Chúng ta tham gia
vào công cuộc đấu tranh, hay nói một cách khác, chúng ta tham gia vào
công cuộc «cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhân bản», bắt
nguồn từ y thức trách nhiệm của chúng ta đối với
dân tộc ta. Chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh tức là hành động
cứu giống nòi cũng như đòi lại «quyền sống, quyền hưởng tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc» là những quyền căn bản của con người mà giờ đây,
đồng bào cả nước vẫn bị bạo quyền Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tước đoạt.
Vì
vậy, việc chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh, còn đồng nghĩa là
chúng ta tham gia vào công cuộc «giải trừ Cộng Sản, quang phục quê
hương», một việc cao cả và ưu tiên. Do đó, việc gì có lợi cho công cuộc
đấu tranh thì phải được đề cao là công việc ưu tiên, việc gì không có
lợi hoặc có hại cho công cuộc đấu tranh thì phải hủy bỏ, phải sửa đổi.
Chúng ta phải biết chọn công việc ưu tiên và tránh mất thì giờ với
những việc không liên quan tới công cuộc đấu tranh, vì mỗi chậm trễ,
thờ ơ hoặc điềm nhiên tọa thị hay thảnh thơi thơ túi rượu bầu, …của
chúng ta, chỉ làm cho tập đoàn thống trị CSHN có thêm thời cơ, tiếp tục
nhận chìm đồng bào ruột thịt, họ hàng thân thích của chúng ta nơi quê
nhà Việt Nam xuống bùn đen trong muôn vàn tủi nhục, thống khổ mà thôi.
Như
vậy, việc xây dựng và bồi đắp cho công cuộc đấu tranh là một điều tối
cần và phải là một công tác ưu tiên hàng đầu, thường xuyên trong mọi
sinh hoạt. Chúng ta cũng biết rằng, việc tham gia vào công cuộc đấu
tranh bắt nguồn từ tâm thức, khởi đầu từ nhận thức được nguyên nhân từ
đâu mà chúng ta tham gia công cuộc đấu tranh. Chúng ta cũng nhận
thức được rằng, chúng ta có trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc ta. Do
đó, chúng ta tham gia vào công cuộc đấu tranh không vì tham vọng, không
vì xúc động hời hợt hay chỉ vì để xoa dịu sự cắn rứt của lương tâm.
Hành động tự nhận thức được trách nhiệm, cho nên thái độ tham gia vào
công cuộc đấu tranh của chúng ta, phải là một thái độ dấn thân, hy
sinh, tự tin, thành tín, bất khuất, sáng tạo, kiên trì và triệt để.
Chúng
ta không tham gia vào công cuộc đấu tranh bởi tham vọng, cho nên chúng
ta không chú trọng tới chức vị, quyền uy, cấp bậc trong công tác đấu
tranh. Chúng ta chỉ biết đặt quyền lợi của tổ quốc và của dân tộc, trên
quyền lợi cá nhân, trên sự hẹp hòi và vị kỷ.
Chúng
ta cũng không tham gia đấu tranh bởi những xúc cảm hời hợt hay chỉ để
xoa dịu sự cắn rứt lương tâm, bởi vì, sự đau khổ của giống nòi vẫn đó,
sự rách nát của quê hương vẫn còn đó và nỗi đau trầm thống của tổ quốc,
dân tộc vẫn còn đó. Cho nên, nếu như chúng ta tham gia đấu tranh chỉ vì
những xúc cảm hời hợt, chỉ vì để xoa dịu sự cắn rứt lương tâm hay chỉ
vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm, chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến thái độ
cầu an, tiêu cực, thiếu sáng tạo, không dám hy sinh, không dám dấn
thân. Tình trạng này sẽ làm cho công cuộc đấu tranh không thể đạt được
điều kiện cần có. Vì công cuộc đấu tranh mà chúng ta đang theo đuổi
phải có sự hy sinh, dấn thân, và sức sáng tạo. Những người tham gia
công cuộc đấu tranh, phải được coi là những chiến sỹ đi tìm vũ khí để
chiến đấu, để giải cứu quê hương và giống nòi, hoàn toàn khác với những
viên chức trong hệ thống hành chánh có quyền lợi, có lương bổng và có
phương tiện. Nếu bắt nguồn từ nhận thức rằng, tham gia vào công cuộc
đấu tranh là một việc làm cao cả, là bổn phận và trách nhiệm của chính
mỗi chúng ta, thì trong đấu tranh, chúng ta không bao giờ có sự «bất
mãn, thoái chí hay nản lòng».
Công
cuộc đấu tranh của chúng ta, những kẻ vì họa CSHN, đành đoạn phải rời
bỏ quê hương, ra đi «không vì cơm áo», lưu bạt nơi xứ người, là một đại
cuộc cứu nguy tổ quốc, cứu quốc dân, cho thế hệ này và mãi mãi về sau
không còn bóng ma duy vật biện chứng CS, «cơ chế của nghèo đói, chậm
tiến, bất an, và khủng bố» mà tập đoàn thống trị CSHN đang áp đặt lên
«dòng tâm sinh và vận mệnh của dân tộc». Do đó, việc tham gia vào công
cuộc đấu tranh của chúng ta hiện nay, là một hành động cao cả và linh
thiêng. Nhận thức được như vậy, thì thái độ đấu tranh của chúng ta phải
là một thái độ sống, một quyết tâm dấn thân, liên tục, kiên trì, triệt
để và, chúng ta sẽ chấp nhận hy sinh, nghiêm túc, sáng tỏ và, thành tín
trong mọi hành động của chúng ta.
Nhận
thức được nguyên nhân đấu tranh từ tâm thức, từ tự nguyện, chúng ta sẽ
có đại hùng tâm để trở thành những chiến sỹ đấu tranh chân chính, chấp
nhận lấy hy sinh, dấn thân làm phương tiện, lấy sự giải cứu quê hương
làm cứu cánh và lấy quyền sống, quyền hưởng tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc của đồng bào làm phương hướng. Chúng ta không thể bỏ qua một ngày
nào, một cơ hội thuận lợi nào mà không góp phần vào công cuộc đấu
tranh. Chúng ta sẽ tìm ra những sáng kiến, tạo ra những điều kiện,
những phương tiện và hoàn cảnh để đẩy mạnh công tác đấu tranh. Đồng
thời, chúng ta biến cuộc đấu tranh là hơi thở, là lẽ sống và là nguyện
ước của chính mỗi chúng ta, đến mức độ, nếu như không đấu tranh, chúng
ta không cảm thấy hạnh phúc thực sự.
Công
cuộc đấu tranh mà chúng ta nhận thức được và theo đuổi, phải do chính
chúng ta, chính những người Việt yêu nước chủ động. Mọi hình thái vận
động dư luận thế giới, mọi phương pháp gây ảnh hưởng đến các nhà lãnh
đạo các nước trên thế giới, chúng ta phải xử dụng tối đa. Nhưng tất
thảy, chúng ta phải chủ động. Vì nếu, chúng ta không chủ động, không hy
sinh, không dấn thân, thì không hy vọng gì thế giới sẽ hành động thay
thế cho chúng ta; - Và giả như, thế giới chủ động, công cuộc đấu tranh
của chúng ta sẽ mất chính nghĩa.
Công
cuộc đấu tranh «cứu nguy tổ quốc và quang phục quê hương» của chúng ta,
nhu cầu liên kết, hỗ tương và liên hoàn đấu tranh là những nhu cầu sinh
tử hiện nay. Do đó, công cuộc đấu tranh cần phải được tổ chức hóa, nhìn
rõ mục tiêu chung, phối hợp kế hoạch, hợp tác trong hành động, hỗ trợ
phương tiện,… Tất cả, phải được coi là những mục tiêu chung. Cuộc đấu
tranh dẫu được tổ chức hóa để gia tăng hiệu năng; nhưng không bao giờ
được biến thành một thứ độc quyền. Chúng ta phải hoan nghênh mọi cá
nhân, mọi đoàn thể và mọi tổ chức tranh đấu đã đóng góp cho chính nghĩa
chung của dân tộc. Chúng ta cũng cần phải thận trọng trong việc lựa
chọn phương tiện và biện pháp đấu tranh. Để đương đầu với tập đoàn
thống trị tàn bạo CSHN hiện nay, vỏ khí duy nhất của chúng ta là chính
nghĩa tự do dân tộc và yếu tố nhân dân. Do đó, mọi phương tiện và mọi
biện pháp hành động, nếu như làm chính nghĩa dân tộc bị lu mờ hay đáng
ngờ vực, đều phải được chúng ta cương quyết gạt bỏ. Vì một khi chính
nghĩa dân tộc đã không còn được vững vàng, trong sáng, lập tức cuộc đấu
tranh của chúng ta sẽ trở thành vô vọng.
Chúng
ta cũng nhận thức được rằng, «không có những con người với tâm hồn
trong sáng, cuộc đấu tranh sẽ trở thành phiêu lưu và, không có những
cán bộ có khả năng, cuộc đấu tranh sẽ trở thành không tưởng». Chúng ta
công nhận rằng, 87 triệu đồng bào quốc nội giữ vai trò chính trong công
cuộc đấu tranh hiện nay. Nhưng vai trò người Việt tỵ nạn hải ngoại
chúng ta cũng không kém phần quan trọng. Tuy chúng ta không trực diện
đối đầu với guồng máy thống trị CSHN, thì chúng ta phải hoàn thành
nhiệm vụ áp lực. Chúng ta là chất xúc tác để lá cờ tự do, dân chủ và
nhân bản của dân tộc được luôn tươi thắm.
Chúng
ta nhận thức được rằng, dân tộc ta đang trải qua giai đoạn cuối của một
chặng đường lịch sử dân tộc qua hơn hai phần ba thế kỷ đen tối và muôn
vàn đau khổ bởi CSHN tham tàn.
Chúng
ta nhận thức được rằng, chúng ta đang đứng trước sự thách đố của tập
đoàn thống trị CSHN, chúng dùng bạo lực để có quyền hành và bây giờ
chúng tiếp t ục dùng bạo lực để nắm giữ quyền hành, cản trở bước tiến
của dân tộc.
Chúng
ta nhận thức được rằng, muốn giải cứu quê hương khỏi chậm tiến, đói
khổ, lạc hậu và phục hồi được quyền làm người, tự do tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc; trước hết và trên hết,
chúng ta phải loại bỏ độc tài chuyên chế CSHN hiện nay. Vì chúng là cha
đẻ của mọi đau thương, cùng khốn và của muôn vàn tội ác, đang đổ xuống
trên quê hương, dân tộc. Chẳng những thế mà tập đoàn thống trị CSHN còn
là nguồn cội của những xuẩn động hèn mạt, đang khấu đầu dâng lãnh thổ,
lãnh hải, các hải đảo của dân tộc mà tổ tiên, cha ông ta đã phải hy
sinh biết bao máu xương để vun bồi, cho quan thầy Bắc Kinh và tình
nguyện làm tôi tớ cho bọn bá quyền Tầu Cộng, bất kể mọi oán than của
dân tộc, để chúng được yên thân, tiếp tục cai trị đất nước.
Chúng
ta mong muốn đất nước được thay đổi trong hòa bình; nhưng chúng ta
không nhu nhược, không lùi bước trước bất cứ một trở lực nào làm hại
đến tương lai của dân tộc. Chúng ta cũng nhận thức được thực trạng bi
thương hiện nay của dân tộc, đang thôi thúc chúng ta phải đoàn kết và
tham gia vào công cuộc đấu tranh thực sự, mới mong giải cứu được quê
hương khỏi bàn tay đẫm máu CSHN.
Chúng
ta nhận thức được rằng, ngày nào cơ chế CS và tập đoàn thống trị CSHN
còn tồn tại, ngày ấy, dân tộc ta còn đầy đau khổ, còn phải sống trong
vũng lầy đen tối, không nhìn thấy tương lai. Lẽ tất nhiên, lương tâm
của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta trước sự sống còn của dân tộc,
không cho phép chúng ta đang tâm để cơn đại nạn của dân tộc tiếp tục
kéo dài. Chắc chắn chúng ta phải đoàn kết lại và tích cực đấu tranh.
Tinh thần đoàn kết đấu tranh và y chí quyết thắng của chúng ta, là
những yếu tố cần thiết, thúc đẩy sức mạnh vô biên của đồng bào quốc nội
thành làn sóng «cách mạng dân tộc, dân chủ», đập tan guồng máy chuyên
chính bạo tàn CSHN hiện nay.
Nếu
như trong một khoảnh khắc nào đó, trong tâm hồn ta có sự kỳ thị về tôn
giáo, xin hãy nhớ rằng, một em bé bị hiếp trên biển Đông, ai nấy đều
thương xót và không cần biết em bé đó thuộc tôn giáo nào, trong những
năm tháng thuyền nhân tỵ nạn đau thương đổi đời mà không bao giờ chúng
ta quên được. Một quân, dân, cán, chính VNCH chết trong lao tù CSHN,
chúng ta đều than khóc mà không cần biết tù nhân đó đi chùa hay nhà thờ
và ở miền nào. Xin thưa, vì tất cả chúng ta, đều là con cháu của quốc
tổ Hùng Vương, đã có chung một lịch sử và mãi mãi sẽ có chung một vận
mệnh.
Sau hết,
chúng ta nhìn thấy được sự văn minh, tiến bộ, hạnh phúc và ấm no của
các dân tộc trên thế giới, chúng ta càng thấy được trách nhiệm của
chúng ta trước tiếng kêu trầm thống của tổ quốc và dân tộc. Cho nên,
chúng ta cần phải kiên định lập trường, giữ vững niềm tin và nhất quyết
hoàn thành công cuộc «giải phóng dân tộc và xây dựng nhân bản», đồng
tâm hiệp lực đấu tranh, loại bỏ cho kỳ được tập đoàn CSHN đang thống
trị trên quê hương, dựng lại một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản và
phú cường. Nhiên hậu, với sức mạnh đoàn kết toàn dân đấu tranh vốn có
của dân tộc, với y chí quyết chống ngoại bang và
Bắc phương và, với những quyết chiến, quyết thắng trong lịch sử dựng
nước và giữ của dân tộc; khẳng định rằng, toàn dân Việt Nam chúng ta sẽ
bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, lãnh
hải và các hải đảo mà tổ tiên ta đã dầy công khai mở, tô bồi và gìn giữ.
Ngày 22 tháng 7 năm 2009
GS Lai Thế Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét