Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

25 tháng 7 2012

Đi với Mỹ hay Trung Quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?

Đi với Mỹ hay Trung Quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?

Nguyễn Khoa Thái Anh

Đất nước đã đi nhiều biến cố khẩn trương, chưa bao giờ trong lịch sử đã có đến 3 triệu người rời bỏ quê hương tìm lẽ sống ở nước ngoài. Đã đến lúc người Việt hải ngoại hay người dân trong nước đều có quyền bày tỏ nỗi quan ngại và ưu tư về đất nước. Đã đến lúc nhà nước Việt Nam phải biết nghe tiếng kêu la của con dân từ trong đến bên ngoài.

Nguyễn Khoa Thái Anh

Từ khi miền Nam thất thủ, đã có nhiều nghi vấn – nhất là của một số nhân vật có máu mặt trong nước – về sự trung kiên của Hoa Kỳ như một đồng minh chiến lược, bảo vệ quyền tự quyết và nền dân chủ phôi thai của các dân tộc yêu chuộng tự do đang bị các lực lượng vũ trang và ngoại bang đe dọa thôn tính (1). Người ta nhắc nhở chuyện Mỹ bỏ rơi miền Nam như bằng chứng của sự phản bội. Họ lên án Mỹ đã bán đứng miền Nam sau khi Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông (1972), mở ra một kỷ nguyên mới giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa lục địa. Người ta cũng lặp lại một cách thiếu sót phương châm của Kissinger: "Hoa Kỳ không có bạn hoặc kẻ thù lâu dài, mà chỉ biết đến quyền lợi của mình". (2)

Người ta cũng có thể dẫn nhiều sự kiện khác trong lịch sử để chứng minh tính phản phúc và sự thiếu trung trinh của Hoa Kỳ (và Liên Hiệp Quốc): 1) Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cho phe Cộng sản Mao Trạch Đông (1949); bỏ rơi Batista cho Cộng sản Fidel Castro (1959) và thêm một lần nữa bỏ rơi tàn quân kháng chiến Cuba ở Vịnh Con Heo sau khi cuộc đổ bộ của họ bị bại lộ (Cuba, 1961), chưa nói khi thế giới tự do làm ngơ trước hai cuộc cách mạng hụt hẫng của Hungary (1956) và Czechoslovakia (1968) sau khi Nga Xô xâm chiếm Đông Âu.

Nhưng tất cả những quy trách trên – tuy không xa rời với dữ kiện lịch sử – đều vô nghĩa lý. Và xét trên cương diện địa chính trị, vị thế của Hoa Kỳ và sử quan thế giới trong bối cảnh của từng thời đại (Chiến Tranh Lạnh, hậu Việt Nam, Cộng sản Nga Xô tan rã, Đông Âu biến loạn (Sarajevo), Trung Quốc trỗi dậy, Al-Qaeda, Iraq, hậu Iraq, Muà Xuân Ả rập, v.v.), những cáo buộc đó không có chỗ đứng. Th nhìn lại hai cuộc Thế chiến (1914-1918; 1941-1945), cuộc chiến ở Hàn Quốc (1950-1953), Việt Nam (1963-1973) và nếu con số tử vong của Hoa Kỳ (630,632 người chưa kể thương binh, tổn thất vật chất hay tài chánh) trong các cuộc chiến đó:

Thế chiến I = 117.465

Thế chiến II = 418.500

Hàn Quốc = 36.516

Việt Nam = 58.282

không nói lên sự cam kết của Hoa Kỳ cho an ninh thế giới thì chí ít cũng cho thấy sự hy sinh về nhân mạng của binh lính vì những lý tưởng bảo vệ tự do, quyền tự quyết, v.v. mà chính phủ Mỹ đã nêu lên và nhân danh (vì vậy, chúng ta cũng đừng quên Sarajevo (Bosnia) hay Mogadishu (Somalia), hay nhắc đến Iraq hay Afghanistan).

Hoa Kỳ dù giữ một vị trí siêu cường, cũng không thể tạo dựng sức mạnh hay chủ quyền cho bất cứ một quốc gia nào, mà trái lại khi một nước nhược tiểu càng ỷ lại vào Hoa Kỳ để mưu cầu độc lập, tìm tinh thần tự quyết cho mình thì lại càng yếu kém. Nhất là khi quốc gia đó không biết thu phục lòng dân, gầy dựng riêng cho đất nước và dân tộc mình một thực lực. Hoa Kỳ không phải là một đấng Thượng Đế anh minh, lúc nào cũng đúng, cũng phải, họ không phải là một thế lực vô biên, toàn năng, hay tuyệt hảo, có thể giải đáp mọi nan đề của thế giới một cách công minh và tuyệt đối, không phải bất cứ những quyết định tham chiến hay không tham chiến của họ đều hữu lý hay thiết thực. Cũng nên nhớ, Hoa Kỳ cũng không là một chế độ độc tài, cai trị lâu năm dưới sự lãnh đạo chuyên chính của một nhóm thiểu số độc đảng, để chính quyền Hoa Kỳ có thể giải quyết sự khác biệt nội bộ bằng cách chia chác quyền lợi, đi đến việc đồng tâm nhất trí thi hành những chuyện mờ ám, hay muốn làm gì thì làm.

Hệ thống quyền lực của Hoa Kỳ không nằm trong tay một tổng thống, một đảng chính trị, trái lại hệ thống tam quyền phân lập đòi hỏi sự chế tài, kiểm soát và đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quyền hành và trách nhiệm được hiến pháp Hoa Kỳ phân chia rõ rệt giữa các định chế pháp trị. Quyền hành đi đôi với trọng trách. Ngoài ông Franklin D. Roosevelt cai trị được 12 năm, các tổng thống khác chỉ có thể đắc cử hai nhiệm kỳ, tối đa là tám năm. Ngay cả vị tổng thống đầu tiên, George Washington được toàn dân tín nhiệm nhưng ông chỉ chấp nhận nhậm chức hai nhiệm kỳ.

Ở Mỹ, mỗi nhiệm kỳ tổng thống lại có có một chủ trương mới, một chủ thuyết đối ngoại mới cho hợp với lòng dân đã bầu mình lên, hoặc giả đề cao đặc điểm hay ưu thế của vị tổng thống đó (Taft Dollar Diplomacy, The Truman Doctrine, Nixon China Doctrine (Rapprochement: Xích lại gần nhau), Reaganomics, Obama Care, v.v.) do đó không phải lúc nào chính sách đối nội hay đối ngoại đều trước sau như một. Hoa Kỳ do là một nước tư bản, một nhược điểm của chế độ này là quyền lực của nhóm tài phiệt có thể thao túng chính trường Hoa Kỳ nếu không bị cơ quan công quyền chế tài, báo chí hay truyền thông phanh phui, ngăn chận.

Trong những năm nguy kịch của nền Đệ nhị Cộng hoà ('73), Nixon sau khi thành công với chuyện rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam và ép buộc tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris, và để trấn an ông Thiệu, Nixon đã viết một lá thư riêng hứa sẽ can thiệp, không hiểu Nixon có thành thực với những điều mình viết trong lá thư hay không, nhưng một biến cố trọng đại trong đời tổng thống của Nixon là vụ Watergate, ông đã bị Watergate lôi xuống, buộc phải từ chức. (3)

Và đây chính là lỗi lầm của ông Thiệu khi lên truyền hình quốc gia cầm lá thư của Nixon cam kết sẽ trả đũa nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris, mếu máo khóc. Đến năm '75 thì tình thế, cục diện chiến tranh miền Nam đã muộn. Thật ra, miền Nam phải nhận được tín hiệu từ năm 1968, sau vụ Tết Mậu Thân, khi báo chí và truyền thông Mỹ đã gán cho cuộc chiến Việt Nam là vô vọng, bất luận Mặt trận Giải phóng Miền Nam hầu như đã hoàn toàn bị tiêu diệt sau cuộc tổng công kết đó.

Ông Thiệu quên rằng trong thể chế lưỡng đảng năm đó phe Bồ câu của đảng Dân chủ đã thắng thế lên ngôi, muốn cắt đứt mọi viện trợ quân sự cho miền Nam. Một điều nhục nhã cho miền Nam đã được thể hiện qua lời tuyên bố của ông Thiệu trên truyền hình Việt Nam: Nếu Hoa Kỳ viện trợ cho miền Nam 700 triệu (Mỹ kim) thì mình (miền Nam) đánh theo 700 triệu, nếu viện trợ cho 300 triệu thì mình đánh theo 300 triệu! Ông Thiệu lại trơ trẽn cầm vận mệnh của miền Nam ra tháu cáy Mỹ, ra lệnh triệt thoái toàn bộ miền Trung, tạo thế hỗn quan hỗn quân, bỏ ngõ Vùng I Chiến Thuật cho quân đội miền Bắc tiến vào. Nếu tôi không lầm thì trong cuốn Đại thắng mùa Xuân của đại tướng Văn Tiến Dũng của Bắc Việt có thổ lộ là phe Bắc Việt tiến vào miền Trung như đi vào chỗ không người, không có một sự đề kháng nào.

Ở đây xin không mạn bàn thêm về những cái may của miền Bắc và cái rủi (xui xẻo) của miền Nam trong quá khứ, xin nhường cho lịch sử những phán xét quang minh hơn. Ở đây tôi chỉ nêu lên cái nan đề của lãnh đạo của hai thời Quốc-Cộng, hy vọng Cộng sản Việt Nam ngày nay có đủ sáng suốt có thể sớm tìm ra giải pháp cho đất nước: Giữ Đảng hay giữ nước? Đáp số cho sự bế tắc của Trung ương Đảng Cộng sản không phải là chọn Mỹ thay cho Trung Quốc.

Đáp số cho ngõ cụt Việt Nam: Chọn hướng đi nào để lãnh đạo Việt Nam phát huy được sức mạnh dân tộc? Nếu không có hậu thuẫn của toàn dân, không sử dụng được sức mạnh dân tộc, thì sớm muộn cơ nay sinh tồn của Việt Nam sẽ không còn, và liệu khi đó có một (bạo) cường quốc nào có thể giúp giữ vững được vai trò cai trị của lãnh tụ Việt Nam không? Hoa Kỳ đã không giúp được cho ông Thiệu yếu kém. Liệu Trung Quốc có giúp được cho lãnh đạo Việt Nam ngày nay?

Là một người sống ở Mỹ lâu năm, dạy lịch sử và những giá trị dân chủ của thể chế Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định một điều: Hoa Kỳ lập quốc trên những lý tưởng dân chủ, bình đẳng, tự do và tôn trọng quyền làm người, do đó tôi tin rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các chính quyền có tính dân chủ tự lập, biết đảm trách và gánh nhận vai trò cai trị anh minh, tốt lành của một quốc gia là một điều thiết thực (good governance, một điều mà Mỹ hay đề cao với các quốc gia như Việt Nam). Do đó khi được lòng dân, có hậu thuẫn của các đối tác trong vùng, thì chuyện có được đồng minh bảo vệ sẽ là chuyện tự khắc. Hoa Kỳ hay 'đồng minh' tốt nào rất sợ phải ủng hộ đến cùng một đối tác chiến lược yếu hèn, tham nhũng, bóc lột dân như ông tổng thống Marcos ở Philippines, hoặc những đối tác chiến lược, nhưng lại thích đi hàng hai như Việt Nam hiện nay.

Nhân đây tôi xin nhắc lại một phát biểu gần đây của ông Nguyễn Bá Hùng, Tổng Lãnh sự Hà Nội tại San Francisco, nói rằng Hoa Kỳ [ông Newt Ginrich] không nhìn nhận Việt Nam như một đối tác chiến lược. Nếu điều ông Hùng nói là có thật (tức là ông Newt Ginrich có nhận định như thế) thì có lẽ đấy chỉ là một nửa sự thật. Nghĩa là bất kể sự khác biệt và nguyên lý đối nghịch giữa Cộng sản và Tư bản, Hoa Kỳ vẫn có thể đi với Việt Nam, NẾU Việt Nam có những sửa đổi, cải thiện về đường lối cai trị, biết tôn trọng nhân quyền của các con dân lương tâm của mình và thôi đàn áp, bắt bớ họ. Và – nhất là – xin nhắc lại một lần nữa: NẾU Việt Nam thôi đu dây về phía Trung Quốc.

Xin đơn cử một vài thí dụ điển hình: Vịnh Cam Ranh đã được Mỹ xây cất, trang bị như một cảng với ưu thế quân sự quan trọng vào tầm vóc nhất nhì thế giới trong cuộc chiến Quốc-Cộng (từ 1965-1972). Đến thập niên 90, Mỹ đã bắt đầu thương lượng với Việt Nam về hải cảng này, thương lượng không thành, trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam đã sang nhượng đầu rừng, khai thác bô-xít trên Tăy Nguyên, chuyển nhượng lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc, để cho những lực lượng trá hình của Trung Quốc ở những vị trí trọng yếu trong lãnh thổ Việt Nam. Một điều trớ trêu đến độ sỉ nhục cho Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta (ngày 3 tháng Sáu, 2012) ở cảng Cam Ranh, trên tàu Hải quân Hoa Kỳ Richard E. Byrd, là trong khi giữa những cờ xí tung bay chào đón một chính khách vào hàng cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ, thì cách đó chỉ vài trăm mét các anh khách trú Trung Hoa ngồi chễm chệ trên các "bè nuôi cá"!

Chẳng thế mà một tuần sau đó, trên mạng tuần báo Time, phóng viên Kirk Spitzer cùng với lập luận củng cố của giáo sư Donal E. Weatherbee (University of South Carolina) đã cho biết Mỹ đã bỏ qua chuyện tranh chấp trên Biển Đông, chỉ đòi hỏi Tàu chuyện thông thương tự do trên Thái Bình Dương, để mặc cho Trung Quốc - Việt Nam và các nước liên đới giải quyết với vấn đề chủ quyền với nhau không can dự vào.

Đây là một cách bày tỏ thái độ không chính thức của Mỹ, đánh tiếng cho nhà nước Việt Nam biết sự bất mãn của Hoa Kỳ về chuyện hệ lụy Trung Quốc của Việt Nam. Sau đó lại thêm một kết quả tiêu cực khi kết cục của hội nghị ASEAN kỳ thứ 11 ở Phnom Penh vào trung tuần tháng Bảy vừa rồi đã không mang lại một đồng thuận khả quan nào về Biển Đông, cho thấy việc không đoàn kết của các nước Đông Nam Á và thiếu chủ lực của Việt Nam.

Cho nên, cùng với sự nhận định của các quan sát viên hiểu biết trên thế giới về ASEAN – và nhất là Việt Nam – tôi có thể đi đến kết luận rằng Việt Nam trong tình thế yếu kém hiện tại, không thể nào là thế lực lãnh đạo của các nước ASEAN, do đó không thể nào đi theo chính sách trung lập một cách quang minh và chính đại.

Tự dưng không phải Thái Lan, Lào và Camuchia lại bị Trung Quốc mua chuộc mà chính lý do Việt Nam lâu nay nằm trong quỹ đạo cương tỏa của Trung Quốc đã khiến cho các nước Lào, Campuchia đặt lại nghi vấn chuyện đi đêm của họ với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Cho đến khi được các nước trong vùng tin tưởng hay kính trọng vào sự tự chủ và sức mạnh nội tại và thực tiễn của Việt Nam đối với con dân của mình thì chuyện trung lập của Việt Nam là một ván bài tự sát. Niềm hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ chọn được một đồng minh tốt về kinh tế, một đối tác chiến lược lâu dài sẽ trở thành hiện thực khi những yêu cầu trên được giải quyết.

Đương nhiên mấy ngàn năm lịch sử với Bắc triều đã là một bài học đắt giá, do đó sức mạnh của lòng dân vẫn là một đối trọng tiên quyết so với bất cứ một ma lực nào, sau đó mới đến sự hợp tác của một cường quốc anh minh, mong muốn nó sẽ mang lại một ích lợi tương tác của đôi bên – không riêng gì với Hoa Kỳ mà với bất kỳ một thế lực Âu châu nào.

N. K. T. A.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

__________________________

(1) "It must be the policy of the United States to support free peoples who are resisting attempted subjugation by armed minorities or by outside pressures." – lời của Tổng thống Truman trong bài diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ (12 tháng Ba, 1947) xin viện trợ 400 triệu Mỹ kim để trợ giúp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại sự đe doạ Cộng sản. Sau này được gọi là Truman Doctrine, đặc trưng cho những nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại làn sóng đỏ trong Chiến Tranh Lạnh.

(2) "America has no permanent friends or enemies, only interests."

(3) Ngày 17 tháng Sáu, 1972, năm người bị bắt quả tang đột nhập vào tòa nhà Watergate ở Washington D.C. (định ăn trộm tài liệu của Đảng Dân Chủ) là người được quỹ tài chánh yểm trợ tái cử tổng thống Nixon trả tiền. Sau này ông Nixon bị truy ra – qua hàng loạt tang chứng những băng ghi âm những cuộc nói chuyện của ông Nixon với bộ hạ – dẫn đến chuyện từ chức của tổng thống Nixon vào ngày 9, tháng 8, năm 1974.


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/i-voi-my-hay-trung-quoc-vi-sao-viet-nam.html

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Từ nhận thức đến hành động

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Từ nhận thức đến hành động

Lê Anh Hùng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015" mà nội dung của nó hẳn sẽ khiến nhiều người không khỏi thất vọng.

Trong bản đề án này, DNNN vẫn được xác định là "làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô".

Xuất phát từ việc xác định vai trò và chức năng của khu vực DNNN như thế nên theo nội dung của đề án, số lượng DN 100% vốn Nhà nước hiện có sẽ được cổ phần hoá mà qua đó Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ dưới 50% hoặc không giữ cổ phần là không đáng kể. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp làm ăn bết bát, "tái cơ cấu" còn là một cơ hội vô cùng thuận lợi để được Nhà nước tiếp tục "hà hơi, tiếp sức" bằng những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân: "Đối với những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án…".

Không cần phải được trang bị đầy đủ những mớ lý thuyết cao siêu mà chỉ cần nhìn vào thực trạng trồi sụt liên miên của nền kinh tế Việt Nam suốt mấy năm qua, người ta cũng có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi là các DNNN ở Việt Nam đã và đang đóng vai trò "chủ đạo" và "định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô" như thế nào.

Hơn thế, bản đề án trên rõ ràng đã đi ngược lại bản kiến nghị 10 điểm mà Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XII và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gửi đến Quốc hội khoá XIII cuối tháng 7/2011 trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2011, cụ thể ở đây là Kiến nghị thứ 7: "Tái cấu trúc khu vực DNNN để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay… Trên thực tế hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập do sự can thiệp của Nhà nước chưa phù hợp với sự vận động của thị trường".

Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên hơn cả là nội dung bản đề án này lại trái ngược với quan điểm của chính ngài Thủ tướng trong một bài trả lời phỏng vấn báo Wall Street Journal chỉ mới cách đây vài tháng, khi ông khẳng định mục tiêu của mình là "sẽ chỉ giữ lại một số DNNN then chốt ở một số ngành nhất định".

Rõ ràng, trong bài trả lời phỏng vấn nói trên, Thủ tướng đã nhận thức được vấn đề đối với DNNN cũng như những gì mà khu vực kinh tế này đã và đang gây ra cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy mà việc phê duyệt bản đề án tái cơ cấu DNNN này dễ khiến người ta đi đến nhận định hoặc Thủ tướng là một người tiền hậu bất nhất, hoặc Thủ tướng bị thao túng bởi các nhóm lợi ích đang lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam thông qua các DNNN. Và xem ra tiếng nói của Quốc hội, "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam", chẳng hề có chút trọng lượng nào đối với Chính phủ, "cơ quan chấp hành" của nó cả.

Hà Nội, 22/7/2012

L.A.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/tai-cau-truc-doanh-nghiep-nha-nuoc-tu.html

Nghiên cứu bộ gen người liệu có cải thiện được giống nòi người Việt Nam

Nghiên cứu bộ gen người liệu có cải thiện được giống nòi người Việt Nam

TS Vũ Thị Nhuận

Viện Y khoa, Đại học Tokyo, Nhật Bản

clip_image002  

Trung tâm nghiên cứu dự án HGP của Nhật - Viện Y khoa, ĐH Tokyo Nhật Bản (Ảnh chụp ngày 23/07/2012)

 

Gần đây, báo chí đưa tin liên tục về dự án nghiên cứu bộ gen người để hướng tới cải thiện giống nòi Việt Nam do PGS. TS. Nông Văn Hải làm Chủ nhiệm đề tài, với ghi chú ""Dự án khả thi giải trình tự và phân tích bộ gen người Việt Nam" đang được Viện Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam khởi động dưới tài trợ của Bộ KHCN nhằm giúp phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh và tìm kiếm các gen tốt nhằm cải tạo giống nòi"… Liệu việc đưa ra những tuyên bố trên của một người làm khoa học có quá hồ đồ và có như đang mơ một "giấc mơ lãng mạn" không?

Tin mới nhất đăng trên báo Người đưa tin ngày 22/07/2012 cho thấy dự án này được đầu tư 30 triệu USD, bằng một nửa số tiền dùng để xây dựng cầu Mỹ Thuận, con số đó có đủ cho thấy mức độ hoành tráng, to lớn và "quan trọng" của nó với quốc gia không? Đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế với những thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng của các tập đoàn Vinashin, Vinaline, dầu khí, EVN,… sức mua giảm rõ rệt, thị trường BĐS và chứng khoán gần như tê liệt. Trong tình hình đó, việc đầu tư khoản tiền 30 triệu USD cho một cái dự án mà cá nhân tôi tạm gọi là "viễn vông" thì rất cần phải xem xét lại. Ở đây, tôi chỉ xin bàn những vấn đề mang tính hết sức phổ quát để những ai thực sự quan tâm có thể nắm bắt một cách dễ dàng.

Thứ nhất: Dự án Bộ gen người (Human Genome Project - HGP) khởi xướng bởi Bộ Năng lượng Mỹ và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, với thời gian ước tính 15 năm và nguồn quỹ dự án đến 3 tỷ đôla được thành lập năm 1990. Bên cạnh đó, còn có sự góp mặt của các nhà di truyền học từ Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật, và Vương quốc Anh.

Một dự án vô cùng đồ sộ, mang tầm vóc thế kỷ, với sự tham gia của hàng chục nghìn các chuyên gia đầu ngành về di truyền học, sinh học phân tử, sinh hóa, y khoa... làm việc cật lực trong 13 năm (công bố chính thức vào năm 2003) mà họ cũng chỉ dám nói đến mục tiêu của dự án đặt ra là "Mục tiêu cuối cùng của sự kiện này là tìm hiểu về bộ gen Người" và "Sự hiểu biết về bộ gen Người là cần thiết đối với quá trình phát triển của y khoa và các ngành khoa học sức khỏe khác như tri thức về giải phẫu người" chưa dám dùng ngôn từ đao to búa lớn như các nhà khoa học Việt Nam là "cải tạo giống nòi"!

Cho đến nay, tất cả sáu nước trên chưa nước nào đưa ra bằng chứng là dựa vào hiểu biết về bộ gen người họ có thể "cải thiện" được giống nòi của dân tộc họ, trong khi trình độ, khả năng nghiên cứu của họ đã vượt xa chúng ta hơn 50 năm, thậm chí hàng thế kỷ.

Thứ hai: cho đến nay, tất cả những nghiên cứu về con người cũng chủ yếu dựa trên những ghi nhận, chuẩn đoán và theo dõi, chưa ai dám đem con người làm vật nghiên cứu thí nghiệm. Việc phát triển những dòng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh cũng chỉ dựa trên những chuỗi trình tự protein biểu hiện bệnh với những protein lành tính, từ đó thiết kế các cDNA (complementary DNA), tổng hợp nên những protein tái tổ hợp và rồi thử nghiệm lâm sàng trên các đối tượng như chuột/khỉ/thỏ. Sau đó là sự thử nghiệm trên những người tình nguyện (thường là những người bị bệnh) rồi đánh giá về mức độ tác dụng, phản ứng phụ… Sau khi tất cả những công đoạn trên đều được đánh giá là an toàn hiệu quả thì mới đi đến bước cuối cùng là sản xuất thuốc cho người. Ngoài việc hệ thần kinh của người có có cấu trúc siêu tinh vi rất nhạy cảm với mọi tác động thì vấn đề đạo lý đặt ra làm cho những nghiên cứu về người luôn luôn là vấn đề nan giải.

Từ khi kỹ thuật di truyền ra đời, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng như thử nghiệm di truyền, chuẩn đoán hình sự, các GMO… đã gây lo ngại cho xã hội. Năm 1983, UNESCO đã thành lập Ủy ban quốc tế về đạo lý sinh học IBC (International Bioethics Committee). Tổ chức này đã nêu ra các dự án, thu thập ý kiến để đi đến các luật lệ về đạo đức sinh học. Ủy ban này tuyên bố rằng "Bộ gen người là tài sản chung của loài người", nó là đối tượng cần được bảo vệ và không ai có quyền sử dụng nó vào mục đích thương mại, cũng như để phân biệt giữa người với người trên các đặc tính về di truyền. Trong việc truyền giống, con người có giá trị ngang nhau. Sẽ có nhiều vấn đề tâm lý – xã hội nảy sinh khi biết rõ về bộ gen người, như chẩn đoán sớm có ảnh hưởng xã hội như thế nào khi biết rằng một số người mạnh khỏe như có mang gen bệnh? Hay việc biết trước người có mang gen bệnh có ảnh hưởng đến tâm lý và hôn nhân trong tương lai của người đó không và con cái họ sẽ như thế nào? Khi biết trước về bộ gen của mỗi người thì xã hội sẽ đối xử với họ như thế nào? Ví dụ, một số người có thể sẽ khó xin việc làm.

Chúng ta hãy một lần nữa ngắm người phụ nữ nhỏ bé nhất thế giới, cô Stacey Herald (38 tuổi ở Kentucky, Mỹ) với rất nhiều khiếm khuyết về di truyền, chịu chứng bệnh hiếm gặp, khiến xương giòn, phổi kém phát triển và cơ thể ngừng phát triển, cô có thể bị mất mạng khi sinh con. Vậy mà cô luôn được những người hoạt động vì nhân quyền/nhân đạo/y tế trên thế giới ca tụng ngưỡng mộ khi quyết định sinh tới 3 đứa con, với 2 trong 3 đứa mắc căn bệnh giống cô. Trong trường hợp này, liệu "cây đại thụ" chủ nhiệm đề tài, PGS. TS Nông Văn Hải sẽ làm gì, xử lý ra sao với một người phụ nữ "cứng đầu", quyết tâm để lại những giống nòi "kém chất lượng" của mình cho xã hội?

clip_image004

Gia đình hạnh phúc của cô Stacey Herald. Ảnh: Internet

Liệu pháp gen người, theo nghĩa rộng, là sự đưa một hay nhiều gen chức năng vào tế bào người với mục tiêu điều chỉnh những rối loạn do khiếm khuyết di truyền.

Có hai dạng có khả năng điều trị bệnh di truyền. Thứ nhất, các tế bào sinh dưỡng có thể trở thành mục tiêu để biến nạp gen. Với chiến lược này, việc sửa chữa các khiếm khuyết gen được hạn chế trong các cơ quan hoặc mô riêng biệt. Thứ hai, các tế bào mầm (tinh trùng hoặc trứng) hoặc trứng thụ tinh (hợp tử) có thể được biến đổi gen để tạo một cá thể mang gen trị liệu trong tất cả các tế bào của họ. Hậu quả của liệu pháp gen dòng mầm là sự thay đổi gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài ra, đã và đang có rất nhiều tranh luận về tính đạo đức của các thao tác trên gen người. Không có câu trả lời dễ dàng cho các câu hỏi về đạo đức, pháp luật và xã hội được đặt ra cho các ứng dụng của công nghệ sinh học phân tử. Tuy nhiên, vì cuộc đấu tranh quá cao độ nên nhiều vấn đề đang được thẩm định ở khắp nơi. Trong khi đó, J. Lederberg (giải Nobel về y học) bảo vệ quan điểm cần tạo dòng người như phương tiện để sinh sản ra "các cá thể ưu việt", ông đã bị chỉ trích kịch liệt khi bày tỏ quan điểm trên.

Sau cái chết bi thương của Jeese Gelsinger 18 tuổi vào năm 1999 do một sản phẩm chuyển gen, quy trình phê chuẩn và giám định các thí nghiệm chuyển gen người được tái lập. Harold Varmus, Tổng giám đốc của NIH (National Institutes of Health), đã giải trình trước Quốc hội Mỹ rằng: "Trong một số tình huống hiếm hoi, nó có thể có lợi như một đứa bé được tạo ra từ tủy sống của người đàn ông bất thụ, khi sử dụng tế bào trứng của mẹ", tất cả các thí nghiệm chuyển gen người phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào quyết định và sự cho phép của NIH.

Qua nhiều năm, khi nghiên cứu sinh học sinh sản động vật có vú và chuyển gen các loài động vật có vú phát triển, có vẻ như khả năng tạo dòng một con người sẽ thật sự xảy ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nhận thức này trở thành hiện thực vào năm 1997, khi cừu Dolly ra đời. Không cần thắc mắc, việc tạo dòng con người đang là một đề tài gây nhiều tranh cãi và bị công kích cao. Đặc biệt khi người ta phát hiện ra rằng tuổi thọ của con người liên quan mật thiết đến cấu trúc đầu mút của nhiễm sắc thể (telomere), cấu trúc này có trình tự TTAGGG với khoảng 500 - 3000 lần lập lại. Sau một lần phân chia, tế bào mất đi khoảng 50 – 200 nucleotide và NST ngắn dần theo số lần nguyên phân. Khi telomere đã ngắn tới một giới hạn nhất định (số lần phân bào thường 50 lần) tế bào vẫn có thể sống nhưng không phân chia hoặc sẽ chết. Enzyme telomerase đặc hiệu giúp duy trì độ dài bình thường của NST, nó hiện diện trong các tế bào phân chia không giới hạn như tế bào sinh dục, ung thư và trong vài kiểu tế bào bình thường như tế bào gốc tủy xương có vai trò cung cấp tế bào mới. Chú cừu Dolly, chỉ có tuổi thọ 6 năm thay vì 12 năm như những con cừu bình thường, ngay khi chú ra đời, sự lão hóa trong vật chất chất di truyền đã là 6 tuổi (vì tế bào dùng làm mẫu nhân bản cừu Dolly là của cừu mẹ 6 tuổi).

Thứ ba: Bộ gen người đã được biết tới 3 tỷ cặp gốc (base pairs) số lượng tính toán ban đầu thì hiện có khoảng 22.000 – 23.000 genes trong bản đồ gen người, với đa số là giống nhau giữa các tộc người vì tất cả cá thể người trên thế giới đều thuộc chung một loài (Homo sapiens). Nhiều nghiên cứu đã công bố các tính trạng về chiều cao, màu da, nhóm máu,… thường là do rất nhiều gen tương tác nhau quy định. Vậy kết quả nghiên cứu của Viện CNSH - Viện KHCN quốc gia như đã công bố: "Đến nay, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu về gen của Viện đã giải mã được 16.000 gen ty thể của 9 cá thể thuộc 3 dân tộc Kinh, Tày, Mường, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về hệ trình tự gen người Việt Nam" có phải là lặp lại những việc mà các nhà khoa học khác đã công bố? Với những bước nhảy vọt của lĩnh vực sinh học phân tử, người ta còn nhận diện ra sự khác biệt về di truyền tới mức cá thể, thông qua các ứng dụng như truy nhận huyết thống cha con, anh chị em, truy tìm liệt sỹ… tại sao chỉ là Kinh, Mường, Tày đã là đủ dữ liệu về hệ trình tự gen người VN mà thiếu hẳn mẫu cho người Hoa, Khơme, Chăm…?

Giả sử dự án thành công, các nhà khoa học của VN phát hiện ra các gen quy định về chiều cao, trí thông minh, tuổi thọ… thì các nhà khoa học VN sẽ xử lý các gen/nhóm gen đó như thế nào? Và ai, ai sẽ là người được thụ hưởng thành công ấy? Tất cả dân VN ư? Hoang đường! Vậy ai sẽ là người chịu làm vật thí nghiệm "cho lai ghép/xử lý" để họ được cải thiện giống nòi của họ?

Như vậy nếu cuối cùng chỉ là làm lại những việc mà thế giới đã làm rồi, hoặc nghiên cứu rồi để đó (chưa biết độ tin cậy là bao nhiêu phần trăm), không thể cải thiện, áp dụng để nâng cao giống nòi cho người VN thì liệu đó có phải là một sự đầu tư lãng phí của nền khoa học nước nhà?

Một số tài liệu tham khảo:

1. http://www.cancer.gov/aboutnci/director/biography

2. http://en.wikipedia.org/wiki/Human_Genome_Project

3.http://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-chi-600-ty-giai-ma-bi-an-gene-de-cai-tao-giong-noi-a49743.html

4. http://en.wikipedia.org/wiki/Jesse_Gelsinger

5. http://www.dailymail.co.uk/news/article-1292367/Worlds-smallest-mother-Stacey-Herald-shows-baby-number-three.html

6. http://en.wikipedia.org/wiki/Dolly_(sheep)

7.http://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-chi-600-ty-giai-ma-bi-an-gene-de-cai-tao-giong-noi-a49743.html

V.T.N.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/nghien-cuu-bo-gen-nguoi-lieu-co-cai.html

Những tự vấn sau Hội nghị Phnom Penh

Những tự vấn sau Hội nghị Phnom Penh

Prashanth Parameswaran, The Diplomat, ngày 23-7-2012

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001ASEAN phải tiếp tục là một thế lực mạnh cho việc củng cố các quan hệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phải tránh các âm mưu thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn kết của khối này và khai thác những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên.

Nhiều câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra về việc ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được một thông cáo chung tại Phnom Penh vào đầu tháng này do những bất đồng về Biển Đông, một sự kiện chưa từng có trong 45 năm lịch sử của tổ chức này. Bất luận việc gì đã xảy ra trong hội nghị, đây là giai đoạn rất lúng túng cho ASEAN và nó nêu lên những nghi vấn về khả năng của tổ chức này trong việc duy trì sự tự trị và tính trung tâm (autonomy and centrality) của tổ chức này giữa các đại cường có tiềm năng khống chế khu vực. Nếu nhóm quốc gia này cần phải "duyệt xét lại chính mình" trong vài tháng sắp tới, như Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã nói, nó phải bắt đầu từ đâu?

Một khởi điểm hợp lý là phải cố gắng đạt được một số tiến bộ trong tình hình Biển Đông, vì những diễn biến ở Phnom Penh đã minh họa rằng những chia rẽ trong nội bộ ASEAN về vấn đề Biển Đông rõ ràng có thể làm hoen ố hình ảnh của tổ chức này.

Bước đầu tiên là, bốn quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền – Philippines, Việt Nam, Brunei, và Malaysia – phải nhắm vào việc làm rõ và đưa vào qui tắc những tuyên bố chủ quyền khác nhau của mình tại Biển Đông để có thể đứng trong một mặt trận đoàn kết hơn đối diện với Trung Quốc, như các thành viên ASEAN khác đã đề nghị. Bắc Kinh chứng tỏ có một thành tích khai thác sự nhập nhằng (ambiguity) để đưa ra những tuyên bố chủ quyền trái ngược trên Biển Đông, một số tuyên bố ấy rất thiếu cơ sở theo luật pháp quốc tế.

Nếu các nước ASEAN làm minh bạch các tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách đặt chúng thành luật qua tiến trình lập pháp trong nước và qua các khung pháp lý đa phương phù hợp với luật quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), những quốc gia này có thể phân định những lãnh vực có các tranh chấp đặc biệt khó giải quyết và những lãnh vực họ có cùng quan điểm với nhau. Tiếp theo đó, Trung Quốc phải có nhiệm vụ trình bày rõ cơ sở cho việc tuyên bố chủ quyền của mình. Cho đến nay, sự nhập nhằng về Biển Đông chỉ cho phép Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở đồng thời phơi bày những chia rẽ trong nội bộ ASEAN. Trong khi ASEAN phải tiếp tục những nỗ lực tiến tới một bản qui tắc ứng xử giữa tổ chức này với Trung Quốc, không còn cách nào khác hơn là phải tỏ ra rõ ràng trong vấn đề này.

Bước thứ hai và bao quát hơn, ASEAN trong tư cách một tập hợp các quốc gia phải nỗ lực gấp bội để duy trì tính trung tâm và sự cố kết (centrality and cohesion) của mình. Tổ chức này đang được quốc tế theo dõi kỹ hơn trong thời gian hiện nay và sẽ tiếp tục vật lộn với những vấn đề gay go như vấn đề Biển Đông trong tương lai. Tuy nhiên đồng thời, cũng như Campuchia năm 2012, những năm tiếp theo sẽ chứng kiến ASEAN được chủ toạ bởi những quốc gia nhỏ hơn và kém phát triển hơn (Brunei năm 2013, Miến Điện 2014, Lào 2016). Mặc dù những quốc gia này tự mình cũng có khả năng, nhưng có thể họ không đủ tầm cỡ để thúc đẩy sự hội nhập khu vực hay đương đầu với những tranh chấp cam go như một Indonesia hay Singapore. Và mặc dù Đông Nam Á còn có những lãnh đạo lớn khác, nhưng ASEAN sẽ khó kéo dài cái thập niên dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ và năng động của các Tổng Thư ký Ong Keng Yeong (2004-2008) và Surin Pitsuwan (2008-2012).

Đương đầu với thách thức này sẽ đòi hỏi những nỗ lực to lớn hơn trên nhiều mặt trận khác nhau. Một trong những nỗ lực ấy là, ASEAN phải chuyển động nhanh hơn trong mục tiêu tạo ra một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) trước năm 2015, trong tình hình khối này đã bị chậm trễ trên một số phương diện của sáng kiến này. Một sự cố kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực sẽ tạo được một bản sắc tập thể mạnh mẽ hơn nữa cho tất cả các thành viên của tổ chức và tăng cường quan hệ kinh tế giữa họ với nhau, cả hai điều này sẽ khích lệ việc đưa ASEAN lên ưu tiên trước nhất. Nhưng nếu các quốc gia chọn con đường "xé lẻ", như Pitsuwan đã nói với báo Myanmar Times vào đầu năm nay, điều này chỉ sẽ làm cho ASEAN trì trệ thêm mà thôi. Các thành viên ASEAN có thể tránh lặp lại sự thất bại như đã diễn ra ở Phnom Penh bằng cách thỏa thuận những phương cách sáng tạo hơn để bày tỏ những bất đồng chính đáng, điều này sẽ đòi hỏi sự linh động (flexibility) của cả nước chủ nhà lẫn các nước thành viên ASEAN khác. Và nếu các khủng hoảng thực sự xảy ra trong tương lai, việc giải quyết có thể cần đến các thành viên kỳ cựu để chứng tỏ tài lãnh đạo và óc sáng kiến, như "đường lối ngoại giao con thoi" (shuttle diplomacy) của ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, đã dẫn đến thoả thuận nguyên tắc sáu điểm của ASEAN vào hôm thứ Sáu.

Các tác nhân bên ngoài như Hoa Kỳ và Trung Quốc phải tiếp tục hậu thuẫn một ASEAN mạnh và đoàn kết. Mặc dù có nhiều bất cập, tổ chức này vẫn là cái trục tốt nhất để xây dựng quanh nó một kiến trúc khu vực có thể giúp các quốc gia làm quen với các qui phạm và hành vi ứng xử có thể chấp nhận được, đồng thời đưa châu Á đến một tương lai phồn thịnh và hoà bình. Một điều không kém phần quan trọng là, các quốc gia này cần phải chống lại các âm mưu thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn kết trong khối hoặc khai thác sự chia rẽ nội bộ, vì những âm mưu này chỉ sẽ phá hoại mục tiêu chung và ngày càng làm cho họ bị cô lập trong một thế giới hội nhập hơn.

P. P.

Prashanth Parameswaran là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ về bang giao quốc tế tại Phân khoa Luật và Chính sách ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts và là một nhà nghiên cứu bất thường trú trong chương trình WSD-Handa tại CSIS Pacific Forum. Quí vị có thể đọc blog The Asianist của ông và theo dõi ông trên Twitter ở điạ chỉ @TheAsianist.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/nhung-tu-van-sau-hoi-nghi-phnom-penh.html

Đừng lợi dụng nhân dân

Đừng lợi dụng nhân dân

Thuỳ Linh

clip_image001

Vì sao người ta thèm khát tiền bạc, chức vụ, địa vị? Vì chắc chắn cái đó mang đến quyền năng. Phàm là người bình thường đều mong muốn có được điều đó ít hay nhiều. Tất nhiên ai hiểu rõ mặt trái của quyền năng thì mới dứt được ham muốn này. Khi sử dụng quyền năng sẽ dẫn đến bạo lực, áp đặt, xấu xa, tội lỗi… Và không ai muốn bị kẻ có quyền năng áp đặt lên họ, sử dụng họ. Trong tình yêu càng là tội lỗi nếu bị quyền năng sai khiến. Tình yêu này đâu chỉ chuyện đàn ông, đàn bà, mà còn là tình yêu con người, nhân loại, yêu đất nước, yêu tổ quốc họ. Vậy mà xử sở này người ta vẫn muốn dùng quyền năng để tạo ra khuôn mẫu duy nhất cho tình yêu mà chính quyền luôn nhân danh Đất nước, Tổ quốc để rao giảng cho dân chúng. Cuộc chiến ngôn từ về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược đã trở nên thô bạo, trơ trẽn, bất chấp lẽ phải: nào là tụ tập đông người gây mất trật tự, nào là lợi dụng lòng yêu nước, nào là lợi dụng biểu tình để mưu đồ này nọ… Lột bỏ vẻ ngoài của những ngôn từ đó là nỗi sợ hãi mất chế độ, tức là mất quyền năng của giới cầm quyền, là những buộc tội vô cớ và thâm hiểm cho những người dân mong muốn bày tỏ sự phản đối Trung Quốc và cả thái độ bất bình với chính quyền một cách ôn hòa. Càng sợ hãi họ càng bộc lộ sự bế tắc, lúng túng nhưng cực kỳ thô bạo, gây hấn, chuyên chế. Không lẽ có sức mạnh chính quyền trong tay mà chỉ sử dụng quyền năng hết sức thô sơ vậy sao?

Đài Truyền hình Hà Nội đã phát đi bản tin trưa ngày 23/7 để mô tả "đám người tụ tập gây mất trật tự công cộng" như một đám người ô hợp, bát nháo (mà không hề có minh chứng). Mình kinh ngạc khi nghe mấy bác trai, gái đáng bậc cha chú mà nhà đài phỏng vấn nói rằng, việc đấu tranh với Trung Quốc là việc của nhà nước. Vậy mà nhà đài cứ cho phát lên để bàn dân thiên hạ nghe. Nhà đài có biết là họ chỉ làm được một việc là "trau dồi, bồi dưỡng" thêm sự vô cảm cho con người vốn đã nguội lạnh từ lâu với vận mệnh đất nước, với xã hội nhiều nhiễu nhương, bế tắc, khốn cùng. "Đỉnh cao trí tuệ của nhân loại" đâu hết rồi mà lại làm như vậy? Hóa ra từ xưa đến nay chế độ chỉ luôn "sử dụng" nhân dân mình bằng quyền năng của họ như một món đồ rẻ tiền? Sử dụng nhân dân trong hai cuộc chiến tranh đẫm máu, dai dẳng với bao hy sinh mất mát để giờ đẩy đất nước, nhân dân vào cảnh tan hoang, lòng người ly tán khi hoà bình đã có gần 40 năm như thế này?

Không ai muốn bị lợi dụng, không ai muốn bị biến thành kẻ "bị sử dụng" bởi quyền lực. Với tình yêu thì càng không thể để lợi dụng và bị sử dụng, nhất là tình yêu Tổ quốc. Không thể áp đặt cách yêu Tổ quốc cho nhân dân, cũng như không thể sử dụng tình yêu Đất nước của nhân dân cho những toan tính và những vụ áp phe chính trị của giới cầm quyền. Nhân dân sẽ luôn đặt tình yêu quê hương ra ngoài những đối sách của quyền năng, nhất là những quyền năng thô bạo, áp đặt, bôi bác, khống chế… Tình yêu ấy cần không gian tự do được bày tỏ ôn hòa mà không cần (không nên, không được) giám sát bởi thứ quyền năng đã tới mức lạm quyền.

clip_image002

Đừng lợi dụng nhân dân cho mục đích tồn tại của chế độ đã bộc lộ quá nhiều sự xấu xa, tồi tệ, bất chấp nguy nan về chủ quyền đất nước.

Đừng lợi dụng nhân dân để bắt họ cam chịu vô tận những bất công, khổ cực mà chế độ đã "dành" cho họ như một thứ "đặc quyền" mà không cho họ kêu than, bất mãn.

Đừng lợi dụng nhân dân khi nhân danh lòng yêu nước theo kiểu kiểu bầy cừu được dẫn dắt bởi cơ chế xin-cho.

Nhân dân không muốn bị bất kỳ ai, bất kỳ đảng phái nào lợi dụng, bất kể trong tình huống nào, vì sự thiếu minh bạch, công khai.

Đừng lợi dụng nhân dân thêm nữa. Chính nhân dân là người làm nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh xưa nay. Và hãy nhớ quân thù đã ở ngoài biên ải, dày dặc trên Biển Đông. Khi Tổ quốc lâm nguy, liệu cách sử dụng, lợi dụng nhân dân như hiện nay có động viên được con em họ ra trận?

Lời thần Kim Qui: "Giặc chính là người ngồi sau lưng ngươi đó". Trảm giặc ngoài biên ải cũng quan trọng như phải trảm giặc đang hoành hành ngay trong lòng Tổ quốc này. 

T. L.

Nguồn: buudoan.com


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/ung-loi-dung-nhan-dan.html

Asean trong cơn sóng gió

Asean trong cơn sóng gió

clip_image001

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) vừa có bài nhìn vào vai trò của Thủ tướng Hun Sen để xem xét ảnh hưởng của lãnh đạo Campuchia tới đường hướng tương lai của khối.

Tháng 11 tới đây, Campuchia với tư cách đương kim Chủ tịch Asean sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự tham gia của cả Chủ tịch Trung Quốc lẫn Tổng thống Hoa Kỳ.

Tờ báo có uy tín đặt tại Hong Kong nhận xét: "Sau thất bại lịch sử hồi tuần trước... giới ngoại giao khu vực đang đặt câu hỏi liệu Hun Sen có gây thêm bất đồng nữa hay không".

Tuần trước, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong, nhân vật kỳ cựu trong nội các của ông Hun Sen, bị một số nước trong khu vực cáo buộc là 'theo đuôi Trung Quốc' và phá hỏng cơ hội đưa ra được lập trường chung của Asean về Biển Đông.

Điều này cũng dẫn tới quan ngại rằng quá trình đàm phán giữa Trung Quốc và Asean về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có thể sẽ gặp trục trặc.

Các nước Asean tuy vậy cũng đưa ra được một bản nguyên tắc gồm sáu điểm về Biển Đông, sau nhiều nỗ lực của Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nhưng không ngăn được ông Hor Namhong tiếp tục chỉ trích "hai nước Asean" mà ông không nói tên nhưng ai cũng biết là Việt Nam và Asean Philippines.

Chia rẽ trong nội bộ của khối lúc này càng tỏ ra sâu sắc.

SCMP cho rằng ủng hộ của ông Hun Sen là tối cần thiết để giảm bớt căng thẳng nội bộ Asean.

'Bàn tay sắt cuối cùng ở Á châu'

Thủ tướng Hun Sen được một số người tặng cho danh hiệu 'Bàn tay sắt cuối cùng ở Á châu' do đã duy trì được quyền lực trong một thời gian dài. Có lúc hung hăng, nhiều khi mâu thuẫn và khó dự đoán, ông Hun Sen không phải một chính khách kinh điển nhưng cũng không ai có thể xem thường sự khôn khéo của ông.

Là một tay cờ vua lão luyện, ông Hun Sen còn được xem như người biết chơi các nước cờ độc giữa các nước lớn hơn, luôn giữ các láng giềng của mình trạng thái hơi mất cân bằng.

"Tôi ghét nhất và cũng chán nghe nhất là luận điệu rằng Campuchia ngả theo Trung Quốc và bị ảnh hưởng bằng cách nào đó. Thật là sai lầm".

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

SCMP nhận xét rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại - viện trợ và quân sự lớn nhất của Campuchia, nhưng Hun Sen cũng thành công trong cải thiện quan hệ với Washington, với kết quả là Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa hứa sẽ tăng viện trợ cam kết cho Phnom Penh.

"Tuy nhiên, quan hệ giữa Hun Sen với nhà bảo trợ cũ là Việt Nam thì u ám hơn nhiều."

Từng là chỉ huy quân đội của Khmer Đỏ, lên đến chức Phó trung đoàn trưởng, và bị mất một mắt trong trận đánh chiếm Phnom Penh tháng 4/1975, ông Hun Sen đã rời bỏ hàng ngũ Khmer Đỏ sang Việt Nam. Hà Nội đã huấn luyện và đặt ông vào chính quyền mà Việt Nam tham gia lập nên ở Campuchia.

Năm 27 tuổi, Hun Sen trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trẻ nhất trên thế giới. Nay ông là Thủ tướng giữ chức lâu năm nhất ở Đông Nam Á.

Tháng Tư vừa qua, Hun Sen bác bỏ cáo buộc rằng ông theo Trung Quốc.

Ông nói: "Tôi ghét nhất và cũng chán nghe nhất là luận điệu rằng Campuchia ngả theo Trung Quốc và bị ảnh hưởng bằng cách nào đó. Thật là sai lầm".

Thế nhưng tuyên bố đó cũng không thể xóa tan nhận định của giới quan sát và nghiên cứu, rằng Trung Quốc đang tìm cách vận động Campuchia để phá khối đoàn kết Asean.

Các phát biểu và hành động của Campuchia và Trung Quốc chỉ làm nhận định đó sâu thêm.

Trung Quốc đã lên tiếng ca ngợi thành công của hội nghị Phnom Penh, nói rằng Bắc Kinh được sự ủng hộ của nhiều nước tham gia.

Hoàn cầu Thời báo thì mỉa mai Manila và Hà Nội đã 'bẽ mặt' khi không thành công trong nỗ lực đánh động dư luận về các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc và gọi hai nước này là "gây sự".

SCMP cho hay đã có nỗ lực trong các ngoại trưởng Asean nhằm đạt được thông điệp mạnh mẽ hơn về Biển Đông, trong khi Campuchia mà đại diện là Ngoại trưởng Hor Namhong kiên quyết bảo vệ quan điểm không cho vào thông cáo chung các chi tiết nói về tranh chấp vì "thiếu đồng thuận sẽ ảnh hưởng thông cáo chung".

clip_image002

Trung Quốc đã nỗ lực vận động Campuchia ủng hộ lập trường của mình

Theo báo Hong Kong, trước các cảnh báo của ông Hor Namhong, không khí trong phòng họp "trở nên đầy xúc cảm". Một nguồn tin cho hay Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario thậm chí còn dẫn lời mục sư Đức Martin Niemoller nói về sự nguy hiểm của việc không có hành động gì cả.

Khi nói về quá trình mà phát xít Đức (Nazi) thoạt tiên truy sát phe cộng sản mà không bị ngăn, sau chuyển sang nhắm vào giới hoạt động công đoàn và rồi đến người Do Thái, ông Niemoller bình luận: "Rồi chúng sẽ tìm đến tôi, và chẳng còn ai để mà can gián cho tôi nữa".

Quan hệ nhạy cảm

Ông Hor Namhong kiên định thái độ của ông tới nỗi sau 18 lần sửa chữa văn bản và cho dù cả Việt Nam và Philippines đều đã có nhượng bộ, ông vẫn không đồng ý mà cầm giấy tờ đi ra khỏi phòng.

SCMP đặt ra câu hỏi về quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam với nhận định rằng mối quan hệ này, đặc biệt giữa hai quân đội, vẫn rất sâu sắc và bền chặt ngay cả khi Hun Sen tăng cường giao hảo với Trung Quốc.

Thất bại về bản thông cáo chung vừa rồi ở Phnom Penh có phải là chỉ dấu cho sự sụp đổ trong quan hệ Hà Nội - Phnom Penh hay không? Vì Thủ tướng Hun Sen chắc chắn phải biết rằng tranh chấp Biển Đông là một trong các chủ đề nóng nhất của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra, cho dù đôi khi có căng thẳng với người Khmer sở tại, cả triệu người Việt vẫn đang sinh sống hay làm ăn tại Campuchia.

Ông Ian Storey, một nhà nghiên cứu chiến lược Á châu tại Singapore, được dẫn lời bình luận rằng Việt Nam chắc chắn đang 'hộc máu' vì giận Hun Sen, rằng ông Thủ tướng đang đặt quan hệ với Trung Quốc lên trên quan hệ với Việt Nam một cách rõ rệt như vậy.

Vì dù gì thì gì, quan hệ Campuchia-Việt Nam vẫn là một trong số ít quan hệ nhạy cảm và mang tính chiến lược hàng đầu khu vực.

Nguồn: bbc.co.uk


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/asean-trong-con-song-gio.html

Hoãn 'giáo dục công dân' kiểu Trung Quốc

Hoãn 'giáo dục công dân' kiểu Trung Quốc

Hong Kong phải hoãn đưa vào trường học bộ môn 'giáo dục công dân' nhấn mạnh tới tinh thần quốc gia theo cách nhìn của Trung Quốc tới 2015 vì bị phản đối.

clip_image001

Giới trẻ Hong Kong biểu tình hôm 1/7 nhân kỷ niệm 15 năm về với TQ

Hôm 23/7, chính quyền Hong Kong nói họ sẽ hoãn kế hoạch đưa vào các lớp học 'giáo dục công dân" vốn bị phê phán là "nhằm tẩy não trẻ em" theo cách của Trung Quốc.

Bộ trưởng Giáo dục của Hong Kong, Michael Suen (Tôn Minh Dương) được AFP trích lời nói ông sẽ căn cứ vào kiến nghị của một ủy ban để tạm hoãn kế hoạch này tới 2015.

Mục tiêu chính thức là để các trường họp ở Hong Kong "có thêm thời gian chuẩn bị".

Nhưng theo BBC Tiếng Trung tại London, lý do chính chính quyền Hong Kong phải tạm lui bước là có sự phản đối từ một số giới, nhất là phụ huynh học sinh.

Người Trung Quốc hạnh phúc

Theo kế hoạch của ngành giáo dục tại Đặc khu hành chính Hong Kong, học sinh sẽ có một giờ mỗi tuần để học tinh thần quốc gia và trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Tính ra trong một năm, học sinh Hong Kong sẽ phải học 50 giờ môn giáo dục công dân này, mà nội dung gồm phần "xây dựng dân tộc hài hòa, bản sắc và đoàn kết".

Cụm từ 'hài hòa' cũng là ý tưởng về mô hình xã hội được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc nêu ra mấy năm nay.

clip_image002

Trung Quốc muốn tác động đến các công nhân nhỏ tuổi của Hong Kong

Các em học sinh cũng sẽ được đánh giá xem có "hạnh phúc là người Trung Quốc" hay không.

Chưa kể đánh giá này còn muốn tìm hiểu xem các em học sinh có sẵn sàng coi trọng "nhu cầu của quốc gia khi hoạch định tương lai của chính mình".

Các sáng kiến nhằm tăng bản sắc Trung Quốc có thể gây phản cảm trong một số giới muốn duy trì bản sắc riêng của Hong Kong, vốn thuộc khu vực nói tiếng Quảng Đông và có nhiều thế hệ được giáo dục theo văn hóa và pháp luật Anh.

Liên hội Giáo viên Chuyên nghiệp của Hong Kong hồi năm ngoái đã đề nghị chính quyền ngăn đề nghị đưa môn giáo dục công dân vào trường học, vì coi đó là "can thiệp chính trị" từ Trung Quốc lục địa.

Theo thỏa thuận với Anh khi nhận lại Hong Kong năm 1997, vùng lãnh thổ này có quyền hưởng quy chế "một quốc gia, hai chế độ" trong vòng 50 năm.

Nhưng càng gần đây, chính quyền Bắc Kinh bị cho là đã tăng cường can thiệp vào mọi mặt trong sinh hoạt tại Hong Kong.

Sự hiện diện của người Trung Quốc từ lục địa cũng gây ra ít nhiều phản ứng từ dân bản địa.

Hôm 12/7 cũng có một cuộc biểu tình lớn của người Hong Kong phản đối tân Chủ tịch hành chính Lương Chấn Anh.

Được Bắ̃c Kinh bổ nhiệm để thay ông Donald Tsang (Tăng Âm Quyền), ông Lương bị một số người phê phán nghi là thân Trung Quốc.

Nguồn: bbc.co.uk


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/hoan-duc-cong-dan-kieu-trung-quoc.html

Báo Việt Nam tiếp tục chỉ trích người biểu tình

Báo Việt Nam tiếp tục chỉ trích người biểu tình

Các phương tiện truyền thông trong nước tiếp tục chiến dịch tuyên truyền lên án những người biểu tình chống các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

clip_image001

Chính quyền đang lo sợ trước các hành động biểu tình của người dân

Từ đầu tháng Bảy cho đến nay, ở Hà Nội đã lần lượt xảy ra ba cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc lần lượt vào các ngày Chủ nhật.

Các cuộc biểu tình này đã bùng phát trở lại sau một năm tạm lắng sau khi Trung Quốc có một loạt động thái dồn dập để chính thức hóa chủ quyền của họ trên Biển Đông bắt đầu từ quyết định thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng Sáu vốn có phạm vi bao trùm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố sở hữu.

Trước đó, sau cuộc biểu tình lần thứ hai vào ngày 8/7, truyền thông Hà Nội đã đồng loạt có những bài phê phán cũng như đăng tải các ý kiến chỉ trích một số nhân vật đi biểu tình như ông Lê Quốc Quân và bà Lê Hiền Đức.

'Nhẹ dạ và háo danh'

Trang mạng của báo Nhân dân, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã chạy bài xã luận với tiêu đề 'Không ai được lợi dụng lòng yêu nước' vào rạng sáng thứ Ba ngày 24/7.

Bài xã luận này được đưa ra sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba vào ngày 22/7 thu hút khoảng vài trăm người tham dự.

Trước đó, hôm 19/7, báo Cựu chiến binh, cơ quan của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cũng đăng đàn với bài xã luận với tiêu đề 'Lòng yêu nước và sự tỉnh táo cần thiết'.

"Có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán xới xa Tổ quốc nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước".

Báo Nhân dân

Lập luận của các tờ báo này cho thấy chính quyền Việt Nam hiện đang lo ngại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ chuyển thành chống đối chế độ cũng như chống Đảng cộng sản Việt Nam.

Bài xã luận trên báo Nhân dân nhận thấy trong các 'tụ tập đông người' gần đây ở Hà Nội có mặt những người 'từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước'.

"Nay (họ) lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để... có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách", bài xã luận ký tên TS Nguyễn Minh Phong viết, đồng thời cũng cáo buộc các cuộc biểu tình này là 'kích động, gây rối trật tự công cộng'.

Ông Phong cáo buộc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nằm trong kế hoạch 'kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền' của các 'tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước' đang 'tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta'.

"Trong số này... có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán xới xa Tổ quốc nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước", bài xã luận viết.

"Thực chất, đây (biểu tình) là... những kinh nghiệm của các cuộc cách mạng màu sắc ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian qua mà các thế lực thù địch đang mưu toan áp dụng ở Việt Nam".

"Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này", tác giả bài viết nhận định.

Theo ông Phong, thì những người xuống đường chống Trung Quốc 'bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái... luôn nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng'.

Ông cho rằng hành động biểu tình này đã 'gây tổn hại' đến 'sức mạnh và lợi ích quốc gia'.

"Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng," bài xã luận kết luận.

Mùa Xuân Việt Nam?

Trong khi đó, báo Cựu chiến binh đi xa hơn nữa khi cảnh báo về một dạng 'Mùa Xuân Ả Rập' ở Việt Nam qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc này.

clip_image002

Những người biểu tình bị lên án là cấu kết với bên ngoài nhằm lật đổ chính quyền

"Thực chất, đây là... những kinh nghiệm của các cuộc cách mạng màu sắc ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian qua mà các thế lực thù địch đang mưu toan áp dụng ở Việt Nam," bài xã luận trên báo này viết và gọi biểu tình là 'ngón đòn không mới của chiến lược diễn biến hòa bình'.

Theo như báo này phân tích thì ban đầu các cuộc biểu tình là sự 'tụ tập' mang tính 'tự phát' của một số người dân nhưng sau đó đã xuất hiện yếu tố 'kích động, lợi dụng' để biến hành động này trở thành 'có tổ chức' với 'biểu hiện chống chế độ' với sự có mặt của 'một số người bất mãn lâu nay vẫn tìm cách chống chính quyền'.

"Bản chất của cuộc tụ tập, tuần hành đã thay đổi hẳn, trở thành chống đối chế độ, chống đối Đảng, Nhà nước", bài xã luận viết và cảnh báo 'ẩn chứa đằng sau' biểu tình là 'sự tập dượt tập hợp lực lượng gây mất ổn định về đời sống chính trị nước ta'.

"Nhìn bề ngoài thì dường như những hoạt động đó thể hiện lòng yêu nước nhưng thực chất bên trong là mưu đồ chính trị không thể xem thường", bài xã luận ký tên chung chung là Cựu chiến binh Việt Nam này nhận định.

Bài xã luận cũng phân tích 'thủ đoạn' của các hành động biểu tình này lôi kéo sự tham gia của những nông dân khiếu kiện về đất đai với 'nội dung bảo vệ chủ quyền lồng ghép những nội dung đòi đất, phản đối chế độ'.

Báo Cựu chiến binh cáo buộc những người biểu tình đã 'chuẩn bị các kịch bản để vu cáo chính quyền đàn áp người biểu tình yêu nước, ngăn cấm tự do dân chủ, mất nhân quyền'.

"Nhìn bề ngoài thì dường như những hoạt động đó (biểu tình) thể hiện lòng yêu nước nhưng thực chất bên trong là mưu đồ chính trị không thể xem thường".

Báo Cựu chiến binh

Do đó, bài báo yêu cầu mọi người, nhất là các cựu chiến binh, 'cần có sự tỉnh táo cần thiết trong bối cảnh hiện nay của đất nước'.

Theo báo này thì người dân cần thể hiện lòng yêu nước 'theo sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước'.

Bài báo cũng dẫn nguyên tắc của Đảng là 'kiên quyết và tuyệt đối bảo vệ chủ quyền' nhưng 'luôn giữ vững hòa bình' để chứng minh là Đảng và Nhà nước đang có quan điểm và hành động trước các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Thể hiện lòng yêu nước không phải là hành động làm rối trật tự xã hội, đừng biến một hành động mang ý nghĩa cao cả thành một hành động phản cách mạng do các thế lực thù địch giật dây", bài báo viết và kêu gọi 'toàn dân tin tưởng đi theo Đảng, làm theo Đảng'.

Kết thúc bài xã luận, báo Cựu chiến binh các cấp chính quyền 'tuyên truyền, vận động nhân dân không mắc mưu kẻ xấu' để gây 'ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước và quan hệ đối ngoại trong tình hình phức tạp, nhạy cảm hiện nay'.

'Hai thế lực kích động'

"Có hai thế lực kích động người dân biểu tình. Đó là 'những hành động xâm lược bành trướng rất là thô thiển của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự đàn áp của lực lượng an ninh (Việt Nam)".

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

BBC đã trao đổi với ông Nguyễn Quang A, một trí thức tham gia vào các cuộc biểu tình vừa qua, về các lập luận này.

Ông A đã bác bỏ toàn bộ các lập luận kể trên của các báo Nhân dân và Cựu chiến binh.

Ông cho rằng mình đi biểu tình là do ý muốn của bản thân chứ không bị ai kích động hay xúi giục gì cả.

"Tôi không kích động ai đã đành. Không có kẻ nào kích động được tôi cả", ông nói.

Ông cũng thuật lại lời ông đã nói với lãnh đạo Hà Nội hồi năm ngoái trong cuộc đối thoại với người biểu tình rằng 'có hai thế lực kích động người dân biểu tình'.

clip_image003

Người dân Việt Nam hiện tức giận trước các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông

Đó là 'những hành động xâm lược bành trướng rất là thô thiển của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự đàn áp của lực lượng an ninh (Việt Nam)'.

Về cáo buộc gây rối, ông phản bác rằng 'người đi biểu tình đều rất là trật tự' dù 'tất nhiên biểu tình thì phải có hô hoán khẩu hiệu, phải đi trên đường phố hoặc quảng trường'.

Ông cũng không đồng ý rằng những người đi biểu tình chống Trung Quốc là 'chống chế độ'.

"Không có một người đi biểu tình nào chống hành động ngang ngược của Trung Quốc mà đòi lật đổ chính quyền này cả", ông nói.

"Không có một người đi biểu tình nào chống hành động ngang ngược của Trung Quốc mà đòi lật đổ chính quyền này cả".

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

"Tất nhiên người ta bất bình với những kẻ hành hung người biểu tình nhưng ngay cả những người đấy người biểu tình cũng khoan dung vì họ chỉ làm theo lệnh mà thôi," ông nói thêm.

Đối với ý kiến rằng bảo vệ chủ quyền là việc của Đảng và Nhà nước, ông cho rằng 'mọi người có thể làm được gì trong cương vị của mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì không nên cản trở'.

"Đảng hay Nhà nước làm là việc của họ phải làm", ông nói, "Người dân có nghĩa vụ của người dân."

Khi được hỏi liệu sẽ có các cuộc biểu tình tiếp theo hay không trước việc Trung Quốc đang có các hành động leo thang liên tiếp thì ông A trả lời rằng 'Trung Quốc ngày càng ngang ngược bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều người biểu tình bấy nhiêu'.

bbc.co.uk


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/bao-viet-nam-tiep-tuc-chi-trich-nguoi.html

24 tháng 7 2012

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?

Văn Việt – Ngọc Linh

(VTC News) - Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép Trung Quốc ở Trường Sa nói đây là ngư trường rất lạ.

Trong các bản tin của CCTV 13 (một trong những kênh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc), thuyền trưởng các tàu khi được hỏi đều thừa nhận, mấy ngày qua, họ chỉ đánh được vài trăm kg cá. Thậm chí, có nhiều lần quăng lưới nhưng không thu được gì đáng kể.clip_image001

Mẻ lưới gần như trống rỗng

Bản tin CCTV tối qua, 17/7, dẫn lời ông Luong Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép nói: "Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Hai ngày nay, chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều".

Những lời lẽ này cho thấy sự thật khác hẳn điều được truyền thông Trung Quốc ra rả bấy lâu nay: Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam) là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ thời tổ tiên để lại.

Trong lần xua 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép lần này, CCTV cùng một số tờ báo của Trung Quốc cử phóng viên đi theo đưa tin. Tuy nhiên, những gì thể hiện trên các bản tin cho thấy cái gọi là "hoạt động đánh bắt lớn nhất trong lịch sử Nam Hải" chỉ càng làm rõ việc ngư dân Trung Quốc rất lúng túng.clip_image002

Chỉ đánh được cá nhỏ

Lâm Hồng Kỳ, thuyền trưởng tàu cá Quỳnh Tam Á số 11208 than thở: "Không biết tại sao nữa, chẳng thấy cá đâu cả. Có lẽ do thời tiết, hoặc luồng nước nơi này lạ quá".

Trước đó, thuyền viên của Lâm chuẩn bị giàn đèn 480 chiếc công suất 1.000W để dụ cá và mực. Thế nhưng, sau hơn 2 tiếng loay hoay, mẻ lưới chỉ thu về chút ít cá nhỏ.clip_image003

Giàn đèn câu mực của ngư dân Trung Quốc

Trên chiếc Quỳnh Tam Á F 8168, con thuyền được mô tả là hiện đại nhất, 'nguồn sống' trên biển cho những tàu còn lại, CCTV chỉ quay cảnh thuyền viên xúc đá vào kho lạnh.

Báo tin tức Nam Hải của Trung Quốc viết một cách yếu ớt rằng, đánh bắt xa bờ không phải điều dễ dàng, có lẽ "ngư dân của chúng ta sẽ may mắn hơn trong vài ngày tới".clip_image004

Lúng túng giữa biển khơi

Hôm 17/7, đội tàu cá nói trên đã tới đảo Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Việt Nam) để tặng quà cho lính Trung Quốc đóng trên đảo.

Trong khi tờ Tin tức Nam Hải tung hô chuyện ngư dân trao "món quà tình nghĩa" thì một số bạn đọc của báo này comment (nhận xét): "Sao tàu đánh cá đi đánh bắt xa bờ lại còn chỗ để mang tới 8 tấn hoa quả, nước ngọt tặng hải quân trên đảo?".

Theo tờ Chinadaily, 30 tàu cá và chiếc Ngư chính 310 – tàu hiện đại nhất trong số những tàu Ngư chính Trung Quốc đang đánh bắt quanh đảo Vĩnh Thử kể từ khi tới đây hôm 16/7.
Không ít độc giả Trung Quốc băn khoăn, lợi nhuận thu được từ đánh bắt cá liệu có đảm bảo cho hoạt động rầm rộ của hơn 30 chiếc tàu cá "lạ nước, lạ cái" và cả chiếc Ngư chính 310?

Điều này trùng với nhận định của Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ trong cuộc trao đổi với VTC News.

"Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan hay kích động trước thông tin Trung Quốc xua tàu cá ra Trường Sa đánh bắt. Họ không dám nói là đánh bắt ở vùng biển của Việt Nam. Hơn nữa, tôi nghĩ tàu cá Trung Quốc chỉ dám loanh quanh ở những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép", ông Trục phân tích.

Trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa

Theo Tân Hoa Xã, ngày 17/7, Trung Quốc chính thức thiếp lập chính quyền của thành phố Tam Sa, đòi quyền quản lý vùng Biển Đông của Việt Nam.

Theo Chinadaily, Hội đồng nhân dân 'thành phố Tam Sa' sẽ được đặt trên đảo Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam).clip_image005

Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa

Theo đó, Ủy ban này sẽ tổ chức Hội nghị thành phố lần đầu tiên của Tam Sa. Đồng thời phê duyệt ủy ban bầu cử cho cuộc bầu cử đại biểu đầu tiên của thành phố với 60 thành viên.
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc nói, nước này có thể sẽ mở tuyến du lịch từ đảo Hải Nam ra các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.

V. V. – N. L.

Nguồn: vtc.vn


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/ieu-gi-xay-ra-voi-oan-tau-ca-trai-phep.html

Indonesia muốn Đông Nam Á đoàn kết về hồ sơ Biển Đông

Indonesia muốn Đông Nam Á đoàn kết về hồ sơ Biển Đông

Trọng Nghĩa

clip_image001

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa và đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario (Reuters)

Vào hôm nay, 18/07/2012, lãnh đạo ngành ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã có mặt tại Manila để tìm phương cách chấm dứt bất đồng ý kiến trong nội bộ ASEAN về vấn đề Biển Đông, đã bùng lên công khai tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN kết thúc tuần trước tại Phnom Penh.

Philippines là chặng đầu tiên trong vòng công du chớp nhoáng của Ngoại trưởng Indonesia qua các nước Đông Nam Á có liên can đến hồ sơ Biển Đông. Sau Philippines, ông Natalegawa sẽ ghé Việt Nam, Cam Bốt, Singapore và Malaysia.

Tuyên bố tại Manila hôm nay 18/07/2012, Ngoại trưởng Indonesia xác nhận rằng ông đã tiếp xúc với đồng nhiệm Philippines Albert Del Rosario và sẽ tiếp tục vòng công du qua một số nước Đông Nam Á khác để cố gắng giảm thiểu các bất đồng và tránh cho Hiệp hội ASEAN bị tổn thương thêm.

Dù không phải là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN, nhưng Indonesia là một trong những nước sáng lập ra khối nước này từ năm 1967, và từ đó đến nay, thường xuyên được công nhận là có một vai trò quan trọng trong Hiệp hội.

Sự kiện Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 vừa qua không ra được Thông cáo chung vì bất đồng ý kiến trên vấn đề Biển Đông đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ ASEAN bị chia rẽ thêm và hoàn toàn mất uy tín.

Trong cuộc họp báo hôm nay, Ngoại trưởng Indonesia cho rằng ASEAN nhất thiết phải đạt tiến bộ trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông vì "nếu không làm gì thì thiệt hại sẽ còn lớn lao hơn".

Ông Natalegawa cho biết là ông đang cố gắng thuyết phục các chính phủ Đông Nam Á đồng ý 6 nguyên tắc về vấn đề Biển Đông, trong đó có cả việc tránh sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế và sớm ký kết một bộ "quy tắc ứng xử" mang tính chất rằng buộc về mặt pháp lý nhằm ngăn chặn mọi xung đột vũ trang nghiêm trọng trong vùng lãnh thổ tranh chấp.

Xin nhắc lại là Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua đã kết thúc trong chia rẽ sau khi nước chủ nhà là Cam Bốt là bác bỏ đề nghị của Philippines và Việt Nam muốn đề cập đến các vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể của họ với Trung Quốc tại Biển Đông vào bản Thông cáo chung.

Cam Bốt, đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã đi theo lập trường của Bắc Kinh, cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề hoàn toàn song phương giữa Trung Quốc với các nước liên can, cho nên không thể được đưa ra trước một diễn đàn đa quốc gia như ASEAN, mà chỉ nên được giải quyết qua đàm phán tay đôi giữa từng nước với Trung Quốc.

Philippines và Việt Nam, ngược lại, đã tìm cách thu hút sự chú ý quốc tế tới các cuộc tranh chấp, cảnh báo rằng các hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông có thể ngăn chặn sự tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược, mà Bắc Kinh đòi hầu như toàn bộ chủ quyền.

T. N.

Nguồn: Viet.rfi.fr


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/indonesia-muon-ong-nam-oan-ket-ve-ho-so.html

Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ

Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ

Trọng Nghĩa

Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hãng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đã thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề Biển Đông.

clip_image001

Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ASEAN Regional Forum - ARF) REUTERS /Samrang Pring

Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất bình với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, Chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị tình nghi là đã dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.

Micro của Ngoại trưởng Philippines bị tắt

Sự cố đầu tiên được Reuters ghi nhận liên quan đến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Sáng thứ Năm 12/07, khi ông bắt đầu nói đến vấn đề nhạy cảm là hồ sơ Biển Đông trong một cuộc họp, bất chấp sự phản đối của Cam Bốt, đột nhiên micro của ông bị tắt.

Phía chủ nhà Cam Bốt khẳng định đó chỉ là một sự cố kỹ thuật, tuy nhiên một số nhà ngoại giao đã ám chỉ rằng sự cố đó phản ánh một thực tế thâm hiểm hơn, nằm trong một loạt các nỗ lực của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, nhằm loại bỏ đề tài Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.

Sự kiện đó cũng như nhiều sự kiện khác, được các nhà ngoại giao trực tiếp tham gia các cuộc họp và xin giấu tên kể lại cho Reuters, đã nêu bật tình trạng phân cực sâu đậm trong nội bộ khối Đông Nam Á dưới tác động của ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tổng thư ký ASEAN bị ngắt lời

Theo các nhà ngoại giao, Cam Bốt luôn luôn tìm cách đánh bật mọi nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển, cả trong các cuộc họp của ASEAN lẫn tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.

Một ví dụ cụ thể được nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á xác nhận là Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan chẳng hạn, đã bị Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong ngắt lời khi ông tìm cách đề cập đến vấn đề Biển Đông.

Ngoài việc ngăn chặn không cho ai đề cập đến Biển Đông, Cam Bốt còn bị cho là đã lạm dụng quyền chủ tịch để bác bỏ việc công bố bản Thông cáo chung có nhắc đến tranh chấp Biển Đông.

Reuters kể lại: Hôm thứ Sáu 13/07 là ngày cuối cùng của Hội nghị, vào hôm ấy các nhà ngoại giao đã phải rốt ráo làm việc để tránh cho cả khối bị bẽ mặt và thống nhất được trên một bản Tuyên bố chung vào giờ chót.

Có đến 18 dự thảo nhưng tất cả đều bị bác

Indonesia là nước có dấu hiệu hăng hái nhất. Theo một nhà ngoại giao ASEAN, thậm chí Ngoại trưởng Indonesia là ông Marty Natalegawa còn gọi đồng nhiệm Singapore, khi ấy đang ở sân bay, là phải quay trở lại để góp phần thảo ra bản Thông cáo chung.

Theo nhà ngoại giao kể trên, ông Natalegawa đã phải thảo ra đến 18 bản khác nhau để điều hòa quan điểm giữa Cam Bốt, và hai nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.

Thế nhưng các cố gắng đó rốt cuộc đã trở thành vô ích do thái độ khăng khăng của Cam Bốt, nhất quyết không chấp nhận bất kỳ ghi chú nào liên quan đến bãi cạn Scarborough - nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines - ngay cả khi Manila đã nhượng bộ và chấp thuận đề nghị của Indonesia chọn từ ngữ chung chung là "bãi cạn bị ảnh hưởng (affected shoal)".

Đối với nhà ngoại giao đã kể lại sự cố trên, Cam Bốt là nước phải chịu trách nhiệm về việc Hội nghi ASEAN không có được thông cáo chung: "Lẽ ra chủ nhà phải đóng một vai trò tốt hơn, nhưng họ đã không làm như thế".

Một nhà ngoại giao: Trung Quốc đã mua được lòng trung thành của Cam Bốt

Một nhà ngoại giao đã mô tả Cam Bốt, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, là "chủ tịch tồi tệ nhất", và cho biết là Trung Quốc đã thành công trong việc mua lòng trung thành của Cam Bốt và một số nước khác bằng sự hào phóng về mặt kinh tế.

Theo Reuters, diễn biến tại hội nghị ASEAN đã phá vỡ những nỗ lực nhằm xây dựng các "quy tắc ứng xử" trên biển trong năm nay giữa ASEAN và Trung Quốc, làm tăng nguy cơ là các sự cố ngày càng nhiều giữa hải quân các nước trên vùng biển dồi dào dầu khí bùng lên thành xung đột.

Sự cố đó cũng nêu bật những thách thức lớn đang chờ đợi Hoa Kỳ vào lúc nước này chuyển trọng tâm chú ý về quân sự và kinh tế qua châu Á nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc. Biển Đông đã trở thành ngòi nổ quân sự tiềm tàng mạnh nhất châu Á do việc các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đang đẩy Trung Quốc vào thế chống lại Việt Nam và Philippines trong cuộc đua nhằm khai thác lượng dầu khí có thể rất lớn dưới đáy biển.

T. N.

Nguồn: Viet.rfi.fr


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/cach-thuc-cam-bot-thao-tung-hoi-nghi.html

Không phải ai cũng sợ

Không phải ai cũng sợ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Bắt đầu từ năm ngoái khi phong trào biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại Hà nội, một mặt chính quyền ra lệnh đàn áp, một mặt gửi những tổ chức mặt trận, công an khu vực và các đoàn thể tới từng nhà của người tham gia biểu tình để vận động, hăm dọa họ bỏ cuộc.

VIETNAM-CHINA-MARITIME

Thanh niên, sinh viên mạnh mẽ xuống đường phản đối TQ lấn chiếm lãnh hải Việt Nam. AFP

Tuy nhiên chính sách này chưa bao giờ thành công vì người biểu tình ý thức rất rõ việc họ làm và quan trọng hơn hết họ không cảm thấy sợ hãi trước sự đàn áp của nhà nước vì đối với họ biều tình chống Trung Quốc là yêu nước. Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua các thông tin mới nhất.

Tin tức về những hoạt động mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn là những sự kiện nóng bỏng hàng đầu của báo chí trong vài ngày qua. Trước hết, ba mươi tàu đánh cá loại lớn của Bắc Kinh được hỗ trợ của tàu ngư chính và tàu chuyên dụng đã chính thức xâm nhập trái phép trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam để hành nghề. Tiếp đó, bất kể sự phản đối vô vọng của chính quyền Hà Nội, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng nhà tù trên quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Nhà tù này không nói thì ai cũng biết được xây dựng để giam giữ ngư dân Việt Nam thay vì chở họ về đảo Phú Lâm như trước.

Nước mất thì nhà tan

Tuy nhiên sự ngang ngược của Trung Quốc không làm cho chính quyền Hà Nội thay đổi thái độ như từ trước tới nay với chủ trương dè xẻn trong lời lẽ chống đối. Chẳng những trên ngôn ngữ ngoại giao

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt lên tàu năm 2009. Nguồn báo TQ

Để chứng minh chủ quyền của mình trên gần 80% ở biển Đông, Trung Quốc đã bắt hàng trăm ngư dân VN trong những năm gần đây...(báo TQ)

mà còn chứng tỏ sự kiên nhẫn vô giới hạn qua việc ngăn chặn người dân của mình bày tỏ chính kiến, bày tỏ lòng căm phẫn trước sự xâm lược hiển nhiên của Trung Quốc.

Cấm biểu tình trong những ngày Chúa Nhật, khẳng định người đi biểu tình đang bị xúi giục bởi các phần tử phản động. Gửi chính quyền cơ sở đi tới từng nhà của người biểu tình vận động, thậm chí hăm dọa họ bỏ cuộc. Tệ hại hơn nữa, tổ chức đấu tố người đi biểu tình, khủng bố bằng những thủ đoạn như ném vật nhơ bẩn vào nhà người đi biểu tình, lảng vãng trước nhà họ cả ngày lẫn đêm, gửi tin nhắn hăm dọa…tất cả với mục đích ngăn chặn những cuộc xuống đường chống Trung Quốc trên khắp nước.

Chị Trần Thị Nga, một phụ nữ từng nhiều lần bị chính quyền hăm dọa, thậm chí bắt cóc, đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc lên tiếng bày tỏ quan điểm của chị:

...ngoài trách nhiệm với bản thân và gia đình ra thì tôi thấy mình cũng có trách và nghĩa vụ với những người ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ đánh giết. Đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược một là để bảo vệ đất nước hai là bảo vệ chính những ngư dân đang hoạn nạn

Chị Trần Thị Nga

Các cụ có câu nước mất thì nhà tan, nếu mình thờ ơ trước nỗi đau người khác thì khi mình hoạn nạn người khác cũng thờ ơ trước nỗi đau của mình. Bản thân tôi khi gặp hoạn nạn thì được rất nhiều người giúp đỡ nên mới có ngày hôm nay. Vì vậy ngoài trách nhiệm với bản thân và gia đình ra thì tôi thấy mình cũng có trách và nghĩa vụ với những người ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ đánh giết. Đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược một là để bảo vệ đất nước hai là bảo vệ chính những ngư dân đang hoạn nạn.

Chính quyền tuy dùng đủ các biện pháp nhưng vẫn gặp những sự chống đối ngày càng dai dẳng và mạnh mẽ hơn. Người biểu tình tỏ ra không hề sợ hãi trước những gì mà nhà nước đưa ra. Họ thẳng thừng tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình cho dù có gặp bất cứ trở ngại nào. Chị Phương Bích một thành viên ngoan cường trong mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc cho biết:

Không cứ gì riêng tôi mà tất cả mọi người đều tỏ ra bức xúc. Nói về lý đương nhiên họ không có lý rồi thế nhưng họ cứ làm. Cũng giống như hôm nay chúng tôi đang đứng trước phiên tòa xử ông trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, họ cứ nói là xử công khai nhưng cuối cùng có công khai đâu? Ở dất nước này cứ nói một đằng người ta lại làm một nẻo. Cái việc người ta vận động như thế chằng phải vì vấn đề Trung Quốc đâu. Tôi vẫn cho cái nguyên nhân sâu xa họ vẫn ngại từ một đốm lửa sẽ gây ra đám cháy lớn thôi.

Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu công vụ của Viêt Nam ra khỏi khu vực lãnh hải của VN ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp trên CCTV của TQ

Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu cảnh sát biển của Viêt Nam ra khỏi khu vực lãnh hải của VN ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp trên CCTV của TQ

Nhân dân "ném chuột", nhà nước "sợ vỡ đồ"

Cái đốm lửa mà chị Phương Bích nói luôn ám ảnh chính quyền đến nỗi họ xem chuyện người dân biểu tình chống Trung Quốc sẽ trực tiếp nguy hại đến chế độ mà họ đang hết sức bảo vệ. Nếu ví Trung Quốc là một con chuột đang ngang nhiên vào căn nhà Việt Nam gậm nhấm, phá hoại lương thực, tài sản thì những người dân đang đi biểu tình kia đang cố sức tìm ném con chuột ấy bằng chính lòng yêu nước của họ để bảo vệ tài sản đồ đạc trong căn nhà của mình. Tuy nhiên nhà nước lại sợ "hòn đá mang tên biểu tình" ném con chuột Trung Quốc sẽ làm vỡ luôn cả đồ đạc là hệ thống cai trị.

Trung Quốc nắm rõ điều này và ngày càng lộng hành hơn không cần e dè khi biết rằng người chủ căn nhà đó đã bị trói tay không còn khả năng ném đá.

Những con người như chúng tôi không rỗi hơi tập trung người để hò hét hay làm điều gì tương tự như vậy. Chúng tôi khẳng định là đi biêu tình thế thôi, còn định nghĩa như thế nào thì phải ra tòa và tất nhiên dù có ra tòa đi chăng nữa thì những người đã đi biều tình thì họ chấp nhận điều đó

chị Phương Bích

Tuy đã nhiêu lần bị giam giữ do đi biểu tình nhưng đối với chị Phương Bích lòng yêu nước không thể bị vùi dập và chị không cảm thấy sợ hãi khi tiếp tục biểu tình, chị nói:

Cá nhân tôi thì tôi không sợ và tôi nghĩ rằng rất nhiều người như thế. Từ trước đến nay khi người ta đi biểu tình là người ta xác định sẽ gặp những phiền toái trong cuộc sống. Tôi cho rằng ông Nguyễn Thế Thảo chỉ nói lên cá nhân ông ấy thôi mặc dù ông ta là chủ tịch UBND thành phố. Ông ta không thề cấm được. Những con người như chúng tôi không rỗi hơi tập trung người để hò hét hay làm điều gì tương tự như vậy. Chúng tôi khẳng định là đi biêu tình thế thôi, còn định nghĩa như thếnào thì phải ra tòa và tất nhiên dù có ra tòa đi chăng nữa thì những người đã đi biều tình thì họ chấp nhận điều đó. Tôi cũng thế tôi khẳng định mình sẽ đối mặt với chuyện đó.

Chi Trần Thị Nga tuy ôn tồn hơn nhưng lập trường vẫn không thay đổi. Khi được hỏi về thái độ tiếp theo của chị khi có dịp tiếp tục biểu tình chị nói:

Các cụ mình ngày xưa người ta phải bỏ bao nhiêu xương máu để bảo vệ cái đất nước Việt Nam hiện nay. Các cụ để lại đất nước cho toàn dân tộc chứ không phải cho một cá nhân hay một tổ chức nào cả. Chính vì vậy

clip_image004

Trung Quốc cho khai thác dầu ngay trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa của Việt Nam. PetroVN

trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ đất nước là của toàn dân. Họ đàn áp là việc của họ còn việc bảo vệ đất nước, bảo vệ chính nghĩa, sự thật thì mình cứ bảo vệ thôi. Dù có chết cũng phải bảo vệ, cũng giống như các cụ ta ngày xưa cũng thế dù có bỏ bao nhiêu xương máu thì các cụ cũng bỏ ra bảo vệ đất nước Việt Nam toàn vẹn cho đời con đời cháu hưởng.

Một sự việc đáng trân trọng vừa xảy ra mới đây tại Hà nội cho thấy người đi biểu tình chống Trung Quốc không dễ gì bị khuất phục hoặc mua chuộc. Đó là trường hợp của ông JB Nguyễn Hữu Vinh, một người kiên cường tham gia tất cả các cuộc biểu tình và đã nhiều lần bị công an Hà Nội lẫn Bộ công an triệu tập vì đi biểu tình chống Trung Quốc.

Câu chuyện phản công ngược lại một cách gay gắt của ông Vinh trước một phái đoàn do chính quyền cử tới nhà ông được quay thành video clip và tung lên mạng đã khiến  nhiều người sửng sốt. Người dân thấy rõ cái được gọi là vận động ấy hoàn toàn phi nghĩa bởi người được vận động có đầy đủ lý do để tố cáo người đi vận động đang tiếp tay với thế lực phản động chống lại ý nguyện bảo vệ tổ quốc cao cả và không thể tranh cãi của nhân dân.

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh kể lại câu chuyện vào ngày hôm ấy:

Chiều thứ Bảy có phái đoàn của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường đi cùng với công an khu vực khoảng 5-6 người gì đấy đến nhà tôi vận động đừng đi biểu tình chống Trung Quốc. Họ gồm chủ tịch Mật trận Phường, một người ở hội Phụ nữ. Một người ở Văn phòng Ủy ban, rồi cảnh sát khu vực và thêm vài ba người nữa.

Trên video clip dài hơn 5 phút chứa đựng hầu hết những gì mà chỉ một mình ông Nguyễn Hữu Vinh nói. Phái đoàn ấy gần như chết cứng trong im lặng vì hơn ai hết họ cũng là người Việt Nam. Một trong những luận cứ hùng hồn nhất được ông Vinh đưa ra:

Hiến pháp ghi rõ ràng công dân Việt Nam có nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không riêng bất cứ ai cả. Hiến pháp không ghi rằng việc bảo vệ tổ quốc chỉ có Đảng và Nhà nước lo. Xin lỗi các bác Đảng và Nhà nước mà không có dân thì vứt đi.

ông Nguyễn Hữu Vinh

Hiến pháp ghi rõ ràng công dân Việt Nam có nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không riêng bất cứ ai cả. Hiến pháp không ghi rằng việc bảo vệ tổ quốc chỉ có Đảng và Nhà nước lo. Xin lỗi các bác Đảng và Nhà nước mà không có dân thì vứt đi.

Nhất quá tam, ba lần quá đủ

Còn cái việc yêu nước đã có Đảng lo thì xin hỏi các bác, năm 1958 Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải, "Đảng và nhà

clip_image005

Trung Quốc đưa 4 tàu hải giám vào tuần tiểu ngay trong vùng lãnh hải của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa (tháng 7, 2012). Source báo TQ online-sina.cn

nước lo" bằng công hàm của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải Trung Quốc. Năm 1974 Trung Quốc chiếm Hoàng sa, "Đảng và nhà nước lo", Việt Nam mất Hoàng sa. Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm Trường sa, "Đảng và nhà nước lo" thì Trường sa mất một phần và bây giờ tiếp tục "Đảng và Nhà nước lo"?

Nói như bác là đúng, yêu nước có nhiều cách thể hiện và Đảng và nhà nước kiên quyết đấu tranh thì đó là việc của Đảng và Nhà nước. Nhưng nếu không có nghĩa vụ và tấm lòng yêu nước của nhân dân thì Đảng và nhà nước làm được gì?

Trong suốt 5 phút giảng bài học yêu nước ấy ông chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường được lên tiếng một lần, nhưng tiếc thay ông lại tạo cơ hội cho người đối diện vạch trần điều ngớ ngẩn mà nhiều người đang đi vận động như ông mắc phải:

Anh nói về vấn đề gì? Ai xâm lược ai? Người ta đang đấu tranh...ai xâm lược ai mà anh có thái độ như thế...

Tôi nói thẳng với anh tổ quốc toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất cứ công dân nào cũng phải bảo vệ. Tôi đã làm việc với công an Hà Nội, tôi làm việc với Bộ công an tôi nói rất rõ ràng tôi chết thì thôi chứ tôi vẫn biểu tình phản đối Trung Quốc. Còn ai ngăn cản lòng yêu nước của người dân đó là phản động.

ông Nguyễn Hữu Vinh

Ông Nguyễn Hữu Vinh đã ngay lập tức trả lời câu hỏi của ông chủ tịch:

Xin lỗi anh, anh có ra Biển Đông để nhìn nó bắt giữ ngư dân ngay trên bờ biển của Việt Nam? Anh có nhìn thấy nó hoàn toàn, nó vào đấu thầu trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam không?Tôi hỏi anh khi nào Trung Quốc nó tràn vào đây thì mới là xâm lược phải không. Tôi nói thẳng với anh tổ quốc toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất cứ công dân nào cũng phải bảo vệ. Tôi đã làm việc với công an Hà Nội, tôi làm việc với Bộ công an tôi nói rất rõ ràng tôi chết thì thôi chứ tôi vẫn biểu tình phản đối Trung Quốc. Còn ai ngăn cản lòng yêu nước của người dân đó là phản động, không thể chấp nhận điều đó được.

Đừng gieo thêm sự ươn hèn

Có lẽ câu cuối cùng của JB Nguyễn Hữu Vinh sẽ khiến không ít người suy nghĩ. Nó ẩn chứa tất cả các vấn đề mà nhà nước Việt Nam đang mắc phải hiện nay. Tất cả các sai lầm này đã và đang lây lan sang người dân làm cho một bộ phận rất lớn tỏ ra ươn hèn còn bản thân nhà nước được ông Vinh mô tả là hèn hạ:

Cái nhà nước này hèn hạ ở chỗ đấy. Đối với người dân thì sừng sộ, công an thì thế này thế nọ...nhưng khi phản đối Trung Quốc thì như con cá ươn. Vậy đã đến lúc người dân phải đứng lên để bảo vệ tổ quốc mình chứ không thể nói rằng cái này đã có Đảng và Nhà nước lo. Đảng và Nhà nước lo mất hết chỗ nọ, mất hết chỗ kia...

ông Nguyễn Hữu Vinh

Đất nước Việt Nam ươn hèn ở chỗ đấy. Cái nhà nước này hèn hạ ở chỗ đấy. Đối với người dân thì sừng sộ, công an thì thế này thế nọ...nhưng khi phản đối Trung Quốc thì như con cá ươn. Vậy đã đến lúc người dân phải đứng lên để bảo vệ tổ quốc mình chứ không thể nói rằng cái này đã có Đảng và Nhà nước lo. Đảng và Nhà nước lo mất hết chỗ nọ, mất hết chỗ kia cho nên tôi đề nghị đây là lần cuối cùng tôi tiếp những phái đoàn như thế này.

Câu chuyện vể người biểu tình chống Trung Quốc có lẽ sẽ còn rất dài nếu không muốn nói là bất tận. Sau khi xem clip của JB Nguyễn Hữu Vinh người dân sẽ vững tin hơn rằng lòng yêu nước của họ sẽ không ai có thể tiêu diệt, ngoại trừ ý chí và sự thèm khát độc lập tự do bị chính họ bỏ rơi.

Nhưng có lẽ quan trọng hơn hết là sự can trường ấy sẽ thức tỉnh nhà nước trước tiên. Có thế lực thù địch nào đủ khả năng gieo vào lòng những con người yêu nước ấy sự dũng cảm quên mình như thế? Chỉ có lòng yêu nước, lòng yêu nước và lòng yêu nước mà thôi.

M. L.

Nguồn: rfa.org


Original Page: http://boxitvn.blogspot.com/2012/07/khong-phai-ai-cung-so.html