Không sợ chết
Trần Văn Bá: Kỷ niệm 25 năm
Có lẽ trên thế gian này ai mà chả tham sống sợ chết. Sợ là vì không muốn mất đi hạnh phúc hay những của cải vật chất mà mình đã vất vả tạo được trong cuộc đời. Sợ vì thế giới bên kia cửa tử là một dấu chấm hỏi đầy bí hiểm gây hoang mang và bất an cho loài người. Sợ là vì con người dù có quyền lực đến mấy cũng đành phải bó tay nộp mạng khi Thần Chết tìm đến mình. Câu "Sinh bệnh lão tử" là một thực tế phản ảnh cái chết của đại đa số trong nhân loại: chết vì bệnh tật, chết vì già. Nếu có cơ hội chứng kiến các bịnh nhân dồn tất cả ý chí năng lực chống lại thần chết một cách tuyệt vọng để rồi cũng đành bó tay ra đi trong nước mắt thì mới thấy rằng con người dù có tài giỏi đến mấy cũng không thoát khỏi thần chết. Hoặc là nếu có nhìn thấy quan tài đổ lệ thì mới thấy thấm thía câu nói trong dân gian: "Khi nào ông Trời gọi là xách áo đi thôi", một câu nói nghe như đùa nhưng lại ẩn triết lý thâm thúy về đạo và đời.
Tuy nhiên trên đời này đôi khi cũng xảy ra những cái chết hi hữu đứng ngoài quy luật "sinh bệnh lão tử" của những con người đặc biệt không sợ chết và thản nhiên chết để không phản bội lý tưởng của mình. Cái chết của anh Trần Văn Bá, cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris bị chế độ Cộng sản Việt Nam hành quyết tại Nhà hát Nhân dân thành phố Sài Gòn ngày 8/1/1985 là một thí dụ điển hình. Ngày hôm đó, cái tên Trần Văn Bá đã đi vào lịch sử Việt hào hùng vì anh đã chọn lấy cái chết và đã dám chết cho lý tưởng tự do dân chủ và quyền làm người của đồng bào anh.
Tại sao lại nói rằng anh đã chọn cái chết của anh? Đúng vậy, anh biết thừa rằng con đường anh chọn là một con đường gian khổ chông gai một phần sống mười phần chết, và nhiều lần với bạn bè anh đã thổ lộ điều đó. Phải nhớ rằng ở thời buổi đầu thập niên 1980, Cộng sản Việt Nam không những là một chế độ toàn trị, một guồng máy công an dữ dằn, mà còn là một bọn người từ rừng rú mới lên thành phố, tự hào trong cái ngu dân của chúng và kiêu ngạo trong lòng hận thù sắt máu gần như vô hạn đối với những ai dám đương đầu với chúng. Bước vào vùng đất của chúng chẳng khác gì bước vào hang thú dữ. Và rơi vào tay chúng kể như là nắm chắc phần chết trong tay.
Biết vậy mà anh Bá vẫn dấn thân vào con đường ấy. Và cho tới giờ phút chót khi bị chúng hành quyết, anh đã nhận lấy cái chết một cách bình thản, giản dị, không kèn không trống – gần như xuề xòa, như trong suốt cuộc đời anh đã luôn luôn cư xử. Không một lời xin tha tội, vì anh biết rằng việc anh làm chẳng phải là một tội tình gì. Không một câu van nài sự khoan hồng của kẻ thù, vì anh không thể để cho kẻ thù ấy vênh váo vỗ ngực là khoan dung. Không, không có tất cả những thứ ủy mị đó mà người ta thấy xảy ra quá nhiều thời nay, mà chỉ có sự chấp nhận con đường mình đi – một con đường dẫn tới sự tận cùng của nó là cái chết thản nhiên tưởng chừng nhẹ như lông hồng.
Ngày 8/1 là một ngày đặc biệt đau buồn tiếc nuối đối với mọi anh chị em trong Tổng hội Sinh viên Paris chúng tôi, dù già dù trẻ, dù cũ dù mới. Tiếc thương một người bạn, người đàn anh dẫu đã trở về cát bụi nhưng vẫn sống mãi trong chúng tôi. Riêng đối với tôi, mỗi khi kim thời gian điểm số 8 tháng 1, tôi cảm thấy nhức nhối trong tim khi nhớ đến hình ảnh anh. Tôi không thể nào quên được giây phút xúc động lần đầu tiên xảy ra trong cuộc đời viết nhạc của mình, không làm sao ngăn được giòng lệ tuôn rơi theo tiếng đàn và lời thơ mà tôi muốn viết về anh – gần như một sự đẻ đau mà có lẽ không ai muốn nó xảy ra cho mình. Những năm về sau trong ngày này, tôi vẫn thường thầm nhắn với vong linh người đã khuất rằng dẫu xác thân anh đã trở về lòng đất mẹ nhưng tinh thần anh vẫn còn đây. Ngọn lửa đấu tranh bất khuất Trần Văn Bá vẫn còn đang soi sáng bước đường của chúng tôi và muôn đứa con khác nữa của dân tộc Việt.
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang thềm năm mới 2010, và ngày 8/1/2010 cũng là ngày tưởng niệm 25 năm Trần Văn Bá bước ra pháp trường. Nếu giờ đây có ai hỏi tôi tinh thần Trần Văn Bá là gì thì có lẽ tôi sẽ trả lời vỏn vẹn ba chữ: "Không sợ chết".
Chỉ có ba chữ ấy thôi sao?
Thường khi muốn hiểu tinh thần của một vị anh hào đã khuất, người ta hay trích ra những câu văn bóng bẩy, những lời nói hùng hồn hay những bài phân tích sâu sắc của người ấy. Nhưng với anh Bá thì khác hẳn. Tất cả con người của anh cùng mọi chuyện anh làm hình như đều đượm chất khiêm tốn không chút hoa hòe, phảng phất một niềm u uất không giải bày, và chan chứa một sức mạnh dữ dội ở bên trong không hề có ý muốn tìm đường bộc lộ ra bên ngoài. Anh Bá để lại rất ít bài viết, lời nói, dù là cho những bạn bè thân thiết nhất của anh. Anh không là một nhà phân tích nhiều lời và cũng chẳng phải là một nhà tư tưởng hùng biện. Anh không là một người lãnh đạo với khả năng tổ chức xuất chúng và cũng chẳng phải là một lãnh tụ hô hào lớn tiếng để kêu gọi người ta theo mình. Thế nhưng bảo rằng anh không có tư tưởng, không lãnh đạo và không nêu gương sáng thì hoàn toàn sai đó. Trần Văn Bá là tất cả những điều này, nhưng khác với đại đa số chúng ta, anh không nói lên bằng lời mà bằng chính cuộc đời của anh.
"Không sợ chết" có nghĩa là cái chết chỉ là một cái gì nhỏ tí xíu so với hoài bão mà anh dành cho đất nước. "Không sợ chết", là ngay chính bản thân anh cũng chỉ là một phân tử vô nghĩa trong đại cộng đồng dân tộc, sẵn sàng từ bỏ cái riêng của mình để hiến tất cả cho cái chung. Và đó cũng là lý do tại sao tôi dám cả quyết rằng cái chết của anh vượt ra ngoài cái lý của bệnh và lão để nhập vào sự sống vĩnh cửu của con người.
Tôi nghĩ – bình thản như không có gì – anh đã nhập vào dòng lịch sử của dân tộc Việt và nhân loại. Ngay cả khi nhập vào đó, có lẽ chính anh cũng không có mảy may ý nghĩ nào rằng anh đã trở thành một bậc anh hùng!
Ngày hôm nay khi viết về Trần Văn Bá, vị anh hùng được trao tặng huân chương Tự Do Truman-Reagan ngày 15/11/2007, tôi chợt nhớ đến câu nói bất tử "Chết không thành công thì cũng thành nhân" của Nguyễn Thái Học, vị anh hùng liệt sĩ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thản nhiên lên máy chém miệng hô to "Việt Nam muôn..." cùng với 12 đồng chí của mình tại Yên Bái vào đêm 17/6/1930. Cũng giống như Nguyễn Thái Học, dẫu chết chưa thành công nhưng Trần Văn Bá đã thành nhân. Tuy chưa thực hiện được lý tưởng mà mình đeo đuổi nhưng anh đã thắng được một chiến thắng còn lớn hơn nữa, đó là chiến thắng chính mình: ...không sợ chết! Không có chiến thắng nào vẻ vang cho bằng chiến thắng nỗi sợ lớn nhất.
Một nén trầm hương tự tình dân tộc xin gửi về mộ phần xa xăm để tưởng nhớ đến anh Trần Văn Bá, người bạn và đàn anh THSVP đã một thời chia sẻ ngọt bùi với các đàn em tại Bagneux, Bourg-La-Reine, Monges, Cité Internationale, MPF, Damesmes, Maubert, Château des Rentiers, Saint Roch... trên suốt hành trình đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho người Việt Nam từ Paris qua các nẻo đường Châu Âu và khắp thế giới.
Nam Dao (Adelaide)
27/12/2009
Có lẽ trên thế gian này ai mà chả tham sống sợ chết. Sợ là vì không muốn mất đi hạnh phúc hay những của cải vật chất mà mình đã vất vả tạo được trong cuộc đời. Sợ vì thế giới bên kia cửa tử là một dấu chấm hỏi đầy bí hiểm gây hoang mang và bất an cho loài người. Sợ là vì con người dù có quyền lực đến mấy cũng đành phải bó tay nộp mạng khi Thần Chết tìm đến mình. Câu "Sinh bệnh lão tử" là một thực tế phản ảnh cái chết của đại đa số trong nhân loại: chết vì bệnh tật, chết vì già. Nếu có cơ hội chứng kiến các bịnh nhân dồn tất cả ý chí năng lực chống lại thần chết một cách tuyệt vọng để rồi cũng đành bó tay ra đi trong nước mắt thì mới thấy rằng con người dù có tài giỏi đến mấy cũng không thoát khỏi thần chết. Hoặc là nếu có nhìn thấy quan tài đổ lệ thì mới thấy thấm thía câu nói trong dân gian: "Khi nào ông Trời gọi là xách áo đi thôi", một câu nói nghe như đùa nhưng lại ẩn triết lý thâm thúy về đạo và đời.
Tuy nhiên trên đời này đôi khi cũng xảy ra những cái chết hi hữu đứng ngoài quy luật "sinh bệnh lão tử" của những con người đặc biệt không sợ chết và thản nhiên chết để không phản bội lý tưởng của mình. Cái chết của anh Trần Văn Bá, cựu chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris bị chế độ Cộng sản Việt Nam hành quyết tại Nhà hát Nhân dân thành phố Sài Gòn ngày 8/1/1985 là một thí dụ điển hình. Ngày hôm đó, cái tên Trần Văn Bá đã đi vào lịch sử Việt hào hùng vì anh đã chọn lấy cái chết và đã dám chết cho lý tưởng tự do dân chủ và quyền làm người của đồng bào anh.
Tại sao lại nói rằng anh đã chọn cái chết của anh? Đúng vậy, anh biết thừa rằng con đường anh chọn là một con đường gian khổ chông gai một phần sống mười phần chết, và nhiều lần với bạn bè anh đã thổ lộ điều đó. Phải nhớ rằng ở thời buổi đầu thập niên 1980, Cộng sản Việt Nam không những là một chế độ toàn trị, một guồng máy công an dữ dằn, mà còn là một bọn người từ rừng rú mới lên thành phố, tự hào trong cái ngu dân của chúng và kiêu ngạo trong lòng hận thù sắt máu gần như vô hạn đối với những ai dám đương đầu với chúng. Bước vào vùng đất của chúng chẳng khác gì bước vào hang thú dữ. Và rơi vào tay chúng kể như là nắm chắc phần chết trong tay.
Biết vậy mà anh Bá vẫn dấn thân vào con đường ấy. Và cho tới giờ phút chót khi bị chúng hành quyết, anh đã nhận lấy cái chết một cách bình thản, giản dị, không kèn không trống – gần như xuề xòa, như trong suốt cuộc đời anh đã luôn luôn cư xử. Không một lời xin tha tội, vì anh biết rằng việc anh làm chẳng phải là một tội tình gì. Không một câu van nài sự khoan hồng của kẻ thù, vì anh không thể để cho kẻ thù ấy vênh váo vỗ ngực là khoan dung. Không, không có tất cả những thứ ủy mị đó mà người ta thấy xảy ra quá nhiều thời nay, mà chỉ có sự chấp nhận con đường mình đi – một con đường dẫn tới sự tận cùng của nó là cái chết thản nhiên tưởng chừng nhẹ như lông hồng.
Ngày 8/1 là một ngày đặc biệt đau buồn tiếc nuối đối với mọi anh chị em trong Tổng hội Sinh viên Paris chúng tôi, dù già dù trẻ, dù cũ dù mới. Tiếc thương một người bạn, người đàn anh dẫu đã trở về cát bụi nhưng vẫn sống mãi trong chúng tôi. Riêng đối với tôi, mỗi khi kim thời gian điểm số 8 tháng 1, tôi cảm thấy nhức nhối trong tim khi nhớ đến hình ảnh anh. Tôi không thể nào quên được giây phút xúc động lần đầu tiên xảy ra trong cuộc đời viết nhạc của mình, không làm sao ngăn được giòng lệ tuôn rơi theo tiếng đàn và lời thơ mà tôi muốn viết về anh – gần như một sự đẻ đau mà có lẽ không ai muốn nó xảy ra cho mình. Những năm về sau trong ngày này, tôi vẫn thường thầm nhắn với vong linh người đã khuất rằng dẫu xác thân anh đã trở về lòng đất mẹ nhưng tinh thần anh vẫn còn đây. Ngọn lửa đấu tranh bất khuất Trần Văn Bá vẫn còn đang soi sáng bước đường của chúng tôi và muôn đứa con khác nữa của dân tộc Việt.
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang thềm năm mới 2010, và ngày 8/1/2010 cũng là ngày tưởng niệm 25 năm Trần Văn Bá bước ra pháp trường. Nếu giờ đây có ai hỏi tôi tinh thần Trần Văn Bá là gì thì có lẽ tôi sẽ trả lời vỏn vẹn ba chữ: "Không sợ chết".
Chỉ có ba chữ ấy thôi sao?
Thường khi muốn hiểu tinh thần của một vị anh hào đã khuất, người ta hay trích ra những câu văn bóng bẩy, những lời nói hùng hồn hay những bài phân tích sâu sắc của người ấy. Nhưng với anh Bá thì khác hẳn. Tất cả con người của anh cùng mọi chuyện anh làm hình như đều đượm chất khiêm tốn không chút hoa hòe, phảng phất một niềm u uất không giải bày, và chan chứa một sức mạnh dữ dội ở bên trong không hề có ý muốn tìm đường bộc lộ ra bên ngoài. Anh Bá để lại rất ít bài viết, lời nói, dù là cho những bạn bè thân thiết nhất của anh. Anh không là một nhà phân tích nhiều lời và cũng chẳng phải là một nhà tư tưởng hùng biện. Anh không là một người lãnh đạo với khả năng tổ chức xuất chúng và cũng chẳng phải là một lãnh tụ hô hào lớn tiếng để kêu gọi người ta theo mình. Thế nhưng bảo rằng anh không có tư tưởng, không lãnh đạo và không nêu gương sáng thì hoàn toàn sai đó. Trần Văn Bá là tất cả những điều này, nhưng khác với đại đa số chúng ta, anh không nói lên bằng lời mà bằng chính cuộc đời của anh.
"Không sợ chết" có nghĩa là cái chết chỉ là một cái gì nhỏ tí xíu so với hoài bão mà anh dành cho đất nước. "Không sợ chết", là ngay chính bản thân anh cũng chỉ là một phân tử vô nghĩa trong đại cộng đồng dân tộc, sẵn sàng từ bỏ cái riêng của mình để hiến tất cả cho cái chung. Và đó cũng là lý do tại sao tôi dám cả quyết rằng cái chết của anh vượt ra ngoài cái lý của bệnh và lão để nhập vào sự sống vĩnh cửu của con người.
Tôi nghĩ – bình thản như không có gì – anh đã nhập vào dòng lịch sử của dân tộc Việt và nhân loại. Ngay cả khi nhập vào đó, có lẽ chính anh cũng không có mảy may ý nghĩ nào rằng anh đã trở thành một bậc anh hùng!
Ngày hôm nay khi viết về Trần Văn Bá, vị anh hùng được trao tặng huân chương Tự Do Truman-Reagan ngày 15/11/2007, tôi chợt nhớ đến câu nói bất tử "Chết không thành công thì cũng thành nhân" của Nguyễn Thái Học, vị anh hùng liệt sĩ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng đã thản nhiên lên máy chém miệng hô to "Việt Nam muôn..." cùng với 12 đồng chí của mình tại Yên Bái vào đêm 17/6/1930. Cũng giống như Nguyễn Thái Học, dẫu chết chưa thành công nhưng Trần Văn Bá đã thành nhân. Tuy chưa thực hiện được lý tưởng mà mình đeo đuổi nhưng anh đã thắng được một chiến thắng còn lớn hơn nữa, đó là chiến thắng chính mình: ...không sợ chết! Không có chiến thắng nào vẻ vang cho bằng chiến thắng nỗi sợ lớn nhất.
Một nén trầm hương tự tình dân tộc xin gửi về mộ phần xa xăm để tưởng nhớ đến anh Trần Văn Bá, người bạn và đàn anh THSVP đã một thời chia sẻ ngọt bùi với các đàn em tại Bagneux, Bourg-La-Reine, Monges, Cité Internationale, MPF, Damesmes, Maubert, Château des Rentiers, Saint Roch... trên suốt hành trình đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền cho người Việt Nam từ Paris qua các nẻo đường Châu Âu và khắp thế giới.
Nam Dao (Adelaide)
27/12/2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét