Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

28 tháng 2 2010

“DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!”

Xin mượn câu "DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!" trong
một bài hát khá phổ biến mà không nhớ tên tác giả
để làm tựa đề cho bài khai bút đầu năm 2010. Xin chân
thành cám ơn tác giả bài hát đã viết lên một câu rất
phù hợp trong thời điểm lịch sử của Dân Tộc Việt Nam
hiện nay. Trước tình trạng dầu xôi lửa bỏng với hiểm
họa thôn tính của Bắc Phương đang gần kề câu hát
"DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI!" không còn chỉ là một
lời kêu gọi nhưng đã trở thành mệnh lệnh của Quốc
Tổ ban ra cho đàn con dân nước Việt đang trong cơn ngủ
mê.

Hiểm họa trước mắt:

Nhiều người nhận định là trong thế kỷ 21 này, Trung
Cộng đã ngoi lên hàng cường quốc cả về kinh tế lẫn
quân sự và trở thành mối đe dọa chung cho cộng đồng
thế giới. Nếu Trung Cộng trở thành mối đe doạ của
thế giới thì Việt Nam là nạn nhân đầu tiên của kẻ
láng giềng khổng lồ này. Trong thời gian gần đây ý đồ
xâm lăng của Trung Cộng đối với Việt Nam đã hiện rõ
nét qua các hành động lấn chiếm vùng biển, vùng biên
giới, vùng Tây nguyên... là những sự kiện mà không một
người Việt nam chân chính nào có thể làm ngơ được.
Đây không phải là lần đầu mà dân tộc Việt nam phải
đặt vấn đề đối phó với mộng xâm lăng của Trung
Quốc. Lịch sử nước nhà qua các triều đại còn ghi lại
những lần Tàu mang quân xâm chiếm nước ta, nhưng vì gặp
phải ý chí quật cường bất khuất của Dân Tộc Việt
Nam nên đã phải tháo lui.


Kinh nghiệm cay đắng này không làm Trung Quốc thui chột
mộng xâm lăng nhưng ngược lại càng nung đúc quyết tâm
phục hận khi thời cơ đến. Và thời cơ tốt nhất đã
đến khi mà Trung Quốc dựng lên được một bộ máy lãnh
đạo làm tay sai tại Hà Nội. Chính chế độ Việt gian
cộng sản hiện nay vì quyền lợi của cá nhân và phe nhóm
đã tự biến thành một chiếc cầu rộng thênh thang cho
Trung Cộng tiến vào Việt Nam để thực hiện mộng xâm
lăng ngàn đời của họ. Nếu không ngăn chặn kịp thời
thì rồi đây Trung Cộng sẽ biến Việt Nam thành một chư
hầu mà không phải tốn một viên đạn, không phải đổ
một giọt máu!


Nếu ngày xưa khi Tàu mang quân sang đánh chiếm nước ta
thì Triều đình đã huy động sức mạnh toàn dân chống
trả và giặc đã phải tháo lui. Ngày nay lịch sử lại
tái diễn, Trung Cộng lại giở trò thực hiện mộng xâm
lăng nước ta trong lúc dân tộc ta lại bị chế độ Việt
gian cộng sản trói tay. Đây là giai đoạn lịch sử đen
tối nhất của Dân Tộc Việt Nam vì đang phải chịu cảnh
một cổ hai tròng, vừa phải đối phó với Thù Trong lại
vừa phải đương đầu với Giặc Ngoài. Bao lâu Thù Trong
còn tồn tại thì hiểm hoạ giang sơn ta bị xâm chiếm và
Dân Tộc ta bị đồng hoá bởi Giặc Ngoài là điều không
thể nào trách khỏi được.


Chế độ Việt gian cộng sản với bản chất vong bản
chỉ biết phục vụ cho chủ nghĩa quốc tế ngoại lai và
sẵn sàng làm đầy tớ cho Trung Cộng vì quyền lợi của
cá nhân và phe nhóm. Nhận biết được sự căm thù của
dân chúng nên chế độ Việt gian này luôn đề cao cảnh
giác và bằng mọi cách phải vô hiệu hoá sức phấn đấu
của thành phần đối kháng trong Dân Tộc mà họ coi là
kẻ thù của chế độ. Cách tốt nhất để chế độ
độc tài tự do thao túng ngay cả việc cúi đầu dâng
đất dâng biển cho Trung Cộng mà không phải gặp sự
phản kháng nào, đó là làm thế nào cho người dân phải
ngủ mê.

Người dân trong nước ngủ mê

Nếu hiểu một cách thông thường thì ngủ là trạng thái
tự nhên của cơ thể để lấy lại sức, nhất là sau khi
con người trải qua thời kỳ căng thẳng về tinh thần và
quá mệt nhọc về thể chất. Đa số đồng bào trong
nước hiện đang ngủ mê trước thời cuộc vì họ đã
quá mệt mỏi sau một cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy
chục năm. Chẳng những thế, sau khi quê hương vừa im
tiếng súng với sự chiến thắng của những kẻ bạo tàn,
chế độ cộng sản đã theo gương Liên xô và Trung Cộng
áp dụng chính sách bỏ đói để cai trị. Cả một dân
tộc bị bỏ đói và bị cướp đoạt trắng tay. Trong cơn
đói triền miên đó người dân không còn nghĩ gì khác hơn
là tìm miếng ăn cho no bụng và ngủ mê trước thời cuộc.

Nhưng người dân đâu có được yên thân để tìm miếng
ăn, họ còn bị đẩy vào cơn lốc điên đảo bởi những
biện pháp như kiểm kê và tịch thu tài sản, rồi tới
nào là đổi tiền, tập trung cải tạo, cưỡng bức dân
đi vùng kinh tế mới, nào là đánh tư sản, hợp tác xã
nông nghiệp, họp tổ dân phố, quản lý thị trường,
quản lý hộ khẩu, ngăn sông cấm chợ... Dân chúng lúc
đó giống như những hạt thóc nằm trong chiếc cối xay
khổng lồ đang quay tít, họ bị nhào lộn, chà sát, dập
nát, có người bị nghiền tán ra như cám. Trong khi đó hệ
thống công an được thiết lập như một mạng nhện bủa
vây toàn thể đất nước. Một công an phụ trách 12 nóc
gia, mắt công an như mắt khóm, con ong cái kiến cũng không
qua lọt. Chế độ công an trị lại luôn có nhà tù và
họng súng hỗ trợ. Trong hoàn cảnh đó người dân trong
nước kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể xác và luôn
sống trong nỗi sợ hãi và có nhu cầu cần phải ngủ .

Sau khi tạo điều kiện cho thế hệ lớn tuổi ngủ mê,
tới khi hàng loạt chế độ cộng sản Đông Âu và cả
Liên xô sụp đổ, bọn Việt cộng lo sợ dân chúng, nhất
là thế hệ trẻ theo gương đó vùng lên giật sập chế
độ nên chế độ đã "gây mê" giới trẻ bằng cách
mớm cho họ những thú vui thời thượng như các mốt ăn
mặc thời trang, nhảy nhót, phòng trà, đua xe, ca hát, thi
hoa hậu.... và bao nhiêu thú vui khác. Nói tóm lại chế
độ Việt gian cộng sản đã thành công trong việc biến
một số đông dân Việt thành ra số người bị liệt
kháng và đang ngủ mê trước những tội ác tày trời của
chúng đang tàn phá quê hương. Nặng nề nhất là tội làm
tay sai nối giáo cho giặc.

Đồng bào hải ngoại ngủ mê

Về phía Cộng Đồng người Việt hải ngoại mà đại đa
số là những người trốn chạy chế độ cộng sản hiện
đang sống trên các đất nước tự do là tiếng nói mạnh
mẽ nhất để vạch trần tội ác của chế độ Việt gian
cộng sản. Sau hơn 30 năm bỏ nước ra đi, cộng đồng
người Việt hải ngoại trở nên giàu có và phát triển
về nhiều mặt. Nhiều người rất lạc quan, gọi Cộng
Đồng Việt Nam Hải Ngoại là thành trì chống cộng kiên
cố bất khả xâm phạm, là một vùng "communist-free". Dĩ
nhiên chế độ Việt cộng gian manh không dại gì nhắm
mắt làm ngơ trước mối lợi kếch sù của số người
Việt giàu có này mang lại. Họ phải khai thác nguồn tài
chánh gần như vô tận của 3 triệu người Việt hải
ngoại và dĩ nhiên mục tiêu sau cùng là phải là cho số
người chuyên nghề chống đối này ngủ mê trước tội
ác tày trời của chúng. Cái gọi là Nghị quyết 36 là
một tính toán rất tinh vi bởi những cái đầu nham hiểm
nhất của chế độ.

Có thể nói lúc đầu tất cả người Việt liều chết
bỏ nước ra đi trong biến cố 30-4-1975 đều mang tâm
trạng hận thù cộng sản. Nhất là khi tên thủ tướng
Việt cộng Phạm Văn Đồng mạt sát những người trốn
chạy chế độ bằng câu nói " Đàn ông là đám ma cô,
đàn bà là loại đĩ điếm" thì họ càng căm hận hơn
bọn Việt cộng hơn. Biết như vậy nên chế độ quỉ
quyệt đã phải hoạch định kế sách từng bước để
tiếp cận với cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Trước
tiên là kế sách "nhập thành" thật tinh vi và không ai
để ý cho đến khi thức tỉnh thì quá muộn.

Viết tới đây tôi nhớ lại một câu chuyện "Dân thành
Ninivê chống quỉ" mà tôi đọc trong Nguyệt San Hiệp
Nhứt một tờ báo của giáo phận Vĩnh Long vào thời xa
xưa. Câu chuyện lấy bối cảnh của thành Ninivê trong Cựu
Uớc và chuyện này khá vui và đầy ý nghĩa nên tôi chỉ
đọc một lần còn nhớ mãi, hôm nay tôi muốn kể lại
để kính tặng đồng bào hải ngoại.

Chuyện kể thế này, ngày nọ có tin là một đàn quỉ
đang trên đường hướng về thành Ninivê. Nghe tin này dân
trong thành hoảng sợ và nhốn nháo cả lên, vì ai cũng sợ
quỉ . Trước tình trạng đó, các bô lão và những người
khôn ngoan triệu tập dân chúng đến cuộc họp để tìm
phương chống quỉ. Dân chúng bầu lên một Ủy Ban Chống
Quỉ gồm những người có uy tín và có kinh nghiệm về
quỉ.

Việc đầu tiên, Ủy Ban Chống Quỉ phổ biến cho dân
chúng biết là quỉ rất khó nhận diện. Quỉ cũng sinh
hoạt nói năng giống như người, chỉ có một điểm duy
nhất khác với người là khi bước đi chân quỉ không
chạm đất . Vì thế mọi người phải đề cao cảnh giác
trong việc phân biệt người với quỉ. Nếu hồ nghi thì
hãy cúi sát mặt đất quan sát. Tiếp đến Ủy Ban ra lệnh
tu sửa lại tường thành và phân công các tráng đinh trang
bị gậy gộc để ban đêm thay phiên nhau canh gác cổng
thành. Vừa tan cuộc họp, dân thành Ninivê xông ra đường
với một khí thế chưa từng thấy. Người khiêng đá, kẻ
đốn cây, người mài dao kẻ chọn gậy...lo việc chống
quỉ.

Đêm đầu tiên, thành Ninivê được canh gác cẩn thận
chưa từng có. Sau nửa đêm đàn quỉ kéo đến và thấy
cổng thành được canh gác cẩn thận nên chúng không dám
vào, nhưng rút lui ra ngoài ẩn nấp và... tính quỉ kế.

Qua đêm thứ hai, thứ ba, rồi thứ tư, thứ năm, thứ sáu
và vài đêm tiếp theo vẫn không có gì xảy ra. Không một
lần nào toán "xung kích" phải đụng độ giao tranh với
quỉ. Họ bắt đầu thấy nản và tay chân cảm thấy ngứa
ngái. Sau 10 đêm, các phiên canh gác trở thành nặng nề và
các "dũng sỉ" cảm thấy khổ sở và mắt mở không
lên khi canh gác. Trong khi đó dân thành có nhiều người
bắt đầu có thói quen thỉnh thoảng cúi người sát mặt
đất nhìn qua liếc lại.

Tin đồn có người "chân không chạm đất" được loan
truyền nhanh chóng và người dân bắt đầu nghi ngại nhau
bằng cách quan sát người khác, để ý coi khi bước đi
chân họ có chạm đất hay không. Từ đó hiện tượng cúi
sát mặt đất để quan sát càng lúc càng phổ biến. Một
thời gian sau cách nói "chân không chạm đất" là những
tiếng phổ thông nhất dân thành Ninivê dùng để triệt
hạ những người mình không ưa hoặc vì tư thù.

Nhận thấy kế sách mua thời gian để ru ngủ chiến sĩ và
tạo nghi ngờ trong dân chúng đã thành công, bầy quỉ bèn
tung ra "quỉ kế" sau cùng. Một đêm giá lạnh, trong khi
một số "dũng sĩ" trong các toán xung kích đang quấn
chăn ngủ gà ngủ gật, bọn quỉ từ bên ngoài thành nhẹ
nhàng ném vào mỗi nhóm một vài hòn đá. Những dũng sỉ
đang ngái ngủ giật mình thức giấc, nhìn qua ngó lại
không thấy ai, tưởng là toán bên cạnh ném đá muốn
chọc tức mình. Họ bèn gọi nhau dậy và kéo qua hỏi tội
toán kế bên, thế là một trận ẩu đả xảy ra. Đêm đó
các "dũng sỉ" chiến đấu vô cùng ác liệt vì đây là
lúc họ mới thực sự được giao tranh và có cơ hội để
xử dụng những thế võ mà họ đã dày công tập luyện
trong chiến dịch chống quỉ. Nhưng rất tiếc là không
phải giao tranh với quỉ mà là giao tranh với các toán
bạn. Kết quả, người nằm chết, kẻ bị thương nằm la
liệt. Trong lúc các toán xung kích đang mải mê quần thảo
để triệt hạ nhau thì bầy quỉ ngang nhiên đi vào thành.
Có vài dũng sỉ bị thương cố mở mắt ra nhìn thấy bầy
quỉ ung dung bước qua, chân của chúng không chạm đất!


Món quà giao lưu tình cảm

Sự hăng hái chống cộng của Cộng Đồng Việt Nam Hải
Ngoại, mặc dù đa số chỉ bằng lời nói và qua các cuộc
biểu tình, nhưng cũng bất lợi cho bộ mặt gian ác của
chế độ Việt cộng nên chế độ có nhu cầu phải cho
cộng đồng này im tiếng trong cơn ngủ mê. Một ngày đẹp
trời đồng bào Việt Nam hải ngoại sửng sờ khi bất
thần nhận được món quà đặc biệt của chế độ Việt
gian cộng sản gởi ra tặng. Món quà đó là một danh hiệu
cao quý và đầy yêu thương "Núm ruột xa ngàn dậm".
Ôi! Cái tên nghe qua nó thân thương và đầy tình nghĩa
thế nào! Từ nay cái tên "tục" mà trước kia tên thủ
tướng Phạm Văn Đồng lả một kẻ tục tằn thô lỗ
dùng để nhục mạ đồng bào hải ngoại "Đàn ông là
đám ma cô, đàn bà là hạng đĩ điếm" đã bị lui vào
dĩ vãng. Món quà hậu hĩnh này của Việt cộng đã làm cho
một số người Việt hải ngoại ngất ngây vì sung
sướng! Không ngờ cuộc đời tỵ nạn lại được một
bước thăng hoa như thế.

Sau đó chế độ gởi ra hàng loạt lời kêu gọi Việt
Kiều Yêu Nước mang tiền về góp phần xây dựng quê
hương, từ đó bộ mặt Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn
cộng sản bắt đầu có sự thay đổi. Một số người
xưa nay rất hăng hái hoan hô đả đảo trong các cuộc
biểu tình chống cộng, từ nay e dè trong lời nói. Nhiều
người bắt đầu né tránh các cuộc biểu tình, nếu kẹt
quá phải đi biểu tình thì cố lẩn tránh đừng bị chụp
hình đưa lên báo. Từ khi có phong trào Việt Kiều Yêu
Nước về thăm quê hương, một số khá đông người
Việt hải ngoại bắt đầu ngủ mê trước những hành vi
tội ác tày trời của chế độ Việt cộng.

Những "Núm ruột xa ngàn dặm" này ngủ mê là thượng
sách vì mặc dù là mang danh Việt Kiều Yêu Nước mang
tiền về xây dựng quê hương nhưng sau khi bước xuống
máy bay còn phải qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Tại đây
hành khách phải làm thủ tục nhập cảnh khá rườm rà.
Riêng thành phần Việt kiều về nước không được phép
quên hai thủ tục bất thành văn nhưng rất qua trọng, một
là kẹp đôla vào passport khi trình giấy tờ, hai là phải
chứng tỏ là mình bị tật đui, điếc và câm trước tội
ác tày trời của chế độ Việt cộng.

Liều thuốc an thần

Mặc dù một số "Núm ruột xa ngàn đậm" đã ngủ mê
vì có nhu cầu về Việt Nam, nhưng số người không có nhu
cầu này vẫn tiếp tục chửi bới, vẫn tuyên truyền nói
xấu chế độ và Việt cộng cần phải cho họ ngủ. Đối
với thành phần này không thể áp dụng biện pháp hành
hạ cho mệt để họ phải ngủ như người trong nước.
Cũng không thể bắt chẹt tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất
như các Việt Kiều yêu Nước, nhưng cuối cùng chế độ
cũng tìm ra được một liều thuốc tiên làm cho lớp
người này phải ngủ, liều thuốc đó có tên "Tôi không
làm chính trị". Bất cứ ai chỉ cần ngậm liều thuốc
này vào mồm sẽ ngủ mê trước hành động tội ác của
chế độ Việt gian cộng sản.

Điều bất hạnh cho dân tộc là có nhiều người không
đủ trình độ để hiểu cho thấu đáo hết ý nghĩa của
hai chữ Chính Trị. Trong đầu óc nông cạn của họ, Chính
Trị chỉ là đơn thuần là một thứ gì dơ bẩn đồng
nghĩa với những âm mưu đen tối của những vụ ám sát,
đảo chánh, giết người... Cũng có người ngậm liều
thuốc "Tôi không làm chính trị" vào mồm để che giấu
cho sự hèn nhát và biện minh cho thái độ vô trách nhiệm
của mình.

Những người này không hiểu, hoặc cố tình không muốn
hiểu, khía cạnh cao cả khác của hai chữ Chính Trị.
Chính trị là một nghệ thuật cai dân trị quốc mang lại
hạnh phúc cho người dân. Chính trị còn là việc tranh
đấu cho công bằng xã hội , loại trừ sự gian dối lưu
manh lừa đảo của kẻ nắm quyền. Chính trị còn là hành
động lên án sự bất công, tranh đấu cho lẽ phải và
sự thật. Chính trị là hành động anh dũng thách thức
bạo quyền khi lên tiếng bênh vực cho quyền tự do của
con người bị chế độ vô nhân tước đoạt... và còn bao
nhiêu nghĩa cao đẹp khác của hai chữ Chính trị.

Liều thuốc an thần "Tôi không làm chính trị" được
phổ biến khá rộng rãi trong nhiều nhiều thành phần và
nhiều giới khác nhau. Có người sau khi ngậm liều thuốc
an thần này vào mồm đã trở thành những chiếc loa có
công xuất cao để phê bình chỉ trích và "đâm sau
lưng" những ai dám lên tiếng tố cáo tội ác tày trời
của chế độ Việt gian cộng sản! Điều đáng nói ở
đây là trong khi có nhiều người sợ hai chữ Chính Trị
như sợ hủi thì chế độ Việt gian lại có kế hoạch
tinh vi để đào tạo thế hệ làm chính trị chuyên nghiệp
ngay từ lúc mới có trí khôn để tiếp tục nắm giử vai
trò đè đầu cưỡi cổ Dân Tộc. Nào là "cháu ngoan bác
Hồ", nào là thiếu nhi quàng khăn đỏ, nào là học tập
"tư tưởng và đạo đức của bác Hồ", nào là đoàn
thanh niên cộng sản, nào là phấn đấu vào đảng...

Kế hoạch nhồi nhét Chính Trị này không chỉ trong các
buổi học tập chyên môn mà cũng được lồng vào trong
chương trình giáo dục ngay từ cấp mẫu giáo. Trong thời
cả miền Bắc đói, các cán bộ Việt cộng chia nhau đi
vào các trường mẫu giáo và tiểu học để diễn màn
kịch như sau. Cán bộ vào lớp bảo các em chắp tay cầu
Chúa ban cho bánh mì, cầu mãi không thấy bánh. Kế đến
cầu với Phật, đợi mãi cũng chẳng thấy bánh đâu. Bấy
giờ cán bộ bảo các em cầu với Bác và đảng, một lúc
sau có mấy bao bánh mì đưa tới phân phát cho các em. Cán
bộ kết luận: Chúa, Phật đều vô nghĩa, chỉ có Bác và
đảng mới thương các cháu. Câu chuyện nghe thật ngô
nghê, nhưng lại có tác dụng rất mạnh trong tâm trí trẻ
con: trên đời này không ai thương dân bằng Bác và đảng!

Trong khi các em thiếu nhi miền Nam chỉ biết học toán
cộng đại loại như "5 quả trứng cộng với 6 quả
trứng, tổng cộng là bao nhiêu quả trứng?" thì bọn cán
bộ Việt cộng tuyên truyền nhồi nhét vào đầu trẻ con
miền Bắc cách học toán đố như sau: "Trong tuần rồi du
kích Đồng Hới bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bắt sống 2 giặc
lái, du kích Hải Phòng bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống 2
giặc lái.. Hỏi tổng cộng trong tuần qua du kích ta bắn
hạ bao nhiêu máy bay Mỹ và bắt sống được bao nhiêu
giặc lái?" Một bài toán đố đơn giản như vậy, ngoài
việc giúp các em biết cộng các con số còn nhồi được
vào đầu óc thơ ngây của trẻ em 3 điều: một là du kích
ta có thể bắn hạ máy bay Mỹ; hai là máy bay Mỹ giết
dân ta nên phải căm thù Mỹ; ba là giặc lái là những tên
ác ôn phải trừng trị. Ngoài ra hình ảnh các "du kích
ta" nhỏ tí ti như con chuột nhắt mà trói tay tên "giặc
lái Mỹ " khổng lồ là một hình ảnh hào hùng, các em
chỉ mong lớn lên cho nhanh để được đi làm du kích bắn
hạ máy bay Mỹ và trói tay "giặc lái"!

Điều này cũng dễ hiểu vì không ai dám đụng chạm tới
hai chữ Chính Trị thì chế độ Việt gian không còn lựa
chọn nào khác hơn là phải huấn luyện một lớp người
làm chính trị chuyên nghiệp để tiếp tục cha truyền con
nối vai trò đè đầu cưỡi cổ Dân Tộc!

Mong chờ lãnh tụ

Nhiều người hiện nay vẫn đang khoanh tay ngồi chờ lãnh
tụ xuất hiện để lãnh đạo cuộc vùng lên của Dân
Tộc và họ sẽ bước theo. Cũng chính vì biết được
niềm khát vọng đó mà trong thời gian qua xuất hiện một
vài lãnh tụ "tự phong" và đã lôi kéo được một số
người, nhất là những kẻ mong được có một tước
hiệu kèm theo với tên tuổi quá đơn điệu của mình.
Nhiều người được phong ban chức tước và trở thành tai
to mặt lớn trong Cộng Đồng. Đồng bào đang chờ đợi
những việc làm ích quốc lợi dân của các "lãnh tụ"
và quần thần, nhưng cuối cùng rồi chẳng có gì xảy ra
và mọi việc đâu lại vào đó, chỉ có các cơ sở in danh
thiếp là hưởng được chút lợi.

Có lẽ tới lúc này đồng bào chúng ta học được bài
học là không hề có một lãnh tụ từ trời rơi xuống,
cũng không thể có một lãnh tụ do Mỹ, Anh, Pháp...dựng
lên, lại càng không thể có một lãnh tụ tự sắm tuồng
cho mình. Xin đồng bào đừng phí công ngồi chờ lãnh tụ
xuất hiện để rồi thời gian và tuổi đời qua đi mà
không đóng góp được gì cho đại cuộc cứu nguy Dân
Tộc. Ngày nay sẽ không có lãnh tụ nào cả mà chỉ có
những con người kiên trì làm việc trong âm thầm và từng
bước phục hồi lại niềm tin đã bị sứt mẻ trong lòng
dân tộc. Ngày nay chỉ có những con người chứng tỏ
được tính lương thiện, lòng quyết tâm và khả năng
thực hiện những việc làm cụ thể trong tầm tay. Ngày nay
chỉ có những con người dám mạnh dạn đứng lên nhận
lãnh trách nhiệm trước lịch sử trong hoàn cảnh cực kỳ
nguy khốn này của Dân Tộc.

Lời kêu gọi thống thiết: "ĐẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO
ƠI" đang vang rền khắp nơi. Hãy để mệnh lệnh này
của Quốc Tổ ngấm sâu vào từng mạch máu của giòng
giống Việt Nam anh hùng. Một khi kẻ trước người sau
đáp lại lời kêu gọi đó và cuối cùng muôn người như
một đồng lòng chỗi dậy sau cơn ngủ mê và quyết tâm
đứng lên để hợp lực dẹp bỏ Nội Thù và chống
Ngoại Xâm, lúc đó sẽ tìm thấy một lực lượng lãnh
đạo từ trong lòng Dân Tộc mà ra.

Giờ của lịch sử đã điểm!

Mặc dù chế độ Việt gian đã dùng hết mọi thủ đoạn
để ru ngủ dân tộc, nhưng Dân Tộc Việt Nam hào hùng còn
biết bao nhiêu người thành tâm thiện chí quyết tâm cởi
bỏ ách thống trị của chế độ bạo tàn và muốn noi
gương các bậc tiền nhân trong việc đoàn kết chống
ngoại xâm. Lịch sử cho thấy Dân Tộc Việt Nam khi gặp
cơn quốc biến luôn có khuynh hướng hợp lòng chung sức
để đối phó. Khi phải đương đầu chống ngoại xâm
chính là lức sức mạnh ý chí của dân tộc cộng với
bản năng sinh tồn được khơi dậy và cháy bùng lên một
cách mãnh liệt nhất. Trong hoàn cảnh dầu xôi lửa bỏng
trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Cộng hiện nay, một
lần nữa lời kêu gọi "DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI"
được vang lên và sức mạnh của ý chí và bản năng sinh
tồn của Dân Tộc Việt Nam anh hùng được mang ra thử
thách.

Nếu muốn bảo tồn được đất đai sông núi của tổ
tiên để lại, nếu muốn duy trì được bản sắc của
nòi giống Việt, nếu duy trì được văn hoá phong tục và
ngôn ngữ của dân tộc khỏi bị Hán hóa, nếu muốn
nước Việt Nam yêu quý của chúng ta không trở thành một
tỉnh bang của Trung Quốc trong tương lai thì Dân Tộc Việt
Nam không còn lựa chọn nào khác hơn là muôn người như
một phải lên tiếng đáp lại mệnh lệnh khẩn thiết
của Quốc Tổ "DẬY MÀ ĐI".


DẬY MÀ ĐI để đánh thức những thành phần dân tộc còn
đang ngủ mê vì thủ đọan "gây mê" của chế độ
Việt gian cộng sản.

DẬY MÀ ĐI để mạnh dạn bước ra khỏi phạm vi của tôn
giáo và phe nhóm mình mà nghĩ tới quyền lợi tối thượng
của dân tộc.

DẬY MÀ ĐI để tìm gặp và bắt tay chung sức với những
con người Việt nam chân chính cũng đang trăn trở trước
vận mệnh của Dân Tộc và muốn đóng góp công sức và
trí tuệ của mình vào đại cuộc để tranh đấu vì
tương lai giống nòi.

DẬY MÀ ĐI để khi soi gương không phải hỗ thẹn với
tiền nhân với bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh xương máu
trong cuộc chiến dựng nước và giử nước.

DẬY MÀ ĐI để khỏi phải bị mang tiếng hèn của hạng
"giá áo túi cơm" chỉ biết lo vinh thân phì gia, chỉ
biết sống để hưởng thụ và vui chơi trong khi bao nhiêu
người giờ này đang bị nhốt trong tù cộng sản vì dám
tranh đấu cho dân tộc.

DẬY MÀ ĐI để mỗi người một tay quyết tâm tháo gỡ
guồng máy cai trị của bọn Việt gian do Trung Cộng dựng
lên để nối giáo cho giặc trong âm mưu xâm chiếm nước
ta.

Và cuối cùng hãy DẬY MÀ ĐI để cùng với toàn dân
quyết tâm bảo vệ Giang Sơn và Dân Tộc Việt Nam không
bị rơi vào tay kẻ thù đến từ phương Bắc.


Dân Tộc Việt Nam chiến đấu không vì hận thù nhưng Dân
Tộc Việt Nam anh hùng này quyết tâm chiến đấu vì lẽ
sống còn của Dân Tộc.

Auckland ngày 1 tháng Giêng 2010

Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ

Tranh cãi trên dòng sông Mekong

Con sông Mekong đứng thứ 12 trên thế giới về độ dài và đứng thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước, từ mấy năm nay đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước và nguồn động thực vật phong phú do hàng loạt đập thủy điện mà nhiều nước có dòng sông chảy qua thi nhau xây dựng. Nhưng nói đến lợi quyền và hậu quả thì kẻ nắm giữ thượng nguồn bao giờ cũng hưởng lợi nhiều nhất và cũng là tác nhân gây ra tai họa mà kẻ ở hạ nguồn phải hứng chịu. Khốn thay, kẻ nắm giữ thượng nguồn chính là Trung Quốc và kẻ ở hạ nguồn chính là Việt Nam. 12 con đập khổng lồ do Trung Quốc xây trong nhiều năm nay mà BVN từng có dịp giới thiệu với bạn đọc là bằng chứng cho thấy ông bạn "láng giềng hữu hảo" này có hành vi "hữu hảo" như thế nào khi tính toán lợi ích giữa mình và các nước nằm cuối nguồn con sông, nhất là Việt Nam với đồng bằng sông Cửu Long trù phú, vựa lúa lớn nhất nước và cũng là nguồn kinh tế quan trọng bậc nhất, đang trong chiều hướng mất dần phù sa bồi đắp hàng năm, mất hết nguồn cá, lưu lượng nước ngọt chảy từ thượng nguồn về ngày mỗi ít nên đang ngày càng bị mặn hóa. Cứ xem việc các tàu Ngư chính của Trung Hoa sục sạo trên biển Đông như ao cá nhà mình, việc Nhà nước Trung Hoa tự tiện ra lệnh cấm ngư dân các nước đánh bắt trên chính lãnh hải của mỗi nước trong mùa đánh cá, đi kèm với hàng loạt vụ đánh đuổi và cướp đoạt tàu thuyền, ngư cụ cùng sản phẩm của vô số tàu cá Việt Nam, rồi liên hệ với kiểu "trịnh trọng tuyên bố" của Tân Hoa xã, rằng "nước đầu nguồn trên sông Mekong xuống thấp nhất trong 50 năm nay" để lấp liếm việc dòng sông Mekong đang bị các con đập đầu nguồn vắt hết nước, liệu có ai mà tin ở mồm mép các ngài được nhỉ?
Bauxite Việt Nam
Báo Thái Lan chỉ trích Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn sông Mekong, trong khi Bắc Kinh đổ lỗi cho thay đổi khí hậu.
Báo tiếng Anh Bangkok Post hôm 23/02 vừa có bài bình luận nói rằng, kể từ khi Trung Quốc hoàn thành một số đập nước, mỗi mùa khô dòng sông Mekong lại trở nên cạn kiệt.
"Tình hình năm nay tồi tệ hơn năm ngoái, và tương lai sẽ còn tồi hơn thế nữa khi nhiều đập đang được xây dựng ở Trung Quốc".
Trong khi đó cùng ngày tại Bắc Kinh, Tân Hoa xã ra bản tin nói mức nước đầu nguồn trên sông Mekong xuống thấp nhất trong 50 năm nay, nhiều thuyền bè của nước này đã mắc cạn, và cho đây là ảnh hưởng của El Nino.
Hãng thông tấn chính thức của Nhà nước Trung Quốc nói lượng nước chảy chỉ bằng 1/2 các năm đã khiến hàng chục chiếc thuyền mắc cạn. Hàng năm vào thời gian này, lượng nước chảy từ bình nguyên Tây Tạng là vào khoảng 400 – 500 mét khối/giây, nhưng năm nay chỉ còn 250 mét khối.
Trung Quốc cũng nói tình trạng khô hạn bất thường đã gây ra nhiều vụ cháy rừng tại tỉnh Vân Nam, một tỉnh có sông Mekong chảy qua.
Trung Quốc đã phải cho đóng cửa bốn đập nước tại Vân Nam để giữ nước.
Tuy thừa nhận một trong các yếu tố gây biến đổi môi trường có thể là các công trình xây dựng, Trung Quốc nói không chỉ một mình nước này, mà các nước khác chung dòng sông Mekong cũng đang xây cất các công trình lớn ở hạ lưu.

Đổ lỗi cho nhau
Bangkok Post trong bài báo nói về sông Mekong nhận định rằng sông Mekong nay khô cạn tới nỗi khó có thể được gọi là một dòng sông nữa.
"Thuyền đi từ khu vực Chiang Khong của tỉnh Chiang Rai (một tỉnh miền Bắc Thái Lan) tới cố đô Luang Prabang của Lào nay đã ngừng chạy vì nước quá cạn. Tàu chở hàng từ Trung Quốc cũng mắc kẹt tại Chiang Saen thuộc Chiang Rai".
Báo này trích lời ông Chirasak Inthayos, điều phối viên của Hệ thống Bảo vệ Nguồn lợi Thiên nhiên và Văn hóa sông Mekong nói rằng tình hình tại đây xấu nhất trong hơn chục năm nay.
Ông Chirasak cũng cảnh báo tới tháng Tư, đỉnh điểm của mùa khô, thì tình hình còn tồi tệ hơn nữa.
Bangkok Post chỉ trích việc Trung Quốc quyết định đóng cửa đập để trữ nước tại Vân Nam, nói điều này cho thấy Bắc Kinh "không quan tâm gì tới sự khó khăn của người dân các nước dưới hạ lưu".
"Trung Quốc chỉ quan tâm tới người dân của mình và các ngành công nghiệp, kinh doanh và nông nghiệp đang ngày được mở rộng của nước này".
Báo Thái nói các nước cùng chia sẻ dòng Mekong vì e ngại "Người anh cả" nên đã không lên tiếng khi Trung Quốc xây dựng đập nước đầu tiên trên sông Mekong, cho dù việc xây dựng này vi phạm quy định và luật lệ quốc tế.
"Nay tuy muộn nhưng chúng ta cần cất tiếng phản đối việc Bắc Kinh sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách bất công".
Bài bình luận trên Bangkok Post khép lại bằng câu: "Không thể để cho dòng sông, cũng như cuộc sống của những người phụ thuộc vào dòng sông này, bị hủy hoại.
"Nếu chúng ta cứ im lặng chịu đựng thì điều đó sẽ xảy ra".
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/02/100225_thai_china_mekong.shtml

Những người anh hùng Yên Bái

Cho đến tận hôm nay, cách đối xử của giới sử học – tất nhiên là giới sử học mác-xít – với cuộc khởi nghĩa Yên Bái vẫn không thay đổi bao nhiêu so với cách đây 50 năm. Tên của những người anh hùng trong cuộc khởi nghĩa này thì vẫn nằm đàng hoàng trên các đường phố Hà Nội, tuy vậy tấm gương đẹp đẽ bất khuất của họ lại không được mấy ai nhắc tới, thậm chí có những người như ông Nguyễn Khắc Đạm, con trai ông Nguyễn Khắc Nhu, công tác ở Viện Sử học – do ân tình của GS Trần Huy Liệu – nhiều năm còn phải im hơi lặng tiếng về người bố gan góc nổi tiếng của mình. Rõ ràng không ít vấn đề bí ẩn của lịch sử cận hiện đại còn đòi hỏi phải được "vén lên". Bài viết dưới đây tuy chỉ mới là một cảm nhận ở một vài khía cạnh nhưng điểm son của nó là nó đã phát hiện được cái tinh thần cơ bản của các lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng: biết "đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái và cá nhân". Thiết tưởng đó cũng là ánh chớp vạch thời đại khiến cho tổ chức này tuy chỉ tồn tại thực tế trong ba năm, vẫn cắm một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Bauxite Việt Nam

Nguyễn Thái Học (1902-1930) sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và làm khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.
Tôi đã đọc "Cuộc khởi nghĩa Yên Bái" trong tủ sách lịch sử Việt Nam.
Tôi đã đọc "Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng" của nhà sử học Bạch Diện.
Tôi đã đọc "Nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu" của chính con trai ông viết.
Lần giở từng trang sử Việt, tôi thật sự đã gặp những anh hùng, những người con của đất Việt thân yêu từ gần trăm năm trước. Hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tôi là vào một buổi sáng mờ sương, rét căm căm, 13 người anh hùng hiên ngang lên máy chém thực dân. Có anh thoáng nụ cười, anh gật đầu vĩnh biệt, anh lặng lẽ nhìn đất trời, mắt trừng sáng quắc, hiên ngang ngẩng đầu thách thức, thẳng bước ung dung và giơ tay vẫy tạm biệt. Người vang khúc hát, kẻ sang sảng đọc thơ, cùng tung hô câu "Việt Nam vạn tuế!" tiếng hát ấy vọng theo sông theo núi vang rền trên quê hương Việt Nam, lặn vào trong đất Việt Nam, thấm vào từng con tim, thớ thịt của những con người Việt Nam từ ngày ấy đến muôn đời sau.
Tôi đã lặng người đi khi ngắm nhìn bức tranh bi tráng và hào hùng đó, lịch sử đã sản sinh ra những anh hùng bất khuất, dân tộc Việt Nam lại có thêm những người con trung kiên lẫm liệt, đem máu mình thấm vào đất mẹ để trăm năm sau người đời còn nhớ và truyền nhau khúc hùng ca dũng đó.

Suy ngẫm
Có nhiều điều để con cháu ngày nay kính cẩn nghiêng người và suy ngẫm.
Tôi khâm phục họ, những con người đương thời, vì dân tộc mà sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng.
Tôi đọc lịch sử và thấm, thấm từ cách họ sống, họ suy nghĩ và đấu tranh từ cách anh em nghĩa sĩ đối đãi với nhau như người thân thuộc.
Tôi suy nghĩ mãi về mẩu chuyện Nguyễn Thái Học từ chối lời đề nghị trốn trại của một cai ngục sau khi ông bị bắt cùng 12 đồng chí khác, hồi hộp và mong chờ trước hình ảnh ông ngồi suy tính và quyết định, ông nhớ từng nét mặt, từng thói hay tật xấu của từng anh em nghĩa sĩ của mình, ông lo cho họ, lo lắng thật nhiều. Tôi đã lặng thật lâu sau đó khi đọc đến đoạn ông thinh lặng cả tuần lễ để suy xét về quyết định từ chối của mình việc cùng trốn ngục. Không phải vì ông yếu bóng vía hay hèn nhát mà rốt cuộc cũng chỉ vì lo cho những người anh em. Thế đấy, tấm lòng ông nặng về đạo đức và trách nhiệm, trọng tình cảm hơn là vội vàng, toan tính và thủ đoạn.
Tôi đã đọc và cảm nhận trong cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái những sắc thái nổi bật hơn cả những gì mà nhiều sách sử đã từng viết. Đó chính là hai từ tình nghĩa. Thứ tình nghĩa toát ra từ chính những con người lãnh đạo, từ chính lòng nhân dân. Tôi đã đọc đến đoạn cuộc họp ở làng Võng La, khi bị gián điệp bán đứng và giặc bao vây, thì chính những người lãnh đạo được nhân dân cưu mang che chở. Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu được người dân cho mượn áo, cuốc xẻng vờ giả làm nông dân ra đồng, các đồng chí khác cũng len lỏi vào cùng với dân làng. Phó Đức Chính thì được một người phụ nữ vừa sinh xong giấu vào ổ rơm, khi đó ông bị thương rất nặng.
Tôi để ý đến cái tình người trong cách các ông đối đãi với nhau và với những nghĩa sĩ anh em, sống như các ông, sống hết mình và tràn đầy nhiệt huyết.
Tôi đã nhìn thấy cô Giang trong hôm Nguyễn Thái Học bị chém. Tôi cảm nhận được nỗi đau của cô, tôi đã đọc hai bức thư cô viết và lặng người rất lâu trước gốc đa bên đường nơi người con gái trung liệt ấy tuẫn tiết.
Tôi đọc về thời đi học của Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, thấy nhiều câu chuyện ấn tượng, về nếp sống, về suy nghĩ, về cách nhìn đời và lý tưởng của các ông. Các ông sống có lý tưởng và có cái nhìn thức thời trước thời cuộc và vận mệnh đất nước.
Nguyễn Khắc Nhu cũng là một thanh niên hiếu học, yêu nước, trọng đạo, ông yêu dân và quan tâm đến việc cải cách xã hội, ông dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, ông vận động nhân dân đào giếng uống nước sạch, dệt khăn cho từng người dùng riêng, giảm bớt nhiều hủ tục lạc hậu trong nhân dân.
Tôi để ý đến cái tình người trong cách các ông đối đãi với nhau và với những nghĩa sĩ anh em, sống như các ông, sống hết mình và tràn đầy nhiệt huyết.
Tôi cảm nhận được tiếng hét căm thù giặc nơi các ông. Tôi nghe văng vẳng bên tai lời Nguyễn Khắc Nhu thống thiết kêu gọi quân lính đầu hàng, chĩa giáo mác về phía quân thù trong cái đêm khởi nghĩa ấy. Tôi hiểu ông suy nghĩ thế nào khi bị thương và tự sát, mà phải tự sát đến lần thứ ba mới được chết để giữ tròn khí tiết. Cái chết oanh liệt của ông đã gây xúc động mạnh cho nhân dân cả nước, các sĩ phu yêu nước thời bấy giờ và muôn đời sau. Ông đã "vì dân quyên sinh, vì nước quyên sinh, vì đảng nghĩa quyên sinh, thề chẳng tham nhìn giặc nước; lòng ông không chết, danh ông không chết, tinh thần ông không chết, quyết đem cái chết giục đồng bào".

Việt Nam hiện nay ca tụng nhiều chiến công lịch sử, nhưng chưa nói hết về Nguyễn Thái Học
Tôi còn ngạc nhiên hơn khi đọc câu chuyện lãnh tụ Nguyễn Khắc Nhu tự nguyện sát nhập tổ chức Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng, và bằng lòng đứng dưới quyền chỉ huy của một người sinh viên kém ông cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm đấu tranh. Ngẫm nghĩ mãi, tôi mới hiểu rằng lịch sử có lý do khi khắc ghi tên tuổi của họ. Bởi vì những con người ấy đã có một hành động thật bình thường và rất tự nhiên – họ đã đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi của đảng phái và cá nhân.
Khi nói về cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái nhằm dân chủ hóa Việt Nam và Đông Dương của Việt Nam Quốc Dân Đảng, khi nói về Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Đoàn Trần Nghiệp, Cô Bắc, Cô Giang, Đỗ Thị Tâm, thú thật, người Việt Nam nhiều thế hệ nay ít ai biết đến, hay chỉ là biết rất sơ sài và tổng thể đó là một cái gì đó mờ nhạt, ánh lên trong lịch sử rồi qua đi rất nhanh. Môn lịch sử trong nhà trường Việt Nam ít chú trọng đến tổ chức này, phong trào này và những cái tên này.
Đó là sự thật và là một thiếu sót vô cùng lớn vì người ta cần đọc lại một thời hào hùng của dân tộc mà đôi khi nhiều người đã cố tình bỏ qua.
NTTT
Tác giả đang học đại học ở Việt Nam, là một trong những người nhận học bổng năm 2009 của Nguyễn Thái Học Foundation, một tổ chức đặt tại Hoa Kỳ nhằm vinh danh di sản của Nguyễn Thái Học. Bài viết đánh dấu 80 năm ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (10 tháng Hai 1930).

Nguyễn Thị Thanh Trinh
Nguồn: bbc.co.uk

Cảnh giác với thủ đoạn bành trướng mềm của Trung Quốc

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người có 13 năm làm Đại sứ Trung Quốc trong những năm mối quan hệ giữa hai nước đang từ anh em trở thành cừu thù, là người có thẩm quyền hơn ai hết trong việc đo lường bụng dạ nông sâu của nước lớn láng giềng phương Bắc, cũng là một trong những bậc lão thành cách mạng có mối quan tâm đặc biệt đến sự "hiện diện" bằng nhiều phương cách của Trung Quốc trên đất nước chúng ta hôm nay. Thiếu tướng lại vừa gửi đến chúng tôi bài viết nóng hổi dưới đây, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam


Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Có thể nói bành trướng là một bản chất bất biến của những người cầm quyền Trung Quốc, một sản phẩm mang tính Đại Hán được kế thừa nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác và phát triển đến mức ngang ngạnh nhất cùng với Nhà nước Trung Hoa hiện đại

I. Thủ đoạn bành trướng cứng (bằng lực lượng vũ trang) của Nhà nước Trung Hoa thì Việt Nam cảm thấy rõ hơn ai hết. Năm 1974, họ dùng lực lượng mạnh hơn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.  Năm 1979 họ đem nửa triệu quân xâm lược các tỉnh biên giới Việt Nam, tuy bị quân dân ta phản kích phải rút lui nhưng nhiều điểm cao sát bên kia thì vẫn nằm lỳ và giở chiến thuật lấn đất, đắp bờ kè trên sông, nhổ cột mốc thừa cơ cắm dịch sâu vào đất ta để tranh từng tấc sông ngọn núi của ta, khiến cuộc đàm phán về đường biên giới giữa hai nước biến thành một cuộc đấu tranh giai dẳng kéo dài – có thể nói là dài nhất trong lịch sử mọi cuộc thương thuyết biên giới ở Việt Nam từ trước đến nay – mà sự lỳ lợm ranh ma của đối phương trong việc hoạch định đường biên giới trên thực địa khiến các đoàn công tác của chúng ta nhiều lúc phải đối phó hết sức vất vả (xem Wikipedia: Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam – Trung Quốc). Năm 1988 họ chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, dùng chiến hạm đánh đắm tàu và giết hại 74 chiến sỹ Việt Nam ra tiếp tế cho quân đồn trú của Việt Nam giữ quần đảo Trường Sa của mình. Họ lại tự ý vẽ một cái "lưỡi bò" xâm phạm hải phận quốc tế và bao chiếm gần hết biển Đông. Như thế mà mồm họ cứ nói rất giẻo là Trung Quốc muốn bắt tay với các nước để xây dựng một thế giới hài hòa, làm sao mà ai nghe được.

Nhắc lại một lần nữa về quần đảo Hoàng Sa. Từ đời vua Minh Mạng thứ 15, đã có sắc chỉ ban cho Đội trưởng Hải đội quân Hoàng Sa, phái Hải đội ra Hoàng Sa tìm kiếm hải sản, coi giữ các đảo và cắm bia khẳng định chủ quyền của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay). Tại đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi hiện còn miếu Âm Linh, nơi đó dân chúng và Triều đình tế sống các thành viên Hải đội Hoàng Sa trước khi xuất phát. Thời Pháp thuộc thì Hoàng Sa do một phân đội quân Pháp đóng giữ. Thời Việt Nam Cộng hòa thì Hoàng Sa thuộc quyền cai quản của một phân đội quân  VNCH. Thử hỏi có bóng dáng một người Trung Quốc nào trên bãi "cát vàng" này trong suốt những thời kỳ dài như vậy?
Cho dầu Trung Quốc có lục hết mọi kho thư tịch cũng không tìm ra được cứ liệu cổ xưa nào ghi danh Hoàng Sa thuộc lãnh thổ của họ. Ngay cả tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung, Tổng binh trấn thủ Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) vẽ cũng ghi Hoàng Sa là thuộc An Nam (Việt Nam). Bí quá, gần đây họ lại bày trò "khảo cổ" khai quật Hoàng Sa "tìm thấy tự liệu văn vật Trung Quốc" hòng chứng minh cái gọi là chủ quyền. Nhưng tư liệu khảo cổ đâu có thể là tiêu chí để xác định chủ quyền quốc gia của bất cứ nước nào. Chưa nói là những "tư liệu văn vật" mà họ rêu rao, có ai chứng minh được là thật hay giả.
Sự thật rành rành là vậy mà họ luôn luôn trơ tráo lu loa rằng Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Nam Hải (biển Đông) thuộc chủ quyền của TQ "không thể tranh cãi"! Báo chí của Trung Quốc còn nói bừa rằng năm 1974 họ "phản kích" "giành lại" Tây Sa (Hoàng Sa), "đẩy lui" Việt Nam, Malaysia, Philippin "xâm chiếm", "phá hoại" Nam Sa (Trường Sa) (?!). Rõ là giọng lưỡi kẻ mạnh "vừa ăn cướp vừa la làng"!!
Tham vọng bành trướng cứng của TQ còn lộ rõ trên tạp chí Hoàn cầu thời báo ngày 18/03/2009 và trên "Đài Phượng Hoàng" của Trung Quốc ngày 09/12/2009, qua các bài báo của các tác giả Đới Hy, Mã đinh Thịnh, Tống hiếu Quân. Trích một đoạn sau đây: "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa (Trường Sa) để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên tại Nam Hải (biển Đông), thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Nam Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác… Tây sa (Hoàng Sa) có sân bay, máy bay vận tải, chiến đấu, tiếp dầu, có thể hạ, cất cánh tại đây, hệ thống ra-đa tiên tiến, là một căn cứ quân sự lớn, cộng thêm khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì toàn bộ khu vực Nam Hải (biển Đông) sẽ nằm trong sự khống chế của Hải quân và không Quân Trung Quốc. Như vậy có thể nhìn thấy tương lại Trung Quốc có thể thu hồi toàn bộ các đảo ở Nam hải rồi".
Dã tâm đến thế mà những người nắm quyền ở Trung Quốc vẫn luôn mồm nói "hữu nghị" ngọt xớt, nhất là đối với Việt Nam để phỉnh phơ những người nhẹ dạ. Ai trong số 85 triệu dân chúng và quan chức nước ta có thể mắc vào "mồi nhử" này được nhỉ?
II. Song song với bành trướng cứng, dựa vào khối dự trữ ngoại tệ rất lớn, những người cầm quyền Trung Quốc hiện đương triển khai thủ đoạn "bành trướng mềm" (bằng đô la). Họ tung tiền ra mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) đất đai, hầm mỏ, núi rừng của các nước nghèo ở Châu Phi, châu Á. Họ đưa người của họ đến khai thác trồng trọt, khai phá, làm nhà, đem vợ con đến hoặc lấy vợ người bản địa, 50 năm sinh con đẻ cháu sẽ thành những làng Trung Hoa, thị trấn Trung Hoa là lãnh địa của họ trong lòng nước sở tại, vô hình trung quốc gia hữu quan mất đứt một phần lãnh thổ. Khu kinh tế đặc biệt Bò Tèn thuộc tỉnh Luông Nậm Thà của Lào chỉ mấy năm lại đây có casino, khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng… phần lớn là của người TQ, một số ít người Lào chỉ làm các việc như vệ sinh, dọn dẹp, khuân vác… Với 97% dân số là người TQ thì tự nhiên huyện Bò Tèn trở thành một thành phố nhỏ của Trung Quốc, còn cựa vào đâu được nữa.
Họ viện trợ không hoàn lại cho nước nghèo để được hàm ơn, từ đó dễ xâm nhập và chi phối. Họ còn nham hiểm đến mức "mua" cả người, là những người có chức quyền nào đó, hoặc có vai vế để dễ đàng hoạt động, bằng cách tặng, biếu, đãi đằng, phỉnh nịnh tâng bốc, nếu mua được những người đứng đầu quốc gia – cái đích ngắm lớn nhất của họ – thì họ tha hồ tự tung tự tác.
Ở Việt Nam họ đã vào được Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu số một của nước ta để khai thác bauxite. Gần đây họ lại cùng Hồng Kông, Đài Loan mua (hoặc thuê dài hạn 50 năm) 264 ngàn hecta rừng trong đó có cả một phần rừng đầu nguồn, của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Dương, nói là để trồng nguyên liệu. Chưa biết họ trồng nguyên liệu gì, có trồng hay không, nhưng đã mua được thì họ tự do chặt phá (trong khi ta phát động trồng rừng). Hàng mấy trăm ngàn hecta rừng  nhất là rừng đầu nguồn mà bị chặt phá thì đến mùa mưa, lũ lụt vô cùng lớn chắc chắn sẽ gây tai họa khủng khiếp cho dân, phá hoại đường sá, cầu cống, mùa màng. Mùa khô,  nước các sông sẽ cạn kiệt, hoa màu thiếu nước tưới, các công trình thủy điện thiếu nước khó hoạt động. Mặt khác cần phải nghĩ tới việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên khoáng sản quý dưới lòng đất mang về nước họ. Nhưng còn quan trọng hơn nữa là trong các khu rừng rộng lớn ấy sẽ chứa đựng bao nhiêu người Trung Quốc sang khai thác rừng và làm gì nữa, có vũ trang không, ai mà biết được. Trách nhiệm thuộc về ai trong mối hiểm họa vô cùng đáng sợ này? Chưa thấy những người cầm cân nẩy mực có câu trả lời.
Đây không chỉ là hành động bành trướng mà là sự phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường, phá hoại đời sống của nhân dân và phá hoại an ninh đất nước  một cách gớm ghê, thâm hiểm.
Ở đồng bằng và ven biển nước ta, Trung Quốc sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra cạnh tranh với các nước, đầu tư xây dựng công trình, xí nghiệp và một khi trúng thầu xây dựng nhiều công trình (trên thực tế họ đã trúng thầu khắp từ Bắc, Trung, Nam, nhưng hình như chưa một cơ quan có trách nhiệm nào thống kê xem con số là bao nhiêu), họ đưa ồ ạt lao động của họ vào, cộng với vô số người Trung Quốc vào theo đường du lịch. Thế là từ trên rừng đến đồng bằng, ven biển có hàng vạn người Trung Quốc tự do cư trú, đi lại không kiểm soát được, tạo thành đạo quân thứ 5 của những người cầm quyền Trung Quốc.  Mối nguy tiềm ẩn ra sao tưởng không cần phân tích cũng đã rõ!
Trước những hành động của "Ông láng giềng hữu nghị" trên biển Đông cũng như trên đất liền Việt Nam,  hàng triệu người Việt Nam yêu nước đang rất bức xúc và sôi gan. Chúng ta phải làm gì đây?
Ngày 25-2-2010
NTV
Số 23, ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

25 tháng 2 2010

Vấn đề tranh đấu

Ðược dịp đọc qua về những kỹ thuật chiến đấu chúng ta thấy được nhận xét sau đây :
Phía A có lực lương tập trung ở một chỗ và đưa quân đi đánh rãi rác xung quanh .
Phía B có lực lương nằm rãi rác chung quanh như lại tập trung đánh dứt điểm một địa điểm .
Khi phân tích cả hai phía , chúng ta thấy phía B có lợi thế chiến thuật mạnh hơn và dễ thành công hơn phía A .
Áp dụng vào vấn đề tranh đấu cho việc bảo vệ tổ quốc và đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền cho VN . Trong tình hình hiện giờ chúng ta có rất nhiều cá nhân , nhiều đoàn thể , nhiều tổ chức riêng rẻ .........., chúng ta chưa thành hình được một tổ chức thống nhất ( Vì sẽ có những cá nhân trá hình len lõi vào phá đám .......và vì bản tính tham danh lợi .......của con người làm cho một tổ chức thống nhất khó hình thành ). Nhưng tất cả chúng ta đã có một chủ đích thống nhất rồi là : " Bảo vệ tổ quốc VN chống quân xâm lược (hiện giờ là TQ ) và đòi hỏi đa đảng , tự do dân chủ và nhân quyền cho VN ".
Nhận đinh được như vậy thì mỗi cá nhân hay tổ chức đoàn thể ........cứ tập trung vào chủ đích đó mà tùy nghi hành động " Tùy cơ ứng biến ". Rồi từ từ trong mọi chuyện , chuyện gì đến thì ắt sẽ đến .
Khí cụ để hành động có tác dụng cao hiện giờ là truyền thông, bằng hình thức xử dụng Internet .

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11804


75 từ Bắc VÀO VƠ VÉT NGƯỜI , 2010....VƠ VÉT NGƯỜI VÀO !!Úi dào... sao trong Lam Nắm ăn mày thế nhỉ !ngoài BẮc tuyệt..không có đâu nhá !!

Phóng sự ảnh:

Chăn dắt người già

TT - Không chỉ trẻ thơ bị chăn dắt, ở TP.HCM nhiều cụ
ông, cụ bà ốm yếu, bệnh tật cũng bị những nhóm
người bất lương chăn dắt
đi ăn xin, bán vé số... Những kẻ chăn dắt này lợi
dụng tuổi "xế chiều"
già yếu của các cụ cùng sự thương hại của người đi
đường mà trục lợi.

Một cụ già thuộc đường dây ông C. (Thanh Hóa) nhận
tiền bố thí của
người qua đường trên cầu Ông Lớn (đại lộ Nguyễn
Văn Linh, Q.7). Khi
chúng tôi hỏi chuyện, cụ hoảng sợ dùng nón che mặt

Sau khi bán vé số ở quán nhậu trên đường Điện Biên
Phủ đoạn quận 3,
một bà cụ run rẩy đưa tiền cho người đàn ông đẩy xe
để đi bán tiếp.
Người đàn ông này thuộc đường dây ông C. (Phú Yên)
trên đường Nguyễn
Đình Chiểu (quận 3)

Xe đẩy một cụ bà bán vé số qua nơi những kẻ chăn
dắt tranh thủ ăn nhậu (bìa phải), chờ các cụ bán xong
thu tiền

Hai người đàn ông ngồi vắt vẻo phía ngoài một quán
nhậu ở quận 3 chờ các cụ bán xong để thu tiền

Hơn 25 cụ già độ tuổi 63-82 (hầu hết quê ở Tuy An, Phú
Yên) tại một
tụ điểm trong con hẻm đường Phạm Văn Hai (P.5, Q.Tân
Bình). Mỗi ngày
các cụ ngồi xe lăn rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm bán
vé số từ 17g
đến 1g-2g sáng mới trở về nhà. Đây là đường dây do
ông chủ tên H. (Phú
Yên) chăn đắt. Trong ảnh: các cụ ngồi chờ chủ phát vé
số để đi bán

...Và bữa cơm cực kỳ đạm bạc của những người già
bán vé số
Hình ảnh hàng chục ông cụ, bà cụ 70-80 tuổi lụ khụ
ngồi lọt thỏm trong những chiếc xe lăn, trên tay là
những xấp vé số, đằng sau họ là những người khỏe
mạnh đẩy xe hoặc hình ảnh các cụ ngồi co ro, run rẩy
bên lề đường ăn xin xuất hiện ở nhiều tuyến
đường, cây cầu trên địa bàn TP.HCM... Mấy ngày qua, Sài
Gòn trở lạnh, các cụ vẫn phải lê lết thân già dưới
sương đêm, trong những đợt gió rét lạnh trên đường...

PV Tuổi Trẻ đã lần theo ba đường dây chăn dắt người
già tại Sài Gòn. Đường dây chăn dắt người già đi ăn
xin do tên C.
(quê ở Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa) cầm đầu. Cứ
khoảng 20g, C. lại chở các cụ ông, cụ bà trên 70 tuổi
tới các cây cầu Ông Lớn, Ông Bé... trên đại lộ
Nguyễn Văn Linh (Q.7) để "hành nghề" ăn xin.

Suốt quá trình các cụ ngồi co ro xin tiền trên cầu, C.
luôn di chuyển một cách bí mật để giám sát. Cứ khoảng
vài giờ, C. lại chở các cụ thay đổi địa điểm từ
cây cầu này qua cây cầu khác... Đến khoảng 0g, C. đảo
xe một vòng đón các cụ về phòng trọ tại khu trọ gần
sân bóng đá Kim Sơn (ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình
Chánh).

Tương tự, đường dây chăn dắt người già yếu đi bán

số do một người đàn ông cũng tên C., quê ở Phú Yên
tổ chức. C. thường về Phú Yên gom các cụ già yếu tại
địa phương có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn vào TP.HCM
dẫn đi bán vé số. C. thuê một dãy phòng trọ trên
đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) làm nơi trú ngụ và
điều phối hoạt động của các cụ già.

Một cụ ông trong nhóm cho biết: "Tụi tui già yếu rồi
không làm được gì ở quê nữa, anh C. dẫn vào đây bán
vé số. Cứ bán xong phải giao tiền ngay và vé số thừa
cho chủ. Mỗi tháng chủ trả khoảng 1 triệu đồng".

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=11825

Thận trọng với chủ trương dân quân tự vệ biển

Ngay khi chủ trương thành lập dân quân tự vệ biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, TS Luật cù Huy Hà Vũ đã có bài viết cảnh báo tính không khả thi của nó. Tất nhiên, ai chẳng biết đây là một ứng phó của chúng ta trước hành vi ngang ngược của ông bạn láng giềng đang ra điều làm mưa làm gió trên vùng biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế và bất chấp cả những lời nói giẻo quẹo của chính ông ta về quan hệ láng giềng hữu hảo xây dựng với người bạn "môi hở răng lạnh" từ bao nhiêu đời nay. Nhưng đưa ra một chủ trương mà không tính toán cho hết các mặt lợi hại cũng như không có đủ một tầm nhìn chiến lược về chủ trương đó thì nhiều khi lại phải trả giá rất đắt, bởi nếu như ta nghĩ được một ắt kẻ vốn luôn luôn có âm mưu nham hiểm và có lợi thế hơn ta về sức mạnh trên biển cũng như chiến dịch "biển người" của họ còn nghĩ được mười (chưa nói bản thân chủ trương ấy có ẩn chứa động cơ gì trong chính sách đối nội cũng không phải không đáng đặt câu hỏi cho hết lẽ). Vì thế BVN xin đăng bài viết này như một tiếng nói góp phần cân nhắc thêm các phương diện khác nhau của chủ trương thành lập dân quân tự vệ biển, để cơ quan chức trách xem xét thật kỹ những quyết sách cụ thể đối với chủ trương lớn này của Nhà nước ta.
Bauxite Việt Nam
Hình minh hoạ. Tác phẩm "Nữ dân quân vùng biển" của Trần Văn Cẩn.

Vừa thoát khỏi cảnh tàu neo bờ do lệnh cấm đánh bắt hai tháng rưỡi của Trung Quốc, ngư dân Việt lại bị binh lính nước này ngược đãi khi ra khơi mùa mưa bão. Bảo vệ ngư dân trở thành một đòi hỏi cấp bách. Với Dự luật Dân quân Tự vệ mà Quốc hội đang thảo luận, dân quân tự vệ biển thu hút được sự chú ý. Thế nhưng, một khi đã thành luật, cần hết sức thận trọng trong triển khai thực tế.
Các loại dân quân tự vệ nòng cốt khác là dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ tại chỗ và dân quân tự vệ binh chủng. Như vậy, ta thấy rằng trong thời bình, họ sẽ đóng vai trò an ninh đối nội hơn là đối ngoại. Nhưng với dân quân tự vệ biển thì ngược lại, khi mà biển Đông thường xuyên căng thẳng, họ phải gánh nhiệm vụ nặng nề về an ninh đối ngoại.
Nếu đặt dân quân tự vệ biển trong chiến lược tổng thể về an ninh và quốc phòng, thì chủ trương về một lực lượng bán vũ trang mới là suy tính hợp lý và hiệu quả trong dài hạn. Ở tình huống có xung đột vũ trang, cục bộ hay diện rộng trên biển, hải đảo và dọc bờ biển, dân quân tự vệ biển sẽ thật sự hữu dụng. Nhưng xét ở những nhiệm vụ tức thời, e rằng cần có cái nhìn thực tế hơn.

Với những thông tin liên quan được loan tải, dễ khiến ta hiểu rằng ngư dân sẽ đảm nhận việc bảo vệ chính mình, và qua đó bảo vệ chủ quyền biển quốc gia.
Về nguyên lý chính trị, việc người dân phải tự bảo vệ về an ninh đối ngoại, là không đúng. Từ cổ chí kim, trách nhiệm này luôn thuộc về nhà nước, mà quân đội và công an là nòng cốt.
Về thực tế, phòng vệ và tác chiến trên biển (và trên không) đòi hỏi tinh thần và "chuyên môn" đặc biệt, mà ngư dân không phải dễ dàng để hội đủ. Ra khơi đơn giản là kiếm sống, nên họ có thể sẽ sinh sống bằng nghề khác, ở địa bàn khác nếu thấy tư cách dân quân biển sẽ khiến sinh mạng bị đe dọa hơn.
Việc cấp giấy chứng nhận mang vũ khí để tránh cho họ bị quy kết là cướp biển, là bất khả thi. Một tấm giấy với quốc huy Việt Nam, được cấp bởi cấp xã, huyện, tỉnh hay thậm chí là Bộ Ngoại giao, đều không phải mặc nhiên có hiệu lực với các quốc gia và lãnh thổ có lực lượng quân sự tại biển Đông. Phối hợp để nhận được con dấu từ Bộ Ngoại giao của tất cả các đối tác này, cho tất cả tàu cá Việt, là điều ảo tưởng…
Và trên hết, khi đưa một quyết sách đối ngoại, cần tính đến đối sách có thể có của các bên liên quan.
Với yêu sách "đường lưỡi bò", Trung Quốc dễ nhận định rằng động thái của ta là một biện pháp tinh khôn, vừa tăng cường lực lượng biển trải dài trên cả nước, vừa có thể khiến họ bẽ mặt ngoại giao nếu dùng hải quân hùng mạnh để chống lại dân quân Việt.
Để bảo vệ lãnh hải và ngư dân, nếu ta danh chính ngôn thuận tăng cường hải quân, sẽ không ai suy tính gì khác, vì các quốc gia Đông Á đều đang tăng cường quân lực. Nhưng khi tăng cường "hải dân quân", ta đồng thời cũng đã mở ra cho họ một "kênh" mới. Trung Quốc và Việt Nam có chung thể chế. Họ có thể dễ dàng và nhanh chóng dùng ngay giải pháp của ta để đáp lại. Nếu điều này xảy ra, việc triển khai và thực thi của họ sẽ mạnh mẽ và hiệu quả hơn ta nhiều lần.
Ngày 10/11/2009, 17 tàu cá Trung Quốc bị biên phòng Thừa Thiên – Huế truy đuổi, phạt và phóng thích. Khi dư luận Việt Nam còn chưa hết hào hứng với dân quân tự vệ biển, việc ngư dân Trung Quốc lần đầu tiên vi phạm lãnh hải với quy mô lớn như thế, là tình huống không thể xem nhẹ. Hạ tuần tháng Sáu 2009, đã có ồn ào ngoại giao do Indonesia bắt giam cùng lúc đến 8 tàu cá cùng 75 người Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Còn vụ mới đây ở hải phận Việt Nam, chỉ riêng một chiếc bị bắt lại đã có 13 người trên đó.
Khi những đoàn lớn tàu cá xâm phạm lãnh hải nước khác, lý lẽ của Trung Quốc là ngư dân của họ đang hoạt động trong "ngư trường truyền thống". Đã rõ trong chiến lược, Bắc Kinh dùng ngư dân và nghề cá để áp đặt chủ quyền lên lãnh hải của láng giềng.
Thử hình dung, sau vài lần những đoàn tàu cá lớn Trung Quốc hoạt động ở "ngư trường truyền thống" trong hải phận Việt Nam, va chạm với dân quân biển của ta, thì có thể chăng, trên vùng lưỡi bò "của họ" sẽ không còn ngư dân thường nữa, mà là hàng đoàn lớn dân quân biển Trung Quốc "tác nghiệp"?
Nói dân quân tự vệ biển sẽ góp phần gia tăng tiềm lực bảo vệ chủ quyền biển thì đúng, chứ nói họ "bảo vệ chủ quyền biển" thì quá đà trên nhiều mặt. Tổ chức ngư dân thành dân quân tự vệ tại chỗ, không hoạt động hoặc hoạt động rất hạn chế trên biển (chẳng hạn, tự vệ của đơn vị vận tải biển), thì khả thi về mặt chiến lược, còn biến họ thành lực lượng bán vũ trang thường trực, thì đã không thích đáng ngay từ chiến thuật.
Nói thêm:
1. Nguyên bài này được viết vào ngày 15/11/2009, dự định đăng báo trong nước để cảnh báo, nhưng không thành.
2. Sau vụ xâm nhập nghiêm trọng vào lãnh hải Việt Nam, cách bờ biển Thuận An chỉ 24 hải lý kể trên, đầu tháng 01/2010, lại có tin "hầu như ngày nào cũng có tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển chủ quyền của Việt Nam…, có khi lên tới 3 - 4 tốp với hàng chục chiếc". Còn tin nóng hổi là ngày 29/12/2010 [nguyên văn viết nhầm, thật ra là ngày 29/1/2010 Bauxite Việt Nam], sát bờ biển Quảng Trị, đã phát hiện 100 tàu cá Trung Quốc; ngày 04/02/2010, 30 tàu cá Trung Quốc đã vào sâu trong vùng biển Đà Nẵng.
Có lẽ những người làm chiến lược ở Hà Nội đã ở vào tình thế khó khăn mới, không chỉ về đối sách tương ứng, mà còn trên bình diện bao quát và lâu dài hơn. Cụ thể, một Luật biển Việt Nam được dự trù sẽ phải thể hiện thế nào và mức độ khả thi ra sao trước tình hình mà nay, có lẽ người dè dặt cũng không tránh khỏi nhận định rằng việc dùng tàu cá xâm nhập lãnh hải Việt Nam đã nằm trong sách lược và chiến lược của Bắc Kinh.
3. Xin được phép nhắc lại cảnh báo mà tôi đã muốn thể hiện trong bài viết: chớ để Trung Quốc có cơ hội dùng ngay thủ pháp "dùng dân đánh dân", bằng lực lượng "ngư dân tự phát" mà vô hiệu hóa lực lượng "tự giác" của ta, trong đó có dân quân tự vệ biển.
4. Những diễn biến này (và các diễn biến khác) thật sự đặt vấn đề về tư duy có trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Sách lược, chiến lược của quốc gia hay đường hướng, cương lĩnh của đảng phái không thể được xây dựng trên sự đối phó nhất thời, chỉ cốt "đáp ứng" trước dư luận hay tình hình.
08/02/2010
LTH
Nguồn: talawas.org

Chính sách ngoại giao cận siêu cường của TQ – Những triển vọng và khó khăn chực chờ

China's quasi-superpower diplomacy: prospects and pitfalls

Willy Lam 9/2009
NTQ chuyển ngữ, Bauvinal hiệu đính
Giáo Sư Willy Lam là một chuyên gia về Trung Quốc hiện đại, với bài viết này ông nêu lên những điểm mạnh-yếu của TQ trong một tình hình quốc tế rối rắm sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 với nhiều cảnh giác về mối hiểm họa Trung Quốc không những đối với các nước láng giềng mà còn có khả năng thay đổi cán cân tương quan lực lượng giữa nước này và khối đồng minh Nhật-Hàn-Mỹ, Mỹ-Đài Loan ở khu vực Châu Á-TBD khi TQ trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế và quân sự. Với cái nhìn đa chiều và kiến thức khá uyên bác, nhất là hiểu thấu tình hình nội trị và cơ chế đầy mâu thuẫn của Trung Quốc, Willy Lam đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh khá đầy đủ về "triển vọng và khó khăn chực chờ" của TQ trong những năm tới. Bài viết này có nhiều phiên bản (xem phụ lục), tuy nhiên bản được chuyển ngữ này tương đối đầy đủ nhất, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Biên tập Bauvinal

Mục lục
I.  Tóm tắt các điểm chính
II.  Những tìm kiếm chìa khóa và cột mốc chủ yếu đi đến tương lai
III.  Căn nguyên của chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Trung Quốc
IV.  Triển khai sức mạnh cứng rắn không gì ngăn cản được – Nhiệm vụ mở rộng của Quân đội giải phóng nhân dân
V.  Mối liên hệ mới với Mỹ: Hợp tác và ganh đua trên một nền tảng ngang bằng
VI.  Triển khai sức mạnh tài chính
A.  Khiêu khích sự ngự trị của đồng đô la và những sáng kiến táo bạo khác
B.  "Chính sách vươn ra" trong việc Thâu tóm các Tài sản ở Nước ngoài
VII.  Những đột phá chủ yếu của chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Trung Quốc
A.  "Chính sách ngoại giao khoanh đỏ"
B.  Bước nhảy vọt vĩ đại của Trung Quốc: Sự triển khai Nhu Lực không mệt mỏi
VIII.  Các trở ngại trong chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Bắc Kinh và sự triển khai sức mạnh
A.  Các tranh chấp chủ quyền trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa – và căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với ASEAN, Nhật Bản và Ấn Độ
B.  Sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với "Xung đột các nền văn minh"
C.  Chính trị nội bộ Trung Quốc trong vai trò thúc ép phải có bước nhảy vọt vĩ đại
IX.  Kết luận: Trung Quốc và thế giới phải học cách tự điều chỉnh cho phù hợp nhau
Về tác giả

I. TÓM TẮT CÁC ĐIỂM CHÍNH

Năm 2009 sẽ đi vào lịch sử như một bước ngoặt trong việc đánh dấu thời kỳ mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Với đỉnh cao biểu đồ tăng trưởng kinh tế ở mức 8% mặc cho khủng hoảng tài chính thế giới, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (PRC) được xem như là một đầu tàu xuất sắc trong việc phục hồi kinh tế toàn cầu. Quân đội Giải  phóng nhân Dân (PLA) đang đóng tàu ngầm và hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và phi hành gia trong nước đầu tiên sẽ đặt chân lên mặt trăng trước năm 2015. Lợi dụng những thiệt hại mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng xuống hệ thống thao túng (về tài chính) của Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) tiến hành truy lùng một cấu trúc tài chính quốc tế mới, hoặc một cái gì đó mà không bị Mỹ thống trị.

Bài viết này khảo sát mục tiêu Trung Quốc đang tích cực theo đuổi về sức mạnh cứng lẫn mềm, đặc biệt là những cách thức mà Bắc Kinh đang tiến hành chính sách ngoại giao cận-siêu-cường để bọc lót cho việc bắt đầu vươn lên của đất nước trong trật tự thế giới mới. Những quan hệ mật thiết về ngoại giao và địa chính trị của Trung Quốc trong sự bật dậy này sẽ được đánh giá toàn diện.
Trong lúc Bắc Kinh kết bạn và phe phẩy cờ hiệu tại các vùng xa xôi như Châu Phi và Mỹ La tinh, họ cũng cảnh giác trước những thách thức chưa từng có ở đâu đó. Vướng vào các mối liên kết cộng sinh về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, một siêu cường đơn độc của thế giới và một cận-siêu-cường đang tiến nhanh ghìm nhau để nâng cao hợp tác trên mặt trận tài chính và kinh doanh. Song hai "đối thủ cạnh tranh chiến lược" này đang mong có lúc so kiếm nhau ở một số mặt đối đầu về an ninh và ngoại giao. Quan hệ của Trung Quốc với những láng giềng quan trọng như Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng đồn đang lan nhanh về một lập luận về "mối đe dọa Trung Quốc". Sự cọ xát giữa một bên là Trung Quốc và một bên là các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines đã căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền trên mười mấy đảo nhỏ trong vùng biển Nam Trung Hoa. Cũng có những dấu hiệu cho thấy các nước Úc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc có thể cân nhắc đến lợi thế của họ khi bắt tay với Mỹ để kìm hãm bớt uy thế của Trung Quốc. Do đó, mặc dù đang có thành tích đáng kể về kinh tế và quân sự, giới lãnh đạo CCP đã trở nên nóng ruột hơn bao giờ hết về sự bực dọc đối với một "chính sách ngăn chặn chống lại Trung Quốc" do Mỹ dẫn đầu.
Tài liệu này sẽ xem xét vấn đề liệu rằng những điều kiện bất lợi này cứ tiếp diễn, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ đủ khôn ngoan và sáng tạo để thuyết phục các thế lực hiện nay là sự bật dậy của mình sẽ không làm rối loạn trật tự thế giới hoặc báo hiệu cơn thảm họa đến cho từng nước riêng lẻ. Để làm cùn đi học thuyết "hiểm họa Trung Quốc", Bắc Kinh phải làm nhiều việc để đẩy mạnh sức mạnh mềm của họ bằng cách đóng trọn vai trò tốt đẹp – và được chấp nhận ở mọi nơi – các giá trị của một Trung Quốc mẫu mực. Hơn thế nữa, trong khi đang phải tiếp tục duy trì quan hệ thân thiết với các thể chế độc ác như Miến Điện và Zimbabwe, giới lãnh đạo Trung Quốc phải cố gắng thật nhiều để trở thành một "nhà cái có trách nhiệm" trong cộng đồng thế giới bằng cách, thí dụ như, chủ trì cuộc đối thoại 6 bên về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và nhiệt tình nhận phần trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Châu Phi do Liên hiệp quốc ủy nhiệm. Bắc Kinh cũng đã chơi trò "lá bài kinh tế" bằng cách cho các nước láng giềng – đặc biệt là các nước thành viên của ASEAN – có được các thặng dư mậu dịch đồ sộ.
Tuy nhiên, Chính phủ Hồ Cẩm Đào đã cứng rắn từ chối cải tạo ý thức hệ và các định chế chính trị lạc hậu của Trung Quốc.
Sự thật là hệ thống cầm quyền độc đoán của Trung Quốc không hòa nhịp với các lực lượng toàn cầu hóa, việc giới lãnh đạo Trung Quốc từ chối thực hiện cải cách chính trị có thể làm suy yếu sự vươn ra quốc tế của họ. Chủ tịch Hồ đã nhắc lại là CCP sẽ "không bao giờ đi vào bước đường sai lầm" của các tư tưởng chính trị phương Tây. Trong thời đại toàn cầu hóa và kỹ thuật tin học thống trị nền kinh tế, Bắc Kinh vẫn bám chặt vào lý thuyết chủ quyền bất khả chia cắt – và lý thuyết không một quốc gia nào có thể xen vào công việc nội bộ của các nước khác. Hơn nữa, ngay cả khi CCP dùng những thủ đoạn chưa từng thấy để bóp nghẹt các bất đồng, nó cũng đang cố gắng chống đỡ cho tính chính đáng của mình bằng cách khêu gợi những tình cảm dân tộc chủ nghĩa đặc biệt là trong giới trẻ. Trong khi giới lãnh đạo dành hàng chục tỷ đô la để triển khai cái gọi là "sức mạnh mềm" của người Trung Quốc, việc theo đuổi những tiêu chuẩn cận-chủ nghĩa Lê Nin của họ sẽ chứng minh ngược lại, cho thấy khát vọng của họ trong việc biến thành một siêu cường trong vòng một hai thập niên tới.
Sẽ tùy thuộc rất lớn vào thế hệ lãnh đạo thứ tư của CCP mà người dẫn đầu là Chủ tịch Hồ có đủ ước muốn và khả năng hay không để thực hiện những thay đổi cần thiết cả về mặt chính trị nội bộ lẫn mặt ngoại giao nhằm thuyết phục các đối tác chủ chốt trên trường quốc tế rằng một vai trò nâng cao nhờ vào sự trỗi dậy nhanh chóng một cận-siêu-cường sẽ hứa hẹn mang đến lợi ích cho họ. Bài viết này sẽ chỉ rõ những lĩnh vực Bắc Kinh cần phải hành động khẩn cấp để đáp ứng cho ủy nhiệm thác toàn cầu – và đạt được mức độ để giới lãnh đạo CCP có thể hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này. Sự thành công trong chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Bắc Kinh tùy thuộc vào mức độ mà Bắc Kinh có thể tái đoan chắc với những người theo chủ nghĩa hoài nghi là sự nâng cao mức độ tham gia của mình trong các công việc quốc tế sẽ đưa đến tình thế đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh ra sao để đáp ứng sự mong đợi của thế giới – và nhữnng nhà cái trên toàn cầu sẽ thích nghi những khát vọng của một cận-siêu-cường ra sao – sẽ tạo thành một câu chuyện trọng đại trong nửa đầu thế kỷ này.
Bauxite Việt Nam mời bạn đọc xem tiếp tài liệu dài 40 trang qua file PDF đính kèm dưới đây.
Chinh-sach-ngoai-giao-can-sieu-cuong-cua-TQ.pdf

Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

"Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người" – Nguyễn Quang Thiều. Chúng tôi chỉ muốn góp thêm một ý nhỏ vào chân lý trên đây: lòng người sẽ thực sự là ngôi chùa hay ngôi đền thiêng khi mà mỗi con người được sống trong một xã hội có sự nâng đỡ rộng lớn của tình nhân ái và vẫn giữ được nguyên vẹn cái BẢN TÍNH NGƯỜI, nghĩa là chưa bị những thuyết giáo trái tự nhiên và phản thực tế lâu ngày đập vào tai làm xói lở hết niềm tin, chỉ còn biết lấy sự cầu tài cầu lợi làm mục đích.
Bauxite Việt Nam
Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm. Ảnh: tamtay.vn

Chúng ta bắt đầu bước vào tháng Giêng, một tháng của lễ hội. Khi lễ hội Chùa Hương chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ trong tháng này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến công sở. Bao nhiều lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ. Nào lễ hội Chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà…
Chúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hóa, như một đời sống tinh thần là phần nhiều, nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít.
Không ai bảo những người đi cầu tiền tài, chức tước là không chính đáng. Nhưng soi xét cho tận gốc rễ của vấn đề thì đó là điều thật đáng lo. Bây giờ, để có được những lợi ích cá nhân người ta có thể làm tất cả những gì có thể, kể cả việc "hối lộ Thánh Thần".

Tôi không phải là người nghĩ ra cụm từ "hối lộ Thánh Thần" xếch mé, láo xược này. Đó là cụm từ do người dân sáng tạo ra từ những quan sát thực tế mà ta có thể gọi đó là sản phẩm của dân gian. Một người bạn vong niên đầu năm khuyên tôi một cách chân thành: "Nếu chú mày muốn có một chút chức tước thì phải đến đền Đức Thánh Trần xin Ngài một câu".
Cho dù tôi có muốn một cái chức nhỏ nào đó thì tôi cũng không bao giờ đến để xin Ngài điều ấy. Vì đến thì cũng phải dâng lễ cho dù lễ to hay lễ nhỏ. Rồi thì phải khấn rằng: "Con có chút lễ mọn dâng lên Ngài xin Ngài cho con năm nay được lên chức đội phó".
Nói như thế là bắt đầu hỗn láo với Ngài rồi. Thế hóa ra Ngài là Trưởng Ban Tổ chức của thế gian ư? Chẳng lẽ Ngài là Thánh lại nhận mấy cái lễ mọn cho dù cả tỷ đồng để làm cái điều ấy ư? Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng ở không ít ngôi đền, ngôi chùa lâu nay Thánh Thần không còn trú ngụ hay ghé qua đó nữa. Bởi ở những nơi như thế lâu nay chỉ là cảnh chen lấn, cảnh mua Thần bán Thánh, cảnh mê tín dị đoan, cảnh lừa nhau để kiếm chác. Các Ngài làm sao chịu nổi những cảnh ấy! Vì thế, các Ngài có đâu mà biết đến những trò "hối lộ Thánh Thần".
Khi nghe tôi tâm sự điều này, có người vặn vẹo: "Thế sao mấy tay hay đến đó xin chức tước đều được thăng quan tiến chức cả?" Nghe vậy, tôi lại bảo: "Đừng xúc phạm Thánh Thần mà có ngày hối không kịp. Việc thăng quan tiến chức được là nhờ mấy "ông thánh ông thần" ngồi ở phòng máy lạnh chứ đâu phải Thánh Thần trong đền trong chùa".
Mẹ tôi hầu như cả đời không đi chùa cúng lễ. Bà nói: "Sống có đức thì ở đâu Thần Phật cũng biết". Mẹ tôi cũng nói: "Nếu Thần Phật chỉ phù hộ độ trì cho những ai đến chùa dâng lễ thì lòng tin của bà vào Thần Phật cũng sẽ chấm dứt. Với bà, Thần Phật mà như thế thì khác gì mấy ông, mấy bà dưới trần này. Bà thấu hiểu câu nói của người xưa: thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Đúng là như vậy. Ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được lòng từ bi của mình thì người đó chưa thực sự từ bi.
Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi ai đó giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn thì lòng người đó có Phật. Bởi thế, ngôi chùa hay ngôi đền thiêng nhất là ở chính lòng người.
Thế nhưng, quá ít người biết điều đó. Họ thì thầm kháo nhau về ngôi đền này thiêng lắm, ngôi chùa kia thiêng lắm, xin gì được nấy. Thế là nườm nượp kéo nhau đi. Rồi xì xụp khấn vái với đủ lễ vật to nhỏ. Thử hỏi có mấy ai đến đền, đến chùa chỉ bằng một nén nhang tâm tưởng trong sâu thẳm lòng mình để nói với Thánh Thần rằng lòng họ vẫn còn những u tối, còn những tham lam, còn nhiều ghen ghét…, xin Thánh Thần ban cho họ ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi để xua đi những điều tội lỗi kia trong lòng???
Mà chỉ thấy hết người này đến người nọ cầu xin mọi thứ có lợi cho mình, rồi sau khi ra khỏi cửa đền, cửa chùa thì thản nhiên đối xử với nhân quần bằng trái tim vô cảm và nhiều mưu mô, toan tính. Thế mà sao Thần Thánh vẫn mang cho họ nhiều bổng lộc?
Du xuân như một nét đẹp văn hóa. Ảnh: fiditour.vn

Khi đặt câu hỏi như vậy tôi đã vô tình trở thành kẻ hỗn láo và xúc phạm Thánh Thần. Một người nói cho tôi nghe rằng: không phải Thánh Thần giúp đỡ những kẻ đó mà Thánh Thần đang đi vắng và vô tình lãng quên thế gian một đôi ngày. Mà một ngày của Thánh Thần bằng 100 năm của những kẻ trần thế. Nhưng Thánh Thần sẽ quay lại. Thế gian không thể mãi mãi suy đồi như thế được.
Nhưng tôi lại không nghĩ rằng Thánh Thần đi vắng. Thánh Thần vẫn dõi theo con người dưới thế gian từng giây từng phút. Thánh Thần đã gửi thông điệp từng ngày cho con người để cảnh báo về tai họa sẽ ập xuống thế gian bởi chính con người. Thông điệp đó hiện ra trong thiên tai dịch họa, hiện ra trong những giết chóc của con người, hiện ra trong sự đối xử tàn tệ của con người với con người, hiện ra trong những cơn hoảng loạn, mù lòa của con người, hiện ra trong sự trống rỗng tâm hồn của con người…
Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông… lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cũng vẫn thấy bất hạnh.
NQT
Nguồn: tuanvietnam.net

Nhảy nhót trong xiềng xích Các nhà báo điều tra của Trung Quốc vẫn cố đẩy lui rào chắn

Nước cộng sản nào hình như trong đối nội và đối ngoại, nhất là đối ngoại, cũng mang một đặc trưng cố hữu là sự giấu giếm – tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại. Nhưng phải nhận Trung Quốc là nước giỏi nhất trong cái thủ thuật "đậy lại" ấy, chính nó đã khiến cho thế giới mấy thập kỷ nay sững sờ vì con rồng Trung Quốc sao mà quá hoành tráng. Họ có biết đâu trong 1 tỷ 3 dân số Trung Quốc có biết bao nhiêu là số phận thê thảm, phải chìm lỉm vào bóng tối suốt đời. Mà triết lý của con rồng là thế đấy, nó chỉ cần bay lượn để khoe khoang với thế giới rằng mình đang đội trên đầu mấy chữ "vạn thọ vô cương" biểu trưng cho một vị đại đế thôi; nó đâu có cần biết phải hút máu mủ của hàng trăm triệu sinh linh để tạo nên được vị đại đế oai nghiêm kiểu Tàu như vậy. Chẳng thế mà Mao Trạch Đông đã từng nói với Ních-xơn năm 1972: Trung Quốc có thể diệt 300 triệu mạng người cũng chẳng hề tiếc (theo BS Lý Chí Thỏa). Nên nhớ vào năm đó 300 triệu người là một nửa dân số Trung Quốc.
Bauxite Việt Nam
Những nông dân mắc phải bệnh AIDS do bán máu cho những tên thu gom bất hợp pháp. Những nô lệ trẻ em trong những xưởng gạch làm chui. Những ngôi trường "đậu phụ" đổ sụp như chồng lá bài trong một vụ động đất.
Những câu chuyện làm người ta trố mắt của thế giới thấp cổ bé họng ở Trung Hoa gần đây đã được loan rộng trên báo chí thế giới. Nhưng đằng sau những hàng tít tầm cỡ thế giới kia là một đạo quân nhỏ bé những nhà báo điều tra của Trung Quốc, những người đã khui chúng ra đầu tiên.
Trong khi Trung Quốc vẫn nổi danh là một nền báo chí tuyên truyền phổ biến nằm trong sự kiểm duyệt gắt gao, một luồng các nhà báo điều tra mạnh mẽ trưởng thành trong nước đã nổi lên trong vòng 10 năm qua, họ thu thập tư liệu về những xì-căng-đan, tình trạng tham nhũng và lạm quyền, có lúc ở cấp thượng đỉnh, nhưng đôi khi họ phải trả giá cho những nỗ lực của mình. Không hẳn giống Đệ tứ quyền ở phương Tây, nhưng một hình thức "báo chí giám sát" (watchdog journalism) vẫn tồn tại ở Trung Quốc.

David Bandurski, một chuyên gia về báo chí Trung Quốc ở Trường ĐH Hồng Kông viết: "Ở đỉnh cao của nó, báo chí điều tra ở TQ không khác với báo chí giám sát ở phương Tây… dù TQ là một trong những môi trường chính trị xã hội khắt khe nhất mà người ta có thể hình dung đối với mảng phóng sự điều tra".
Thường vượt qua kiểm duyệt, nhiều phóng sự khui những chuyện xấu được truyền trên Truyền hình Trung ương TQ trong chương trình hàng tuần Tin tức điều tra hoặc những tờ báo in ngả sang thương mại hơn như tạp chí Caijing, hay Nhật báo Đại đô Nam phương, Nam Phương cuối tuần của Quảng Đông, hay những tờ báo khác có truyền thống phóng sự điều tra sâu như Nhật báo Thanh niên Trung Hoa, tạp chí Quan điểm Phương Đông.

Xì-căng-đan AID ở Hồ Nam với hàng trăm nghìn nông dân ở vùng trung tâm của Trung Quốc bị nhiễm HIV sau khi bán máu trong một chương trình hiến máu do chính quyền hậu thuẫn trong thập kỷ 1990, đã được đưa lên đầu tiên bởi Zhang Jicheng, nhà báo địa phương, trên một tờ báo của thành phố Tứ Xuyên vào tháng 1 năm 2000. Tám tháng sau, truyền thông Hồng Kông và quốc tế mới tung lên. Giữa năm 2007, chuyện những đứa trẻ bị bán làm nô lệ trong những xưởng gạch "đen" ở Sơn Tây vỡ lở do một phóng sự trên Kênh Metro của TH Hồ Nam. Tháng 8 vừa rồi, tờ Nam Phương cuối tuần đăng một tường trình ấn tượng về một cô gái đưa lên thủ đô kiến nghị đã bị hãm hiếp bởi một tên cảnh vệ của một "hắc ngục" ở Bắc Kinh, bài báo đưa đến việc chính quyền cuối cùng phải thừa nhận sự tồn tại của những nhà giam bất hợp pháp như thế ở thủ đô.
"Nơi đắc địa" của báo chí
"Có nhiều chuyện mà chúng tôi không đủ thời gian viết ra. Có nhiều mâu thuẫn trong cái xã hội đang biến dạng nhanh chóng của chúng tôi. Bất cứ chuyện gì người ta có thể nghĩ đến, đều có thể xảy ra tại TQ", đó là lời Wang Keqin 45 tuổi, trưởng lão của đội ngũ "bới xấu" (muckraker).
"Nước Trung Hoa thế kỷ XXI là nơi đắc địa cho báo chí điều tra", đó là tuyên bố của phóng viên điều tra hàng đầu ở tờ Thời báo Kinh tế TQ, cũng là giảng viên về thể loại này ở ba trường ĐH Bắc Kinh.
Tuy nhiên, GS môn báo chí ở Trường ĐH Ngoại giao Bắc Kinh Zhan Jiang nói đó không phải "lạc thổ" cho các nhà báo điều tra (Nguyên bản tiếng Anh chơi chữ: "haven" but not "heaven", nghĩa đen: là "nơi ẩn náu, hải cảng" chứ không phải "thiên đường" – ND). Ông vạch ra rằng, mặc dù ở Trung Quốc không có nhà báo nào bị giết vì công việc của mình, nhưng các câu chuyện thường bị đóng hộp và các biên tập viên, nhà báo bị trừng phạt vì những bài làm phật lòng các ông chủ chính trị. Án phạt đi từ đuổi việc, treo bút hay nhẹ hơn thì phải đi học "tư tưởng báo chí Mac-xít" hàng tháng trời.
Thế nhưng trong số hàng vạn nhà báo làm việc cho các báo chí lớn bé khắp cả nước, giờ đây có 200 đến 300 chuyên về phóng sự điều tra, theo ước lượng của Zhan.
Mọi tờ báo và đài phát ở Trung Quốc trên giấy tờ đều có một cơ quan quản lý chính thức. Nhưng với sự cạnh tranh ngày càng cao để giành quảng cáo và thu hút người đọc, cảnh quan truyền thông không hề giống như trong quá khứ ù lì. Tất nhiên con chó vẫn bị buộc xích, mà xích dường như ngày một ngắn.
Trong hoá thân nguyên thủy của nó, báo chí "bới xấu" ở Trung Quốc từng được chính thức chuẩn thuận như một hình thức mà Đảng CS cầm quyền gọi là yulun jiandu (dư luận chiến đấu?) (sự giám sát của công luận) hay là lấy báo chí để kiểm tra tình trạng tham nhũng lan tràn khi kinh tế cất cánh.
GS Cho Li Fung của Trường ĐH Hồng Kông nghiên cứu về báo chí giám sát ở Trung Quốc, giải thích: "Được ĐCSTQ ban phước, một cái kênh được tạo nên cho báo chí phơi bày những cái sai trong xã hội và phản ánh cái nhìn của công chúng".
Nhưng với tinh thần nghề nghiệp ngày càng cao, từ thập niên 1990 trở đi, một số nhà báo Trung Quốc đã theo đuổi những vụ tham nhũng và lạm quyền của quan chức, vượt khỏi ý đồ cẩn trọng của Đảng. Họ chỉ được đặc ân trong phạm vi quy mô nhỏ của chế độ quan liêu và chiến dịch chống tham nhũng mà Bắc Kinh phát động dành cho những cấp thấp của chính quyền.
Nhưng báo chí điều tra vẫn cứ là chuyện bắt cóc bỏ đĩa.
Trong hàng ngũ phóng viên điều tra chẳng nói thì ai cũng biết: Chẳng có xì-căng-đan nào dính đến một quan chức cao hơn cấp tỉnh có thể được in ra.
Tiếng nói vì lương tâm xã hội

Một số nhà quan sát coi công việc của các nhà báo TQ như "chỉ đập ruồi còn hùm thì để chạy", vì họ "nhìn chung chỉ đuổi theo những tép riu như doanh nhân hay quan chức cấp cơ sở", đó là lời ông Bandurski ở Trường ĐH HK, người đã biên tập một cuốn sách về báo chí giám sát ở TQ sắp ra mắt vào tháng Tư này.

Nhưng những ai muốn có sự thay đổi thì phải làm việc cho sự ấy, Wang và một số nhà hoạt động khác nói. "Chúng tôi nhảy nhót với xiềng xích buộc quanh chân. Nhưng làm việc gian khổ còn hơn là chẳng làm gì hết. Thậm chí nếu chẳng có gì thay đổi, thì ít nhất chúng tôi cũng cố thử", đó là lời Wang.

Trong khi số những nhà báo ăn tiền không phải là nhiều trong cái nghề bạc bẽo này, những phóng viên điều tra hạng top chỉ có 3000 tệ (440 USD) một tháng lương, Wang là đại ca của một nhóm nòng cốt sống ngoài truyền thống Trung Hoa, coi trí thức là tiếng nói vì lương tâm xã hội.
Ông nói: "Ngay lúc này, người thường dân TQ coi truyền thông là sức mạnh lớn nhất để kiểm soát kẻ quyền thế… Những người có lý tưởng trong chúng tôi muốn thúc đẩy sự tiến bộ trong lòng hệ thống".
Những rào chắn gần đây

Nhưng ba bốn năm lại đây, đinh bù-loong đã siết chặt đối với nhưng "tin tức tiêu cực", từ những bình luận đến những bài điều tra mang tính phê phán.
Trong khi trước kia khoảng 30% điều tra bị gác lại thì bây giờ con số ấy là gần 50%, Wang ước tính.
Dấu hiệu rõ nhất của chính sách siết lại: Năm 2005 Bắc Kinh ra lệnh cấm các nhà báo viết về những vụ việc của tỉnh ngoài tỉnh mình. Lệnh này đã cho các cấp chức trách thêm nhiều vũ khí chống lại nhà báo nhưng nhiều nhóm truyền thông vẫn cứ tiến tới.
Jiang Xue, 35 tuổi, nhà báo điều tra của tờ Nhật báo Hua Shang ở Tây An nói: "Nhà chức trách không thể kiểm soát mọi sự tình, nên thực tế là họ rút lại kiểm soát các tổ chức báo chí. Chúng tôi sợ nhất là việc "tự thiến" – truyền thông chối bỏ trách nhiệm đúng đắn của mình".
Nhưng trong thời đại Internet, những câu chuyện bị triệt bỏ lại tìm được đường tái sinh trên mạng.
Khi Wang thu thập những câu chuyện và bức ảnh các nạn nhân trong vụ động đất Tứ Xuyên đã bị đuổi khỏi các bệnh viện với vết thương chưa lành, một số tư liệu không được in ra. Ông chỉ việc đưa chúng lên blog của mình.
"Thậm chí nếu họ siết chặt chúng tôi, chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm cái mà chúng tôi cần làm. Nỗi sợ đến từ trong chính lòng mình".
2/2/2010

Hoàng Hưng dịch trên máy bay sang Đất Phật, để không quên các đồng nghiệp dũng cảm của mình ở Việt Nam (từ tạp chí AsiaNews có tren may bay, số cuối tháng 1 đầu tháng 2/2010).
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập