Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Quan Hệ Việt Mỹ

Quan Hệ Việt-Mỹ Đã Sẵn Sàng Cho Một Thời Kỳ Mới
Giới thạo tin tại Washington cho hay tuần rồi, chính phủ Hoa Kỳ đã đề nghị với Việt Nam xúc tiến việc bắt đầu vòng thảo luận đầu tiên để lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng cũng như trao đổi thường xuyên và sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan đến chiến lược và an ninh.
Trước biến chuyển được các nhà quan sát gọi là mới lạ và đáng chú ý này, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã phỏng vấn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ.
Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Hoa Kỳ đã chính thức gởi đề nghị cho Việt Nam để bắt đầu vòng thảo luận đầu tiên (lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng, và chính sách nhằm trao đổi thường xuyên và sâu sắc hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh). Như vậy, rõ ràng Washington đã đi bước trước. Giáo sư có ngạc nhiên không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu nói là hoàn toàn ngạc nhiên thì không đúng, mà nói là không ngạc nhiên chút nào cũng không đúng. Nếu ta theo rõi tiến trình quan hệ Mỹ-Việt, thì đề nghị của Mỹ chỉ là tiếp nối tự nhiên của mối quan hệ ấy và thái độ của Mỹ.
Quan hệ Mỹ-Việt đi từ bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến hợp tác kinh tế-thương mại. Việc còn lại chỉ là củng cố quan hệ quân sự.
Trong lãnh vực này, phía Mỹ đã đi truớc nhiều lần trước đáp ứng do dự của Việt Nam. Bộ truởng quốc phòng Mỹ thời Clinton, ông Cohen, là nhà lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Mỹ đề nghị viếng thăm Việt Nam, chuyến đi của ông chỉ được thực hiện sau nhiều lần trì hoãn.
Mỹ đề nghị cho hải quân Mỹ tìm kiếm lính Mỹ mất tích trên biển ở ngoài khơi Việt Nam; đề nghị này cũng chỉ được phía VN đồng ý sau nhiều trì hoãn. Gần đây, Mỹ đề nghị thao diễn hải quân chung để cứu tàu bị nạn mà VN chưa đáp ứng.
Lần này, trong thông cáo chung nhân chuyến thăm Mỹ cùa Thủ tuớng VN Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã đồng ý “lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thuờng xuyên và sâu sắc hơn về các vần đề chiến luợc và an ninh.”
Đề nghị cũa Mỹ là hành động tự nhiên để thực hiện và đinh chế hóa sự cộng tác mà hai bên đã đồng ý. Sáng kiến này của Mỹ đưa ra trong thời điểm nước Mỹ bận rộn về nhiều việc và chỉ hơn một tháng sau chuyến viếng thăm của Thủ Tuớng Dũng không phải là điều đáng ngạc nhiên nhưng có một ý nghĩa đặc biệt.
Nguyễn Khanh: Bước kế tiếp là bước của Việt Nam. Bước đi này như thế nào?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trong chuyến thăm Hoa Kỳ tháng 6 vừa qua, ông Dũng đã đạt đuợc hai điều quan trọng trong quan hệ quốc phòng của hai nuớc. Thứ nhất, hai bên đồng ý lập “cơ chế đối thoại mới về chính tri-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cuờng sự trao đổi thường xuyên và sâu sắc hơn về các vần đề chiến lược và an ninh.”
Thứ hai, đuợc Mỹ tuyên bố ủng hộ “chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam,” dù lời tuyên bố quan trọng này chỉ được coi như là một “tái khẳng định,” nghĩa là không có gì mới, và được chôn vùi trong một đoạn văn lạc lõng rõ rệt, là đoạn “hai nhà lãnh đạo hài lòng trước những thành công của người Hoa Kỳ gốc Việt.”
Có liên hệ gì giữa thành công của người Hoa Kỳ gốc Việt với cam kết của Mỹ ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam? Hai điểm trong thông cáo chung này rõ rệt là do ý muốn của Việt Nam, thể hiện một nước cờ ngoại giao quyết liệt. Ông Dũng không thể chấp nhận những điều này mà không có sự ủy nhiệm của Bộ Chinh Trị.
Mỹ hiểu rõ nhu cầu của Việt Nam phải lưu tâm đến phản ừng của Trung Quốc, và đã tìm cách thích ứng với nhu cầu này. Bằng chứng là trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đi tham dự hội nghị ở Singapore ông đã ngỏ ý thăm Việt Nam để củng cố quan hệ quốc phòng, nhưng vì VN trả lời quá chuyến nên chuyến đi bị hủy.
Phụ tá ngoại trưởng Mỹ, Christopher Hill, mời Thủ Tương VN thăm Mỹ từ nhiều tháng trước, sự trả lời chậm trễ của phía Việt Nam suýt nửa đã làm cho chuyến đi bị hủy, nhưng mặc dầu nghị trình ngoại giao dày đặc của Mỹ trong thời gian tranh cử TT, phía Mỹ đã cố gắng sắp xếp để tiếp ông Dũng.
Mỹ đã thông cảm và nhân nhượng nhự thế. Nay hai bên đã cam kết long trọng lập cơ chế thoại cơ chế mới vế chính trị-quốc phòng, Mỹ chỉ đưa ra đề nghị thực hiện cam kết này mà nếu Việt Nam không đáp ứng thì Mỹ phải hiểu rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam chia rẽ và sợ Trung Quốc đến nỗi không dám hành động độc lập để thực hiên cam kết của chính mình, khác hẳn với thái độ của các nước Đông Âu chịu ảnh huởng của Nga Xô trước kia, như Hung, Ba Lan, Tiệp, Lỗ, Ukraine, và Georgia.
Không đáp ứng tích cực trước đề nghị của Mỹ còn đưa ra một tín hiệu không tốt cho các hãng dầu mới ký khế ước tìm kiếm và khai thác dầu khí trong vùng lảnh hải của Việt Nam, và sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ và chính quyền Mỹ đối với sự phản kháng của Trung Quốc.
Yếu tố TQ trong quan hệ Việt-Mỹ.
Nguyễn Khanh: Thưa Giáo sư, yếu tố Trung Quốc ảnh hưởng gì đến quan hệ Việt - Mỹ, và ảnh hưởng gì đến quyết định của Việt Nam nói riêng trước đề nghị của Hoa Kỳ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cả Mỹ và Việt Nam đều phải để ý đến phản ứng của Trung Quốc. Mỹ là một siêu cường nên, trong chính sách ngoại giao có nhiều chọn lựa hơn. Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, muốn VN là một thành phần trong thế đa cực ở Á châu, nhưng không muốn có những hành động làm TQ cảm thấy bị khiêu khích một cách không cần thiết.
Việt Nam là một nước nhỏ ở sát nách một TQ khổng lồ nên không thể có thái độ khiêu khích đối với TQ nhưng cũng phải cố bảo vệ độc lập chính trị và vẹn toàn lạnh thổ.
Trong khi ấy thì TQ vừa không muốn VN thoát khỏi ảnh hưởng của mình mà quá thân thiện với Mỹ vừa quá tham lam trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Vì thế, tuy VN tuyên bố theo chính sách ngoại giao đa phương, đa diện, làm bạn với mọi quốc gia không phân biệt thể chế chính trị, nhưng trong nhiều năm không dám thi hành chính sách này đến nơi đến chốn để thoát vòng kiềm tỏa của TQ, và đi gần lại với Mỹ.
Giữa TQ và Mỹ đã có những thảo luận chiến lươc rồi. Việt Nam cũng đã có thảo luận chiến lược với một số nước khác. Bây giờ một cánh cửa mở ra nước Mỹ. Vì thế, cách phản ứng của VN đối với đề nghị mới của HK là tín hiệu cho HK ước tính khả năng và quyết tâm hành động độc lập của VN trước áp lực tất nhiên phải có từ phía TQ.
Việt Nam đã đá banh sang phần sân của Mỹ qua chuyến đi của ông Dũng với cái thông cáo chung nói trên. Mỹ đá banh trả lại bằng đề nghị bắt đầu vòng thảo luận chiến lược đầu tiên. Vấn đề là VN có muốn chơi banh tiếp hay không. Việt Nam có muốn và có khả năng nâng tầm thảo luận chiến lược với Mỹ hay không?
Những trở ngại còn lại.
Nguyễn Khanh: Thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thường nói “phải lấy bài học quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa khi chơi với Mỹ”. Giáo Sư cũng rõ, suy nghĩ này vô hình chung làm tăng thế lực của Trung Quốc với nền chính trị Việt Nam. Về Việt Nam, nhận định của Giáo Sư như thế nào?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Lập luận đó không hẳn đúng. Đúng, Mỹ bỏ VNCH vì sau nhiều năm chiến tranh, việc tiếp tục giúp VNCH tốn quá và không được dân Mỹ ủng hộ. Nhưng Mỹ đâu có bỏ Đài Loan và Hàn quốc khi họ gặp khó khăn?
Một trong nhửng ý nghĩa quan trọng nhất của Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là Mỹ và Trung Quốc đã quyệt định sát cánh với nhau, không chống nhau để cùng đối phó với Nga Xô. Do đó, VN lúc ấy đã mất tầm quan trọng chiến lược và không còn là nơi hai bên phải sống chết tranh giành ảnh huởng nữa. Mỹ và Trung Quốc chỉ giúp miền Bắc và miền Nam trong một giới hạn nào đó thôi.
Nếu miền Bắc thất bại trong việc “giải phóng’ miền Nam thì TQ cũng chấp nhận. Còn nếu VNCH thất bại trong việc tự phòng vệ thì Mỹ cũng bỏ luôn. Chính sách của Mỹ tùy thuộc vào khả năng và tầm quan trọng của đồng minh hay quốc gia đối tác. Trung Quốc cũng cư xử như vậy: họ đã bỏ Khmer Đỏ.
Bài học có thể rút ra là, từ khi có chủ thuyết Nixon, đối vói các quốc gia Á Châu mà quyền lợi chiến lược của Mỹ không cao thì Mỹ chỉ yểm trợ hậu cần cho những quốc gia nào có khả năng tự chiến đấu.
Đó là lý do tại sao Mỹ bỏ VNCH mà lại bảo vệ Đài Loan và Hàn quốc vì đây là hai quốc gia giàu có về kinh tế, hùng mạnh vế quân sự, dân chủ về chinh trị, và độc lập đối với Trung Quốc nên được đại đa số người Mỹ ủng hộ.
Nguyễn Khanh: Còn “diễn biến hòa bình” thì sao? Liệu có nên xem đây là trở ngại khiến Hà Nội và Washington khó có thể đến gần với nhau hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không nhất thiết. Theo định nghĩa của Hà Nội, diễn biến hòa bình là một âm mưu của Mỹ lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam. Theo tôi, Mỹ không có kế hoạch này đối với Việt Nam. Dĩ nhiên là Mỹ muốn có dân chủ ở Việt Nam. Có thì tốt, nhưng không có thì cũng chẳng sao.
Chính sách của Mỹ ở Á châu là duy trì sự hiện diện và uy thế của mình ở vùng này và tránh tình trạng một quốc gia, như TQ, có thể khống chế tất cả các nước khác, nghỉa là Mỹ muốn có thế đa cực ở Á châu.
Vì thế, quyền lợi chủ yếu của Mỹ là muốn có một nước Việt Nam hùng mạnh, ổn cố, và độc lập với Trung Quốc, chứ không nhất thiết phải là dân chủ hóa VN. Vả chăng, thay đổi chính trị là điều không thể tránh, đối với VN cũng như đối với TQ.
Quyền lợi của cả Mỹ lẫn Việt Nam đòi hỏi sự thay đổi hòa bình, không có xáo trộn. Hiểu theo nghĩa ấy, thì VN không có lý do gì mà lo ngại về diễn biến hòa bình.
Các nước nhỏ thường đổ tội cho Mỹ tham vọng làm đế quốc. Giống như mọi cuờng quốc, dĩ nhiên, Mỹ muốn có ảnh hưởng trên các quốc gia nhỏ hơn. Nhưng khác vói nhiếu cường quốc, chế độ dân chủ và sự kiểm soát hỗ tương trong hệ thống chính trị của Mỹ không cho Mỹ khả năng cai trị một nước nào lâu dài nếu bị chống đối.
Sau Đệ nhị Thế chiến, Mỹ là nước Tây phương đầu tiên trả đôc lập cho một thuộc địa của mình, là Phi Luật Tân; và việc Mỹ đô hộ Phi cũng không phải là kết quả trực tiếp của một chủ ý rõ rệt mà chỉ là hệ quả của việc Tây Ban Nha thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ liên quan đến nền độc lập của Cuba nên không có khả năng chiếm đóng Phi nữa và tạo cơ hội cho Mỹ điền thế.
Ngày 01/08/2008.
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA thực hiện.

Không có nhận xét nào: