Việt Tân-Những Món Nợ Máu
Rất
nhiều người hỏi chúng tôi: “Việt Tân” là tổ chức nào? Chúng tôi chỉ trả
lời vắn tắt: Đó là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Lại thắc mắc thêm: “Tại sao
không gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh mà gọi là Việt Tân?”
Trong
cộng đồng người Việt hải ngoại, gần như ai cũng biết Mặt Trận Hoàng Cơ
Minh nhưng ít người biết Việt Tân, vì thế chúng tôi phải cố gắng giải
thích cho họ.
Chúng tôi nhắc lại, ngày xưa
khi muốn xâm chiếm miền Nam, đảng CSVN đã cho hình thành một tổ chức
lấy tên là “Mặt Trận Quốc Gia Giải Phong Miền Nam” để làm chiêu bài.
Nhóm
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh nghĩ rằng muốn thắng Cộng Sản phải lập một
đảng và một mặt trận gióng như Đảng CSVN đã làm và phải độc tài hơn
Cộng Sản mới có thể thắng họ được. Do đó, nghe nói một “Đại Hội Dựng
Đảng” đã được tổ chức vào ngày 10.9.1982 tại một “khu chiến trong vùng
rừng núi Đông Dương” để thành lập một đảng gióng như đảng CSVN và gọi
tên là đảng VIỆT TÂN và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh được suy cử là Chủ
Tịch Đảng. Điều lệ của đảng Việt Tân rập khuôn gần gióng điều lệ của
đảng CSVN. Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh cũng mặc áo bà ba quàng khăn rằn
gióng hệt Hồ Chí Minh.
Để “giải phóng Việt
Nam”, ba tổ chức là Mặt Trận Người Việt Tự Do, Tổ Chức Phục Hưng và Lực
Lượng Dân Quân Việt Nam đã họp lại và thành lập một mặt trận có cái tên
gióng hệt “Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam” của đảng CSVN đó là
“Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam”. Vì mặt trận do Phó
Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm Chủ Tịch nên thường được gọi là “Mặt Trận
Hoàng Cơ Minh”. Về sau, nhóm Hoàng Cơ Minh độc chiếm tổ chức này.
Giải thích như vậy chắc bà con cũng có thể nắm được những nét chính rồi.
KHÔNG NGÔN CHÁNH DANH THUẬN
Sự thành lập và hoạt động của đảng Việt Tân đã xẩy ra một vài chuyện lạ khiến đồng bào thắc mắc.
Chuyện lạ thứ nhất: Tên đảng Việt Tân là tên viết tắt của tên “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”.
CANH
TÂN (renovation) có nghĩa là cải tiến, sửa đổi lại, làm cho tốt hơn.
Còn CÁCH MẠNG (revolution) là phá vỡ trật tự cũ và thiềt lập một trật
tự mới hoàn toàn khác hẵn với trật tự trước đó (establishment of a new
order radically different from the preceding one).
Như vậy canh tân và cách mạng không thể đi đôi với nhau. Trong
một cuộc phỏng vấn, Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt, một ủy viên trung ương
của đảng Việt Tân, cho rằng chủ trương của đảng Việt Tân là thay đổi
“để làm cho công việc đó tốt hơn”. Như vậy đảng này chỉ là một đảng
canh tân chứ không phải một đảng cách mạng như đảng CSVN.
Chỉ
đọc cái tên Việt Tân thôi chúng ta cũng có thể biết những người lập
đảng này chưa biết họ phải làm gì. Hành động mà không xác định được mục
tiêu thì chỉ là xuẩn động.
Chuyện lạ thứ hai:
Theo điều 44 của Bộ Dân Luật VNCH, phải khai sinh với hộ lại trong hạn
8 ngày tròn sau khi sinh. Đảng Việt Tân được nói là đã được đẻ vào ngày
10.9.1982 tại một “khu chiến trong vùng rừng núi Đông Dương” thế mà đến
ngày 19.9.2004 mới làm lễ ra mắt tại Bá Linh. Như vậy đảng Việt Tân đã
để 22 năm sau mới khai sinh!
Chuyện lạ thứ
ba: Theo điều 51 của Bộ Dân Luật VNCH, khi một người qua đời, phải làm
giấy khai tử trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đã
tự trận tại chiến trường Lào ngày 28.8.1987, thế mà dến ngày 20.7.2001
Mặt Trận Hoàng Cơ Minh mới chính thức ra thông báo các chiến hữu Hoàng
Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải và Võ Hoàng đã “anh dũng hy sinh trên
bước đường tranh đấu giải phóng Tổ Quốc”. Như vậy Tướng Hoàng Cơ Minh
qua đời 14 năm sau mới được khai tử!
Chỉ đọc một vài chuyện lạ đó, đọc giả cũng có thể thấy được đảng Việt Tân hành động không ngôn chánh danh thuận.
BẮT CHƯỚC KHÔNG GIÓNG
Nhiều
lần chúng tôi đã đề cập đến Mặt Trận Hoàng Cơ Minh hay đảng Việt Tân
với hy vọng tổ chức này sẽ đi vào chính đạo và thực hiện những công tác
hữu ích cho đất nước. Nhưng hình như đảng Việt Tân cho rằng phải mưu mô
đàng điếm như đảng CSVN mới đoạt được chính quyền nên chẳng những không
cải tiến mà còn đưa đám “Việt Tân con” ra phản pháo hay tiếp tục quậy
phá. Vì thế, chúng tôi buộc lòng phải tiếp tục lên tiếng.
Tuy
là phỏng theo đảng CSVN và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhưng đảng
Việt Tân và Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đã không nắm vững kỷ thuật tổ chức
và hành động như đảng CSVN nên đã đi từ thất bại này tới thất bại khác.
Trước
năm 1941, đảng CSVN cũng “biểu dương khí thế” lung tung như đảng Việt
Tân hiện nay, nên bị Tây bắt quá nhiều. Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế phải ra
lệnh cho nhóm CSVN không được để lộ tung tích, ai để lộ sẽ bị tội phản
đảng (tử hình). Vì thế, đảng CSVN phải thành lập Mặt Trận Việt Minh và
nấp dưới danh nghĩa đó để hành động.
Đảng
CSVN cho lập các hạ tầng cơ sở trong nước trước, thường là các “tổ tam
tam”, sau đó mới đưa các toán từ hải ngoại về. Khi các toán ở hải ngoại
về, họ thường đi từng người hay nhiều nhất là từng ba người. Toán trở
về đông nhất là toán của Hồ Chí Minh vào năm 1944, đem theo cũng chỉ 20
cán bộ, vì có sự yểm trợ của Tàu, Pháp và Mỹ. Họ trở về để được Mỹ huấn
luyện chống Nhật!
Mặt Trận Hoàng Cơ Minh đã
làm ngược lại hoàn toàn. Trong khi chưa bí mật tổ chức được các cơ sở
hạ tầng ở trong nước, Mặt Trận đã tổ chức lễ ra quân rầm rộ ở
Washington, sau đó qua Thái Lan lập “Khu Chiến” và cho người đi các
trại tỵ nạn tuyển quân và đưa về huấn luyện. Đây là cách “thưa ông tôi
ở bụi này” nên mọi đường đi nước bước của Mặt Trận đều bị địch theo dõi
và nắm vững. Ba cuộc Đông Tiến được phát động từ 1985 đến 1990 đều sa
vào ổ phục kích của định, vì quân số, ngày xuất quân, lộ trình hành
quân và hướng dẫn viên người Lào... đều năm trong tay địch. Kết quả:
Kháng chiến tan rã.
ĐƯỜNG LỐI SAI LẦM
Từ
bỏ kháng chiến, Mặt Trận củng cố lại tổ chức và tăng cường các cơ sở
kinh tài để “đấu tranh chính trị”. Nhiều người hy vọng Mặt Trận sẽ xây
dựng được các cơ sở dân sự ở trong nước để những cơ sở này tự đứng lên
đòi hỏi chính quyền phải thay đổi và thực thi dân chủ. Mặt Trận chỉ
đứng đàng sau yểm trợ.
Để thực hiện công tác
này, Việt Tân phải bám chặt các thành phần ly khai, các đảng viên đang
bất mãn, các thành phần trí thức không chấp nhận chế độ, những thành
phần trẻ muốn xây dựng một xã hội mới... để đặt nền móng cho các cơ sở
hoạt động. Trái lại, Việt Tân lại chủ trương đặt cơ sở trong các khu
Công Giáo di cư quanh Sài Gòn, Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm..., nhưng Việt
Tân đã thất bại vì những lý do chính sau đây: (1) Thành tích của Việt
Tân không đáng tin cậy. (2) Cán bộ Việt Tân đi móc nối rất vụng về. (3)
Nhiều người nghi ngờ Việt Tân là tổ chức chống cộng cò mồi của Công An
được đưa đến để gài bẩy. Có linh mục đã nhắn ra hỏi chúng tôi: Việt Tân
là tổ chức nào? Có phải là tổ chức chống cộng cò mồi của Công An không?
Trong hai năm 1975 và 1976, Mai Chí Thọ đã cho thành lập Mặt Trận Phục
Quốc giả để gài bắt những thành phần có tinh thần chống cộng, nên ai
cũng phải cảnh giác.
Vã lại, dù có lập được
một số cơ sở trong giới Công Giáo di cư đi nữa, Việt Tân không thể xử
dụng các cơ sở này để đấu tranh chính trị, vì những nơi đó không phải
là môi trường để phát động đấu tranh chính trị.
Mặt
Trận là tổ chức đầu tiên đã đầu tư vào Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhưng
sau đó bị hai bà tranh nhau cướp mối của Mặt Trận để kiếm ăn, Mặt Trận
bị loại ra. Mặt Trận cũng có đầu tư vào một số tổ chức đối kháng nhưng
không thành công. Các nhà ly khai tránh né Mặt Trận vì sợ Công An theo
dõi. Nhìn chung, không tổ chức đối kháng nào dám liên kết với Việt Tân
vì sợ bị kết án là cấu kết với tổ chức nước ngoài. Báo Công An Nhân số
ra ngày 29.3.2007 cho biết Bộ An Ninh đã liệt đảng Việt Tân vào tổ chức
phản động.
Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng
Việt Tân, có cho đài BBC biết Việt Tân đang có những hạ tầng cơ sở ở
Việt Nam được xây dựng dưới thời của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh trước đây.
Nếu những cơ sở đó nếu quả thật có thì đó là những cơ sở kháng chiến,
không phải là cơ sở đấu tranh chính trị.
Ở
hải ngoại, Việt Tân cũng than phiền rất khó mời được một linh mục công
giáo tham gia các hoạt động “biểu dương khí thế” của họ, vì các linh
mục Việt Nam không muốn dây dưa đến những chuyện tranh chấp trong cộng
đồng. Trước những thất bại này, Việt Tân quay lại chống Công Giáo.
Thời
Bác Sĩ Võ Tư Nhượng còn sống, gần nhưng trong bất cứ phiên họp nào của
Mặt Trận ở Orange County, ông cũng đều đem Công Giáo ra phỉ báng. Các
cán bộ khác ngồi nghe với thái độ biểu đồng tình. Bác Sĩ Võ Tư Nhượng
vốn là một đảng viên đảng Cần Lao ở Bình Định trở cờ. Trong “ba năm xáo
trộm” (1964 - 1966) ông lãnh đạo Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc Bình Định
đi lùng bắt Cần Lao! Ông Lê Văn Diện là một trong những nạn nhân. Một
cán bộ Việt Tân cho chúng tôi biết vì nghe Bác Sĩ Võ Tư Nhượng cứ lặp
đi lặp lại điệp khúc chống Cộng Giáo, cán bộ này phải từ bỏ đảng Việt
Tân!
Trong một văn thư được đưa lên các diễn
đàn Internet ngày 2.7.2008, ông Nguyễn Ước ở Toronto, Canada, có kể lại
chuyện nhóm Mặt Trận chiếm lễ đài trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại
Canada. Chúng tôi xin tóm lược như sau:
Trong
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Canada năm 2002, Giáo Dân
Việt Nam ở Toronto có lập một “Làng Công Giáo Việt Nam”. Một nhóm liền
đến treo cờ vàng ba sọc đỏ quanh lễ đài và buộc các Giám Mục và Linh
mục phải chào cờ mới được làm lễ. Hôm đó, chính bản thân ông trực tiếp
đề nghị mấy “tổ chức chính trị”, trong đó có Mặt Trận Hoàng Cơ Minh,
nên gom cờ vàng ba sọc đỏ vào một khu. Họ đã không chịu nghe mà còn hăm
dọa hành hung ông!
Nếu chỉ đem cờ vàng ba sọc
vào đại hội thì chẳng có gì đáng nói. Việc một nhóm đã chiếm lễ đài và
treo cờ rồi buộc các Giám Mục và Linh mục VN phải chào cờ rồi mới được
dâng thánh lễ là vi phạm tội trespass, tức tội xâm nhập.
Vì
lo ngại nhóm cán bộ Việt Tân sẽ đến quấy phá như ở Canada năm 2002, Đại
Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney phải tìm cách đề phòng.
MUỐN “XÀI BẠC GIẢ”
Thất
bại trong việc thành lập các cơ sở dân sự đối kháng ở trong nước, các
nhà lãnh đạo Việt Tân quyết định “xài bạc giả”. Một mặt Việt Tân tìm
cách đánh chiếm các tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ để nói với
Anh Hai rằng Việt Tân là tổ chức đấu tranh lớn nhất ở hải ngoại. Nếu
Việt Cộng có dành cho Việt kiều những ghế đại biểu trong quốc hội thì
xin nhớ đến “em”. Mặt khác, Việt Tân cho một số cán bộ cao cấp từ hải
ngoại về trong nước giả ngồi xếp truyền đơn vào phong bì có logo Việt
Tân để cho Công An bắt và nói với đồng bào hải ngoại và dư luận quốc
tế: “Chúng tôi có cơ sở đang hoạt động ở trong nước đấy”!
Chuyện
đại biểu Mặt Trận có thể về làm “đại biểu quốc hội” ở trong nước là
chuyện khó xẩy ra. Lý do thứ nhất là Anh Hai chủ trương không xài các
phần tử của VNCH hay của các tổ chức do các nhóm VNCH lưu vong thành
lập để tránh những vướng mắc quá khứ. Anh Hai chỉ xử dụng các thành
phần mới do họ đào tạo sau này mà thôi. Do đó, Việt Tân chỉ được Anh
Hai xử dụng như một đoàn thể áp lực như các tổ chức đấu tranh khác ở
hải ngoại. Lý do thứ hai là Việt Tân đã bị Bộ An Ninh của CSVN xếp vào
loại tổ chức phản động, nên không bao giờ chấp nhận cho đại diện của
Việt Tân về làm đại biểu Việt kiều hay đại biểu của các đoàn thể đối
lập. Do đó, mơ mộng của Việt Tân chỉ là mơ mộng hảo huyền.
Chúng
ta không ngạc nhiên khi thấy đa số người Việt hải ngoại thường ghép
thêm chữ “Mafia” trước chữ Việt Tân và gọi là “Đám Mafia Việt Tân”!
Nếu Việt Tân không thay đổi đường lối, rồi cũng sẽ đi vào ngỏ cụt như nhiều tổ chức đấu tranh khác ở hải ngoại.
NHỮNG MÓN NỢ MÁU
Điểm
đặc biệt mà chúng tôi muốn nói với đảng Việt Tân là những món nợ máu mà
họ đã gây ra với các chiến hữu, với thân nhân của các nạn nhân và với
đồng bào.
Vì rập khuôn theo tổ chức và chủ
trương của đảng CSVN, trong “Khu Chiến” Mặt Trận đã cho áp dụng những
biện pháp sắt máu đối với các chiến hữu đã dấn thân phục vụ đất nước,
khi có một vài bất đồng chánh kiến.
Trong
cuốn hồi ký về “Bí Mật Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh”, anh Phạm Hoàng Tùng,
một kháng chiến quân trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh có kể lại ba cái chết
thê thảm do thanh toán trong nội bộ tại Khu Chiến của Mặt Trận, đó là
cái chết của Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều, Nguyễn Văn Huy và Lê Tuấn Hùng.
Trong bài này, chúng tôi sẽ nói đến cái chết đau thương của Bác Sĩ
Nguyễn Hữu Nhiều.
Phạm Hoàng Tùng cho biết
trong khóa học Quân Chính II, có một sự kiện mà đến giờ anh vẫn còn
nhớ, đó là câu hỏi của chiến hữu Nguyễn Hữu Nhiều dành cho chiến hữu
Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh. Hôm đó trong lúc thảo luận về công tác lãnh đạo
của Mặt Trận, anh Nhiều bỗng giơ tay xin hỏi chiến hữu Chủ Tịch: “Mặt
Trận có bao giờ chuẩn bị nhân vật nào thừa kế cho Chủ Tịch Mặt Trận
trong trường hợp vị lãnh đạo tổ chức quá vãng hay không?” Vì ngồi ở đầu
bàn, tôi thấy chiến hữu Chủ Tịch mặt hơi biến sắc, tuy nhiên sau đó ông
lại ôn tồn trả lời cho cả lớp, mặc dù không đi ngay vào câu hỏi của
chiến hữu Nhiều.
Anh Phạm Hoàng Tùng kể lại câu chuyện thảm sát Bác Sĩ Nhiều đã xẩy ra sau đó như sau:
Anh
biết chiến hữu Nhiều qua khóa học Quân Chính, đây cũng là lần đầu và
lần cuối anh gặp Bác Sĩ Nhiều tại Khu Chiến. Sau khi thụ huấn xong khóa
Quân Chính II, anh trở về căn cứ 27 tiếp tục công tác tại đài Phát
Thanh Việt Nam Kháng Chiến một thời gian. Còn chiến hữu Nhiều trở về
công tác tại trạm xá ở căn cứ 81 như trước đây. Bẵng đi một thời gian,
chừng vài tháng sau, có tin anh Nhiều đã bị Mặt Trận tuyên án tử hình
tại căn cứ 81. Theo tin đồn trong các anh em kháng chiến quân trong Khu
Chiến, có lẽ anh Nhiều bị tử hình vì “chống đối và định bỏ trốn”. Những
tin này xuất phát từ căn cứ 81, nơi chiến hữu Nhiều công tác, đặc biệt
là những tin do các anh em trong toán thi hành kỷ luật tiết lộ ra.
Cái
chết của anh Nhiều sau này cũng được báo chí cộng sản khai thác như một
bằng chứng về chính sách “khắc nghiệt và tàn ác” của Mặt Trận. Họ đã
căn cứ vào bản án tìm thấy trong túi xách của Trần Thiện Khải để rêu
rao chuyện này. Bản án ghi rõ Bác Sĩ Nguyễn Nhiều bị tử hình vì “bất
tuân thượng lệnh”.
Theo những thông tin trong
khu chiến, Bác Sĩ Nhiều tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Sài Gòn năm 1974
và làm việc tại Bệnh Viện Nguyễn Văn Học ở Gia Định. Khoảng cuối năm
1984 đầu năm 1985, Bác Sĩ Nhiều cùng gia đình vượt biên đến trại tị nạn
đường bộ ở sát biên giới Thái - Cambodia. Mặt Trận đã đến tiếp xúc và
thuyết phục anh tham gia Mặt Trận. Bác Sĩ Nhiều có đặt vấn đề với Mặt
Trận: Nếu Mặt Trận giúp cho vợ con anh đi định cư tại hải ngoại, anh sẽ
lên đường vào Khu Chiến. Mặt Trận đồng ý.
Sau
khi dự khóa học về kháng chiến quân, Bác Sĩ Nhiều được điều động vào
làm việc tại trạm xá của căn cứ 81. Trong thời gian ở đây, anh Nhiều có
huấn luyện về chuyên môn cho các anh em kháng chiến quân đang phụ trách
về công tác quân y. Anh rất được cấp trên trọng dụng.
Tại
trạm xá căn cứ 81, có những kháng chiến quân đang điều trị bịnh sốt
rét, nên khẩu phần dinh dưỡng cho trạm xá tương đối đặc biệt, so với
các đơn vị khác hay các tiền đồn. Trạm xá được tiếp tế rau cải tươi đều
đặn, có phần thịt tươi hàng ngày hoặc hàng tuần, thêm ít bánh trái,
đường cát trắng, sữa hộp và quà cáp. Riêng chiến hữu Nhiều được cung
cấp cả thuốc thơm Samit, một loại thuốc lá nổi tiếng và đắt tiền ở đất
Thái vào thời đó.
Theo tin đồn ở căn cứ 81,
anh Nhiều có vẻ bất mãn khi không được Mặt Trận giao cho nhiệm vụ tương
đương với chức vụ Ngoại Trưởng. Nhưng đây có thể là tin đồn do Mặt Trận
đưa ra để bêu xấu anh. Bác Sĩ Nhiều không bao giờ có tâm tình như vậy.
Tuy nhiên, sau một thời gian được trọng đãi, bỗng nhiên chiến hữu Nhiều
bị thất sủng!
Chưa ai rõ chuyện gì đã xẩy ra
giữa anh Nhiều và bộ chỉ huy của Mặt Trận, nhưng thành thật mà nói anh
Nhiều đôi khi cũng có thái độ tự cao tự đại. Ít lâu sau, anh Nhiều bị
hạ tầng công tác. Anh không còn được làm việc tại trạm xá căn cứ 81 như
một Bác Sĩ chuyên nghiệp, anh bị điều đi làm công tác gác cửa hàng ngày
ở vòng rào của căn cứ 81!
Từ khi bị hạ tầng
công tác, anh Nhiều ngày càng sa sút tinh thần, sắc diện đổi hẵn. Anh
thường nói những điều bất mãn về Mặt Trận.
Để
nắm vững tình hình của anh Nhiều, Mặt Trận đã cho một thanh niên trẻ
khoảng 17 đến làm việc chung với anh Nhiều và lấy tin tức. Anh Nhiều
thường tâm sự với cậu này. Theo cậu ta kể lại, anh Nhiều đã có lần tỏ ý
muốn trốn khỏi Khu Chiến và rũ anh đi theo để tìm cuộc sống khác. Nhận
được những tin tức này, bộ chỉ huy của Mặt Trận đã quyết định áp dụng
các biện pháp kỷ luật đối với anh Nhiều.
Một
số anh em kháng chiến quân tại căn cứ 81 cho biết, một hôm khi đang
ngồi gác cổng như thường lệ, chiến hữu Nhiều được một toán công tác đến
báo tin cho biết có lịnh bảo anh phải đi công tác xa với toán này. Một
người trong toán công tác thi hành kỷ luật này có thể là Trần Văn Quốc.
Anh là người tỉnh Sông Bé, thuở nhỏ từng làm giao liên cho Việt Cộng.
Bỗng nhiên anh bỏ đảng và vượt biên qua Thái, rồi sau đó tham gia Mặt
Trận. Anh Quốc rất gan dạ, khỏe mạnh, chấp hành kỷ luật tốt, giỏi nghề
đi rừng và bẫy thú rừng.
Theo một số kháng
chiến quân kể lại, toán hành quyết đã dẫn anh Nhiều tiến vào rừng sâu,
đến một nơi có đào sẵn một cái hố. Tới đây, các chiến hữu thi hành kỷ
luật mới báo cho anh Nhiều biết Mặt Trận đã quyết định xử tử anh. Trước
khi hành quyết anh, họ đã mời anh hút một điếu thuốc.
Khi
biết tin như vậy, anh Nhiều đã quì xuống khóc than, van xin các kháng
chiến quân đừng bắn anh. Nhưng ba kháng chiến quân có nhiệm vụ thi hành
kỷ luật cương quyết thi hành lệnh. Sau khi bắn, họ đã chôn anh vào cái
hố đã đào sẵn. Lúc đó Bác Sĩ Nhiều chỉ mới 40 tuổi.
Trong những bài tới chúng tôi sẽ tường thuật những trường hợp khác.
TÌM CÁCH CHỐI QUANH
Khi
những sự kiện như đã nói trên được các kháng chiến quân của Mặt Trận
tường thuật lạI, Mặt Trận và Việt Tân thường tìm cách chối quanh.
Trong
một cuộc phỏng vấn của đài BBC do Nguyễn Hùng thực hiện, ông Lý Thái
Hùng đã bác bỏ toàn bộ cuốn hồi ký “Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh” của
kháng chiến quân Phạm Hoàng Tùng.
Khi phóng
viên của đài BBC hỏi về những cáo buộc của kháng chiến quân Phạm Hoàng
Tùng về việc Mặt Trận đã giết hại những người đổi ý định không chịu đi
theo Mặt Trận. Ông Lý Thái Hùng nói rằng hồi ký đó đã đưa ra nhiều cáo
buộc về những hành động vốn gây cho ông bất bình. Tuy nhiên, ông đã bác
bỏ những cáo buộc này. Ông nói:
“Những chuyện mà anh Phạm Hoàng Tùng kể là anh nghe lại chứ đối với Việt Tân những chuyện đó không hề xảy ra.”
“Trong
toàn bộ cuốn sách mà anh viết và tôi có đọc thì sự hư cấu và suy diễn
nhiều hơn. Và nhiều khi sự hư cấu và suy diễn đã làm mất đi tính trung
thực của cuốn sách.”
Trước cơ quan pháp lý và
trước công luận mà phủ nhận một cách khơi khơi như vậy chẳng ai chấp
nhận. Muốn phản chứng phải đưa ra các bằng chứng cụ thể để chống lại.
Thí dụ trong vụ Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều bị tuyên án tử hình và bị hành
quyết, Việt Tân phải đưa ra các nhân chứng để chứng minh lời tường
thuật của Phạm Hoàng Tùng là sai và chứng minh Bác Sĩ Nguyễn Hữu Nhiều
hiện nay ở đâu, và nếu đã chết thì chết như thế nào và xác đang chôn ở
đâu. Việt Tân phải cho gia đình nạn nhân biết nơi chôn cất để gia đình
có thể đến hốt cốt. Một cuộc giảo nghiệm tử thi và chung quanh nơi chôn
cất sẽ đưa ra ánh sáng những sự thật. Mặt Trận không thể chối quanh
theo kiểu ông Lý Thái Hùng được.
Lữ Giang
August 4, 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét