thích khỏi nhà tù Thanh Hóa là một sự kiện thời sự
nổi bật trong tuần qua. Ngẫu nhiên mà ngày mãn 3 năm tù
lại nhằm vào những ngày kỷ niệm lễ Hai Bà Trưng hàng
năm, và ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8 tháng 3). Công An đã
dùng xe đưa cô về tận nhà. Khi bước xuống xe đi vào
nhà thì cô đã đổ ập xuống đất như một bao cát và
ngất xĩu. Những người Công An hộ tống phải nách dìu
cô vào nhà. Chứng tỏ sức khỏe cô rất kém và tình
thần cũng không khá gì hơn khi cô cảm nhận những khó
khăn gian khổ mới đang bắt đầu đến với cô trên con
đường tiếp tục đấu tranh cho Dân quyền và Nhân quyền
cho cá nhân cô và cho Dân tộc như cô tiếp tục khẳng
định trong các trả lời phỏng vấn trên các Đài Phát
Thanh Việt Ngữ các nơi, trong đó có Đài 890 AM tại Houston
Dallas, kể cả VOA, BBC, và các Báo Chí Hải Ngoại.
Chúng tôi nhìn thấy có một tấm hình chụp tại nhà, cô
xúc động rưng rưng trước 3 lẵng hoa được tặng. Một
của Lm. Phan văn Lợi, một của nhà văn Hồ Thị Bích
Khương, và một của một người giấu tên. Chúng ta có
thể nhìn ra rằng 2 lẵng hoa trước đại diện cho 2 thành
phần tham gia công cuộc tranh đấu, là tôn giáo và giới
cầm bút. Lẵng hoa thứ 3 giấu tên, từ thành phần dân
chúng thầm lặng, vốn mang nỗi sợ hãi triền miên, nên
không ai dám công khai bày tỏ sự bất mãn chống đối,
kể cả công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ cô. Dù vậy,
cũng không ngăn được lòng thương yêu của họ dành cho
cô. Và đây, có lẽ là điều quan trọng nhất khiến cô
xúc động và rơi lệ. Những hình ảnh của cô được post
lên net từ 2 tay bị còng dẫn đi, đến việc xuất hiện
trước toà án CS, thấy cô thật bé nhỏ mong manh trước
bầy lang sói, nhưng cô lúc nào cũng trầm tĩnh, kiên
cường, chưa bao giờ để cho giọt nước mắt rơi xuống
vì nỗi sợ hãi vì những khủng bố đe dọa kia. Nhưng
trong tấm hình kia, cô đã khóc vì những yêu thương chia
sẻ gởi đến cô. Người dân đó đây cũng đã đã khóc
vì cô.
Giọt nước mắt của luật sư LTCN cùng những giọt nước
mắt kia chảy ra từ suối nguồn của đau khổ và hy vọng,
của thường yêu và chia sẻ, của đau đớn và hạnh phúc,
của lương tri và tình người, của cho đi và nhận lại.
Cô không khóc vì vui mừng được trả tự do vì cô biết
với 3 năm quản chế, mọi sinh hoạt của cô đều mất
tự do, và không có một không gian nào cho cô thở. Nhưng
giữa hận thù và bạo lực, giữa thờ ơ và kiếp sợ, cô
vẫn còn nhận được thương yêu mến mộ. Nên nước mắt
cô đã hoà vào tâm tình của một dân tộc dành cho cô.
Chúng ta thật ngạc nhiên với một tinh thần, ý chí vững
hơn thép lại nằm trong một cơ thể mảnh mai kia. Trước
đây khi chưa vào tù, Cô đã từng phát biểu rằng: "Tôi
khẳng định với tất cả lương tâm và trách nhiệm của
mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam
tôi sẽ chiến đấu đến cùng dù chỉ còn một mình tôi
đấu tranh". "Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một
điều gì, dù thoả hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ
phiá tôi".
Sau 3 năm tù đày bị giam giữ chung với những người có
án tù chung thân, tù hình sự, giới giang hồ, là những
yếu tố khủng bố dữ dội nhất lên tinh thần của một
người nữ tù trí thức như cô. CS chờ đợi sự khiếp
phục của cô, người dân ái ngại sự sẽ nãn lòng của
cô. Nhưng ngay khi vừa ra khỏi nhà tù, những tuyên bố
đầu tiên của cô đã làm mọi người thán phục. Trong
buổi phỏng vấn của Trà Mi --AFP-- ngày 9 tháng 3, sau 3
ngày ra tù, cô nói: "Tôi nghĩ rằng tôi cần phải sống
một cách dũng cảm hơn. Chính nhờ việc ở tù đấy đã
củng cố hơn niềm tin của tôi vào sự đúng đắn của
con đường mà tôi đã lựa chọn. Trước đây nó là một
mũi tên, và bây giờ nó là một thành trì."
"Chắc chắn tôi sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý
tưởng của tôi. Tôi cảm thấy vui, thú vị, bay bổng,
mạnh mẽ, và có ích khi tôi sống theo con đường đó. Tôi
nghĩ không bất kỳ một lý do gì có thể làm tôi từ
bỏ".
Cô cho rằng cô cũng chỉ làm được một phần rất nhỏ
bé. Cô kêu gọi mọi người hãy đứng lên, nói thẳng và
nói thật, vượt qua mọi sợ hãi để tranh đấu cho dân
chủ và nhân quyền của mình. "Tôi cũng chỉ làm được
công việc của phần tôi, tôi không thể làm thay cho 90
triệu người khác được". Đây là điều mà nhà cầm
quyền CS thù ghét nhất, vì là xách động đấu tranh.
Vừa ra khỏi nhà tù, vẫn còn nằm trong tầm theo dõi ngày
đêm của Công An, mà cô vẫn thản nhiên trả lời phỏng
vấn từ hải ngoại và qua đó, chúng ta nghe được, cô
vẫn muốn truyền ngọn lửa, thổi ngọn gió đấu tranh
đến mọi người. Trong buổi phỏng vấn của ký giả
Dương Phục, Đài 890 AM từ Houston ngày 10 Tháng Ba, 2010, khi
được hỏi về những gì cần nhắn gửi với Người
Việt Hải Ngoại, cô nói: "Tôi biết những lời thương
mến hay ngưỡng mộ tôi chỉ làm cho CS ghét tôi hơn, các
điều mà mọi người cần làm là hãy mạnh dạn dấn thân
và chấp nhận hy sinh. Sự hy sinh của qúi vị chắc chắn
có giá trị nhiều lần hơn của tôi."
Cũng như khi trả lời AFP cô khẳng định: "Đã hy sinh
phải hy sinh đến cùng" Đó là ý chí và cũng là tánh
cách của một Lê Thị Công Nhân, mà chính mẹ cô, hơn ai
hết, hiểu rõ con mình từ những ngày đầu dấn thân:
"Với tính cách của Công Nhân mà tôi biết ngay từ bé cho
tới lớn, nếu Công Nhân biết một việc gì mình theo
đuổi là đúng đắn thì Công Nhân nhất định sẽ làm
trọn công việc của mình trong khả năng mình có thể. Tôi
chỉ có thể xác định như vậy, còn làm như thế nào thì
cái đó phụ thuộc vào Công Nhân."
Cô được xưng tụng là anh thư của thời đại, như một
ngôi sao bất hoại, sáng chói và làm lu mờ những nam nhi
cùng đấu tranh như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung...
Khí phách của cô làm cô trở thành Thái Sơn, mà những
người kia bỗng trở thành hòn đất nhỏ.
Trong 72 giờ bị bắt lại vào Công An phường với lý do vi
phạm quản chế, cô cũng chẳng sợ ai cả, ngang nhiên
viết và ký vào biên bản: "Tôi không chấp nhận bản
án, trong đó có hình phạt phụ là quản chế". Cô chưa
bao giờ kêu gào cô vô tội, hay xin được khoan hồng. Mà
cô thẳng thừng, việc tôi làm là đúng.
Theo dõi trên những diễn đàn, không biết bao nhiêu là
lời ngưỡng mộ kính phục cô. Có những lời chia sẻ từ
các vị phụ nữ như: "Cả nhà tôi đã khóc vì vui mừng
khi được tin cô được thả, chúng tôi thật lo lắng cho
sức khỏe của cô".
Cô làm một người từng cầm súng trong quân đội Miền
Bắc phải thốt lên:
"Tôi cảm thấy xấu hổ cho chính mình vì mang sự hèn
nhát không giám công khai đấu tranh cho sự thật bất công
khắp mọi nơi ở VN hiện nay. Con cái cán bộ thì qúa giàu
và lộng hành, trong khi hầu hết 80 triệu dân qúa nghèo
nàn. Có nhiều người là anh hùng thời chiến, nhưng lại
là thằng hèn thời bình giống như tôi đây" (Thứ Ba, 09
tháng 3 2010 LT Công Nhân "Gương Đáng Học" (VN).
Và một người khác là người cầm súng trong quân đội
Miền Nam:
"Không còn gì để có thể nói thêm ngoài sự ngưỡng
mộ và kính phục tột cùng của tôi, một cựu sĩ quan
QLVNCH dành cho một người trẻ tuổi. Cô Lê Thị Công
Nhân, cô xứng đáng để nhận lãnh sự kính trọng của
chúng tôi, những người tuổi tác đáng bậc cha chú của
cô, nhưng tài năng và tư cách thì còn kém thua cô nhiều
lắm. Xin Chúa ban cho cô thật nhiều sức khỏe. Với tất
cả sự thương yêu và kính trọng" (Trần Đức Huệ,
cựu SQHQ/QLVNCH).
Một người dân ở Hà nội:
"Một lần nữa, già, trẻ, lớn, bé trong gia đình tôi và
bạn hữu lại bật khóc, khi nghe trả lời phỏng vấn của
vị nữ anh thư, kiệt xuất LÊ THỊ CÔNG NHÂN với phóng
viên Trà My. Nguyện cầu THƯỢNG ĐẾ gìn giữ, bảo bọc
vị anh hùng THÉP này. Hởi những kẻ trong cái gọi là
Đoàn Luật Sư Hà Nội, Sài Gòn, Ninh Thuận có biết hổ
thẹn không?"
Một sinh viên trẻ ở VN:
"Chúng em ngưỡng mộ, khâm phục, trân quý và yêu thương
chị nhiều lắm... hôm nay tất cả bọn em viết trên ngực
chữ LÊ THỊ CÔNG NHÂN".
Một nữ du học sinh ở Hoa Kỳ:
"Em rất khâm phục Chị LS. Lê Thị Công Nhân. Những
việc Chị làm mọi người biết và rất ủng hộ Chị.
Chị đừng để ý đến những người đả kích Chị, vì
họ thiếu hiểu biết. Họ có bao giờ mở mắt ra tìm
hiểu thế giới xung quanh đâu" (Minh Hiền (Du Sinh) (Hoa
Kỳ).
Một người trẻ ở Hoa Kỳ:
"Cám ơn bạn Công Nhân. Những hy sinh của bạn sẽ không
rơi vào lãng quên. Nó là hạt giống cho hòa bình, tự do
và công lý trên đất mẹ. 90 triệu người Vietnam phải
làm phần còn lại của mình, để đất nước có tự do
chân chính" Hồng Quang (USA).
Trong những cuộc phỏng vấn, giọng nói của cô nghe
được qua làn sóng điện phát thanh dịu dàng nhưng khẳng
khái, cương quyết nhưng không hằn thù. Cô trong sáng và
xứng đáng với sự tôn vinh là "thiên thần trong bóng
tối". Cô hiền hoà nhưng khí phách. Sau khi phái đoàn Tôn
Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ vào nhà tù thăm cô trước
đây, họ trở về Hoa Kỳ và nói: Chúng tôi trông đợi cô
là khuôn mặt lãnh tụ của Việt Nam.
Được như vậy, người Việt trong ngoài nước mới hết
nhục khi vị lãnh tụ của mình chỉ tay vào mặt Hồ Cẩm
Đào và thét lớn: Bọn Tàu cộng, hãy cút khỏi Trường
Sa, Hoàng Sa!
Hoàng Định Nam 14/3/2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét