Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

BÍ MẬT CHO MỘT VIỆT NAM TIẾN BỘ...


Cả dân tộc Việt Nam của chúng ta đã ồ ạt bỏ gốc theo ngọn kể từ khi Việt Nam mở cửa thông thương với thế giới phương Tây. Một ngọn là chủ nghĩa Cộng Sản, ngọn kia là chủ nghĩa Tư Bản và một vài ngọn nữa như là chủ nghĩa Xã Hội. Cha anh chúng ta chỉ biết qua lý thuyết rằng những chủ nghĩa đó hay hơn chế độ Phong Kiến và phải thay thế nó vào chế độ Phong Kiến càng sớm càng tốt trong chiều hướng thuận lợi cho mình và vì thế đã vội vàng áp dụng chúng một cách giáo điều vào dân tộc ta, tạo ra biết bao nhiêu hy sinh vô ích trong cuộc chiến tranh ý thức hệ.
Ngoài sự sơ sót đó, những vị đi theo chủ nghĩa Cộng Sản lại còn làm thêm một sai lầm lớn nữa, đó là làm cho cả một thế hệ cha anh nghi ngờ lẫn nhau sau khi cha anh chúng ta bị chính Đảng Cộng Sản lừa từ lần này đến lần khác. Từ Việt Minh cho đến học tập cải tạo, cha anh chúng ta không còn dám chắc ai là người sẽ không lừa mình nữa: bạn mình hay con mình, vợ mình hay chồng mình, hoặc phong trào này có phải bị ai giựt dây hay không, v.v.
Vì thế, cái nguy cơ đang và sẽ xảy ra cho những người thanh niên mang giòng máu nóng Lạc Hồng là họ bị những người thân chung quanh họ rỉ rả bên tai rằng: hãy cẩn thận khi con nghe những gì người ta nói vì người đó có thể đang nằm ở phe bên kia, phe mang nợ nước. Rồi từ từ cấy vào lòng thế hệ trẻ một mầm thù hận, nghi kỵ không bao giờ dứt.
Thế hệ cha anh đang dần đi qua. Thế hệ trẻ của chúng ta sẽ là rường cột của Việt Nam trong nửa thế kỷ tới, chúng ta phải có một tư tưởng mới để làm vô hiệu hóa những tư tưởng cữ, để hận thù cá nhân giữa hai phe không thể trở thành mữi cản đường cho sự vươn lên của đất nước chúng ta. Chính vì lẽ đó, tôi xin trình bày cho các bạn một tư tưởng mà tôi đã khám phá, mà tôi nghĩ sẽ không những đưa đất nước ta đi lên nhanh chóng về mọi mặt mà còn sẽ giúp cho đất nước ta không bao giờ còn trở về lạc hậu, chia rẽ nữa.
Những gì chúng ta học được từ những nước tiến bộ.
Tôi rất may mắn, thuộc về thế hệ 1.5 hay 2, tức là rời VN vào khoảng dưới 18 tuổi và phải học xong chương trình Trung Học (High School) tại xứ người, nhưng đồng thời cững đã nắm vững tiếng mẹ đẻ để có thể đồng cảm đồng cảm với những nỗi đau của đất nước.
Tôi đã có cơ hội sống thực trong một xã hội tiên tiến và được huấn luyện khả năng chuyên môn theo phương pháp khoa học và vì thế tôi đã khám phá ra dược một điều khác biệt then chốt giữa một đất nước tân tiến và một đất nước lạc hậu như VN của chúng ta.
Bí mật này không chỉ có thể được khám phá ra từ chốn học đường mà thôi, nó cững có thể thấy được từ trong cộng đồng đa dân tộc mà tôi đang sống hoặc ngay cả trong những bộ phim xã hội của Đài Loan hay Hồng Kông.
Bí mật đó là: Hầu hết mọi người công dân trong những xã hội tiên tiến đều có tinh thần chuyên nghiệp trong máu và trong hơi thở của họ. Có lẽ yếu tố đó quá tự nhiên trong họ nên họ đã không hề dành ra 1 giờ nào đó để dạy các em học sinh về đề tài đạo đức này.
Mọi người trong xã hội tân tiến đều coi tinh thần chuyên nghiệp là đương nhiên phải có.
Tinh thần chuyên nghiệp phải có đủ ba yếu tố:
1. Có khả năng nghề nghiệp chuyên môn và luôn đam mê trong việc đào sâu, học hỏi nghiên cứu thêm theo phương pháp khoa học để cải tiến thêm bộ môn.
2. Biết rõ và luôn trân quý tôn trọng và áp dụng những tiêu chuẩn (standard) của bộ môn vào trong công việc và cuộc sống hàng ngày của mình
3. Sẵn sàng thúc đẩy tiến trình làm hoàn thiện, sửa sai những tiêu chuẩn cữ hay đặt định những tiêu chuẩn mới theo phương pháp khoa học.
Những lợi ích mang lại từ tinh thần chuyên nghiệp
Tại một nước có tinh thần chuyên nghiệp, người dân chỉ cần dùng ít nhân lực để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và vượt hơn tiêu chuẩn quốc tế.
Tôn giáo không cần làm việc của luật sư hay cảnh sát để quan sát và sửa sai chính quyền và chính quyền cững không áp chế tôn giáo. Thay vào đó, tôn giáo chỉ cần tập trung vào khả năng chuyên môn của mình đó là cứu rỗi hay giải thoát cho chính mình và cho tín đồ của mình để giúp cho nền tảng đạo đức của dân chúng thêm chắc chắn. Rất tiếc thay, trong một xã hội không có tinh thần chuyên nghiệp, tôn giáo đành phải kiêm luôn công việc cảnh sát để bảo vệ quyền lợi của dân nghèo.
Nền kinh tế nội địa được đẩy mạnh vì người nào việc đó. Kỹ sư vi tính không đi dành mất việc sửa hệ thống điện hai chiều trong nhà (nếu không từng đọc sách hay được chỉ dẫn bởi một chuyên gia về ngành này). Và chuyên gia ngành này cững làm việc theo đúng tiêu chuẩn của mình học được: Làm ra sao, giá cả như thế nào và bảo trì như thế nào). Xã hội nào càng có nhiều người tuân thủ theo tinh thần chuyên nghiệp thì xã hội đó càng được giàu mạnh lâu dài.
Nhà báo đăng tin không theo thiên kiến của mình, chỉ tường tuật sự việc theo đúng như sự việc đã xảy ra. Không vì ai đó cấm đăng mà không đăng. Đăng đúng sự thật như cái nhìn khách quan của một người xứ lạ mới viếng thăm hiện trường.
Cảnh sát không làm việc của quân đội, không làm việc của lính cứu hỏa, không làm việc của người cứu thương nhưng không vì thế mà mọi việc không trôi chảy.
Quân đội chỉ biết lo bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm, không thể dùng để dẹp nội loạn. Một khi quân đội phải được sử dụng để dẹp nội loạn thì ta có thể kết luận rằng đã có một vài ban ngành trong bộ máy nhà nước đã không xử sự theo tinh thần chuyên nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chỉ cần chúng ta biết rõ và thực thi đúng theo tiêu chuẩn của ngành khi tạo ra hay mua vào một món hàng hay khi bàn việc giao dịch thì chúng ta lúc nào cững là người được lợi thế trong cán cân mậu dịch. Và một khi tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hành đúng theo phương châm này (nều điều đó xảy ra) thì chúng ta cần phải là người có khả năng cải tiến tiêu chuẩn theo phương pháp khoa học (sau khi đã thông thạo với tiêu chuẩn hiện hành) để có thể chuẩn bị cho mình một thế đứng vững vàng trong giai đoạn kế tiếp của kinh tế thị trường.
Đất nước đó không làm hàng lậu tràn lan và mua bán hàng lậu một cách tự nhiên vì điều này đi ngược lại với tiêu chuẩn của ngành.
Sự tha hóa đạo đức trong mọi ban ngành ít có cơ hội xảy ra khi mọi việc đều được thực hiện trong tinh thần chuyên nghiệp. Đạo đức thật sự không thể đo lường được nhưng tinh thần chuyên nghiệp có thể đo lường được bằng cách so sánh thành quả với tiêu chuẩn của ngành.
Người có tinh thần chuyên nghiệp làm việc rất hiệu quả với những người có tinh thần chuyên nghiệp khác (cùng nghành hay khác nghành) bởi vì mọi thứ đều minh bạch rõ ràng như một công thức khoa học. Không ưu tư, không băn khoăn, trăn trở. Chính vì thế, người có tinh thần chuyên nghiệp dần dần chỉ thích làm việc với những người có tinh thần chuyên nghiệp khác mà thôi và không thích chính trị xen kẽ vào công việc vì công việc càng có tính chất chính trị bao nhiêu thì tính chất chuyên nghiệp càng bị méo mó đi bấy nhiêu.
Tinh thần chuyên nghiệp giúp cho các thành phần riêng lẻ trong một bộ máy lớn làm việc nhịp nhàng và hiệu quả với nhau bất kể những thành phần riêng lẻ đó xuất xứ từ đâu tới và được cấu tạo nên như thế nào. Thành phần riêng lẻ có thể là những con chip công nghệ, hay là những phụ tùng của của một hệ thống ống nước hay là những viên chức của một chính phủ. Bộ máy lớn có thể là một bảng điện tử (electronic board) hay là một hệ thống ống nước hay là một chính quyền. Thật vậy, chỉ có một chính quyền được cấu tạo bởi những viên chức có tinh thần chuyên nghiệp mới có thể dung hòa đa đảng trong một chính quyền.
Người có tinh thần chuyên nghiệp thì công tư rất phân minh. Không vì tư thù mà ảnh hưởng đến việc làm của mình mà điển hình là ngài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Những nhà làm kinh tế nổi tiếng và lâu dài thường đều bắt đầu từ tinh thần chuyên nghiệp mà ra.
Văn minh, dân chủ và tự do (theo định nghĩa của một xã hội văn minh) là kết quả đương nhiên có của một đất nước có tinh thần chuyên nghiệp không cần rêu rao, đòi hỏi, đấu tranh để đạt được nó.
Người Việt chúng ta và tinh thần chuyên nghiệp
Ở quốc nội, vì không có dịp được thực sống lâu dài trong một xã hội tiến bộ nên người dân VN trong nước gần như không cảm thấy 4 chữ "tinh thần chuyên nghiệp" là quan trọng. Bởi chính vì nguyên nhân đó cho nên khi mở cửa thị trường thì hàng hoá VN phần nhiều bị chèn ép với lý do dưới tiêu chuẩn. Sức lao động của VN không được đền bù xứng đáng và VN rất hiếm khi có thể tự sản xuất ra cho mình một tác phẩm công nghệ lớn lao chứ đừng nói đến là có thể phát minh tiêu chuẩn mới cho thế giới.
Quân đội VN thì lại làm chính trị, làm kinh tế và bê trễ trong quân sự.
Công an thì tuỳ hứng đứng chặn các xe liên tỉnh để đòi tiền mãi lộ. Người lái xe thì chở hàng quá mức tiêu chuẩn đã định sẵn không cần biết tác hại cho môi trường chung quanh là gì.
Chính quyền thì không biết điều hành quốc gia theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ biết làm đại rồi sửa sai sau và bắt dân mình phải chấp nhận sự việc như vậy. Chính quyền rất sợ đa đảng và không biết phải làm sao để xử lý những người từ đảng khác vì chính quyền chỉ sợ là những người đó sẽ thọc gậy bánh xe cản trở, phá hoại mọi công tác của chính quyền. Đó cững chính vì chính quyền không có tinh thần chuyên nghiệp và không tin tưởng vào tinh thần chuyên nghiệp của mình, của những ứng cử viên đã được bình chọn vào chính quyền và của những người dân đã bầu cho chính quyền.
Người VN mình đa phần đã quen với ý tưởng, thôi kệ, làm đại khái vậy đi, miễn sao nó chạy là được rồi, những lỗi nhỏ nhặt kia người tiêu dùng có thể chấp nhận được mà. Người có tinh thần chuyên nghiệp không bao giờ chấp nhận một điều như vậy. Không hẳn vì phải làm đẹp lòng đối tượng tiêu thụ của mình mà mình chau chuốt sản phẩm mà chính là vì mình muốn sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn tối thiểu của ngành. Thí dụ này cững có thể áp dụng cho chính quyền.
Có người nói rằng sở dĩ những điều tệ hại kia xảy ra tại quê nhà là vì đất nước ta nghèo, dân trí ta thấp. Tôi xin thưa, không ai giàu bằng cấp chính quyền đâu nhé nhưng cứ vẫn thích làm thế. Còn đổ cho dân trí thấp thì sau đây là bằng chứng.
Tại hải ngoại thì phải chia ra làm 3 thế hệ, thế hệ đầu, giữa và sau. Thế hệ sau là thế hệ sanh ra và lớn lên tại hải ngoại. Thế hệ giữa là thế hệ sanh ra tại VN nhưng lớn lên tại hải ngoại và thế hệ đầu là thế hệ sanh ra và lớn lên tại VN. Nếu theo sự phân chia này thì nhìn chung có lẽ thế hệ đầu là thế hệ có ít tinh thần chuyên nghiệp nhất và thế hệ sau là thế hệ có nhiều tinh thần chuyên nghiệp nhất. Sở dĩ thế hệ đầu có ít tinh thần chuyên nghiệp nhất là vì ông cha ta đã phải sống trong thời chiến tranh loạn lạc, đói khổ, lầm than nên đành phải trở thành như vậy. Và vì nó là lẽ đương nhiên nên ngay cả khi đã lập nên sự nghiệp vững chắc tại xứ người rồi thì vẫn không hoàn toàn tuân thủ theo những tiêu chuẩn chung của xã hội mà lại quen làm những điều không có tinh thần chuyên nghiệp như:
1. Khai thuế không đúng sự thật và có thể sẵn sàng bán đi cái tên danh tiếng của cửa hiệu cho người khác để tránh rắc rối, để rồi cái tên danh tiếng kia dần dần bị tàn lụi theo thời gian
2. Chờ giá hàng thật rẻ mạt mới mua, có khi mua hàng lậu tuy kém chất lượng chỉ vì giá rẻ hơn hàng thật
3. Mua hàng rồi hay mang lại trả để được bù giá rẻ hơn
4. Khai bảo hiểm y tế không đúng sự thật từ người bệnh cho đến nhân viên y tế
5. Ai cững muốn con mình thành bác sĩ, hoặc chí nhất cững là kỹ sư cho dù rằng đứa trẻ đó chỉ có một cái năng khiếu trời phú ở một bộ môn khác như là họa sĩ chẳng hạn.
Những điều vừa kể trên và còn nhiều nhiều nữa đóng góp một phần không nhỏ vào sự trồi sụt bất thường của nền kinh tế.
Thế hệ thứ hai tuy đã có đầy đủ kiến thức khoa học nhưng vẫn còn mang nặng tính VN như là đôi khi cững vẫn tìm cách ăn lời thuế vụ và cững ít khi tự nghiên cứu thêm vào trong lãnh vực chuyên môn của mình tuy rằng họ có số điểm học lực rất cao và cững có thể có rất nhiều bằng.
Thứ hệ thứ ba thì thật sự không còn tính VN nhiều nữa nhưng lại là có tinh thần chuyên nghiệp nhiều nhất. Nhưng rất tiếc đối với họ quê hương và tổ quốc của họ không phải là VN và họ rất khó đồng cảm với những con người thuộc thế hệ thứ nhất đồng trang lứa.
Hãy phản ứng trước khi quá trễ
Lúc trước, tôi thường có suy nghĩ rằng tôi sẽ giữ kín bí mật này và sẽ lập ra một Đảng Chính Trị mang tên Đảng Chuyên Nghiệp và tôi sẽ thâu nhận các Đảng viên thật khắt khao trong tinh thần chuyên nghiệp và tất cả các Đảng viên của Đảng này sẽ là những người tôn trọng tuyệt đối vào tinh thần chuyên nghiệp. Với chủ trương như vậy, Đảng này nhất định sẽ hiệu quả hơn tất cả những Đảng khác trong mọi công việc và sẽ là Đảng được lòng dân nhiều nhất trong biến cố Dân Chủ hoá đất nước. Nhưng vì lợi ích trường cửu của quốc gia, dân tộc, tôi muốn tất cả các Đảng đều có tinh thần chuyên nghiệp. Đời này tiếp nối đời kia, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, không Đảng nào sẽ mãi tồn tại lâu dài nhưng tinh thần chuyên nghiệp sẽ còn mãi mãi trong một chính quyền với những nhân tài được đào tạo ra từ tinh thần chuyên nghiệp. Tôi muốn toàn dân nước Việt đều có tinh thần chuyên nghiệp, đều bồi dưỡng cho nhau tinh thần chuyên nghiệp, vì thế không thể chỉ có Đảng Chuyên Nghiệp mới được quyền có tinh thần chuyên nghiệp. Chính vì thế, từ nay về sau, Đảng Chuyên Nghiệp sẽ không bao giờ tồn tại. Nếu trong tương lai nếu có ai đó khai sáng ra Đảng Chuyên Nghiệp thì phải biết rằng người khai sáng đó đã vi phạm lỗi căn bản nhất của tinh thần chuyên nghiệp: Đó là vi phạm bản quyền và đã không giữ đúng lý tưởng của người khám phá ra chủ thuyết tinh thần chuyên nghiệp. Một Đảng vi phạm tinh thần chuyên nghiệp như vậy không thể nào được chấp nhận trong một xã hội trọng tinh thần chuyên nghiệp.
Tôi cững thường có suy nghĩ rằng nếu như trong các đời vua Lý, Trần có vị vua thực hiện chính sách tinh thần chuyên nghiệp này thì tương lai đất nước sẽ ra sao nhỉ. Chắc là đất nước ta sẽ không thua gì Nhật Bản bây giờ. Thật là một điều đáng tiếc bởi vì đối với người đang nắm chính quyền ở mọi thời đại thì việc quảng bá, thực thi tinh thần chuyên nghiệp vào trong chính quyền và dân chúng sẽ không có khó khăn gì mấy so mới một nhóm người ở ngoài chủ trương thực hiện đường lối này. Hơn nữa, dân tộc và lịch sử VN sẽ vô cùng biết ơn chính quyền nào có thể làm cho con dân VN có tinh thần chuyên nghiệp vì đó là thiên thu đại nghiệp.
Sau đây là những bước căn bản mà một chính quyền quyết tâm chuyên nghiệp hóa đất nước và dân tộc sẽ phải làm:
1. Cải tổ giáo dục, sao cho thầy cô giáo thể hiện được tinh thần chuyên nghiệp và chỉ dạy thế nào là phương pháp khoa học. http://en.wikipedia.org/wiki/Scientific_method cho các em học sinh ở mọi thời đại. Ngọn lửa tinh thần chuyên nghiệp sẽ lụi tàn nếu không có giáo dục về phương pháp khoa học.
2. Trong 2 hay 3 năm đầu tiên, chính quyền phải là nơi đầu tiên áp dụng thật gắt gao tinh thần chuyên nghiệp. Phải phạt thật nặng những nhân viên chính phủ không có tinh thần chuyên nghiệp (phạt theo hình luật cộng với phạt thêm về tội không chuyên nghiệp). Cững không cần nói đến đa đảng vội trong lúc sơ khai này vì chúng ta cần có thời gian để những đảng viên của những đảng khác chuyên nghiệp hoá bản thân. Thường dân không bị phạt thêm vì không có tinh thần chuyên nghiệp nhưng chính quyền (độc đảng) bắt buộc phải có.
3. Qua đến năm thứ tư thì chính quyền cho phép tất cả các Đảng khác được quyền công khai hoạt động nhưng bắt buộc họ phải được hoạt động trong tinh thần chuyên nghiệp (kể cả Đảng đương quyền).
4. Qua đến năm thứ năm thì chính quyền có thể an tâm cho phép những Đảng viên trong nội các mình tách ra khỏi Đảng và trở thành những thành viên của những Đảng hợp pháp hiện hành. Đồng thời bắt đầu đưa dân chúng vào quỹ đạo của tinh thần chuyên nghiệp.
5. Qua đến năm thứ bảy thì chính quyền có thể an tâm cho dân chúng đi bầu tự do để làm tươi trẻ chính quyền và kể từ đó về sau thì cứ mỗi 4 hay 5 năm là sẽ có một cuộc bầu cử tự do để làm trẻ trung hóa chính quyền.
Với lịch trình thời gian như vậy thì không quá hơn năm thứ 4, sẽ có hàng triệu người VN đã từng quen sống trong xã hội có tinh thần chuyên nghiệp bên xứ người trở về quê xưa làm hậu thuẫn cho việc áp dụng tinh thần chuyên nghiệp vào trong xã hội và sẽ không đầy 20 năm sau, VN sẽ trở thành một con rồng mạnh mẽ, khí phách hiên ngang trong chính trường quốc tế.
Lớp lớp những nhân tài sẽ ra đời để phục vụ cho dân cho nước với tinh thần chuyên nghiệp./.
Chao But


Không có nhận xét nào: