. Từ tư cách những nhà cách mạng đến tư cách nhà cầm quyền, họ đánh mất khả năng rao bán chính sách và khả năng thuyết phục. Từ đó, hoặc họ chỉ biết ra lệnh hoặc họ quyết định mọi chuyện một cách lén lút. Họ không cần đến quần chúng nữa. "Để cho Đảng và nhà nước lo" là biểu hiện rõ nhất của sự bất cần ấy.
Sự bất cần ấy không những là biểu hiện của độc tài, độc đoán mà còn là nguyên nhân của những quyết định sai lầm từng dẫn đến bao nhiêu tai họa cho đất nước. Cải cách ruộng đất vào những năm 1950, cải tạo công thương nghiệp, chính sách giá-lương-tiền nửa sau thập niên 1970 và đầu 1980 là những ví dụ tiêu biểu nhất. Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên lên tiếng bày tỏ sự hối tiếc trước những sai lầm trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại thời sau 1975 khiến Việt Nam bị hụt mất bao nhiêu cơ hội may mắn và phải gánh chịu bao nhiêu bất hạnh không đáng có (http://trangridiculous.blogspot.com/2010/04/ong-nguyen-dy-nien-gia-ma-chung-ta-khon.html).
Hiểu được điều đó, ông Nguyễn Dy Niên mới nhấn mạnh: "Cho nên phải dân chủ hơn nữa. Vì không có dân chủ thì không thể có trí tuệ. Phải cho người ta nói, nói hết, nhất là tầng lớp trí thức. Để cho trí thức có thể phản biện. Lắng nghe họ, và sau đó có sự điều chỉnh, chứ cứ ào ào nghe xong rồi lại thống nhất như nghị quyết thì thôi, đưa ra làm gì". (http://trangridiculous.blogspot.com/2010/04/30-4-ung-lam-nguoi-ta-au-them-nua.html).
Trên thế giới hiện nay, không có đảng hay nhà nước nào có thể gánh vác mọi thứ được. Câu nói "Đồng bào đừng lo, hãy để đảng và nhà nước lo!", bởi vậy, chỉ là một sự lừa dối. Đó là một sự khinh thường quần chúng.
Nhưng muốn quần chúng tham gia vào chính sự, cần có ít nhất hai điều kiện căn bản: sự minh bạch và quyền được phản biện. Có điều, chính quyền độc tài và tham nhũng nào cũng sợ cả hai điều đó. Toàn bộ sự nghiệp và tài sản của họ đều được xây dựng trên sự thiếu minh bạch của bộ máy nhà nước. Và toàn bộ hào quang về sự thông minh và uyên bác của họ đều được xây dựng trên cái quyền được làm người duy nhất có thể lên tiếng.

Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/de-dang-va-nha-nuoc-lo-05-06-10-93002719.html


Xé lẻ dự án, Quốc hội xem xét thế nào?

Dự án bauxite Tây Nguyên, theo Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, "hội đủ các yếu tố của một dự án phải được QH cho ý kiến, từ quy mô diện tích đất cho đến tác động môi trường và việc khai thác trên địa bàn ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh". Và theo đại diện của Bộ Quốc phòng, "dư luận vẫn đánh giá đây là một dự án "lách luật" do chủ đầu tư xé lẻ để không cần qua Quốc hội".

Nhưng chủ đầu tư là ai? Nói chính xác, thì không phải là TKV tai tiếng, mà chính là Bộ Chính trị vì đây là dự án được nêu rõ đến hai lần: trong Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 3.12.2001 (http://www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/tuyenbochungvietnam--nd-152a6c62.aspx) và trong Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 17 tháng 11 năm 2006 (http://www.biengioilanhtho.gov.vn/bbg-vie/thongcaochungvietnam--nd-877e2e95.aspx).

Phải chăng chính mấy chữ "Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Ðắc Nông..." trong lần thứ hai buộc những người có trách nhiệm xé lẻ một đại dự án 15 tỉ đô la thành nhiều dự án nhỏ (mà chỉ riêng Tân Rai, Nhân Cơ và Cảng Kê Gà kinh phí đã cao gấp hai lần theo quy định phải xin ý kiến Quốc hội)? Cho nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, người nắm rõ việc xé lẻ này, vẫn (phải?) công nhiên bác bỏ chuyện đưa vấn đề bauxite ra Quốc hội, viện lẽ: "Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla". (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/845582/)

Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ ghi chung chung, đến mức một "con voi" như Dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn chui lọt thì tất nhiên là cần phải chỉnh sửa. Nhưng khi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cho rằng để chỉnh sửa, "Chính phủ vẫn cần có những quy định cụ thể hơn" thì người ta hết hy vọng! Tại sao Quốc hội lại trao cho Chính phủ cái quyền quy định cụ thể cho nghị quyết của chính mình, những quy định có thể khiến cho chính cái tinh thần của nghị quyết trở thành méo mó, có thể khiến cho chính nghị quyết trở thành cái bùa che chắn cho những mưu toan lách luật?

Vụ Bauxite Tây Nguyên là một dẫn chứng không thể nào rõ ràng hơn cho thực tế Chính phủ và cả Quốc hội chỉ là cấp dưới của Bộ Chính trị. Cho nên, rốt lại, sâu xa hơn, vấn đề không phải là chỉnh sửa Nghị quyết 66. Đó là vấn đề của cả một thể chế.

Anh Hoàng

,

clip_image001 - Sắp tới đây các dự án, công trình có quy mô tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải đưa ra xin ý kiến Quốc hội. Các tiêu chí quan trọng khác là đầu tư trên địa bàn ảnh hưởng an ninh, quốc phòng và tiềm ẩn nguy cơ tác hại môi trường.

clip_image003

Di dân Thủy điện Sơn La. Ảnh: Vũ Điệp

Đây là một trong những nội dung dự kiến trong Nghị quyết 66 bổ sung một số điều kiện về dự án, công trình quan trọng được QH quyết định chủ trương đầu tư mà Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) thảo luận chiều nay (6/5).

Như vậy, quy mô một dự án phải được trình QH đã được nâng lên gần gấp đôi so với quy định hiện hành (các dự án 20.000 tỷ đồng có 30% vốn nhà nước).

Bộ KH&ĐT cũng bổ sung các quy định chi tiết hơn về dự án sử dụng đất rừng và công trình xây trên danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia.

Dự án xé lẻ?

Tuy nhiên, điều đáng nói là các tiêu chí như trên đã được áp dụng trong thực tiễn như thế nào khi vừa qua hàng loạt dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, dự án trồng rừng cao su.... vẫn được làm mà không cần qua "cửa" Quốc hội.

Nói như Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, công trình khai thác bô-xít Tây Nguyên hội đủ các yếu tố của một dự án phải được QH cho ý kiến, từ quy mô diện tích đất cho đến tác động môi trường và việc khai thác trên địa bàn ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh.

Theo đại diện của Bộ Quốc phòng, dư luận vẫn đánh giá đây là một dự án "lách luật" do chủ đầu tư xé lẻ để không cần qua Quốc hội.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo khẳng định, các tiêu chí cho một công trình quan trọng phải trình Quốc hội đã bị "vướng" ngay từ ban đầu.

Ông Thảo nhớ lại, khi Nghị quyết 66 mới được thông qua, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã "bác" một dự án trồng mới 100.000 ha rừng cao su.

Nhưng rồi, chủ đầu tư đã hợp thức hóa bằng cách xé lẻ khiến dư luận bất bình vì dựa trên "lá bùa" trồng cao su để phá rừng.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng bổ sung, đơn cử ngay như dự án đường Hồ Chí Minh "đang được làm từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội không cho nối cũng không được".

Việc xem xét tiêu chí công trình xây trên địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng được yêu cầu phải làm rõ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình, luật hiện hành đều quy định rõ việc các dự án phải được xin ý kiến Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, công trình xây ở địa bàn liên quan quốc phòng an ninh có ý nghĩa với vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng, ghi chung chung như Nghị quyết sẽ khó phân định cụ thể, do đó Chính phủ vẫn cần có những quy định cụ thể hơn.

Dùng bao nhiêu diện tích đất lúa sẽ phải trình QH?

Nhiều ý kiến cũng đề xuất phải bổ sung thêm tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, dự án khai thác khoáng sản, lấn biển.

"Sắp tới, dự án khai thác bể than sông Hồng sẽ phải lấy nhiều diện tích đất lúa thì có đưa ra Quốc hội không?", Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn chất vấn.

Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cảnh báo, không nên chủ quan rằng ta đứng nhất, nhì trong xuất khẩu lúa gạo để coi nhẹ vai trò của việc bảo toàn diện tích đất.

Bộ trưởng KH&ĐT Võ Hồng Phúc phân trần, trong quá trình thảo luận, nhiều vị Bộ trưởng cũng quyết liệt đề xuất phải đưa tiêu chí về chuyển đổi diện tích đất lúa, bên cạnh tiêu chí đất rừng. Chẳng hạn, dự án chuyển đổi 100 ha diện tích đất lúa sẽ phải trình QH.

"Nhưng căn cứ trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM thì tính ra, có hàng trăm dự án nhà ở, khu công nghiệp sử dụng 100 hecta diện tích đất lúa. Có đưa vào Nghị quyết cũng không làm xuể", ông Phúc cho hay.

Tuy nhiên, những đề xuất trên sẽ được Chính phủ tiếp thu, nghiên cứu trước khi trình ra Quốc hội ở kỳ họp cuối tháng này.

Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết 66, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư với 5 dự án, công trình quan trọng quốc gia. Đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, công trình Khí - Điện - Đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, phương án quy hoạch xây dựng Nhà Quốc hội, nhà máy thủy điện Lai Châu, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

L. N.

Nguồn: http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Xe-le-du-an-Quoc-hoi-xem-xet-the-nao-908302/


Chuyện kỳ quặc: tọa đàm hay họp báo?


clip_image001

Sáng nay, 07-5-2010, tại trụ sở của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi (Hà Nội), báo Đại đoàn kết và VP Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tổ chức tọa đàm "Quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa ở Thủ đô Hà Nội". Sau phát biểu đề dẫn của TBT báo Đại đoàn kết là phát biểu của KTS Đỗ Viết Chiến, thay mặt lãnh đạo Văn phòng ban chỉ đạo Quy hoạch đầu tư xây dựng vùng Thủ đô giới thiệu đề án "Quy hoạch thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050". Hà Nội mở rộng địa giới hành chính để phát triển kinh tế cũng như giảm sức ép cho trung tâm. Bài phát biểu của ông kéo dài tới 50 phút!

Tôi có nhận được Giấy mời của Ông Đinh Đức Lập, TBT báo Đại đoàn kết. Tôi đã đến dự và phát biểu ý kiến như sau:
Thưa quý vị, Như quý vị thấy đây, Tọa đàm "Quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa ở Thủ đô Hà Nội" do báo Đại đoàn kết và VP Ban chỉ đạo 1000 năm TL-HN tổ chức mà có đến 3/4 số người dự là PV báo chí, nửa số còn lại là Ban tổ chức và hầu như không có ai đúng chuyên môn về Bảo tồn di sản! Tóm lại, đây là cuộc họp báo chứ không phải là tọa đàm

Ôi! Cả cái cơ chế này đã biến không ít việc nghiêm túc thành trò diễn từ lâu rồi mà TS Diện vẫn không biết ư? - BVN

Không thấy Đại diện của hai nhà tư vấn PPJ và POSCO, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Vậy ai sẽ đưa ý kiến này đi, và đi đến địa chỉ nào, hay là chỉ là nói cho vui?


Tôi xin phát biểu ý kiến 7 nhóm vấn đề sau:
1 - Bộ Xây dựng thay mặt Chính phủ ký hợp đồng với PPJ và giám sát PPJ. Hai Viện VN cộng tác chỉ là B'.
Hiện nay đang ở giai đoạn xin ý kiến nhân dân và các nhà khoa học, nếu Quy hoạch làm tốt thì Chính phủ mới duyệt, nếu chưa tốt thì PPJ phải nghiên cứu lại. Tại sao Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn lại thay mặt PPJ bảo vệ những ý tưởng Quy hoạch trên báo chí và trên truyền hình như thể ông Thứ trưởng là Chủ nhiệm đề án vậy?

Xin TS Diện hãy đọc các bài trên BVN của KTS Trần Thanh Vân và nhiều người khác. Sau những ngày chật vật xoay xở được một chức vụ cỡ như thế thì người ta phải tính toán cơ hội để "vào cầu" chứ, sao lại tước bỏ mất cơ hội của họ? – BVN

VẬY XIN HỎI BỘ XÂY DỰNG LÀ ÔNG CHỦ GIÁM SÁT NGƯỜI LÀM THUÊ HAY BỘ XÂY DỰNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC CHO NGƯỜI LÀM THUÊ?
2 - Về trình tự làm việc, Quy hoạch chung mới chỉ là định hướng;
Nếu Quy hoạch chung được duyệt mới bước sang giai đoạn Quy hoạch chi tiết;

Sau Quy hoạch chi tiết mới triển khai đến Quy hoạch thi công;

Cuối cùng mới tính toán giá thành và mới lập kế hoạch thi công.
Chúng tôi hiểu 4 giai đoạn này đều phải nghiên cứu rất công phu, phải 4 lần thay đổi hợp đồng thiết kế và người thiết kế. Vậy ý tưởng xây dựng TRỤC THĂNG LONG vừa mới xuất hiện vài tháng nay (báo cáo QH lần 2, lần 3 đều chưa có), lấy cơ sở gì vẽ nhiều bản vẽ như thế và thông báo hết 10 ngàn tỷ đồng và tuyên bố năm 2011 bắt đầu thi công?
VỘI VÀNG HẤP TẤP NHƯ VẬY CÓ ĐÚNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC HAY KHÔNG?
3- Trên bản đồ Vệ tinh đã vẽ TRỤC TÂM LINH đi từ dốc Chợ Bưởi, xuyên qua làng văn hóa các dân tộc, vượt qua hồ Đồng Mô, tạo ra một cơn sốt bất động sản ghê gớm dọc theo chiều dài 30 km này.

 

"vào cầu" chính ở chỗ ấy đấy, thưa TS – BVN

Thế nào là trục tâm linh? Và căn cứ vào đâu để cho đó là trục tâm linh? Các vị làm quy hoạch đã ai xem đến 9 cuốn sách về Địa lý Phong thủy của Cao Biền đang tàng trữ tại Viện Hán Nôm, nơi chúng tôi công tác ?
Phải chăng đó là dụng ý dùng ba chữ TRỤC TÂM LINH để gây xáo trộn thị trường bất động sản?
4 – Đặt trung tâm hành chính quốc gia ở Ba vì đã bị rất nhiều ý kiến phản đối. như vậy là không còn "TỰA NÚI NHÌN SÔNG" nữa mà là "CHUI VÀO NÚI RỜI XA SÔNG" về phong thủy rất kém

Xin thưa, KTS Trần Thanh Vân và nhiều người khác đã nói hết nước hết cái về chuyện này rồi, nhưng nói với lũ người điếc thì vô ích thôi TS ơi - BVN

5 - Vấn đề quy hoạch:
Phải giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, trước khi đi vào chi tiết.

Ai sẽ giải quyết các vấn đề (đền bù) của các dự án cũ đã được đưa ra và phê duyệt khoảng 2007 – 2008 vừa rồi?
6 - Trung tâm Hành chính Quốc gia sẽ gồm những gì? (trong khi Nhà Quốc hội, TT Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đang ở HN). Có phải là vô cùng lãng phí không?
7 - Xứ Đoài là vùng đất phía Bắc của tỉnh Hà Tây cũ, là nơi có địa thế kẹp giữa hai dãy núi – Tam Đảo và Tản Viên, bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên đây là vùng đất tương đối biệt lập và khép kín, ít có giao lưu. Nơi đây, hình thành nên làng mạc khép kín, do đó lưu giữ được tương đối toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ (Việt - Mường) và bảo tồn cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian. Trong lịch sử, xứ Đoài chính là:

- Nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh;

- Nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, buông xuôi, bất đắc chí, bất lực, quay lưng với thời cuộc;

- Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì không hiểu đất nước sẽ ra sao?

NXD

Nguồn: http://nguyenxuandien.blogspot.com/


Nhận xét về bài trả lời phỏng vấn của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Bài trả lời phỏng vấn ngày 30.4.2010 của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak dành cho ban Việt ngữ đài VOA [[1]] đã gây ra nhiều phản ứng trái ngược. Ngoài những ý kiến phản hồi trên chính trang mạng của đài, còn có một số bài viết phản biện đăng ở nơi khác, đáng chú ý nhất là bài viết của hai nhà văn Phạm Viết Đào và Nguyễn Quang Lập.

Trong khi nhà văn Nguyễn Quang Lập phản biện bằng một giọng văn tương đối ôn hòa thì nhà văn Phạm Viết Đào lại thể hiện một thái độ có phần gay gắt. Điều đáng nói là sau bài viết thứ nhất, ông Phạm Viết Đào còn công bố tiếp bài viết thứ hai (ngày 4.5.2010), qua đó tập hợp ý kiến phản hồi trên trang Blog Phamvietdaonv và trang Quê choa (của ông Nguyễn Quang Lập) đế làm thành một "bản cáo trạng" nhằm lên án Đại sứ Michael Michalak. Lấy lý do "giúp bà con cư dân mạng có điều kiện cập nhật thông tin nhiều chiều" và "chuyển các ý kiến này tới Ban Biên tập VOA để quý Đài kiểm chứng thêm các ý kiến hồi âm của thính giả Việt Nam", ông Phạm Viết Đào muốn bày tỏ "tham vọng chuyển tới Ngài Đại sứ Hoa Kỳ và Tổng thống Mỹ Barack Obama những ý kiến đàm thoại cởi mở, thắng thắn của cư dân mạng Việt Nam đối với các ý kiến của một quan chức ngoại giao Hoa Kỳ".

Bài viết thứ hai thật ra là một tập hợp các ý kiến phản hồi của nhiều độc giả thuộc nhiều trình độ khác nhau, không có tính hệ thống, nhưng từ những ý kiến rải rác đó, tác giả đã dựng lên một câu chuyện giả tưởng cực kỳ giật gân, với nội dung như sau:

* Có khả năng: Mỹ và Trung Quốc ngoặc nhau để cùng chia chác Biển Đông và sẽ đẩy Việt Nam ra chầu rìa? Biết đâu Mỹ sẽ gán dầu mỏ Biển Đông để trừ những khoản tiền mà Mỹ đang nợ Trung Quốc ???

* Khoản tiền 200 triệu USD mà Mỹ cho vay có phải là cái "chân dò..." mà Mỹ tung ra không?[[2]]

Tạm gọi giả thuyết này là "giả thuyết Phạm Viết Đào", chúng ta thử phân tích xem giả thuyết ấy có dựa trên cơ sở khoa học và thực tế hay không?

1) Vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên:

Phóng viên Hoài Hương (VOA): "Thưa ông, nói tới Trung Quốc, nhiều người Việt Nam quan tâm về sự hiện diện của Trung Quốc tại Việt Nam liên quan tới việc khai thác các mỏ bauxite. Họ cho rằng có rất đông người Trung Quốc trên vùng Tây Nguyên. Có người nói chính phủ Việt Nam quá yếu mềm với Trung Quốc. Là một người có mặt ở Việt Nam và tận mắt trông thấy những thực tế tại đó, xin ông đưa ra một nhận định về tình trạng này?

Đại sứ Michalak: "Nhận định của tôi là: Thứ nhất, mọi người phải kiểm chứng sự kiện cho đúng, tôi đã nghe nói là có hàng ngàn công nhân Trung Quốc ở một số khu vực, thành thực mà nói tôi đã từng đến thăm những khu vực đó, và xác định rằng không có hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại đó. Nhưng tôi tin rằng nên có một sự minh bạch và cởi mở hơn ở Việt Nam, Hà Nội nên cho phép nhiều các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như báo chí lui tới các khu vực ấy để tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra. Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được...nói thế nào nhỉ, "thổi phồng".

Ý kiến này của ông Đại sứ ít nhiều đã xúc phạm đến những người đã từng tham gia vào cuộc đấu tranh đòi ngưng khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Hơn thế nữa, ý kiến này hoàn toàn mang tính chủ quan và chứng tỏ ông Michalak chưa nắm vững được tình hình rất phức tạp tại Việt Nam.

Xét thực tế của chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay, có thể nói không ai có thể kiểm soát được Chính phủ, lại càng không thể kiểm soát Đảng Cộng sản, vì vậy họ có thể biến một câu chuyện chỉ bằng con chuột trở thành một con voi và ngược lại, có thể che giấu bất cứ chuyện gì: từ chuyện mất bao nhiêu đất đai ở đường biên giới Việt – Trung cho đến việc có bao nhiêu quan chức dính líu đến những vụ tham nhũng cỡ lớn như PMU 18, xa lộ Đông – Tây, v.v. Để qua mắt ông Đại sứ, người ta chỉ cần "di tản tạm thời" số công nhân Trung Quốc trong lúc ông Đại sứ đến tham quan là có thể che mắt ông một cách dễ dàng. Do không có tự do báo chí, thông tin về các khu vực khai thác bauxite lại càng khó kiểm chứng.

Do đó, chúng ta phải thông cảm cho việc ông Đại sứ đã nhầm lẫn trong vấn đề này. Thực tình mà nói, ngay cả người dân Việt Nam cũng bị lừa gạt hết lần này đến lần khác, trách gì ông Đại sứ là người nước ngoài đến nước ta chưa được bao lâu, lại không có những mối liên hệ có thể giúp ông nắm được thông tin đầy đủ, chính xác.

Nhưng điều đáng nói là trong khi phát biểu không được chính xác về vấn đề khai thác bauxite, ý kiến của ông Đại sứ về vấn đề Biển Đông lại rất nghiêm chỉnh và phù hợp với quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

2) Về vấn đề Biển Đông:

Phóng viên Hoài Hương (VOA): "Thưa ông, còn sự có mặt của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa mà người Việt Nam gọi là biển Đông? Ông có tiên liệu một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp tại đó hay không?

Đại sứ Michalak: "Tôi tin rằng phải có một giải pháp đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp. Cá nhân tôi muốn thấy Tuyên bố về Cách Hành xử tại Biển Đông, thành một Bộ luật về Cách Hành xử trong vùng Biển này. Tôi muốn thấy tất cả các bên đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn phần hãy ngồi lại với nhau, và đưa ra một quyết định đa phương. Tôi tin rằng ASEAN là một diễn đàn tuyệt hảo cho việc này. Tôi hy vọng kêu gọi tất cả các bên liên hệ hãy sử dụng ASEAN và những công cụ của ASEAN, cũng như những công cụ của cộng đồng quốc tế như Nghị hội Liên hiệp quốc về Luật Biển, và ngồi xuống bên nhau mà giải quyết vấn đề".

Như chúng ta đã biết, hiện nay có hai phương thức khác nhau để giải quyết vấn đề Biển Đông: (1) Đàm phán song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc và (2) Đàm phán đa phương giữa tất cả các nước có liên quan – bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc .

Về phía Trung Quốc, họ chủ trương "đàm phán song phương", vì bằng cách đó họ mới có thể áp dụng chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", đặc biệt là đối với Việt Nam – là quốc gia mà họ e ngại nhất trong số các thành viên của ASEAN.

Hãy thử so sánh ý kiến của ông Michalak với ý kiến của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy – người đã từng công tác lâu năm trong ngành ngoại giao và có nhiều kinh nghiệm cay đắng đối với nước bạn láng giềng Trung Quốc.

Phát biểu với các sinh viên Đại học Ngoại thương vào chiều 26.4.2010, ông Dy cho rằng: Việt Nam muốn ngả ván bài này cũng không dễ, nếu không muốn đối tác nghĩ mình ở thế yếu mà dấn hơn lên. "Phải trí tuệ, bản lĩnh, nghệ thuật mới làm được".

"Trung Quốc sợ đa phương hóa, muốn giải quyết song phương để bẻ từng que đũa cho dễ. Ta càng phải đa phương hóa, tận dụng tối đa đối tác.

Trung Quốc ngại công khai hóa, ta càng phải nêu rõ cái sai của Trung Quốc đối với chủ quyền Việt Nam, để được sự ủng hộ của quốc tế".

"Việt Nam không thể im lặng mãi để chịu cảnh bị lấn lướt trên Biển Đông, phải công khai hóa, cho thế giới được biết những hành động sai trái của bên kia. Và quan trọng hơn, phải công khai với người dân mình trước"[[3]]

Như vậy, có thể nói ý kiến của ông Michalak về vấn đề Biển Đông rất giống với ý kiến của ông Dương Danh Dy và đáng được hoan nghênh. Không hiểu sao cả hai nhà văn Phạm Viết Đào lẫn Nguyễn Quang Lập lại không thấy được điều này?

3) Lập trường của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông:

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không hề giấu diếm lập trường của họ trong vấn đề Biển Đông. Một số nhà lãnh đạo quân sự đã công khai phát biểu lập trường này nhân dịp một số nhà lãnh đạo Việt Nam đến thăm Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua:

- Trong cuộc hội đàm chính thức ngày 22.4.2010 giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng – Thượng tướng Lương Quang Liệt (Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHND Trung Hoa) và Đại tướng Phùng Quang Thanh (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng Ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam), tin từ trang mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết:

"Về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, lấy luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết làm căn cứ, hai bên cần phấn đấu giữ ổn định tình hình, vì lợi ích của các quốc gia, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội." [[4]]

Điều này có nghĩa là "hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội" được coi là "quan hệ bên trong", còn tất cả những ai không thuộc các phạm trù đó đều là "quan hệ bên ngoài" – tức là những kẻ có thể "lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội".

- Ngày 27.04.2010, trong buổi tiếp ông Lê Quang Bình, đại biểu quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng của Việt Nam, ông SunJianGuo – trung tướng hải quân, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc còn cho biết: mặc dù quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên nhiều vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao, song về cơ bản việc duy trì mối quan hệ hữa hảo giữa hai dân tộc vẫn là chủ đạo. Bản tin của Chinanews nói rõ:

"Đề cập đến lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, ông SunJianGuo cho biết, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lớn nhất mà hai nước còn nhiều điều chưa có sự thống nhất và tồn tại mâu thuẫn. Trung Quốc kịch liệt phản đối việc đưa vấn đề này ngày càng trở nên "quá nóng", phản đối việc đưa vấn đề này thành sự kiện "quốc tế hóa", đồng thời cũng phản đối việc các nước khác tham gia vào vấn đề này. Theo đó hai nước Việt – Trung nên bình tĩnh, thận trọng và song phương giải quyết vấn đề này qua đó không làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước." [[5]]

Những phát biểu đó cho thấy rõ phía Trung Quốc kịch liệt phản đối phương án "quốc tế hóa vấn đề Biển Đông", phản đối việc "các nước khác" tham gia vào vấn đề này. Họ chỉ muốn "song phương giải quyết vấn đề này". Đó cũng có thể là lý do khiến Ban Tuyên huấn buộc VietnamNet phải cắt bỏ bài báo "Biển Đông trong mối quan tâm của những người trẻ", trong đó có ý kiến vừa nêu của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Theo thông tin của Bauxite Vietnam, bài báo này chỉ nằm được trên trang VietnamNet có 3 giờ! [[6]]

4) Về giả thuyết "Mỹ và Trung Quốc ngoặc nhau để cùng chia chác Biển Đông" của nhà văn Phạm Viết Đào:

Trở lại với lời phát biểu trên đây của ông Michalak, chúng ta thấy Hoa Kỳ ủng hộ đàm phán đa phương. Lập trường này rõ ràng là đi ngược lại với lập trường của Trung Quốc và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam. Vì vậy, "giả thuyết Phạm Viết Đào" hoàn toàn không có cơ sở khoa học và thực tế, mà chỉ là sự tưởng tượng dựa trên một tâm lý "bài Mỹ" có phần cực đoan. Một khi đã tiến hành đàm phán đa phương thì không phải chỉ có Trung Quốc mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể ép được Việt Nam.

Mặc dù không có cơ sở khoa học và thực tế, "giả thuyết Phạm Viết Đào" nếu được truyền bá rộng rãi trong nhân dân Việt Nam cũng sẽ gây ra một số tác hại như sau:

- Trong khi cần phải tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, giọng điệu tuyên truyền "chống Mỹ" theo kiểu đó có thể đẩy Việt Nam vào tình thế bị cô lập. Trong hoàn cảnh đó, Trung Quốc sẽ tìm cách gây sức ép mạnh hơn đối với Việt Nam để đạt được lợi thế trong đàm phán.

- Mất sự ủng hộ của Hoa Kỳ và phương Tây, khối ASEAN vốn đã là một liên minh lỏng lẻo sẽ rơi vào tình trạng phân tán, dễ bị Trung Quốc xé lẻ, và phương án "đàm phán đa phương" sẽ bị vô hiệu hóa. Một khi Việt Nam phải đàm phán song phương với Trung Quốc, điều có thể thấy trước là Trung Quốc sẽ không nhượng bộ chút nào về Hoàng Sa (vì họ đã chiếm giữ từ năm 1974) và sẽ lấn lướt hơn trong khi đàm phán về quần đảo Trường Sa. Sẽ diễn ra hai trường hợp: (1) Trung Quốc và Việt Nam sẽ chia đôi phần Trường Sa mà Việt Nam còn giữ được, cùng "hợp tác khai thác" theo kiểu Thác Bản Giốc, hoặc (2) Trung Quốc sẽ nuốt gọn Trường Sa, biến Biển Đông thành vùng biển nằm dưới chiếc ô bảo trợ của họ.

- Việc "đi đêm" giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ gây ra sự ngờ vực giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á và có nguy cơ làm tan rã khối này. Điều này hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc, là quốc gia nuôi tham vọng khống chế toàn vùng Đông Nam Á.

- Việc truyền bá "giả thuyết Phạm Viết Đào" có thể dẫn đến một thứ tâm lý bi quan trong người dân. Nếu Trung Quốc đã ép Việt Nam, mà Hoa Kỳ lại bỏ rơi Việt Nam thì chỉ còn có cách duy nhất là đầu hàng Trung Quốc! Như vậy, vấn đề không còn là đấu tranh với Trung Quốc bằng cách nào, mà là tìm ra phương thức tốt nhất để đầu hàng Trung Quốc. Thứ tâm lý chủ bại này, Trung Quốc và những tay sai của họ tại Việt Nam rất mong muốn phổ biến rộng rãi trong nhân dân ta – nhất là trong giới trẻ.

Nhiều sự kiện xảy ra trong thực tế chứng tỏ Trung Quốc công khai biểu hiện đường lối cứng rắn của họ sau khi đã gặp gỡ một số nhà lãnh đạo Việt Nam trong tháng 4 vừa qua:

- Ngày 25.4.2010, nghĩa là ba ngày sau khi có cuộc hội đàm giữa hai vị Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt-Trung, "một biên đội tàu ngư chính gồm tàu ngư chính 301 và 302 đã bắt đầu rời cảng Tam Á nhận nhiệm vụ xuống Trường Sa tác nghiệp". Đây là một "hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam".

- Cũng trong ngày 25.4, lần đầu tiên chính quyền tỉnh Quảng Đông đã tiến hành triển khai một số hoạt động đánh bắt xa bờ: cử hai tàu có trọng tải lớn xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam để khai thác cá ngừ. Việc Trung Quốc liên tiếp cử tàu ngư chính và tàu cá trọng tải lớn xuống quần đảo của Việt Nam tác nghiệp và đánh bắt nguồn lợi thủy sản tại đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển nghề cá của Việt Nam. Mặt khác, những hành động này chứng tỏ Trung Quốc không hề tôn trọng công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và tuyên bố chung ứng xử với các nước ASEAN được ký năm 2002.

- Ngày 29.4.2010, tức là một tuần lễ sau khi "Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra", Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm  đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 16.5 đến ngày 1.8.2010 tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Bất chấp sự phản đối của người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga, bản tin nói trên cũng cho biết phía Trung Quốc tiếp tục việc làm theo thói quen của họ: bắt cóc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc[[7]].

Nhưng trong khi hải quân và cảnh sát biển Việt Nam án binh bất động, chỉ có sự phản đối bằng mồm của một bà phát ngôn viên làm dáng như một người mẫu thời trang thì vào ngày 29.4.2010, tại vùng Trường Sa, quân đội của Malaysia đã tỏ rõ khí phách khiến cho bất cứ người Việt Nam yêu nước nào cũng phải cúi đầu bái phục.Xin phép được trích lại một đoạn bình luận của Bauxite Việt Nam:

"Báo Trung Quốc vừa lên tiếng việc Đội tàu Ngư Chính của họ đi vào vùng biển Trường Sa bị Quân hạm và phi cơ chiến đấu của Malaysia đánh đuổi. Đọc tin này mà thấy vui thích, và bỗng nực cười khi nghĩ đến tình hình bảo vệ chủ quyền biển đảo của Hải quân nước ta. Trong khi Quốc hội cuối năm 2009 lên tiếng rất hăng rằng phải thành lập lực lượng dân quân tự vệ biển, và lập tức Luật dân quân tự vệ biển ra đời ngay tắp lự, thì bao nhiêu thuyền đánh cá của ngư dân miền Trung nước ta vẫn bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, bắt bớ, đánh đập, cướp bóc và giam giữ người như ở chỗ không người. Lực lượng Hải quân nước ta hình như bây giờ đang dồn cả vào một nơi, đó là… cái loa của bà Phương Nga. Nếu nó không hiệu nghiệm thì lại sẽ có các đoàn cao cấp sang làm cái việc "song phương" xin xỏ"[[8]].

Đối với hai nhà văn Phạm Viết Đào và Nguyễn Quang Lập cũng như những độc giả đã lên án ông Đại sứ Michalak, tôi xin đặt lại vấn đề như sau: tại sao chúng ta lại lên tiếng phản bác cực kỳ gay gắt đối với một ý kiến sai của ông nhưng lại không trân trọng một ý kiến đúng của ông trong cùng một bài trả lời phỏng vấn? Tại sao chúng ta không ra sức lên án những phát biểu và những hành động hết sức trịch thượng của nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề Trường Sa và Biển Đông mà lại nhắm vào Hoa Kỳ?

Như trên đã phân tích, "Mỹ có âm mưu móc ngoặc với Trung Quốc để chia chác Biển Đông hay không?" chỉ mới là một giả thuyết, nhưng giả thuyết này còn rất xa với thực tế. Cho đến nay, lập trường của Hoa Kỳ và của Trung Quốc trong cách xử lý tranh chấp tại Biển Đông rất khác nhau.

Thế nhưng, một giả thuyết khác: "một vài nhà lãnh đạo Việt Nam vì quyền lợi riêng tư của họ và vì muốn duy trì độc quyền lãnh đạo (độc quyền chính trị lẫn độc quyền kinh tế) có thể đã và đang mưu toan móc ngoặc với Trung Quốc để bán đứng Biển Đông" lại là một giả thuyết rất gần với hiện thực. Đối với họ, cách tốt nhất để thực hiện âm mưu bán đứng Biển Đông chính là: phá hoại xu hướng đàm phán đa phương, phá hoại xu hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, đẩy Việt Nam vào con đường đàm phán song phương.

Đứng trước nguy cơ "rất gần hiện thực" này, chúng ta nên hành xử ra sao cho hợp với lương tâm, trách nhiệm của những người công dân yêu nước, để có thể bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của dân tộc một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất?

7.5.2010

LBS

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập


[[1]] Hoài Hương, "Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4", VOA 1.5.2010:

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/phong-van-dai-su-michalak-05-01-2010-92576674.html

[[2]] Phạm Viết Đào. "Cùng đàm thoại với ngài đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak",

Blog Phamvietdaonv 4.5.2010: http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4918

[[3]] Phương Loan. "Biển Đông trong mối quan tâm của những người trẻ", Việt Báo 27.4.2010:

http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Bien-Dong-trong-moi-quan-tam-cua-nhung-nguoi-tre/20906635/96/

[[4]] "Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc", QĐND - Thứ Sáu, 23/04/2010:

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/50/50/110120/Default.aspx

[[5]] Cao Phong (theo Chinanews). "Lập trường của Trung Quốc trước vấn đề tranh chấp Biển Đông", Vitinfo 27.4.2010:

http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/LA76086/default.html

[[6]] "Người trẻ 'đói' thông tin về Biển Đông", Bauxite Vietnam 28.4.2010: http://www.boxitvn.net/bai/3272

[[7]] "Phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Hoàng Sa", Vietnam Net, 06/05/2010

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Viet-Nam-phan-doi-Trung-Quoc-vi-pham-chu-quyen-Hoang-Sa-908294/

[[8]] "Biên đội bảo hộ đánh bắt cá của Trung Quốc vấp phải tàu chiến Malaysia quấy nhiễu và bám sát 17 giờ liền", Bauxite Vietnam 4/05/2010: http://www.boxitvn.net/bai/3529


Thống trị mà không trị

Một người bình thường được sinh ra đều được có
bố, mẹ, lớn lên, trưởng thành, lao động, lập gia
đình, có con, cháu và già chết. Xuyên xuốt quá trình đó
Phật giáo gọi đó là một kiếp sống trong nhân gian bên
cạnh kiếp sống của các chúng sinh khác.Trong một kiếp
sống bình thường nàym con người vì ngã ái, ái dục mà
sanh khởi vô minh. Người ngôi cao thì khởi chiến tranh tàn
diệt sinh linh, người ở thấp thì hận thù oan oan tương
báo không dứt gây ra những thảm trạng đau lòng cho thế
gian.
Như Tầm Thuỷ Hoàng ôm mộng gom thâu thiên hạ về một
mối mà gây nên thảm trạng chiến tranh diệt chủng trên
toàn cõi Trung Hoa cổ, ai trái ngược với đường lối
của ông bị tiêu diệt, Sau nay vị Hoàng Đế đầu tiên
của Trung Hoa cổ muốn trường sinh bất lão để mãi mãi
cai trị mà cố tìm linh đan diệu dược nhưng vẫn không
tho mạng được lâu.
Hitler, Một người Đức tham ái cái chủng tộc mạnh mẽ
tự cho là mang dòng máu bích huyết mà cho rằng dân tộc
Đức có quyền thống trị mọi chủng tộc khác trên thế
giới gây nên chiến tranh thế giới lần thứ hai khiến
không biết bao nhiêu triệu người Đức đã chết vì sự
ngu si của ông ta và bao nhiêu triệu người vì bảo vệ
chân lý bình đảng phải ngã xuống.
Cái tham ái hay cái ái ngã, ái dục thật ghê gớm và đáng
sợ thay. Nó là nguồn gốc của vô minh là sức mạnh của
ma quân. Nắm được nó ma quân như quỷ thêm đầu như ma
thêm bạn. Nhưng đối với các bậc Chân Sư, thấu triệt
được nó cùng với lòng từ bi là sự phát huy tối đa
ánh sáng thanh tịnh của Chánh Đạo. Sự đó gắn liền
với năng lượng lợi tha bất tận của các Ngài. Hiểu
được ái ngã, ái dục các Ngài phải trải qua những sự
khổ hạnh thanh tịnh mà cả tam giới đều khâm phục.
Còn dưới đây là một chút hiểu của một người bình
thường đưa ra cho mọi người bình thường khác để cùng
tham khảo và xin các bậc Thánh Tăng chỉ dạy
Hạt nhân của ái ngã, ái dục là ngã lạc và xoay quanh
ngã lạc đó là tình thương của ngũ uẩn. Cái bản chất
này đã cuốn không biết bao nhiêu chúng sinh trong nhân gian
vào bể khổ mênh mông mà chúng sinh chẳng thể quay đầu
lại trừ phi được các bậc thiện tri thức chỉ bảo.
Ngã lạc:
Sự lợi dưỡng quá đáng của sắc thân
Sự hưng phấn tăng trưởng cùng với sự tiếp nhận cảm
giác
Sự thăng hoa của cảm giác tạo nên lạc thú
Sự tăng thượng mạn của lạc thú sau khi có tưởng
Lạc thú bị ý thức dẫn đường ngã lạc hình thành
Tình thương của năm uẩn
Tình thương sắc thân của nhân gian, tình thương về sự
cảm thọ, tình thương về chỗ sở hành, tình thương về
sự thức: mỗi mỗi sai biệt với cái nhân ngã lạc của
họ
Cái ngã ái, hay ái dục đó tạo nên sự chấp trước là
chỗ sanh khởi của mọi vô minh, mỗi mỗi vọng tưởng mê
lầm.
Những các bậc Đại sư hiểu ái ngã, ái dục nên giúp
chúng sinh bằng chánh đạo của bản thân ví dụ như Bát
Chánh Đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo cánh hiểu của tôi về Bát Giải Thoát như sau
Chính Kiến: Thế gian là vô thường vô ngã khổ và bất
tịnh
Chính Tư duy: Vô minh là do vọng chấp mà sanh vọng chấp
diệt vô minh cũng diệt
Chánh ngữ: Bản chất của vạn pháp là không nên diễn
nói các pháp không
Cháng nghiệp: Thực hành lợi tha cho nhân gian
Chánh mệnh: Phát triển chánh mệnh từ bi vì tinh thần là
giá trị vĩnh cửu của lòng từ bi, tinh thần là cốt lõi
của Tâm
Chánh tinh tiến: Nghiêm trì giới luật vì nghiêm trì nó
sẽ thấy được tinh hoa của nội quán và ngoại quán viên
gạch căn bản của viên thông
Chánh niệm: Đó vừa là pháp đốn, tiệm vừa là phi
đốn, phi tiệm của 6 bát chánh đạo đầu để hoàn
thiện Tâm
Chánh định: Tam giới như huyễn do tự tâm hiện, tự tâm
diệt chánh định thành, tâm tự tại
Để giúp cho nhân gian các bậc đại sư vượt qua tử sinh
những hoà với nhân gian bằng sự sanh khởi tình thương
nơi năm uẩn và hướng cái tình thương ấy đến với
bản thể thanh tịnh ngoài vòng sanh tử. Đó là cái chân
thường của họ vậy
Nhìn lại những chủ thuyết thế gian ngày nay:
Chủ nghĩa tư bản : Theo triết học Mác-Lê đó là một
chủ nghĩa bóc lột và mãi mãi bóc lột. Nếu nhìn vào xã
hội tự bản Đông, Tây tôi thấy sự bóc lột này đúng
hơn là sự trao đổi giữa công sức tạo ra thanh quả với
tiền vàng. Nhà tư bản nói chung đều bảo vệ túi tiền
của mình và báng bổ thâm chí chế diễu, đả phá cả
tôn giáo tinh thần của họ khi: Ái ngã, ái dục của họ
cái tạo nên túi tiền, hình ảnh của họ bị tôn giáo
công kích
Còn chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa đang chết dần
trên thế giới mà hiện nay chỉ còn hai quốc gia phát
triển lành lặn với nó là Trung Quốc và Việt Nam thì sao?
Tại Trung Quốc chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
đang đặt mục tiêu là xã hội hài hoà, Việt Nam là kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng
gần giống với chủ nghĩa tư bản chỉ có điều ngôn từ
của Đảng Công Sản ở hai nước này đầy tính mê mỵ
quảng cáo bằng một thiên đường nới hạ giới.cách
đây mấy chục năm Thiên Đường đó được biết đến
qua một lời đúc kết từ ái ngã của Karl Marx: Làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu.Bên cạnh đó ông ta còn đưa
ra cái triết học duy vật biện chứng, vật chất có
trước ý thức có sau, Với cái triết học này các nhà
lãnh đạo cộng sản xưa đã hùng hồn tuyên bố rằng họ
là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại. Vậy nếu theo như
triết học này thì tổ tiên của người Việt Nam,cha Lạc
Long Quân và mẹ Âu Cơ là hoang đường. Theo như triết
học này nó đã vạch ra sự hình thành nhận thức của
các Vua Hùng, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Người cộng
sản tự cho mình là giỏi hơn hẳn tổ tiên của mọi dân
tộc nhiều cái đầu do cái chấp từ ái dục, ái ngã của
họ về chủ nghĩa xã hội, và triết học duy vật biện
chứng đó là cái đại ngu si của họ.
Cả hai chủ nghĩa trên ngày nay chỉ giúp cho con người
được lợi dưỡng và thoả mãn hơn về mặt thể xác
điều đó phàn nào là đúng những đã có lãnh tụ nào ở
cả hai phe hướng đến cuộc sống chân như cho dân tộc
không.
Cũng biết rằng thế gian này là vọng.Trong kinh Viên Giác
có ghi Đại Bồ Tát Phổ Hiền bạch Phật rằng tất cả
đều là huyễn(trong đó có tam giới) dùng huyễn tu huyễn
có được chăng. Phật trả lời rằng biết huyễn tức là
lìa huyễn.
Vì vậy nên xã hội này là huyễn, vọng. Chúng ta lấy
vọng, huyễn để giúp cái vọng cái huyễn mục đích là
để tìm cái chân trong mỗi chúng ta, để ta được giác
ngộ và giúp chúng sanh khác giác ngộ. Một xã hội như
vậy chưa có một lãnh tụ, một nguyễn thủ quốc gia phát
triển nào nói lên như vậy .
Xã hội đó là một xã hội mà ở đó các giá trị tinh
thần được gìn giữ mãi mãi trong đời sống hàng ngày,
xã hội này sẽ là trung tâm của mọi nền văn minh trên
thế gian, phần nó-nó sẽ tự bảo vệ bằng cái vọng
huyễn và cái chân chư của mình. Đây là xã hội thống
trị mà không trị vậy.
Chân Như tự tánh:
Vạn Pháp hữu bất sanh
Chân tâm hằng bất diệt
Thọ pháp bất trụ pháp
Duyên khởi tự tánh thành
Chân như tự tướng:
Tam giới là bể khổ
Từ bi vượt tử sanh
Quán ngũ uẩn thấu trấm
Duyên định tự tướng thành
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ Tát
Kính Tặng Chư Hiền Thánh Tăng

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=12996