Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Thích Hay Không Thích Trung Quốc?

Hơn hai ngàn năm qua, dân tộc Việt Nam đã phát triển thành một Quốc Gia được đánh dấu bằng một nhân tố cố định và không thay đổi. Việt Nam nằm sát Trung Quốc, có nhiều mối quan hệ mật thiết như cách thành lập, tổ chức đời sống gia đình, phong tục tập quán, không gian, thời gian có nhiều sự gần gũi nhau. Bên cạnh những giá trị chia xẻ đó cũng có những đắng cay tủi nhục trong sự cạnh tranh nhau, lấn áp nhau. Không có nước nào ở Đông Nam Á Châu có nền văn hóa gần Trung Quốc bằng Việt Nam và cũng không có nước nào gần Trung Quốc mà vẫn còn tồn tại lâu dài đến ngày hôm nay như Việt Nam.
Chống trả lại sự khống chế của Trung Quốc Việt Nam phải trả một giá khá khủng khiếp về nhân mạng, đời sống, kinh tế và thỏa hiệp chính trị. Trung Quốc đã từng ban nhiều ân huệ cho Việt Nam và cũng từng nguyền rủa Việt Nam đến tận trời xanh. Hiện nay nền văn hóa Việt Nam vẫn còn tồn động nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc chưa hoàn toàn tách rời. Và huyền thoại một Trung Quốc khổng lồ vẫn còn ở phương Bắc. Việt Nam luôn nghĩ họ là một con ác quỷ đầy nanh vuốt với các nước bé nhỏ xung quanh.
Hơn một ngàn năm Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam. Với tham vọng lấn xuống miền Nam, đời nhà Hán, lúc đó là (Nam Việt) và sự khẳng định độc lập của Việt Nam (Đại Việt năm 967 sau Công Nguyên) như là một Quốc Gia tiền đồn của các nước Cambodia, Lào, Thai Lan với nền văn minh ảnh hưởng sâu đậm với Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á.
Trong khi những Quốc Gia khác ở Đông Dương (Indochina) thì ảnh hưởng Phật Giáo Theravada nối liền với văn hóa Nam Á. Việt Nam được ưu thế hơn, ảnh hưởng sự pha trộn Phật Giáo “Lão Giáo” và “Khổng Giáo”. Cho đến thế kỷ thứ 17th chữ Quốc Ngữ ra đời. Trước đó các học giả Việt Nam thường viết theo lối chữ người Trung Hoa, hoặc theo lối “Chữ Nho” Chữ nho phát sinh từ những đặc thù của chữ Trung Hoa mà ra.
Qua nhiều thế kỷ, Việt Nam được phát triển trong một khuôn khổ chuyển thể từ Vương Quốc Trung Hoa, với một trạng thái tập trung thứ bậc cai trị theo luật lệ quyền lực của nhà vua và được sự chỉ đạo từ Trung Quốc. Những người cai trị ở nước ta là những người có học ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc là những nhà nho được rèn luyện theo chế độ quan liêu.
Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều biết có những liên kết sâu xa về văn hóa, điều này đã trói buộc họ lại với nhau, nhưng cả hai đều không tin tưởng lẫn nhau. Trong những thế kỷ dài dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc, Việt Nam đã thu nhận rất nhiều nền văn hóa Trung Quốc, đồng thời cùng một lúc Việt Nam lại tranh đấu không ngừng để bảo vệ đất nước và sự độc lập của riêng mình.
Trong thời gian của triều đại Tăng ở thế kỷ 6 & 9, những du kích Việt Nam đã có những bài hát về chiến tranh để nói lên sự riêng biệt và xác minh rõ ràng Việt Nam không lệ thuộc Trung Quốc với những từ ngữ sau:
Fight to keep our hair long
Fight to keep our teeth black
Fight to show that the heroic southern country
Can never be defeated.
Tạm dịch là:
Đấu tranh cho tóc chúng tôi còn dài
Đấu tranh cho răn chúng tôi mãi còn đen
Đấu tranh để thấy nước Nam Anh Hùng
Không bao giờ thua trận
Mặc khác, nếu Việt Nam không tuân theo điều kiện của họ đưa ra, thì sau đó là một cuộc trừng phạt ghê gớm sẽ xảy ra. Nếu Việt Nam chống đối những tiêu chuẩn của Trung Hoa đề ra, hoặc phản đối chống lại sự kiểm soát của họ thì hàng ngàn binh hùng tướng dữ sẽ tràn ngập lên xứ sở nhỏ bé Việt Nam. Điều này quá rõ ràng trong lịch sử. Trước đây Vua Đường Thái Tôn đã gởi một thông điệp quan trọng cho Việt Nam dưới thời vua Lê Đại Hành năm 979, sau một năm Việt Nam khẳng định nền độc lập.
Vua Đường Thái Tôn luôn nghĩ rằng họ là người chủ, là quyền uy tối thượng đã kêu gọi Lê Đại Hành (Lê Hoàn) hãy mau giao nạp phần lãnh thổ cho Trung Hoa. Ông đã mạt sát Việt Nam với những lời lẽ vô cùng bỉ ổi và trịch thượng “ Mặc dù biển Việt Nam có nhiều ngọc trai, núi của các bạn có vàng chúng tôi sẽ liệng nó vào đống rát. Chúng tôi không thèm muốn những thứ đó. Các người là những kẻ man rợ. Chúng tôi có ngựa, có xe kéo, có gạo, có rượu. Hãy để chúng tôi thay đổi phong tục tập quán của các anh. Chúng tôi có sách vở để học, có kỳ thi tuyển lựa tài năng. Hãy để chúng tôi dạy các anh những hiểu biết về luật lệ phổ thông. Các anh có muốn thoát khỏi cuộc đời man rợ của một ốc đảo để sống một cuộc sống văn minh. Các người hãy vứt bỏ những áo quần bằng cỏ, bằng lá để mặc những bộ áo dệt bằng vải có thêu dệt bông hoa của núi rừng, rồng, phượng. Các anh có hiểu được điều đó không?”
Vua Lê Đại Hành hiểu ý nhà vua Đừơng Thái Tôn muốn gì và ý đồ của những người kế vị sau này. Lê Đại Hành mong muốn truy nhập nền văn học và văn minh của Trung Hoa, nhưng không muốn bị điều khiển, áp bức dưới quyền lực chính trị của Trung Hoa có thể làm nguy hại đến nền độc lập của Việt Nam. Thái độ này đã làm phẫn nộ vua Đường Thái Tôn, đó chính là lý do khiến Trung Hoa tiến chiếm để trừng phạt.
Năm 1407 Đế Quốc nhà Minh lên nắm quyền, đã lên tiếng xác nhận lại quyền điều khiển các nước láng giềng cứng đầu đòi độc lập. Điều này không còn nghi ngờ nào khác là Hoàng Đế Minh Thành Tổ (Yongle) đang nhìn ngó và muốn thôn tính đất nước Việt Nam để áp đặc chính sách cai trị của họ. Đương nhiên là Việt Nam không bao giờ bằng lòng thái độ ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc. Dĩ nhiên, tiếp theo là cuộc xâm lăng của Trung Hoa và sự chống trả của Việt Nam một lần nữa vào năm 1428.
Hoàng Đế Minh Thái Tổ nỗi giận vì sự chống trả quyết liệt của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam chỉ là một nước triều cống của Trung Hoa. Nhưng ông ta muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam là một tỉnh của Trung Hoa đã từng hưởng thụ những lợi ích và nền văn minh Trung Hoa mà họ lại cố tình từ chối những đặc ân đó. Việt Nam vẫn cương quyết chống đối, cuối cùng vua Minh Thái Tổ đã dùng sức mạnh quân đội trừng phạt Việt Nam một cách dã man đầy khủng khiếp.
Trung Hoa luôn xem họ như là một con khổng lồ, không có quốc gia nào dám chống đối họ. Nhưng họ là một giống người man rợ, đầy bỉ ổi. Họ đã dùng những hình tượng tình dục mạnh mẽ về tình cảm gia đình trong mối quan hệ thân thiết vợ chồng, họ cố tình xâm phạm, phá vỡ những liên hệ gia đình của người Việt Nam. Cho nên năm 248 có nữ anh hùng Bà Triệu được sự ủng hộ của nhân dân đứng lên đánh đuổi quân Tàu ra khỏi bờ cõi, cởi bỏ xiềng xích nô lệ, không cúi đầu trước kẻ thù, không làm vợ lẽ cho bất cứ ai.
Những lời lẽ oai hùng đầy hào khí của bà Triệu đã trở thành một biểu tượng cho người đàn bà anh hùng Việt Nam. Từ thời Bà Triệu với lối hành sử và ngôn ngữ đầy thô bỉ về bắt ép tình dục của người Trung Hoa với đàn bà Việt Nam.(có nhiều bài thơ đời Đường có nói về sự nô lệ và cưỡng ép tình dục đàn bà Việt Nam của Thi Sĩ (Yuan Chen) Đến ngày hôm nay sự bùng nổ lên tình trạng buôn bán tình dục đàn bà Việt Nam sang Taiwan đã làm phẫn nộ nhục nhã cho những người đàn ông Việt Nam.
Trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xuất bản năm 1987 “Fíred Gold Vietnamese” đã nói những đặc trưng giá trị lớn nhất của Việt Nam, cũng như sự yếu kém và thua thiệt hiên nay với một quốc gia nhỏ bé, không đủ sức ngang bằng quyền lực. Một người con gái còn trinh tiết bị một người Trung Hoa văn minh hãm hiếp dày vò, họ đã bị khinh miệt, họ xem thường tất cả, họ hưởng thụ trên nỗi nhục nhã với sự cướp hiếp vô nhân tính.
Người Trung Hoa tin rằng, Việt Nam là Quốc Gia rất gần gũi với họ, đã chịu ảnh hưởng nền văn minh và văn hóa Trung Hoa sâu đậm. Nhưng, Việt Nam đã ý thức được điều gì đó, cho nên đã từ chối tiếp nhận nền văn minh Trung Hoa từ thế kỷ này sang thế kỷ khác không chịu trở thành một phần của Trung Hoa như thâm tâm họ mong muốn. Điều này đã tồn tại mãi đến ngày hôm nay.
Trong thời gian chiến tranh Indochina lần thứ hai, Trung Hoa đã phát biểu và nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Quốc kết tình hữu nghị thấm thiết như môi và răng.
Sau khi người Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam, CS miền Bắc thống nhất đất nước, lại một lần nữa Việt Nam tuyên bố độc lập và liên kết với Liên Sô năm 1978 - 79.
Sau đó xăm lăng nước láng giềng Cambodia và lật đổ đồng minh của Trung Quốc ở Đông Nam Á là Khờ Me đỏ (Khmer Rouge) Lúc này Trung Quốc nỗi giận không còn kềm chế được cho nên Bắc Kinh đã nhất quyết dạy cho đàn em vô ơn một bài học. Lãnh tụ Trung Quốc ông Deng Xiao Ping (Đặng Tiểu Bình) đã công khai tố cáo Việt Nam như một “côn đồ”. (Lời lẽ này được nhà ngoai giao Thái Lan viết lại trong một bài bình luận) Ông cũng đón trước rằng sự thay đổi đường hướng của Việt Nam sẽ có những phản ứng to lớn với Đặng Tiểu Bình. Có đoạn ông viết: Trung Quốc thù ghét Việt Nam đến tận xương tủy, Ông ta đã dậm gót giày, nhổ nước bọt và gọi Việt Nam là loài chó ghẻ. Ông đã ra lệnh cho Deng tư lệnh quân đội đem quân trừng phạt. Năm 1979 Trung Quốc đánh chiếm năm tỉnh phía Bắc thủ đô Hà Nội để dạy cho Việt Nam một bài học về hậu quả trong sự phản bội với Trung Quốc, đó mới chỉ là bài học tượng trưng.
Nhưng sau cùng ai là người học bài học của ai? Thứ nhất Bắc Kinh muốn Việt Nam rút hết quân ra khỏi Cambodia, nhưng Việt Nam không nghe lời Trung Quốc cho đến khi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc lên tiếng can thiệp thì Việt Nam mới rút quân trở về.
Tổn thất đôi bên cân bằng nhau, nhưng Trung Quốc rất mất mặt đối với Quốc Tế, vì đó là hành động xâm lược.
Qua nhiều thiên niên kỷ, hành động dạy đàn em một bài học đến hôm nay lại tiếp diễn, Trường Sa, Hoàng Sa đã bắt đầu nỗi sóng. Liệu lần này có những anh hùng như Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, Bà Triệu chống chọi Quân Ngô, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên, Nguyễn Trãi Bình Ngô Đại Cáo, Lý Thường Kiệt đánh quân nhà Tống, Ngô Quyền đánh Nam Hán, Lê Lợi đánh quân Minh, Trần Quốc Toản phá cường địch Báo Hoàng Ân. Và tuổi trẻ Việt Nam hôm nay thế nào ! tự hào dân tộc chúng ta đâu, chẳng nhẽ đất nước chúng ta không còn hào kiệt chỉ còn bọn CS buôn dân bán nước?
Lịch sử còn đó, giang sơn còn đó, giống dòng rồng tiên còn đó, chúng ta là một. Hành động và tham vọng Trung Quốc quá rõ ràng không thể xóa bỏ được, chúng ta không còn thời gian để chờ đợi những lời phỉnh dụ của chính quyền CS đi đêm với Trung Quốc cầu vinh. Chúng ta đã từng biết sự nhân nhượng đôi bên có thể mang đến không máu đổ, đầu rơi. Chiến tranh là một điều không ai muốn, nhưng bọn Trung Quốc có để yên cho chúng ta không? Hãy nhìn lại lịch sử, nếu chúng ta không bị bọn Tàu đô hộ hàng ngàn năm thì đất nước chúng ta bây giờ ra sao? Với khoảng thời gian đó chúng ta kiến tạo đất nước thì thử hỏi Việt Nam có thua Quốc Gia nào trên thế giới không!?
Hôm nay lịch sử lại tái diễn và sẽ còn tái diễn, Trung Quốc sẽ chiếm đoạt lãnh thổ chúng ta vì nguồn tài nguyên dầu hỏa phong phú và vì sự ghen tức phát triển nhanh chóng về kinh tế hiện nay của Việt Nam.
Lãnh đạo Trung Quốc luôn nhìn Việt Nam dưới con mắt là kẻ côn đồ, vô ơn bạc nghĩa, còn Việt Nam cũng nhìn người Trung Quốc là những kẻ hiếu chiến và ngạo mạn. Sức mạnh quân đội và kinh tế là cán cân quân bình cho những Quốc Gia trong mọi đối tác, mọi thời gian. Hành sử trên phương diện ngoại giao, tuy châm nhưng ôn hòa, nhưng dùng sức mạnh và bạo lực chỉ mang đến chiến tranh.
Trở lại năm 1946 tức là 1,700 năm sau thời Bà Triệu tuyên bố người Việt Nam yêu nước chống ngoại bang. Thời Hồ Chí Minh cũng có lần cảnh báo Việt Minh không nên kêu gọi lực lượng Trung Hoa trợ giúp để đánh đuổi người Pháp: Ông nghĩ rằng đó là trò chơi dại, việc làm ngớ ngẩn! Ông đã nhắc lại lịch sử để mọi người hiểu rằng, nếu người Trung Hoa ở đây họ sẽ không bao giờ ra đi. Lịch sử đã chứng minh điều đó qua bao thế kỷ.
Thời gian Trung Quốc đến đây, họ đã ở lại một ngàn năm. Còn Pháp hoặc những chủ nghĩa thực dân khác ho đã ra đi hoặc đã bỏ xác nơi đây. Những người da trắng không còn tồn tại ở Á Châu, nhưng người Trung Hoa vẫn còn và họ không bao giờ ra đi. Nếu anh hỏi tôi anh chọn ai. Tôi không ngần ngại trả lời rằng thà ăn “cứt” thằng Pháp chỉ năm năm thôi còn hơn phải ăn “cứt” thằng Tàu trọn đời trọn kiếp.
Hồ Chí Minh đã từng nói những lời như thế nhưng chính ông là người đầu tiên chạy ôm chân Trung Quốc, van lạy để được giúp đỡ. Hồ Chí Minh là người hâm mộ văn minh Trung Quốc, đã nói thông thạo tiếng Phổ Thông, đã viết chữ và làm thơ bằng tiếng Trung hoa. Là người gần gũi với lãnh tụ Mao Zedong (Mao Trạch Đông) và Zhou Enlai (Chu Ân Lai) Hồ Chí Minh chưa bao giờ có tư tưởng chống lại Trung Quốc trong suốt thời kỳ làm cách mạng mà còn ký những văn kiện tương nhượng đất đai và quyền hạng cho người Trung Quốc cùng với Phạm Văn Đồng.
Hồ Chí Minh luôn kính trọng, tôn thờ người Trung Quốc và thừa nhận sự bảo hộ Trung Quốc một cách rõ ràng và dứt khoát. HCM luôn xem Trung Quốc như một người chủ, là người khổng lồ phương Bắc có thể tạo cho Việt Nam thống nhất và tự do.
Nhưng mỉa mai thay! Những điều mà các nhà lãnh đạo CS đã đi đêm với Trung Quốc từ bao lâu nay bây giờ trong thế cùng đành phải nhờ toàn dân đứng ra gánh chịu. Một trò chơi thật xảo quyệt, giống như những lỗi lầm cha mẹ làm ra bây giờ bắt con cái hãy nhận lấy, hãy lên tiếng giùm tao. Tuổi trẻ Việt Nam ơi, hãy nhìn lại lịch sử, một sự thật không thể chối cãi, các bạn đã nhìn thấy một sự thật có trên giấy tờ, trên văn bản ký kết của chính quyền CS Việt Nam. Hãy nhìn thần tượng của các bạn đã làm gì cho đất nước trước đây và ngay bây giờ. Các bạn đừng chối từ một sự thật, nếu các bạn cố lờ đi hay chối từ những sự thật, thì hóa ra các bạn chối từ quả đất đang quay vậy.
Trung Quốc vẫn là kẻ thù muôn đời của dân tộc Việt, các bạn hãy nhìn những thảm cảnh mà bọn Tàu Cộng đã gây ra hằng ngàn, ngàn năn nay, và mới đây đã giết hại ngư dân Việt Nam trên biển Đông, nhưng sau đó chính quyền CS Việt Nam đã làm gì với Trung Quốc?. Hôm nay họ đã đến nhà, dao đã kề sát cỗ, các bạn không còn con đường chọn lựa. Đảng đã lừa đảo dân tộc Việt Nam quá lâu, hôm nay họ đang lợi dụng xương máu của các bạn để rửa sạch những dơ bẩn của họ đã làm hơn bốn mươi năm qua. Các bạn phải đứng lên làm chủ đất nước, đừng nghe lời phỉnh dụ. Đất nước này là của bạn, là của con cái bạn, đừng để sau này con cháu nguyền rủa chúng ta không phải là một người Việt Nam anh hùng bất khuất.
Linh Vũ.
2008-02-23.

Không có nhận xét nào: