Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Chiến Tranh Việt Hoa...

Chiến Tranh Việt Hoa Gần Hơn Một Bước
Sau việc Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định thuyên chuyển toàn bộ 5 tướng lãnh thân Trung Cộng, và giải tán Quân Khu Thủ Ðô để hoá giải nguy cơ đảo chánh, chiến tranh giữa Việt Cộng và Trung Cộng đang tiến gần hơn một cách đáng ngại.
Một triệu chứng báo hiệu chiến tranh là việc tờ báo Hoa ngữ Văn Hối, xuất bản tại Hồng Kông vốn là tiếng nói không chính thức của chính quyền Trung Cộng, đang nặng nề đả kích Việt Cộng.
Trong số phát hành ngày 31 tháng Bẩy, Văn Hối nói Việt Cộng “chơi trò tiểu xảo” để mong muốn “thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải, nhờ sự giúp đỡ của một công ty Mỹ.”
BBC nói tờ báo này “chuyển tải sự giận dữ của Trung Quốc về vụ Việt Nam khai thác dầu khí với ExxonMobil của Mỹ”.
Từ ngày bị giảm giờ phát thanh xuống còn 15 phút mỗi ngày, chương trình Việt ngữ của BBC hơi đứng đắn hơn, và tin tức nhanh hơn, phong phú hơn RFA.
Văn Hối còn viết Việt Nam lợi dụng 'sự hung hăng của Mỹ' trong vụ này, rồi nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình năm 1979 đòi “dạy cho Việt Nam một bài học”; lần này, theo tờ Văn Hối Trung Cộng cần “giảng cho Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận.”
Văn Hối nhắc lại nguyên tắc hai bên đã đồng ý từ năm 1999 là sẽ giải quyết mọi bất đồng bằng phương thức đàm phán trên căn bản hai bên cùng có lợi; viết một chiều, bài báo chỉ trích nhưng không nói tại sao Việt Cộng lại chọn Exxon, mà không chọn Trung Cộng, để đàm phán về việc khai thác giếng dầu Hoàng Sa.
Bài báo còn nhắn nhe “khai thác giếng dầu không phải là bài thuốc trị căn bệnh kinh tế khủng hoảng tại Việt Nam”, và cảnh cáo là với sự hùng mạnh quân sự của Trung Cộng tại Nam Hải, nếu Việt Nam “có gây chiến với Trung Quốc thì Việt Nam hoàn toàn không có một lợi thế nào”.
Dĩ nhiên Việt Cộng không hề có ý định gây chiến với Trung Cộng, nếu Trung Cộng đừng diễn dịch việc không “đồng thuận” để Trung Cộng khai thác giếng dầu Hoàng Sa là gây chiến.
Tờ Văn Hối hăm he, “Việt Nam không cần phải làm Trung Quốc giận dữ trong khi cũng chẳng nhận được lợi gì từ Hoa Kỳ,” và đe doạ là Trung Cộng đang thúc đẩy việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Nam Hải, kể cả việc xây căn cứ cho hàng không mẫu hạm.
Câu hỏi cần đặt ra là: Trung Cộng có khả năng làm được những gì tại Hoàng Sa, và trên lãnh thổ Việt Nam? Họ đã cảnh cáo Exxon là hãng này vi phạm vào chủ quyền lãnh hải của họ, nhưng họ có đi xa hơn trong những hành động bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng cách bắt giữ tầu và nhân viên Exxon tìm giếng dầu như họ đã bắt giữ phi hành đoàn của chiếc phi cơ thám thính Hoa Kỳ sau khi phi cơ hư hại vì đụng vào khu trục cơ Trung Cộng, phải đáp xuống đảo Hải Nam không?
Hành động đó có thể đưa Trung Cộng đến chỗ trực diện đối phó với Hoa Kỳ trên bình diện quân sự, và nhiều binh diện khác, trong đó có cả ngoại thương, đe doạ làm ngưng trệ mức xuất cảng sản phẩm của Trung Cộng đến Hoa Kỳ và đến những nước đồng minh của Hoa Kỳ.
Ðối phó với Việt Cộng chúng rộng đường hơn; những kinh nghiệm khó khăn của trận bộ chiến năm 1979 có thể khuyến cáo Trung Cộng không tái diễn hình thức tấn công này, nhưng chúng vẫn còn hai hình thức tấn công khác là hải và không chiến.
Hải chiến ngã ngũ căn cứ trên trọng lượng chiến hạm hai bên; Trung Cộng hiện có 3 hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm lớn, trong lúc Việt Cộng chỉ có những chiến hạm từ cỡ trung bình trở xuống, nên mỗi cuộc va chạm trên biển Ðông giữa các chiến hạm hai nước đều là một thiệt thòi cho Việt Cộng.
Trung Cộng còn có khả năng oanh tạc những khu kỹ nghệ của Việt Cộng, mặc dù Việt Cộng có một lực lượng phòng không đáng kể.
Chiến tranh không phải là giải pháp cho cuộc tranh chấp giếng dầu Hoàng Sa, nhưng tìm một giải pháp thay thế cho chiến tranh cũng không dễ; giải pháp “đồng thuận” đã thất bại vì, trong nhãn quan của Việt Cộng đồng thuận cách nào với Trung Cộng cũng vẫn có nghĩa là mất chủ quyền lãnh hải, trao giếng dầu cho Trung Cộng; trong lúc một khế ước ký với Exxon, dù thiệt thòi đến đâu đi nữa, chủ quyền giếng dầu vẫn còn là của Việt Nam.
Ngược lại Trung Cộng quan niệm Nam Hải là phần biển phía Nam của Trung Hoa, do đó quần đảo Hoàng Sa, nằm trên biển Nam Hải, phải là của Trung Cộng. Họ không chấp nhận danh xưng Ðông Hải, không cho Việt Nam có lãnh hải.
Có thể chiến tranh không là giải pháp cho cuộc tranh chấp giếng dầu, nhưng chiến tranh vẫn là biện pháp “dạy bài học”, dù bài học đó không có gì khác hơn là “nuốt không trôi, phá cho hôi”.
Nguyễn Ðạt Thịnh
August 3, 2008.

Không có nhận xét nào: