Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Internet: Một Vũ Khí Đấu Tranh

Nhà báo Tú Anh trên mục Một Ngày Một Sự Kiện ngày 01/06/2009 của Đài Pháp Quốc Tế RFI có một bài "Lòng can đảm của giới blogger đẩy lùi sự kiểm duyệt của Bắc Kinh".
Mới nghe khúc đầu tưởng cũng là một tin phân tích thông thường. Nhưng khi nghe thêm một chút, thính giả sẽ cảm thấy sao mà chọn một sự kiện quá phù họp với tinh thần cố hữu của người Trung Hoa kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng, quyết trừ gian diệt bạo, "giết tham quan", "truy phong đạo tặc" của người Á Đông. Và sử dụng một vũ khí mới của thời đại tin học là Internet để đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Nhờ thế các bloggers đã phát động được một phong trào người dân nổi lên trên xa lộ thông tin và vượt qua được vòng kềm toả của CS và đẩy lùi được guồng máy thông tin tuyên truyền một chiếu rất mạnh của CS.
Từ một tin nhỏ "Câu chuyện bắt đầu vào ngày chủ nhật 10 tháng 5. Đặng Ngọc Kiều khai là bị cán bộ sĩ nhục nói cô là gái điếm, cầm một xấp tiền đánh mình. Cô đâm chết người cán bộ này vì bị xâm phạm tính dục. Phía cảnh sát thì nói cô gái phục vụ tắm hơi không có bị cưỡng dâm, cố ý sát nhân. Với tội danh này, Đặng Ngọc Kiều có nguy cơ lãnh án tử hình như trường hợp thanh niên Vương Giai hồi năm ngoái dùng dao giết công an trả thù một vụ tra tấn khiến anh bị bất lực."
Thế mà một số blogger đã tạo thành được một "Một hiện tượng thách thức chính quyền chưa từng thấy đang diễn ra trên mạng lưới thông tin điện tử Internet tại Trung Quốc. Sau khi vinh danh một thanh niên 20 tuổi bị hành quyết về tội dùng dao giết chết một loạt sáu sĩ quan công an hồi tháng 7 năm ngoái, hàng triệu người sử dụng internet tại Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ sức mạnh đẩy lùi được bộ máy kiểm duyệt, thông tin một chiều của Bắc Kinh. Với tinh thần dũng cảm, các blogger đã hết lòng bênh vực cho một cô gái tỉnh nhỏ kiên quyết bảo vệ danh giá của mình trước hành động đồi bại của một số các bộ có quyền hành tại tỉnh Hồ Bắc."
Đánh giá về hiện tượng này, "theo các hãng thông tấn nước ngoài thì trong vòng ba tuần lễ, bất chấp bộ máy kiểm duyệt tuy được tăng cường vì sắp đến ngày tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An môn, vụ cô gái Đặng Ngọc Kiều giết cán bộ đã trở thành sự kiện được bình luận nhiều nhất trong năm."
Từ một tin nhỏ, một thời sự không đáng kể như thế ở TC với một dân số 1 tỷ 300 triệu ngưòi, sự kiện lại được bình luận nhiều nhứt trong thời điểm nhà cầm quyền Trung Cộng siết chặt đủ mọi mặt, trong đó có Internet, trong thời gian nhà cầm quyền TC muốn ém nhẹm còn người dân thì muốn tưởng niệm, muốn khơi lại vấn đề Đảng Nhà Nước TC dùng quân đội và xe tăng bắn giết, cán chết hàng ngàn sinh viên ở công trường Thiên An Môn.
"Chỉ trong vòng ba tuần từ khi báo chí chính thức loan tin vụ Đặng Ngọc Kiều, mạng thông tin internet "can thiệp" một cách rộng rãi. Nạn nhân Đặng Ngọc Kiều được tôn vinh là người hùng trừ gian diệt bạo, theo tinh thần hiệp sĩ Trung Quốc, còn kẻ gian ác, là "cán bộ chính quyền tham ô, dùng sức mạnh đánh dập một thiếu nữ tay yếu chân mềm, nhưng bất khuất". Cô gái phục vụ quán tắm hơi trở thành biểu tượng của một nữ anh hùng vì dân mà diệt bạo. Gần 70% những người được hỏi ý kiến trên mạng, tin rằng cô gái này vô tội. Và có đến 77% ủng hộ hành vi "giết tham quan", dù có giết chết cán bộ đi nữa, thì cũng vô tội như thường. Một người viết blog, với bút hiệu là "truy phong đạo tặc" còn hiên ngang đi đến bệnh viện thăm hỏi nạn nhân.
Từ nay, vụ cô gái giết người này không còn mang tín thời sự vụn vặt nữa. Đặng Ngọc Kiều biến thành biểu tượng của tình trạng bất công trong một quốc gia do đảng Cộng sản độc quyền kiểm soát, và không có một sức mạnh chính trị đối trọng. Nhiều nhóm ủng hộ Đặng Ngọc Kiều được lập ra, đông đảo luật sư lên tiếng tình nguyện biện hộ cho cô. Một trong những nhóm ủng hộ Đặng Ngọc Kiều nhận định với hãng tin AFP và được AFP phổ biến khắp thế giới như sau : “vụ này phản ánh cuộc xung đột giữa dân và Nhà nước kéo dài từ lâu nay. Vì chính quyền có lề thói che dấu sự thật để bảo lợi đặc quyền đặc lợi, lần này người dân nghi ngờ công an và chính quyền Hồ Bắc cũng hành xử gian dối như thế. Và người dân nghĩ đến thân phận của mình, biết đâu cũng sẽ chịu oan khiên như vậy".
Theo giới chuyên gia Trung Quốc, khả năng độc quyền thông tin của nhà nước đã bị giới hạn rất nhiều. Nhà xã hội học Hồ Hưng Đô so sánh: Tại Trung quốc có 300 triệu người sử dụng internet. Báo chí chính thức làm phát ngôn viên cho chính quyền, trong khi internet là tiếng nói của nhân dân đòi công lý".
Đương nhiên là nhà nước không khoanh tay thụ động. Họ đóng địa chỉ blog "đạo tặc truy phong" và ra lệnh cho các tờ báo giấy chính thức bớt nói đến vụ Đặng Ngọc Kiều.
Nhưng theo hãng tin AFP thì công luận trên mạng điện tử đã thắng trận đầu tiên. Nữ hiệp Trung Hoa 2009 đã được thả về nhà với mẹ nhưng bị quản thúc tại gia. Còn hai cán bộ đồng lõa với viên chức bị đâm chết, bị mất chức. Một trong hai người đã bị bắt giam."
Thế mới biết tại sao CS Trung Quốc và Việt Nam tìm đủ mọi cách xiết chặt Internet, "quản lý" webs và blogs. Và thế mới biết tại sao những nhà đấu tranh tận dụng công dụng của Internet. Internet đã "giải phóng" người dân ra khỏi truyền thông đại chúng truyền thống phát thanh, phát hình do Đảng Nhà Nước làm chủ nhân, kiêm chủ nhiệm và chủ bút. Internet cũng "giải phóng" người dân ra khỏi các hệ thống truyền thông đại chúng ngay trong xã hội tự do, dân chủ nữa. Trong xã hội tự do, dân chủ cơ quan truyền thông không còn quyền ăn, quyền nói, quyền gói ý kiến người khác, tưởng mình có quyền hướng dẫn, giáo dục quân chúng. Báo không nói thì Internet nói.
Ở VN, phong trào bloggers đã thành hình, đã thành công trong một số việc gần đây như khơi động vấn đề TC xâm lấn Hoàng sa, Trường sa, và khai thác bauxite ở Cao Nguyên và đã làm Bộ Chánh trị và các bộ có liên quan bối rối. Ở VN Hải ngoại, nhứt là ở Mỹ, quê hương của Internet, Internet hoàn toàn tự do, lớp trẻ rất nhiều, môn computer là môn học bó buộc. Nhưng buồn thay mỗi ngày trên email của người viết bài này có hàng ngàn webs, groups và blog gởi đến nhưng thường thấy những đả kích nhau nhiều hơn là tập trung nỗ lực trừ gian, diệt bạo.
Hằng ngày, từng giờ ở VN, xảy ra rất nhiều vụ bất công, áp bức, rất nhiều cán bộ đảng viên CS tham quan ô lại, tư bản đỏ ở thành thị, cường hào ác bá đỏ ỏ nông thôn đã bao năm làm đồng bào trong nước đau khổ vô cùng. Đồng bào VN trong ngoài nước đang chờ những bloggers dùng vũ khí Internet "truy phong đạo tặc", "trừ gian diệt bạo" như ở Trung Hoa.
VÀO INTERNET LÀ một TỘI?
Thực tế và thực sự Cô Nguyễn thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Cao học trong nước gọi là Thạc sĩ, dạy trường Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Quảng Ngãi, bị sa thải vì khuyến khích học sinh vào Internet để tìm hiểu thêm bài giảng. Nhưng trên mặt giấy tờ hành chánh, tổ chức thì nhà cầm quyền CS nói cho Cô thôi việc vì "sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà Nước."
Với cái tội này coi như chấm dứt nghề dạy học, không trường công, trường tư, trường bán công nào có thể mướn Cô dạy nữa dù là dạy giờ vì làm sao qua khỏi cặp mắt cú vọ của Tổ Chức chánh quyền, trong đó có “Bảo vệ chánh trị" một tổ chức của Đảng chuyên "kiểm soát tư tưởng hành động của cán bộ công nhân viên" làm việc cho nhà nước.
Tới đây không khỏi nhớ lại ngày CS Hà nội mới vào Saigon, giáo chức "đứng lớp" nếu hồ sơ không dính líu với "nguỵ quân, ngụy quyền" ở Sở Giáo dục, chỉ được "lưu dung" - xin chú ý lưu dung, chớ không phải lưu dụng, có dấu nặng. Nếu được "lưu dung" đều phải đi học dạy lại. Bất kỳ giáo chức dạy trung học đệ nhứt hay đệ nhị cấp, tiểu học, mẫu giáo hay nhà trẻ đều phải sọan bài (nói theo kiểàu VNCH) hay "làm giáo án" nói theo "từ" CS. Những câu hỏi kiểm soát bài cũ, câu hỏi dẫn dắt bài mới, và câu hỏi kiểm soát bài mới để xem coi học sinh hiểu bài mới tới đâu và câu hỏi thử trí thông minh của học sinh đều phải chuẩn bị "đáp án". Giáo án ở bất cứ cấp nào cũng phải trình cho : Ban Giám Hiệu duyệt thì mới đưọc "lên lớp" dạy.
Phương pháp sư phạm này làm cho giáo chức đưọc đào tạo bởi khoa sư phạm của nền giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng ở Miển Nam bật ngửa ra. Nó trái với qui trình tâm sinh lý của học sinh và nhà giáo. Làm sao chuẩn bị đáp án được khi mỗi học sinh được xem là một thiên tài thu gọn đang phát triễn. Chỉ trừ quan niệm coi con người là con ốc của bộ máy đã lắp sẵn, mà giáo dục có nhiệm vụ đúc khuông, mới chuẩn bị đáp án để gò học sinh vào, thì mới đòi hỏi đáp án đối với những câu hỏi kiểm soát bài mơí, câu hỏi gợi trí thông minh.
Nhưng tìm hiểu sâu xa hơn một chút, mới thấy "ý đồ" của CS Hà nội là trước sau như một. Một ý đồ đào tạo con người rập khuông của Đảng CS. Thời CS Hà nội chưa vào được Miền Nam, trong trường ở miển Bác từ thầy cô đến học trò đều biết mô phạm, khuông mẩu của CS muốn nhồi nhét vào lớp trẻ trung tiều học, mẫu giáo và bình dân giáo dục. Một đường máu chảy về tim. Thầy đi theo Đảng chúng em theo thầy.
"Trường hợp Cô Nguyễn thị Bích Hạnh bị sa thải vì khuyến khích học sinh vô Internet đã chứng tỏ gần 34 năm, một thời gian dài bằng một thế hệ xã hội học, mà CS Hà nội vẫn không một chút đổi mới nào trong quan niệm, phương pháp giáo dục và "đào bồi" lớp trẻ VN. Cô chỉ khuyên học sinh vô Internet để tìm hiểu thêm về bài giảng mà bị buộc tội "xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục."
Cô bị hành, bắt tội đủ điều. Nào công an điều tra học trò rất kỹ, rất lâu. Nào công an gặp Hiệu Trưởng, "làm việc" với Giám Đốc Sở, và Sở đưa ra quyết định buộc thôi việc tôi. Nhưng có một điều lạ, trái luật pháp, là họ không hề hỏi cô một điều gì dù cô là người cần phải hỏi. Theo phỏng vấn của Đài RFA, thì nhà giáo Bích Hạnh có " khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ. Thế là công an qui cho Cô tội "tuyên truyền chống Nhà nước".
Thế mới biết CS Hà nội rất sợ Internet, một xa lộ thông tin rộng mở cho Con Người. Thế cho nên từ TC đến VC, hai chế độ độc tài đảng trị này không nhừng siết chặt Internet. Mời đây TC yêu cầu các công ty muốn được bán computer, thì phải cài đặt chương trình thẳng vào máy để sàn lọc không cho người sử dụng truy cập những trang web và kho tài liệu nhậy cảm đối với TC, như vụ Thiên An Môn.
Nhưng tiến hóa, khai phóng ù là định luật của sự sống. Kềm hãm, bưng bít là phản động, khó mà tồn tại. Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN biết Internet là vũ khí giải thoát con người trong chế độ kiểm soát chặt báo chi, phát thanh, phát hình. Dù nước nhà VN tỷ lệ số người gắn Internet chưa cao, nhưng số người truy cập rất cao nhờ Internet wireless, một người gắn có thể nhiều máy xài, nhờ nhiều quán cà phê Internet, và nhiều điện thoại cầm tay có thể chụp, gởi hình, và tin tức, nhanh và gọn.
Do đó trong những đòi hỏi tự do, báo chí, tự do ngôn luận, người ta đòi hỏi tự do Internet vì Internet là phương tiện rung chuyển. Mỹ ủng hộ và hậu thuẩn đòi hỏi này của người dân Việt trong nước.
Độc tài CS Hà nội cũng biết nên một mặt buộc người sử dụng phải đi "lề phải" do CS chỉ định để tuyên truyền. "quản lý" blog. Mặt khác CS dùng cả binh đoàn kiểm soát Internet, và tin tặc phá những thông tin liên lạc, hội luận nhậy cảm trên Internet. CS còn đi xa hơn, đặt điều kiện với những công ty tin học như Yahoo, Google muốn vào làm ăn thị trường nước họ phải khóa một vài nguồn hay cung cấp đia chỉ, lý lịch người sử dụng, như vụ án Yahoo bị gia đình một nhà báo ở Hongkong kiện vì đã tiết lộ bài gởi đi ngoại quốc.
Tuy nhiên vỏ quít của CS thống trị dày thì móng tay của dân bị trị đang dùng Internet thêm nhọn. Khoa học kỹ thuật tin học đúng về phiá những người muốn được giải thoát vòng kềm toả, đã sáng chế ra càng ngày càng nhiều phương thức vượt tường lửa của CS.
VI ANH

Không có nhận xét nào: