Chiến Lược Của Việt Nam Để Phòng Thủ Duyên Hải Và Biển Đông
Trong
bối cảnh Trung quốc đang áp lực các hãng năng lượng trên thế giới (mới
nhất là áp lực hãng ExxonMobil của Hoa Kỳ) không được giao kèo khai
thác năng lượng trong biển Đông của Việt Nam với dụng tâm độc chiếm trữ
lượng dầu khí tại đó, quan điểm phòng vệ của ông Nguyễn Mạnh Trí là
điều những điều Hoa Thịnh Đốn và Hà nội cần quan tâm.
Bài
tóm tắc này dựa theo sự hiểu biết cá nhân và những điều ghi nhận được
khi tôi làm việc ở Hà Nội trong hai năm 1996-1997. Những điều này được
cũng cố bằng những sự kiện tuần tự xảy ra trong những năm kế tiếp cũng
như những bài viết gần đây của các học giả Hoa Kỳ và Quốc Tế. Chúng ta
không ở trong vị thế để biết được chi tiết những thỏa thuận chiến lược
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng những gì đã và đang xảy ra cho thấy nổ
lực của Việt Nam trong cố gắng bảo vệ quyền lợi chiến lược và sự sống
còn của mình.
I. NHẬN ĐỊNH
• Hoa
kỳ và các quốc gia trong vùng không thể ngăn cản Trung Quốc phát triển
lực lượng quân sự của họ nhất là về Hải Quân. Ngược lại, Trung Quốc
cũng không thể nào ngăn cản các nước này có biện pháp đối trọng. Trung
Quốc đang dùng rất nhiều tài lực của mình lao vào một cuộc chạy đua vũ
trang thay vì dùng số tiền này để phát triển kinh tế.
• Việt Nam đủ sức đứng vững mà không cần quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
• Hoa
Kỳ và các quốc gia liên hệ, vì quyền lợi chiến lược, nên giúp Việt Nam
phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng cũng như ngoại giao.
• Nga
Sô không phải là đồng minh của Trung Quốc dù rằng Trung Quốc mua rất
nhiều vũ khí của Nga. Người Nga cũng hiểu rằng trong vòng 10, 20 năm
nữa, khả năng kỹ thuật của Trung Quốc sẽ bắt kịp Nga Sô.
• Việt Nam không nên tạo cơ hội để Trung Quốc lấn chiếm thêm các đảo ở Trường Sa.
• Các
quốc gia trong vùng, kể cả Trung Quốc, không có lợi gì cả khi biến việc
tranh chấp biển Đông thành một cuộc chiến tranh toàn diện.
II. CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
• Phát triển nhanh Hạm Đội Nam Hải, nhất là lực lượng tàu ngầm để có thể đối đầu với Hải Quân Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng.
• Dùng
áp lực kinh tế để ngăn cản không cho Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ và Nhật
Bản hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác dầu khí trên thềm lục địa
Việt Nam.
• Xé lẻ, hăm dọa các quốc gia ASEAN để lấn chiếm khu vực Trường Sa.
III. CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM
• CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO
a) Cố
gắng đạt được sự thỏa thuận với các quốc gia ASEAN về việc khai thác
tài nguyên trong vùng Trường Sa theo một tỷ lệ hợp lý. Cố gắng này có
thể áp dụng với cả Trung Quốc dù rằng Trung Quốc đang áp dụng chính
sách đe dọa, chia cắt từng nước trong vùng để làm chậm trễ quá trình
khai thác tài nguyên trong vùng.
b) Thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ để khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa Việt Nam.
c) Đưa vấn đề ra tòa án Quốc Tế như là một giải pháp cuối cùng dù rằng trong nhiều khía cạnh Việt Nam không muốn làm như vậy.
• QUÂN SỰ
Không
nên so sánh tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Việt Nam nhất là
Hải Quân vì Trung Quốc phát triển Hải Quân của họ không những để đối
đầu với Hoa Kỳ mà còn đến các nước có quyền lợi trong vùng Nhật Bản, Ấn
Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Đài Loan. Việt Nam dù nhỏ nhưng
là một mắc xích quan trọng trong nỗ lực ngăn chận Hải Quân Trung Quốc
mở rộng khu vực hoạt động của họ. Việc phối hợp
và nhận sự giúp đở của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh là điều cần
thiết vì Việt Nam là nước hứng chịu áp lực quân sự đầu tiên từ Trung
Quốc.
a) Phòng thủ cận duyên:
- Phát
triển hạm đội tàu đánh cá vũ trang. Các tàu này sẽ là đội quân tiên
phong trong nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải dù rằng phải hy sinh khi đối đầu
với hải quân Trung Cộng.
- Phát
triển hệ thống phòng thủ duyên hải với các hỏa tiễn địa đối hải tầm
trung (200 km). Các hỏa tiễn này cũng có thể được trang bị trên các đảo
do Việt Nam kiểm soát trong vùng Trường Sa.
- Đóng
các chiến hạm hạng trung từ 700 - 2,000 tấn dựa theo thiết kế của Nga
trong việc đóng các chiến hạm thế hệ mới loại Molniya, Petya, Gepard.
b) Hệ thống phát hiện và chống tàu ngầm:
- Nhờ
sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản để thiết lập hệ thống các phao định
vị để phát hiện các tàu ngầm Trung Quốc dọc theo bờ biển Việt Nam cũng
như trong vùng biển Đông.
- Phát triển các phương tiện tấn công các tàu ngầm (chiến hạm săn tàu ngầm, phi cơ tầm xa, trực thăng).
c) Phòng thủ viễn duyên:
- Thương
thuyết với Phi Luật Tân để có những cuộc tuần tiễu hỗn hợp cũng như cho
phép Hải Quân Việt Nam được dùng các căn cứ của Phi Luật Tân để sửa
chữa và nghỉ ngơi.
- Thương thuyết với Đại Hàn để mua các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis.
- Trong
tương lai, viễn tượng 1 hay 2 Hải Đoàn Đặc Nhiệm Hàng Không Mẫu Hạm với
các chiến hạm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan tuần
tiễu biển Đông chung với Việt Nam và các quốc gia ASEAN là điều có thể
xảy ra.
d) Phòng thủ chiến lược:
- Hoa
Kỳ giúp cho Việt Nam có được một hệ thống phòng thủ như Hoa Kỳ đã và
đang thiết lập tại Tây Âu và Đông Âu cũng như Nhật Bản (bài viết của
giáo sư Arthur Waldron có đề cập chi tiết hơn về vấn đề này).
- Cam
Ranh sẽ biến thành một quân cảng và trung tâm sửa chữa tàu bè lớn nhất
vùng Đông Nam Á. Các chiến hạm Đồng Minh có thể vào đây để nghỉ ngơi và
sửa chữa.
Tài liệu tham khảo (2008):
• Bài viết của học giả Albert Rothacher, hiện làm ở Phái Bộ Ủy Hội Châu Âu tại Vienna.
• Bài viết của giáo sư Ang Cheng Guan, Viện Giáo Dục Quốc Gia Singapore.
• Bài viết của Tiến Sỉ Arthur Waldron, giáo sư Quan Hệ Quốc Tế của Đại Học Pennsylvania.
• Bài viết của Tiến Sỉ Balazs Szalontai, nhà nghiên cứu châu Á đang sống tại Hungary.
• Bài viết của giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc.
• Bài viết của Tiến Sỉ Edmund Malesky, đặc trách nghiên cứu về Việt Nam trường đại học Havard.
• Bài viết của giáo sư Frederick Brown, viện Chính Sách Ngoại Giao, trường SAIS thuộc đại học John Hopkins.
• Bài viết của Tiến Sỉ Peter Navarro, gia?o sư ta?i Đa?i ho?c California-Irvine.
• Bài viết của giáo sư Ramses Amer, hiện dạy tại Khoa Chính Trị Học tại trường đại học Umea của Thụy Điển.
• Bài viết của Tiến Sỉ Stein Tonnesson, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Hoà Bình Quốc Tế ở Oslo, Na Uy.
• Bài viết của bà Susan Shirk, cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Tổng Thống Clinton.
• Bài viết của Tiến Sĩ Toshi Yoshihara, dạy khoa Chiến Lược-Chính Sách trường Naval War College.
Việt Báo Thứ Tư, 7/30/2008
Trần Bình Nam- Nguyễn Mạnh Trí
(Lời
giới thiệu: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí là sĩ quan Hải Quân Việt
Nam Cộng Hòa khóa 10, tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang năm
1962. Ông là cháu gọi cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam bằng cậu ruột.
Ông
từng làm Phân Đội Trưởng phân đội khinh tốc đỉnh PTF hoạt động tại
duyên hải miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam (1965-1970). Chức vụ cuối
cùng khi miền Nam Việt Nam sụp đổ là Chỉ Huy Trưởng Hải Đội I Duyên
Phòng tại Đà Nẳng.
Di
tản sang Hoa Kỳ 1975, trở thành kỹ sư kiểm phẩm sau 5 năm vừa đi làm
vừa đi học. Trong hai năm 1996 -1997 ông trở về Việt Nam làm việc cho
một dự án tài trợ ngắn hạn của Hoa Kỳ. Từ năm 1997 trở về Nam
California ông làm Giám Đốc Kiểm Phẩm cho một công ty nhỏ. Ông nghỉ hưu
năm 2005.
Cuộc
xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của hải quân Trung quốc năm 1974 trong đó
nhiều chiến hữu bạn ông đã hy sinh là nguyên nhân thúc đẩy ông từ khi
rời nước quan tâm tìm hiểu về chiến lược của Việt Nam để sống còn trước
âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Bài
“Chiến lược của Việt Nam trong việc phòng thủ duyên hải và biển Đông”
đây là một phần trong cái nhìn chiến lược toàn vùng ông nghĩ những
người lãnh đạo Việt Nam cần quan tâm để bảo vệ đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét