Việt Nam: Tỉnh Hay Khu Tự Trị?
Trích
tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc gặp mặt giữa đại diện Tổng cục
tình báo Hoa Nam và Tổng cục II Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo
chế độ “Tuyệt Mật”
Thưa các đồng chí,
Trong
mấy ngày qua ta đã cùng nhau bàn thảo nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận
về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định: hội nghị đã thắng lợi, và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén! (vỗ tay kéo dài)
Trong
lời phát biểu kết thúc hội nghị Lương tư lệnh nhấn mạnh: những gì được
đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều
lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cấp
cao. Với tư cách chính uỷ được cử ra chủ trì hội nghị, tôi xin tóm tắt vài điều quan thiết.
Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có, và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam. Trung Quốc không có nhu cầu thôn tính nước nào, các nước lân bang đều nghèo, họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ.
Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng ở dưới đất hoặc ở ngoài biển, không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong
giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế mà Đặng (Đặng Tiều
Bình) lãnh tụ vạch ra, mọi sự đèo bòng đều vô nghĩa. Chúng kìm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại (vỗ tay).
Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy, nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được (cười rộ).
Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rĩ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong
khi đàm phán tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau, có
chỗ lồi ra, có chỗ lõm vào ở bên này hay bên kia, nhưng đó là kết quả
của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán.
Các đồng chí Việt Nam thấy chúng nói thế lại chỉ thanh minh mới chán. Như
Lê thứ trưởng (Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ
tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn, đo ra mới biết của ta
chỉ có một phần ba, vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa”,
nói thế là tốt, nhưng vẫn cứ là thanh minh. Việc
gì mà phải thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối ấy à, cứ
thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại (vỗ tay).
Chớ lừng chừng thiếu kiên quyết, chớ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải
quét cho bằng sạch, tiêu diệt không thương xót bọn dân chủ, không cho
chúng được đàng chân lân đàng đầu, vùi chúng xuống đất đen, không cho
chúng ngóc đầu dậy (nhiều tiếng hô: Sùng chính uỷ nói rất đúng!).
Nhưng cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc
tiêu diệt bọn dân chủ giòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng
chí Việt Nam, nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta (vỗ tay).
Thưa các đồng chí,
Hội
nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra ngoài những chuyện lặt vặt vô
bổ đang là đề tài thời sự để tập trung vào đại sự – bàn về chuyện hợp
nhất hai quốc gia trong tương lai (vỗ tay). Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần, vì thế ta phải có viễn kiến, phải có sự chuẩn bị.
Hợp nhất Trung Quốc – Việt Nam là một mốc lịch sử vĩ đại trên con đường phát triển của Tổ quốc. Với
tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta đã
bàn thẳng vào những phương án, phác thảo những bước tiến hành cụ thể,
những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.
Nào, xin cạn chén lần nữa mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này (vỗ tay ran)!
Trong
tình hình thế giới hiện nay, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác,
không còn con đường nào khác hơn là trở về với Tổ quốc Trung Hoa vĩ
đại. Đi với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Chỉ
trở về với Tổ quốc các đồng chí mới có thể tiếp tục tồn tại như những
ông chủ duy nhất trước hiểm hoạ bọn giòi bọ đang tích cực phản công
nhằm tống cổ các đồng chí khỏi chỗ ngồi của mình.
Hãy
thử tưởng tượng một ngày nào đó các đồng chí không còn được ngồi ở bàn
giấy trong công thự mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp!
Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta. Tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta, quyết không để lọt vào tay kẻ khác (vỗ tay).
Lũ dân chủ giòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc, tôi thừa nhận điều đó, nhưng chúng tôi đã thẳng tay trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác, chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết. Nếu ở Trung Quốc đã có một Thiên An Môn thì tại sao Việt Nam không thể có một cái tương tự? Tôi
xin bảo đảm với các đồng chí rằng Trung Quốc sẽ tận tình chi viện cho
các đồng chí một khi có sự biến đe doạ quyền lợi của các đồng chí. Để
bảo vệ các đồng chí, Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí cho vài
Thiên An Môn (vỗ tay). Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí xem Hồ đồng
chí (Hồ Cẩm Đào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi.
Nhưng đó là trong tình huống hiện nay, chứ trong tương lai khi hai nước đã là một thì sẽ không phải như vậy.
Việc Việt Nam trở về với Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến, không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn (vỗ tay, nhiều tiếng hô: Sùng chính uỷ nói rất đúng!”).
Trong
lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của
cây đại thụ Trung Hoa. “Trung Quốc và Việt Nam là một”. Đó là chân lý đời đời. Đó
cũng chính là lời của Hồ đồng chí (Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia
nhập ĐCSTQ. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc – Việt Nam như
môi với răng. Môi hở thì răng lạnh”. Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể (vỗ tay). Nông đồng chí (Nông Đức Mạnh), từng tự hào nhận mình là người Choang trong cuộc gặp gỡ với các đại biểu trong Quốc vụ viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Trong
thời đại hiện nay, khi thế giới được tái phân chia sau Đệ nhị Thế
chiến, khi Hoa Kỳ đã mất vị thế độc tôn trước sự trỗi dậy bất ngờ của
Tổ Quốc chúng ta, thì sự sáp nhập trở lại của Việt Nam, và toàn bán đảo
Đông Dương tiếp theo là điều tất yếu (vỗ tay ran)..
Thế
nhưng chúng ta đều đã thấy biết những biểu hiện lừng chừng dao động lúc
này lúc khác trong ban lãnh đạo đảng Việt Nam, muốn vừa dựa lưng vào
Trung Quốc vừa dựa hơi con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác, sự lựa chọn chỉ có một, và ở đây các đồng chí Việt Nam tỏ ra đã có lựa chọn đúng (vỗ tay).
Ngày nay Trung Quốc vĩ đại đang giành lại vị trí phải có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại càng thêm vĩ đại (vỗ tay, tiếng nhiều người “Rất đúng!”).
Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường, là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ…
(bỏ một đoạn không rõ tiếng)
Những
việc mà giờ đây chúng ta phải làm, tôi xin nhấn mạnh lần nữa, không
phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần
phải đẩy mạnh hơn nữa, phải khai triển rộng hơn nữa, là:
Đè
bẹp và tiêu diệt luận điệu “tinh thần dân tộc” vẫn còn tồn tại dai dẳng
trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc, đặc biệt trong đám trí
thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.
Tướng
lĩnh phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc, công này là
của nguyên chủ tịch Lê (Đức Anh), người rất biết nhìn xa trông rộng (vỗ
tay). Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài
phần tử lừng chừng, dao động, chủ yếu do kém hiểu biết, các đồng chí
cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường quan điểm ở trường
Đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết (Võ Nguyên
Giáp) hay nói ngang thì phải đe nẹt, cho chúng biết rằng một khi đã bị
coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được
hưởng, tất chúng sẽ im mồm.
Đám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần dân tộc trong nhân dân để cản trở hợp nhất. Nhưng
không lo, Mao chủ tịch đã dạy: trí thức khởi xướng được nhưng không làm
được, chúng chỉ lép bép lỗ miệng, thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng
bỏ chạy.
Đáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng, nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy, ở chỗ bản tính trí thức. Hãy lên đạn, hãy hô “bắn” thật to, đâu sẽ vào đấy hết (cười ran).
Lực
lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là
hai cánh quân: về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông. Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng
phải chú ý điểm này: không được lạm dụng các phương tiện hiện đại,
chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản
ứng quốc tế bất lợi.
Truyền
thông phải sử dụng mọi phương tiện sẵn có, tăng cường viết và nói hàng
ngày hàng giờ, biện luận cho dân thấy được cái lợi của việc sáp nhập:
họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc, hơn hẳn phúc
lợi đang có, sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới, ngư
dân được tha hồ đánh cá trên biển Đông nay cũng là của họ mà không còn
phải lo lắng vì xâm phạm hải phận bị hải quân Trung Quốc trừng phạt,
người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế
giới phải kiêng nể (vỗ tay ran)…
Tuy
nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí: phải tiến hành kín đáo để mọi
việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa hợp nhất, trung ương chính phủ cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ.
Thỉnh
thoảng vẫn phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu
phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa, phải cho phép các báo đăng vài
bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo. Với mọi
sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi cứ tiếp tục ám chỉ một “nước ngoài”
nào đó, hoặc một “tàu lạ” nào đó, không rõ quốc tịch v.v… là được. Đừng quên khen thưởng các nhà báo, họ là công bộc trung thành của ta, thiếu họ không được.
Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác bô–xít ở miền Trung. Ồn ào lắm. Có vẻ hung hăng lắm. Nhưng
là bề ngoài thôi, chứ bề trong thì bọn phản đối cũng biết thừa – mọi sự
đã an bài, tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính trị quyết
không bỏ kế hoạch này. Nhất là Nông (Đức Mạnh) đồng chí, là chuyện sinh tử của Nông đồng chí, nên đồng chí rất kiên quyết.
Trong
chuyện bô–xít tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy, các đồng
chí ạ. Phải phản công bằng lập luận: một khi Việt Nam đã nhập vào Trung
Quốc thì vùng Tây Nguyên của Việt Nam là của chung nước ta, chưa chừng
trên sẽ thay đổi kế hoạch – ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển
sang thực hiện ở châu Phi, bô–xít của ta, ta để đấy dùng sau, cũng như
ta đâu có vội khai thác cả tỉ tấn bô–xít ở Quảng Tây.
Nói để các đồng chí phấn khởi: về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm châu Phi trong tay từ nhiều năm rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang châu Phi làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa Đen nữa kia (vỗ tay). Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của Tổ quốc” (vỗ tay ran).
Phải
trấn an các cán bộ các cấp từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy
rằng sau hợp nhất mọi vị trí, quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy
suyển.
Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chính chung trong toàn quốc. Việc này rất quan trọng, xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh
đạo, từ Trung ương cho đến địa phương, có thông thì nhân dân mới thông,
nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm tinh thần tuyệt đối
phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên
của họ dao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ dao động theo,
trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí,
Còn lại một việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất: Tỉnh hay là Khu Tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm.
Tỉnh thì cũng như Quảng Đông, Quảng Tây, về diện tích hơn kém không nhiều. Khu
tự trị kiểu như Khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ
về vai vế, Nông đồng chí vồn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà
làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng, bọn
chó Đạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà Trung ương không thuận.
Có mấy đồng
chí Việt Nam nêu ý kiến: hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang,
Việt Nam sẽ là một nước, hay một bang trong liên bang ấy? Ý kiến này không mới, nó đã từng được nêu lên. Nhưng,
các đồng chí thử nghĩ xem: nếu như thế thì thống nhất làm sao được với
bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Hột…, chính chúng nó
đang muốn cái đó để xưng độc lập hoặc tự trị trong liên bang.
Trên
nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được, danh chính thì ngôn thuận,
nhưng nội dung bất biến – vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của
Tổ quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị lại là cái dễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phân liệt. Không được, quyết không được, thưa các đồng chí ... (có tiếng xì xào).
Vấn đề hình thức, nhưng lại có tầm quan trọng lớn, xin các đồng chí phát huy tự do tư tưởng để đề xuất.
Ninh Cơ ghi lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét