Như
mọi người đều biết, “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình
ở Việt Nam” được ký kết tại Paris ngày 27-1-1973 giữa bốn bên lâm chiến
tại Việt Nam. Sau đó, một “Định ước của hội nghị quốc tế về Việt Nam”
được nhiều nước ký kết ngày 2-3-1973 cũng tại Paris, với sự có mặt của
ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Theo điều 2 của định ước nầy, các nước
tham dự “ghi nhận Hiệp định [Paris] đáp ứng các nguyện vọng các quyền
dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân
miền Nam Việt Nam và đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hòa bình của tất
cả các nước trên thế giới.”. Trong số các nước ký kết định ước ngày
2-3-1973, có Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc) do bộ trưởng
ngoại giao Cơ Bằng Phi đại diện.
Dầu
vầy, chưa tròn một năm sau, chính Trung Quốc đã vi phạm ngay định ước,
bất ngờ xua quân xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào
tháng Giêng năm 1974. Trước lực lượng hùng hậu của một cường quốc đông
dân nhất thế giới, biết rằng mình khó thắng, nhưng Hải quân Việt Nam,
do trung tá Ngụy Văn Thà chỉ huy, vẫn cương quyết tiến vào vùng sóng
gió lửa đạn để bảo vệ quê hương, tiếp nối truyền thống giữ nước của tổ
tiên chúng ta.
Đặt
trận chiến Hoàng Sa trong toàn bộ lịch sử Việt Nam, thì sự hy sinh của
Ngụy Văn Thà và đồng đội, can đảm và anh dũng không kém bất cứ sự hy
sinh nào của tiền nhân trong lịch sử, kể cả tiếng thét hào hùng như
nhạc hồn đất nước của Trần Bình Trọng thời nhà Trần: “Ta thà làm quỷ
nước Nam, còn hơn làm vua đất Bắc.” Sự hy sinh nầy sẽ mãi mãi được khắc
ghi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
Trận
chiến Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974 cho thấy một nét nổi bật của chế độ
Việt Nam Cộng Hòa. Đó là: trong lúc chiến đấu để bảo vệ miền Nam chống
lại cuộc xâm lăng của cộng sản Hà Nội, Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn luôn
cương quyết bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ. Trong khi đó, chẳng những thủ
tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) Phạm Văn Đồng ký quốc thư
công nhận việc nới rộng hải phận một cách ngang ngược của Trung Quốc,
mà Bắc Việt còn đồng lõa với Trung Quốc trong việc Trung Quốc đánh
chiếm Hoàng Sa.
Trong
di chúc của mình, Hồ Chí Minh đã từng viết: “…Tôi để sẵn mấy lời nầy,
fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin và các vị c.m. đàn anh
khác…” Người Việt chết đi đều muốn được gặp cha mẹ, ông bà, tổ tiên
dưới “suối vàng”. Hồ Chí Minh không đi gặp phụ thân là Nguyễn Sinh Sắc
đang nằm ở Cao Lãnh (Nam Việt), hay đi gặp ông bà tổ tiên ở Nghệ An, mà
lại đi tìm Karl Marx với Lenin ở Liên Xô, thì theo phong tục Việt Nam,
quả là đại bất hiếu.
Một
đại công thần của chế độ cộng sản Bắc Việt là Tố Hữu đã viết các câu
thơ như: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương mình thương một,
thương ông thương mười.” Ông ở đây là Stalin, một lãnh tụ cộng sản khát
máu của Liên Xô, mà trong một bài thơ khác, Tố Hữu đã ca tụng: “Yêu
biết mấy nghe con tập nói, Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!”.
Một
câu hỏi cần được đặt ra cho tất cả mọi người Việt Nam ở trong hay ngoài
nước, kể cả những đảng viên CSVN, rằng có một vị quốc trưởng, một thủ
tướng, một bộ trưởng, hay một nhà văn nào tại miền Nam Việt Nam tức
Việt Nam Cộng Hòa, ký một hiệp định, một quốc thư, hay viết một bài
văn, một câu thơ như những nhà lãnh đạo Bắc Việt đã làm hay không? Trả
lời câu hỏi nầy sẽ giải đáp luôn một vấn đề then chốt trong cuộc chiến
tranh 30 năm vừa qua trên quê hương yêu dấu của chúng ta: Ai là kẻ phản
quốc? Ai là kẻ bán nước cầu vinh?
Như
mọi người đều biết, vào đầu tháng 12-2007, nhà cầm quyền Trung Quốc đã
thành lập thành phố hành chánh cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, để
trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung
Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa). Trong ba quần đảo nầy, tài
liệu lịch sử Việt Nam cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam
từ lâu đời.
Nhà
cầm quyền cộng sản Việt Nam chẳng những câm như hến, không dám lên
tiếng, mà còn bắt giam những người biểu tình trong nước nhằm phản đối
Trung Quốc xâm lăng. Tuy vậy, nhiều cuộc biểu tình vẫn cứ diễn ra và
đặc biệt, nhân kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa (19-1), nhiều thanh niên ở
Sài Gòn và cả ở Hà Nội đã tập họp công khai, để tưởng niệm những anh
hùng tử trận vì bảo vệ tổ quốc.
Trong
khi đó, có một dư luận bi quan nhỏ, rất nhỏ, có thể xuất phát từ phía
nhà cầm quyền Hà Nội hoặc những người thân Trung Quốc để đánh lạc hướng
dư luận, cho rằng mọi việc đã an bài, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội
đã tự ký giấy nhượng ải Nam Quan, nhượng thác Bản Giốc, nhượng biển và
nhượng đảo cho Trung Quốc, chúng ta làm sao phản đối được? Trước vấn đề
rất phức tạp trên, chúng ta cần lưu ý rằng:
Thứ
nhất, khi những nhà lãnh đạo CSVN ký kết các văn kiện về biên giới, đất
đai với Trung Quốc, họ lén lút làm việc nầy, không trưng cầu ý kiến của
dân chúng, không tham khảo ý kiến của Quốc hội, dầu chỉ là Quốc hội bù
nhìn. Như thế, việc làm nầy hoàn toàn bất hợp pháp và vi hiến, vì hiến
pháp, dầu là hiến pháp cộng sản, cũng không có điều khoản nào uỷ cho
nhà nước hay chính phủ cộng sản ký kết những văn kiện nhượng đất hay
nhượng biển cho nước ngoài.
Nói
cách khác, việc nhượng đất, nhượng biển của nhà cầm quyền cộng sản ở
Việt Nam cho Trung Quốc hoàn toàn phi pháp và vô giá trị trước quốc dân
Việt Nam. Chúng ta phải lên tiếng phản đối để cho thế giới ngày nay và
để cho các thế hệ mai sau thấy rằng dân chúng Việt Nam, ngay từ đầu đã
phản đối hành động của nhà cầm quyền CSVN và không chấp nhận các văn
kiện bán nước nầy.
Thứ
hai, từ xưa cho đến nay, nhà cầm quyền Trung Quốc luôn luôn ỷ thế nước
lớn, kiếm cách xâm lăng Việt Nam, tiến xuống Đông Nam Á. Hầu như là một
quy luật lịch sử: Khi Trung Quốc mạnh, nước Việt yếu, Trung Quốc tấn
công nước Việt. Khi Trung Quốc yếu, nước Việt mạnh, nước Việt đánh đuổi
quân Trung Quốc ra khỏi bờ cõi nước Việt.
Trăng
trên trời có khi tròn khi khuyết. Đời con người có khi thịnh khi suy.
Gần đây, sau năm 1975, Liên Xô mạnh hơn bao giờ cả, ảnh hưởng khắp các
nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vào năm 1991, đế quốc Liên Xô sụp đổ tan
tành. Chính nước Liên Xô cũng bị sụp đổ. Vậy Trung Quốc cũng không ra
ngoài quy luật nầy.
Trung
Quốc ngày nay đang mạnh, nhưng không phải là không có lúc yếu. Trung
Quốc đã từng ba lần bị xâm lăng: Lần đầu vào thế kỷ 13, Trung Quốc bị
người Mông Cổ đánh chiếm. Lần thứ hai, vào thế kỷ 17, Trung Quốc bị
người Mãn Châu xâm lăng. Lần thứ ba, vào thế kỷ 19, Trung Quốc bị các
cường quốc Tây phương xâu xé.
Hiện
nay, dưới sự cai trị độc tài sắt máu của đảng CSTQ, bên ngoài, ai cũng
nghĩ rằng Trung Quốc là một khối thống nhất chặt chẽ. Thật ra, bên
trong Trung Quốc chứa nhiều ẩn số mâu thuẫn nội tại rất sâu sắc, mà
quan trọng nhất là vấn đề sắc tộc và tôn giáo. Ngoài nhóm người Hán ở
lưu vực Hoàng Hà, chung quanh Trung Quốc là những sắc dân đã bị Trung
Quốc đô hộ như người Mãn Châu ở đông bắc, người Mông Cổ, Tân Cương ở
tây bắc, người Tây Tạng ở tây nam, người Lưỡng Quảng, Hải Nam ở đông
nam. Những sắc dân nầy lại theo các tôn giáo mà cộng sản Trung Quốc
liên tục ra tay đánh phá như Hồi giáo, Phật giáo…
Bên
cạnh đó, sự phát triển kinh tế không đồng bộ ở Trung Quốc trong thời
gian gần đây đào sâu sự cách biệt về giàu nghèo giữa thành thị và nông
thôn, giữa vùng duyên hải kỹ nghệ ở phía đông và vùng rừng núi lạc hậu
ở phía tây.
Những
mâu thuẫn nội tại về sắc tộc, về tôn giáo hay về kinh tế của Trung Quốc
sẽ có lúc bùng nổ nếu gặp thời cơ thuận tiện, nhất là khi từ bên ngoài
các nước đối nghịch về kinh tế và cả về chính trị liên kết để chận đứng
sự bành trướng hung hăng của Trung Quốc.
Lúc
đó, Trung Quốc sẽ không khác số phận của Liên Xô năm 1991. Đó cũng
chính là lúc nước ta sẽ đứng lên kiếm cách đòi lại đất đai đã bị Trung
Quốc cưỡng chiếm. Muốn thế, người Việt không nên chờ thời, mà ngay từ
bây giờ, người Việt trong và ngoài nước phải cùng nhau lên tiếng tố cáo
hành động phi pháp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay ở trong
nước, và phản đối cuộc xâm lăng của Trung Quốc.
Sự
hy sinh của những anh hùng Hải quân trong trận chiến Hoàng Sa vào tháng
Giêng năm 1974, chẳng những làm rạng rỡ truyền thống giữ nước tự ngàn
xưa của dân tộc Việt, mà còn là sự lên tiếng can đảm và cụ thể nhất, tố
cáo mưu đồ xâm lược của Trung Quốc đối với dãy hải đảo thân yêu của
chúng ta.
Nhân
mùa Tưởng niệm sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội, thiết thực
nhất, xin đồng bào Việt Nam, trong điều kiện cá nhân của mình, hãy
“Đừng im tiếng, mà phải lên tiếng”, như nhạc sĩ Lê Minh Bằng đã nhắn
gởi trong bài hát mới được ông phổ biến: “Đừng im tiếng mà phải lên
tiếng,/ khi quân thù vào cướp quê hương.”
Cách
lên tiếng hay nhất là đồng bào trong và ngoài nước hãy cùng nhau nỗ lực
đóng góp phần mình vào công cuộc đấu tranh tiêu diệt nhóm thiểu số cộng
sản bán nước ở Hà Nội đang dâng đất dâng biển cho Bắc phương. Chỉ có
một chính quyền dân chủ thật sự của dân, do dân và vì dân, mới vận động
hữu hiệu sức mạnh tổng lực của toàn dân, tranh đấu đòi lại những đất
đai đã mất. Có như thế, sự hy sinh của những anh hùng trong trận hải
chiến Hoàng Sa oanh liệt tháng Giêng năm 1974 mới thực sự có ý nghĩa.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 26-1-2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét