Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

30 tháng 4 2010

Đừng thêm những tháng Tư...

Tôi biết vài điều tôi nói chỉ là muối bỏ biển. Nhưng đó là vì lòng tôi muối mặn. Hãy hóa vàng đi hỡi hận thù ích kỷ. Hãy hòa vào nhau hỡi dòng máu Lạc Hồng. Mẹ Việt Nam không thể vui khi anh em thù hận. Không ai mong có thêm những tháng Tư thù hận vẫn còn vương...

NTT
Lại một tháng Tư sắp qua. 35 tháng Tư qua và hơn thế nữa. Sao người Việt hận thù nhau vẫn còn ghê gớm thế. Tôi đọc trên báo, trên mạng thấy chả ai chịu ai, chả cờ nào chịu cờ nào. Cờ đỏ sao vàng bay khắp cùng nước Việt. Cờ vàng ba sọc phấp phới quận Cam... Một đoàn người hô "đả đảo Việt cộng, đả đảo cộng sản". Dân ta sao cứ đả đảo dân ta? Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc thì cũng nên nói rõ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi. Có lẽ giống ngày xưa đã từng chống "Nhân Văn - Giai Phẩm", toàn là từ đẹp. Thật lạ.

Chống xâm lược thì tất nhiên cả dân tộc phải chống rồi. Chống Pháp, rồi chống Mỹ, rồi chống Bành trướng Bắc Kinh. Gọi là chiến tranh vệ quốc thì tất nhiên là chính nghĩa. Nhưng Pháp cút rồi Mỹ rút, chiến tranh vẫn cứ xảy ra trên đất nước thân yêu. Bọn ngoại bang thật hiểm ác, chúng trang bị vũ khí cho dân ta đánh dân ta. Ừ thì biết là hai phe đối đầu, nhưng dân ta thì khổ, thì chết chóc tang thương. Phải mất hơn 20 năm dân tộc mới đi qua được chiếc cầu Hiền Lương dài 194 mét. Không thể tính được bao nhiêu xác người Việt thì vắt qua được 1 mét cầu. Và dòng sông chia cắt ấy ám ảnh như một "dòng sông máu" trong lịch sử dân tộc. Có lẽ câu thơ Xuân Diệu viết ngày đầu chia cắt đã ám vào máu dân tộc này: "Dòng sông Bến Hải chảy qua tim"! Vậy mà sau bao nhiêu tang thương ấy, ta được tôn đứng tuyến đầu cho phe này phe kia, lại bị chính cái anh phe mình ra đòn Bành trướng, rồi một anh nữa lại lệnh cấm vận ta. Ngẫm mà đau.

Hãy cảnh giác trò "tọa sơn quan hổ đấu". Hãy cảnh giác ngoại bang. Cái khó của những ông vua là làm sao yên dân, và ngoại bang luôn thân thiện. Vậy mà câu nói của Phu-xích luôn văng vẳng đâu đây: "Hãy cảnh giác!".

Vậy thì dân tộc này phải hòa giải. Đó là con đường không thể khác, con đường sống.

Vẫn biết đánh nhau thì kẻ thua người thắng. Nếu không có kẻ thua thì ai thắng được đây. Phải tung hô người chiến thắng. Nhưng cũng phải cám ơn kẻ bại trận chứ. Uýt-man lớn, bởi ông đã viết nên hai câu thơ này:

Hãy nổi kèn lên tung hô đoàn quân chiến thắng trở về!

Hãy nổi kèn lên chúc mừng những người thua chết chìm dưới đáy biển sâu!

Thắng thua thì cũng đã rồi. Vậy mà vẫn cứ đau. Nguyễn Duy đã có lúc đau quá mà thốt lên: "nghĩ cho cùng mỗi cuộc chiến tranh/ phe nào thắng thì nhân dân đều bại". Là nói như Xi-mô-nốp: "Người ta sinh ra không phải để làm lính". Chiến tranh là bắn giết. Nhưng than ôi, họ đều là những con người!

Cứ tưởng đất nước thống nhất rồi chỉ toàn niềm vui. "Non sông thu về một mối" như bài diễn văn chiến thắng đã đọc, nhưng lòng người đã thu về một mối hay chưa? 35 năm vẫn còn trăm mối tơ vò.

Trước khi qua đời, ông Võ Văn Kiệt đã rất đau đớn mà thốt lên: "Ba mươi năm rồi, mà sao dân tộc này vẫn chưa hòa giải được?". Câu nói đó cũng là một thú nhận sự bất lực của ông, vì ông từng là Thủ tướng nước này. Nhưng, đó là một lời than có thể chia sẻ được nếu ta vì dân tộc muốn thu về một mối. Tôi chia sẻ với ông vì tôi đã từng nghĩ: Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Hãy trân trọng sự sám hối.

Thật khó mà hòa giải được ngay khi phân định thắng bại. Nhưng nếu người chiến thắng dám dang rộng vòng tay, thì người ngã ngựa không sợ mình bị giết. Tôi không nhớ hai từ "hòa giải" xuất hiện sau thống nhất bao năm nhưng hình như cũng chỉ mới đây thôi. Có còn hơn không. Muộn còn hơn không. Tuy vậy, hòa giải thì không thể nói suông. Phải bằng những hành động thực tế. Điều này thì ông Hồ Chí Minh trước đây là một bậc thầy. Ông thu phục được dân chúng, thu phục được nhiều trí thức nhân sĩ Việt ở nước ngoài, còn thu phục được cả đồng minh. Đã làm chính trị thì phải cao mưu, thậm chí thủ đoạn, nhưng cái tâm sáng thì nó sẽ tỏa ra. Ông chọn dương ngọn cờ "độc lập dân tộc" là thượng sách. Dù nhân bất thập toàn, nhưng làm người lãnh đạo hay làm lãnh tụ thì phải vì nghĩa lớn. Người ta trách ông giả làm Trần Dân Tiên để viết về mình, nhưng khi biết điều đó, tôi coi cuốn sách ông viết là một "hồi ký" thì thấy ông viết rất giỏi bởi động cơ và hành động của ông không có gì xấu, mà ngược lại, ông nói về tinh thần yêu nước. Ông nói và làm không khác nhau là mấy.

Lãnh đạo ta đang học gương ông Hồ, nhưng học trò thì cũng ba bảy học trò. Thậm chí có học trò suốt đời lưu ban.

Tuy vậy, không phải tất cả lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay không muốn "hòa giải dân tộc". Hòa giải là nguyện vọng cấp thiết của người Việt Nam dù trong hay ngoài nước. Nhưng cái bí nhất là chưa "hóa giải" được. Mà muốn hòa giải được, trước hết phải hóa giải đã. Chúng ta phải làm tuần tự mới hy vọng được, phải giải quyết cái dấu "sắc" trước đã, rồi cái dấu "huyền" sẽ đến. Nếu không giải quyết hóa giải hận thù, hóa giải quan niệm dân chủ thì thật khó để tiến tới hòa giải dân tộc được.

Nhìn ngược lịch sử Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, vấn đề "hóa giải" hiện nay đang là một nan đề. Trước hết là ứng xử của nhà cầm quyền với những người từng "ở phía bên kia" hay đang "ở phía bên kia". Phải có cái nhìn trọng thị. Tốt nhất là hãy nói không phân biệt, như Mỹ nói không phân biệt chủng tộc, và Obama được bầu làm Tổng thống là một minh chứng. Tức là không chỉ nói suông, mà nói đi đôi với làm mới dựng được lòng tin giữa muôn dân. Nên nhìn tổn thất trong cuộc chiến tranh trước 1975 là tổn thất chung của dân tộc dù bên này hay bên kia chiến tuyến. Hãy cầu siêu cho cả những người chiến bại. Hãy tuyên dương những người có hành động giữ nước dù họ ở phía nào.

Thiển ý của tôi thì những người Việt chiến bại trước đây, nếu vì lợi ích dân tộc, vì hòa hợp tiến bộ thì cũng đừng cố chấp những sai lầm của kẻ chiến thắng. Bất kỳ công dân nào mang hộ chiếu Việt Nam đều có quyền ứng cử và bầu cử. Hãy tin vào nhân dân, họ nghèo khổ nhưng tâm lớn, họ phận hèn nhưng minh triết.

Tôi biết vài điều tôi nói chỉ là muối bỏ biển. Nhưng đó là vì lòng tôi muối mặn. Hãy hóa vàng đi hỡi hận thù ích kỷ. Hãy hòa vào nhau hỡi dòng máu Lạc Hồng. Mẹ Việt Nam không thể vui khi anh em thù hận. Không ai mong có thêm những tháng Tư thù hận vẫn còn vương...

Cuối tháng Tư 2010

NTT

Nguồn: http://nttnew.vnweblogs.com/post/14517/227962

35 năm quá dài

Đáng lẽ chỉ viết vài câu như một "lời bình", thì sự chân thực và cảm động của tác giả lời tâm sự sau đây lại khiến tôi cũng muốn trút những tâm sự của chính mình mà chưa có dịp nói ra. Có một chi tiết hết sức bất ngờ về cái ngày 30 tháng 4 ba mươi lăm năm trước: trong buổi mít tinh chào mừng ngày "đại thắng" ấy ở trước cửa Nhà Hát Lớn Hà Nội, khi vị chủ toạ (nhớ không nhầm là Thủ tướng Phạm) dõng dạc tuyên bố toàn thắng và ngưng lại đợi tiếng hò reo vỗ tay (như thường lệ), thì hàng vạn con người đứng dưới… im phăng phắc. Thủ tướng đợi khoảng nửa phút, không thấy gì, đành tự vỗ tay bốp bốp. Lúc ấy mọi người mới như tỉnh ra, và vỗ tay theo. Ấn tượng về sự lạ ấy còn ghi khắc trong tôi đến bây giờ.

Nhưng ngay lúc ấy, một linh cảm không vui đã nhói lên trong lòng tôi: từ lúc này, đất nước sẽ phải đối mặt với những gì không đơn giản chỉ là niềm vui hòa bình, thống nhất… Quả nhiên, những gì diễn ra sau đó, suốt 35 năm, đã chứng tỏ linh cảm của tôi không tồi. Trong vai một nhà báo của bên "chiến thắng", tôi có mặt tại Sài Gòn từ tháng 7 năm 1975, và cũng đã có những câu hỏi không khác gì bạn văn Dạ Ngân của tôi đã có. Vì tôi cũng có hàng trăm người bà con ở phía "chiến bại". Vì tôi cũng có mặt ở cái trại sáng tác Vũng Tàu của Dạ Ngân. Hơn thế nữa, tôi còn có được sự so sánh những cái hay cái dở của kẻ "chiến thắng" với những cái hay cái dở của kẻ "chiến bại", và thấy ngay là hóa ra kẻ "thắng" có vô khối cái cần học ở "kẻ bại", trong đó có cung cách làm ăn, dạy trẻ, đối nhân xử thế, mà càng về sau càng rõ. Bây giờ, thì biết bao cái ta đã làm theo cách những gì "kẻ bại" đã làm, kể cả những cái dở, chỉ có điều hay thì chưa chắc bằng, còn dở thì dở hơn!

Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi rất nản với cái cách kỷ niệm 30/4 năm nào cũng thế, cho đến tận bây giờ, vẫn chỉ cốt ồn ào phân biệt "thắng, thua", khiến vết thương của người "thua" không kịp lên da non, mà kẻ "thắng" nhiều khi thấy sượng (chứ chưa chắc trong lòng thực sự đã "kiêu" đâu!) Tôi lại vừa đọc được một đoạn viết về ngày chiến thắng của quân đội miền Bắc với quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến của Mỹ. Sao cách xử sự của người "thắng" bên họ khác ta nhiều đến thế? Không hạ nhục, không cải tạo, tù đày… Tại sao? Chẳng lẽ chỉ có thể ngậm ngùi nói theo ông anh cùng họ (Hoàng): "Cái nước mình nó thế!"

Hoàng Hưng

Đã hơn một lần tôi tái hiện những ngày cuối tháng Tư lịch sử qua những bài viết từ góc độ của mình. Góc độ của một đứa con liệt sĩ bị mồ côi vào năm 10 tuổi, 14 tuổi vào bưng kháng chiến theo cái lý thù nhà nợ nước và sau đó là tất cả những năm tháng xây xước không thể nào quên. Một con người như vậy mà sống sót thì tâm trạng vào tháng Tư năm Bảy Lăm sẽ thế nào? Ngây ngất như thể tái sinh từ một cuộc đại phẩu, nhìn quanh thấy bên thắng và bên thua đều khóc ròng vì một nỗi mừng duy nhất: vậy là thôi súng ống bom đạn rồi, hòa bình rồi, không gì thiêng liêng hơn điều đó!

Mỗi năm kỷ niệm ngày đại thắng tôi lại chăm chú hơn với những thước phim tài liệu phát trên các kênh truyền hình. Càng lùi xa thời điểm ấy thì nhu cầu khám phá lại càng lớn. Cũng phải thôi, cái gì đã thành lịch sử đều trở nên hấp dẫn hơn với hậu thế và nó lớn vụt lên về kích cỡ cũng như những điều nó chưa được mở ra trong lòng nó. Tôi thấy rõ hơn từng giai đoạn tâm trạng của mình. Sau vui tràn thì phải là phơi phới chứ. Đáng lẽ phải là như vậy chứ. Tôi quá mẫn cảm hay dễ lạc quan hay quá "non nớt về chính trị" mà đinh ninh như vậy? Nhưng hình như đã có những sự thật khiến thời gian trăng mật với hòa bình ở trong tôi thật ngắn. Cuộc hôn nhân này có vấn đề gì sao?

Đầu tiên là những giọt nước mắt bàng hoàng của những người vợ lính cộng hòa trong gia tộc mình. Ở miền Nam gia tộc nào cũng có rất nhiều người của bên này và bên kia. Thì ra tiếng những đoàn xe GMC rung chuyển đường phố và những tiếng la ó thảng thốt tôi có nghe thấy trong nhiều đêm liền là tiếng của những người lính thất trận đang bị đưa đi đâu đó một cách bất thần, chính tôi cũng không thể biết. Tôi bắt đầu thấy vị thế hạt bụi của mình từ đó, khi mà mọi thứ với thân phận người đều do ở đâu đó rất cao rất xa làm nên chứ chúng tôi thì can dự được mấy. Trong chiến tranh sống và chết, chúng tôi được bình đẳng hơn nhiều. Sao không có thu xếp khác để có hòa giải thực sự và để dân tộc có sức mạnh mới hơn, thực sự?

Kế đến là những ngày muốn mua một mét vải cũng phải lén lút lách vào một cửa hàng vừa bị cải tạo đang phải bán chui bán nhủi những thứ đã giấu được. Lý thuyết hòa bình rồi cái gì chẳng có rơi từ ngọn cây thiên đường xuống, không còn manh giáp tươi hồng nào. Cứ thế, cải tạo công thương đợt hai rồi đợt ba và những đoàn ghe xuồng nông dân giong buồm lá dừa nước đi dài từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre xuống mạn dưới trong cơn tháo chạy địa chấn tập đoàn hóa hợp tác hóa. Một lần nữa từng gia tộc lại cưu mang và vá víu nhau, hạt gạo củ khoai cùng những nỗi niềm có tên là hậu chiến. Hòa bình thật sự được tính bằng năm hay tính bằng tháng mà lòng người loạn ly quá đỗi?

Chưa chi đã lại nghe thấy chiến tranh ở cả hai đầu đất nước. Giang sơn đã toàn vẹn chứ đâu phải năm 1946 mà không khí có vẻ "ngàn cân treo sợi tóc"? Lần này những người "non nớt chính trị" chúng tôi đã vỡ lẽ: thế giới giống như một cái xóm vậy thôi, những nhà giàu bao giờ cũng tìm cách ngồi lại với nhau để định đoạt và những kẻ thấp cổ bé họng luôn bị họ thu xếp theo kiểu nào đó. Thế thôi. Chuyện kẻ giàu sẵn và người chưa giàu, chuyện lòng tham và lòng nhân, chuyện thói đời và bi kịch của khát vọng tiến bộ… Vân vân và vân vân, một nhà văn trẻ ngộ ra, vừa ngỡ ngàng vừa choáng váng.

1982 có lẽ là thời điểm quan trọng nhất trong nhận thức của tôi về cuộc chiến đã qua, về hậu chiến đang bao trùm và về những cụm từ như chủ thuyết, quốc gia và dân tộc. Thật không thể nào quên Trại sáng tác văn học của Hội nhà văn Việt Nam bên một vũng biển vào loại đẹp nhất Việt Nam nhưng vừa có mấy chục cái xác thuyền nhân dạt vô. Rất nhiều xác của đàn bà úp sấp. Chắc các bạn đã hình dung được tâm trạng của lũ nhà văn nhạy cảm chúng tôi trong không khí đó. Thê lương hết cỡ. Xác một bé trai chừng mười tuổi được kéo lên ngay dưới nhà Trại, trên một gộp đá trong lúc chờ Công an tới đem đi. Có bao nhiêu người đang ở các trại cải tạo khắp trong Nam ngoài Bắc? có bao nhiêu con em các doanh nghiệp thành danh phải đi Kinh tế mới? Có biết bao phụ nữ và trẻ em sợ nước đã bước xuống thuyền ra biển để rồi làm mồi cho cá? Có bao nhiêu mạng người đã ngã xuống nữa ở hai đầu biên cương? Một dân tộc vừa bất hạnh và vừa cố chấp với nhau, có lẽ chính vì vậy mà nỗi bất hạnh mới dai dẳng đến thế.

Từ tháng Tư ấy tới lúc nông dân bỏ xứ chạy nạn tập đoàn là 5 năm, từ hiện tượng thuyền nhân đến khi chúng tôi được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hô hào cỡi trói là 10 năm. Từng chặng 5 và 10 năm, đến giờ là 35 năm, chừng ấy thời gian là đã đủ cho nước Nhật thành cường quốc bên cạnh nước Mỹ, thời gian cũng đã đủ cho các em bé sinh ra vào thời khắc hòa bình ấy thành một người đàn ông trang lứa với nhà toán học Ngô Bảo Châu. Số người Việt Nam ra đi và không muốn quay về ngày mỗi tăng lên, kiều hối cũng tăng lên và lòng người vẫn chưa thôi ly tán.

Có cách kỷ niệm nào khác hơn không? Sao cho bên thắng không kiêu mà bên bại cũng không buồn đau mãi. Sao cho người Việt ở khắp nơi hướng con tim vào nhau và nhủ rằng: thôi thì lịch sử, hãy để mọi chuyện phán xét cho đời sau còn chúng ta, hãy cùng cầu siêu cho mọi vong linh trong thời chiến và cả trong thời bình sau ngần ấy năm qua.

Chỉ dám mong có vậy.

DN

Nguồn: http://thanngan.tk/

Hòa hợp hòa giải và bài học lịch sử 145 năm trước: Ngày toàn thắng của quân đội miền Bắc nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc

Sau khi bài "35 năm quá dài" của nhà văn Dạ Ngân đưa lên mạng Bauxite Việt Nam (28/4/2010), vài người bạn thấy trong lời bình có nhắc đến cách đối xử của quân đội miền Bắc thắng trận với quân đội miền Nam bại trận trong nội chiến Mỹ, gọi điện đến người viết đề nghị nói rõ chuyện này. Để cho ngắn gọn, tôi xin trích dịch một đoạn trong đề mục "American Civil War" (Nội chiến Mỹ) trong Wikipedia (Lạ một cái, Wikipedia bản tiếng Việt đề mục này đã bỏ hết phần tương ứng, không hiểu vì sao? Hay nó cũng là một sản phẩm "lề phải", nên phải "lờ lớ lơ", vì phần này có những chi tiết rất "nhạy cảm", cụ thể là rất chạnh lòng người Việt (cả hai phía trong cuộc chiến Bắc – Nam) – Hoàng Hưng.
Ai cũng biết ông Hồ Chí Minh từng mượn một đoạn trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ nói lên quyền được sống và quyền tự do của con người để đem vào Tuyên ngôn độc lập 2-9-1045. Tiếc rằng ông không còn sống thêm mươi năm nữa để có dịp áp dụng những kinh nghiệm quý giá của những người con nước Mỹ ưu tú, có tầm mắt nhìn xa trông rộng, đã chủ trương hòa giải thật lòng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ hồi thế kỷ XIX, cho cuộc giải giáp quân đội Việt Nam Cộng hòa thất trận ngày 30-4-1975. Nếu được thế may ra nỗi đau chia rẽ dằng dặc 35 năm – và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt – của cộng đồng dân tộc Việt đã có thể rút ngắn, và chắc hẳn Việt Nam ngày nay đã trở nên một khối hùng mạnh sánh vai được với Singaporre, Nam Hàn hoặc Thái Lan chứ không trong tình thế ngổn ngang trăm mối như hiện tại.
Dưới đây, chúng tôi xin đăng bài dịch của bạn Hoàng Hưng đi kèm với bài bàn về hòa giải hòa hợp giữa người Việt với nhau của bạn Hồ Thế Y gửi từ Cộng hòa liên bang Đức.
Bauxite Việt Nam
Ngày 9 tháng 4 năm 1865, Tướng Robert E.Lee chỉ huy một cánh quân chủ lực của Liên bang Mỹ (miền Nam) gửi thư xin hàng đến Tướng Ulysses S. Grant Tổng tư lệnh quân đội của Hợp chủng quốc Mỹ (miền Bắc).
Grant nhận được thư trong khi đang trên đường công tác ở tuyến sau, và lập tức chứng nhức nửa đầu của ông tiêu tan khi ông đọc thư. Ông liền phúc đáp là sẽ lên tuyến trước để gặp Lee, và để cho viên bại tướng tùy ý chọn địa điểm gặp gỡ, cũng như địa điểm sẽ diễn ra lễ đầu hàng.
Lúc 8 giờ sáng, Lee cưỡi ngựa đi gặp Grant, có ba sĩ quan phụ tá đi cùng, trong lúc mặt trận vẫn còn tiếng súng nổ. Trên đường, ông nhận được thư của Grant, và hai người trao đổi điệp văn suốt trong nhiều giờ, trước khi một lệnh ngừng bắn được thi hành, và Grant nhận được yêu cầu bàn thảo về các điều khoản đầu hàng.

Vận một bộ quân phục trắng tinh, Lee đợi người chiến thắng. Grant đến trong bộ quân phục và đôi ủng còn dính đầy bùn chiến địa, không mang theo vũ khí tùy thân, chỉ có những tua vai đã xỉn màu cho biết cấp hàm của ông. Đây là cuộc tái ngộ đầu tiên của hai người sau gần 20 năm. Tướng Grant bỗng thấy khó khăn khi đi vào việc, nên phải mất một lúc chuyện trò về cuộc gặp gỡ trước trong cuộc chiến Mỹ – Mehico rồi chính Lee là người chủ động đưa câu chuyện trở về mục đích cuộc gặp hôm nay.
Grant đưa ra những điều khoản như ông đã đề nghị trước đó:
" Hồ sơ của tất cả các sĩ quan và binh sĩ (quân miền Nam – ND) phải được sao lại, một bộ giao cho viên sĩ quan do tôi chỉ định, một bộ được giữ lại bởi sĩ quan (hoặc các sĩ quan) do ông chỉ định. Các sĩ quan phải đích thân tuyên hứa không cầm vũ khí chống lại Chính phủ HCQ cho đến khi được chuyển đổi hợp thức, và mỗi viên chỉ huy đại đội hay trung đoàn phải ký một bản tuyên bố tương tự cho binh lính dưới quyền. Vũ khí, pháo và tài sản công phải giữ lại và sắp xếp, và giao cho viên sĩ quan do tôi bổ nhiệm tiếp nhận. Trong đó không bao gồm vũ khí tùy thân của các sĩ quan, cũng như ngựa hay hành lý riêng của họ. Sau khi hoàn thành những việc trên, mọi sĩ quan và binh sĩ sẽ được phép trở về nhà, không bị sách nhiễu bởi nhà chức trách HCQ chừng nào họ giữ lời hứa và tôn trọng các luật lệ có hiệu lực tại nơi cư trú".
Các điều khoản khoan dung hết mức Lee có thể hy vọng. Quân binh của ông sẽ không bị bỏ tù hay truy tố vì tội làm phản. Thêm nữa, Grant còn cho phép những kẻ bại trận đem về nhà số lừa ngựa của họ để kịp trồng cấy vụ xuân, và cung cấp cho Lee lương thực để cứu đội quân đói khát của ông ta. Lee nói rằng việc đó tác động rất tích cực đến người của ông, góp phần lớn vào sự hòa giải đất nước.
Khi Lee ra khỏi nhà và lên ngựa đi, quân binh của Grant reo hò mừng chiến thắng, nhưng Grant lập tức hạ lệnh cho họ ngừng lại. Ông nói: "Tôi lập tức gửi lệnh để chấm dứt việc này. Giờ đây người của Liên bang (miền Nam – ND) là người cùng một nước, chúng ta không muốn hân hoan trước sự suy sụp của họ".
Ngày 12/4/1865, lễ đầu hàng chính thức được tổ chức, Tướng Joshua L. Chamberlain được HCQ (miền Bắc) trao trách nhiệm chỉ huy lễ. Buổi lễ được ông ghi lại với những chi tiết cảm động. Ông coi đó "không gì khác hơn là một cuộc diễu binh".
Đoàn quân "thất trận" được ông miêu tả đầy trân trọng:
"Trước mặt chúng tôi, trong vẻ khiêm cung tự hào, đứng đó là hiện thân của tính cách trượng phu: những người đàn ông mà không nhọc nhằn đau khổ, không chết chóc tai ương hay nỗi tuyệt vọng nào có thể bẻ cong quyết tâm của họ; giờ đây, đứng trước mặt chúng tôi, gày gò, tàn tạ, đói khát, nhưng đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào mắt chúng tôi, đánh thức những ký ức đã buộc chặt chúng tôi với nhau như không thể có gì buộc chặt hơn  – có thể nào những trượng phu như thế lại không được hoan nghênh trở về trong lòng HCQ đã được thử thách và bảo đảm đến vậy?"
Còn thái độ của những người chiến thắng? "Phía chúng tôi, không thêm một tiếng kèn, hay hồi trống; không reo hò, không một tiếng nói ra hay thì thầm về niềm vinh quang phù phiếm… mà chỉ một sự im lặng kính cẩn, nín thở, như trong một lễ tang!"
Ngày hôm ấy, 27.805 quân binh Liên bang diễu qua và hạ vũ khí của họ xuống.
HH dịch
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Hòa hợp hòa giải?!
Hồ Thể Y
Những lời tâm huyết sau đây của GS Nguyễn Huệ Chi là động cơ cho tôi viết lên những tâm tình đã chất chứa suốt 35 năm nay (xin trích):
"Không nói giữa người Mỹ và người Việt Nam mà giữa người Việt với nhau, biết là cùng ruột rà máu mủ, từ một bọc mà ra, quan hệ giữa từng con người hay từng nhóm với nhau thì sau 35 năm tưởng không còn gì ngăn trở, nhưng một bức tường vô hình vẫn cứ sừng sững khi hai cộng đồng muốn tìm đến với nhau. Thiết tưởng, ở đây, vẫn chưa có một lực đẩy để người ta náo nức ùa lên phá tan bức tường vô hình và vô lối kia đi. Ai tạo nên được lực đẩy này nếu không là người lèo lái con thuyền đất nước. Nói như Lão Tử "Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng", xem ra vẫn rất khó tìm được một bộ sậu nguyên thủ có cái bản lĩnh tự tri và tự thắng".
Năm 1965 tôi sang CHLB Đức du học, bị "phong trào phản chiến" của sinh viên, học sinh, trí thức từ Tây Âu đến Bắc Mỹ lôi cuốn, bắt đầu theo dõi các vấn đề th[fi cuộc và các chủ thuyết chính trị! Nhất là tôi quan tâm tới tốc độ xây dựng đất nước của người Đức sau Chiến tranh thế giới II. Sự việc làm tôi suy nghĩ rất nhiều là: Chính sách biên chế của nước Đức (Ent – Nazifizierung) từ tháng Giêng 1946, sau Hiệp ước Postdam của tứ cường, lưu dụng hầu như toàn bộ trí thức, chuyên gia, công nhân và cả quân nhân vào guồng máy xây dựng đất nước. Tôi hiểu tại sao, sau Thế chiến thứ II hầu như toàn bộ người dân "gốc Đức" từ Đông Âu di tản sang CHLB Đức!
Lịch sử lặp lại, năm 1990 sau khi thống nhất, nước Đức thi hành Chính sách biên chế Mật vụ (EntStasifizierung), loại bỏ toàn bộ những ai đã cộng tác với Cơ quan Mật vụ – Điềm chỉ ra khỏi các Cơ quan nhà nước, ngoài ra hầu như tất cả được lưu dụng, đối xử (tương đối) công bằng! Bà Thủ tướng Angela Merkel là một thí dụ.
Mỗi tối trước khi đi ngủ tôi thường ngâm nga ru mình:
"Trăm năm trong cõi người ta…
Những điều trông thấy ngẫm mà  đớn đau…"
Đi đây, đi đó, được sống và trải nghiệm, thấy rằng 35 năm qua tuy ngắn mà vô cùng dài trong vũ đài Olympic: dân giàu, nước mạnh. "Nẫu lòng" thương cho số phận "dân tộc Việt Nam" mình long đong, bao nhiêu xương máu đều trôi sông!
30 tháng Tư nay lại đến! Một loạt bài trên blog, trên web kêu gọi "hòa giải hòa hợp" (chưa nói đến báo chí "lề phải")! Cuộc sống có bao nhiêu "sự tình cờ" để đàm tiếu về nhân tình! Câu hỏi "Mình là ai" (Liêu Thái, http://www.boxitvn.net/bai/3189) cũng là câu tôi đã tự hỏi mình 42 năm về trước!
Hòa giải hòa hợp? Anh phải tử tế với dân tộc của anh trước đã!!! Bao nhiêu thanh niên phải trải nghiệm cuộc đời trong lao tù để hiểu được cái ý nghĩa của "Tự do Dân chủ", tên tuổi tôi không cần phải nêu ra!
Lịch sử đã cuốn phăng cái ngông cuồng của kẻ thắng trận, của những kẻ điên rồ như Hitler, Stalin, Mao… mặc chiếc áo chủ nghĩa này nọ, khích động tư tưởng dân tộc cực đoan để xây dựng chế độ độc tài phe đảng!!! Hành động như thế nào để thực sự hòa giài hòa hợp, để nức lòng người Việt khắp năm châu?! Một câu hỏi để các Anh Chị chúng ta, trong và ngoài nước, mỗi người tự trả lời.
CHLB Đức, tháng 4-2010
H. T. Y.

HD Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/hoa-hop-hoa-giai-va-bai-hoc-lich-su-145.html

Hồ Thế Y - Hoàng Hưng


Chuồn vào Trung ương

Hội nghị trung ương ĐCSVN - Ảnh: huba.org.vn
"Nó nhếch cười lịch thiệp:
Tao chuồn vào Trung ương"

(Thơ Bùi Minh Quốc)
Trò chuyện với một số đảng viên, tôi được biết trong cơ cấu tổ chức Đảng cấp tỉnh , có tình trạng ông này ông nọ dứt khoát phải trúng cử vì là người của Trung ương gửi về.  Sau một nhiệm kỳ ông "cán bộ gửi" này lại được rút về Trung ương với cương vị cao hơn. Nhưng trước khi rút đi, vị cán bộ "tá túc" ở địa phương này thường gây không ít điều tai tiếng, bán đi nhiều đất đai tài sản của địa phương, gây bè phái, gây ảnh hưởng  xấu đến cảnh quan thành phố và uy tín trong nhân dân. Những di sản bê bối của ông "khách trọ" đặc biệt này địa phương còn phải hàn gắn lâu dài.
Vị đảng viên sở tại than thở: Địa phương thành cái túi đựng những tồn đọng hoặc dự trữ của trung ương gửi tạm. Cán bộ từ trên dội xuống không phải cán bộ có chất lượng cao gì, không đáp ứng được các nhu cầu của địa phương.

Trong bài thơ "Về một tên đào ngũ", Bùi Minh Quốc đã lấy mẫu từ một "người thật việc thật", một tên đào ngũ đã trốn đồng đội, trốn địa phương "chuồn" vào Trung ương !.
Thực ra, những đảng viên tốt , đội ngũ trước đây vào Đảng chỉ để chịu gian khổ hy sinh thì vẫn còn nhiều ở các địa phương nhưng số đông đã không còn giữ trọng trách gì. Trái lại, sự sàng lọc, tuyển dụng lên các cấp cao bây giờ nhiều khi là sự "lọc ngược" (tuy có người chua chát bảo thế mới là lọc xuôi!).
Do sự thụ động của cấp dưới, những cán bộ như thế từ trên cử về đương nhiên trúng cử , thế là từ trên bật xuống, từ dưới lại bật lên. Sau vài lần bật tường như vậy, vị cán bộ nọ có thể bật lên cao vút hay không, nhưng kỷ niệm để lại trong lòng cán bộ và nhân dân địa phương thì chắc chắn là những kỷ niệm buồn.
Buồn như câu chuyện trong bài thơ "Về một tên đào ngũ" có thật của Bùi Minh Quốc, khiến anh em hài hước đùa với nhau rằng:
Thế gian có lắm chuyện buồn
Trung ương là chỗ để …chuồn bay ơi ?
Song, cũng chính những đảng viên địa phương đã than phiền như trên, cuối cùng, người đảng viên với mấy chục tuổi đảng, lại tự trách: Nhưng trách người khác một phần thôi, xét cho cùng, cũng là tại mình!…

27-4-2010

http://boxitvn.blogspot.com/2010/04/chuon-vao-trung-uong.html

Hà Sĩ Phu

Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4

Kính tặng những Tấm Lòng tha thiết với Quê Hương và
mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc

Con yêu của ba,

Bây giờ đã quá nửa đêm. Ba biết con đang chìm trong
giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba thì không
ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày
gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến
gần ngày 30 tháng 4 là trong lòng ba xao xuyến lạ thường.
Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như
bình thường, nhưng hay lơ đãng, nhớ nhung về thời dĩ
vãng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc
cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ mãi trôi
bềnh bồng về những hình ảnh đã xảy ra trong thời gian
cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đã hơn 30 năm
trời.

Năm ấy ba chưa tròn 16 tuổi, đang còn cắp sách đến
trường, nhưng ba cũng đã đủ khôn để hiểu biết sự
việc xảy ra chung quanh mình. Ba còn nhớ rõ, tình hình
chiến sự dai dẳng, kéo dài đã nhiều năm giữa hai miền
Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về
gần cuối tháng 4 thì càng có thêm nhiều tin buồn, miền
Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này
đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung.
Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm
lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh
nạn, và thảm cảnh đã xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến,
thấy đồng bào bỏ đi thì điên tiết, đem súng đạn ra
bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người
vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên bãi biển chờ
lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng vãi khắp nơi.
Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể.
Dưới bãi biển thì máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập
tràn. Ôi! Cảnh hãi hùng này tưởng chỉ tìm thấy trong
hỏa ngục, nhưng đã xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào
thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.

Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy
vô được trong miền Nam, mừng rỡ tưởng mình thoát nạn.
Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha.
Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào
vô tội, và cuối cùng, đã cưỡng chiếm cả miền Nam vào
ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do
của người dân miền Nam.

Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng"
được miền Nam, kẻ thắng trận đã nguôi được sự hung
tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay
với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những
người này cũng lầm lớn. Họ đã lùa hàng trăm ngàn
người vào trại "cải tạo", tiêu diệt lần mòn cả một
thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế
sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi
tiền và "cải tạo tư sản".

Nhiều người đã bỏ lại gia đình, sản nghiệp, chạy ra
nước ngoài để tìm lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và
phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ
mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đã học được nhiều
điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng
thì ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như
một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng
bào vẫn còn ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị
tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng
chủng. Tính đến hôm nay, ba đã sống nơi xứ sở tự do
này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời
người, nhưng không khi nào lòng ba nguôi thương nhớ quê
hương mà vì hoàn cảnh, ba đành phải dứt ruột ra đi. Ba
vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào
bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương
của mình. Hình ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức
tưởi trên đường tị nạn vì súng đạn, đại pháo và
sự hận thù cuồng điên của họ vẫn còn ghi rõ trong tâm
trí của ba, và càng hiện ra mãnh liệt hơn mỗi khi ngày 30
tháng 4 trở về.

Con yêu,

Chắc bây giờ con hiểu được vì sao đã khuya mà ba không
thể ngủ. Không ngủ được thì cũng chẳng sao, ba dùng cơ
hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để
cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh
của mình.

Còn một điều nữa ba cũng muốn tâm tình với con. Đúng
ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con còn rất
nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ
ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của
dân tộc ta. Trước kia, khi con còn nhỏ, thì con chỉ biết
đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc gì. Nhưng khi con lớn
thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con
thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả
lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải
thích gì thêm. Vài năm kế đó, thì câu hỏi của con có
đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của
con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át
con "ba nói đi thì con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?".
Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy
nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm
chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được
không ba?". Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối
rối và hơi bực mình, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố
gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc
làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con
đã kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được
chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong
một nước, không phải việc dành riêng cho những người
làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của
người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ còn
mang thêm ý nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ lòng
biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần gìn giữ lá cờ mà
cha ông ta đã hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con
nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao
giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi
năm".

Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đã làm
ba vui sướng lắm không? Con đã giúp ba trút bỏ được bao
nhiêu ưu tư trong lòng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao
nhiêu năm qua ba đã không chịu nhẹ nhàng giải thích cho
con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con.
Ba đã quên rằng dù con còn nhỏ, nhưng con cũng cần
được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng
đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ
không nên bị cưỡng ép. Năm ấy, con đã làm hơn điều
đã hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con còn rủ
thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng
trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đã làm ba
vừa vui vừa hãnh diện vì con nhiều lắm đó.

Con ạ,

Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê
hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có
túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay
cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba
cũng đã bắt đầu từ con số không. Nhìn bề ngoài thì ba
nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự thì khi ra đi ba có mang
theo trong tim mình một số hành trang. Đó là một chút lòng
thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ.
Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời mình còn ý
nghĩa vì ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con. Ba đã
được thừa hưởng những thứ này như di sản quý báu
nhất từ ông bà của con. Ba đã trân quý chúng như chính
mạng sống của mình. Nếu không may bị mất đi, thì cuộc
sống của ba sẽ không còn ý nghĩa nữa. Bây giờ, ba thấy
con đã khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quý báu
ấy lại cho con. Ba mong con hãy nhận lấy, hãy trân trọng,
hãy giữ gìn kỹ lưỡng, và nếu cần, hãy hy sinh tất cả
những gì con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ
những giá trị này. Thế hệ của những người đi trước
ba đã qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ
không còn nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các
bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận
lấy trách nhiệm của mình, tiếp nối truyền thống của
cha ông và bảo vệ Lá Cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do
và Tình Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đã nằm
xuống để giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù
mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh
đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy lòng mình ấm áp,
vì hãnh diện mình là một người Việt Nam yêu Quê Hương,
yêu Giống Nòi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.

Ba của con,

Nguyễn Ngọc Duy - Hân

"Ai người yêu nước lại đây

Hướng về Quê Mẹ, chung tay dựng cờ"

NND

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=13095

28 tháng 4 2010

Khi hỏi “Mình là ai?”

Đấu tranh cho sự tốt đẹp của đất nước, ở mỗi con người có phần là bản năng, nằm trong bản năng sinh tồn của bầy đàn, và cũng có phần là lý trí. Khi phải tự hỏi "mình là ai" thì trong tâm lý đã có mặc cảm, bản năng dị ứng với cái xấu không còn nữa mà chỉ còn sự tính toan của lý trí mà thôi. Mạnh Tử có đưa ra ví dụ khi một đứa bé sắp rơi xuống giếng thì tự khắc người trông thấy phải nhảy tới cứu ngay chứ đâu còn kịp đắn đo, cân nhắc. Đắn đo, cân nhắc chính là không còn lòng thiện lương trong mình, đã trở thành kẻ cơ hội. Tiếc rằng xã hội chúng ta hình như trong giáo dục và trong hành xử nhiều thập niên qua đã mài nhẵn sự thiện lượng thiên bẩm ấy. Nhiều cái chết oan ức trên đường đã rơi vào tình trạng thờ ơ vô cảm của người chứng kiến. Đó là cái vạ "chết lòng". Nhưng đại đa số dân chúng ít học, vốn gắn mình với cuộc sống tự nhiên, với lao động, thì lòng thiện lương vẫn được nuôi dưỡng sâu bền chứ không không sứt mẻ. Chỉ có điều, hạn chế về tri thức lại khiến họ không thể có một tầm nghĩ xa, để chủ động dấn thân, cho cái tốt, cái mới sinh sôi nẩy nở. Còn những tầng lớp có chút ít học hành thì đa số không thoát được sự tự ti luẩn quẩn: "Mình là ai?"; "Mình có là cái gì đâu để mà đương trường đứng ra làm cái việc đấu tranh". Trong một Lời đề dẫn cho một bài viết trước đây, BVN đã nói: trong cơ chế toàn trị hiện nay, tầng lớp trí thức, nói như Pascal đều đang biến mình thành những cây sậy ở trước quyền lực. Đó là tấn bi kịch của gần một nửa nhân loại suốt thế kỷ XX và biết đâu, bi kịch này vẫn đeo đuổi người Việt Nam chúng ta sang vài ba thập kỷ của thế kỷ XXI. Không được làm người cho đúng thiên chức mà xã hội giao phó, âu chính là tấn bi kịch thê thảm nhất.

Bauxite Việt Nam
"Mình là ai?"

Nói là gần đây nhưng có lẽ cũng lâu lắm rồi, cứ mỗi khi trò chuyện với bạn bè, người thân, nhắc một chút đến chuyện thời sự, chuyện chính trị và đặc biệt là chuyện có tính dân tộc, quốc gia thì người khơi ra câu chuyện thường nhận câu trả lời: "Thôi đừng nhắc chuyện ấy làm gì, mình là ai mà nói chuyện đó?" Và kết quả là không thể nói được gì hoặc nói thêm sẽ gây ra phiền hà, khó chịu. Và có thể mất cả tình bạn. Người nghe chuyện không đồng tình và người khơi chuyện rơi vào trạng thái cô đơn.

Xa hơn một chút, những người có ý hướng đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, đấu tranh cho dân tộc, lãnh thổ, lãnh hải trước thế lực ngoại bang và trước thái độ ngoại giao ít nhiều nhún nhường của nhà nước Việt Nam thì rơi vào tình trạng bị xem là nổi loạn, không bình thường, chống đối chính quyền, phản động… Và kết quả là họ phải ngồi tù hoặc bị giám sát, an ninh bản thân trở nên khủng hoảng…


Trong lúc đó, dù cố tình hay ngẫu nhiên người ta cũng có thể thấy khá nhiều thái độ khác nhau khi nhắc đến vấn đề nhân quyền, dân chủ, dân tộc, quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải… Việt Nam.

Nhưng, có lẽ hai thái độ dễ nhận ra và thường nhìn thấy nhất: Bất bình, không thỏa hiệp, phản đối, đấu tranh; và chấp nhận, đặt mình vào tư thế thấp cổ bé họng hoặc toàn tri và thừa nhận đại tự sự hiện hữu.

Bất bình, không thỏa hiệp, phản đối, đấu tranh

Phần lớn những hành động bất bình, không thỏa hiệp đấu tranh đều xuất phát từ ý thức dân chủ, ý thức độc lập, chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải quốc gia và từ khát khao một nền dân chủ, tiến bộ, bắt nhịp cùng những tiến bộ, văn minh thế giới… (Điều này thể hiện trên những luận điểm trong các bài viết, hành động xuống đường biểu tình, kêu gọi bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa của những nghệ sĩ, trí thức…).

Đương nhiên là không ngoại trừ một số (rất) ít có dấu hiệu quá khích, có khuynh hướng bùng nổ theo kiểu dân tộc cực đoan, nhầm lẫn giữa phe nhóm và dân tộc!

Có thể nói khuynh hướng trên bùng vỡ đa chiều kích, đa phương diện, đa lĩnh vực, từ văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục cho đến văn học nghệ thuật, triết học, lịch sử và chính trị. Biểu hiện rõ nhất trên các lĩnh vực này là thái độ phản tư, soi xét, phân tích lại một cách kĩ càng, thấu đáo những gì được xem, được mặc định là đại tự sự, là giá trị ổn định, là chân lý.

Hệ quả của hành động phản tư, xét lại là sự đánh thức một số đông nhìn lại thực trạng bản thân (về mặt ý thức hệ), thực trạng cộng đồng, dân tộc, quốc gia (về mặt dân chủ, nhân quyền, tiến bộ…). Có cách/cái nhìn mới hơn, rộng hơn và ý thức dân chủ khác trước rất nhiều. Xã hội, cộng đồng không còn là một khối đóng băng, trì trệ hay bảo thủ, mà thế giới trong mỗi người được nhìn theo hướng mở.

Nhưng đồng thời, những khó khăn, khó chịu và bất an từ phía thủ đắc giá trị đóng băng, đại tự sự, hay "chân lý" cũng tăng lên rất nhiều. Điều này dẫn đến hệ quả có những cuộc bắt bớ, tra khảo và xếp loại đạo đức công dân một cách không bình thường!

Và những người theo khuynh hướng Bất bình, không thỏa hiệp, phản đối, đấu tranh vẫn tiếp tục con đường họ đã chọn.

Chấp nhận, đặt mình vào tư thế thấp cổ bé họng hoặc toàn trị

Có thể nói đây là trường hợp của số đông. Mà số đông này xuất phát từ nhiều nguồn, trong đó đáng kể nhất là những người ít học, với cái nhìn quanh quẩn nơi bụi chuối, mụt măng, đám ruộng cày, con trâu đi trước cái bừa theo sau… Và hơn hết là những người nông dân vừa trải qua một cuộc chiến tranh khốc liệt, sự sống và cái chết đối với họ chỉ cách nhau trong tích tắc, nhu cầu lớn nhất của họ là làm để tồn tại, mọi chuyện thời sự, chính trị, xã hội gì gì đó (mà họ không đủ kiến thức, hiểu biết để quan tâm) thì… mặc!

Và một số ít, nhưng cái số ít này lại có sức lan tỏa không nhỏ, đó là thành phần trí thức (ngoại trừ những trí thức yêu nước, yêu dân tộc và thức thời, tỉnh thức trước vận mệnh quốc gia…), có lẽ phải nói là "trí thức hèn nhát", luôn run sợ tương lai, lo sợ quyền lợi cá nhân, quyền lợi dòng họ bị lấy mất… nên thái độ của họ là thỏa hiệp, chấp nhận, thậm chí cam chịu những gì chướng tai gai mắt.

Số còn lại tuy ít nhưng lại là thành phần điều hành xã hội, đó là không ít những công chức, đảng viên Đảng Cộng sản, họ là những người bảo thủ theo nhiều nghĩa, trong đó không ngoại trừ lý tưởng cộng sản của họ. Thực chất, lý tưởng lại là khái niệm mơ hồ nhất mà họ cố tình không nhắc đến, vì lẽ, nếu thật sự có lý tưởng thì nạn tham nhũng, hối lộ, tham ô, gây lũng đoạn tài sản quốc gia sẽ không diễn ra. Có lẽ, đã đến lúc nói rằng chữ lý tưởng của những người cộng sản hiện nay quá hiếm hoi và với một số người đó là cái áo lễ, cái vỏ bọc cho ý đồ không tốt đẹp! (Những vụ tham ô, tham nhũng gây chấn động, gây tổn hại tại sản của nhân dân như Epco Minh Phụng, Tamexco, PMU 18 và mấy vụ gần đây… đều liên quan trực tiếp đến đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam).

Còn một số rất ít nhưng lại có khả năng làm xôn xao dư luận và "chăn dắt" người ít hiểu biết hơn. Đó là thành phần "trí thức toàn tri".

Sở dĩ nói họ có khả năng làm xôn xao dư luận vì những vấn đề của "trí thức toàn tri" nêu ra thường có tính thời sự, có vẻ quan trọng, "đao to búa lớn", dẫn chứng hùng hồn (nhưng chưa chắc chính xác!), phủ đầu đối phương hoặc chí ít cũng tác động, gây hiệu ứng (có thể theo hướng cực đoan, cận chân lý) đến suy nghĩ của nhiều người. Và nói nhóm toàn tri có khả năng "chăn dắt" bởi vì cách giải quyết vấn đề có phần (nếu không nói là rất) võ đoán của họ khiến một bộ phận không nhỏ độc giả bị lung lay tư tưởng, hiểu nhầm và có nguy cơ bị triệt tiêu lòng kiên định bởi nghe theo những khẳng định vốn rất mù mờ (nếu chịu khó đọc thật kĩ và suy ngẫm) trong một hệ thống luận điểm, luận cứ được sắp xếp mạch lạc, tưởng là đáng tin cậy của họ.

Trường hợp gần đây nhất, dễ nhận ra nhất là bài viết "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" của chị Đỗ Ngọc Bích trên BBC, với những luận điểm:

Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa – Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc v.v.

Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.

Trung Quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa…

Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'

Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)…

Cho dù Trung Quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu "yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng" trong tình huống này có lẽ đúng.

Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản…

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.

Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó…

Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…

Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

Có lẽ, khi đọc những dòng này của chị Ngọc Bích, người có kiến thức lịch sử mỏng sẽ thấy mình có vấn đề về kiến thức, đâm ra hoang mang, ngại nói; người có ý chí đấu tranh dân chủ, có trang bị kiến thức căn bản sẽ thấy có gì đó vô lý và bị xúc phạm vì được/ bị xếp vào diện/ thành phần vệt nối của thanh niên Trung Quốc của những năm 90 thế kỉ trước; còn những trí thức, học giả có lòng tự trọng sẽ thấy bực bội, nổi giận (những bài phản biện đã thể hiện rõ điều này) trước bài viết mang hơi hướm "toàn tri" của chị Bích.

Trong trường hợp này, ranh giới giữa toàn tri và ba phải rất mong manh, khó nhận dạng!

Thử hỏi do đâu? Phải chăng do mặc cảm nội tại?

Trở lại với câu hỏi "Mình là ai?", có lẽ cũng nên nhắc đến tính mặc cảm nội tại nơi mỗi cá thể con người, vì nó cũng là nguyên nhân, xuất phát điểm của câu hỏi này.

Và, có mối liên hệ nào giữa các hành vi, phản ứng của các nhóm trên với mặc cảm nội tại?

Đương nhiên, đã là con người, dù ở nghĩa nào, tầng bậc nào đi nữa vẫn luôn tiềm ẩn trong họ một vết thương, một nỗi mặc cảm mà chỉ đến lúc hợp lý nhất sẽ tự hiển lộ, thành hình và "hoạt động".

Có thể nói rằng những "hiện tượng" trên đây đều bắt nguồn từ những mặc cảm, thứ mặc cảm cá nhân, mặc cảm xóm làng, mặc cảm dòng tộc, cộng đồng và cao hơn một chút là mặc cảm dân tộc, quốc gia đã ăn sâu vào máu thịt, lưu cữu từ đời này qua đời khác và có dịp thì trội lên, tỏ rõ bản chất của nó. Lúc đó, mặc cảm đi từ suy nghĩ đến ngôn ngữ, biến thành một định đề: "Tôi là ai?", "Mình là ai?".

Và khi ông/ bà/ anh/ chị/ chú/ thím/ bác/ ta… nêu lên một vấn đề gì đó, nói ra một ý kiến gì đó về cộng đồng hay dân tộc, quốc gia, trong họ đã hình thành từ trước ý thức: Mình là ai? Nói để làm gì? Nói sẽ đến đâu? Mình nhận gì sau khi nói? Nói ai nghe?… Những phản ứng nêu ở phần trên cũng không thoát ngoài trật tự này! Nó xuất phát từ trăn trở, quyền lợi và an ninh cá nhân. Chính xuất phát điểm của nó thể hiện tầm vóc của người nêu câu hỏi "Mình là ai?".

Cũng có những mặc cảm làm con người lớn ra, có tầm vóc hơn, và có nỗi mặc cảm làm con người trở nên nhỏ bé, thấp kém. Vì lẽ: mặc cảm hình thành và bị chi phối bởi tư tưởng.

Giá trị của câu hỏi "Mình là ai?"

Có những trường hợp, khi người ta tự hỏi "Mình là ai?", câu hỏi đưa người hỏi đến tầm cao tư tưởng, đến đỉnh cao minh triết, đến giá trị nhân loại, cống hiến, phụng sự cho cộng đồng. Nhưng cũng có những trường hợp, khi đặt ra câu hỏi ấy, vô hình trung rơi vào luẩn quẩn của những quyền lợi cá thể, quyền lợi phe nhóm và sự sợ hãi…, đẩy con người lùi về tâm thế hèn nhác, tư thế nhược tiểu và có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng đến sĩ khí, lòng tự trọng của mỗi dân tộc nói riêng và của con người nói chung!

LT

Nguồn: http://www.talawas.org/?p=19496

25 tháng 4 2010

Nông dân sau 35 năm “đổi đời”?

Nông dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. AFP PHOTO

Chiến thắng và thống đất nhất nước cách nay 35 năm, Nhà nước Việt Nam tự hào là đã đổi đời cho hàng chục triệu cư dân nông thôn, khẩu hiệu này có giá trị như thế nào trên thực tế?

Việt Nam có 13 triệu hộ nông dân với diện tích đất nông nghiệp 9 triệu ha, trong số này có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa. Trong những nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất phải kể tới gạo và cà phê. Thử lắng nghe tâm sự người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long, những người góp sức làm ra 5-6 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm.

Cuộc sống thấy cũng đỡ hơn hồi xưa rồi. Tôi thấy cũng có phát triển nhưng mà chậm lắm. Chậm hơn thành thị về mọi mặt, về sự hiểu biết, các nhu cầu phục vụ đời sống.

Nông dân ĐBSCL

"Cuộc sống thấy cũng đỡ hơn hồi xưa rồi. Tôi thấy cũng có phát triển nhưng mà chậm lắm. Chậm hơn thành thị về mọi mặt, về sự hiểu biết, các nhu cầu phục vụ đời sống hàng ngày cũng chậm hơn. Ngay cả những người nông dân kinh tế vào hàng kha khá, chưa chắc gì họ đi ra khỏi tỉnh của mình được một, hai lần mỗi năm… cứ quanh quẩn trong cái ruộng thôi. Trong khi đó những người cán bộ công chức, hay những người làm việc gì không biết, người ta không có ruộng đất nhưng họ vẫn giàu, cuộc sống người ta thoải mái thỉnh thoảng đi du lịch xứ này xứ nọ. Người nông dân thì cứ quanh quẩn trên cánh đồng suốt năm có được đi đâu, có những người cả đời chưa được vào nhà hàng ăn được bữa cơm ngon, nói chi được đi xa".


Nỗi buồn nông dân miền Bắc

Nông dân ở Hà Tây đang thu hoạch lúa. AFP PHOTO

Nếu như ở Tây Nam bộ, nông dân chí ít cũng làm 1 tới 2 ha ruộng, thậm chí có thể tích tụ nhiều tới 15-20 ha, ở miền Bắc đất hẹp người đông, nên mỗi hộ nông dân bình quân chỉ có từ 0,3 tới 0,4 ha đất canh tác. Nông dân miền Bắc được mô tả là nghèo khó hơn hẳn vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú.

Bức tranh màu xám của người nông dân trồng lúa ở miền Bắc từng được một nhà báo có tên tuổi là ông Nguyễn Quang Thiều tả chân trên VietnamNet. Theo đó, nông dân miền Bắc như bị bỏ mặc và trở nên bơ vơ trên cánh đồng đầy nắng mưa bão gió. Thay vào giấc mơ cơ giới hóa là sự trở về của một hiện thực. Đó là hiện thực buồn với hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau.

Vẫn theo ghi nhận của nhà báo Nguyễn Quang Thiều, ông đến xem triễn lãm ảnh về nông thôn, những bức ảnh chụp rất đẹp theo nghĩa nghệ thuật chụp ảnh. Nhưng ông nhận ra rằng: những cảnh làm ruộng của những người nông dân mấy chục năm trước kia và bây giờ chẳng khác nhau chút nào. Có khác thì chỉ khác một điểm. Đó là người nông dân đi sau đít con trâu mấy chục năm trước kia hiện ra trong ảnh đen trắng, còn người nông dân bây giờ vẫn đi sau đít trâu nhưng là trong ảnh màu rực rỡ.

Nhận định của nhà báo Nguyễn Quang Thiều mang một nỗi buồn u uất. Phải chăng chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của Nhà nước không mang lại lợi ích đích thực cho người nông dân, dù đã qua thời gian nửa đời người.

Gạo xuất khẩu đang được đóng bao. AFP PHOTO

Đối với nông sản xuất khẩu thì sau gạo, cà phê là cũng là mặt hàng thuộc câu lạc bộ tỷ đô la. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn cà phê nhân robusta, tuy nhiên người trồng cà phê cũng gặp nhiều gian nan trong cơn lốc thị trường, họ bị chi phối bởi giá cả ở nơi rất xa. Ông Nguyễn Công Thịnh, phụ trách mạng tư vấn thị trường giá cả cho nông dân cà phê Tây Nguyên nhận định:



"Nói đúng ra ở những nước quá độ đều có những thứ phải đánh đổi. Rồi từ từ mọi thứ đều sẽ đâu vào đấy. Tôi tin là đời sống của người nông dân cà phê sẽ khác. Cách đây vài năm người nông dân còn chưa biết giá thị trường Luân Đôn là gì, đại lý làm giá là cớ vì sao? Rồi kỹ thuật canh tác chăm sóc bây giờ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, người ta chuyển đổi cơ cấu về giống, thứ hai là hỗ trợ thông tin các thứ rất là tốt. Chẳng qua là do cách làm ăn của bà con mình, thứ nhất là sợ đổi mới, mấy bữa nay cũng rộ lên chuyện giá cà phê thấp quá, chặt đi thì làm cái gì thành ra cũng hướng mở nhiều ý tưởng mới. Tiếp tục làm ăn theo cung cách này thì không riêng gì năm nay mà sẽ khổ dài dài. Nếu so với mặt bằng chung thì người nông dân cà phê có thu nhập cao hơn cả, so với ở quê trồng lúa. Ở miền Trung một nhà 5 sào lúa thì mỗi năm thu hoạch được bao nhiêu, chỉ 800 ngàn tới 1 triệu một vụ. Trồng cà phê một ha thu hoạch 3 tấn, giá 25 triệu đồng một tấn vị chi 75 triệu một ha".

Việt Nam tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong hai thập niên vừa qua, nền tảng phát triển dựa trên xuất khẩu trong đó có sự đóng góp lớn lao từ nông nghiệp. Thật là nghịch lý khi những người làm ra hạt lúa, hạt cà phê, cá tôm xuất khẩu đem lại hàng tỷ đô la mỗi năm cho đất nước, lại chịu sự thiếu thốn trong đời sống.

Hy sinh cho công nghiệp

Đối với Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, đây là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp hóa. Trong bài phỏng vấn được VietnamNet đưa lên mạng đầu tháng 7 năm ngoái, GSVS Đào Thế Tuấn cho rằng: "Nhìn từ góc độ chính trị - xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi nhất từ đổi mới. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội như giáo dục y tế… thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt".

Nhìn từ góc độ chính trị - xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi nhất từ đổi mới. Nông dân còn quá nghèo.

GS Đào Thế Tuấn

Nhận xét của GSVS Đào Thế Tuấn trên VietnamNet còn nguyên giá trị, chúng tôi trích lại trong bài này, trong dịp Việt Nam đánh dấu 35 năm thống nhất. Theo GSVS Đào Thế Tuấn, các vấn đề lớn của nông dân Việt Nam hiện nay là:

"Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì".

TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam, nhìn nhận là nông dân không được phân chia lợi tức tương xứng với công sức lao động của họ, nói chung nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức so với sự đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Thực trạng đã được kiểm chứng, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày một lớn, thu nhập trung bình của người dân nông thôn chỉ bằng một nửa của cư dân thành thị. Tuy vậy TS Đặng Kim Sơn cho rằng không thể phủ nhận thành tích xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và thành quả của nông nghiệp:

Gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines. AFP PHOTO

"Nếu nói là Việt Nam trong thời gian ba mươi năm đổi mới vừa qua cái gì là nổi bật, thì phải nói là nông nghiệp phát triển là thành tựu, một trong những thành tựu nhiều nhất là trước khi đổi mới Việt Nam nhập mỗi năm từ 0,8 tới hơn 1 triệu tấn lương thực, thì đến nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới".

Đặt ra những mốc thời gian 1975 chấm dứt chiến tranh và thống nhất đất nước, 1986 bắt đầu đổi mới đi theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì 20 năm qua người nông dân đã vắt kiệt sức mình để chính phủ có thể tự hào với thành tích tăng trưởng được thế giới khen ngợi.

Nếu đặt câu hỏi, đất nước chuyển mình phát triển với biết bao thành quả tất nhiên có cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó. Một bạn sinh viên nói với chúng tôi, đã 35 năm qua đất nước đã đổi khác, tư duy của người dân cũng thế. Đã ở vào thời đại mà chuyện ăn đủ no, mặc đủ ấm chỉ là nhu cầu tối thiểu, điều mà cư dân nông thôn mong muốn rõ ràng là một mức sống cao hơn. Vấn đề hạ tầng cơ sở đường xá cầu cống, trường học, bệnh viện và cả nhu cầu giải trí cũng phải được áp ứng như ở các nước láng giềng.

Có một mốc thời gian nữa cần được nhắc tới: tháng 8/2008 Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố nghị quyết Tam Nông với chủ đích phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Các chuyên gia nói, ở Việt Nam mọi việc đều tiến triển rất chậm, để chính sách Tam Nông đi vào cuộc sống và thực sự đổi đời nông thôn, có khi cần một thời gian dài bằng cả quá trình đổi mới vừa qua.

NN

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-war-35-years-later-the-situation-of-farmers-today-NNguyen-04232010210736.html


Ngày 30 Tháng Tư Đen

Xuyên Mộc, ngày 30 tháng 4 năm 19...

Các con thân yêu,

Từ ngày ba cởi chiếc áo bay và không còn thấy mặt các
con là bao lâu nhỉ?... Bảy năm. Bảy năm tù cải tạo ba
ngỡ đời mình trải dài qua bốn ngàn năm lịch sử. Ôi!
Thời gian mãi tuôn trào mà ba tưởng chừng đời mình còn
đang sống với ông bà bên giòng Sông Dương Tử, với dư
âm đồng bào, với tình nghĩa "một bọc trăm con."

Ðêm nay trăng vằng vặc tỏa rộng khắp trời. Thời gian
như ngừng đọng. Nhìn trời qua khe lán trại giam ba mơ
màng ngắm ánh trăng rơi, vượt qua làn sương huyền ảo
trở về mái ấm gặp má và các con.

Bảy năm tù ba không còn thấy mặt các con, không còn thấy
các con khôn lớn. Hình ảnh mà ba mang theo, là cái đêm
mọi người thức trắng để thu xếp mùng mền chiếu
gối… cho sáng hôm sau ba ra trình diện… nghe nói khoan
hồng và chỉ học tập có một tháng.

Một tháng của các con là ba mươi mặt trời lặn mọc.

Một tháng của bác và đảng là ba mươi mùa đông buốt
gía tại chân núi Mây Tào.

Một tháng của ba lại tính bằng phút giây của loài
người so sánh, "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại."

Bảy năm của thế giới tự do, thì bác và đảng tính
bảy ngày. Thời gian tù tội là ngàn năm tuôn trào qua
đời ba để ngừng đọng đêm nay.

***

Nhờ ánh trăng xuyên lá rừng, qua khe lán trại giam, giúp ba
ghi lại những dòng chữ này… Khi mà thời gian ngừng
đọng, khi mà nước mắt tuôn trào, khi mà dòng chữ cuốn
trôi tim óc in đậm trên trang thư này. Tất cả theo sức
nung nấu cõi lòng như hỏa diệm sơn nổ tung để thiêu
đốt cõi đời ô trọc và vũ trụ tù binh.

Thời gian khi xưa ba viết tình thư cho má cũng không thổn
thức như đêm nay. Cảm tình ba chuyển đến má, sao dạt
dào yêu thương, tình tứ biết bao, chứa chan bình minh
nắng ấm, êm ả trăng thu huyền diệu.

Nhưng đêm nay viết thư cho các con từ trong cảnh ngục tù,
hình ảnh các con mãi chập chờn, rồi ba thấy các con.
Phụ tử tình thâm mà ba ghi lại nơi đây, còn chan chứa
hơn ái tình, hơn cả mực tím, hơn cả giấy học trò mà
ba viết ngày trước. Trên hết là những dòng chữ này mang
mối tình đẹp nhất đời ba, biển rộng thái bình của
má và cao ngất trường sơn của ba.

Nhưng các con sao hiểu tình cha? Ngày nào các con có khả
năng hiểu thì ngày ấy ba thành người thiên cổ… Ba nghe
văng vẳng đâu đây tiếng khóc chào đời của các con,
nhìn các con tập đi, tập nói, ba ôm các con vào lòng. Hình
ảnh thân yêu ấy hiện rõ trong giấc điệp.

***

Cứ mỗi lần ba mươi tháng tư, hình ảnh các con hiển
hiện và đời ba kéo dài thêm từng ngàn năm, vạn năm.
Ôi! Thời gian sao tàn ác với ba! Những phút đói lả, ngã
gục giữa nông trường, những đêm gía lạnh buốt
xương… sao qúa phũ phàng, ba thấy thời gian kéo dài lê
thê bất tận, dài mãi không thôi. Phút chốc mà đã sống
qua hằng mấy kiếp người.

Thời gian ba chỉ nghe tiếng diêm vương la hét từ đáy
ngục, âm thanh nghiến răng lanh lảnh tử thần qua tiếng
kẻng trại giam... pha lẫn tiếng quát đầy hận thù của
những lớp người Cộng Sản ngông cuồng chiến thắng.

Bao năm trôi qua, ba ước mơ nghe tiếng chuông giáo đường
nhẹ buông trong nắng chiều u tịch, khúc dương cầm thánh
ca réo rắc... và ba thèm nghe tiếng cười hồn nhiên khúc
khích... trong sáng của các con giúp hồn ba lắng đọng.

Con, bao giờ con hiểu tai con là do cha mẹ sinh ra, nghe tiếng
ru êm đềm của mẹ, thưởng thức bài quan họ ngân vang
của cha… con cảm nhận lời yêu thương trìu mến, chớ
không để nghe tiếng đạn lên nòng và tiếng hét gục ngã
của người tù khốn khổ.

Cần bao thời gian… để con biết đón nhận hạnh phúc âm
thanh?

Con. Gởi cho ba giọt âm thanh, giúp ba khỏi nhìn trời mưa
rơi qua mái lá, hay ba phải nghe tiếng vĩ cầm mà hằng
đêm lũ dế khóc than rên rỉ?

Ðã bao năm ba không còn thấy tà áo dài tha thướt, không
được ngắm màu cờ vàng, là màu mà má con ưa thích. Ba
cũng không được thấy ánh mắt bồ câu thơ ngây của các
con. Bị cướp tất cả. Mất tất cả, chỉ còn đôi mắt
phát hỏa với cái đầu bốc cháy của ba.

Ở khuôn trời này, chỉ có màu xanh của núi, màu xám bộ
đội, và màu đen áo tù u tối như cuộc đời ba đang chìm
ngập trong địa ngục Mác Lê... Con ơi, ba thèm khát màu
sắc, âm thanh, hình ảnh bao giờ mới có hả con?

Nơi đây ba chỉ có màu sắc rực rỡ trên cánh bướm vô
tình bay ngang hay tìm gặp hương hoa đất trời mà thôi.
Quê hương ta hôm nay không còn âm thanh, màu sắc thanh tao
như xưa, mà tràn ngập màu máu, màu của bác và đảng
đang nhuộm đỏ trên vành khăn cổ của toàn thể thiếu
nhi Việt Nam... hay qua tiếng kẻng lao động trong thiên
đường hạ giới. Cái âm thanh ma quái ấy đang làm run
rẩy các bác nông dân, và đám công nhân với thợ thuyền
vô sản.

***

Khi nhớ nhung chất ngất ba đè nén đau thương xuống vực
đại dương. Nổ tung như ngọn sóng thần. Đau với nỗi
đau ba cách biệt các con, và nhớ lại thời gian ba học
về chủ thuyết Cộng Sản, nghe chuyện thế giới đại
đồng, rồi nhìn dòng người miền Bắc từ bỏ sản
nghiệp vội vã di cư vào Nam. Chính ba cũng không hiểu...
nên mới có cảnh tù đày xảy ra như đêm nay.

Một mai con có gia đình… từng trải sự đời, nghịch
cảnh… cơ duyên nào đó làm con nhớ lại lá thư này, may
ra con hiểu tình cha. Lúc đó nỗi niềm nhớ thương nếu
có, mắt đầy ngấn lệ khóc thương cho ba, thì ba đã đi
từ bao kiếp trước.

Phải mấy chục năm con mới cảm nhận được tâm hồn ba,
hả con? Thế mà giờ này thì ba đang khóc… cũng như các
con khóc thương cho ba… khi rơi vào tù cải tạo để hiểu
thế nào là độc tài đảng trị... con ơi, quá trễ mất
rồi!

***

Sáng nay nhận tin các con vượt biển đi tìm tự do.

Con gái yêu thương của ba. Bàn tay con, ngày mới sinh ra, má
từng khen là bàn tay dày giống ba! Bàn tay kiên cường chỉ
huy đánh giặc... Bàn tay mà má hằng nâng niu đó, đang đeo
bao nhẫn ngọc vòng ngà?

Ôi! Sao ba sợ ngọc ngà làm hoen ố tay con, bàn tay dày tranh
đấu cho dân tộc tự do. Trong trương mục, hay tủ áo của
con… có bao nhiêu hả con? Hạnh phúc đó có tăng theo con
số? Ôi! Sao ba sợ tiền tài danh vọng làm mất lương tri
gái cưng của ba, đứa con mang dòng máu Trưng Triệu!

Con, chiều nay cùng người yêu dắt nhau trên bờ Potomac...
có ăn kem con đừng liệng cây. Gởi về cho ba, để ba
tặng lại cho những đôi tình nhân trên bờ Hoàn Kiếm,
giúp họ chia ngọt xẻ bùi, mà họ hằng tâm mơ có trong
thiên đàng Cộng Sản.

Con, chiều nay học trường Havard đừng liệng bỏ trang
giấy chưa chữ. Gởi về cho ba, để ba dành dạy các em mù
chữ trong nước đang cần học viết hai chữ Tự Do… Vì
qúa lâu, quê hương ta không còn chữ ấy.

Con trai yêu qúy của ba. Sau giờ làm việc phụ trội con
khoan liệng tàn thuốc lá. Gởi về cho ba, để ba xưởi
ấm nỗi lòng các chàng trai Việt.

Con, khi uống xong cái loong Coca xin đừng liệng bỏ. Gởi
về cho ba, để ba và chiến hữu quê nhà nhìn đáy loong mà
thấy hình ảnh chúng con sung túc nơi xứ lạ quê người.

Gái của ba, chiều nay hái cho ba đóa hồng vàng, ra Thái
Bình Dương tung theo chiều gió để xác hoa về đây ba làm
cờ quốc gia, lá cờ mà ngày xưa chính má đã may tặng ba.
Màu vàng cũng là màu da của gái ba mà má con khen ngợi.

Trai của ba, mỗi độ xuân về… khi xong tiệc tùng nhớ
tung chiếc xương gà về đây. Ba sẵn sàng đón nhận khúc
xương mà tổ chức tiệc tùng... vì từ lâu đất nước
này không cần ăn uống mà chỉ cần sống toàn khẩu hiệu.

Con, chiều nay có đứa du đảng nào đánh, xin đừng thèm
đánh lại, vì cú đánh ấy chẳng thấm bằng phần cú
đá, cú đấm của cán bộ quản giáo mà ba đang chịu. Con
hãy dành lại sức mà dùng đánh lại kẻ thù đang đánh
ba, đánh dân tộc ta.

Con gái của ba xi-nê tối nay, có đứa nào hỗn, xin con
đừng hờn giận thù nó… Nhớ rằng, má và các em nơi
quê nhà còn chịu nhục nhã đắng cay gấp bội! Vậy mà
má và các em cắn răng chịu đựng. Ba xin con thông cảm
nỗi nhục cho má, cho em... mà con đóng góp vào đại cuộc
cứu má, cứu em… cứu dân tộc ta.

Con, hôm nay có kẻ vô thần nào nói động đến tín
ngưỡng tôn giáo, xin đừng oán hận nó… vì trên quê
hương ta hôm nay giáo hội và các tôn giáo còn đang gánh
chịu đắng cay gấp triệu lần. Con nên nghe ba mà làm
việc đại nghĩa.

***

Các con thân mến. Ba biết rằng "con hơn cha nhà có
phúc," chúng con là đứa con có hiếu luôn thương ba
thương má, và thương các em ở quê nhà, mà chúng con suy
tính lo cho đồng bào ruột thịt.

Các con - đừng gởi về gia đình với số tiền ít ỏi
như vé xi-nê hay như gía bình xăng mà con thường trả…
số ấy còn thua xa ngân sách của đảng Cộng Sản đang
dùng để sát hại gia đình ta.

Gởi về cho ba, miếng giấy kẹo Xô-cô-la vừa bóc trong
lúc coi hát, để ba biết chúng con đang an vui, giải trí.

Gởi về cho ba, mùi xăng đốt cháy trong lúc chạy xe, để
ba biết các con đang hưởng tự do di chuyển, hay tự do
biểu tình chống cộng.

Gởi về cho ba hơi men trong lúc các con say xưa bàn chuyện
quốc sự, để ba hy vọng chúng con sẽ trở về cứu ba,
cứu má.

Ba biết rằng chúng con thích hoạt động, thích đấu tranh
và thích sống mưu cầu ơn ích… nhưng cần nhận định
đâu là chánh nghĩa, đâu là gian tà mà mưu tìm tự do và
độc lập cho dân tộc. Ðừng làm như ba ngày trước chỉ
biết đi làm, lãnh lương, tìm tư lợi... và trở thành kẻ
làm mất nước.

Các con thương mến. Khi giòng chữ muộn màng này đến
với chúng con, thì thời gian ngừng đọng và ba không còn
nữa. Ðau đớn thay! Xác thân ba mang đi làm phân bón cho
gốc chuối củ mì của nhà cán bộ, giúp cho trái chuối
củ mì bồi bổ, ngọt ngào mà dưỡng nuôi kẻ thù của
dân tộc ta.

Xót xa nhất là đời ba, lại phải đem xác thân máu huyết
của tổ tiên nòi giống Tiên Rồng mà nuôi dưỡng kẻ
thù, giúp cho đảng cộng sản trường tồn mà cai trị
toàn dân.

Nhưng dù cho ba có chết thì hồn ba không chết… khí phách
ấy hòa hợp trộn lẫn đất trời Việt Nam, hồn thiêng
sông núi, anh linh dân tộc… để sống mãi bên cạnh các
con, phù độ các con trên hành trình phục quốc.

Hãy ngạo nghễ đứng lên làm người! Hãy hiên ngang học
hỏi và nhận lãnh trách nhiệm trả thù cho ba, rửa hờn
cho nước; đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn
kỹ những gì cộng sản làm.

Ba mong sao các con cô đọng thời gian, rút ngắn thời gian
trong cuộc cứu má, cứu em, cứu đồng bào ta. Lịch sử
gia đình ta, dân tộc ta, là lịch sử của yêu thương dùm
bọc và giúp cho mọi người được sống hạnh phúc ấm no
– Việt Nam, Lịch Sử Của Tình Yêu!

Vĩnh biệt các con.

Thần Báo

TUỔI TRẺ VN & NGÀY 30/4

Một 30/4 lại đến, đánh dấu 35 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Cái ngày mà có người cho là ngày Giải Phóng, cũng có người gọi ngày này là ngày Quốc Hận. Ở Việt Nam và Hải Ngoại, trong chúng ta sẽ có một nhóm người ăn mừng tưng bừng, hát la ầm ỉ, áo quần thật đẹp, vui vui vẻ vẻ khắp mọi nơi. Những người này họ cho rằng ngày 30/4 là ngày "Giải Phóng", "Thống Nhất" đất nước, hay là ngày "Đại Chiến Thắng", v.v.. 30/4 này, cũng có nhóm người lòng buồn não ruột, mắt họ nhìn về nơi xa xăm như mong chờ gì đó hay lưu luyến một sự gì đó đã qua rồi, hay đang lo sợ một điều gì. Những người này cho rằng ngày 30/4 là một ngày buồn, một "tháng Tư Đen", là ngày Quốc Hận. Và cũng vào 30/4 này, lại có một nhóm người không biết nên buồn hay vui, vì họ không có một quá khứ buồn/vui nào dính dáng đến họ có liên quan đến ngày này. Họ chỉ biết rằng 30/4 là một ngày Lễ ở VN, lại rơi vào thứ 6th, nghỉ ngơi giây lát rồi lại tất tả, bương chải, lăn lộn trong dòng đời để mưu sinh cuộc sống, để vượt qua những khốn khó như hiện nay. Trong nhóm người thứ 3 này là có tôi, một thanh niên của thế hệ 8X.

Tôi cũng như bao bạn trẻ khác của những thế hệ 7X, 8X, 9X, 10X, tôi không hề biết chuyện gì đã xãy ra trước ngày 30/4/75. Lúc nhỏ, tôi thường hay nghe người lớn nói chuyện với nhau rằng "Trước giải phóng"này, "Chế Độ Cũ" nọ, tôi dường như chả hiểu họ đang nói gì. Họ cũng chả bận tâm giải thích cho tôi hiểu. Lớn lên dưới mái trường, trước phim ảnh, sách báo trong nước, tôi được dạy/bảo rằng 30/4 là ngày "Đại đoàn kết dân tộc", "Chiến thắng Mỹ-Ngụy", là ngày "Giải phóng". "Thống Nhất đất nước", rằng chế độ Mỹ-Ngụy, Ngụy Quân-Ngụy Quyền rất ác ôn, rằng nhờ có bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đcsvn) Vĩ đại kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước nên Việt Nam ta mới có ngày 30/4.

Những bài hát nhạc cách mạng, hồi còn nhỏ, tôi nghe thật hào hùng. Những câu chuyện về bà mẹ kháng chiến nuôi dấu cán bộ, những anh chị giao liên, cán bộ nghèo khổ thật xúc động và anh hùng. Những cuộc chiến công thật nguy hiểm, hào hùng được biên chế lại trong các bộ phim Biệt Động Sài Gòn, Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn và nhiều lắm mà tôi quên tên hết rồi. Những hình ảnh của quân Cách Mạng rải truyền đơn, treo cờ giải phóng thật mạo hiểm. Những lời tuyên truyền của các anh chị Cách Mạng, những ước mơ, những sự hy sinh đẫm máu và nước mắt của họ vì lý tưỡng "Độc Lập", "Tự Do" và "Hạnh Phúc". Những hình ảnh ấy, cùng với những bài học, hát, sách báo làm cho tôi muốn được trở thành như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay như anh hùng Lê Văn Tám để kháng chiến, hoạt động cách mạng tiêu diệt bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền kia.

Và rồi tôi lớn lên, cái mộng mơ của thằng con nít ấy cũng phai dần. Tôi lớn lên trong một thế kỹ mới, một thế kỹ của kỷ thuật số, của internet, nối mạng toàn cầu. Một thế giới hiện đại hóa, thông tin đại chúng thật phong phú ỡ mọi lãnh vực. Do tánh tò mò, ham học hỏi, tôi được tiếp cận nhiều tài liệu quý hiếm mà tôi và các bạn đồng trang lứa ở Việt Nam chưa hề nhận biết. Những tài liệu, sự thật về ĐCSVN, bác Hồ, ngày 30/4, vv…từ từ được đưa ra ánh sáng văn minh. Và tôi dần dần tỉnh thức, nhìn nhận những hiện trạng đất nước của tôi dường như nó khác hẳn với những gì ĐCSVN giảng, dạy, tuyên truyền trong phim ảnh sách báo trong nước. Hoàn toàn khác hẳn!

Trên mọi giấy tờ đều có hàng chử "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc" hay như các điều 52, 68, 69, 70, 71, 72 trong Hiếp Pháp Việt Nam đều bảo đảm cho người dân VN được các quyền làm người, quyền Tự Do sinh hoặt tôn giáo, chính trị, phục vụ xã hội và đất nước. Tuy vậy, hiện nay, hể ai dám nói lên sự thật về HCM, về DCSVN, đối lập với đường hướng của đảng đều bị điều 88, và các điều vô lý khác của Bộ Luật Hình Sự và công an y hiếp, bắt bỏ tù, đến hiếp đáp. Biểu tình đòi lại đất đai do các cán bộ chiếm giử phi pháp cũng bị bắt. Biểu tình ôn hòa đòi hỏi tự do sinh hoặt tôn giáo cũng bị bắt. Cả biểu tình lên án Trung Quốc về lãnh hải, đất đai của ta bị xâm phạm của giới sinh viên yêu nước cũng bị công an "hỏi thăm", y hiếp, đánh đập. Luật pháp - Hiến Pháp rành rành vậy, thế mà công an muốn quấy nhiễu ai thì tùy ý: tới tư gia nạn nhân không hẹn, gởi giấy mời bắt buộc đến đồn công an, gởi giang hồ đến quấy nhiễu, chữi bới nạn nhân, công an vào nhà đánh, còng tay, bắt tù ai bất cứ lúc nào, ở đâu với khẩu lệnh mà không cần có giấy lệnh của tòa án.

ĐCSVN luôn tự ca ngợi là anh hùng, oai hùng. Thế nhưng, Trung Quốc xâm phạm lãnh hải VN, đánh đập/bắt bớ/làm tiền ngư dân VN, chiếm dụng trái phép trên những quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, làn ranh biên giới bị TQ lấn sâu vào lãnh thổ VN đến nổi Ải Nam Quan, thác Bản Giốc đã thuộc về người anh em của thế giới Đại Đồng - Vô Sản. Đến cả cái cây ở đấy do Phạm Văn Đồng trồng năm nào cũng bị anh TQ chiếm, chặt nốt. Thế mà ĐCSVN lại im hơi lặng tiếng, lâu lâu lại thốt lên "HS-TS là của VN" hoặc phản đối yếu ớt rồi lại im ru một cách quái lạ như những tàu "lạ" ngoài khơi.

Tôi nghỉ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì chưa có Tự Do tôn giáo thật sự! Người dân đi truyền đạo, sinh hoặt tôn giáo thì bị công an bắt bớ, bỏ tù. Và bị bọn côn đồ giang hồ chặn đánh đập, quấy nhiễu, công an làm lơ vì trong mắt các công an ấy là niềm tin, tôn giáo "lạ". Đồng bào người Thượng Cao Nguyên đã phải lánh nạn trong rừng rú, vượt biên giới để tránh sự lùng bắt, truy tố vì đức tin tôn giáo. Đất đai, cơ sở của giáo hội Công giáo bị chính quyền đập phá, trưng dụng làm của riêng. Chùa chiền, nhà thờ, hội thánh bị công an tịch thu, đập phá nếu không làm cho ĐCSVN vui, đẹp lòng. Mọi tôn giáo, niềm tin muốn được ĐCSVN công nhận thì phải im hơi, lặng tiếng, mắt nhắm mắt mở thờ lạy, thì sẽ được đảng và nhà nước bố thí cho "tự do tôn giáo".

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa vì Nghèo đói vẫn còn đó! Tuổi Trẻ VN phải lang thang khắp mọi nơi bán sức lao động, bán thân xác và bán cả lý trí lương tâm để có tiền nuôi sống mình và gia đình, Tuổi trẻ VN từ Bắc vào Nam làm ngày đêm qua những nghề đám bóp giác hơi dạo, bán hàng rong, làm phụ. hồ… Có nhiều bạn đến đường cùng, phải làm những nghề bị xã hội chê cười và lâm vào lao lý, nghiện ngập, rượu chè, trai gái. Nhiều trẻ em vì nhà nghèo không tiền mua sách vỡ, quần áo, đóng tiền trường … các em phải đi ăn xin, bán vé số, làm thuê, móc túi … Các loại thuế mà người dân đóng, các tiền hàng trăm triệu, tỉ dollars của Quốc Tế viện trợ hàng năm ở đâu ấy mà học sinh vẩn phải đóng đủ thứ tiền để đi học ở những trường lớp củ kỹ. Các bệnh nhân nghèo không thể vào bệnh viện khám bệnh, trị bệnh vì không có tiền thế chân, tiền bệnh viện phi, tiền bồi dưỡng các cô y tá, bác sĩ.

Tôi nghĩ ngày 30/4 thật Vô Nghĩa! Con dân VN hiện vẫn phải tha phương cầu thực ở nước người. Có nhiều người phải lấy những kẻ lớn tuổi hơn cha, chú, mẹ mình để đổi lấy mấy trăm đô để nuôi gia đình. Nhiều phụ nữ, trẻ em bị người ta lường gạt, dụ dổ đem qua Miên, Thái Lan, Singapore, v.v.. để làm mại dâm, ép làm nô lệ tình dục. Nhiều người đi qua các nước Châu Âu, Nam Hàn, Đài Loan qua những đợt Xuất Khẩu Lao Động. ĐCSVN nói đại diện cho giới lao động, là đại biểu tiên phong giai cấp công nhân như trên điều 4 Hiến Pháp. Thế mà, người Lao Động vẩn bị bốt lột sức lao động, ngược đãi ngay trên đất nước của mình. Trong nước mà "bụt nhà" còn không thiêng, huống chi giới "Xuất Khẩu Lao Động" ỡ nước ngoài bị người ta bốc lột, đánh đập, hiếp đáp mà không thấy có Ủy Ban về Người Việt Ở Nước Ngoài hay lãnh xứ quán của mình giúp đỡ. Tội nghiệp cho nhiều người phải nhãy lầu tự tữ, hay phải im hơi lặng tiếng mặc cho sự đời đưa đẩy.

Những lý tưởng Vô Sản ngày nào dường như đã bị bỏ lại nơi bưng, rừng kháng chiến, địa đào hang hầm. Ngày nay, những cán bộ Cách Mạng giàu có, giàu nhanh, giàu mau đến lạ lùng. Những đôi dép râu, quần áo kháng chiến nhàu rách, những chiếc xe đạp, máy cà tàng của ngày xưa được thay thế vào hàng hiệu mắc tiền mặc trên những thân hình các cán bộ béo mập, đi những chiếc hơi bạc triệu, bạc tỉ đollars, ở những nhà cao sang, lạ đẹp với những tài sản, cơ sở kết xù. Vấn nạn quan liêu, tham nhũng xãy ra trong giới viên chức tay to mặt bự như cơm bữa. Những vụ PMU18, vụ 5 Cam …được ra ánh sáng thì những phóng viên, tòa soạn báo chí đưa những tin ấy lại bị bắt bỏ tù, rút thẻ phóng viên, đình chỉ tòa soan hay bị cách chức. Hơn 700 tờ báo, ngay cả tờ báo Tuổi Trẻ Cười cũng chỉ là một thằng hề chọc vui và làm công cụ tuyên truyền cho ĐCSVN.


Đây chỉ là 1 vài hình ảnh của hiện trạng đất nước của bạn và tôi. Quả thật, còn nhiều oán than, cơ cực mà vài trang này không đủ phơi bày hết được. Thú thật, theo tôi không biết phải nên chọn mỹ từ nào đẹp để đặt cho ngày 30/4, nhưng nếu nói đó là ngày "giải phóng" thì quá Vô Lý! Giải phóng mà lại mất Tự Do sao? ĐCSVN gọi chế độ ngày xưa là chế độ độc tài. Thế mà 35 năm nay, vẫn chỉ 1 đảng duy nhất độc tài lãnh đạo, Vô Sản thành Tư Bản như hiện nay thì càng Vô Lý! Tôi không biết Ngụy Quân- Ngụy Quyền ngày xưa ra sao. Nhưng sống ở ngày nay, tôi chỉ nhận biết được nhà cầm quyền VN hiện nay chính là bọn Ngụy Quân- Ngụy Quyền, độc tài và gian sảo.

35 năm rồi ĐCSVN luôn miệng nói sẽ sửa sai, nhưng sửa mãi vẩn còn sai, và sai hoài vẫn còn sửa. Tôi không biết quý bạn đang nghỉ gì đây? Riêng tôi, hôm nay, tôi sẽ nói "KHÔNG" với ĐCSVN rằng "Các ông không đánh lừa được tôi và dân tộc VN nữa". "KHÔNG", "Tôi không muốn các ông độc tài thống trị nữa. Hãy noi gương đàn anh Liên Sô của các ông mà tự giải thể, để các ông còn có cơ hội ngồi trong Quốc Hội nay mai. Nếu mãi độc tài thống trị, độc quyền 'yêu nước' thì các ông sẽ bị tiêu diệt. Cộng Sản Liên Sô hùng mạnh vô cùng ấy mà vẫn sụp đổ như thường, huống chi các ông là thứ tép tôm trong một thế giới 'đại đồng' ấy". Và tôi sẽ thét lên rằng "KHÔNG" với DCSVN về những sự nhu nhược, bất tài trước vấn nạn lấn ép, hiếp đáp của TQ. Tôi hy vọng rằng quý bạn sẽ hòa nhip với những tiếng KHÔNG của tôi và hành động điều gì đó để trước là bảo vệ quyền công dân và quyền làm người của quý vị. Sau là cho tương lai con cái, thân nhân, bạn bè của quý vị và Sẽ tạo một Việt Nam thực sự là một Con Rồng của Á Châu và Con Cọp của thế giới.

Blogger Vũ Quốc Tấn


Tại Sao Giới Trẻ Không Thích Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam?

Nhân dịp báo Dân Trí trên Internet cuối tháng Giêng vừa
qua có đăng bài báo với đề tài "Tại Sao Nhiều Bạn
Trẻ Không Thích vào Đảng" thì tôi, với nhãn quan của
một người trẻ thuộc thế hệ 8X, xin góp ý đôi lời.

Qua thu thập ý kiến trên Facebook, tôi biết rằng có bạn
không vào Đảng vì vào Đảng là phải đóng Đảng phí.
Bạn khác lại cho rằng vào Đảng phải đủ tiêu chuẩn
"ba đời gia đình cách mạng" và khi vào Đảng sẽ bị
mất tự do, vì phải "trung thành" với Đảng và phải
tuân theo chỉ thị của Đảng... Vài bạn khác thì cho
rằng, vì không đồng tình với những chính sách của
Đảng về kinh tế, môi trường, quốc phòng, và đối
ngoại, đặc biệt là với Trung Quốc, nên không muốn vào
Đảng.v.v.... Thế nhưng tôi lại cho rằng, những lý do nêu
trên chỉ là những lý ngọn, đơn lẻ trong muôn vàn nguyên
do khiến giới trẻ không muốn gia nhập Đảng CSVN. Tôi xin
nêu ra hai nguyên do, mà tôi cho là gốc rễ của vấn đề,
sau đây. Mong được các bạn gần xa góp ý:

Lý do cơ bản thứ nhất khiến giới trẻ Việt Nam không
đến với Đảng đơn thuần là vì Đảng CS không được
dân chọn ra và bầu lên để lãnh đạo đất nước. Với
phương pháp "Đảng Cử, Dân Bầu" - đúng ra là "Đảng
Cử rồi ép Dân Diễn Tuồng - hiện nay các cuộc bầu cử
đều không tự do và cũng chẳng công bằng. Lá phiếu
không mang ý nghĩa "thể hiện nguyện vọng của người
dân", nên các cuộc bầu cử chỉ là những màn trình
diễn để hợp thức hoá những gì đã được đảng sắp
xếp. Nói một cách khác, Đảng CSVN tự mệnh danh nhân dân
để cướp quyền lãnh đạo từ năm 1945 tại miền bắc
và từ sau năm 1975 trên cả nước, chứ không phải do
người dân lựa chọn. Với công cụ bạo lực là công an
và quân đội, Đảng tùy ý đàn áp và tiêu diệt những
tiếng nói trái chiều với Đảng. Điển hình và gần đây
nhất là vụ xét xử 16 nhà dân chủ, chỉ vì những
người này đấu tranh ôn hoà cho nền dân chủ hay treo
biểu ngữ chống tham nhũng, đặc biệt là chống trò bá
quyền của Trung Quốc.

Cho nên, trước sự đàn áp của các thế lực chỉ biết
điên cuồng bảo vệ Đảng, trừ những người dũng cảm
nêu trên, người dân nói chung và giới trẻ nói riêng,
phải im lặng cam chịu vì tâm lý cầu an. Thế nhưng, trong
lòng họ là những ngọn lửa đang bừng bừng cháy. Đến
nỗi, dù trong hoàn cảnh khắt khe hiện nay, họ vẫn tìm
đến blogs và các diễn đàn trên Internet để phần nào
xả bớt bức xúc trong lòng. Cho nên, chuyện người dân
nói chung và giới trẻ nói riêng không vào Đảng là
chuyện nước chảy xuôi dòng. Tuy nhiên, cũng vẫn có một
số người trẻ tìm đến Đảng, nhưng các bạn này vào
Đảng không để phục vụ hay lãnh đạo, mà vào để cậy
thế để tiến thân trong công việc, hoặc để làm kinh
tế, tư lợi, và sẽ bị cuốn hút trong guồng máy tham
nhũng của đảng, hoặc là sẽ bị guồng máy này nghiền
nát nếu họ trong sạch. Vì vậy, những thành phần này gia
nhập Đảng không để cứu nguy hay gia tăng sức mạnh cho
Đảng, mà làm mất thêm uy tín, làm Đảng thêm rệu rã. Do
đó, thành phần này có thể còn gây nguy hiểm cho đảng
hơn là những người trẻ không gia nhập Đảng.

Lí do thứ hai làm giới trẻ không gia nhâp Đảng là vì
những lí tưởng mà người CS theo đuổi giờ đây chỉ là
những lí tưởng không tưởng, trái ngược sự thật.
Những lí tưởng khi xưa để gia nhập Đảng CS như xây
dựng "xã hội đại đồng, văn minh, công bằng" giờ
đây chỉ còn là những điều nói xuông quá nhàm chán.
Bằng cách tìm hiểu thông tin đa chiều, giới trẻ giờ
đây đã biết rằng các nước dân chủ như Nhật, Nam Hàn,
Singapore, Đài Loan không cần đến lí tưởng Cộng Sản,
nhưng xã hội họ vẫn "đại đồng, văn minh, công bằng
và giàu mạnh" hơn Việt Nam nhiều; và họ vẫn là cái
đích mà Việt Nam mong để bắt kịp. Ở các quốc gia này,
người dân có quyền phản biện và phản đối những
chính sách sai trái của nhà nước. Với quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, những tiếng nói phản biện tạo
được áp lực rất lớn, bắt buộc nhà nước phải quan
tâm, điều chỉnh những chính sách không được lòng dân;
nếu không, qua lá phiếu trong những cuộc bầu cử trong
sáng, người dân sẽ thay đổi và bầu ra người khác thay
thế họ lèo lái quốc gia. Khi cần, người dân cũng dùng
lá phiếu để truất phế người lãnh đạo. Một tổng
thống Đài Loan Trần Thủy Biển giàu có và quyền qúy,
nhưng khi tham nhũng vẫn bị xử tù chung thân. Một vài vị
cựu tổng thống đầy quyền uy của Nam Hàn trước đây
cũng đã bị đưa ra xét xử vì những tì vết khi họ tại
chức.... Đấy mới thật sự là những xã hội đại
đồng, văn minh, và công bằng. Còn Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng CS thì sao? Vì không có tự do báo
chí và không có nền pháp luật công bằng, nên Nguyễn
Việt Tiến trong vụ PMU 18 làm thất thoát ngân sách 6 tỷ
đồng nhưng vẫn được toà án của Đảng xử "trắng
án" và được phục hồi đảng tịch. Về mặt dân sự
thì việc truy cập các trang mạng xã hội như Facebook và
Multiply bị chặn; các đài radio quốc tế như RFA và VOA
thường xuyên bị phá sóng để bưng bít thông tin. Treo
biểu ngữ chống tham nhũng hoặc chống Trung Quốc thôi,
cũng đã bị vài năm tù. Về mặt tôn giáo thì tăng sinh
Bát Nhã bị Công An và côn đồ đánh đập, truy bức.
Thánh Giá Đồng Chiêm thì bị đập phá. Về mặt xã hội
thì khoảng cách giàu nghèo mỗi ngày một xa. Đặc biệt
giới lãnh đạo, vì dùng quyền lực làm kinh tế nên cực
kỳ giàu có. Tham nhũng, hối lộ thì tràn lan. Và đã gần
80 năm rồi nhưng lí tưởng xã hội "đại đồng, văn
minh, công băng" không những chẳng thực hiện được (vì
không ai thực hiện được những điều không tưởng) mà
còn làm đất nước Việt Nam tụt hậu toàn diện so với
các nước dân chủ trong vùng. Giới lãnh đạo đảng thay
vì nhận thức được thực tế này để trân trọng những
tiếng nói phản biện cũng như những người có lòng với
đất nước, hầu có thêm bàn tay giúp nước, thì lại trù
dập họ. Đồng thời chỉ loanh quanh bao biện cho những sai
trái của đảng. Nước Nhật chỉ cần hơn 2 thập niên sau
chiến tranh, họ đã vươn lên từ đống tro tàn để trở
thành cường quốc kinh tế. Còn đảng thì vẫn đổ lỗi
cho "chưa có kinh nghiệm quản lý" dù đã qua 35 năm hoà
bình. Đảng đòi "canh thức cho an ninh thế giới", trong
khi an ninh của ngư dân mình trên chính vùng biển của mình
thì đảng lại chẳng dám bảo vệ. Giới trẻ đã nhận
thức được tất cả những điều này. Cho nên nói chung
họ không dại gì bước vào Đảng, để rồi phải chạy
theo những lý tưởng không thể thực hiện; hoặc phải
tuân hành những mệnh lệnh vô lý, phản dân chủ của
đảng, hoặc của thành phần lãnh đạo vừa thiếu khả
năng vừa vô đạo đức. Và giới trẻ cũng không dại vào
Đảng để bị vạ lây hoặc bị làm dê tế thần trong
những cuộc đấu đá, tranh giành tư lợi, quyền lực trong
nội bộ đảng.

Vì những lí do căn bản nêu trên, tuổi trẻ Việt Nam nói
chung không muốn gia nhập Đảng CS, vì họ biết rằng gia
nhập đồng nghĩa với việc suy nghĩ, phát ngôn và làm
việc theo đường lối do Đảng vạch ra. Mà thực tế đã
chứng minh rằng, những phát ngôn và việc làm đó hoặc
là sai trái hoặc là vô trách nhiệm đối với đất
nước. Điều đáng buồn là tuổi trẻ Việt Nam cũng tin
rằng những tiếng nói, những việc làm, những phản biện
của họ, dù có đúng đắn đến đâu đi nữa, nhưng nếu
trái chiều với Đảng thì rồi cũng sẽ bị dập tắt. Vì
thế giới trẻ nói chung không chỉ tránh xa Đảng mà còn
tránh xa luôn "chính trị". Và theo tôi, đó mới là mối
nguy hại sâu thẳm và lâu dài cho đất nước - khi nguồn
sinh lực chính của một quốc gia không còn thiết tha gì
đến hướng đi và vận mạng tương lai của nước mình
nữa, dù biết là đất nước đang suy thoái trầm trọng
trong tay những kẻ bất xứng.

Tóm lại, tôi nghĩ rằng các bạn nào thuộc thế hệ 8x
dám vượt lên trên những ồn ào của đời sống hàng
ngày để nhìn ra bàn tay tai hại của lãnh đạo Đảng CSVN
đối với đất nước đã là chuyện khó; và tránh xa các
dụ dỗ của Đảng đã là điều tốt. Và đáng mừng là
đại đa số tuổi trẻ Việt Nam đã đang làm điều khó
và điều tốt đó. Thế nhưng như vậy vẫn chưa đủ!

Chỉ cần nhìn ra các nước láng giềng trong khu vực, bạn
sẽ thấy ngay chúng ta không thể tiếp tục im lặng chấp
nhận cái nhục lạc hậu, không thể tiếp tục nhắm mắt
cam chịu tình trạng băng hoại hiện nay của đất nước.
Chúng ta phải tích cực quan tâm đến chính trị với tư
cách của một người dân quan tâm đến vận mệnh đất
nước. Giới trẻ chúng ta phải bắt đầu bằng những
tiếng nói phản biện trước những sai trái ngay trước
mắt. Chính chúng ta phải đánh thức dư luận, phải đánh
thức sự quan tâm của dân tộc trước những hiểm họa
đối với đất nước. Và hãy cùng bắt đầu bằng những
việc nhỏ trong tầm tay, bằng một lời truyền miệng,
bằng vài câu giải thích cho ngưòi bạn kế bên, bằng
những bài viết trên blogs và các diễn đàn Internet, v.v...

Một người lên tiếng cách ba thước không ai nghe, nhưng
nếu 40 triệu thanh niên Việt Nam đồng thanh lên tiếng thì
trên Thiên Đình cũng sẽ nghe. Ý dân là ý trời. Hãy cùng
tôi lên tiếng!

Trần Quốc Tuân

nguồn : Saigon bao