Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Vá Lại Chiếc Khố Rách

Nguyễn Tấn Dũng Mời Chuyên Gia Kinh Tế Về Quê Hương Vá Lại Chiếc Khố Rách
“Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam vừa cho công bố sự đồng ý trên nguyên tắc việc mời các chuyên gia kinh tế quốc tế có uy tín về Việt Nam trao đổi, tư vấn cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp của Việt nam”. Đó là tin tức thời sự do Thiện Giao, phóng viên đài Á Châu Tự Do RFA (Radio Free Asia) ghi nhận ngày 16/7/08. Và sau đây là hai vấn đề do phóng viên Thiện Giao và Trà Mi nêu ra để thảo luận.
“Các chuyên gia Việt Kiều có thể giúp gì cho kinh tế Việt Nam?” và
“Việt Nam làm thế nào để thu hút nhân tài Việt hải ngoại?”
Người Việt chúng ta vẫn chưa quên hai cuộc di tản lánh nạn Cộng Sản lớn nhất lịch sử nhân loại. Năm 1954 hàng triệu người từ Bắc di tản vào Nam và năm 1975 một lần nữa, hàng triệu người Nam Bắc cùng đào thoát lưu vong khắp nơi trên thế giới. Trong chúng ta những ai đã từng sống với Việt Cộng sau năm 1975 hay bị cầm tù, có lẽ chưa quên luật rừng của bọn chúng. Bất chấp hiệp định Geneva năm 1954 và Paris năm 1973, Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam tàn sát, tù đày hàng triệu người và đẩy hàng triệu khác ra biển khơi.
Có người cho rằng đã hơn 30 năm mà vẫn còn nhắc đi nhắc lại câu chuyện cũ rích, đúng là kẻ thù dai! Nhưng nếu không nuôi dưỡng căm thù thì ý chí, lập trường chống cộng có thể sẽ mai một vì thiếu động lực. Có người góp ý, nếu cứ tiếp tục nuôi dưỡng thù hận cũng không được gì, vì một ngày nào đó sẽ mang cái hận mất nước đó xuống lòng đất. Kẻ khác tự cho là thức thời và khuyên: con cháu chúng ta ở Việt Nam ngày nay đang miễn cưỡng sống trong chế độ Cộng Sản, hãy quên đi chuyện cũ mà giúp đất nước, một cách gián tiếp giúp con cháu chúng ta. Bây giờ hãy tạm gác lại chuyện chống cộng để bàn đến việc người Việt hải ngoại chúng ta có thể giúp gì cho kinh tế Việt Nam.
Trong bài viết nầy chúng tôi chú trọng vào hai phần chính. Thứ nhất gồm “Nền giáo dục và tài nguyên trí thức”, và sự khác biệt giữa hai nền kinh tế “Tư bản và Cộng sản”. Phần thứ hai gồm chính sách kinh tế “Ngắn và dài hạn”. Đây là những yếu tố căn bản quyết định thịnh suy kinh tế đất nước. Trước nhất tôi xin đề cập đến vấn đề giáo dục đại học Việt Nam.
Sơ lược tình trạng giáo dục đại học và trí thức CSVN tính đến tháng 12/07.
· 322 trường đại học và cao đẳng
· 52,000 phân khoa các loại
· 1.5 triệu sinh viên bậc cử nhân hàng năm
· 7,000 tiến Sĩ
· 463 giáo sư và 2,467 phó giáo sư
Trên đây là thống kê do Tiến Sĩ Nguyễn Thiện Nhân Bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo cung cấp. Đây là tài nguyên đại học và là số vốn trí thức CSVN. Tính trung bình cứ mỗi trường đại học hay cao đẳng có 10 giáo sư/phó giáo sư và mỗi 510 sinh viên bậc cữ nhân có 1 giáo sư/phó giáo sư, trong khi CSVN lạm phát với 7,000 tiến sĩ, một con số trí thức hàng đầu trong các nước Á Châu.
Quan niệm rằng giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu nghèo đói, là nền tảng tăng trưởng kinh tế, đồng thời mang lại lợi ích như y tế, nam nữ bình quyền, công bình và trật tự xã hội. Hiện nay có trên 77 triệu trẻ em trên thế giới không có điều kiện đến trường, 30% thuộc vùng Á Châu Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Khuyết điểm của chính sách giáo dục sẽ đưa đến thiếu hụt tài nguyên, chính sách quốc gia không hữu hiệu và quản trị yếu kém. Ngân sách dành cho giáo dục chỉ có thể vừa đủ trả đồng lương chết đói cho thầy dạy. Trường sở, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy thường không được tài trợ đầy đủ. Nhìn chung, nền kinh tế suy sụp như hiện nay là hậu quả tất nhiên của chính sách giáo dục tồi tệ không hữu hiệu của CSVN.
Để có khái niệm về nền kinh tế tư bản và xã hội chủ nghĩa, chúng ta hãy tìm hiểu đại cương về sự khác biệt giữa 2 nền kinh tế trước khi thảo luận đến chính sách kinh tế CSVN.
Kinh tế tư bản
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, để có thể sản xuất và tiêu thụ, cũng cần nêu ra một số vấn đề căn bản như: loại hàng hóa, số lượng cần phải sản xuất, dịch vụ nào cần phải lập ra để phân phối trong dân chúng, và nhất là giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó. Đây là trách nhiệm của từng cá nhân, chính phủ hoặc cả hai phải quyết định việc nầy.
Trong nền kinh tế tư bản, hầu hết các quyết định do dân chúng thực hiện độc lập. Tư bản chủ nghĩa, con người thiên về tư lợi, và sức mạnh của thị trường được phối hợp trực tiếp từ các quyết định do dân chúng thỏa thuận. Từ nguyên nhân đó, kinh tế tư bản thường được gọi là “kinh tế thị trường”.
Ích lợi lớn nhất của kinh tế tự do là việc phân phối tài nguyên và hàng hóa hữu hiệu. Nhưng cũng không thể tránh khỏi khuyết điểm, như thị trường có thể bị hỗn loạn khi thiếu vắng sự can thiệp của chính quyền. Kinh tế thị trường đáp ứng các nhu cầu cá nhân và làm giàu cho một số người. Dù vậy không ai có thể phủ nhận vai trò của chính quyền các quốc gia tư bản nơi chúng ta tạm dung, trong việc mưu tìm phúc lợi xã hội cho dân chúng. Và đây là một ước mơ không bao giờ có trong thiên đàng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế cộng sản
Kinh tế cộng sản, thường gọi là xã hội chủ nghĩa, mặt khác, những quyết định cũng do dân chúng thực hiện nhưng thừa lệnh chính phủ, phối hợp và thi hành các quyết định do trung ương đảng hoạch định và chỉ huy. Vì thế nền kinh tế xã hội chủ nghĩa còn được gọi là “kinh tế tập trung chỉ huy”.
Kinh tế xã hội chủ nghĩa là một lý thuyết đã từng gây nhiều tranh luận trong việc phát triển kinh tế quốc gia song song với phúc lợi xã hội. Theo lý thuyết, giai cấp công nhân sẽ được đặc biệt nâng đỡ vì cho rằng họ luôn bị giới tư bản, người sở hữu tài sản và đất đai, lợi dụng bốc lột.
Theo lý thuyết, kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ mang lại công bình xã hội bằng cách trao quyền sở hữu tập thể cho giai cấp công nhân, thay vì chính phủ. Karl Max cho rằng thuyết xã hội đóng vai trò trung gian để quân bình sự chênh lệch giữa cộng sản và tư bản. Thuyết căn bản xã hội chủ nghĩa về sản xuất là làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu, theo mô hình cộng sản Nga đã thực hiện từ năm 1936. Theo gót cộng sản Nga là khối cộng Đông Âu, Trung Cộng dưới thời Mao Trạch Đông và Việt Cộng với Hồ Chí Minh.
Về sau các quốc gia xã hội chủ nghĩa trở thành tham nhũng, viên chức chính phủ quan liêu và nhiều quyền hành không thể kiểm soát. Và từ đó các quốc gia cộng sản không còn nói đến chuyện phúc lợi xã hội, công bình hay dân quyền. Thực tế việc phân quyền hay tản quyền từ trung ương xuống dân chúng không bao giờ được thực hiện.
Chúng ta đã tìm hiểu đại cương về giáo dục và tài nguyên trí thức CSVN. Chúng ta cũng đã phân biệt sự khác biệt cùng ưu khuyết điểm giữa 2 nền kinh tế tư bản và cộng sản. Đến dây chúng tôi xin đề cập đến chính sách kinh tế CSVN.
Chính sách kinh tế ngắn hạn (Short-run)
Thực ra CSVN không có chính sách kinh tế mà là thụ động phản ứng theo sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh tế. Họ chỉ tìm cách vá víu tạm thời thay vì mưu tìm một chính sách ổn định lâu dài có thể dự đoán được dựa theo chu kỳ kinh tế. Muốn thực hiện điều nầy, CSVN cần phải có chuyên viên và thống kê hoàn hảo. Hiện nay những con số thống kê CSVN nặng màu sắc chính trị, trình diễn và thiếu trung thực, vì thế không thể dự trù một chính sách kinh tế tương đối hữu hiệu cho quốc gia.
Vấn đề kinh tế thật mênh mông, nhất là kinh tế quốc gia hay vĩ mô (Macroeconomics) trong khi kiến thức của con người và thời gian có giới hạn. Nếu phân tích chính sách kinh tế của Alexander Hamilton, Henry Ford, Alan Greenspan và George Bush, bài học từ họ là áp dụng các nguyên tắc căn bản kinh tế từ thế kỷ thứ XIV cho đến nay, đó là vấn đề kinh tế quốc gia ngắn và dài hạn. Chúng ta hiện đang sống trong giai đoạn kinh tế ngắn hạn, là một phần trong chính sách dài hạn do những người đi trước để lại.
Công nhân Việt Nam làm thuê cho các công ty ngoại quốc là một thí dụ cụ thể về kế hoạch kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Theo lý thuyết, CSVN cần phải đào tạo chuyên viên khi các nhà đầu tư ngoại quốc bắt đầu thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Với kinh nghiệm 10 năm làm thuê cùng với chuyên viên đã được đào tạo, Việt Nam có thể hội đủ điều kiện để sản xuất những hàng hóa gia dụng cần thiết phục vụ đời sống dân chúng mà không cần phải nhập cảng từ ngoại quốc như computer, tủ và máy lạnh, lò, bếp, máy truyền hình.
Mục đích chính sách kinh tế ngắn hạn là tiên liệu và ổn định những biến chuyển bất thường trong tiến trình thực hiện chính sách kinh tế dài hạn, điển hình là tình trạng suy thoái kinh tế Việt Nam hiện nay đã đưa đến lạm phát, thất nghiệp, lãi suất cao và tình trạng kỹ nghệ sản xuất tuột dốc trầm trọng. CSVN đã áp dụng biện pháp nào để có thể ổn định kinh tế? CSVN áp dụng chính sách tiền tệ (Monetary policy) Mỹ nhằm giảm số lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế trong khi in hàng nghìn tỷ đồng VN để mua và dự trữ Mỹ kim. Thêm vào đó số tiền ngoại quốc đầu tư trực tiếp FDI năm 2007 là 21.3 tỷ Mỹ kim và chỉ 7 tháng đầu năm nay đã lên đến 45.3 tỷ. Riêng người Việt hải ngoại gởi về cho thân nhân và đầu tư trong năm 2007 là 4.6 tỷ Mỹ kim và sẽ tăng 21.7% trong năm 2008, nâng tổng số ngoại tệ gởi về Việt Nam lên 5.6 tỷ Mỹ kim (Theo Dow Jones). Vì số lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam không thể kiểm soát cho nên vấn đề lạm phát là hiển nhiên và không thể kiềm chế. Đây là hậu quả tất nhiên của đường lối lãnh đạo độc tài của bọn thất học chỉ biết tranh chấp quyền lực nội bộ, thanh trừng, tham nhũng thay vì hợp tác phục vụ quyền lợi quốc gia.
Chính sách kinh tế dài hạn (Long-run)
Gồm có kế hoạch phát triển và tăng trưởng kinh tế, chính sách nhân dụng nhằm tạo công ăn việc làm cho dân chúng, kiềm chế lạm phát, và sau cùng là tìm cách giảm thiểu tối đa ảnh hưởng các số nợ mà CSVN vay trong nước và quốc tế. CSVN đã cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 7.9% năm 2007 và 6.5% trong 6 tháng đầu năm 2008 hầu theo kịp các nước đang phát triển trong vùng như Thái Lan 4.8%, Phi Luật Tân 5.7% và Mã Lai 4.6%.
Sự cố gắng thái quá và thiếu chuẫn bị đã làm cho CSVN là nạn nhân của chính mình. Dù vậy, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam rất lý tưởng với 5.3% theo thống kê và nếu đây là con số chính xác, Việt Nam sẽ là quốc gia no cơm ấm áo hàng đầu trong khối Cộng Sản.
Thực tế, ảnh hưởng lạm phát 28% trong tháng 7/08 đã xóa đi thành quả tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua của Việt Nam. Vật giá tăng nhanh, nhập cảng nhiều hơn xuất cảng đưa đến tình trạng thất nghiệp, mậu dịch thâm hụt 14.4 tỷ Mỹ kim trong năm 2007 và 14.8 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2008 và nguy hại nhất là ngân sách dự trữ ngoại tệ chỉ còn 20 tỷ Mỹ kim để điều hành hối đoái.
CSVN điều hành kinh tế theo quán tính, không kế hoạch. Kể từ tháng 11/2006 khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO lại càng không thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế vì hàng hóa kém phẩm chất. Sự chọn lựa duy nhất chỉ còn cách xuất cảng một số mặt hàng hạn hẹp (Vertical) tiêu biểu như các loại hải sản, gỗ, thủ công nghệ, nông sản và các mặt hàng may mặt, giày dép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải nhập cảng phân bón và chỉ sợi. Tệ hại nhất là bán ra dầu thô để mua lại xăng với giá cao. Hiện tại CSVN đang hợp tác với công ty dầu Exxon Mobil Mỹ để thăm dò dầu khí vùng biển Đông nhưng đang gặp sự phản đối từ phía người anh em xã hội chủ nghĩa Trung Cộng.
Trong năm 2007, CSVN còn nợ thế giới 21.7 tỷ Mỹ kim không kể đến số nợ viện trợ vũ khí của khối Cộng, viện trợ dài hạn không lời và nợ trong nước qua các đợt phát hành công khố phiếu (Treasury bonds). Với nền kinh tế què quặt cùng với hệ thống tham nhũng của đảng, CSVN rất khó thanh toán số nợ khi đáo hạn.
Tài sản quốc gia và tài sản đảng
Việt Nam hiện có 3,786 công ty liên doanh và 1,720 công ty quốc doanh; trong số nầy có 6 ngân hàng liên doanh, 26 ngân hàng cổ phần và 5 ngân hàng quốc doanh. Tất cả đều do đảng lãnh đạo, nhất là ngân hàng và những công ty quan trọng. Vì áp lực của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân Hàng Thế Giới WB và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, CSVN buộc phải tư hữu hóa một số công ty quốc doanh. Tuy nhiên họ chỉ bán ra những công ty kém quan trọng, không sinh lợi hoặc phá sản. Những công ty quan trọng đều do đảng điều hành, thao túng biển thủ. Ngân sách quốc gia không cần phải công khai hóa vào cuối niên khóa tài chính như các quốc gia tự do. Với hệ thống đảng trị, bọn lãnh đạo độc quyền sử dụng, phân phối và tham nhũng, không phân biệt tài sản quốc gia hay tài sản đảng.
Đến đây chúng ta đã có khái niệm về tài nguyên trí thức CSVN, theo thống kê, sẽ không đủ để có thể phục vụ đất nước với 84 triệu dân. Qua khái niệm về kinh tế cộng sản, một nền kinh tế do bọn thất học và độc tài lãnh đạo, chỉ có thể đưa đất nước đến nghèo đói. Với một nền kinh tế què quặt, vá víu, mậu dịch thâm hụt, nợ nần tương đương 25% tổng sản lượng quốc nội, vấn đề phá sản chỉ còn là thời gian. Vì không tin tưởng vào tương lai, đảng viên các cấp đồng lõa tham nhũng, tẩu tán tài sản quốc gia ra ngoại quốc làm của riêng, Việt Nam thực sự đã đến thời mạt vận.
Với chính sách độc tài và vi hiến (Uncoctitutional) do chính bọn đảng lập ra; tư pháp, lập pháp và hành pháp chỉ là công cụ của đảng. Quyền tự do căn bản con người bị tước đoạt; hậu quả là nhân quyền bị chà đạp, tư hữu bị chiếm đoạt, chưa nói đến hệ thống hành chánh quan liêu, cục bộ đầy dẫy những phức tạp và tham ô. Với tập quán làm việc ô hợp thối nát, liệu các chuyên gia gốc Việt hải ngoại có thể giúp được gì cho quê hương?
Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi 300,000 chuyên gia kinh tế có uy tín, gồm cả thành phần phục vụ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trở về phục vụ đất nước. CSVN ngụ ý nói đến một chính sách cởi mở, dân chủ, hòa giải không còn thù hận, và là môt thông điệp rất quan trọng mà CSVN muốn gởi đến thế giới tự do; một lối tuyên truyền cố hữu của bọn Vẹm. Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng mang bệnh hoang tưởng, tìm đâu ra 300,000 chuyên gia kinh tế người Việt hải ngoại? Hầu hết những chức vụ cao và quan trọng (Senior & Key positions) trong kinh tế, thường làm việc cho chính phủ, ngân hàng, tài chánh, đầu tư và trong lứa tuổi từ 45 đến 55. Với tập quán làm việc (Corporate culture) hủ lậu, quan liêu của Việt Cộng, cái môi trường thối tha nầy không hấp dẫn lớp chuyên viên Việt Nam, trừ bọn cò mồi đỏ.
Lời nhắn sau cùng với những ai có ý định về quê xây dựng đất nước:
Bằng cách nào quí vị có thể cải hóa một tên du kích Việt Cộng trì độn trở thành một người có nhân tính và khả năng để làm việc?
Việt Cộng là bọn vô nhân tính, tàn bạo và thất học; người sống trong xã hội nhân bản, đạo đức và học thức không thể là Việt Cộng, quí vị đứng bên nào?
Những bài học từ Trịnh Vĩnh Bình ở Bắc Âu, Nguyễn Trung Trực ở Úc Châu và gần đây nhất là Trần Trường ở Mỹ Châu cũng rất đáng suy nghĩ.
Mai Vĩnh Thăng Úc Châu
MCom FAIBF, F Fin.
August 6, 2008.

Không có nhận xét nào: