Sáng nay, 07-5-2010, tại trụ sở của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi (Hà Nội), báo Đại đoàn kết và VP Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tổ chức tọa đàm "Quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa ở Thủ đô Hà Nội". Sau phát biểu đề dẫn của TBT báo Đại đoàn kết là phát biểu của KTS Đỗ Viết Chiến, thay mặt lãnh đạo Văn phòng ban chỉ đạo Quy hoạch đầu tư xây dựng vùng Thủ đô giới thiệu đề án "Quy hoạch thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050". Hà Nội mở rộng địa giới hành chính để phát triển kinh tế cũng như giảm sức ép cho trung tâm. Bài phát biểu của ông kéo dài tới 50 phút!
Tôi có nhận được Giấy mời của Ông Đinh Đức Lập, TBT báo Đại đoàn kết. Tôi đã đến dự và phát biểu ý kiến như sau:
Thưa quý vị, Như quý vị thấy đây, Tọa đàm "Quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa ở Thủ đô Hà Nội" do báo Đại đoàn kết và VP Ban chỉ đạo 1000 năm TL-HN tổ chức mà có đến 3/4 số người dự là PV báo chí, nửa số còn lại là Ban tổ chức và hầu như không có ai đúng chuyên môn về Bảo tồn di sản! Tóm lại, đây là cuộc họp báo chứ không phải là tọa đàm
Ôi! Cả cái cơ chế này đã biến không ít việc nghiêm túc thành trò diễn từ lâu rồi mà TS Diện vẫn không biết ư? - BVN
Không thấy Đại diện của hai nhà tư vấn PPJ và POSCO, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). Vậy ai sẽ đưa ý kiến này đi, và đi đến địa chỉ nào, hay là chỉ là nói cho vui?
Tôi xin phát biểu ý kiến 7 nhóm vấn đề sau:
1 - Bộ Xây dựng thay mặt Chính phủ ký hợp đồng với PPJ và giám sát PPJ. Hai Viện VN cộng tác chỉ là B'.
Hiện nay đang ở giai đoạn xin ý kiến nhân dân và các nhà khoa học, nếu Quy hoạch làm tốt thì Chính phủ mới duyệt, nếu chưa tốt thì PPJ phải nghiên cứu lại. Tại sao Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn lại thay mặt PPJ bảo vệ những ý tưởng Quy hoạch trên báo chí và trên truyền hình như thể ông Thứ trưởng là Chủ nhiệm đề án vậy?
Xin TS Diện hãy đọc các bài trên BVN của KTS Trần Thanh Vân và nhiều người khác. Sau những ngày chật vật xoay xở được một chức vụ cỡ như thế thì người ta phải tính toán cơ hội để "vào cầu" chứ, sao lại tước bỏ mất cơ hội của họ? – BVN
VẬY XIN HỎI BỘ XÂY DỰNG LÀ ÔNG CHỦ GIÁM SÁT NGƯỜI LÀM THUÊ HAY BỘ XÂY DỰNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC CHO NGƯỜI LÀM THUÊ?
2 - Về trình tự làm việc, Quy hoạch chung mới chỉ là định hướng;
Nếu Quy hoạch chung được duyệt mới bước sang giai đoạn Quy hoạch chi tiết;
Sau Quy hoạch chi tiết mới triển khai đến Quy hoạch thi công;
Cuối cùng mới tính toán giá thành và mới lập kế hoạch thi công.
Chúng tôi hiểu 4 giai đoạn này đều phải nghiên cứu rất công phu, phải 4 lần thay đổi hợp đồng thiết kế và người thiết kế. Vậy ý tưởng xây dựng TRỤC THĂNG LONG vừa mới xuất hiện vài tháng nay (báo cáo QH lần 2, lần 3 đều chưa có), lấy cơ sở gì vẽ nhiều bản vẽ như thế và thông báo hết 10 ngàn tỷ đồng và tuyên bố năm 2011 bắt đầu thi công?
VỘI VÀNG HẤP TẤP NHƯ VẬY CÓ ĐÚNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC KHOA HỌC HAY KHÔNG?
3- Trên bản đồ Vệ tinh đã vẽ TRỤC TÂM LINH đi từ dốc Chợ Bưởi, xuyên qua làng văn hóa các dân tộc, vượt qua hồ Đồng Mô, tạo ra một cơn sốt bất động sản ghê gớm dọc theo chiều dài 30 km này.
"vào cầu" chính ở chỗ ấy đấy, thưa TS – BVN
Thế nào là trục tâm linh? Và căn cứ vào đâu để cho đó là trục tâm linh? Các vị làm quy hoạch đã ai xem đến 9 cuốn sách về Địa lý Phong thủy của Cao Biền đang tàng trữ tại Viện Hán Nôm, nơi chúng tôi công tác ?
Phải chăng đó là dụng ý dùng ba chữ TRỤC TÂM LINH để gây xáo trộn thị trường bất động sản?
4 – Đặt trung tâm hành chính quốc gia ở Ba vì đã bị rất nhiều ý kiến phản đối. như vậy là không còn "TỰA NÚI NHÌN SÔNG" nữa mà là "CHUI VÀO NÚI RỜI XA SÔNG" về phong thủy rất kém
Xin thưa, KTS Trần Thanh Vân và nhiều người khác đã nói hết nước hết cái về chuyện này rồi, nhưng nói với lũ người điếc thì vô ích thôi TS ơi - BVN
5 - Vấn đề quy hoạch:
Phải giải quyết các vấn đề lớn của đô thị, trước khi đi vào chi tiết.
Ai sẽ giải quyết các vấn đề (đền bù) của các dự án cũ đã được đưa ra và phê duyệt khoảng 2007 – 2008 vừa rồi?
6 - Trung tâm Hành chính Quốc gia sẽ gồm những gì? (trong khi Nhà Quốc hội, TT Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình đang ở HN). Có phải là vô cùng lãng phí không?
7 - Xứ Đoài là vùng đất phía Bắc của tỉnh Hà Tây cũ, là nơi có địa thế kẹp giữa hai dãy núi – Tam Đảo và Tản Viên, bị bao vây bởi sông Hồng và hai dãy núi nên đây là vùng đất tương đối biệt lập và khép kín, ít có giao lưu. Nơi đây, hình thành nên làng mạc khép kín, do đó lưu giữ được tương đối toàn vẹn những nét văn hóa Việt cổ (Việt - Mường) và bảo tồn cảnh quan văn hóa xứ Đoài như đền chùa đình miếu và các nhà ở dân gian. Trong lịch sử, xứ Đoài chính là:
- Nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh;
- Nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, buông xuôi, bất đắc chí, bất lực, quay lưng với thời cuộc;
- Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì không hiểu đất nước sẽ ra sao?
NXD
Nguồn: http://nguyenxuandien.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét