Sự
việc Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã châm ngòi cho một cuộc
chiến, giữa một bên là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và một bên là chủ
nghĩa bá quyền Trung Quốc.
Sau
khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974, họ đã xây dựng căn cứ không
quân trên đảo Woody để máy bay chiến đấu cơ Trung Quốc có thể tấn công
Đài Loan, Việt Nam và kiểm soát đường vận chuyển biển của Nhật. Nguồn:
Internet.
Qua
sự việc này, người dân đã nhận rõ bản chất của mối quan hệ Viêt -
Trung, đó thực chất là mối quan hệ gắn bó quyền lợi giữa hai nhà cầm
quyền Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời là cuộc trao đổi ngầm giữa hai
đảng cộng sản, trong đó món hàng được đem ra trao đổi là Chủ quyền và
Danh dự của Tổ Quốc Việt Nam.
Do
sự đối đầu về ý thức hệ cùng với sự tan rã của hệ thống XHCN, nên Việt
Nam phải nhờ vào thế lực của Trung Quốc để giữ chế độ. Lực lượng thân
Tàu trong Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm ưu thế và nghiêng hẳn về đường
lối của Bắc Kinh. Nhờ đó mà Cộng sản Trung Quốc luôn lấn tới xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ nước ta và kìm hãm không cho nước ta phát triển nhằm
thực hiện tham vọng bá chủ của mình.
XHCN
đặc sắc Trung Quốc thực chất là chủ nghĩa Mác đã bị biến tướng và xuyên
tạc, nhằm trói buộc ý thức hệ. Và trên thực tế, Trung Quốc đã trở thành
một đế quốc đi xâm chiếm và cướp bóc. Suốt thời kỳ Cộng sản nắm quyền ở
Trung Quốc, nước này liên tục tranh chấp chủ quyền với các nước láng
giềng. Trung Quốc phát triển nhanh và trở thành cường quốc, còn các
nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, thì vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng kém phát triển.
Không
thể bào chữa cho những yếu kém của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính quyền
ra sức tuyên truyền cho công cuộc mở cửa hội nhập của đất nước. Nhưng
sự thật, nước ta chỉ được "mở cửa" trong sự kiểm soát của Trung Quốc,
nghĩa là chỉ được "hội nhập" trong phạm vi mà Trung Quốc cho phép. Và
trên thực tế, nước ta đang trở lại thời kỳ Bắc thuộc.
Về
chính trị, Cộng sản Trung Quốc đem áp đặt ý thức hệ (Mao - Đặng) để
trói buộc tư tưởng của dân ta, họ đưa "đại sứ" sang để kiểm soát và ra
chỉ thị cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó mà thể chế chính trị ở Việt
Nam chính là một mô hình Trung Quốc thu nhỏ. Về kinh tế, họ tìm mọi
cách để ngăn không cho kinh tế nước ta phát triển, các doanh nghiệp
Trung Quốc tuồn hàng hoá giá rẻ, chủ yếu qua đường nhập lậu vào nước
ta, nhằm khống chế toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Về văn hoá, họ đưa
phim ảnh vào phát tràn lan trên truyền hình Việt Nam, họ ngầm không có
thái độ để bọn xấu bắt cóc và buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam qua biên
giới...
Thậm
chí tráo trở hơn, Cộng sản Trung Quốc đã dùng vũ lực cướp đoạt đất đai
biển cả của nước ta, ngang nhiên sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào
lãnh thổ Trung Quốc. Linh hồn của Tổ Tiên trên những mảnh đất thiêng
liêng ấy đang bị giặc giày xéo.
Bảo
vệ chủ quyền Tổ Quốc phải là công việc thường trực, phải kiên quyết
nhưng thật mềm dẻo trong sách lược. Hiện nay, việc giáo dục cho người
dân về lịch sử hình thành chủ quyền đất nước chưa được quan tâm đầy đủ.
Các sử gia phải có trách nhiệm nghiên cứu sâu quá trình hình thành lãnh
thổ (đất liền) gắn liền với quá trình hình thành lãnh hải (biển đảo)
trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Từ đó sẽ thấy được tầm quan
trọng của việc phải bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với Hoàng Sa và
Trường Sa, coi đó là bộ phận không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
Toàn
vẹn lãnh thổ là bất khả xâm phạm, mất đi một hải đảo là chúng ta mất đi
một phần cơ thể. Nhưng thực tế thật đau xót, bản đồ Việt Nam đang thu
hẹp dần. Dải đất hình chữ S đã bị lẹm phần đầu và các hải đảo trên Biển
Đông giờ đang tràn ngập cờ Trung Quốc. Vậy Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa
và một phần Trường Sa từ lúc nào?
Trong
suốt thời kỳ các Chúa Nguyễn mở mang xứ Đàng Trong và sau này đến các
đời Vua Nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị) liên tục xác lập
chủ quyền, thì Trung Quốc chưa bao giờ dám xâm phạm chủ quyền của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ bắt đầu từ năm 1909, lợi
dụng việc nước ta bị Pháp đô hộ, Trung Quốc mới có hành động xâm phạm
chủ quyền liên tục cho đến ngày nay. Đặc biệt, trong thời gian Cộng sản
cầm quyền, Trung Quốc đã hơn hai lần phát động chiến tranh chiếm toàn
bộ Hoàng Sa và một phần lớn Trường Sa của Việt Nam.
Năm
1974, lợi dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc dùng
một lực lượng hải quân, không quân lớn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa khi
đó do quân đội của chính quyền Sài Gòn bảo vệ.
Năm
1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công
chiếm nhiều đảo trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố để làm
bàn đạp cho những bước tiến mới. Lâu lâu, họ lại dùng vũ lực chiếm thêm
một vài đảo, còn chính quyền Cộng sản Việt Nam thì phản ứng rất yếu ớt.
Gần
đây, sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 bầu ra thế hệ
lãnh đạo kế cận, họ đã có bước đi mạnh mẽ hơn. Việc thế hệ lãnh đạo
hiếu chiến này sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào quản lý
hành chính của Trung Quốc có nguy cơ đẩy cuộc tranh chấp trên Biển Đông
lên thành xung đột vũ trang, đòi hỏi chính quyền Cộng sản Việt Nam phải
có những sách lược đúng đắn và kịp thời.
Kinh
nghiệm lịch sử cho thấy, để giữ vững chủ quyền Tổ Quốc trước giặc ngoại
xâm phương Bắc, cha ông ta luôn nắm vững nguyên tắc sách lược "Kiên
quyết nhưng thật mềm dẻo". Trong lịch sử, đã có nhiều lần dân tộc ta
chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội, vì đã biết dựa vào sức dân,
tạo được sự đồng thuận, đoàn kết toàn dân. Nếu nhà cầm quyền không biết
dựa vào dân, bưng bít thông tin và ngăn chặn tiếng nói yêu nước của
dân, thì sẽ mất nước.
Khi
đã có sự đồng thuận toàn dân, thì dù cho lựa chọn giải pháp "hoà" hay
"đánh" vẫn luôn giữ được thế chủ động, chứ không lúng túng bị động như
chính quyền Cộng sản thời gian vừa qua. Họ chỉ lo đối phó với phong
trào yêu nước của người dân đang dâng cao và ngăn chặn biểu tình chống
Trung Quốc, trong khi quên mất rằng chính sức mạnh toàn dân mới giữ
được nước.
Nước
ta phải mạnh lên, phải thoát khỏi thân phận một nước "Nhược tiểu" để
vươn lên trở thành "Cường quốc". Chỉ như vậy, nền độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ mới được bảo vệ vững chắc. Nước Việt Nam không thể
"Nhỏ" mãi được, chúng ta phải thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc
để vươn lên trở thành một nước "Lớn".
Lúc
này, những lời bất hủ trong bài "Cáo Bình Ngô" của cụ Nguyễn Trãi như
thúc giục chúng ta đứng lên để làm chủ vận mệnh đất nước:
Như nước Đại Việt ta từ xưa
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đứng vững một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Những
lời đầy khí phách đó nói lên rằng, dân tộc Việt Nam ta luôn mang trong
mình ý trí vươn lên mãnh liệt để thoát khỏi ách cai trị, đồng hoá của
người Trung Quốc, nhờ đó đã giữ được độc lập tự chủ và bảo vệ được
giống nòi. Núi sông bờ cõi do cha ông ta gây dựng nên, mỗi tấc đất đều
thấm máu của Tiền Nhân, vì vậy "Không ai được quyền nhượng một tấc đất,
một cọng cỏ cho ngoại bang".
Ngày
nay, nước Việt Nam XHCN mạnh hay yếu mà để chủ nghĩa bá quyền Trung
Quốc ngang nhiên xâm lấn như vậy? Đảng Cộng sản Việt Nam có quy tụ được
hào kiệt đi theo hay không mà để cho nước nhà mất tự chủ, trở thành tay
sai cho Đảng Cộng sản Trung Quốc?
Không!
Chúng ta quyết không chấp nhận nỗi ô nhục đó. Hãy để cho khí phách Đại
Việt, truyền qua bao thế hệ, thấm vào hồn thiêng sông núi, được khơi
dậy trong chúng ta ngày hôm nay. Nước Việt Nam là một, Hoàng Sa và
Trường Sa mãi là mảnh đất thiêng liêng của Viêt Nam, bất cứ kẻ nào đi
ngược lại chân lý đó đều phải bị trừng phạt.
Trần Quốc Hiên – ĐDCND
Việt Nam ngày 28 tháng Giêng năm 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét