Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Thực Trạng Việt Nam Hiện Nay

Không Động Loạn Mới Là Lạ
Trong khi nền kinh tế Việt Nam đổ dốc, tỷ lệ lạm phát trong tháng 06/08 tăng vọt lên tới 26.8%, buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải cắt giảm chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2008 từ trên 8.5% xuống tới 7%. Một chuyên viên Ngân Hàng Phát Triển Á Châu -ADB- cho rằng: "Rất có thể lạm phát sẽ vượt qua mức 30% vào tháng này, và lãi xuất căn bản về cho vay tiền tại ngân hàng đang từ 14% hiện nay tăng thêm 2%".
Kinh tế gia này cũng tiên đoán: "Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2008 sẽ giảm xuống còn 6.4%". Hiện nay Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc các sản phẩm dầu nhập khẩu, 6 tháng đầu năm nay đã phải chi ra 5 tỷ 900 triệu USD, nhiều hơn năm ngoái tới 69%, vì giá dầu quốc tế tăng mỗi ngày đến chóng mặt. Trong khi các biện pháp giảm lạm phát của Việt cộng thì chắp vá, nửa vời, họ không dám bứng cáí gốc của nó là các Tổng Công Ty Quốc Doanh và cả một hệ thống Đảng Quyền Tham Nhũng, vốn là cái thùng không đáy, với nhiều chiếc vòi, thi nhau hút cạn kiệt tài sản nhà nước và sức sản xuất của toàn dân. Thế rồi ngày 21-07-2008, nhà nước Việt cộng lại phải nâng cao giá xăng bán trong nước lên tới mức 36% và giá dầu hỏa từ 13.900 đồng VN 1 lít lên 20.000 đồng VN. Dù vậy, giới cầm quyền Việt cộng cũng tiên đoán sẽ còn phải bù lỗ khoảng 3 tỷ 200 triệu USD nữa.
Trong khi đó, giới đầu tư quốc tế thực sự đang làm ăn tại Việt Nam đã rục rịch bỏ chạy khỏi Việt Nam. Tuy số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cam kết đưa vào Việt Nam lên tới con số 45 tỷ 300 triệu USD, tăng 373% so với cùng thời gian này năm ngoái. Nhưng đó chỉ là sự hứa hẹn. Còn thực tế thì Việt Nam đang trong giai đoạn đen tối. Theo văn phòng thống kê chính phủ thừa nhận: "Chỉ nội trong tháng 7 này, giá thực phẩm tăng 44.7%, trong đó giá lương thực chủ yếu và ngũ cốc tăng 72.7%. Giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 24.9% . Giá quần áo, giầy dép tăng 10.9%..." Nay giá xăng lại tăng lên 36% thì vật giá còn tăng theo gấp bội. Chính vì vậy mà đồng lương không đủ sống, khiến làn sóng đình công của Công Nhân Việt Nam tiếp tục lan rộng, từ Nam ra Bắc. Ngư dân thiếu dầu không thể ra khơi, đành nằm nhịn đói. Giới tiểu thương đô thị lúc này là lúc họ nhận chịu những đòn trực tiếp và nặng nhất do vật giá gia tăng. Nông dân từ trước tới nay vốn là thành phần nghèo khổ nhất trong cái Xã Hội Chủ Nghĩa chết tiệt này. Đa số dân oan là nông dân, họ bị cướp nhà đất một cách trắng trợn, nay bị đẩy vào đường cùng.

Tại tỉnh Thái Bình nông dân biểu tình với biểu ngữ: "Toàn đảng, toàn dân xã Tiền Phong quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng đòi công bằng, lẽ phải". Sự việc này âm ỉ đã từ lâu, vì nhà cầm quyền cưỡng chiếm đất canh tác của dân làng. Tịch thu 100 hecta ruộng đất để phát triển thành khu công nghệ và cư xá. Nên mới bùng phát thành cuộc đấu tranh ôn hòa từ hơn 2 tháng nay. Nhưng đến ngày 23-07-08, công an tỉnh Thái Bình bắt ông Phạm Trung Phồn 70 tuổi, cựu chiến binh, trong lúc ông đóng chốt ở lỳ suốt 2 tháng trong trụ sở Ùy Ban Nhân Dân phường Tiền Phong, thị xã Thái Bình. Công an bắt ông và mấy người nữa, vu cho họ tội biểu tình chống chính phủ. Hàng ngàn dân làng biểu tình ngồi, bị công an tỉnh phối hợp với công an địa phương trấn áp.
Cuộc xô sát giữa nông dân với công an xẩy ra. Làm cho mọi người nhớ lại cuộc nổi dậy của Nông Dân Thái Bình năm 1997, có quy mô toàn tỉnh, khiến công an, kẻ bị bắt, kẻ ù té chạy. Việt cộng phải điều động quân đội đến trấn áp. Nhờ cuộc vùng dậy của Nông Dân Thái Bình đó, mà quân đội đã thồi phòng nguồn tin cho rằng, nông dân khắp nơi cũng rục rịch nổi lên chống đảng, buộc đảng phài cử tướng Lê Khả Phiêu vào chức Tổng Bí Thư. Quân đội nắm quyền kinh tế lẫn chính trị. Nhưng rồi Lê Khả Phiêu bị hạ bệ, quân đội mất thế, công an lại lên ngôi. Nên nói tới biến động Thái Bình là công an phải lập tức ra tay.
Trước viễn cảnh đói kém càng ngày càng đến gần với toàn dân Việt Nam, Việt cộng đã không có biện pháp nào đối phó hữu hiệu, mà công an lại ngu si xuống tay đàn áp dân chúng, thì việc động loạn trên toàn quốc thật khó tránh. Dù Hà Nội cố bưng bít thông tin trong nước, thì các tin tức ngoài luồng cũng đã nhanh chóng phóng ra ngoại quốc, rồi từ hải ngoại thổi ngược vào trong nước. Như hôm thứ hai, khoảng 7 giờ sáng, ngày 28-07-08, bốn thanh niên Dân Chủ với 2 xe gắn máy, ngưng trên cầu vượt phía Nam của cầu Thăng Long, trước cảnh chứng kiến của đông đảo dân chúng Hà Nội trên đường đi làm, đã treo một tấm biểu ngữ lớn với những khẩu hiệu: "Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân". "Yêu cầu đảng cộng sản thực hiện ngay Dân Chủ Hóa Đất Nước — Đa Nguyên Đa Đảng". "Tham nhũng là hút máu nhân dân". "Mất đất, biển, đảo là có tội với tổ tiên". Hiện tượng ngoạn mục đầy khích lệ này được người dân thủ đô Hà Nội tụ tập lại xem rất đông. Mãi tới 9 giờ 15 phút công an mới gỡ xuống mang đi. Bốn chiến sĩ Dân Chủ này, trước khi đi còn vẫy chào đồng bào. Thanh niên Hà Nội, Dân Hà Nội đã hết sợ Việt cộng rồi. Việt cộng có khôn thì mau tìm cách êm đẹp mà trốn đi.
Không biết đây có phải là cách của Nguyễn Tấn Dũng lựa chọn hay không? Cùng ngày 28-07-2008, theo đài Á Chân Tự Do thì báo Hà Nội Mới Online đã loan tin: "Thủ tướng Dũng đã ra 6 quyết định, trong đó có việc thuyên chuyển và trả về bộ Quốc Phòng 5 tướng lãnh Quân Đội Nhân Dân thuộc bộ chỉ huy quân khu thủ đô, gồm Chính Ủy, Phó Chính Ủy, Tư Lệnh, Phó Tư Lệnh và Tham Mưu Trưởng". Nghĩa là toàn bộ nhóm đầu não bảo vệ thủ đô, trung tâm quyền lực của đảng và nhà nước. Đồng thời "trung tướng Phạm Xuân Hùng, nguyên giám đốc Học Viện Quốc Phòng, được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân". Theo giới quan sát thì ban lãnh đạo Quân Khu Thủ Đô đều lớn tuổi và có khuynh hướng thân Trung cộng, bảo thủ rất mạnh.
Việc này, buộc mọi người nhớ tới khi xưa, nhân vụ một cậu trẻ từ nước ngoài lái chiếc máy bay nhỏ, đáp ngay xuống công trường đỏ của thủ đô Mạc Tư Khoa, tổng bí thư Liên Xô Grobachev liền loại bỏ các viên tướng có tránh nhiệm bảo vệ thủ đô, từ đó ông được rảnh tay thực hiên chủ trương Glasnost - Perestroika, (trong sáng - đổi mới) Việc loại bỏ toàn thể bộ chỉ huy Quân Khu Thủ Đô của Nguyễn Tấn Dũng với bất cứ lý do nào, với mục đích gì, thì đây cũng phải được coi là biến động đặc biệt.
Sao không phải là chủ tịch nước, mà lại là thủ tướng làm việc đó? Liệu đây có lệnh của Bộ Chính Trị, hay là Dũng dùng quyền thủ tướng để tự động thay các viên chức dưới cấp thứ trưởng trở xuống? Liệu Dũng có được sự đồng ý của Bí Thư Quân Ủy, Nông Đức Mạnh, và trưởng ban Tổ Chức Đảng, Hồ Việt Đức để cách chức Chính Ủy, Phó Chính Ủy, Tư Lệnh, Phó Tư Lệnh, và Tham Mưu Trưởng của Bộ Chỉ Huy Quân Khu Thủ Đô hay không? Trong khi cách chức những viên tướng có lực lượng vũ trang trong tay, thì họ có ngoan ngoãn theo lệnh, hay là phải dùng tới biện pháp nào khác? Và rồi ai sẽ thay thế? Tất cả các câu hỏi vừa nêu, hiện nay mọi người đều muốn biết, nhưng chưa thể biết. Chỉ có biến chuyển trong thực tế ở những ngày tới, mới có câu trả lời. Nhưng dù sao, Việt Nam cũng đang bước vào thời kỳ chuyển mình rửa hồn, lột xác là điều chắc chắn.
QUỐC NỘI – Ngày 2, Tháng 8, Năm 2008.
Lý Đại Nguyên

Không có nhận xét nào: