Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

Kiều Muốn Sống...

Chuyện Cười Ra Nước Mắt Trong Chế Độ XHCN
Hồ Chí Minh thuổng câu nói của một danh nhân Trung Hoa "Vì lợi ích trăm năm trồng người", nhưng chế độ của HCM toàn là trồng người ngược.
Sau đây là bài luận văn của một em học sinh trong nước được gọi là tương lai của đất nước. Trình độ như thế này thì thử hỏi Việt Nam không xếp cuối bảng trên thế giới sao được.
Không biết thầy dạy giỏi hay học trò học giỏi, mời các bạn cùng "bình loạn".
Đề tài: Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, em hãy phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều và liên hệ với hoàn cảnh thực tại.
Đây là bài làm của một em học sinh mang tựa đề:
"Kiều Phải Sống"
Nguyễn Du là một đại văn hào của đất nước, và tác phẩm Kiều là một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam đã liên tục nhiều thế kỷ lọt vào top ten những tiểu thuyết được yêu thích nhất trong tuần của MTV.
Chỉ tính riêng trong tháng mười một,nhân vật Thuý Kiều cũng như Sở Khanh đã được lên tranh bìa và trang giữa của nhiều trang báo vời số lượng hơn hẳn các diễn viên Hàn Quốc trong phim "Anh Em Nhà Bác Sĩ".
Hàng ngày hiện nay Kim Trọng , Mã Giám Sinh, Từ Hải và Thúy Vân... đều dành hết thời gian trả lời thư ái mộ của bạn đọc mà cũng không đủ. Riêng các áo in hình Vương Ông và Hoạn Thư trong dịp Nô en vừa qua đã bán được với số lượng kỷ lục với giá rất nhiều đô la, có khuyến mãi cho người mua với số lượng lớn.
Bản thân em rất quý mên Kiều vì cô ấy rất dể thương, sinh ra trong một hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống nhiều éo le trắc trở, nhưng Kiều vẫn phấn đấu vươn lên. Chỉ tiếc khi Kiều bán mình chuộc cha không chịu coi kỷ giá cả, đúng vào thị trường nhiều biến động nên bị lừa đảo, tư thương ép giá quá trời.
Riêng về vấn đề Kiều nhảy xuống sông tìm đường tự vẫn thì đó là một hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ và cũng chứng tỏ thời kỳ này còn lạc hậu về kỷ thuật, không có nhiều phương án để chọn như số điện thoại di động trong đợt giảm giá vừa qua. Với kinh nghiệm thực tế của em, vào lúc này nếu xảy ra chuyện gì, Kiều vẫn phải sống bởi vì lý do chủ quan và khách quan như sau:
1. Nhảy xuống sông thì hiện nay nước ngập,lòng đường và vỉa hè sau cơn mưa cũng có thể thành sông, nhưng độ sâu rất thất thường, Kiều mà không biết chổ (mà làm gì có ai biết) nhảy bừa vào chổ cạn thì có thể sứt trán hoặc trầy đầu gối chứ chết đuối là rất khó khăn.
2. Tất nhiên là Kiều có thể nhảy lầu, nhưng hiện nay dưới các lầu đều có các dây iện thoại hoặc dây phơi quần áo chằng chịt. Kiều gieo mình xuống mắc vào những sợi dây này sẽ bị phơi nắng, dẫn tới việc phải mua kem dưỡng da chứ không thể chết được. Đã có trường hợp nhảy lầu mười ngày sau mới tới đất.
3. Sau đó Kiều có thể chọn cách lao vào ô tô đang chạy. Cách này có lợi là có thể bẹp dí như bánh tráng trong thời hạn rất nhanh, không sợ bị cứu chữa ngoài ý muốn, và hình như Kiều đã áp dụng thí điểm ở một số ngã tư. Nhưng ôi chao, Kiều cứ thử chổ nào thì chổ ấy kẹt xe cả ngày trời.
4. Có cách tự vãn hiện đại nhất là cho điện giật, nhưng Kiều bị lừa đảo đúng vào mùa khô, mực nước sông đều cạn kiệt ngoài dự đoán của sở điện lực nên Kiều cứ dùng dây điện châm vào người mấy lần mà điện vẫn bị cúp hoặc tệ hơn nữa, điện yếu khiến Kiều bị giật tê tê chứ toàn thân vân nguyên vẹn "rõ ràng là trong ngọc trắng ngà".
5. Cuối cùng, Kiều áp dụng phương pháp phổ biến và rẻ tiền nhất là uống thuốc trừ sâu. Nhưng số Kiều quả lận đận, nàng cẩn thận đến mười chai mà vẫn phây phây tăng trọng lượng. Về sau mới biết là loại thuốc trừ sâu dởm pha bằng nước đường.
Kết luận là trong bất kỳ hoàn cảnh nào em thấy Kiều cũng cần phải sống. Sống để nhìn thẳng vào sự thật, để lạc quan yêu đời và để xem hết các bộ phim nhiều tập rất hay đang được chiếu trên ti vi. Kiều cũng cần bắt chước Cũng Lợi, phải sống, phải sống và phải sống./.
###
Một em khác viết là Kiều là một cô gái bị xã hội phong kiến đạp xuống bùn nhơ nên nàng đã lao xuống sông Tiền Giang để tự vẫn. May lúc đó có một cán bộ đang đi công tác và nhả xuống sông cứu sống Kiều, từ đó Kiều được giác ngộ cách mạng và đã gia nhập đảng cộng sản.
Nếu cụ Nguyễn Du đội mồ sống dậy cũng phải công nhận là hậu sanh khả úy.
Xem ra nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyên Du còn may mắn là có thể chọn lựa được chết như thế nào, còn các nàng Kiều thời này được đảng bán sang Đài Loan Đại Hàn thì đâu có được như vậy?
Đã làm dâu cả họ rồi bị bán cho nhà thổ, có ngưòi bị chồng đánh tới chết.
Xem ra các cô gái trong chế độ phong kiến ngày xưa cũng không khổ như các cô ở dưới chế độ XHCN.

Không có nhận xét nào: