Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

23 tháng 4 2010

BBC cấp bằng "Tiến Sĩ" cho Đỗ ngọc Bích !???

VỀ VIỆC ĐÀI BBC ĐĂNG BÀI VIẾT XUYÊN TẠC LỊCH SỬ
VIỆT NAM
Trần Củng Sơn, Apr 22, 2010
Cali Today News - Cả tuần nay những người theo dõi tin tức
trên mạng đều xôn xao về một bài viết của Đỗ Ngọc
Bích với tựa đề Một Cái Nhìn Khác Về Tinh Thần Dân
Tộc đăng trên trang mạng của đài BBC ban Việt Ngữ www.bbc.c
o.uk/vietnamese, ngày 17-4-2010.

Điểm đặc biệt là lúc đầu trang mạng này giới thiệu
Đỗ Ngọc Bích là Tiến Sĩ Sử, đang nghiên cứu và giảng
dạy tại đại học Yale; để bảo đảm với người đọc
cái uy tín về kiến thức và lý luận của tác giả về
cái bài gây nên sự phản đối mãnh liệt của nhiều
độc giả từ trong nước tới hải ngọai.

Bài viết có những câu kém hiểu biết, sai lạc, gây sốc
cho độc giả Việt Nam như sau: "Người dân Việt Nam bắt
nguồn từ Trung Quốc, vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ
người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh, như cha… từ
Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia
tộc họ Trần, Lê, Nguyễn,v.v."

"Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2000 năm
từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh
thỏang có tuyên bố 'Sông núi nước Nam, vua Nam ở' thì
Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc".

"Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn
chủ quyền các đảo đó hay không, hay chỉ mãi đến năm
1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng
ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông
tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?

"Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam
hiện nay có được là nhờ sự 'mở mang bờ cõi' Nam
tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khờ Me".

Nếu không đề tên tác giả bài viết thì người đọc
cứ tưởng đây là luận điệu tuyên truyền của cán bộ
Trung Cộng trong tình hình hiện nay đang có tranh chấp về
lãnh thổ và biển đảo với Việt Nam.

Nếu tác giả bài viết là một người bình thường nào
đó thì cư dân mạng cũng chỉ đọc lướt qua rồi nghĩ
là đây chỉ là một ý kiến tầm phào, chẳng hơi đâu mà
bận tâm. Nhưng BBC lại trang trọng giới thiệu tác giả
là Tiến Sĩ Sử, giảng dạy đại học Yale cho nên người
ta mới chú ý.

Và người ta ngạc nhiên rằng với cái học vị tiến sĩ
mà sao kiến thức và lý luận trong bài của tác giả Đỗ
Ngọc Bích sao mà kém cỏi quá vậy? Cuối cùng tìm hiểu
thì bà này không có bằng tiến sĩ, tốt nghiệp Anh Văn ở
đại học Hà Nội, du học Mỹ, đang học môn học về Hoa
Kỳ thuộc ban tiến sĩ, có dạy tiếng Việt Nam cho một
số sinh viên Mỹ tại đại học Yale.

Và Ban Việt ngữ đài BBC đã sửa đổi, xóa bỏ cái chữ
Tiến Sĩ Sử, ghi lời đính chính: "Ban biên tập xin cáo
lỗi vì sự thiếu chính xác trong phần phụ chú về học
vị của tác giả trong lần đăng bài đầu tiên."

Một vài bài viết trên mạng đã phản đối đài BBC đã
lạm dụng uy tín của mình để đăng một bài viết xuyên
tạc lịch sử Việt Nam.

Từ sự kiện trên gợi cho người đọc một suy nghĩ như
sau. Thông thường ban biên tập một đài tầm cỡ thế
giới như BBC khi nhận một bài viết có những ý kiến
khác thường, có những sai sót lớn lao và sẽ gây nên
những tranh cãi gây cấn thì với tính cách chuyên môn
nghiệp vụ truyền thông của đài thì họ phải tìm hiểu
rõ lý lịch của tác giả trước khi đăng.

Nếu BBC không ghi Đỗ Ngọc Bích là tiến sĩ sử thì bài
viết cũng chẳng gây nên sự chú ý nhiều như vậy. Thí
dụ như một người điên chửi bới tổng thống bằng
ngôn ngữ hạ cấp thì là chuyện bình thường, chẳng ai
quan tâm nhưng nếu đó là một dân biểu, nghị sĩ thì là
chuyện lớn.

Đàng này BBC đã sai sót lớn ghi ghi sai lý lịch của Đỗ
Ngọc Bích và họ đã đăng lời cải chính và xin lỗi.
Làm truyền thông thì lâu lâu cũng mắc phải khuyết
điểm, ghi sai, nói sai, đánh máy sai, nhưng có những
khuyết điểm trầm trọng mà không phải chỉ một lời xin
lỗi nho nhỏ mà có thể bỏ qua được.

Khuyết điểm của đài BBC lần này nói lên sự hiểu
biết kém về lịch sử Việt Nam của ban biên tập khi cho
đăng một bài xuyên tạc có lợi cho Trung Cộng như vậy,
hoặc đây có thể là một sự sai sót cố ý do một chủ
trương của một thế lực nào đó bày ra.

Người ta còn nhớ cách đây vài tháng, báo điện tử của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và một vài trang mạng do nhà
nước kiểm sóat đã đăng những thông tin có lợi cho Trung
Cộng và gây bất lợi cho dân tộc Việt Nam trong vấn đề
tranh chấp biển đảo giữa hai nước và cuối cùng thì
chỉ xử phạt nhẹ người phụ trách đưa tin mà thôi.

Rõ ràng thế lực của nước lạ, ám chỉ Bắc Kinh, đã
quá mạnh để có thể ảnh hưởng đến vấn đề thông
tin của nhà nước Việt Nam. Nước đàn anh của Hà Nội
ở phương Bắc đã có nhiều mưu kế thâm hiểm để lấn
áp đàn em, những sự việc xảy ra trong quá khứ đã
chứng tỏ rất nhiều.

Sau nhiều ý kiến phản hồi của độc giả chống đối
thì BBC ngày 20-4-2010 lại đăng tiếp bài trả lời của
Đỗ Ngọc Bích. Trong bài này bà ta lại tiếp tục đưa ra
những nhận định và lý luận kém cỏi như nói rằng ứng
cử viên "John Kerry tuy dẫn điểm trong thời gian dài, song
lại có lời chỉ trích ông Goerge W. Bush quá mức, nên trở
nên kém thuyết phục, và kết quả là mất điểm trong
vòng bầu cử cuối cùng".

Vấn đề Kerry thua Bush trong cuộc bầu cử tổng thống năm
2004 vì nhiều lý do chứ không phải lý do mà Đỗ Ngọc
Bích đã viết. Bà ta lại đưa ra câu châm ngôn mà các
giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời
ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn". Câu châm ngôn của
bà đưa ra sai là vì trên đời cũng có người ngu xuẩn
đặt ra câu hỏi ngu xuẩn. Thí dụ như đứa học trò thử
hỏi thầy giáo của mình một câu ngu xuẩn như là ông ta
có bao giờ ăn cắp không, có bao giờ ngủ với con gái
của mình không, thì chắc chắn là sẽ phải ăn một cái
tát tai.

Vì đó là một câu hỏi ngu xuẩn và trong trường hợp này
câu hỏi ngu xuẩn đó hàm chứa một sự khinh miệt người
bị đặt câu hỏi.

Bà Đỗ Ngọc Bích đã viết chắc nịch trong bài là:
"Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc". Dĩ
nhiên Trung Cộng sẽ khoan khóai vỗ tay nói rằng chính
người Việt Nam tụi bây, một đứa tốt nghiệp đại
học mà nói như vậy và cũng do Ban Việt Ngữ của đài BBC
đăng tải phổ biến khắp thế giới .

Một lời xin lỗi nho nhỏ của BBC không thể được chấp
nhận trước việc đăng một bài viết xuyên tạc lịch
sử Việt Nam trắng trợn, gây nguy hại đến sự sống còn
của dân tộc Việt Nam trong tình hình nguy cơ bị Trung
Cộng lấn chiếm biển đảo, đất đai, rừng núi, bắn
giết ngư phủ Việt Nam. Người phụ trách đăng bài viết
này phải từ chức để nói lên trách nhiệm của mình.

Người ta đánh giá cao uy tín truyền thông của đài BBC
trong đó có Ban Việt Ngữ, lần này uy tín đó đã mất
hết. Trong tình báo quân sự có câu "Nuôi quân ba năm
chỉ đánh giặc một giờ". Thỉnh thỏang chỉ cần cố
tình hay giả vờ vô ý sai sót đăng một bản tin có lợi
cho một thế lực nào đó rồi xin lỗi là đủ.

Đỗ Ngọc Bích viết bài xuyên tạc lịch sử Việt Nam làm
lợi cho Trung Cộng và được Ban Việt Ngữ BBC phổ biến.
Hai công việc kết hợp lại, một sự tình cờ hay có xếp
đặt. Báo điện tử Cộng Sản Việt Nam đăng bài có lợi
cho Bắc Kinh gây hại cho Hà Nội là mưu mô nước lạ hay
chỉ là sự sơ sót bình thường? Mỗi người tự tìm câu
trả lời.

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=12971

Không có nhận xét nào: