Thư
này được viết cho những người trẻ, những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả
công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.
Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,
Dù
muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của
mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi
phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề
chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến cái thiêng liêng căn
bản tối cao của con người là Tổ Quốc.
Thưa quý vị cùng các bạn,
Ðứng
trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường sa,
Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta với một sự ngạo mạn
ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức như vậy đối với toàn thể nhân
dân Việt Nam, ta có thể tiếp tục im lặng và nhẫn nhục được nữa không?
Thưa quý vị cùng các bạn,
Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi. Hơn
84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì
không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh
của đất nước là do hành động của chúng ta, và thuộc về quyền định đoạt
của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào.
Tôi
ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu
ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các
vật cản trở nó. Vân mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức
mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không
ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân
dân.
“Trong
Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không
thể tưởng tượng được. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn
được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có
sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế,
chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều
đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ
không phải bằng lý thuyết”(1)
Trong
hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9-12 trước
cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc
tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, chúng ta chứng kiến thấy luồng sinh
khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.
Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt sương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau sót!
(Thơ của Phạm Lê Phan Tết Giáp Dần 1974)
Hỡi đồng bào,
Hoàng
Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không
thể nhượng lại cho bất cứ kẻ nào. Hơn 84 triệu đồng bào cùng một lòng
bảo vệ. Trọng trách bảo vệ Tổ Quốc được giao phó cho mọi người dân
Việt, không phải chỉ cho một nhóm người nào.
Ðối
với những người cộng sản Việt Nam, giờ phút này nhiều người có thể biết
được con người thực sự của họ. Nhân đây tôi cũng muốn nói với các đảng
viên Đảng Cộng Sản Việt nam rằng : Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ
có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc là cùng đứng trong hàng ngũ
nhân dân để giữ nước.
Tổ
Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất
hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không
có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh
phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít
ngoại bang từ lâu rồi.
Giặc
đã vào nhà bắng bạo lực, mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng
cộng sản Việt Nam vẫn là: “Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải
quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng
luật pháp quốc tế.”(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu
hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Muốn
nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cần phải dựa vào nhân dân, vì
những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Hãy chấm
dút nhắc lại 16 chữ vàng, lặp lại theo lời phát biểu của Tề Kiến Quốc
đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-1-2005. : “Láng giềng hữu nghị hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tương lai”. Ðừng có hy vọng hão,
tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân
Pháp đấy.
Năm
1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ
tin vào vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng,
quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước
mắt, mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa
bình với Bắc Kinh gì nữa đây, hay các anh muốn giữ: “Mối tình thắm
thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em” như lời nói của Hồ chí
Minh.
Ðây
là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng. Các anh
đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói
không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả
toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần
kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng
đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa sao? Không hề
có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ
cướp cả.
Mất
Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của
Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng
sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải
chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm
muốn cả nước Việt Nam.
Dân
tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết
toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước…
Chúng cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Yêu nước, biểu thị
lòng yêu nước, không cần có giấy phép.
Trong
lúc tổ quốc lâm nguy, ta không thể để cho con người nhu nhược, ngập
ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc.
Con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa của dân tô.c. Họ hèn
hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, nhưng vẫn kiên trì nhẫn nhục
“theo đuổi tình hữu nghi..” Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng
túng không thuyết phục được ai.
Hãy
trả lại cho nhân dân sự can đảm và niềm tin yêu tổ quốc, sự khao khát
nhân bản của con người và sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về
phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.
Nhân
đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng
tôi chán ghét sự thù nghịch, và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải
lựa chọn, thì đó là sự đại bất hạnh.
Các
ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát
sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình.
Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung
Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình
sao? Nhưng điều sỉ nhục này rất lớn và chúng tôi sẽ phải trả giá, như
ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt quân xâm lăng. Chúng tôi có
liều thuốc dũng cảm, anh dũng. Những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến
ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng: phải bảo vệ
tổ quốc với bất cứ giá nào!
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Công dân Trần Nhu.
02/03/2008
###
Lưu
ý: Bạn đọc muốn tìm hiểu về chính sách: Diễn Biến Hòa Binh của Trung
Quốc xin xem bài “Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao”, hoặc “Cuộc chạy đua
giữa ÐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ” và
“Bức Giác Thư Gửi Các Vị Tướng Lãnh Và Binh Sĩ Quân Ðội Nhân Dân Việt
Nam” đó là những vấn đề thời sự nóng bỏng.
(1) Dẫn lời Lê Dũng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao VN, ngày 11-12-07 tại Hà Nội.
(2) Dẫn sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế”, tập 1, tr. 486 của tác giả Nguồn Sống xuất bản 2005.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét