Tóm Lược: Trong thế giới đa cực của Thế Kỷ 21, Việt nam phải đối phó nhiều thử thách lớn, đòi hỏi những suy nghĩ mới và sự phát triển của xã hội dân sự để tạo được môi trường thích hợp cho những giải pháp hữu hiệu về mặt chuyển đổi, phát triển kinh tế bền vững, phục hồi và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải, cũng như việc đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu. Những thử thách nầy phát xuất từ quyền lực cứng (hard power) cũng như quyền lực mềm (soft power).
Việt nam có thể sẽ không thể tồn tại như một quốc gia văn minh và tiến bộ vào giữa thế kỷ, nếu chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam hiện nay: (a) không tái cấu trúc nền kinh tế gọi là 'thị trường với đặc tính xã hội chủ nghĩa'; (b) không xây dựng được liên hệ đa phương ngoại giao và quốc phòng mà tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc; và (c) không đạt kế hoạch hữu hiệu đơn phương và đa phương để đối phó với hậu quả biến đổi khí hậu có khả năng đe dọa sự tồn vong của dân tộc Việt nam.
In this multi-polar world of the 21st Century, Vietnam is facing a variety of challenges requiring new thinking and a civil society to provide a suitable environment for effective solutions leading to economic changes and sustainable development, protection and restoration of territorial sovereignty and steps to effectively deal with the consequences of climate change. These challenges are being imposed internally and externally through usage or threat of usage of hard power and soft power.
Vietnam may not survive as a civilized and progressive nation by the mid-century if the communist regime currently in power fails to re-structure its self-contradictory 'market economy with socialist characteristics', to diversify its public policy in external relations and security and defence to counter-balance Beijing's dominance and to execute a national and global plan of actions to ensure the climate change would not endanger the future of the Vietnamese people.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 24 tháng với tư cách là một hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (2008-09) và bắt đầu vai trò chủ tịch luân phiên của Tổ chức Asean trong năm 2010.
Đây có thể nói là những thành công về ngoại giao đa phương của Việt nam, bắt đầu từ năm 2006 khi Hà Nội đăng cai tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC. Tất nhiên, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam (ĐCV) không bỏ lỡ cơ hội nào để khoe khoang 'thành tích' nầy – từ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến công du Cuba cũng như tại 'Đại Hội Việt Kiều' hồi tháng 11 năm 2009 đến Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hoặc Thứ trưởng Phạm Bình Minh trong ngành đối ngoại của ĐCV.
Nếu ta quan sát thành quả của các quốc gia trong vùng như Philippines hay Thái Lan hoặc quốc gia đã và hãy còn bị chia cắt như Hàn Quốc, thì việc Cộng sản Việt nam trên căn bản luân phiên, trở thành một hội viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Philippines đã từng giữ vai trò nầy năm 1957 và 58, Thái Lan năm 1985 và 86 còn Hàn Quốc năm 1996 và 97. Thái Lan đã làm hội viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1947, trong khi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Quốc gia Việt nam thống nhứt mà Sài Gòn là thủ đô, đã hai lần bị Liên Sô phủ quyết hồi đầu thập niên 1950.
Tuy nhiên, vấn đề mà tôi muốn nêu lên là Việt nam đã phải trả giá đắt như thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ – cá biệt là của Trung Quốc – để có thể được bầu vào Hội Đồng Bảo An, vì hiển nhiên là Hà Nội đã không thể có được cơ hội làm ứng viên duy nhứt cho vùng đại diện tại Châu Á, nếu không có sự bảo trợ của Bắc Kinh.
Chúng ta phải phân biệt giữa chế độ chánh trị với đất nước và con người Việt nam. Tổ quốc chúng ta là Việt nam và chúng ta là người Việt, trong khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam hoặc Cộng sản Việt nam chỉ là một chế độ trong một giai đoạn lịch sử. Tuy rằng chế độ nầy không được sự ủy nhiệm rộng rãi của dân tộc qua một cuộc bầu cử tự do dân chủ, nhưng trong khi họ cầm quyền, họ vẫn phải chịu trách nhiệm cho sự tồn vong của đất nước.
Việt nam đang bước vào thập niên 2 của thế kỷ thứ 21 và đang phải đối diện với nhiều thử thách về mặt phát triển kinh tế bền vững, duy trì và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải - và trên căn bản dài hạn, thích nghi và đối phó với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Hai loại thử thách đầu tùy thuộc phần lớn vào khả năng của Việt nam theo đuổi chánh sách độc lập đối với Trung Quốc và thử thách thứ ba là khả năng Việt nam đóng vai trò tích cực trong nỗ lực riêng và chung để giảm hạ khí thải CO2 toàn cầu mà Trung Quốc hiện nay là thủ phạm ô nhiễm môi trường lớn nhứt thế giới.
Thế kỷ thứ 21 được coi là Thế kỷ Châu Á – mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không phủ nhận thực tế nầy, khi Washington dự kiến là quyền lực kinh tế và quân sự đang chuyển dần từ Tây sang Đông trong vòng hai thập niên sắp tới với Trung Quốc đóng vai trò một cường quốc chủ động trong vùng Châu Á Thái Bình Dương của một thế giới đa cực (1). Trong dự kiến nầy, Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc số 1 về kinh tế và quân sự, nhưng Washington sẽ không còn là tụ điểm quyền lực của siêu cường duy nhứt như trong giai đoạn hậu-cộng-sản của thế kỷ thứ 20 và khoảng cách giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ dần dần được thu hẹp lại.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy dự kiến nầy đang trở thành hiện thực. Trung Quốc đã qua mặt nước Đức để trở thành cường quốc kinh tế thứ ba trong năm 2008 và có thể đang qua mặt Nhựt Bản để trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trong năm 2010.
Washington, Moscow, Bắc Kinh và New Delhi là những tụ điểm quyền lực của thế giới đa cực nầy, nhưng đối với Việt nam, theo ý tôi, Trung Quốc vẫn là mối de dọa lớn nhứt và thường trực trong thế kỷ thứ 21. Bộ Chính Trị ĐCV có thể tin tưởng vào quan hệ "16 Chữ Vàng" (2) với Trung Quốc một cách thật ngây thơ kỳ lạ nên không nhìn thấy như vậy, hoặc đã nhìn thấy như vậy nhưng không dám hoặc chưa dám theo đuổi một chánh sách độc lập.
Từ khi bắt đầu chánh sách đổi mới do Ông Đặng Tiểu Bình phát động hồi năm 1978 và song song với kế hoạch phát triển kinh tế, Trung Quốc đã và đang hiện đại hóa sức mạnh quân sự về mặt võ trang qui ước cũng như võ khí hạt nhân để đuổi bắt bốn cường quốc nguyên tử hàng đầu khác vốn cũng là hội viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An (3). Bắc Kinh đã phô diễn sức mạnh nầy nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập chế độ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhằm vào mục đích quốc nội cũng như quốc tế.
Trung Quốc có 2.2 triệu quân, 6 000 phi cơ, 100 chiến hạm, và 57 tàu ngầm, trong khi cường quốc Châu Á đang lên khác là Ấ́n Độ có 1.3 triệu quân, 1 350 phi cơ, 155 chiến hạm kể cả hàng không mẫu hạm và 18 tàu ngầm.
Tàu ngầm loại Kilo do Nga chế tạo
Quân Đội Nhân Dân Cs Việt nam có nhân số lớn nhứt tại Đông Nam Á, với 412 000 quân chính qui và khoảng 3-4 triệu trừ bị, theo số liệu năm 2008 và ngân sách quốc phòng năm 2007 là 4 tỉ Mỹ kim, tương đương với 2 % tổng sản lượng quốc nội GDP (4), nhưng theo 'Sách Trắng', quân số Cs Việt nam là 450 000 chính qui và 5 triệu trừ bị chi tiêu 27 000 tỉ đồng / 1 tỉ 800 triệu Mỹ kim trong năm 2008 tương đương với 1.8% GDP. Nếu các dữ kiện nầy chính xác, thì ngân sách quốc phòng Việt nam quá nhỏ so với một quân đội quá lớn. Còn về mặt thiết bị, quân đội nhân dân Cs Việt nam sử dụng phần lớn những phi cơ, hỏa tiển, xe tăng, trọng pháo và tàu chiến đã cũ do Liên Sô và Trung Quốc chế tạo. Một phần nhỏ của thiết bị nầy (như phi cơ trực thăng, pháo binh, xe tăng, thiết vận xa) là do Mỹ chế tạo và đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
So với Việt nam, quân lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi rất nhỏ về mặt quân số nhưng với thiết bị quốc phòng tối tân hơn nhiều. Úc có 52 ngàn quân, 83 phi cơ, 10 chiến hạm, 6 tàu ngầm và 14 tuần duyên với ngân sách quốc phòng năm 2008 (5) là 19.74 tỉ Mỹ kim (25 tỉ Úc kim, đứng hàng thứ 13 trên thế giới) so với Hoa Kỳ 696.30 tỉ Mỹ kim (số 1), Trung Quốc 58.70 tỉ Mỹ kim (thứ 4), Nhựt Bản 48.10 tỉ Mỹ kim (thứ 5), Hàn Quốc 28.30 tỉ Mỹ kim (thứ 10) và Ấn Độ 27.21 tỉ Mỹ kim (thứ 11).
Hồi tháng 3 năm 2009, trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh loan báo gia tăng ngân sách quốc phòng 14.9%. Sức mạnh quân sự của Bắc Kinh không đâu thể hiện rõ rệt bằng sự phát triển nhanh chóng của quân chủng hải quân (People's Liberation Army - Navy / PLAN) mà cả thế giới đã phần nào nhìn thấy khi PLAN kỷ niệm 60 năm thành lập quân chủng nầy trước ngày Quốc Khánh thứ 60 của Trung Quốc.
Hải quân Trung Cộng thao diễn hồi tháng 4 năm 2007 (Photo: Báo Nhân Dân Bắc Kinh)
Đối với Việt Nam, một trong những nguy cơ lớn nhứt là sự hiện diện hùng mạnh của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông ̣(Biển Nam Hoa). Hạm Đội Nam Hoa với căn cứ tàu ngầm tối tân tại Đảo Hải Nam có khả năng khống chế hải lộ huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Bắc Á. Cùng với kế hoạch Sông Mekong, Trung Quốc đã đặt Việt nam vào 'Gọng Kìm Bắc Kinh' (6).
Giới chuyên gia phương Tây không thuần nhứt về ý định của Trung Quốc trong vùng Đông Á Thái Bình Dương. Có người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ 'đồng hành' với Hoa Kỳ để theo đuổi lợi ích chung trong sự ổn định, nhưng đa số có vẻ như tin rằng Trung Quốc sẽ thách đố Hoa Kỳ để dần dần biến Vùng Đông Á Thái Bình Dương thành một khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc – một thứ chủ nghĩa "Monroe Đông Á" tương tự như chủ thuyết Monroe của Mỹ trong thế kỷ thứ 19 – được công bố vào năm 1823 – để bảo vệ ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Mỹ La Tinh và ngăn ngừa Châu Âu thôn tính vùng Tây Bán Cầu (7).
Cung cách hành sử thương thuyết và sự 'thành công' của Trung Quốc (và Ấn Độ) tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu ở Copenhagen hồi giữa tháng 12 năm 2009 cho thấy rằng Trung Quốc không do dự thách đố Mỹ và - như tại Copenhagen – đạt được mục tiêu quyền lợi quốc gia, bất kể là có phù hợp với quyền lợi lâu dài của thế giới hay không.
Riêng Úc Đại Lợi, dự kiến của Canberra đối với đe dọa trong vùng Châu Á Thái Bình Dương trong vòng 2 thập niên sắp tới là Trung Quốc, mặc dầu Bạch Thư Quốc Phòng 2030 của Úc không nêu đích danh Trung Quốc. Úc đang hiện đại hóa quân đội – đặc biệt là thiết bị tối tân cho ngành không quân và tàu ngầm cho hải quân và đã quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng mỗi năm 3% đến cuối thập niên nầy (8).
Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm của một người Việt nam, tôi không nghĩ rằng sự khác biệt nói trên về ý định của Trung Quốc là quan trọng, vì trong vấn đề an ninh quốc phòng, khả năng quân sự cần nhiều thập niên để xây dựng, trong khi ý định (và chánh sách ngoại giao) có thể thay đổi nhanh chóng. Vả lại trong thế giới ngày nay, một khi Trung Quốc đã thành công trong việc hiện đại hóa quân đội và phát triển kinh tế nhanh chóng, Bắc Kinh có thể sử dụng quyền lực cứng (hard power) cũng như quyền lực mềm (soft power) hoặc phối hợp cả hai, để đạt mục đích theo quyền lợi quốc gia.
Trong quan hệ với Hà Nội, lần sau cùng mà Bắc Kinh sử dụng quyền lực cứng là vào năm 1979, khi quân Trung Cộng tràn qua biên giới Bắc Việt để 'dạy cho Việt nam một bài học'. Mục tiêu biểu kiến nầy đã thành công hay thất bại, thật ra không còn là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc. Vấn đề quan trọng là Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã sử dụng cuộc chiến năm 1979 để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa quốc phòng – một trong bốn chủ trương hiện đại hóa mà Đặng Tiểu Bình đã loan báo tại Hội Nghị Ủy Ban Trung Ương Đảng hồi tháng 12 năm 1978 (ba lãnh vực kia là nông nghiệp, công nghiệp và kỹ thuật).
Trong trường hợp mà tôi tin rằng xác suất xảy ra rất thấp – là trong một cuộc chiến tương lai giữa hai nước được gọi là 'anh em môi hở răng lạnh', Cs Việt nam sẽ thấy rằng thiết bị và khả năng tác chiến của quân đội Trung Cộng ngày nay hoàn toàn khác biệt so với năm 1979.
Đối phó với quyền lực cứng của Trung Quốc
Đương đầu với quyền lực cứng của Trung Quốc, Việt nam đã đánh mất ba thập niên trước khi thật sự tích cực theo đuổi một phương thức đa phương trong quan hệ an ninh quốc phòng, đặc biệt là trong thời gian làm hội viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An. Thời gian 'cấm vận' của Mỹ cho đến khi Tổng thống Bill Clinton bãi bỏ vào ngày 4 tháng 2 năm 1994 có thể là rào cản cho Hà Nội, nhưng thái độ kiêu ngạo của ĐCV sau chiến thắng quân sự năm 1975 không giúp ích gì cho sự hội nhập của Việt nam vào môi trường sinh hoạt đa phương thế giới để mưu tìm những đối trọng trước ảnh hưởng mỗi ngày một lớn mạnh của Trung Quốc.
Việt nam vừa công bố 'Sách Trắng' quốc phòng và đang mua võ khí hiện đại hơn của Nga (kể cả sáu tàu ngầm loại Kilo) và của Pháp (phi cơ trực thăng). Ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa lên tiếng thúc đẩy chương trình hiện đại hóa quân đội. Nhưng sớm lắm cũng phải mất một hai thập niên nữa Việt nam mới tạo được sức mạnh tương đối so với các thành viên khác trong Tổ chức Asean như Indonesia và Thái Lan mà thôi. Trong Tổ chức Asean, Singapore, Malaysia và Indonesia đã có tàu ngầm và đang củng cố sức mạnh hải quân của họ.
Trong hiện tại và trong tương lai – nếu chế độ Hà Nội còn tồn tại – Việt nam sẽ không bao giờ có đủ khả năng thi đua võ trang với Trung Quốc cả, nên con đường chọn lựa phải là con đường đối trọng đa phương với Mỹ, Ấn Độ, Liên bang Nga và Liên Âu.
Mục tiêu dài hạn nầy không thể đạt được, nếu Cs Việt nam không thay đổi 'tư duy' mà vẫn tiếp tục tự đặt cho mình vai trò 'tiền đồn', như theo ngôn từ mà Ông Nguyễn Minh Triết đã phát biểu tại Cuba trong chuyến công du năm 2009: "Khi Cuba ngủ thì Việt nam thức và ngược lại." Đây là một 'tư duy' lỗi thời vào đầu thế kỷ thứ 21 – cũng lỗi thời như Việt Nam Cộng Hòa đã từng là 'tiền đồn' của Thế Giới Tự Do và Bắc Việt đã từng là 'tiền đồn' của chủ nghĩa cộng sản hồi giữa thế kỷ thứ 20.
Với tư duy 'tiền đồn' lỗi thời nầy, Việt nam đã lỡ mất cơ hội trong 2 năm tại Hội Đồng Bảo An. Ông Nguyễn Minh Triết khoe rằng trước mặt Tổng thống Barack Obama, ông đã chỉ trích chính sách 'cấm vận' của Washington đối với Havana. Đây là một vấn đề song phương giữa 2 nước tại Châu Mỹ thì việc gì mà Việt nam, đại diện cho Vùng Châu Á, lại phải lên tiếng trong khi một vấn đề khác quan trọng hơn có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của vùng Đông Nam Á và có liên hệ trực tiếp đến Việt nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei trong Asean là cuộc tranh chấp với Trung Quốc (và Đài Loan) về Hoàng Sa - Trường Sa và các hải đảo khác ở Biển Đông, thì Hà Nội lại im hơi lặng tiếng tại Hội Đồng Bảo An?
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông
Khi Thái Lan giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Asean trong năm 2009, Bangkok đã bị ảnh hưởng của Bắc Kinh nên không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào nghị trình của Hội Nghị Asean + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhựt Bản). Thế nhưng, Thái Lan không có quyền lợi trực tiếp trong vụ tranh chấp nầy. Vậy Việt nam sẽ làm gì trong vai trò chủ tịch luân phiên của Asean năm 2010 hay là Hà Nội lại im hơi lặng tiếng về vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa như tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hai năm trước đây? Cơ hội đầu tiên để Hà Nội bắt đầu nỗ lực ấy là phiên họp Ngoại Trưởng Asean tại Đà Nẵng vào giữa tháng Giêng nầy (9).
Về phương diện lịch sử và công pháp quốc tế, Việt nam có thể đứng ở thế mạnh (10) nhưng vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa và Biển Đông có lẽ sẽ khó được giải quyết hoàn toàn trên căn bản lịch sử và pháp lý trước Tòa án Quốc tế tại The Hague (trừ phi Trung Quốc đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa Án Quốc Tế trong vấn đề nầy) nên Việt nam phải tranh đấu cho cuộc tranh chấp Biển Đông được quốc-tế-hóa hay khu-vực-hóa tại các diễn đàn Asean và Châu Á Thái Bình Dương.
Lập trường của Bắc Kinh là vấn đề Biển Đông chỉ cần được thảo luận song phương giữa Trung Quốc và các nước liên hệ, nhưng Cs Việt nam đã không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải qua những hiệp định song phương nầy với Trung Quốc nên việc phục hồi phần đất, vùng biển và các đảo biển đã mất bằng giải pháp song phương, theo ý tôi, là một viễn tượng xa vời.
Cuộc tranh chấp Biển Đông sẽ còn kéo dài, nhưng tại sao tôi lại không tin là sẽ có chiến tranh giữa Bắc Kinh và Hà Nội theo qui mô của năm 1979 (ngoại trừ các va chạm võ trang cục bộ tại Biển Đông, nếu hải quân Cs Việt nam noi gương hải quân VNCH ngày 19 tháng Giêng năm1974)?
Tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc có thể đạt được những mục tiêu chiến lược tại vùng Châu Á Thái Bình Dương – và cá biệt là tại Đông Nam Á – bằng quyền lực mềm, thì việc gì mà Bắc Kinh phải sử dụng quyền lực cứng để mang tai tiếng trên diễn đàn thế giới? Một cuộc xâm lăng võ trang sẽ rất hiển nhiên, thô bạo và dễ bị kết án, nhưng sự xâm nhập quyền lực mềm có tính cách tiệm tiến ôn hòa mà 'nạn nhân' có thể không phát hiện được hoặc khi phát hiện được thì có thể đã quá trễ. Tất nhiên, quyền lực cứng vẫn cần thiết để răn đe và yểm trợ cho quyền lực mềm.
Vậy quyền lực mềm là gì?
Giáo sư Joseph Nye của Viện Đại Học Harvard (11) được coi là người đã tạo ra nhóm chữ nầy. Ông sử dụng hình ảnh 'cây gậy và củ rà-rốt' để giải thích 'quyền lực mềm' như sau:
"Khái niệm căn bản của quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác/nước khác để họ thi hành những gì mình muốn. Có ba phương cách chính để làm việc nầy: thứ nhứt là đe dọa họ với cây gậy, thứ hai là chi trả họ với cà-rốt và thứ ba là chiêu dụ họ để họ cũng muốn những gì mình muốn. Nếu một quốc gia có thể chiêu dụ được nước khác muốn làm những gì mình muốn, thì giá phải trả sẽ rẻ hơn là cà-rốt và cây gậy."
("The basic concept of power is the ability to influence others to get them to do what you want. There are three major ways to do that: one is to threaten them with sticks; the second is to pay them with carrots; the third is to attract them or co-opt them, so that they want what you want. If you can get others to be attracted, to want what you want, it costs you much less in carrots and sticks").
Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc theo đuổi chánh sách dựa vào ý thức hệ, trong khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm (Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào) theo đuổi đường lối uyển chuyển hơn và dựa vào thực tế – và vì vậy quyền lực mềm trở thành một võ khí lợi hại.
Điều nầy không nhứt thiết có nghĩa là mục tiêu tối hậu của Bắc Kinh đã thay đổi. Nhóm chuyên gia về Châu Á tại Quốc Hội Mỹ nhận xét: "Có đồng thuận tổng quát là Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật và trở nên hòa dịu hơn, nhấn mạnh nhiều vào quyền lực mềm, nhưng người ta vẫn không thể quả quyết chính xác về hậu quả của sự thay đổi nầy và phải chăng Trung Quốc cũng đã thay đổi mục tiêu"(12).
("While there is a general agreement that China's tactics have changed to a more accommodating posture with an emphasis on soft power, there is less certainty regarding its implications and whether China's goals have changed accordingly").
Các điểm nổi bật trong việc thay đổi nầy là Đặng Tiểu Bình áp dụng sơ khởi phương thức 'nằm yên - lying low' tức là không đóng vai trò nổi trên thế giới trong tiến trình hiện đại hóa nhưng khi đã đủ mạnh rồi, thì Trung Quốc không còn do dự chuyển tiếp sang giai đoạn gọi là 'Trỗi Dậy Hòa Bình - Peaceful Raising' vào cuối thế kỷ thứ 20 đầu thế kỷ thứ 21. Nhóm chữ 'Trỗi Dậy Hòa Bình'sau nầy được đổi lại là 'Phát triển Hòa Bình' (Peaceful Development) có lẽ để che đậy ý đồ thật sự̣ của Bắc Kinh.
Minh họa Triết gia Khổng Tử (Wikipedia) – Dr. Xiaolin Guo: Repackaging Confucius?
Công cụ của quyền lực mềm là giao thương, đầu tư, viện trợ và phát triển quan hệ văn hóa, được Bắc Kinh thực hiện qua chính sách gọi là 'Vươn Ra Toàn Cầu – Go Global Policy' mà Bắc Kinh đã phát động hồi năm 1999 (13). Trong cốt lõi, để bảo đảm kế hoạch phát triển, chính sách nầy nhằm vào mục tiêu an ninh tiếp vận nguyên liệu, cơ hội đầu tư số ngoại tệ khổng lồ và mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ trong quan hệ thương mại với Tổ chức Asean mà Trung Quốc đã ký Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch và hiệp ước nầy có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đối với sáu thành viên nguyên thủy của Asean.
Vào năm 2006, trị giá giao thương giữa Trung Quốc và Asean là 160.9 tỉ Mỹ kim (nhảy vọt từ 39.5 tỉ năm 2000) so với 168.5 tỉ Mỹ kim giữa Hoa Kỳ và Asean nhưng nay thì Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ với 192.5 tỉ vào năm 2008 (14).
Điều quan trọng là trong khi cán cân chi phó của Trung Quốc đối với toàn Tổ chức Asean thất thu khoảng 15-20 tỉ đô la, thì cán cân chi phó của Trung Quốc đối với Việt nam lại bội thu gần 10 tỉ Mỹ kim trong năm 2008 (trị giá chính thức hàng xuất cảng từ Việt nam sang Trung Quốc là 5.6 tỉ và nhập cảng từ Trung Quốc là 16 tỉ). Tôi tin rằng tình trạng nầy sẽ tệ hại hơn khi Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc/ Asean được áp dụng toàn diện cho Việt Nam vào năm 2015.
Về mặt văn hóa vận, Trung Quốc đã bắt đầu một kế hoạch 'tiếp thị mới' sử dụng danh nghĩa nhà hiền triết Khổng Tử đã từng một thời bị chủ nghĩa cộng sản Maoist chỉ trích. Kế hoạch nầy được chính thức hóa năm 2006 khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào xác nhận tại Đại Hội Nhà Văn Toàn Quốc là Trung Quốc phải sử dụng sức mạnh văn hóa / văn minh Trung Quốc và Khổng Tử trở thành một võ khí cho quyền lực mềm – dưới hình thức những Viện Khổng Tử – Confucius Institutes (15).
Đã có trên 60 Viện Khổng Tử được thiết lập ở nhiều nơi trên thế giới và đang được thiết lập thử nghiệm tại Việt nam cùng với viện trợ 30 triệu Mỹ Kim để Việt nam xây cất Trung Tâm Hữu Nghị Việt-Trung nhân kỷ niệm 60 năm bang giao Bắc Kinh-Hà Nội trong năm 2010.
Đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc
Đối với sự xâm nhập quyền lực mềm của Trung Quốc, Việt nam hầu như bỏ ngỏ và không có kế hoạch đối phó nào cả.
Qua cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu năm 2008, Tổ chức Asean cũng đề ra kế hoạch tái cấu trúc kinh tế bằng cách phát triển thị trường tiêu dùng nội địa để làm giảm mức độ tùy thuộc quá cao vào thị trường xuất cảng. Sự chuyển đổi nầy chưa bắt rễ được thì Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc/Asean bắt đầu có hiệu lực mà hậu quả là hàng hóa Trung Quốc với phẩm chất tương đối tốt hơn mà thành giá lại rẻ hơn hàng hóa của Asean, sẽ tràn ngập thị trường Asean, trong đó có Việt nam.
Trong vai trò chủ tịch luân phiên năm 2010, Việt nam tự đặt cho mình sứ mạng củng cố Tổ chức Asean. Tuy nhiên, các dữ liệu thống kê về giao thương giữa Việt nam và Trung Quốc cũng như đầu tư của Trung Quốc tại Việt nam – chẳng hạn như việc khai thác Bauxite có khả năng gây thiệt hại trầm trọng cho quyền lợi kinh tế, chiến lược và môi trường tại Tây Nguyên và vùng Đồng Nai – không cho chúng ta lạc quan về khả năng chuyển đổi kế hoạch kinh tế của chính Việt nam chớ đừng nói chi đến toàn vùng Asean.
Trung Quốc cũng đã đặt Việt nam vào 'vùng tiền tệ đồng nguyên (đồng yuan, nhân dân tệ) của Bắc Kinh. Vùng Châu thổ Sông Hồng đang được 'thuần hóa hội nhập' vào vùng phát triển Vịnh Bắc Bộ (Pan-Beibu Economic Co-operation) của Trung Quốc trong kế hoạch mà Bắc Kinh gọi là 'Phát Triển Miền Tây' tức là Tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Dự kiến là kế hoạch nầy sẽ bao gồm toàn thể lãnh thổ Việt nam trong tương lai (16).
Quyền lực mềm của Trung Quốc còn bao gồm cả số lượng đông đảo người Hán - kể cả tình nguyện viên theo kiểu Peace Corps – xâm nhập Asean và Việt nam, những chương trình truyền thanh truyền hình bằng tiếng Việt kiểm soát bởi các hệ thống truyền thông điện tử nhà nước Trung Quốc và tất nhiên, công cụ mới là Viện Khổng Tử.
Chúng ta không bài bác truyền thống Khổng Mạnh đã ăn sâu vào xã hội Việt nam mà chúng ta có thể coi là đã được "Việt hóa" từ thời Tam Giáo Đồng Nguyên. Nhưng, theo ý tôi, chúng ta phải phân biệt truyền thống Khổng Mạnh đã được Việt hóa với kế-hoạch tiếp thị mới sử dụng danh nghĩa Khổng Tử như là một công cụ của quyền lực mềm.
Trung Quốc cũng đã thiết lập các Viện Khổng Tử tại Anh Quốc, Hoa Kỳ và nhiều nước khác – nhưng tại Việt nam, trong sự thiếu vắng của một xã hội dân sự năng động, kế hoạch quyền lực mềm của Trung Quốc có nhiều khả năng biến Việt nam thành một chư hầu – một diễn tiến mà Trung Quốc đã không thành công qua 10 thế kỷ Bắc thuộc trong lịch sử Việt nam.
Từ thời Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình & Giang Trạch Dân và ngày nay Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc theo đuổi quan hệ song phương đa dạng với nhiều nước Á-Phi, nhưng đặc biệt là với Cs Việt nam - mà chúng ta có thể gọi là 'thế chân vạc': đó là quan hệ giữa đảng-với-đảng, giữa chánh phủ-với-chánh phủ và giữa nhân dân-với-nhân dân. Tuy là ba thành phần, nhưng trong thể chế độc tài độc đảng tại Bắc Kinh và Hà Nội, tất cả quyền lực đều phát xuất từ một nguồn – đó là Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản.
Khi Bộ Chính Trị Bắc Kinh kiểm soát và chi phối Bộ Chính Trị Hà Nội qua quan hệ 'đảng-với-đảng' thì việc gì rồi đâu cũng vào đó – nên một giải pháp cho nạn tham nhũng và bá quyền Trung Quốc – là hai vấn đề không những đang kìm hãm đà tiến của Việt nam mà còn đe dọa tương lai của đất nước chúng ta - phải là sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự.
Ai cũng biết rằng quyền cai trị độc tôn của ĐCV là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của nạn tham nhũng cửa quyền mỗi ngày một lan rộng. Nhưng theo ý tôi, ĐCV cũng là đầu dây mối nhợ cho tình trạng thôn tính Việt nam hiện nay từ phương Bắc và lý do là vì Bộ Chính Trị Hà Nội do Bộ Chính Trị Bắc Kinh dàn dựng mỗi khi ĐCV họp đại hội.
Bởi vậy, nếu và khi Việt nam phát triển được một xã hội dân sự và cử tri Việt nam dành lại được quyền tự do đầu phiếu thì ĐCV sẽ không còn nắm giữ vai trò độc tôn và Bộ Chính Trị ĐCV, dầu có bị Bắc Kinh khuynh đảo, sẽ không còn khả năng theo đuổi một cách ngu xuẩn quan hệ trên căn bản '16 Chữ Vàng' như hiện nay.
Bước đầu cho tiến trình đổi mới nầy là phải là việc hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp 1992 của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Trong vai trò chủ tịch Asean năm 2010, Việt nam phải thi hành Hiến Chương Asean trong đó có việc thành lập và phát triển cơ chế bảo vệ nhân quyền. Trong lãnh vực nầy, Việt nam là thành viên chậm tiến so với vài thành viên khác trong Asean, vì Hà Nội chưa thành lập Uỷ Hội Nhân Quyền Quốc Gia ngay cả về mặt hình thức chớ đừng nói chi đến một cấu trúc độc lập thật sự. Ít ai lạc quan về sự phát triển của xã hội dân sự, vì Cs Việt nam bắt đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với việc giam cầm và kết án tù những nhà tranh đấu dân chủ bằng phương pháp ôn hòa bất bạo động.
Biến Đổi Khí Hậu – Nguy Cơ của Việt nam
Sự thiếu vắng của một xã hội dân sự cũng ảnh hưởng đến khả năng của Việt nam trong việc hoạch định một chương trình ứng xử và thích nghi với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Đây là vấn đề rất quan trọng và phức tạp mà giới khoa học gia quốc tế chưa có kết luận thuần nhứt. Trong cốt lõi, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm của đa số, thì thế giới nầy sẽ có đại họa nếu nhiệt độ hâm nóng toàn cầu không được duy trì dưới mức +2 độ C vào năm 2050, so với nhiệt độ trung bình của thời kỳ tiền cách mạng kỹ nghệ.
Khí thải CO2 làm ô nhiễm môi trường và gia tăng nhiệt độ toàn cầu
Muốn đạt được giới hạn +2 độ C nầy, cộng đồng quốc tế phải đồng ý giảm - 40% khí thải CO2 của mức ô nhiễm năm 1990 vào năm 2050 tức là phải duy trì tỉ trọng CO2 ở mức 450 ppm (part per million) trong bầu khí quyển.
Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu tại Copenhagen đã thất bại vì không đạt được đồng thuận có tính cách ràng buộc đối với những quốc gia đã phát triển cũng như những quốc gia đang phát triển để đạt mục tiêu nói trên. Hai cường quốc kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã lãnh đạo khối quốc gia đang mở mang gọi là G-77 (nhưng thật ra ngày nay có trên 100 quốc gia thành viên) chống đối nỗ lực của Mỹ, Liên Âu, Canada và Úc nên sau cùng văn bản gọi là 'Thỏa Hiệp Obama – Obama Accord' - được Hội Nghị 'ghi nhận', chỉ còn là một văn bản không có thực chất. Nghị Định Thư Kyoto sẽ mãn hạn áp dụng vào năm 2012 mà vào năm 2010, thế giới nầy vẫn chưa đạt được một công ước kế tục.
Chúng ta không lấy làm lạ khi Bắc Kinh và New Delhi lên tiếng ca ngợi sự 'thành công' của họ tại Copenhagen. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là 3 nước làm ô nhiễm môi trường lớn nhứt hiện nay.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam không đóng vai trò gì tích cực tại Hội Nghị Copenhagen, mặc dầu Hà Nội biết rằng Việt nam sẽ là một trong năm quốc gia bị tàn phá nhiều nhứt, khi mức độ hâm nóng toàn cầu vượt quá +1.5 độ C. Sự thiệt hại của Việt nam sẽ vô cùng thảm khốc, nếu sự hâm nóng nầy lên đến +3 độ C, như một vài tài liệu đã dự đoán và bị tiết lộ tại Hội Nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức kêu gọi các nước cấp viện giúp đỡ, vì Việt nam nằm trong danh sách một ít quốc gia nầy (17).
Nguy cơ đe dọa Vựa Lúa Việt nam
Nếu mức nước biển dâng cao thêm 1m, thì 10% dân số Việt nam (tức là khoảng 10 triệu người) tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần bình nguyên Bắc Việt phải di tản. Việt nam sẽ thiếu nước uống và không còn sản xuất đủ lương thực để nuôi sống 100 triệu dân.Trong trường hợp trái đất nầy gia tăng nhiệt độ trên +2 độ C, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng và một số bình nguyên Trung Việt sẽ đắm chìm dưới nước và Việt nam hầu như bị xóa tên trên bản đồ thế giới (18).
Trước nguy cơ ấy, lập trường chính thức của Việt nam bên trong cũng như bên ngoài và trước cũng như sau Hội Nghị Copenhagen là "chờ đợi viện trợ" để bắt đầu nghiên cứu kế hoạch đối phó và thích nghi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Việt nam không thiếu chuyên viên tài giỏi, nhưng ĐCV đã và đang bóp nghẹt giới trí thức chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu chuyên môn như IDS và VUSTA – là những thành phần thiết yếu có khả năng tư duy khách quan và độc lập, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội dân sự.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS đã phải tự giải tán vì không thể sinh hoạt theo chỉ thị nhà nước. VUSTA là Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (The Vietnam Union of Science and Technology Associations) và do nhà nước thành lập vào năm 1983 nên không thể độc lập với chánh phủ, nhưng hội viên cá nhân đã từng có phát biểu, nhận định tương đối khách quan. Một trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu vừa được thiết lập tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 2008 và được chính thức gọi là Dragon Institute – Mekong – CTU, qua một chương trình hợp tác với Mỹ (19). Viện nghiên cứu nầy là một khởi điểm tốt, nhưng Việt nam cần có nhiều cơ sở khảo cứu như vậy.
Trước ngưỡng cửa của Thập Niên 2 Thế Kỷ 21, người ta không lạc quan về khả năng của Cs Việt nam trong ba lãnh vực phát triển bền vững, bảo vệ và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cũng như đối phó với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Ls Lưu Tường Quang, AO
(Sydney, tháng 1năm 2010)
Ghi chú:
* Nội dung bài thuyết trình chính / key note speech tại Đại Hội 14 của Hội Chuyên Gia Việt Nam - Úc Châu /14th National Conference of the Vietnamese Professionals' Society – Australia, tại Sydney ngày 2 và 3 tháng 01 năm 2010 và, về quyền lực mềm, tại Lễ Kỷ Niệm Thứ 172 Ngày Sinh của Nhà Bác Ngữ Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Sydney 6-12-2009.
(1) National Intelligence Council (NIC), Global Trends 2025 – A Transformed World, Washington DC, 2008
(2) Hằng số trong bang giao quốc tế xưa nay vẫn là quyền lợi quốc gia. Nhưng trong quan hệ với Trung Quốc, ĐCV lại theo đuổi phương châm '16 chữ vàng' và 'tinh thần 4 tốt' là 'láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai' và 'láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt'.
(3) Gareth Evans, Co-chair, International Commission on Nuclear Non-Proliferation and Disarmament, Canberra - Tokyo, ABC TV 7.30 Report (Interview) on 15-12-2009. Ủy hội nầy được Úc Đại Lợi và Nhựt Bản thành lập năm 2008 để phát triển hợp tác giữa hai chánh phủ trong vấn đề tài giảm võ khí hạt nhân và phát huy tương tác giữa xã hội dân sự tại hai quốc gia.
(4) Theo dữ kiện trích dẫn trong Wikipedia và "Sách Trắng" được Việt nam công bố vào cuối năm 2009
(5) Jane's Industry Quarterly trích dẫn trên báo The Australian, Sydney, ngày 4-9-2008. Dữ kiện của Trung Quốc chỉ là phỏng đoán, vì Bắc Kinh chưa công bố minh bạch tất cả những chi tiêu quốc phòng nên ngân sách thật sự có thể cao hơn.
(6) Lưu Tường Quang, Hà Nội Trong Gọng Kìm Bắc Kinh: Chiến Lược Trường Sơn Đông & Trường Sơn Tây của Trung Quốc, Tập San Nghiên Cứu Đồng Nai – Cửu Long, Sydney, số 3 tháng 6 năm 2009, trang 359
(7) Richard Halloran, China's Soft Power, Jan 13, 2009, Real Clear Politics, 2008
(8) Department of Defence, Defending Australia in the Asia Pacific Century: Force 2030, Commonwealth of Australia, Canberra, 2009 (Defence White Paper 2009)
(9) Đài RFI Paris, ngày 3 tháng 1 năm 2010 (Thanh Phương phỏng vấn Lưu Tường Quang).
(10) Xem: Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Vietnam and China: The Spratly and Paracel Islands Dispute, The Sydney Institute, Australia, Sydney Papers Online, Issue No.2 (2009), Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Message to Hanoi Government Regarding the Determination of Vietnam's Continental Shelf, posted by Vietastic.com News on May 3, 2009 at 10.35am, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Hoàn Cảnh Lịch Sử dẫn đến Tranh Chấp Chủ Quyền của Việt nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Nguyên Nhân và Giải Pháp, Đài RFI, Paris, ngày 02-02-2009.
(11) Professor Joseph Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics, Public Affairs, 2004
(12) CRS Report for Congress, China's Soft Power in South East Asia, Jan 4 2008, by Thomas Lun, Wayne Morrison and Bruce Vaugh, Specialists in Asia Affairs, Foreign Affairs, Defense and Trade Division, Congressioanl Research Service CRS, Washington DC, 2008
(13) Lưu Tường Quang, Vấn Đề Bắc Kinh Khai Thác Mỏ Bô-Xít ở Việt nam và Sách Lược Đầu Tư Nước Ngoài của Trung Quốc, Nhật báo Chiêu Dương, Sydney, Thứ Bảy 27-6-2009, Tuần báo Nhân Quyền, Melbourne, Thứ Ba 30-6-2009, Tuần báo Dân Việt, Sydney, Thứ Sáu 3-7-2009, VPS (Vietnamese Professionals' Society – Australia) enews No. 8-2009 (v2), Tập San Nghiên Cứu Đồng Nai – Cửu Long, Sydney, số 4 năm 2010.
(14) CRS Report, AFP ngày 1 tháng 1 năm 2010 và Bộ Thương Mại Bắc Kinh
(15) Dr. Xiaolin Guo, Repackaging Confucius: PRC's Public Diplomacy and the Rise of Soft Power, Asia paper, Jan 2008, Institute for Security and Development Policy, Stockholm, Sweden
(16) Lưu Tường Quang, tài liệu đã dẫn, xem (13)
(17) Đài VOA Tiếng Việt, Washington DC, ngày 4-12-2009
(18) Đài RFI Tiếng Việt, Paris, ngày 2-12-2009 (Trọng Nghĩa), ngày 6-12-2009 (Đức Tâm), ngày 7-12-2009 (Trọng Nghĩa phỏng vấn Lưu Tường Quang), và ngày 16-12-2009 (Anh Vũ)
(19) Đài RFI Tiếng Việt, Paris, ngày 22-11-2009 (Đức Tâm tại Cần Thơ).
(nguồn: anviettoancau.net)
Việt nam có thể sẽ không thể tồn tại như một quốc gia văn minh và tiến bộ vào giữa thế kỷ, nếu chế độ cộng sản đang cầm quyền tại Việt nam hiện nay: (a) không tái cấu trúc nền kinh tế gọi là 'thị trường với đặc tính xã hội chủ nghĩa'; (b) không xây dựng được liên hệ đa phương ngoại giao và quốc phòng mà tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc; và (c) không đạt kế hoạch hữu hiệu đơn phương và đa phương để đối phó với hậu quả biến đổi khí hậu có khả năng đe dọa sự tồn vong của dân tộc Việt nam.
In this multi-polar world of the 21st Century, Vietnam is facing a variety of challenges requiring new thinking and a civil society to provide a suitable environment for effective solutions leading to economic changes and sustainable development, protection and restoration of territorial sovereignty and steps to effectively deal with the consequences of climate change. These challenges are being imposed internally and externally through usage or threat of usage of hard power and soft power.
Vietnam may not survive as a civilized and progressive nation by the mid-century if the communist regime currently in power fails to re-structure its self-contradictory 'market economy with socialist characteristics', to diversify its public policy in external relations and security and defence to counter-balance Beijing's dominance and to execute a national and global plan of actions to ensure the climate change would not endanger the future of the Vietnamese people.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 24 tháng với tư cách là một hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (2008-09) và bắt đầu vai trò chủ tịch luân phiên của Tổ chức Asean trong năm 2010.
Đây có thể nói là những thành công về ngoại giao đa phương của Việt nam, bắt đầu từ năm 2006 khi Hà Nội đăng cai tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC. Tất nhiên, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam (ĐCV) không bỏ lỡ cơ hội nào để khoe khoang 'thành tích' nầy – từ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến công du Cuba cũng như tại 'Đại Hội Việt Kiều' hồi tháng 11 năm 2009 đến Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hoặc Thứ trưởng Phạm Bình Minh trong ngành đối ngoại của ĐCV.
Nếu ta quan sát thành quả của các quốc gia trong vùng như Philippines hay Thái Lan hoặc quốc gia đã và hãy còn bị chia cắt như Hàn Quốc, thì việc Cộng sản Việt nam trên căn bản luân phiên, trở thành một hội viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Philippines đã từng giữ vai trò nầy năm 1957 và 58, Thái Lan năm 1985 và 86 còn Hàn Quốc năm 1996 và 97. Thái Lan đã làm hội viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1947, trong khi đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Quốc gia Việt nam thống nhứt mà Sài Gòn là thủ đô, đã hai lần bị Liên Sô phủ quyết hồi đầu thập niên 1950.
Tuy nhiên, vấn đề mà tôi muốn nêu lên là Việt nam đã phải trả giá đắt như thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ – cá biệt là của Trung Quốc – để có thể được bầu vào Hội Đồng Bảo An, vì hiển nhiên là Hà Nội đã không thể có được cơ hội làm ứng viên duy nhứt cho vùng đại diện tại Châu Á, nếu không có sự bảo trợ của Bắc Kinh.
Chúng ta phải phân biệt giữa chế độ chánh trị với đất nước và con người Việt nam. Tổ quốc chúng ta là Việt nam và chúng ta là người Việt, trong khi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam hoặc Cộng sản Việt nam chỉ là một chế độ trong một giai đoạn lịch sử. Tuy rằng chế độ nầy không được sự ủy nhiệm rộng rãi của dân tộc qua một cuộc bầu cử tự do dân chủ, nhưng trong khi họ cầm quyền, họ vẫn phải chịu trách nhiệm cho sự tồn vong của đất nước.
Việt nam đang bước vào thập niên 2 của thế kỷ thứ 21 và đang phải đối diện với nhiều thử thách về mặt phát triển kinh tế bền vững, duy trì và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải - và trên căn bản dài hạn, thích nghi và đối phó với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Hai loại thử thách đầu tùy thuộc phần lớn vào khả năng của Việt nam theo đuổi chánh sách độc lập đối với Trung Quốc và thử thách thứ ba là khả năng Việt nam đóng vai trò tích cực trong nỗ lực riêng và chung để giảm hạ khí thải CO2 toàn cầu mà Trung Quốc hiện nay là thủ phạm ô nhiễm môi trường lớn nhứt thế giới.
Thế kỷ thứ 21 được coi là Thế kỷ Châu Á – mà ngay cả Hoa Kỳ cũng không phủ nhận thực tế nầy, khi Washington dự kiến là quyền lực kinh tế và quân sự đang chuyển dần từ Tây sang Đông trong vòng hai thập niên sắp tới với Trung Quốc đóng vai trò một cường quốc chủ động trong vùng Châu Á Thái Bình Dương của một thế giới đa cực (1). Trong dự kiến nầy, Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc số 1 về kinh tế và quân sự, nhưng Washington sẽ không còn là tụ điểm quyền lực của siêu cường duy nhứt như trong giai đoạn hậu-cộng-sản của thế kỷ thứ 20 và khoảng cách giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ dần dần được thu hẹp lại.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy dự kiến nầy đang trở thành hiện thực. Trung Quốc đã qua mặt nước Đức để trở thành cường quốc kinh tế thứ ba trong năm 2008 và có thể đang qua mặt Nhựt Bản để trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trong năm 2010.
Washington, Moscow, Bắc Kinh và New Delhi là những tụ điểm quyền lực của thế giới đa cực nầy, nhưng đối với Việt nam, theo ý tôi, Trung Quốc vẫn là mối de dọa lớn nhứt và thường trực trong thế kỷ thứ 21. Bộ Chính Trị ĐCV có thể tin tưởng vào quan hệ "16 Chữ Vàng" (2) với Trung Quốc một cách thật ngây thơ kỳ lạ nên không nhìn thấy như vậy, hoặc đã nhìn thấy như vậy nhưng không dám hoặc chưa dám theo đuổi một chánh sách độc lập.
Từ khi bắt đầu chánh sách đổi mới do Ông Đặng Tiểu Bình phát động hồi năm 1978 và song song với kế hoạch phát triển kinh tế, Trung Quốc đã và đang hiện đại hóa sức mạnh quân sự về mặt võ trang qui ước cũng như võ khí hạt nhân để đuổi bắt bốn cường quốc nguyên tử hàng đầu khác vốn cũng là hội viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An (3). Bắc Kinh đã phô diễn sức mạnh nầy nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập chế độ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nhằm vào mục đích quốc nội cũng như quốc tế.
Trung Quốc có 2.2 triệu quân, 6 000 phi cơ, 100 chiến hạm, và 57 tàu ngầm, trong khi cường quốc Châu Á đang lên khác là Ấ́n Độ có 1.3 triệu quân, 1 350 phi cơ, 155 chiến hạm kể cả hàng không mẫu hạm và 18 tàu ngầm.
Tàu ngầm loại Kilo do Nga chế tạo
Quân Đội Nhân Dân Cs Việt nam có nhân số lớn nhứt tại Đông Nam Á, với 412 000 quân chính qui và khoảng 3-4 triệu trừ bị, theo số liệu năm 2008 và ngân sách quốc phòng năm 2007 là 4 tỉ Mỹ kim, tương đương với 2 % tổng sản lượng quốc nội GDP (4), nhưng theo 'Sách Trắng', quân số Cs Việt nam là 450 000 chính qui và 5 triệu trừ bị chi tiêu 27 000 tỉ đồng / 1 tỉ 800 triệu Mỹ kim trong năm 2008 tương đương với 1.8% GDP. Nếu các dữ kiện nầy chính xác, thì ngân sách quốc phòng Việt nam quá nhỏ so với một quân đội quá lớn. Còn về mặt thiết bị, quân đội nhân dân Cs Việt nam sử dụng phần lớn những phi cơ, hỏa tiển, xe tăng, trọng pháo và tàu chiến đã cũ do Liên Sô và Trung Quốc chế tạo. Một phần nhỏ của thiết bị nầy (như phi cơ trực thăng, pháo binh, xe tăng, thiết vận xa) là do Mỹ chế tạo và đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
So với Việt nam, quân lực Hoàng Gia Úc Đại Lợi rất nhỏ về mặt quân số nhưng với thiết bị quốc phòng tối tân hơn nhiều. Úc có 52 ngàn quân, 83 phi cơ, 10 chiến hạm, 6 tàu ngầm và 14 tuần duyên với ngân sách quốc phòng năm 2008 (5) là 19.74 tỉ Mỹ kim (25 tỉ Úc kim, đứng hàng thứ 13 trên thế giới) so với Hoa Kỳ 696.30 tỉ Mỹ kim (số 1), Trung Quốc 58.70 tỉ Mỹ kim (thứ 4), Nhựt Bản 48.10 tỉ Mỹ kim (thứ 5), Hàn Quốc 28.30 tỉ Mỹ kim (thứ 10) và Ấn Độ 27.21 tỉ Mỹ kim (thứ 11).
Hồi tháng 3 năm 2009, trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh loan báo gia tăng ngân sách quốc phòng 14.9%. Sức mạnh quân sự của Bắc Kinh không đâu thể hiện rõ rệt bằng sự phát triển nhanh chóng của quân chủng hải quân (People's Liberation Army - Navy / PLAN) mà cả thế giới đã phần nào nhìn thấy khi PLAN kỷ niệm 60 năm thành lập quân chủng nầy trước ngày Quốc Khánh thứ 60 của Trung Quốc.
Hải quân Trung Cộng thao diễn hồi tháng 4 năm 2007 (Photo: Báo Nhân Dân Bắc Kinh)
Đối với Việt Nam, một trong những nguy cơ lớn nhứt là sự hiện diện hùng mạnh của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông ̣(Biển Nam Hoa). Hạm Đội Nam Hoa với căn cứ tàu ngầm tối tân tại Đảo Hải Nam có khả năng khống chế hải lộ huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với Bắc Á. Cùng với kế hoạch Sông Mekong, Trung Quốc đã đặt Việt nam vào 'Gọng Kìm Bắc Kinh' (6).
Giới chuyên gia phương Tây không thuần nhứt về ý định của Trung Quốc trong vùng Đông Á Thái Bình Dương. Có người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ 'đồng hành' với Hoa Kỳ để theo đuổi lợi ích chung trong sự ổn định, nhưng đa số có vẻ như tin rằng Trung Quốc sẽ thách đố Hoa Kỳ để dần dần biến Vùng Đông Á Thái Bình Dương thành một khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc – một thứ chủ nghĩa "Monroe Đông Á" tương tự như chủ thuyết Monroe của Mỹ trong thế kỷ thứ 19 – được công bố vào năm 1823 – để bảo vệ ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Mỹ La Tinh và ngăn ngừa Châu Âu thôn tính vùng Tây Bán Cầu (7).
Cung cách hành sử thương thuyết và sự 'thành công' của Trung Quốc (và Ấn Độ) tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu ở Copenhagen hồi giữa tháng 12 năm 2009 cho thấy rằng Trung Quốc không do dự thách đố Mỹ và - như tại Copenhagen – đạt được mục tiêu quyền lợi quốc gia, bất kể là có phù hợp với quyền lợi lâu dài của thế giới hay không.
Riêng Úc Đại Lợi, dự kiến của Canberra đối với đe dọa trong vùng Châu Á Thái Bình Dương trong vòng 2 thập niên sắp tới là Trung Quốc, mặc dầu Bạch Thư Quốc Phòng 2030 của Úc không nêu đích danh Trung Quốc. Úc đang hiện đại hóa quân đội – đặc biệt là thiết bị tối tân cho ngành không quân và tàu ngầm cho hải quân và đã quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng mỗi năm 3% đến cuối thập niên nầy (8).
Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm của một người Việt nam, tôi không nghĩ rằng sự khác biệt nói trên về ý định của Trung Quốc là quan trọng, vì trong vấn đề an ninh quốc phòng, khả năng quân sự cần nhiều thập niên để xây dựng, trong khi ý định (và chánh sách ngoại giao) có thể thay đổi nhanh chóng. Vả lại trong thế giới ngày nay, một khi Trung Quốc đã thành công trong việc hiện đại hóa quân đội và phát triển kinh tế nhanh chóng, Bắc Kinh có thể sử dụng quyền lực cứng (hard power) cũng như quyền lực mềm (soft power) hoặc phối hợp cả hai, để đạt mục đích theo quyền lợi quốc gia.
Trong quan hệ với Hà Nội, lần sau cùng mà Bắc Kinh sử dụng quyền lực cứng là vào năm 1979, khi quân Trung Cộng tràn qua biên giới Bắc Việt để 'dạy cho Việt nam một bài học'. Mục tiêu biểu kiến nầy đã thành công hay thất bại, thật ra không còn là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc. Vấn đề quan trọng là Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã sử dụng cuộc chiến năm 1979 để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa quốc phòng – một trong bốn chủ trương hiện đại hóa mà Đặng Tiểu Bình đã loan báo tại Hội Nghị Ủy Ban Trung Ương Đảng hồi tháng 12 năm 1978 (ba lãnh vực kia là nông nghiệp, công nghiệp và kỹ thuật).
Trong trường hợp mà tôi tin rằng xác suất xảy ra rất thấp – là trong một cuộc chiến tương lai giữa hai nước được gọi là 'anh em môi hở răng lạnh', Cs Việt nam sẽ thấy rằng thiết bị và khả năng tác chiến của quân đội Trung Cộng ngày nay hoàn toàn khác biệt so với năm 1979.
Đối phó với quyền lực cứng của Trung Quốc
Đương đầu với quyền lực cứng của Trung Quốc, Việt nam đã đánh mất ba thập niên trước khi thật sự tích cực theo đuổi một phương thức đa phương trong quan hệ an ninh quốc phòng, đặc biệt là trong thời gian làm hội viên không thường trực tại Hội Đồng Bảo An. Thời gian 'cấm vận' của Mỹ cho đến khi Tổng thống Bill Clinton bãi bỏ vào ngày 4 tháng 2 năm 1994 có thể là rào cản cho Hà Nội, nhưng thái độ kiêu ngạo của ĐCV sau chiến thắng quân sự năm 1975 không giúp ích gì cho sự hội nhập của Việt nam vào môi trường sinh hoạt đa phương thế giới để mưu tìm những đối trọng trước ảnh hưởng mỗi ngày một lớn mạnh của Trung Quốc.
Việt nam vừa công bố 'Sách Trắng' quốc phòng và đang mua võ khí hiện đại hơn của Nga (kể cả sáu tàu ngầm loại Kilo) và của Pháp (phi cơ trực thăng). Ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa lên tiếng thúc đẩy chương trình hiện đại hóa quân đội. Nhưng sớm lắm cũng phải mất một hai thập niên nữa Việt nam mới tạo được sức mạnh tương đối so với các thành viên khác trong Tổ chức Asean như Indonesia và Thái Lan mà thôi. Trong Tổ chức Asean, Singapore, Malaysia và Indonesia đã có tàu ngầm và đang củng cố sức mạnh hải quân của họ.
Trong hiện tại và trong tương lai – nếu chế độ Hà Nội còn tồn tại – Việt nam sẽ không bao giờ có đủ khả năng thi đua võ trang với Trung Quốc cả, nên con đường chọn lựa phải là con đường đối trọng đa phương với Mỹ, Ấn Độ, Liên bang Nga và Liên Âu.
Mục tiêu dài hạn nầy không thể đạt được, nếu Cs Việt nam không thay đổi 'tư duy' mà vẫn tiếp tục tự đặt cho mình vai trò 'tiền đồn', như theo ngôn từ mà Ông Nguyễn Minh Triết đã phát biểu tại Cuba trong chuyến công du năm 2009: "Khi Cuba ngủ thì Việt nam thức và ngược lại." Đây là một 'tư duy' lỗi thời vào đầu thế kỷ thứ 21 – cũng lỗi thời như Việt Nam Cộng Hòa đã từng là 'tiền đồn' của Thế Giới Tự Do và Bắc Việt đã từng là 'tiền đồn' của chủ nghĩa cộng sản hồi giữa thế kỷ thứ 20.
Với tư duy 'tiền đồn' lỗi thời nầy, Việt nam đã lỡ mất cơ hội trong 2 năm tại Hội Đồng Bảo An. Ông Nguyễn Minh Triết khoe rằng trước mặt Tổng thống Barack Obama, ông đã chỉ trích chính sách 'cấm vận' của Washington đối với Havana. Đây là một vấn đề song phương giữa 2 nước tại Châu Mỹ thì việc gì mà Việt nam, đại diện cho Vùng Châu Á, lại phải lên tiếng trong khi một vấn đề khác quan trọng hơn có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của vùng Đông Nam Á và có liên hệ trực tiếp đến Việt nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei trong Asean là cuộc tranh chấp với Trung Quốc (và Đài Loan) về Hoàng Sa - Trường Sa và các hải đảo khác ở Biển Đông, thì Hà Nội lại im hơi lặng tiếng tại Hội Đồng Bảo An?
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông
Khi Thái Lan giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Asean trong năm 2009, Bangkok đã bị ảnh hưởng của Bắc Kinh nên không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào nghị trình của Hội Nghị Asean + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhựt Bản). Thế nhưng, Thái Lan không có quyền lợi trực tiếp trong vụ tranh chấp nầy. Vậy Việt nam sẽ làm gì trong vai trò chủ tịch luân phiên của Asean năm 2010 hay là Hà Nội lại im hơi lặng tiếng về vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa như tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hai năm trước đây? Cơ hội đầu tiên để Hà Nội bắt đầu nỗ lực ấy là phiên họp Ngoại Trưởng Asean tại Đà Nẵng vào giữa tháng Giêng nầy (9).
Về phương diện lịch sử và công pháp quốc tế, Việt nam có thể đứng ở thế mạnh (10) nhưng vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa và Biển Đông có lẽ sẽ khó được giải quyết hoàn toàn trên căn bản lịch sử và pháp lý trước Tòa án Quốc tế tại The Hague (trừ phi Trung Quốc đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa Án Quốc Tế trong vấn đề nầy) nên Việt nam phải tranh đấu cho cuộc tranh chấp Biển Đông được quốc-tế-hóa hay khu-vực-hóa tại các diễn đàn Asean và Châu Á Thái Bình Dương.
Lập trường của Bắc Kinh là vấn đề Biển Đông chỉ cần được thảo luận song phương giữa Trung Quốc và các nước liên hệ, nhưng Cs Việt nam đã không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải qua những hiệp định song phương nầy với Trung Quốc nên việc phục hồi phần đất, vùng biển và các đảo biển đã mất bằng giải pháp song phương, theo ý tôi, là một viễn tượng xa vời.
Cuộc tranh chấp Biển Đông sẽ còn kéo dài, nhưng tại sao tôi lại không tin là sẽ có chiến tranh giữa Bắc Kinh và Hà Nội theo qui mô của năm 1979 (ngoại trừ các va chạm võ trang cục bộ tại Biển Đông, nếu hải quân Cs Việt nam noi gương hải quân VNCH ngày 19 tháng Giêng năm1974)?
Tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc có thể đạt được những mục tiêu chiến lược tại vùng Châu Á Thái Bình Dương – và cá biệt là tại Đông Nam Á – bằng quyền lực mềm, thì việc gì mà Bắc Kinh phải sử dụng quyền lực cứng để mang tai tiếng trên diễn đàn thế giới? Một cuộc xâm lăng võ trang sẽ rất hiển nhiên, thô bạo và dễ bị kết án, nhưng sự xâm nhập quyền lực mềm có tính cách tiệm tiến ôn hòa mà 'nạn nhân' có thể không phát hiện được hoặc khi phát hiện được thì có thể đã quá trễ. Tất nhiên, quyền lực cứng vẫn cần thiết để răn đe và yểm trợ cho quyền lực mềm.
Vậy quyền lực mềm là gì?
Giáo sư Joseph Nye của Viện Đại Học Harvard (11) được coi là người đã tạo ra nhóm chữ nầy. Ông sử dụng hình ảnh 'cây gậy và củ rà-rốt' để giải thích 'quyền lực mềm' như sau:
"Khái niệm căn bản của quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác/nước khác để họ thi hành những gì mình muốn. Có ba phương cách chính để làm việc nầy: thứ nhứt là đe dọa họ với cây gậy, thứ hai là chi trả họ với cà-rốt và thứ ba là chiêu dụ họ để họ cũng muốn những gì mình muốn. Nếu một quốc gia có thể chiêu dụ được nước khác muốn làm những gì mình muốn, thì giá phải trả sẽ rẻ hơn là cà-rốt và cây gậy."
("The basic concept of power is the ability to influence others to get them to do what you want. There are three major ways to do that: one is to threaten them with sticks; the second is to pay them with carrots; the third is to attract them or co-opt them, so that they want what you want. If you can get others to be attracted, to want what you want, it costs you much less in carrots and sticks").
Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc theo đuổi chánh sách dựa vào ý thức hệ, trong khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm (Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào) theo đuổi đường lối uyển chuyển hơn và dựa vào thực tế – và vì vậy quyền lực mềm trở thành một võ khí lợi hại.
Điều nầy không nhứt thiết có nghĩa là mục tiêu tối hậu của Bắc Kinh đã thay đổi. Nhóm chuyên gia về Châu Á tại Quốc Hội Mỹ nhận xét: "Có đồng thuận tổng quát là Trung Quốc đã thay đổi chiến thuật và trở nên hòa dịu hơn, nhấn mạnh nhiều vào quyền lực mềm, nhưng người ta vẫn không thể quả quyết chính xác về hậu quả của sự thay đổi nầy và phải chăng Trung Quốc cũng đã thay đổi mục tiêu"(12).
("While there is a general agreement that China's tactics have changed to a more accommodating posture with an emphasis on soft power, there is less certainty regarding its implications and whether China's goals have changed accordingly").
Các điểm nổi bật trong việc thay đổi nầy là Đặng Tiểu Bình áp dụng sơ khởi phương thức 'nằm yên - lying low' tức là không đóng vai trò nổi trên thế giới trong tiến trình hiện đại hóa nhưng khi đã đủ mạnh rồi, thì Trung Quốc không còn do dự chuyển tiếp sang giai đoạn gọi là 'Trỗi Dậy Hòa Bình - Peaceful Raising' vào cuối thế kỷ thứ 20 đầu thế kỷ thứ 21. Nhóm chữ 'Trỗi Dậy Hòa Bình'sau nầy được đổi lại là 'Phát triển Hòa Bình' (Peaceful Development) có lẽ để che đậy ý đồ thật sự̣ của Bắc Kinh.
Minh họa Triết gia Khổng Tử (Wikipedia) – Dr. Xiaolin Guo: Repackaging Confucius?
Công cụ của quyền lực mềm là giao thương, đầu tư, viện trợ và phát triển quan hệ văn hóa, được Bắc Kinh thực hiện qua chính sách gọi là 'Vươn Ra Toàn Cầu – Go Global Policy' mà Bắc Kinh đã phát động hồi năm 1999 (13). Trong cốt lõi, để bảo đảm kế hoạch phát triển, chính sách nầy nhằm vào mục tiêu an ninh tiếp vận nguyên liệu, cơ hội đầu tư số ngoại tệ khổng lồ và mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc.
Tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ trong quan hệ thương mại với Tổ chức Asean mà Trung Quốc đã ký Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch và hiệp ước nầy có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đối với sáu thành viên nguyên thủy của Asean.
Vào năm 2006, trị giá giao thương giữa Trung Quốc và Asean là 160.9 tỉ Mỹ kim (nhảy vọt từ 39.5 tỉ năm 2000) so với 168.5 tỉ Mỹ kim giữa Hoa Kỳ và Asean nhưng nay thì Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ với 192.5 tỉ vào năm 2008 (14).
Điều quan trọng là trong khi cán cân chi phó của Trung Quốc đối với toàn Tổ chức Asean thất thu khoảng 15-20 tỉ đô la, thì cán cân chi phó của Trung Quốc đối với Việt nam lại bội thu gần 10 tỉ Mỹ kim trong năm 2008 (trị giá chính thức hàng xuất cảng từ Việt nam sang Trung Quốc là 5.6 tỉ và nhập cảng từ Trung Quốc là 16 tỉ). Tôi tin rằng tình trạng nầy sẽ tệ hại hơn khi Hiệp Ước Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc/ Asean được áp dụng toàn diện cho Việt Nam vào năm 2015.
Về mặt văn hóa vận, Trung Quốc đã bắt đầu một kế hoạch 'tiếp thị mới' sử dụng danh nghĩa nhà hiền triết Khổng Tử đã từng một thời bị chủ nghĩa cộng sản Maoist chỉ trích. Kế hoạch nầy được chính thức hóa năm 2006 khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào xác nhận tại Đại Hội Nhà Văn Toàn Quốc là Trung Quốc phải sử dụng sức mạnh văn hóa / văn minh Trung Quốc và Khổng Tử trở thành một võ khí cho quyền lực mềm – dưới hình thức những Viện Khổng Tử – Confucius Institutes (15).
Đã có trên 60 Viện Khổng Tử được thiết lập ở nhiều nơi trên thế giới và đang được thiết lập thử nghiệm tại Việt nam cùng với viện trợ 30 triệu Mỹ Kim để Việt nam xây cất Trung Tâm Hữu Nghị Việt-Trung nhân kỷ niệm 60 năm bang giao Bắc Kinh-Hà Nội trong năm 2010.
Đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc
Đối với sự xâm nhập quyền lực mềm của Trung Quốc, Việt nam hầu như bỏ ngỏ và không có kế hoạch đối phó nào cả.
Qua cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu năm 2008, Tổ chức Asean cũng đề ra kế hoạch tái cấu trúc kinh tế bằng cách phát triển thị trường tiêu dùng nội địa để làm giảm mức độ tùy thuộc quá cao vào thị trường xuất cảng. Sự chuyển đổi nầy chưa bắt rễ được thì Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc/Asean bắt đầu có hiệu lực mà hậu quả là hàng hóa Trung Quốc với phẩm chất tương đối tốt hơn mà thành giá lại rẻ hơn hàng hóa của Asean, sẽ tràn ngập thị trường Asean, trong đó có Việt nam.
Trong vai trò chủ tịch luân phiên năm 2010, Việt nam tự đặt cho mình sứ mạng củng cố Tổ chức Asean. Tuy nhiên, các dữ liệu thống kê về giao thương giữa Việt nam và Trung Quốc cũng như đầu tư của Trung Quốc tại Việt nam – chẳng hạn như việc khai thác Bauxite có khả năng gây thiệt hại trầm trọng cho quyền lợi kinh tế, chiến lược và môi trường tại Tây Nguyên và vùng Đồng Nai – không cho chúng ta lạc quan về khả năng chuyển đổi kế hoạch kinh tế của chính Việt nam chớ đừng nói chi đến toàn vùng Asean.
Trung Quốc cũng đã đặt Việt nam vào 'vùng tiền tệ đồng nguyên (đồng yuan, nhân dân tệ) của Bắc Kinh. Vùng Châu thổ Sông Hồng đang được 'thuần hóa hội nhập' vào vùng phát triển Vịnh Bắc Bộ (Pan-Beibu Economic Co-operation) của Trung Quốc trong kế hoạch mà Bắc Kinh gọi là 'Phát Triển Miền Tây' tức là Tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Dự kiến là kế hoạch nầy sẽ bao gồm toàn thể lãnh thổ Việt nam trong tương lai (16).
Quyền lực mềm của Trung Quốc còn bao gồm cả số lượng đông đảo người Hán - kể cả tình nguyện viên theo kiểu Peace Corps – xâm nhập Asean và Việt nam, những chương trình truyền thanh truyền hình bằng tiếng Việt kiểm soát bởi các hệ thống truyền thông điện tử nhà nước Trung Quốc và tất nhiên, công cụ mới là Viện Khổng Tử.
Chúng ta không bài bác truyền thống Khổng Mạnh đã ăn sâu vào xã hội Việt nam mà chúng ta có thể coi là đã được "Việt hóa" từ thời Tam Giáo Đồng Nguyên. Nhưng, theo ý tôi, chúng ta phải phân biệt truyền thống Khổng Mạnh đã được Việt hóa với kế-hoạch tiếp thị mới sử dụng danh nghĩa Khổng Tử như là một công cụ của quyền lực mềm.
Trung Quốc cũng đã thiết lập các Viện Khổng Tử tại Anh Quốc, Hoa Kỳ và nhiều nước khác – nhưng tại Việt nam, trong sự thiếu vắng của một xã hội dân sự năng động, kế hoạch quyền lực mềm của Trung Quốc có nhiều khả năng biến Việt nam thành một chư hầu – một diễn tiến mà Trung Quốc đã không thành công qua 10 thế kỷ Bắc thuộc trong lịch sử Việt nam.
Từ thời Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình & Giang Trạch Dân và ngày nay Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc theo đuổi quan hệ song phương đa dạng với nhiều nước Á-Phi, nhưng đặc biệt là với Cs Việt nam - mà chúng ta có thể gọi là 'thế chân vạc': đó là quan hệ giữa đảng-với-đảng, giữa chánh phủ-với-chánh phủ và giữa nhân dân-với-nhân dân. Tuy là ba thành phần, nhưng trong thể chế độc tài độc đảng tại Bắc Kinh và Hà Nội, tất cả quyền lực đều phát xuất từ một nguồn – đó là Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản.
Khi Bộ Chính Trị Bắc Kinh kiểm soát và chi phối Bộ Chính Trị Hà Nội qua quan hệ 'đảng-với-đảng' thì việc gì rồi đâu cũng vào đó – nên một giải pháp cho nạn tham nhũng và bá quyền Trung Quốc – là hai vấn đề không những đang kìm hãm đà tiến của Việt nam mà còn đe dọa tương lai của đất nước chúng ta - phải là sự hình thành và phát triển của xã hội dân sự.
Ai cũng biết rằng quyền cai trị độc tôn của ĐCV là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của nạn tham nhũng cửa quyền mỗi ngày một lan rộng. Nhưng theo ý tôi, ĐCV cũng là đầu dây mối nhợ cho tình trạng thôn tính Việt nam hiện nay từ phương Bắc và lý do là vì Bộ Chính Trị Hà Nội do Bộ Chính Trị Bắc Kinh dàn dựng mỗi khi ĐCV họp đại hội.
Bởi vậy, nếu và khi Việt nam phát triển được một xã hội dân sự và cử tri Việt nam dành lại được quyền tự do đầu phiếu thì ĐCV sẽ không còn nắm giữ vai trò độc tôn và Bộ Chính Trị ĐCV, dầu có bị Bắc Kinh khuynh đảo, sẽ không còn khả năng theo đuổi một cách ngu xuẩn quan hệ trên căn bản '16 Chữ Vàng' như hiện nay.
Bước đầu cho tiến trình đổi mới nầy là phải là việc hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp 1992 của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Trong vai trò chủ tịch Asean năm 2010, Việt nam phải thi hành Hiến Chương Asean trong đó có việc thành lập và phát triển cơ chế bảo vệ nhân quyền. Trong lãnh vực nầy, Việt nam là thành viên chậm tiến so với vài thành viên khác trong Asean, vì Hà Nội chưa thành lập Uỷ Hội Nhân Quyền Quốc Gia ngay cả về mặt hình thức chớ đừng nói chi đến một cấu trúc độc lập thật sự. Ít ai lạc quan về sự phát triển của xã hội dân sự, vì Cs Việt nam bắt đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với việc giam cầm và kết án tù những nhà tranh đấu dân chủ bằng phương pháp ôn hòa bất bạo động.
Biến Đổi Khí Hậu – Nguy Cơ của Việt nam
Sự thiếu vắng của một xã hội dân sự cũng ảnh hưởng đến khả năng của Việt nam trong việc hoạch định một chương trình ứng xử và thích nghi với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Đây là vấn đề rất quan trọng và phức tạp mà giới khoa học gia quốc tế chưa có kết luận thuần nhứt. Trong cốt lõi, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm của đa số, thì thế giới nầy sẽ có đại họa nếu nhiệt độ hâm nóng toàn cầu không được duy trì dưới mức +2 độ C vào năm 2050, so với nhiệt độ trung bình của thời kỳ tiền cách mạng kỹ nghệ.
Khí thải CO2 làm ô nhiễm môi trường và gia tăng nhiệt độ toàn cầu
Muốn đạt được giới hạn +2 độ C nầy, cộng đồng quốc tế phải đồng ý giảm - 40% khí thải CO2 của mức ô nhiễm năm 1990 vào năm 2050 tức là phải duy trì tỉ trọng CO2 ở mức 450 ppm (part per million) trong bầu khí quyển.
Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu tại Copenhagen đã thất bại vì không đạt được đồng thuận có tính cách ràng buộc đối với những quốc gia đã phát triển cũng như những quốc gia đang phát triển để đạt mục tiêu nói trên. Hai cường quốc kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã lãnh đạo khối quốc gia đang mở mang gọi là G-77 (nhưng thật ra ngày nay có trên 100 quốc gia thành viên) chống đối nỗ lực của Mỹ, Liên Âu, Canada và Úc nên sau cùng văn bản gọi là 'Thỏa Hiệp Obama – Obama Accord' - được Hội Nghị 'ghi nhận', chỉ còn là một văn bản không có thực chất. Nghị Định Thư Kyoto sẽ mãn hạn áp dụng vào năm 2012 mà vào năm 2010, thế giới nầy vẫn chưa đạt được một công ước kế tục.
Chúng ta không lấy làm lạ khi Bắc Kinh và New Delhi lên tiếng ca ngợi sự 'thành công' của họ tại Copenhagen. Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là 3 nước làm ô nhiễm môi trường lớn nhứt hiện nay.
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam không đóng vai trò gì tích cực tại Hội Nghị Copenhagen, mặc dầu Hà Nội biết rằng Việt nam sẽ là một trong năm quốc gia bị tàn phá nhiều nhứt, khi mức độ hâm nóng toàn cầu vượt quá +1.5 độ C. Sự thiệt hại của Việt nam sẽ vô cùng thảm khốc, nếu sự hâm nóng nầy lên đến +3 độ C, như một vài tài liệu đã dự đoán và bị tiết lộ tại Hội Nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức kêu gọi các nước cấp viện giúp đỡ, vì Việt nam nằm trong danh sách một ít quốc gia nầy (17).
Nguy cơ đe dọa Vựa Lúa Việt nam
Nếu mức nước biển dâng cao thêm 1m, thì 10% dân số Việt nam (tức là khoảng 10 triệu người) tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần bình nguyên Bắc Việt phải di tản. Việt nam sẽ thiếu nước uống và không còn sản xuất đủ lương thực để nuôi sống 100 triệu dân.Trong trường hợp trái đất nầy gia tăng nhiệt độ trên +2 độ C, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng và một số bình nguyên Trung Việt sẽ đắm chìm dưới nước và Việt nam hầu như bị xóa tên trên bản đồ thế giới (18).
Trước nguy cơ ấy, lập trường chính thức của Việt nam bên trong cũng như bên ngoài và trước cũng như sau Hội Nghị Copenhagen là "chờ đợi viện trợ" để bắt đầu nghiên cứu kế hoạch đối phó và thích nghi với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Việt nam không thiếu chuyên viên tài giỏi, nhưng ĐCV đã và đang bóp nghẹt giới trí thức chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu chuyên môn như IDS và VUSTA – là những thành phần thiết yếu có khả năng tư duy khách quan và độc lập, cần thiết cho sự phát triển của một xã hội dân sự.
Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS đã phải tự giải tán vì không thể sinh hoạt theo chỉ thị nhà nước. VUSTA là Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (The Vietnam Union of Science and Technology Associations) và do nhà nước thành lập vào năm 1983 nên không thể độc lập với chánh phủ, nhưng hội viên cá nhân đã từng có phát biểu, nhận định tương đối khách quan. Một trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu vừa được thiết lập tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 2008 và được chính thức gọi là Dragon Institute – Mekong – CTU, qua một chương trình hợp tác với Mỹ (19). Viện nghiên cứu nầy là một khởi điểm tốt, nhưng Việt nam cần có nhiều cơ sở khảo cứu như vậy.
Trước ngưỡng cửa của Thập Niên 2 Thế Kỷ 21, người ta không lạc quan về khả năng của Cs Việt nam trong ba lãnh vực phát triển bền vững, bảo vệ và phục hồi sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cũng như đối phó với hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Ls Lưu Tường Quang, AO
(Sydney, tháng 1năm 2010)
Ghi chú:
* Nội dung bài thuyết trình chính / key note speech tại Đại Hội 14 của Hội Chuyên Gia Việt Nam - Úc Châu /14th National Conference of the Vietnamese Professionals' Society – Australia, tại Sydney ngày 2 và 3 tháng 01 năm 2010 và, về quyền lực mềm, tại Lễ Kỷ Niệm Thứ 172 Ngày Sinh của Nhà Bác Ngữ Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Sydney 6-12-2009.
(1) National Intelligence Council (NIC), Global Trends 2025 – A Transformed World, Washington DC, 2008
(2) Hằng số trong bang giao quốc tế xưa nay vẫn là quyền lợi quốc gia. Nhưng trong quan hệ với Trung Quốc, ĐCV lại theo đuổi phương châm '16 chữ vàng' và 'tinh thần 4 tốt' là 'láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai' và 'láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt'.
(3) Gareth Evans, Co-chair, International Commission on Nuclear Non-Proliferation and Disarmament, Canberra - Tokyo, ABC TV 7.30 Report (Interview) on 15-12-2009. Ủy hội nầy được Úc Đại Lợi và Nhựt Bản thành lập năm 2008 để phát triển hợp tác giữa hai chánh phủ trong vấn đề tài giảm võ khí hạt nhân và phát huy tương tác giữa xã hội dân sự tại hai quốc gia.
(4) Theo dữ kiện trích dẫn trong Wikipedia và "Sách Trắng" được Việt nam công bố vào cuối năm 2009
(5) Jane's Industry Quarterly trích dẫn trên báo The Australian, Sydney, ngày 4-9-2008. Dữ kiện của Trung Quốc chỉ là phỏng đoán, vì Bắc Kinh chưa công bố minh bạch tất cả những chi tiêu quốc phòng nên ngân sách thật sự có thể cao hơn.
(6) Lưu Tường Quang, Hà Nội Trong Gọng Kìm Bắc Kinh: Chiến Lược Trường Sơn Đông & Trường Sơn Tây của Trung Quốc, Tập San Nghiên Cứu Đồng Nai – Cửu Long, Sydney, số 3 tháng 6 năm 2009, trang 359
(7) Richard Halloran, China's Soft Power, Jan 13, 2009, Real Clear Politics, 2008
(8) Department of Defence, Defending Australia in the Asia Pacific Century: Force 2030, Commonwealth of Australia, Canberra, 2009 (Defence White Paper 2009)
(9) Đài RFI Paris, ngày 3 tháng 1 năm 2010 (Thanh Phương phỏng vấn Lưu Tường Quang).
(10) Xem: Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Vietnam and China: The Spratly and Paracel Islands Dispute, The Sydney Institute, Australia, Sydney Papers Online, Issue No.2 (2009), Luật sư Nguyễn Hữu Thống, Message to Hanoi Government Regarding the Determination of Vietnam's Continental Shelf, posted by Vietastic.com News on May 3, 2009 at 10.35am, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Hoàn Cảnh Lịch Sử dẫn đến Tranh Chấp Chủ Quyền của Việt nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Nguyên Nhân và Giải Pháp, Đài RFI, Paris, ngày 02-02-2009.
(11) Professor Joseph Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics, Public Affairs, 2004
(12) CRS Report for Congress, China's Soft Power in South East Asia, Jan 4 2008, by Thomas Lun, Wayne Morrison and Bruce Vaugh, Specialists in Asia Affairs, Foreign Affairs, Defense and Trade Division, Congressioanl Research Service CRS, Washington DC, 2008
(13) Lưu Tường Quang, Vấn Đề Bắc Kinh Khai Thác Mỏ Bô-Xít ở Việt nam và Sách Lược Đầu Tư Nước Ngoài của Trung Quốc, Nhật báo Chiêu Dương, Sydney, Thứ Bảy 27-6-2009, Tuần báo Nhân Quyền, Melbourne, Thứ Ba 30-6-2009, Tuần báo Dân Việt, Sydney, Thứ Sáu 3-7-2009, VPS (Vietnamese Professionals' Society – Australia) enews No. 8-2009 (v2), Tập San Nghiên Cứu Đồng Nai – Cửu Long, Sydney, số 4 năm 2010.
(14) CRS Report, AFP ngày 1 tháng 1 năm 2010 và Bộ Thương Mại Bắc Kinh
(15) Dr. Xiaolin Guo, Repackaging Confucius: PRC's Public Diplomacy and the Rise of Soft Power, Asia paper, Jan 2008, Institute for Security and Development Policy, Stockholm, Sweden
(16) Lưu Tường Quang, tài liệu đã dẫn, xem (13)
(17) Đài VOA Tiếng Việt, Washington DC, ngày 4-12-2009
(18) Đài RFI Tiếng Việt, Paris, ngày 2-12-2009 (Trọng Nghĩa), ngày 6-12-2009 (Đức Tâm), ngày 7-12-2009 (Trọng Nghĩa phỏng vấn Lưu Tường Quang), và ngày 16-12-2009 (Anh Vũ)
(19) Đài RFI Tiếng Việt, Paris, ngày 22-11-2009 (Đức Tâm tại Cần Thơ).
(nguồn: anviettoancau.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét