chí: "Stalin là kẻ đồ tể đã giết hại nhiều triệu
người. Stalin là tên tội đồ của dân tộc." Trong ngày
lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xit Đức, các biểu
tượng, hình ảnh của Stalin đều bị dẹp bỏ.
Iossif Vissarionovich Djougachvili, bí danh là Joseph Staline
(Staline có nghĩa là thép) sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 tại
Gori, Georgia, Liên Xô, và mất ngày 5 tháng 3 năm 1953. Stalin
là vị lãnh đạo tối cao của Liên Bang Xô Viết từ năm
1922 cho tới khi tạ thế, năm 1953. Trong 3 thập niên nắm
quyền sinh sát trong tay,, Stalin đã làm mưa làm gíó trong
thế giới CS, đằng sau "bức màn sắt". Stalin là
người có tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS quốc tế,
và đã không từ bỏ bất cứ hành đông tàn bạo nào để
củng cố quyền lực.
Stalin thiết lâp hàng loạt các trại tù Goulag tạo nên
một cuộc sống tồi tệ như súc vật cho những người
bị đầy ải vào trại này. Theo sử gia Anne Applebaume,
dưới triều đại Stalin đã có 13 triệu người bị tập
trung tại đây. ít nhất 2 triệu người thiệt mạng vì
thiếu thức ăn và thuốc men.
Cuộc cải cách ruộng đất năm 1932-1933 đã gây nạn đói
ở Ukraine làm 7 triệu dân chết đói.
Tại nhiều trại tù, Stalin đã ký tên cho giết người
tập thể. Có trại tù chỉ trong 1 buổi tối 3,173 người
tù bị đem ra hành quyết. một lượt. Chính sách cưỡng
bách di dân Tchetchène tới Siberia trong 6 ngày làm nhiều
người bỏ mạng
Mùa xuân 1940 Staline đã ra lệnh hạ sát 22,000 sĩ quan, trí
thức, chuyên gia Ba Lan tại rừng Katyn. Sau đó đổ trách
nhiệm cho quân Đức Quốc Xã . Tới năm 1990, hệ thống an
ninh Liên Xô nhận trách nhiệm việc này.
Stalin cũng thi hành những cuộc thanh trừng nội bộ đẫm
máu, giết cả các đồng chí, người thân cận, xử bắn
gia đình mẹ vợ để bảo vệ quyền lực. Các trẻ em
trên 12 tuổi cũng không tha.
Trong thời kỳ cực thịnh của chế độ CS Liên Xô, thì VN
coi Stalin như thần tượng. Hồ chí Minh cho đúc tượng
Stalin đặt tại vườn hoa Hà Nộị. Tên bồi bút, văn nô
Tố Hữu đã viết các bài thơ ca ngơị Stalin để in vào
sách giáo khoa, dạy các học sinh:
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo ông trắng giữa mây hồng
Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười.
hoặc là:
Yêu biết mấy khi nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Và khi Stalin chết, thì Tố Hữu lại khóc lóc thảm thiết:
Ông Sta-lin ơi ! Ông Sta-lin ơi !
Hỡi ơi ! ông mất, đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Những bài thơ ca ngợi lãnh tụ loại này, được HCM đắc
ý và cho phổ biến trên cả nước.
Theo gương các vụ thanh trừng đẫm máu tại Liên Xô, thì
tại VN cũng có vụ án Nhân văn giai phẩm và vụ Cải cách
Ruộng Đất "trời long đất lở".
Nhân Văn và Giai Phẩm là tên hai tập chí Văn Học. Nhân
Văn do cụ Phan Khội sáng lập. Cụ Phan Khôi được mệnh
danh là "Ngự Sử Văn Đàn" vì tính tình cương trực.
Trong cuộc đời làm báo, cụ Phan Khội đã viết nhiều
bài phê bình thực dân Pháp một cách sát sườn, không e
dè, làm chính quyền Pháp phải nể trọng Sau 1945, cụ
được HCM mời ra Bắc đề phụ trách về báo chí.
Tờ Nhân Văn quy tụ được nhiều các nhà văn trẻ tuổi,
yêu nước nhiệt thành. Họ là những người có trình
độ, nghe theo tiếng gọi của "độc lập, tự do" và
"chống thực dân Pháp" nên đã dấn thân. Người gây ra
tai họa cho "Nhân Văn Giai Phẩm" là Trần Dần. Ông gia
nhâp cách mạng từ năm 19 tuổi. Có bằng Tú Tài Pháp,
nhưng rũ bỏ tất cả để theo "cách mạng", dấn thân
cho sự nghiêp văn chương. Trong tháng 1/1956, tờ Giai Phẩm
Mùa Xuân có đăng bài thơ "Nhất định Thắng" của
Trần Dần:
Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
"Giai phẩm mùa xuân" bị tịch thu và Trần Dần bị giam
vào Hoả Lò 3 tháng vì lý do bôi đen chế độ. Trong Nhân
Văn số 5, có các bài của Nguyễn Hữu Đang đề nghị Xét
Lại vụ án Trần Dần. Tạp chí Nhân Văn bị chính thức
đóng cửa. Các văn nghệ sĩ của Nhân Văn Giai Phẩm bị
đưa đi cải tao để học tập tư tường XHCN. Lê Đạt
và Trần Dần bị "treo bút" vô hạn định. Nguyễn Hữu
Đang và Thụy An, mỗi người bị 15 năm tù.
Song song với vụ Nhân Văn Giai Phẩm là chiến dịch Cải
Cách Ruông Đất. Theo thống kê của nhà nước trong
"Lịch Sử Kinh Tế" tập 2, tổng cộng có 172,008 kẻ
thù của nhân dân bị "đào tận gốc, tróc tận rễ".
Theo nội san "Cải cách Ruộng Đất" số ra ngày 25 tháng
2 năm 1956 thì có 123.266 trường hợp bị oan (71.66%). Những
người này chỉ thuộc loại phú nông. bị quy định sai do
thù oán cá nhân, ghen ghét, hoặc lập công với chế độ
Cải cách Ruộng Đất không cần tới tòa án, hồ sơ, hay
biện hộ, mà được thực hành theo lối xử án thời Trung
Cồ. Các cán bộ tới thôn làng, trước để kiếm…nạn
nhân, sắp xếp , dàn cảnh. Người bị buộc tôi địa
chủ được đem ra trước đám đông cho mọi người hạch
hỏi, kết tội, đánh đấm, ném đá và tuyên án . Và bản
án được thi hành tại chỗ. Nỗi thống khổ, kinh hoàng
ở nông thôn miền Bắc cao thấu trời xanh.
Tháng 10, năm 1956, HCM đưa Võ Nguyên Giáp ra thú nhận là
đã làm sai, và hứa hẹn ""sửa sai". Theo dư luận thì
tới lúc đó, cuộc Cải Cách đã đụng trần, nghĩa là
không còn gì để đánh nữa.! Và sửa sai chỉ là lời
hứa hẹn để xoa dịu dư luận: người bị giết không
được bồi thường, người bị tù không được thả, nhà
cửa ruộng đất bị tịch thu thì không hề trả lại.
Sau nửa thế kỷ, tội ác của Stalin đã được công bố
như nhìn nhận một vết dơ của lịch sử. Tội ác của
HCM vẫn còn được đám đàn em che đây.
Năm 1956, Khrouchtchev, trong kỳ Đại Hội thứ 20 của Đảng
CS Nga đã loại bỏ xác ướp của Stalin và thành phố
Leningrad được lấy lại tên cũ: Volgograd. Tại VN, xác
ướp đã mục của HCM cũng cần được thanh toán và thành
phố Saigon cũng cần lấy lại tên.
Đó là điều tối thiểu lãnh đạo CSVN có thể làm để
nói rằng "chúng tôi đã biến thái".
Hoàng Thế Hiển
Nguồn trích:
http://tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8B%1c%5c
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét