Hiện nay, tại Trung Quốc, hai trang mnạg xã hội nổi tiếng Google.com và Youtube của Google Inc. đã bị giả mạo mà không gặp phải sự ngăn chặn, trừng phạt nào của Ủy ban bảo vệ bản quyền Trung Quốc. Trong khi đó, căng thẵng giữa chính quyền nước này và Google vẫn chưa được giải quyết về tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc nếu nước này tiếp tục kiểm duyệt Google với cáo buộc chính phủ và hacker Trung Quốc thường xuyên tấn công hệ thông Google để ăn cắp thông tin phi pháp.
Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc
Trang giả mạo Trang tìm kiếm của Google Inc. tại Trung Quốc (ảnh: Blogger Tumasic)
Trang giả mạo Youtube của Google Inc. tại Trung Quốc (ảnh: Blogger Tumasic)
Hai trang giả mạo sản phẩm của Google được tung ra đúng 1 ngày sau khi Google đưa ra tuyên bố nêu trên vào ngày 12/1 và được hưởng ứng mạnh mẽ bởi người dân Trung Quốc và các nghị sĩ, dân biểu Hoa Kì. Đó là trang Goojie.com (giả mạo trang tìm kiếm Google) và Youtubecn.com (giả mạo trang Yuotube.com)
Trang Whois cung cấp thông tin về ngày lập trang Goojie.com là ngày 14/1/2010 (ảnh: Blogger Tumasic)
Trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post, ông Xiao Qiang, giám đốc của Dự Án Internet Trung Quốc tại trường Ðại Học UC Berkeley nói, "Các trang mạng này chắc chắn đụng chạm đến tác quyền của Google, chưa kể việc kiểm duyệt của Trung Quốc. Tôi cho là hai trang mạng này không thể tồn tại lâu mà không phải đối diện với hai vấn đề này."
Cơ quan Quản Trị Bản Quyền Quốc Gia của Trung Quốc gần đây nghiêm trị những trang mạng hoạt động bất hợp pháp, và cho ban hành một số luật liên quan đến việc này, nhưng cho đến nay, ngày 29 Tháng Giêng, chưa thấy cơ quan này nói gì đến hai trang mạng www.Goojje.com và www.YouTubecn.com giả hiệu.
Công ty Google chưa lên tiếng nhiều về việc này, ngoài lời phát biểu ngắn, rằng "Lời bình duy nhất mà chúng tôi có thể đưa ra ngay lúc này là chúng tôi không liên quan gì đến nhau," của phát ngôn nhân Jessica Powell qua email.
"Trung Quốc vốn nổi danh với những sản phẩm giả mạo, nhưng đây là lần đầu tiên các trang mạng nổi tiếng được sao chép như vậy." Ông Xiao nói.
Cũng theo báo Washington Post, ông Li Senhe, người tạo ra trang mạng YouTube giả mạo (YouTubecn), nói với tờ Christian Science Monitor qua một tin nhắn trực tuyến là ông làm điều này để phục vụ "công cộng." Trên trang YouTubecn, người ta có thể tìm thấy những video về tình trạng bất ổn xã hội của Trung Quốc, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh.
Trang YouTube thực sự đã bị cấm tại Trung Quốc vào năm 2008 sau khi những đoạn phim liên quan đến tình trạng bất ổn Tây Tạng được post lên đây.
Bloggers Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá trang mạng YouTube giả hiệu, nhanh chóng loan truyền và ủng hộ nó. Blogger Jia Zhengjing, người đã viết những bài chống kiểm duyệt Internet, viết trong blog của mình, "Tôi không biết nếu (YouTubecn) có tồn tại được lâu không."
Trang mạng giả hiệu thứ nhì, Goojje, là trang mạng truy cập "active," có giao diện vừa giống y hệt như trang Google, vừa có nét của Baidu (trang mạng truy cập lớn nhất Trung Quốc).
Trả lời phỏng vấn của tờ Henan Business Daily, ông Xiao Xuan, một trong những sáng lập viên của Goojje nói, "Nói một cách chính xác, Goojje không phải là một trang mạng truy cập mà là nơi để tìm bạn."
Cũng theo lời ông Xiao Xuan, thì qua trang Goojje, người ta có thể tìm được một số thông tin tìm thấy được ở Google thật sự, nhưng đa số những thông tin nhạy cảm hiện đang bị Trung Quốc ngăn cấm thì trang này cũng chặn.
"Trang mạng này hoạt động theo đúng tiêu chuẩn kiểm duyệt của Trung Quốc!" Ông Xiao Xuan nói.
Báo Người Việt cũng cho hay
Căn cứ vào số lượng thời gian và công việc cần thiết để xây dựng một trang web có thể hoạt động trên dữ liệu của Google, và nhìn vào cách trang Goojje hoạt động, giới phân tích cho rằng trang mạng này được nhóm chủ trương chuẩn bị từ lâu, rất lâu trước khi có tin Google có thể sẽ ngưng hoạt động tại đây.
Người dân Trung Quốc tụ tập trước trụ sở Google tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sau khi Google tuyên bố sẽ ngừng hợp tác với chính phủ Trung Quốc. (ảnh: Thời báo Latimess)
Người ta cũng cho rằng nhóm chủ trương chọn tên "Goojje" để gây chú ý. Ngoài ra đây cũng là một cách chơi chữ, vì âm thứ hai của chữ Google nghe giống chữ "anh" của tiếng Trung Hoa, còn âm thứ hai của chữ Goojje thì nghe giống như chữ "chị."
Dư luận cho rằng các công ty bắt chước hay "cầm nhầm" kỹ thuật của nhau là việc bình thường ở Trung Quốc, kể cả công ty Baidu, vốn đã được xây dựng giống y như Google.
Người ta tiên đoán trang mạng giả mạo kế tiếp sẽ là trang Facebook, hiện giờ cũng đang bị cấm ở Trung Quốc.
Cho tới nay, hai trang mạng giả Goojje và YouTubecn vẫn làm việc "tốt." Không ai biết là hai trang này sẽ tồn tại được bao lâu.
Google tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc
Trang giả mạo Trang tìm kiếm của Google Inc. tại Trung Quốc (ảnh: Blogger Tumasic)
Trang giả mạo Youtube của Google Inc. tại Trung Quốc (ảnh: Blogger Tumasic)
Hai trang giả mạo sản phẩm của Google được tung ra đúng 1 ngày sau khi Google đưa ra tuyên bố nêu trên vào ngày 12/1 và được hưởng ứng mạnh mẽ bởi người dân Trung Quốc và các nghị sĩ, dân biểu Hoa Kì. Đó là trang Goojie.com (giả mạo trang tìm kiếm Google) và Youtubecn.com (giả mạo trang Yuotube.com)
Trang Whois cung cấp thông tin về ngày lập trang Goojie.com là ngày 14/1/2010 (ảnh: Blogger Tumasic)
Trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post, ông Xiao Qiang, giám đốc của Dự Án Internet Trung Quốc tại trường Ðại Học UC Berkeley nói, "Các trang mạng này chắc chắn đụng chạm đến tác quyền của Google, chưa kể việc kiểm duyệt của Trung Quốc. Tôi cho là hai trang mạng này không thể tồn tại lâu mà không phải đối diện với hai vấn đề này."
Cơ quan Quản Trị Bản Quyền Quốc Gia của Trung Quốc gần đây nghiêm trị những trang mạng hoạt động bất hợp pháp, và cho ban hành một số luật liên quan đến việc này, nhưng cho đến nay, ngày 29 Tháng Giêng, chưa thấy cơ quan này nói gì đến hai trang mạng www.Goojje.com và www.YouTubecn.com giả hiệu.
Công ty Google chưa lên tiếng nhiều về việc này, ngoài lời phát biểu ngắn, rằng "Lời bình duy nhất mà chúng tôi có thể đưa ra ngay lúc này là chúng tôi không liên quan gì đến nhau," của phát ngôn nhân Jessica Powell qua email.
"Trung Quốc vốn nổi danh với những sản phẩm giả mạo, nhưng đây là lần đầu tiên các trang mạng nổi tiếng được sao chép như vậy." Ông Xiao nói.
Cũng theo báo Washington Post, ông Li Senhe, người tạo ra trang mạng YouTube giả mạo (YouTubecn), nói với tờ Christian Science Monitor qua một tin nhắn trực tuyến là ông làm điều này để phục vụ "công cộng." Trên trang YouTubecn, người ta có thể tìm thấy những video về tình trạng bất ổn xã hội của Trung Quốc, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh.
Trang YouTube thực sự đã bị cấm tại Trung Quốc vào năm 2008 sau khi những đoạn phim liên quan đến tình trạng bất ổn Tây Tạng được post lên đây.
Bloggers Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá trang mạng YouTube giả hiệu, nhanh chóng loan truyền và ủng hộ nó. Blogger Jia Zhengjing, người đã viết những bài chống kiểm duyệt Internet, viết trong blog của mình, "Tôi không biết nếu (YouTubecn) có tồn tại được lâu không."
Trang mạng giả hiệu thứ nhì, Goojje, là trang mạng truy cập "active," có giao diện vừa giống y hệt như trang Google, vừa có nét của Baidu (trang mạng truy cập lớn nhất Trung Quốc).
Trả lời phỏng vấn của tờ Henan Business Daily, ông Xiao Xuan, một trong những sáng lập viên của Goojje nói, "Nói một cách chính xác, Goojje không phải là một trang mạng truy cập mà là nơi để tìm bạn."
Cũng theo lời ông Xiao Xuan, thì qua trang Goojje, người ta có thể tìm được một số thông tin tìm thấy được ở Google thật sự, nhưng đa số những thông tin nhạy cảm hiện đang bị Trung Quốc ngăn cấm thì trang này cũng chặn.
"Trang mạng này hoạt động theo đúng tiêu chuẩn kiểm duyệt của Trung Quốc!" Ông Xiao Xuan nói.
Báo Người Việt cũng cho hay
Quote:
Khi tìm chữ "Falun Gong" (tức Pháp Luân Công) hay "Wei Jingsheng" (tức Ngụy Kinh Sinh) trong trang Goojje, kết quả báo lỗi. Ðánh chữ "democracy," có kết quả, nhưng ít hơn rất nhiều so với kết quả của trang Google. Khi đánh chữ "RFA" hay "Radio Free Asia" vào trang Goojje thì không tìm thấy trang nhà của đài Á Châu Tự Do. |
Người dân Trung Quốc tụ tập trước trụ sở Google tại Bắc Kinh (Trung Quốc) sau khi Google tuyên bố sẽ ngừng hợp tác với chính phủ Trung Quốc. (ảnh: Thời báo Latimess)
Người ta cũng cho rằng nhóm chủ trương chọn tên "Goojje" để gây chú ý. Ngoài ra đây cũng là một cách chơi chữ, vì âm thứ hai của chữ Google nghe giống chữ "anh" của tiếng Trung Hoa, còn âm thứ hai của chữ Goojje thì nghe giống như chữ "chị."
Dư luận cho rằng các công ty bắt chước hay "cầm nhầm" kỹ thuật của nhau là việc bình thường ở Trung Quốc, kể cả công ty Baidu, vốn đã được xây dựng giống y như Google.
Người ta tiên đoán trang mạng giả mạo kế tiếp sẽ là trang Facebook, hiện giờ cũng đang bị cấm ở Trung Quốc.
Cho tới nay, hai trang mạng giả Goojje và YouTubecn vẫn làm việc "tốt." Không ai biết là hai trang này sẽ tồn tại được bao lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét