Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

03 tháng 2 2010

VIẾNG DHARAMSALA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

VIẾNG DHARAMSALA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tuệ Uyển chuyển ngữ

1- MỘT CUỘC VIẾNG THĂM "TIỂU LHASA"



Một con đường dập dìu ở Dharamsala, một thành phố ở Bắc Ấn Độ, quê hương thứ hai của nhiều người Tây Tạng lưu vong và Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ của họ.

Dharamsala, Ấn Độ - Nép mình giữa những con đường quanh co và những triền đồi dốc thẳng. Dharamsala là một thành phố yên bình. Không giống như Tân Đề Ly, nó không bị ô nhiễm – không khí trong lành, một bầu trời xanh ngắt và rất nhiều cây cối cùng bông hoa.

Tọa lạc ở tiểu bang Hamachal Pradesh ở miền Bắc Ấn Độ, thành phố miền núi này được đề xuất để làm nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng vào năm 1959 bởi Thủ tướng Ấn Độ thời bấy giờ, Neru, sau khi người Tây Tạng đào thoát khỏi quê hương của họ, vì lo sợ khủng bố ngược đãi về tôn giáo và xã hội bởi chính quyền Trung Cộng chiếm đóng.

Người ta thường gọi thị trấn này là "Tiểu Lhasa", tên của thủ đô Tây Tạng. Nó được chia thành ba khu vực – vùng trên gọi là McLeod Ganj; vùng giữa gọi là Kotwali Bazar, và vùng dưới là Kacheri.


Tượng Phật Thích Ca ở chính điện tu viện Namgyal
(Tu viện, nơi ngự tọa của Đức Đạt Lai Lạt Ma).

Hầu hết người Tây Tạng sống ở Mcleod Ganj, đây là đại bản doanh của chính phủ lưu vong Tây Tạng, và cũng là nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tinh thần của Tây Tạng và khôi nguyên Nobel Hòa bình cũng như lĩnh tụ dân chủ của Miến Điện Aung San Suu Kyi. Họ chia sẻ cùng số phận của những lĩnh tụ chân chính của dân tộc họ, những người đã bị phủ nhận vai trò hợp pháp bởi những chính quyền chuyên chế độc đoán.


Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn ở tu viện Namgyal


Những con đường chung quanh Khách sạn McLeod Ganj đầy dẫy những nhà hàng ăn, cửa hàng tặng phẩm, và những phụ nữ Tây Tạng đan móc áo cùng những vật thủ công. Tản bộ chung quanh, những người khách ngoại quốc, ăn vận trong những bộ đồ Tây Tạng, thường dừng lại nói chuyện với những tu sĩ.
Một phụ nữ Tây Tạng, Sharab, người đã tham dự trong những cuộc phản kháng ở Tây Tạng chống lại Trung Cộng nói với tôi rằng đời sống ở đây thoát khỏi những căng thẳng tìm thấy ở Tây Tạng, một không khí tự do.

"Chúng tôi không thể sống ở Lhasa được nữa vì chúng tôi hành động cho hòa bình, dân chủ và độc lập cho Tây Tạng," bà nói. "Tôi đã ở đây hai mươi ba năm rồi. Đây là một nơi rất thanh bình. Không có đàn áp, và chúng tôi không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Sharab nói bà mong ước cho Suu Kyi khỏe mạnh và cầu nguyện cho sức khỏe cùng sự tự do của nữ lĩnh tụ này. Bà nói người Tây Tạng nghĩ về Miến Điện như "quê hương của Suu Kyi".

"Khi tôi thấy những tu sĩ trên truyền hình tán tụng 'kinh Thương yêu' trong khi họ diễn hành trên những con đường và bị bắn cùng đánh đập bởi những côn đồ của nhà cầm quyền, nó nhắc tôi nhớ về những tăng ni Tây Tạng, những người bị đánh đập, ép buộc rời khỏi những tu viện, bị bắt bớ và tù đày bởi nhà cầm quyền cộng đảng ở Lhasa," Sharab nói thế.

Với những dòng lệ trên đôi mắt, bà cho tôi xem một bức hình ở Lhasa. Bà nói bà nguyện cầu cho hòa bình ở Tây Tạng để bà cùng những người Tây Tạng có thể trở về quê hương.

Du khách và những người leo núi thường đến Dharamsala vì những phong cảnh tuyệt vời của núi non, thác nước, và những hồ nước chung quanh. Thị trấn này phụ thuộc vào những khách du lịch như nguồn thu nhập chính của nó.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thành lập một thư viện văn hóa và cơ sở lưu trử Tây Tạng ở McLeod Ganj để đẩy mạnh Phật giáo Đại thừa và lịch sử, chính trị cùng văn hóa của dân tộc Tây Tạng.

Nhiều người Tây Tạng đến Dharamsala để tiếp nhận một nền học vấn cao cấp.
Ahshi Dayan nói với tôi rằng cô đã rời làng với những người anh của cô để học Anh ngữ ở đây, và sau đó cô định trở lại làng cũ để giúp dạy dỗ những đứa trẻ.

Cô và những người anh của cô đã bị cầm giữ hai tuần lễ bởi những lính biên phòng Trung Cộng vì họ tìm thấy hai tấm hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ba lô của người anh của cô.

Cuối cùng, cô được thả ra nhưng những người anh của cô không được phép rời Tây Tạng. Họ khuyến khích cô tiếp tục hành trình cùng với những người con gái mạo hiểm khác mà họ đã từng đi chung.

Được hỏi cô có muốn học tập ở ngoại quốc không, Ahshi Dayan nói, "Tôi chẳng có tham vọng ấy, tôi chỉ cố gắng tối đa để học Anh ngữ ở đây. Sau đó, tôi "sẽ trở lại quê hương và làm một giáo viên. Những đứa trẻ trong làng tôi không có những điều kiện thích hợp để đi đến trường. Chính quyền Trung Cộng dìm chúng tôi xuống bởi vì họ sợ chúng tôi trở thành những người có kiến thức. Tôi muốn những đứa trẻ trong làng tôi được phát triển toàn diện."
Ahshi Dayan nói cô đã bừng khóc nức nở vì vui sướng khi cô có cơ hội để bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách cá nhân. Dân tộc Tây Tạng tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt Ma như một vị Phật sống.

Kém may mắn thay, trong thời gian tôi viếng thăm Ngài đã du hành ngoại quốc, và tôi đã không thể tỏ lòng tôn kính.

Chính phủ lưu vong Tây Tạng cung cấp tài chính hổ trợ đến những người trẻ như Ahshi những người hăng hái nồng nàng học tập và cũng tặng học bổng để du học ngoại quốc. Họ cũng giúp những người nghèo và người già cùng cung cấp sự huấn nghệ cũng như những sự giúp đở khác.

Khoảng bảy nghìn người Tây Tạng sống ở McLeod Ganj. Trong khi ở Dharamsala, tôi nhận thấy rằng người Tây Tạng hổ trợ chính phủ lưu vong của họ bởi vì đấy là những chương trình dân chủ và phát triển để giúp đở dân tộc họ.

Acharya Yeshi Phuntsok, một dân biểu quốc hội của chính phủ lưu vong, nói, "Rất hiếm cho những người Tây Tạng định cư ở một quốc gia thứ ba. Không có chương trình tái định cư cho chúng tôi. Chúng tôi đã bị phong tỏa từ năm 1965. Hầu hết mọi người bây giờ định cư ở đây và không có mấy người muốn đi ngoại quốc."


Một khung cảnh của McLeod Ganj, nhìn từ tu viện Namgyal

Khi rời McLeod Ganj, tôi bị choáng ngộp bởi khung cảnh thanh bình của con người và bởi chí nguyện của họ nhầm hổ trợ cho nhau và để trở về Tây Tạng. Những người Miến Điện và Tây Tạng có nhiều điều thông thường giống nhau.
Khi những lá cờ Tây Tạng và Phật giáo tung bay trong gió, tôi nghĩ về những người Miến Điện lưu vong của tôi. Một ngày nào đấy, cả những người Miến Điện và Tây Tạng sẽ có lại quê hương của họ.
--
A Visit to 'Little Lhasa'
The Irrawaddy[Saturday, January 30, 2010 19:15]
By ZARNI MANN

Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
http://www.phayul.com/news/article.aspx?article=A+Visit+to+'Little+Lhasa'&id=26501

--

2- DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN TRƯỜNG THỌ
ĐẾN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Phayul[Saturday, January 23, 2010 20:45]
By Phurbu Thinley



Đức Đạt Lai Lạt Ma đội mão lễ trong buổi cầu nguyện tại chùa Tsuglakhang ở Dharamsala, Ấn Độ, Thứ Bảy, 23 tháng Giêng , 2010. Chính quyền Trung ương Tây Tạng dẫn đầu bởi Thủ tướng Samdong Rinpoche đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện trường thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (AP Photo/Ashwini Bhatia)

Dharamsala, Jan 23: những người Tây Tạng hướng dẫn bởi chính phủ lưu vong Tây Tạng tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma như một sự biểu lộ chung lòng biết ơn và tôn kính đối sự lãnh đạo của Ngài.

Trong một tuyên bố ngắn gọn tiếp theo buổi lễ cầu nguyện, lĩnh tụ lưu vong Tây Tạng bảy mươi bốn tuổi đã cảm ơn cả chính phủ lẫn đồng bào Tây Tạng cho buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ.

Tham dự buổi lễ là những nhân vật quan trọng của chính phủ Tây Tang bao gồm Thủ tướng Samdhong Rinpoche và các thành viên trong nội các của chính phủ lưu vong. Phái viên đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lodi Gyari và phái viên Kelsang Gyaltsen, những người hiện đang ở Dharamsala vì nhiệm vụ thúc đẩy cuộc hội họp, cũng hiện diện trong buổi lễ.

Những bài hát và điệu vũ truyền thống được trình diễn bởi những học sinh và những người trình diễn đại diện cho những khu vực khác nhau của Tây Tạng tại sân tu viện Namgyal, trưng bày những truyền thống đặc biệt và màu sắc rực rở phong phú của dân tộc Tây Tạng. Chương trình kích thích một không khí lễ hội cho hàng trăm người Tây Tạng và khách viếng thăm ngoại quốc, những người tham dự buổi lễ tại khuôn viên chật cứng của tu viện.

Nói với hàng nghìn người Tây Tạng tập họp tại buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh trên sự cần thiêt để chung vai và trách nhiệm lớn hơn đối với vấn đề lớn hơn của Tây Tạng.

"Trên một phương diện nông cạn, nó biểu hiện hình ảnh chúng ta trong một buổi lễ tán tụng và sự thoãi mái, nhưng trên một khía cạnh sâu sắc hơn, sự hội họp này phục vụ như một nhắc nhở về bản sắc dân tộc đặc biệt, và di sản văn hóa phong phú của Tây Tạng cũng như Phật Pháp đang tồn tại dưới một tình trạng nghiêm trọng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

"Hãy giữ những hiện thực không gì lay chuyển được này trong tâm tư quý vị, có một sự cần kíp để làm những nổ lực nghiêm chỉnh và tập thể trên bộ phận của chúng ta," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

"Trên tất cả, chúng ta phải ghi nhớ trong tâm rằng những người Tây Tạng bên trong quê hương Tuyết Sơn không kể tuổi tác và gian khổ, luôn luôn duy trì sự đoàn kết mạnh mẽ trong tâm hồn họ," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.


"Và những ai trong chúng ta đang sống lưu vong, chúng ta là những đại biểu cho đại đa số những những đồng bào Tây Tạng đang sống bên trong quê hương Tuyết sơn của chúng ta," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế. "Và sống trong một thế giới tự do, nếu chúng ta từ bỏ hay quên lãng trách nhiệm của chúng ta là sai quấy," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

Lĩnh tụ Tây Tạng cũng khuyến khích đồng bào Tây Tạng cả bên trong lẫn bên ngoài lĩnh thổ Tuyết Sơn hãy hành động nổ lực phối hợp hơn để hiểu rõ hơn, và để thưởng thức cùng bảo tồn di sản văn hóa phong phú cùng kiến thức tâm linh của Tây Tạng.

Người Tây Tạng tin tưởng rằng tổ chức những buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ sẽ làm tan biến những chướng ngại trong đời sống con người, vì thế làm tăng tiến sự tiếp diễn cát tường của con người.

Được xem như hiện thân của Quán Thế Âm, Bồ tát từ bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đồng bào Tuyết Sơn tôn kính như lĩnh tụ tâm linh lẫn thế quyền của Tây Tạng.

Lhamo Dhondrub sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một gia đình nông dân ỏ miền Đông Bắc Tây Tạng, Ngài được chứng minh qua những thử thách vào lúc hai tuổi như tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba, Thubten Gyatso. Vào năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng. Một cuộc nổi dậy của dân tộc Tây Tạng chống lại sự hiện diện tiếp tục của Trung cộng thất bại, buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng nghìn người Tây Tạng phải đào thoát sang Ấn Độ. Từ năm 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Tây Tạng đã sống trong cảnh lưu vong ở Dharamsal, từ đấy họ vận động thế giới hổ trợ cho việc dành lại tự do của dân tộc Tây Tạng.

--
Tibetan people offer long-life prayers for the Dalai Lama
http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26461&article=Tibetan+people+offer+long-life+prayers+for+the+Dalai+Lama&t=1&c=1
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010

--

3- ÁNH DƯƠNG SAU NHỮNG LÀN MÂY


Phayul[Friday, January 29, 2010 19:05]



Dharamsala, Jan 29: 'Ánh Dương Sau Những Đám Mây: Cuộc Đấu Tranh Của Tây Tạng Vì Tự Do,' một bộ phim tài liệu gần đây được tuyên bố là một "sự ưa thích của khán giả" tại Liên hoan Phim Quốc tế Thường niên Palm Springs, sẽ được trình chiếu lần đầu tiên vào tháng tới tại Mumbai và Delhi, những nhà làm phim đã thông báo.

Bộ phim sẽ được trình chiếu ở Mumbai vào ngày 7 tháng Hai như một phần của mục tranh đua quốc tế của Liên hoan Phim Quốc tế Mumbai. Vào ngày 12 tháng Hai Tổ chức Trách nhiệm Toàn cầu (The Foundation for Universal Responsibility) của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Tâm Quốc Tế Ấn Độ (IIC) sẽ hợp tác điều khiển một cuộc trình chiếu phim tài liệu ở Delhi.

Bộ phim tài liệu do nhà làm phim Tây Tạng, Tenzing Sonam và người vợ Ấn Độ, Ritu Sarin là một trong tổng cộng 188 phim từ 70 quốc gia đã dựng lên cho liên hoan phim quốc tế có uy tín này.

Tính nổi bật của nó bay vút (popularity soared ) tại liên hoan phim tiếp theo sau việc nhà đương cục Trung Hoa 'phản đối' qua việc trình chiếu bộ phim. Hai bộ phim Trung Hoa lựa chọn cho sự kiện này đã bị rút lại ( later withdrawn) sau khi những người tổ chức từ chối lời yêu cầu của đại diện Trung Cộng cho việc đình chỉ trình chiếu bộ phim 'Ánh Dương Sau Những Làn Mây.'

"Sau khi gặp gở với những đại diện từ chính quyền Trung Cộng để xuất yêu cầu đình chỉ sự trình chiếu của chúng tôi về bộ phim 'Ánh Dương Sau Những Làn Mây: Sự Đấu Tranh Của Tây Tạng Vì Tự Do', chúng tôi đã từ chối yêu cầu của họ một cách tôn trọng," giám đốc của liên hoan là Darryl Macdonald đã nói vào lúc ấy.

Những cuộc tranh luận góp phần bán hết vé cho khán giả trong lịch trình chiếu tại liên hoan phim và đã tiếp nhận hiếm hoi những sự phê bình từ một số khán giả.
Như một kết quả, những người tổ chức liên hoan cũng cho thêm những buổi trình chiếu.

Bộ phim được quay bằng tình tiết của 'Những Câu Chuyện Thật.'

Với những sự thâm nhập thân mật khác thường, những nhà làm phim Sonam và Sarin tìm thấy một phối cảnh đặc biệt về những thử thách và khổ tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đi theo Ngài hơn một năm có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ, kể cả sự phản kháng năm 2008 ở Tây Tạng, cuộc tuần hành đến Tây Tạng ở Ấn Độ, Thế Vận Hội Bắc Kinh và sự đổ vở trong đối thoại với Trung Cộng. Dựng lại điều này trên màn ảnh, bộ phim khám phá sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân và lịch sử, tâm linh và chính trị. Những nổ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình cảnh Tây Tạng căn cứ trên sự đối thoại hòa bình, và sự thiếu nhẫn nại của thế hệ trẻ tuổi Tây Tạng.

Brokeback Mountain và Babel, Gustavo Santaolalia, những người đoạt giải Oscar về sáng tác đã viết nhạc cho bộ phim tài liệu này.


Screening-details:

Mumbai: 2:30 pm; Sunday, 7 February 2010, National Centre for the Performing Arts

New Delhi: 6:30 pm; Friday, 12 February 2010, India International Centre
--
'The Sun Behind the Clouds' to be screened in India


http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=26495&article='The+Sun+Behind+the+Clouds'+to+be+screened+in+India&t=1&c=1
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-01-2010
--

4 -TẠI SAO ĐẠT LAI LẠT MA QUAN TRỌNG:
HÀNH ĐỘNG CHÂN THÀNH CỦA NGÀI
LÀ GIẢI PHÁP CHO TRUNG HOA, TÂY TẠNG, VÀ THẾ GIỚI





His Holiness the Dalai Lama là một ví dụ tuyệt hảo của một đời sống cống hiến cho hòa bình, đối thoại và kết hợp. Những gì Ngài thể hiện, và những gì Ngài đã hoàn thành, chửa trị và chuyển hóa những căng thẳng hiện tại giữa Tây Tạng và Trung Hoa.

Tại sao Đạt Lai Lạt Ma Quan Trọng khám phá chính yếutại sao Ngài đã dành được sự yêu mến và tôn kính của thế giới, và làm thế nào khôi phục khu tự trị Tây Tạng trong Trung Hoa không chỉ có thể mà còn hợp lý cao độ, và chắc chắn cần thiết cho toàn thể nhân loại để có một tương lai hòa bình.

Trong một vài thập niên, từ khi Trung cộng xâm chiếm bất hợp pháp Tây Tạng, dân tộc Tây Tạng đã thấy hệ thống sinh thái của họ bị tàn phá, tôn giáo, ngôn ngữ, và văn hóa của họ bị đè nén, và sự đàn áp, bạo động có hệ thống chống lại bất cứ ai dám thừa nhận chủ quyền của Tây Tạng. Tuy thế, trên tất cả, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kiên định một giọng nói cho hòa bình, chia sẻ một sự tiếp cận của "Con Đường Trung Đạo" đã gặt hái từ giải Nobel Hòa bình đến Huân chương vàng Quốc hội Hoa Kỳ. Gương mẫu của sự đề kháng hòa bình này biểu lộ cho thế giới rằng không ai là tự do trừ khi mọi người đều tự do – và rằng một giải pháp hiện hữu có thể lợi lạc cho tất cả các bên, không chỉ là một phía mà thôi. Và hơn thế không chỉ quốc gia Ngài chú tâm. Những sự đối thoại nội tại tôn giáo, tế nhị, cư xử khiêm cung, và ý nghĩa của công lý từ bi làm cho Ngài tách rời khỏi một thế giới đang chiến tranh với chính nó.

Robert Thurman, được biết như một học giả Tây Tạng học, chủ tịch của Nhà Tây Tạng (Tibet House), và một người bạn cá nhân lâu năm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, trình bày dự án năm điểm táo bạo có lợi đôi bên để thành lập một sự tự trị chân thành của Tây Tạng trong Trung Hoa, để Trung Hoa làm mới lại hình ảnh của họ với thế giới bằng việc để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo đảm tự do cho dân tộc của Ngài. Khi Trung Hoa thay đổi chính sách và cho dân tộc Tây Tạng thật sự là người Tây Tạng, và đổi lại, Tây Tạng có thể hòa hiệp với Trung Hoa trong sự cùng tồn tại hòa bình.

Tại sao Đạt Lai Lạt Ma Quan Trọng không chỉ đơn thuần là một quyển sách về Tây Tạng hay về Đạt Lai Lạt Ma. Nó là một giải pháp khai phá và kích thích cho một thế giới xung đột, đối diện với chính nền tảng của quyền con người và tự do. Bằng việc nêu lên những hành động mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn thành nhân danh cho dân tộc của Ngài, Thurman soi sáng một lời kêu gọi toàn thế giới hành động, cho thấy rằng sức mạnh đạt được có thể không có ý nghĩa gì trong gương mặt của một hành động kiên quyết của sự thật.



Đức Đạt Lai Lạt Ma và tác giả Robert Thurman, trong một khoảnh khắc thoãi mái với những người bạn già trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ năm 2006. Ngài bật cười khi thấy quyền sách được bọc vải trong cung cách Tây Tạng lộ ra từ trong áo tác giả.
--
Why The Dalai Lama Matters: His Act of Truth As the Solution for China, Tibet and the World
http://dalailamamatters.com/about/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-01-2010
--
5- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LẠC QUAN VỀ VÙNG TỰ TRỊ TÂY TẠNG



Lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong buổi diễn thuyết về đề tài "Nghệ Thuật Hạnh Phúc" tại Kolkata (Reuters).

Kolkata, West Bengal, india, 10 January 2010 (IBNS)- Lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng đã nói hôm thứ Bảy rằng Ngài lạc quan về một kết quả lạc quan của Tây Tạng mặc dù hiện đang trong sự bóp chặc cao độ của nhà đương cục Trung Cộng và những sự vi phạm nhân quyền để bóp nát sự vận động.

"Tinh thần Tây Tạng rất mạnh mẽ và cơ bản, chúng tôi nghĩ mọ việc đang thật sự thay đổi. Chúng tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng hơn một tỉ người Trung Hoa có quyền để biết hiện thực," Ngài nói, tuyên bố hy vọng trong khi phê phán nhà cầm quyền Trung cộng.

Theo truyền thông báo cáo, một nhà làm phim Tây Tạng đã bị kết án sáu năm tù bởi nhà đương cục Trung cộng vì đã làm một phim tài liệu trong hiện tình Tây Tạng với cảnh người đang ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói sự trong sáng là vô cùng quan trọng đối với vấn đề Tây Tạng đặt niềm tin của Ngài trong sự ủng hộ lớn mạnh cho vấn đề này bởi những nhà văn và nghệ thuật Trung Hoa những người đang quan tâm hơn đối với Phật giáo và văn hóa Tây Tạng.

Khôi nguyên hòa bình, Người vừa du hành đến Tawang, tiểu bang Arunachal Pradesh, làm căng thẳng lại mối quan hệ giữa Trung Hoa và Ấn Độ, nói rằng Ấn Độ đang biểu lộ cho thế giới con đường tâm linh chân thực.

Ngài đang nói về Nghệ Thuật Hạnh Phúc tại một buổi lễ phát thưởng của Tổ Chức Phụ Nữ Nghiên Cứu Từ Thiện. Ngài đã trao một phần thưởng đến Tổ chức phi chính phủ Disha vì hoạt động cho những thiếu nhi thiếu cơ hội cho việc học vấn.

Với tính khôi hài và bộc trực thượng thặng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng xây dựng những nhà thương và trường học thật quan trọng hơn những đền chùa nếu những mục tiêu tâm linh được theo đuổi trong một thái độ đúng đắn nghiêm chỉnh.

"Giáo huấn của Đức Phật là quan trọng hơn những tượng Phật," Ngài nói.
"Chúng tôi nghĩ rằng người Ấn Độ nên quý trọng và hãnh diện kho tàng vô giá hơn một nghìn năm của họ và đừng thờ ơ nó. Chúng tôi đi khắp nơi như một sứ giả của Ấn Độ để phổ biến thông điệp của nó về hòa hiệp tôn giáo," Ngài nói thế.

Ngài nói ý tưởng Ấn Độ về Ahimsa (bất bạo động) và Karuna (bi mẫn và ân cần) là những điều thế giới cần để theo đuổi cho mục tiêu hạnh phúc an lạc.

Ngài nói rằng, "Ấn Độ là guru (giáo thọ) của chúng ta, và chúng ta là những chelas (môn đồ)."

Ngài nói, hạnh phúc an lạc đến từ trái tim, từ bên trong và không phải qua tiền bạc, quyền lực hay ngay cả từ kiến thức.

"Đức Phật nói an lạc căn bản là trong mỗi chúng ta," Ngài nói thế.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục tất cả mọi người đấu tranh để chống những năng lực của thù hận và ganh ghét cùng nhắc nhở mọi người hãy hành động cho những người nghèo.
--
Dalai Lama Optimistic About Tibet Autonomy
Tuệ Uyển chuyển ngữ
01-02-2010
http://www.dalailama.com/news/post/479-dalai-lama-optimistic-about-tibet-autonomy

Không có nhận xét nào: