Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

12 tháng 1 2010

Hải Quân Ấn Độ mạnh hơn Hải Quân Trung Cộng gấp đôi

Ấn Độ sắp tự đóng xong tàu sân bay đầu tiên của họ
có lượng giãn nước trên 40.000 tấn, trong khi Trung Quốc
chưa biết bao giờ mới có thể làm việc tương tự.
Tàu sân bay đầu tiên này đang được đóng tại xưởng
Cochin, miền Tây Nam Ấn Độ. Nó sẽ hạ thủy trong năm nay
và chính thức được biên chế vào hải quân trước năm
2014.
Hàng không mẫu hạm này được bắt đầu đóng từ năm
2006 và tới nay, 70% công việc đã hoàn tất, Chủ tịch
xưởng Cochin là Thiếu tướng M. Jitendran cho biết.
Tàu này dàu 260 m, rộng 60 m, có lượng giãn nước là
40.000 tấn và đạt tốc độ tối đa là 28 hải lý. Nó
sẽ là "nhà" của khoảng 30 máy bay chiến đấu, có
thể là MIG-29 K hoặc những phi cơ loại nhẹ khác do Ấn
Độ sản xuất.
Với tàu sân bay này, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ
4 trên thế giới, sauMỹ, Nga và Pháp, tự thiết kế, đóng
tàu sân bay có lượng giãn nước từ 40.000tấn trở lên.
Đồng thời, đây cũng là hoạt động hữu ích, tăng
cường sức mạnh, phạm vi tác chiến của hải quân Ấn
Độ.
Sau khi hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên, New Delhi có thể
đóng chiếc thứ 2 cũng tại xưởng Cochin, tờ People Daily
đưa tin.
Trong khi Ấn Độ bắt đầu đóng tàu sân bay "made in
India" từ năm 2006 thì phải tới tháng 12/2008, Trung Quốc
mới lần đầu tiên công khai kế hoạch đóng tàu sân bay
khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng là Huang Xueping cho biết,
nước này đang "cân nhắc kỹ" kế hoạch đóng tàu sân
bay đầu tiên.
Gần đây nhất, ngày 10/10/2009, tờ South China Morning Post
của Hong Kong tiết lộ, Trung Quốc đang xúc tiến đóng tàu
sân bay mang tên Bắc Kinh 01 tại nhà máy đóng tàu Changxing,
Thượng Hải và dự định hạ thủy năm 2015.
Dù vậy, còn nhiều nguồn tin khác nhau, không đồng
nhất về thời gian biểu cho việc hạ thủy chiếc
tàu khổng lồ này. Trong khi Lầu Năm góc cho rằng,
tới 2015 tàu này mới có thể vận hành một cách
hoàn chỉnh thì các phân tích gia ngoại giao và quốc
phòng trong khu vực Đông Á lại tin rằng, còn nhiều
vấn đề kỹ thuật mà Trung Quốc phải giải quyết
và còn lâu mới hoàn thành…
Trung Quốc nhiều lần khẳng định không có ý đe doạ
những nước khác mà ngược lại, muốn đóng góp vào
việc duy trì hoà bình thế giới, khu vực và hàng hải. Tuy
nhiên, việc nước này tăng cường sức mạnh hải quân
tác động rất lớn đến hải quân một số nước, đặc
biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…

Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead khẳng định, hàng không
mẫu hạm của Trung Quốc khiến nhiều nước láng giềng lo
lắng, vì Bắc Kinh không tuyên bố mục đích của nó là
gì ngoài việc khẳng định đây đơn thuần là hành động
gia tăng sức mạnh hải quân và không đe dọa các nước
khác. Hãng AP dẫn lời nhà phân tích quốc phòng John Pike,
hàng không mẫu hạm có thể khiến Trung Quốc rơi vào
cuộc xung đột trên biển với các cường quốc quân sự
trong khu vực, gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh không dễ
đóng, vận hành hàng không mẫu hạm. Ông Ralph Cossa,
Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đặt tại
Hawaii cho rằng: "Con đường trước mặt Trung Quốc
còn dài và khó khăn". Theo ông, còn lâu nữa Trung
Quốc mới có thể trở thành đối thủ xa bờ
xứng đáng của các cường quốc như Mỹ.
Dường như Washington cũng nghĩ như vậy khi hồi tháng 2
năm ngoái, Đô đốc Timothy Keating, chỉ huy Bộ Tư lệnh
Thái Bình Dương của Mỹ, cũng nhận định Bắc Kinh
sẽ còn mất nhiều thời gian và tiền của cho tham
vọng tàu sân bay của mình.
Hiện, 9 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Italy, Tây Ban Nha, Ấn
Độ, Brazil, Thái Lan) có tàu sân bay nhưng chỉ có hải
quân Mỹ, Pháp, Nga và Brazil có tàu sân bay cho phép máy bay
thông thường cất hoặc hạ cánh.


Hiện Ấn Độ chỉ có một tàu sân bay trong biên chế là
chiếc INS Viraat. Tuy nhiên, nó đã "già" và sẽ "nghỉ
hưu" vào năm 2015.


Xưởng Cochin đang đóng tàu sân bay đầu tiên của Ấn
Độ.


Mô hình tàu sân bay Trung Quốc

ALĐ

http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=10931

Không có nhận xét nào: