Người Việt ở nước ngoài đã có một thái độ im lặng đáng sợ
Đức
Hồng y Tổng Giáo phận Sài Gòn Phạm Minh Mẫn và trên 7 ngàn Tu sĩ và
Giáo dân Công giáo đã tham gia chiến dịch vận động chống Nhà nước CSVN
khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
Hành
động của họ tuy chưa được coi là đại diện cho gần 6 triệu người Công
giáo vì Hội đồng Giám mục Việt Nam, tiếng nói chính thức của Giáo hội
chưa chính thức lên tiếng, nhưng không vì thế mà sức mạnh của họ bị coi
thường.
Trong
số những người ký tên vào Lời kêu “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ
BAUXITE ĐỎ” ngày 24/4/2009 của Linh mục Lê Quang Uy, Dòng Chúa Cứu Thế
(DCCT, Sài Gòn) có 101 Linh Mục các Dòng và Triều, 87 Linh Mục và Tu Sĩ
thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, 41 Nữ Tu các Dòng và 60 Nam Tu các Dòng.
Nhưng
trước hết, hãy nghe Đức Hồng y Mẫn nói trong “Lá Thư Mục Tử” gửi các
linh mục, tu sĩ và giáo dân địa phận Sài Gòn ngày 28/5/2009: “Những
thông tin trong thời gian gần đây nhắc nhớ cho tôi bổn phận giáo dục
kitô giáo là giúp mọi thành viên trong gia đình ý thức trách nhiệm gìn
giữ và bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người anh em
đồng bào và đồng loại.
“Cách
đây ít tháng, người dân Thành phố xôn xao khi báo chí phanh phui vụ
việc nhà máy sản xuất của công ty Vedan đã gây ô nhiễm nặng cho dòng
sông Thị Vải, tác động đến đời sống và sinh hoạt của hàng trăm gia đình
sinh sống trong vùng. Mới đây, nhiều nhân sĩ
trí thức trong cũng như ngoài nước, lại lên tiếng cảnh báo về việc khai
thác bôxít tại Tây Nguyên có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái cũng như an sinh xã hội. Mối quan ngại này rất đáng quan tâm và Quốc Hội đã quyết định đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong lần họp nầy.
“…
Môi trường thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá và là tài nguyên
dành cho hết mọi người. Không ai trong chúng ta tạo dựng nên môi trường
thiên nhiên. Khi ta sinh ra, môi trường đó đã có rồi. Và đời sống con người gắn liền với thiên nhiên, nhờ đó ta sống và lớn lên. Quà
tặng và tài nguyên này được dành cho tất cả mọi người, chứ không chỉ
dành riêng cho một ai hoặc một thiểu số nào, cũng không chỉ dành riêng
cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai. Do
đó, mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tôn trọng, gìn giữ và
bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người trong cộng
đồng dân tộc cùng thế giới hôm nay…
Ngài
lưu ý Nhà nước CSVN: “ Vì môi trường là tài nguyên dành cho mọi người,
nên không thể nhân danh phát triển kinh tế và tích luỹ lợi nhuận cho
một thiểu số mà huỷ hoại môi trường của đại đa số, nhất là của người
nghèo, không có phương tiện tự vệ. Những sự
kiện xảy ra gần đây cho thấy các nhà đầu tư chỉ tính toán lợi nhuận mà
không quan tâm đủ đến tác động của việc sản xuất trên môi trường sống
của con người… Do đó, không thể khai thác thiên nhiên một cách ích kỷ,
làm phương hại trầm trọng đến nguồn dự trữ tài nguyên cho thế hệ hiện
tại cũng như tương lai. Thực tế trong những năm
gần đây cho thấy tình trạng phá rừng và gây ô nhiễm nguồn nước đã để
lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào cho đời sống của người dân”.
Đề
cập đến quyền lợi thiết thân gắn bó với thiên nhiên của người dân địa
phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc (thiểu số), Vị chăn chiên Giáo
phận Sài Gòn cảnh giác Nhà nước: “Vì môi trường là tài nguyên dành cho
hết mọi người, nên trong tiến trình phát triển kinh tế, cần phải quan
tâm đến quyền lợi của người dân bản địa. Cuộc sống và cả văn hoá của dân bản địa gắn liền với đất đai và môi trường khai sinh ra họ. Do
đó, những dự án phát triển kinh tế cần phải quan tâm đến quyền lợi của
dân bản địa. Nếu không, sẽ có thể tạo ra xáo trộn, bất ổn, xung đột
trong xã hội”.
Ngài
cũng khuyên không nên vội vã trong kế hoạch quan trọng này, Hồng y viết
tiếp: “Trước hết, bổn phận của người kitô hữu là cầu nguyện cho nhà cầm
quyền cũng như giới hữu trách được khôn ngoan sáng suốt trong việc đưa
ra những quyết định có ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân và rủi ro
của môi trường thiên nhiên. Giáo Hội Công giáo đề nghị rằng trong những
trạng huống mà các dữ kiện khoa học mâu thuẫn nhau hoặc dữ kiện thu
thập được chưa đủ, giới hữu trách nên hành động theo nguyên lý dự
phòng, nghĩa là chỉ đưa ra những quyết định tạm thời, có thể sửa đổi
dựa trên những dữ liệu khoa học sau này mới biết được.
Tuy
nhiên, Hồng y Mẫn không kêu gọi suông mà còn thúc giục người Công giáo
dấn thân trong nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Ông viết:
“Trong những sự kiện như vụ việc Vedan và khai thác bôxít ở Tây Nguyên,
đã có nhiều tiếng nói được gióng lên trên báo chí và các phương tiện
truyền thông khác. Đây là dấu chỉ lành mạnh của
một xã hội dân chủ, trong đó người dân ý thức trách nhiệm tham gia vào
tiến trình quyết định về những vấn đề liên quan đến đời sống của họ và
của đất nước. Là người công giáo, chúng ta ý
thức rằng việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là
trách nhiệm gắn liền với niềm tin kitô giáo của mình. Vì
thế, thông qua các cơ quan dân cử và các phương tiện truyền thông, anh
chị em hãy chân thành và thẳng thắn góp ý với giới hữu trách biết yêu
dân yêu nước, biết lấy dân làm gốc, đặc biệt trong những vấn đề có tầm
quan trọng đối với vận mệnh của đất nước và phúc lợi của nhân dân. Đó
là cách thể hiện niềm tin của chúng ta, niềm tin dấn thân xây dựng xã
hội thành một cộng đồng nhân loại mới sống trong tình yêu và sự thật,
trong công lý và an bình”.
Lời kêu gọi của một Linh mục
Về phần mình, Linh mục Lê Quang Uy đã lên án Nhà nước CSVN trong lời kêu gọi của ông: “Người
ta nhắm mắt làm ngơ cho những Công ty nước ngoài tha hồ xả nước thải
khí độc, gây ô nhiễm những con sông dài đang là cơ may mưu sinh cho
người dân nghèo, gây bụi mù xám xịt cả một vùng trời, chết chim, héo
cây và ngộ độc phổi cấp cho trẻ em và người già.
Và
hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây
Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người
dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường
chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây
Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt
đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng
giềng….”
Lời
tuyên bố thẳng thắn này của Cha Uy được coi là mạnh nhất trong số những
lời chỉ trích đảng và nhà nước chung quanh Dự án Bauxite trên Tây
Nguyên, kể từ khi có cuộc vận động chống khai thác của nhóm Giáo sư
Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng,
ngày 12/4/2009.
Cho
đến đầu tháng 6/2009 đã có 1808 người, kể cả linh mục Uy và một Linh
mục, Tu sĩ Công giáo khác đã ký tên vào bản Kiến nghị yêu cầu Nhà nước
“phải chính thức dừng ngay lại” dự án bauxite.
Tuy
nhiên, đảng và nhà nước không coi phản ứng của trí thức và người dân ra
gì. Họ vẫn tiếp tục xây dựng 2 Nhà máy ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ
(Đắc Nông).
Những
người cầm quyền còn không coi cả tướng Võ Nguyên Giáp ra gì khiến ông
phải viết đến Thư thứ 3 yêu cầu “dừng các dự án khai thác bô xít ở Tây
Nguyên, kể cả khai thác thí điểm”.
Cho đến nay Đảng và Nhà nước vẫn không thèm trả lời 3 lá thư của tướng Giáp.
Thái
độ ù lì, khinh dân ra mặt của bộ 3 Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng,
Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước và Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng cùng sự
sợ hãi trong quấn chúng và hầu hết Quốc hội 493 người không dám có hành
động cụ thể chống lại nhà nước khiến Linh mục Uy lo sợ.
Ông viết mà như thét to lên cho mọi người cùng nghe: “Lúc
này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với
phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ
các Dòng và nhất là với tất cả anh chị em Giáo Dân thân yêu của mọi
miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê hương trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng
lẽ chỉ vì sợ bóng sợ vía một cái gì đấy mà chúng ta lại không sợ điều
đáng phải sợ hơn cả, đó là tiếng lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh
Thần.
Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và
như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác,
với những kẻ muốn giết chính “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống”!
Rồi Cha Uy nói với các Nhà lãnh đạo trong Giáo hội của mình: “Phải
có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta
dư biết có “kiến” cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm “nghị” đâu,
nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những
người đang tin vào “Đấng đã khơi nguồn Sự Sống” để Sự Sống thiêng liêng
ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của
chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.
Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin
quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa,
đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị
cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng
tôi.”
Theo tin
của Dòng Chúa Cứu Thế trong nước thì vào ngày 25. 4, Linh Mục Nguyễn
Văn Khải, DCCT ở Hà Nội, “cũng đứng ra trực tiếp mời gọi được hàng mấy
ngàn anh chị em Giáo Dân ký tên ngay tại chỗ, sau một Thánh Lễ tại Nhà
Thờ Thái Hà, Hà Nội, và từ đó đến nay cũng vẫn đang tiếp tục thu tập
các chữ ký tâm huyết như thế”.
Mặc cho Công an doạ nạt, khủng bồ tinh thần, Linh mục Uy vẫn tiếp tục thu góp chữ ký của người dân phản đối khai thác Bauxite.
Ông viết: “Về
phần mình, chúng tôi ý thức rõ mình luôn sống theo lương tâm đạo giáo,
lại gắn bó yêu mến quê hương và dân tộc Việt Nam, nên chúng tôi tiếp
tục đứng vững, không khiếp sợ, kiên trì đấu tranh bên cạnh quý vị,
những nhà trí thức quả cảm cùng tất cả những ai thành tâm thiện chí
trong nước và ngoài nước. Chúng tôi xác tín
rằng Sự Thật và Công Lý rồi sẽ phải được thực thi và thể hiện trên quê
hương này, cho dù phải trả giá rất đắt”.
Trước
việc làm của 2 Linh mục Uy và Khải, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã
ra một Thông cáo, do Linh mục Vinh sơn Phạm Trung Thành ký tên ngày
28/4/2009 ủng hộ việc làm này.
Hành
động ủa một số nhà lãnh đạo Công giáo trong vụ chống khai thác bauxite
cũng đã nhắc cho mọi người nhớ lại Lời Kêu gọi chống khai thác bauxite
của Hoà Thượng Thích Qủang Độ đưa ra ngày 30-3-2009.
Vị
lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (không được Nhà nước
nhìn nhận) viết: “Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất, tôi kêu gọi người Việt trong ngoài nước hãy tỏ
thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây nguyên và đời sống của
người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người trong việc khai thác
quặng bô-xít không thông qua nghiên cứu khoa học và kinh tế, mà chỉ vụ
vào sự lệ thuộc Bắc phương.
Kính
xin người Việt nước ngoài khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại
nạn sinh thái Tây nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết
hầu chiến lược vùng ba biên giới.”
Chiến
dịch “BẤT TUÂN DÂN SỰ – BIỂU TÌNH TẠI GIA” suốt tháng 5/2009 đã kết
thúc, nhưng bây giờ người Công giáo đã tiếp nối chống đối bằng phương
pháp khác cho thấy đảng và nhà nước CSVN đang bị nhân dân chống đối và
xa cách.
Nhưng sự việc này cũng phản chiếu một điều buồn trong Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Mang
tiếng có trên 300 ngàn Trí thức đang sống và làm việc trong tất cả mọi
lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Gíao dục, Xã hội v. v… mà sao số người ký
tên vào Danh sách của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mới chỉ đếm được trên đầu
ngón tay?
Ngoài
sự vận động hội thảo lẻ tẻ và lên tiếng ủng hộ lời Kêu gọi của Hoà
Thương Qủang Độ, chưa thấy có Tổ chức hay Đoàn thể nào muốn đứng ra vận
động 3 triệu người Việt tị nạn tiếp tay bảo vệ Tổ quốc với người trong
nước. Chẳng lẽ nước Việt Nam không còn chút gì liên hệ gì với người Việt Nam ở nước ngoài?
Tại sao lại có một thái độ thờ ơ và im lặng đáng sợ như thế? Hay là vì an ninh cá nhân và miếng cơm, manh áo mà nhiều người muốn đứng ngoài cuộc?
Nếu
thế thì sự an nguy của Hồng y Mẫn, Hoà thượng Quảng Độ, nhóm Linh mục,
tu sĩ Công giáo, các Nhà Trí thức và đồng bào trong nước có nên được bỏ
lên bàn cân không?
Phạm Trần
04.06.2009
Vantuyen.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét