Bị bắt với tội danh ban đầu là ''tuyên truyền chống Nhà nước'', 4 nhà đấu tranh dân chủ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức sẽ ra toà với tội danh ''hoạt động lật đổ chính quyền". Với tội danh này, họ có thể lãnh án lên đến mức tử hình
Bốn nhà đấu tranh dân chủ này đã bị bắt vào năm ngoái cùng với ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan quân đội, vì bị xem là có liên hệ với Đảng Dân chủ Việt Nam, một tổ chức bất hợp pháp. Riêng ông Trần Anh Kim đã bị đem ra xử tại Thái Bình ngày 28/12 năm ngoái với bản án 5 năm tù và 3 năm quản chế.
Từ thứ hai tới, tại Hà Nội và Hải Phòng, cũng sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm 9 nhà đấu tranh dân chủ, đã bị kết án từ 2 đến 5 năm tù vì tội ''tuyên truyền chống Nhà nước''. Riêng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ được xử phúc thẩm trong hai ngày 21 và 22, theo lờI của luật sư Trần Vũ Hải, được hãng tin AFP trích dẫn.
Cả chín người nói trên đã bị bắt vì đã treo các biểu ngữ đòi dân chủ, tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Một số người trong nhóm này còn bị coi là vi phạm pháp luật vì đã phân phát truyền đơn và bày tỏ chính kiến trên mạng Internet.
Theo AFP, nhiều nhà ngoại giao cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ không được cải thiện mà càng tồi tệ thêm. Tuy không phải là lý do duy nhất, nhưng việc sắp đến Đại hội Đảng, dự trù vào đầu năm 2011 chắc chắn là một trong những nhân tố khiến tình hình tồi tệ thêm.
Chiến dịch đàn áp còn nhắm vào cả những người chủ trương trang thông tin trên mạng Bauxite Việt Nam, cụ thể là giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn . Công an Việt Nam trong tuần này đã khám xét nhà giáo sư Huệ Chi, kêu ông lên '' làm việc '' suốt mấy ngày. Nhà giáo Phạm Toàn cũng bị cơ quan an ninh mời lên làm việc.
Trang Bauxite Việt Nam đã ra đờI từ bản kiến nghị yêu cầu dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, những dự án bi xem là gây tác hại không chỉ cho môi trường mà cho cả an ninh quốc gia, vì có sự tham gia của Trung Quốc. Dần dần, Bauxite Việt Nam đã trở thành diễn đàn để giới trí thức bày tỏ ý kiến về những chủ đề cấm kỵ, cho nên trang thông tin này đã bị tin tặc tấn công liên tục nhiều ngày liền và chỉ mớI được khôi phục cách đây vài ngày.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6479.asp
Bốn nhà đấu tranh dân chủ này đã bị bắt vào năm ngoái cùng với ông Trần Anh Kim, cựu sĩ quan quân đội, vì bị xem là có liên hệ với Đảng Dân chủ Việt Nam, một tổ chức bất hợp pháp. Riêng ông Trần Anh Kim đã bị đem ra xử tại Thái Bình ngày 28/12 năm ngoái với bản án 5 năm tù và 3 năm quản chế.
Từ thứ hai tới, tại Hà Nội và Hải Phòng, cũng sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm 9 nhà đấu tranh dân chủ, đã bị kết án từ 2 đến 5 năm tù vì tội ''tuyên truyền chống Nhà nước''. Riêng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ được xử phúc thẩm trong hai ngày 21 và 22, theo lờI của luật sư Trần Vũ Hải, được hãng tin AFP trích dẫn.
Theo AFP, nhiều nhà ngoại giao cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ không được cải thiện mà càng tồi tệ thêm. Tuy không phải là lý do duy nhất, nhưng việc sắp đến Đại hội Đảng, dự trù vào đầu năm 2011 chắc chắn là một trong những nhân tố khiến tình hình tồi tệ thêm.
Chiến dịch đàn áp còn nhắm vào cả những người chủ trương trang thông tin trên mạng Bauxite Việt Nam, cụ thể là giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà giáo Phạm Toàn . Công an Việt Nam trong tuần này đã khám xét nhà giáo sư Huệ Chi, kêu ông lên '' làm việc '' suốt mấy ngày. Nhà giáo Phạm Toàn cũng bị cơ quan an ninh mời lên làm việc.
Trang Bauxite Việt Nam đã ra đờI từ bản kiến nghị yêu cầu dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, những dự án bi xem là gây tác hại không chỉ cho môi trường mà cho cả an ninh quốc gia, vì có sự tham gia của Trung Quốc. Dần dần, Bauxite Việt Nam đã trở thành diễn đàn để giới trí thức bày tỏ ý kiến về những chủ đề cấm kỵ, cho nên trang thông tin này đã bị tin tặc tấn công liên tục nhiều ngày liền và chỉ mớI được khôi phục cách đây vài ngày.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6479.asp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét