Trước
cảnh khốn cùng, người xưa thường nói “Khốn nhi tri chi”. Sự thể này có
nghĩa là chính mức độ khốn khổ, khốn nạn của đời sống mới làm con người
sáng mắt ra. Sau nhiều thập niên sống dưới ách ngoại giao “nước mẹ và
nước con” với Trung Quốc, CSVN mới sáng mắt ra để nhận biết rằng: Hà
Nội hiện đang đối mặt với hai con đường và phải dứt khoát phải chọn lấy
một. Hai con đường đó là:
Con đường thứ nhất: Tiếp tục ngoan ngoản phục tùng Trung Quốc vô điều kiện. Con đường này dẫn tới các hệ lụy sau đây:
1)Ngoài
một số hỏa tiễn, tàu ngầm và những vũ khí tối tân khác mà Bắc Kinh dùng
để phô trương với thế giới, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất đồng
thời cũng là quốc gia gặp nhiều khó khăn nội trị và ngoại giao bậc nhất
thế giới.
Nội trị: dân số Trung Quốc ngày
càng gia tăng, chính sách độc tài đi kèm với ngu dân đã đẩy dân trí
xuống mức cực kỳ tệ hại. Thói quen khạc nhổ bừa bãi là dấu hiệu rất cụ
thể của dân trí Trung Quốc. Xã hội nhiễu nhương, kinh tế phát triển
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà câm quyền. Hàng hóa giả mạo, đồ ăn,
thức uống phản vệ sinh, nhiểm độc. Thực phẩm để nuôi hàng tỷ dân và
nhiên liệu để duy trì sự tồn tại của guồng máy kinh tế ngày càng phát
phì vô nguyên tắc là hai vấn nạn có tính sống còn của Trung Quốc.
Ngoai
giao: chính sách ngoại giao căn bản của Trung Quốc là bàn tay sắt bọc
nhung. Nhung là những lời lẽ ngọt ngào đầy kịch tính ngoại giao. Bàn
tay sắt là vô số âm mưu cưởng đoạt đất đai và tài nguyên thiên nhiên
của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế ngõ hầu giúp Trung Quốc giải
quyết một cách vá víu nhu cầu đói và khát bất tận về thực phẩm và về
nhiên liệu. Bản tin sau đây cho thấy sự liều lỉnh và phi lý của Trung
Quốc trên con đường lùng tìm sinh lộ cho hàng tỷ dân Trung Quốc. Ngày
23/07/2008 khi được phóng viên đài BBC hỏi về một giải pháp cho những
tranh chấp trên biển Đông, tiến sĩ Toshi Yoshihara chuyên viên của
trường đai hoc hải chiến Rhodes Island, Hoa Kỳ cho biết: “Bắc kinh xem
toàn bộ biển Nam Trung Hoa thuộc về lãnh hải Trung Quốc. Dĩ nhiên đó là
đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc cứ khăng khăng như
thế, có nghĩa là cuộc tranh chấp không có lối ra”
Nói
chung 1,3 tỷ dân Trung Hoa đói thực phẩm và khát nhiên liệu, nhà cầm
quyền Trung quốc độc tài, tham ô và khả năng yếu kém trong việc điều
hành guồng máy quốc gia. Đó là ba nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc
phải xâm lăng các quốc gia lân bang như một hình thức mưu sinh thoat
hiểm. Trong các quốc gia lân bang kia, Việt Nam là quốc gia dễ xâm lăng
nhất vì chế độ Hà Nội vừa quì gối trước Trung Quốc vừa mở cửa biên giới
chờ đón Trung Quốc. CSVN tin tưởng rằng Hà Nội ngoan ngoản trong bang
giao với Trung Quốc sẽ làm cho Trung Quốc bôi bỏ ý muốn xâm lăng VN.
Đây rõ rang là một tin tưởng vừa trẻ con vừa ngớ ngẩn.
2)Ngoài
lý do sinh tồn theo kiểu động vật, theo kiểu cá lớn nuốt cá bé Trung
Quốc còn nuôi quyết tâm xâm lăng VN để trả laị thù xưa. Câu chuyện thù
xưa xin được tóm tắt như sau: trong chiến tranh VN trước 1975, CSVN làm
tay sai cho cả Trung Quốc cũng như Liên Sô. Trung Quốc giúp đỡ CSVN tận
tình hơn Liên Sô nhiều lần. Thế nhưng, ngay sau khi chiến tranh VN chấm
dứt, theo mệnh lệnh của Liên Sô, Hà Nội đã ồ ạt tống giam hàng trăm
ngàn người Hoa , tịch thu toàn bộ tài sản, đuổi đi vùng kinh tế mới,
đẩy ra biển khơi trên những ghe thuyền mong manh…Trung quốc đã trả thù
Hà Nội bằng chiến tranh tháng 02/1979. Trung quốc sẽ tiếp tục trả thù
CSVN bằng cách sau khi biến VN thành Tây Tạng thứ hai, Bắc Kinh sẽ
không cho phép triều đình Ba Đình tiếp tục tồn tại.
CSVN
tuy không bao giờ nói thành lời nhưng cách ứng xử của Hà Nội trong bang
giao quốc tế đã để lộ ý nghĩ rằng; “Theo Tàu thì mất nước nhưng không
mất đảng. Theo Mỹ thì mất đảng nhưng không mất nước. Thà mất nước còn
hơn mất đảng” Thế nhưng, thái độ hung hăng của Trung Quốc trong hiện
tình thế giới đã cho thấy: theo Tàu thì chắc chắn mất nước. Đi cùng
biến cố mất nước là chế độ Hà Nội sẽ bị Trung Quốc đòi lại món nợ máu
về tội đã theo Liên Sô đâm ngược Trung Quốc ngay sau 30/04/1975. Nói
ngắn và gọn: theo Tàu: nước mất, đảng tiêu. Đó là kết luận cốt lõi nằm
ở cuối con đường theo Tàu.
Con đường thứ hai
là con đường đồng minh với Hoa Kỳ để duy trì vị trí độc lập đối với
Trung Quốc. Câu hỏi đầu tiên nằm ở đầu con đường này là: Liệu chừng
theo Mỹ có thực sự giữ được nước hay không? Liệu chừng theo Mỹ đảng
CSVN có đương nhiên bị biến mất hay không?
Kinh
nghiệm chính trị và quân sự ở Trung Đông cho thấy Mỹ sẽ không bao giờ
bôi bỏ chế độ độc tài bằng cách giải tán 100% quân đội và cảnh sát của
chế độ đó như đã hành động tại Iraq năm 2003. Như vậy, đi với Mỹ, ít ra
trong giai đoan đầu đảng CSVN vẫn còn tồn tại. Đảng CS sẽ còn tồn tại
đến bao giờ? Sau giai đoạn đầu là giai đoạn gì? Việt Nam sẽ ra sao? Đi
tìm giải đáp cho các câu hỏi vừa nêu chúng ta sẽ gặp một câu hỏi lớn
hơn và có tính tiên quyết. Câu hỏi đó là: Theo Mỹ để làm tay sai cho Mỹ
hay theo Mỹ để đưa quốc gia tiến lên độc lập, phú cường như Nhật Bản,
Tây Đức, Nam Hàn đã đi? Dĩ nhiên không ai chọn con đường tay sai. Muốn
không lạc bước vào con đường tay sai, muốn không bị lật đỗ, CSVN nên có
những suy nghĩ và hành động thích nghi.
Nhà
cầm quyền CSVN hãy sáng suốt nhân định rằng: Theo Mỹ chỉ có nghĩa là
theo nhân dân Mỹ, nói rõ ra là theo quốc hội Mỹ. Một cách chung nhất
quốc hội Mỹ bao giờ cũng có khuynh hướng phục vụ dân chủ, nhân quyền.
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du Hoa Kỳ hồi tháng
06/2008 đã tránh né không thăm viếng quốc hội Mỹ. Rõ ràng là ông Nguyễn
Tấn Dũng chỉ muốn theo tổng thống Mỹ và cố tình quên đi nhân dân Mỹ,
quên đi con đường dân chủ, nhân quyền. Theo Mỹ là nghệ thuật vừa lấy
lòng lập pháp, vừa được lòng hành pháp trên căn bản tôn trọng dân chủ
nhân quyền. Theo Mỹ như vừa trình bày là theo Mỹ nhưng không làm tay
sai cho Mỹ. Theo Mỹ chỉ nhằm mục đích hợp lý hóa bàn cờ chính trị thế
giới ngày nay. Muốn vậy, bên cạnh công việc dùng Mỹ để tạo thế độc lập
đối với Trung Quốc, CSVN cần thành thật và nhanh chóng thực hiện các
công việc sau đây:
Thứ nhất: Thành lập Ủy
Ban Dân Chủ Hóa Đất Nước . Ủy ban này ra đời dưới sự tuyển chọn nhân sự
và điều hành hành chánh hợp lý của các quốc gia quan yếu trong cộng
đồng quốc tế . Uỷ ban này có nhiệm vụ soạn thảo, biểu quyết và thi hành
một lộ trình dân chủ thích nghi và kịp thời cho VN.
Thứ hai: Để hổ trợ cho Ủy Ban Dân Chủ Hóa Đất Nước, nhà cầm quyền CSVN cần có những cải tổ cụ thể:
Một
là cải tổ giáo dục: Ngày 24/06/2008 trong cuộc gặp mặt giữa tổng thống
Hoa Kỳ và thủ tướng CSVN, đôi bên có cam kết về cải tổ giáo dục cho VN.
Ngày25/06/2008, vẫn tại Hoa Thịnh Đốn, ông Phạm Vũ Luận, thứ trưởng
giáo dục và đào tạo của CSVN và ông James Glasman , phụ tá bộ trưởng
ngoại giao Hoa Kỳ đã cùng nhau ký bản ghi nhớ vế hợp tác giáo duc Việt
Mỹ. Ngày 22/07/2008, khi bàn về các phương cách giúp Việt Nam đứng vững
trước mọi mưu thần chước quỹ của Trung Quốc giáo sư tiến sĩ Arthur
Waldron đặc trách khoa bang giao quốc tế Đại Hoc Pennsylvania, Hoa Kỳ
đề nghị Việt Nam phải nâng cao phẩm chất giáo dục cùng lúc với việc
chuyển đổi từ độc tài qua dân chủ. Các tin tức vừa trích dẫn đều cho
thấy giáo dục là chìa khóa trọng tâm của công cuộc xây dựng đất nước
giàu mạnh. Dĩ nhiên, bước đầu tiên của công việc cải tổ giáo dục tai
Việt Nam là sự loại bỏ dứt khoát, tức thời và vô điều kiện chủ nghĩa
Marx Lenin và cái đuôi trống rỗng goi là quái tượng tư tưởng Hố Chí
Minh.
Hai là ban hành luật lệ thực sự cho
phép: tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp và
lập hội, tự do nghiệp đoàn, tự do đình công…Các loại tự do kia vừa là
bài học giáo khoa, vừa là môi trường thực tập giúp xã hội Việt Nam học
và hành tư tưởng dân chủ da nguyên.
Ba là
thay đổi cấu trúc kinh tế và pháp lý kinh tế sao cho vai trò của tư
nhân là trội yếu trong sinh hoạt kinh tế. Chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ
tác yêu, tác quái của giai cấp tư bản đỏ, đại gia đỏ. Chấm dứt vĩnh
viễn chế độ tư bản thân hữu giữa ông thủ tướng và ông doanh nhân. Moi
quyết dịnh kinh tề đều phải thông qua ban ngành chuyên môn đúng theo
trình tự vận động của kinh tế thị trường.
Bốn
là vấn đề quốc phòng. Đã là người VN không ai không biết TQ là kẻ xâm
lược truyền kiếp trên toàn bộ lịch sử bảo vệ lãnh thổ của VN. Thế nhưng
trong những thập niên gần đây, một mặt, Hà Nội không ngừng khoe kinh tế
cực thịnh, mặt khác đảng CSVN lại bỏ rơi nhiệm vụ củng cố và phát triển
quốc phòng. Guồng máy quốc phòng bị tham ô đục phá. Binh sĩ và sĩ quan
các cấp, nhất là cấp tướng, ồ ạt từ giả nghiệp vụ quốc phòng để chạy
theo doanh thương. Vũ khí và khả năng chiến đấu của quân đội CSVN ngày
nay, nhiều lắm chỉ được dánh giá cao cấp hơn Lào và Kampuchia. Muốn bảo
vệ sự toàn vẹn lãnh thổ CSVN phải gấp rút vừa canh tân quốc phòng vừa
tạo thế liên minh quốc phòng cần thiết. Liên minh ở đây là liên minh
với Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc…Đặc biệt là liên minh với Mỹ vì Mỹ có quốc
phòng hùng mạnh, Mỹ có khả năng sử dụng eo biển Malacca để gây sức ép
nặng nề đối với Trung Quốc trong trường hợp cần thiết. Malacca là yết
hầu giao thông nằm ngay trên hải trình mà Trung Quốc phải cần đến để di
chuyển năng lượng từ Trung Đông và Phi Châu vào các hải cảng của Trung
Quốc.
Công việc của Ủy Ban Dân Chủ Hóa Đất
Nước cộng với bốn cải tổ của đảng CSVN sẽ dẫn VN tiến những bước sơ
khởi trên con đường tìm tới dân chủ thực sự. Trong dân chủ thực sự,
sinh mệnh chính trị của đảng CSVN sẽ được người dân quyết định bằng lá
phiếu. Dân tín nhiệm thì ở lại ghế cầm quyền. Dân không tín nhiệm thì
phải lập tức rời bỏ sân khấu chính trị. Rời bỏ quyền lực như vừa mô tả
gọi là “hạ cánh an toàn”.
Nói tóm lại:
- Dân chủ là gạch nối ổn định trong quan hệ đồng minh giữa Việt và lập pháp Mỹ, giữa Việt và hành pháp Mỹ.
-
Dân chủ là con đường ngắn nhất, chính xác nhất đưa VN tiến lên giàu
mạnh. Dân chủ giả không thể tạo ra giàu mạnh thật. Phải đạt tới dân chủ
và giàu mạnh ngang tầm với Nam Hàn, Nhật Bản, Đài loan, Việt Nam mới có
đủ điều kiện để đương đầu với Trung Quốc.
-
Dân chủ là cửa ngõ giúp CSVN tránh được hai đại họa. Một là thoát ra
ngoài tầm tay đi đòi nợ máu của Trung Quốc. Hai là không còn bị nhân
dân lăm le đẩy vào thảm kịch của vợ chồng Nicolae Ceausescu’s tại
Romania năm 1989 .Quả nhiên dân chủ là cơ hội để CSVN hạ cánh an toàn
trong trường hợp có dấu hiệu lịch sử nổi giận.
Đỗ Thái Nhiên
August 7, 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét