Con số lao động
“chui” người Trung Quốc không chỉ là hàng trăm như báo chí rụt rè lên
tiếng mấy tháng trước đây, mà lên tới 35,000, theo con số của Bộ Công
an.
Đó là nội
dung của một bài viết đăng trên trang blog của một blogger nổi tiếng,
hiện đang sống trong nước, là ông Osin, tức nhà báo Huy Đức, hôm 3
tháng 8-2009.
Tuy
rằng, đây vẫn là một “thống kê chưa đầy đủ”. Một quan chức của Bộ, là
Thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cho biết: “Một số doanh nghiệp Trung Quốc
đưa người lao động vào cả khu vực biên giới…” Và theo ông Giáp, tình
trạng này “tiềm ẩn các phức tạp về an ninh trật tự”.
Hộ chiếu công vụ cho lao động phổ thông?
Tin
tức về hiện tượng công nhân và lao động Trung Quốc tại nước ngoài gây
hấn, tham gia vào các vụ đánh nhau với người địa phương bắt đầu xuất
hiện nhiều nơi, trong đó có cả Việt Nam.
Mới
đây, khoảng 100 dân địa phương và công nhân đến từ Trung Quốc tham gia
cận chiến tại thủ đô Algeria, với vũ khí là dao và gậy sắt.
Tin
tức của các hãng thông tấn quốc tế cho biết, mười người Trung Quốc bị
thương, hai cửa tiệm của người Hoa bị cướp bóc trong trận hỗn chiến này.
Tin
tức nói rằng, nguyên nhân khiến bạo lực bùng phát đến từ sự bực tức của
người địa phương đối với lao động nhập cư. Và trận đụng độ đã diễn ra
sau cuộc cãi vã giữa một chủ tiệm tạp hóa bản xứ với một khách hàng là
lao động nhập cư từ Trung Quốc.
Blogger Osin phân tích trong bài viết “Lao Động ‘Chui’” đăng trên Internet ngày 3 tháng Tám, rằng:
“Mặc
dù những thông tin mà Bộ Công an công bố là rất đáng lo ngại nhưng,
liền sau đó, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị
Kim Ngân nhanh chóng trấn an, là “chưa thể đưa số lao động này về nước
trong ngày một, ngày hai... Phải làm việc với các doanh nghiệp… giải
thích cho họ biết.””
Tác
giả Osin nói thêm, quan chức của các Bộ có thẩm quyền của Việt Nam tiết
lộ rằng chính quyền Trung Quốc đã cấp hộ chiếu công vụ cho dân họ đi ra
nước ngoài làm lao động phổ thông:
“Trong
năm 2008, Trung Quốc có đội quân thất nghiệp lên tới hơn 20 triệu
người. Không có gì ngạc nhiên khi “đội quân” này được tạo điều kiện tối
đa đi sang Việt Nam. Theo thiếu tướng Đặng Thái Giáp: “Nhiều người
không đủ tiêu chuẩn lao động, có người chỉ là lao động phổ thông nhưng
phía Trung Quốc vẫn cấp hộ chiếu công vụ”. Khi đã nhập cảnh Việt Nam
bằng visa 3 tháng thì, đúng như lời bà Ngân, những người này có thể đi
vào bất kỳ nơi đâu.”
Va chạm với cư dân địa phương
Báo
chí trong nước gần đây loan tin, liên tiếp có nhiều va chạm giữa cư dân
địa phương tại Việt Nam với công nhân Trung Quốc sang làm việc.
Trong
hai ngày 22 và 23 tháng Sáu, báo điện tử VietNamNet cho đăng hai bài
phóng sự liên quan đến những rắc rối mà lao động Trung Quốc gây ra tại
Thanh Hóa và Đồng Nai.
Ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, bài báo cho biết đã có nhiều vụ xô xát giữa cư dân địa phương và công nhân khách đến từ Trung Quốc.
Riêng
ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, thì 200 lao động
Trung Quốc đã bị buộc hồi hương vì không có giấy phép lao động.
Vào
thời điểm ấy, các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với cư dân các ấp 1, 2
và 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cho thấy, nguyên nhân
chính là do bất đồng ngôn ngữ, công nhân Trung Quốc có thái độ thiếu
văn hóa và có cách ứng xử “kỳ cục.”
Một
phụ nữ ở Ấp 1, xã Phước Khánh cho biết, khu vực chị ở cách nơi công
nhân Trung Quốc làm việc đến mười mấy cây số. Vẫn thấy có nhiều công
nhân khách đến uống cà phê. Đôi khi có hiện tượng “chửi nhau,” “đánh
lộn” với dân địa phương.
Một
thanh niên sống tại Ấp 2 thì nói rằng “mấy ông công nhân Trung Quốc hay
có cái kiểu mặc quần đùi, ở trần, lái xe không đội nón bảo hiểm.” Anh
nói, “họ không được lịch sử cho lắm,” và có lời ra tiếng vào là họ “đến
quán cà phê, quan hệ bồ bịch với một số phụ nữ địa phương.”
“Họ
hay mặc quần đùi, ở trần, đầu không đội nón bảo hiểm trong khi luật
pháp Việt Nam đã có quy định. Công an giữ lại rồi khóa cổ xe nhưng rồi
cũng cho đi vì ngôn ngữ bất đồng.”
Một
người đàn ông khác, làm việc tại khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng tại
xã Phước Khánh cũng có nhận định tương tự, là người Trung Quốc đang làm
việc tại địa phương này “thiếu văn hóa và bướng bỉnh.”
“Họ
có làm trong đó, và có lộn xộn do ngôn ngữ bất đồng. Tiếng Việt không
biết, tiếng Anh cũng không biết, từ đó có điều không hay xảy ra. Ngay
trong khu du lịch chúng tôi có quy định là tất cả khách du lịch phải
mặc áo phao 100%.
Khi
nói chúng tôi thấy họ không hiểu, đôi khi họ cũng bướng nữa. Dường như
họ không có văn hóa. Chúng tôi phải tập họp nhân viên, bắt họ phải lên
vì sợ có sự cố.”
Đóng góp lớn cho VN?
Trở
lại với bài viết “Lao Động ‘Chui’” của tác giả Osin. Blogger này nói,
ông thấy “thật ngạc nhiên” khi Bộ Trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã
Hội của Việt Nam phát biểu, rằng “Tuy bất hợp pháp nhưng họ [tức công
nhân Trung Quốc] cũng đã có đóng góp lớn vào tiến độ công trình, đặc
biệt, khi nhiều nhà thầu không tuyển được lao động Việt Nam.”
Tác giả viết:
“Là
người hoạch định chính sách lao động cho nước nhà, nếu bà Bộ trưởng
nhận thấy, việc các nhà thầu nước ngoài phải đưa lao động phổ thông từ
nước họ sang là cần cho “tiến độ công trình” thì bà hoàn toàn có thể
báo cáo ra Quốc Hội xin sửa luật.
Về
mọi phương diện, trước một hiện tượng đã được coi là “bất hợp pháp” thì
không ai có quyền du di, một bộ trưởng lại càng không thể ngập ngừng
cho dù chỉ trong những lời tuyên bố.”
“Thái
độ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là vô cùng quan trọng và sẽ là
chuẩn mực cho dù việc thực thi pháp luật chỉ cần bắt đầu từ các địa
phương. Sở dĩ số người Trung Quốc ở Tân Rai ban đầu chỉ có khoảng 100,
về sau lên tới 570 “lao động phổ thông”, theo ông Lê Thanh Phong, Phó
Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, vì Tỉnh ít quan tâm và khi quan tâm thì “chính
quyền muốn trục xuất cũng không dễ vì quan hệ hữu nghị, và vì Tỉnh cũng
không có quyền làm việc trực tiếp với nhà thầu”.”
Tác
giả Osin nhận định, có thể, quan niệm về “tình hữu nghị” như ông Lê
Thanh Phong phát biểu là khá phổ biến, khiến nhiều vụ va chạm giữa công
nhân khách và dân địa phương vẫn tiếp diễn, không xử lý được.
Nhưng
“Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, dù các nhà thầu là Mỹ, Trung
Quốc hay Hàn Quốc… đã hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân
thủ luật pháp Việt Nam. Chỉ cần một cảnh sát khu vực cũng có quyền kiểm
tra giấy tờ khi trên địa bàn xuất hiện một vài lao động lạ.”
Tác
giả Osin, tức nhà báo Huy Đức thừa nhận, rằng lao động Trung Quốc “đôi
khi tỏ ra có kỷ luật hơn,” nhưng cần nhìn nhận là “hầu như những lao
động đến “bất hợp pháp” thường bị các nhà thầu giữ trong các trại “kín
cổng cao tường” và phải lao động nhiều giờ mỗi ngày.
Việt Nam không nên là nơi cho các ông chủ nước ngoài lựa chọn như một địa bàn quá dễ dàng để bóc lột người lao động.”
Tác
giả nhận định, khó có quốc gia nào có thể “trục xuất hết lượng lao động
nước ngoài nhập cư bất hợp pháp” vì lực lượng này thường lén lút làm
việc rải rác khắp nơi. Riêng tại Việt Nam, một hiện tượng không thể phủ
nhận, là “lao động bất hợp pháp Trung Quốc lại tập trung công khai
thành từng trại.”
“Không
có thống kê chính xác để biết con số lao động Việt Nam mất việc từ các
công trình trong thành phố, tay trắng trở về quê. Nhưng, càng ngày càng
có nhiều thêm các công trình rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc.
Điều
đó chỉ nên được coi là bình thường nếu như “sử dụng lao động bất hợp
pháp” không trở thành một yếu tố để các nhà thầu “lạ” hạ giá và trở
thành một thế cạnh tranh.”
Thậm
chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh:
đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng
thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này,
tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt.
Trích từ báo Radio Free Asia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét