"hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" đã
kết thúc với các bản án 16 năm tù cho ông Trần Huỳnh
Duy Thức (44 tuổi), ông Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi) 7 năm,
hai ông Lê Công Định (42 tuổi) và Lê Thăng Long (43 tuổi)
cùng mức án 5 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo phải chịu
sự quản thúc tại địa phương từ 3 đến 5 năm sau khi
mãn hạn tù. Sự việc này cho thấy chế độ Hà nội
không nương tay ngay cả với những người chỉ muốn đa
nguyên đa đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng
sản Việt Nam. Trước tòa, hai ông Trần Huỳnh Duy Thức và
Lê Thăng Long đã không nhận tội và cho biết những lời
khai trước đây là do bị khủng bố tinh thần và bị
nhục hình. Luật sư Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung
thì phát biểu rằng rất ân hận và hối hận về việc
đã làm.
Qua băng hình được phổ biến, ông Lê Công Định đã
trình bày trước toà rằng:
"Thứ nhất xét về hành vi khách quan, luật pháp và hiến
pháp của VN quy định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy
nhất của đảng cộng sản VN đối với nhà nước và xã
hộiVN, cho nên là những lời kêu gọi đa nguyên đa đảng
mặc nhiên là muốn thay đổi thể chế chính trị hiện nay
và những tổ chức nào chủ trương đa nguyên đa đảng
thì như vậy là đương nhiên vi phạm vào điều 79, theo
định nghĩa của điều 79 của Bộ Luật Hình Sự. Đảng
Dân Chủ VN là một tổ chức có cương lĩnh và mục đích
kêu gọi đa nguyên đa đảng như tôi đã trình bầy trong
phiên xử sáng nay mà tôi thì tham gia vào tổ chức này cho
nên xét về phương diện hành vi khách quan là tôi đã vi
phạm vào điều 79 của Bộ Luật Hình Sự. Ông, cha, mẹ,
và cô tôi là những người đã tham gia vào hai cuộc kháng
chiến, họ cũng đã có sự đóng góp phần nào đó vào
chính quyền hiện tại, cho nên những việc làm và những
hành vi của tôi rõ ràng là đi ngược với những đóng
góp đó thật lòng là tôi rất là hối hận. Những việc
làm của tôi xuất phát từ những nhận định chủ quan
cũng như là tôi bị ảnh hưởng bởi những quan niệm về
dân chủ và nhân quyền của phương Tây cũng như bị ảnh
hưởng bởi những tổ chức và những cá nhân có hoạt
động chống lại nhà nước VN mà tôi đã có dịp tiếp
xúc. Tôi mong Hội Đồng Xét Xử xem xét những tình tiết
giảm nhẹ để áp dụng cho tôi khi lượng hình, để áp
dụng cho tôi một hình phạt mang tính chất răn đe giáp
dục và khoan hồng hơn là mang tính chất trừng trị."
Còn Nguyễn Tiến Trung thì nói:
"Khi mà vô trại tạm giam 134 và bộ công an thì tôi đã
nhận thức lại vấn đề, và tôi thấy rằng như vậy là
lật đổ đảng cộng sản VN vai trò lãnh đạo tuyệt
đối của toàn dân VN của đảng cộng sản VN đối với
nhân dân VN thì tôi đã nhận thức được điều đó là vi
phạm vào điều luật 79 của Bộ Luật Hình Sự nước
Cộng Hòa Xã Hội VN thì tôi rất là ân hận. Những việc
đó của tôi còn liên quan liên lụy ảnh hưởng đến gia
đình và người thân, bạn bè của tôi cho nên tôi rất là
ân hận."
Những phát biểu trên, cùng với những bài viết trước
đây của hai nhà trí thức, cho thấy từ đầu đến cuối
họ chỉ mong có những đóng góp ý kiến đa nguyên đa
đảng, dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Họ cũng đã
không có những kêu gọi chống đối chế độ, và như ta
đã biết, NTT chỉ đã khẳng định là giúp cho đảng CSVN
làm tốt hơn, hay nhắc nhở thực hiện những gì chưa làm
được. Nhưng đảng cộng sản Việt Nam thì lại không
muốn như vậy, không muốn có một hình thái đóng góp từ
các nhóm chính trị nào khác, vì họ cho rằng là nguy hại
cho vị trí độc tôn của họ. Để giữ vững độc quyền
cai trị, một mặt CSVN tình nguyện làm chư hầu của
đảng CS Trung Quốc để có được hậu thuẩn chính trị,
một mặt khác thì chia chác quyền lợi với công an, quân
đội để củng cố bè cánh. Cụ thể gần đây, thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định số 2078- 2079/
QĐ-TTg, thành lập Tập đoàn Viễn thông Quân đội hoạt
động theo hình thức công ty mẹ- công ty con, bao gồm các
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và các doanh nghiệp đa sở
hữu. Và thăng chức đồng loạt cho các tướng công an.
Tưởng cũng nhắc lại rằng 9 người khác ở Hà nội và
Hải phòng mới đây cũng bị kết án tổng số là 32 năm
tù giam và hàng chục năm quản chế vì "Tội tuyên
truyền chống nhà nước CHXHCNVN", theo Điều 88 của bộ
Luật Hình sự, chỉ vì những người này đã treo biểu
ngữ đòi hỏi dân chủ và xác định Hoàng Sa và Trường
Sa là của Việt Nam.
Sự trạng này làm người ta không khỏi nghĩ đến tính
khôi hài của đường lối "đấu tranh công khai, bất
bạo động", mà những người kêu gọi và chủ trương
đã đầu hàng nhanh chóng khi bị bắt, vì không có lấy
một chút can đảm giữ nguyên lập trường. Đối với
một chế độ trấn áp độc tài như vậy, người suy nghĩ
bình thường thì phải biết rằng chỉ có cách âm thầm
thấy nó hở đâu đánh đó, với khả năng và phương
tiện trong tầm tay. Chỉ với những áp lực không đỡ
được như thế thì mới hy vọng xẩy ra một cuộc cách
mạng giải quyết tận gốc rễ vấn để để đưa đất
nước đi lên.
Tuệ Vân
Ngày 2 tháng 2 năm 2010
Nguồn trích:
http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8E%15Z
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét