Mạng “Sina” (Trung Quốc ): “Môi trường xung quanh đã thuận lợi để Trung Quốc tiến hành chiến tranh lớn trừng phạt để Việt Nam không bao giờ quên và các nước Đông Nam Á khác không dám xâm phạm lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông”.
TTXVN (Hồng Công 29/7/2008)
Với
đầu đề trên mạng “Sina” của Trung Quốc ngày 29/7 nhận định rằng gần đây
Việt Nam liên tiếp khiêu khích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Chính
phủ Việt Nam đã từng bước quy hoạch một bộ phận Trường Sa thành các lô
kêu gọi đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí, còn tiến hành bầu cử Hội
đồng nhân dân ở Trường Sa. Việt Nam còn cùng các công ty phương Tây như
Mỹ .... tiến hành thăm dò và lắp đặt đường ống dẫn khí ở Trường Sa.
Không chỉ như vậy Việt Nam còn đưa ra những lời lẽ cứng rắn, thậm chí
tuyên bố “quyết không vứt bỏ một tấc đất” và “quyết chiến cùng Trung
Quốc”. Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông đạt gần 50 tỷ tấn, trữ lượng khí
thiên nhiên khoảng 15.000 tỷ m3, được gọi là “vùng Vịnh thứ hai”. Hiện
nay các nước chung quanh Biển Đông đã khoan hơn 1000 giếng ở quần đảo
Trường Sa, hơn 200 công ty dầu khí của các nước đã tham gia thăm dò
khai thác. Cho đến nay, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu,
1500 tỷ m3 khí tại các giếng dầu ở Trường Sa, thu được hơn 25 tỷ USD.
Hiện
nay tình hình Biển Đông rất nghiêm trọng. Bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế
kỷ 20, các nước xung quanh đã xâm chiếm các đảo và vùng biển phụ cận ở
quần đảo Trường Sa. Ngoài 6 đảo do Trung Quốc kiểm soát và đảo Thái
Bình do Đài Loan kiểm soát ra, 44 đảo khác do Việt Nam , Philippine và
Malaysia chiếm giữ. Ba nước này cùng Brunei và Inđônêxia đều tuyên bố
có chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa. Về an
ninh, việc các nước xung quanh xâm chiếm các đảo của Trung Quốc khiến
chiều sâu chiến lược của Trung Quốc thu hẹp đi. Tuyến phòng thủ biển
của Trung Quốc buộc phải rút về tuyến Hoàng Sa-Hải Nam , trực tiếp đe
dọa đến an ninh ở khu vực ven biển Trung Quốc.
Còn
các ngư dân Trung Quốc--chủ nhân đích thực của Trường Sa luôn bị quân
đội Việt Nam và Philippine giết hại dã man ở khu vực biển Trường Sa.
Điều này khiến người dân trong nước đau lòng. Về kinh tế, mối nguy hại
đối với Trung Quốc càng sâu sắc hơn. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu
dầu khí chủ yếu trên thế giới. Hàng năm phải bỏ ra nhiều tiền của để
nhập dầu khí cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do các đảo bị
xâm chiếm, khiến Trung Quốc mất đi quyền lợi khai thác tài nguyên trên
biển. Khu vực rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu khí,
nhưng lại không thể khai thác lợi dụng, điều này đưa tới hậu quả nghiêm
trọng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Các
chuyên gia về an ninh cho rằng hiện nay vấn đề Biển Đông rất phức tạp,
đồng thời tồn tại hiểm họa đọ sức giữa các nước lớn. Vấn đề Biển Đông
ngày càng trở nên phức tạp bởi những nhân tố dưới đây:
-
Nhân tố Đài Loan: Trong khu vực tranh chấp thực tế ở Biển Đông , nhiều
khu vực do Đài Loan thực tế kiểm soát. Để tìm kiếm độc lập và mở rộng
“không gian quốc tế”, nhà cầm quyền Đài Loan đã bán rẻ lợi ích ở Biển
Đông. Điều này tạo nên phiền phức lớn cho Trung Quốc trong khi xử lý
vấn đề Biển Đông.
-Nhân tố Mỹ-Nhật: Mỹ và
Nhật Bản luôn có ý đồ chiến lược bao vây Trung Quốc, vì thế Mỹ-Nhật đều
tìm cách lợi dụng các nước ASEAN để kiềm chế Trung Quốc, hòng tìm cách
mở rộng ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong khu vực.
-Nhân
tố ASEAN: Sau khi ASEAN nhất thể hoá, các nước ASEAN có thái độ nhất
trí với nhau trong vấn đề Biển Đông , khiến Trung Quốc trong khi xử lý
vấn đề Biển Đông, từ chỗ đối phó với từng nước nhỏ đã chuyển sang phải
đối phó với một tập đoàn quốc gia. Điều này tạo nên sự bất lợi đối với
Trung Quốc về chính trị. Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là
nhằm kiềm chế Trung Quốc, hoạt động của Mỹ tại khu vực này ngày càng
tăng lên, tăng thêm nhân tố bất ổn định trong khu vực.
-Nhân
tố tài nguyên phong phú của Biển Đông : Biển Đônglà lãnh thổ biển lớn
nhất của Trung Quốc. Khu vực Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km2. Dựa
theo quy định luật biển quốc tế, diện tích Trung Quốc quản lý là 2,1
triệu km2, tương đương với 2.3 diện tích lãnh thổ biển của Trung Quốc.
Trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện là 640 triệu tấn, khí thiên nhiên là
980 tỷ m3. Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng tài nguyên dầu mỏ ở
Biển Đông có thể đạt 41,8 tỷ tấn. Ngoài ra tại Biển Đông còn có 116
loại khoáng sản khác nhau, có 89 loại khoáng sản đã thăm dò được trữ
lượng, có tới hơn 1400 vị trí có thể khai thác. Biển Đông không chỉ tài
nguyên phong phú, mà còn có vị trí địa lý chiến lược và là tuyến vận
chuyển huyết mạch của thế giới.
Biển Đông án
ngữ tuyến đường vận chuyển dầu mỏ huyết mạch của Mỹ và Nhật Bản. Biển
Đôngcũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên
biển quốc tế, cũng là tuyến đường vận chuyển đối ngoại quan trọng của
Trung Quốc. Biển Đông là bộ phận hợp thành quan trọng của tuyến đường
vận chuyển Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông. Biển Đông là khu vực để Trung
Quốc có thể liên hệ với Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, châu Phi và châu Âu.
Đặc biệt quần đảo Trường Sa ở vào vị trí xung yếu trên tuyến đường từ
Thái Bình Dương đi Ấn Độ Dương, không chỉ án ngữ tuyến đường vận chuyển
ở khu vực Biển Đông , mà còn nẩy sinh ảnh hưởng lớn đối với eo biển
Malắcca.
Quá nửa số tàu chở dầu cỡ lớn trên
thế giới đều đi qua Biển Đông . Lượng tàu chở dầu đi qua Biển Đông
nhiều gấp 5 lần so với đi qua kênh đào Xuyê, nhiều gấp 15 lần so với đi
qua kênh đào Panama. 90% dầu mỏ nhập khẩu của
Nhật Bản và Hàn Quốc, 98% dầu mỏ nhập khẩu của Đài Loan phải đi qua
Biển Đông . 88% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc cũng đi qua khu vực
này; trong đó 48% là từ Trung Đông, 22% từ các nước châu Á-TBD, 18% từ
châu Phi. Vì vậy Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh
năng lượng của Trung Quốc.
Biển Đông cũng là
tuyến đường vận tải hàng không quan trọng. Các tuyến đường vận tải hàng
không của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á đều
phải bay qua khu vực này. Tuyến đường bay Tây Âu-Trung Đông-Viễn Đông,
một trong những tuyến đường bay nhộn nhịp nhất thế giới cũng bay qua
khu vực Biển Đông . Tuyến đường bay Tây Âu- Đông Nam Á-Ôxtrâylia cũng
phải bay quan khu vực này. Cho nên có thể nói Biển Đông là cơ sở để
kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững, là cơ sở để con cháu dân tộc
Trung Hoa sinh tồn. Chúng ta không thể vứt bỏ, cũng không dám vứt bỏ.
Hiện
nay, Việt Nam là nước gây phiền phức nhất ở Biển Đông, cũng là nước
tranh giành được nhiều lợi ích nhất. Trung Quốc cần phải trừng phạt
Việt Nam để răn đe các nước Đông Nam Á khác tranh cướp Biển Đông của
chúng ta, để các nước khác biết rằng nước nào dám xâm phạm lợi ích của
Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiến hành ngăn chặn răn đe chiến lược, đánh
nhỏ đối với Việt Nam không có hiệu quả lớn, phải đánh để cho Việt Nam
không bao giờ quên.
Chúng ta phải chuẩn bị
tốt chiến tranh cục bộ, tìm cách kiểm soát Biển Đông, bao gồm cả Việt
Nam . Sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong mấy năm gần đây đã có bước
phát triển nhanh, cộng thêm sự giúp đỡ của lực lượng không quân thuộc
hải quân có thể tiến hành cuộc tiến công lớn đối với các đảo bị Việt
Nam chiếm giữ, tiêu diệt toàn bộ các trạm tiền tiêu của Việt Nam ở Biển
Đông . Nếu đuổi Việt Nam ra khỏi Biển Đông , các nước khác không cần
đánh cũng phải trao trả Trung Quốc các đảo.
Việc
tiến hành cuộc chiến tranh đối với Việt Nam là có tính khả thi. Môi
trường chung quanh Trung Quốc hiện nay tương đối ổn định. Phía Đông, đã
hòa dịu quan hệ với Nhật Bản; phía Bắc đã cùng Nga hoàn thành việc ký
kết hiệp định biên giới; phía Tây Tạng đã bố trí lực lượng mạnh hình
thành sự răn đe đối với Ấn Độ; quan hệ với Đài Loan cũng đang phát
triển một cách lý tính, khi cần thiết sẽ dùng Đài Loan để kiềm chế Nhật
Bản.
Đánh Việt Nam để nâng cao ý chí của quân
đội Trung Quốc, để cho người Hàn Quốc thấy quân đội Trung Quốc liệu có
phải là đội quân chỉ ở tầm thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai như
người Hàn Quốc nghĩ hay không? Để cho các chuyên gia quân sự Mỹ thấy
quân đội Trung Quốc liệu có phải là đội quân không có ý chí chiến đấu
như họ đánh giá hay không? Để cho Nhật Bản thấy nếu không ngồi xuống
đàm phán thì Trung Quốc cũng có thể tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ
lợi ích của mình. Cuộc chiến tranh này đáng đánh, có thể đánh được.
Phải nhằm thẳng vào Việt Nam đánh mạnh. Vì sự ngông cuồng tự cao tự đại
của Việt Nam đã đưa tới sự bất mãn trong nội bộ các nước ASEAN, nhân đà
này có thể phân hoá sự đoàn kết trong nội bộ ASEAN.
H2O lấy từ:
August 5, 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét