Bauxite Việt Nam

Vietland

Đài Á Châu Tự Do

19 tháng 11 2009

SỰ HÈN NHÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BẮC KINH VÀ SỰ HÈN NHÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nhìn quanh biên giới quốc gia, Trung Quốc đều vướng phải những cản trở trên con đường xác lập lại vị thế mà các triều đại huy hoàng của nó đã đạt được trong lịch sử.
Nước Nga luôn đề phòng Trung Quốc xâm phạm vùng Viễn Đông và Siberi, điển hình là vụ trục xuất ngoại kiều 2 năm trước đây. Nhật Bản và Hàn Quốc đã là đồng minh chiến lược với Mỹ, Đài Loan đặt dưới sự bảo trợ của Ham đội 7 Hoa Kỳ, khiến con đường tiến ra phía Đông hết lối. Ấn Độ cũng hết sức lo ngại việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương và Tây Tạng trở thành cái gai hết sức nhức nhối cho quan hệ hai nước. Chính vì thế Trung Quốc tìm mọi cách phát triển về mặt Đông Nam, xem đó như bước đầu tiên trên con đường khẳng định vị thế cường quốc mà Myamar, Bắc Hàn trở thành con bài trong việc trao đổi với các cường quốc trên thế giới.
Đỉnh điểm của quan hệ phức tạp giữa hai nước có bề dày ân oán, giữa hai đảng cầm quyền có cùng hệ tư tưởng là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi kết thúc cùng với sự thay đổi căn bản trong quan hệ giữa hai nước cũng như trong nội bộ từng Đảng ở mỗi nước.
Với Bắc Kinh, cuộc chiến kết thúc với tâm lý các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải muốn bằng mọi giá, bằng mọi cách phải khuất phục Hà Nội trong một thời gian sớm nhất. Sự khuất phục về mặt địa lý đã lỗi thời và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt từ mọi tầng lớp người Việt Nam bất kể ý thức hệ. Sự cai trị bằng ý thức hệ, chính trị, kinh tế và ngoại giao đi kèm với đe dọa vũ trang là phương thức hợp lý nhất.
Với Hà Nội, cuộc chiến kết thúc với sự cô lặp quốc tế và chia rẽ trong nội bộ Đảng. Một bộ phận bảo thủ muốn nối tiếp con đường sụp đổ của Liên Xô, một bộ phận cấp tiến muốn cách tân đất nước. Đó cũng là lúc là tệ bè phái cùng trào lưu đổi mới đâm chồi.
Bộ phận bảo thủ trong Đảng muốn tiếp tục thống trị bằng chế độ toàn trị của Đảng theo cách ôm chân Bắc Kinh, Bộ phận cấp tiến muốn đổi mới bằng cách liên kết với các cường quốc khác mà trước nhất là Mỹ và Nhật. Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều muốn gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam nhưng Trung Quốc rốt cuộc vẫn là nước sốt sắng và nóng lòng hơn cả.
Cả hai phái bảo thủ và cấp tiến khác nhau về mục tiêu phát triển nhưng đều thống nhất ở chổ muốn duy trì sự độc tôn của Đảng Cộng Sản. Đây là chìa khóa then chốt đảm bảo địa vị chính trị và kinh tế cho các Đảng viên cấp cao. Cả hai phái đều tranh thủ, tranh giành những vị trí địa vị quan trọng trong cả ba hệ thống Đảng – Chính Quyền – Quân Đội để duy trì thế thượng phong. Điểm chung của cả hai phái là sự dị ứng thái quá với những khái niệm dân chủ - nhân quyền. Kết quả là nền phát trị đã lỏng lẽo càng trở nên rối bời, hỗn loạn và đi dần vào độc tài, bế tắc về đường lối.
Hoa Kỳ với quá nhiều toan tính và mục tiêu không muốn mạo hiểm vào canh bạc Việt Nam. Họ không muốn một Việt Nam cộng sản mạnh trong khu vực, cũng như không muốn Việt Nam là chư hầu của Trung Quốc. Chính sự chần chờ này tạo điều kiện cho Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để thể hiện uy quyền trong khu vực mà trước nhất là với Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam với tinh thần đấu tranh bất khuất chưa khi nào run sợ bất kỳ cường quốc xâm lược nào trong lịch sử, nhất là với bá quyền phương Bắc. Chỉ có một bộ phận lãnh đạo là run sợ vì sợ mất địa vị thống trị mà thôi. Càng mất lòng dân thì càng run sợ và càng bán nước. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện tại với sự chia rẽ, thối nát, độc tài toàn trị đãc từng bước đầu hàng chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh.
Chưa khi nào Bắc Kinh lại cao giọng như thế kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Cưỡng đoạt Trường Sa- Hoàng Sa, cao giọng đòi ngăn cấm biểu tình, cấm đánh cá, đòi hỏi những nhượng bộ về kinh tế quá việc thầu các nhà máy nhiệt điện – thủy điện – hạ tầng giao thông, khai thác bauxit càng làm lộ rõ sự bất lực và hèn nhát của đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến sự quỳ gối hèn nhát đến như vậy! Có chăng là Mạc Đăng Dung tự quỳ gối trói mình trước Bắc Triều mấy trăm năm trước, nhưng quy mô thì vẫn chưa đến mức thậm tệ như vậy. Đó sẽ là một vết nhơ mà Đảng Cộng Sản sẽ không bao giờ rửa sạch!
Nhưng nếu có chiến tranh thì Trung Quốc có phải là nước thắng trận không? Trung Quốc chắc chắc cũng không thể là một nước thắng trận đúng nghĩa. Toàn bộ các tỉnh phía Nam giàu có của Trung Quốc và các tỉnh duyên hải Đông Nam sẽ bị ảnh hưởng và trì trệ, các hoạt động kinh tế sẽ hổn loạn. Chưa kể trong một cuộc chiến trường kỳ với Việt Nam, tổn thất mọi mặt của Trung quốc là không hề nhỏ. Những vấn đề nội tại bất ổn của Trung Quốc sẽ bộc phát và tự nó sẽ vỡ như Liên Xô đã vấp phải ở Afganishtan và gần đây là Mỹ ở Afganishtan và Iraq.
Thế thì tại sao Việt Nam lại sợ một cuộc chiến tranh như vậy? Câu trả lời là nhân dân Việt Nam không sợ mà chỉ có lớp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ! Họ sợ một cuộc chiến sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng hay tệ hơn là một cuộc nội chiến dẫn đến sự chấm dứt cai trị của Đảng. Người dân Việt Nam cầm súng bảo vệ mảnh đất cha ông sẽ luôn anh dũng hơn anh lính Giải phóng quân Trung Quốc đi xâm lấn vì tham vọng của tầng lớp bá quyền Trung Nam Hải.
Đó là bản chất thực sự của CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BẮC KINH VÀ SỰ HÈN NHÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản hoang dã sau hơn 30 mở cửa, Trung Quốc đang dần dần khẳng định sự trỗi dậy của một cường quốc. Kèm theo đó là đòi hỏi thôi thúc về những nguồn tài nguyên mới, những thị trường tiêu thụ mới cũng như các tuyến đường giao thương mới. Tất cả nhằm đảm bảo năng lượng cho một nền kinh tế đang bùng nổ và một khát vọng bá quyền bị đè nén sau hơn 50 năm nội chiến và lạc hậu.
Nhìn quanh biên giới quốc gia, Trung Quốc đều vướng phải những cản trở trên con đường xác lập lại vị thế mà các triều đại huy hoàng của nó đã đạt được trong lịch sử. Nước Nga luôn đề phòng Trung Quốc xâm phạm vùng Viễn Đông và Siberi, điển hình là vụ trục xuất ngoại kiều 2 năm trước đây. Nhật Bản và Hàn Quốc đã là đồng minh chiến lược với Mỹ, Đài Loan đặt dưới sự bảo trợ của Ham đội 7 Hoa Kỳ, khiến con đường tiến ra phía Đông hết lối. Ấn Độ cũng hết sức lo ngại việc Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương và Tây Tạng trở thành cái gai hết sức nhức nhối cho quan hệ hai nước. Chính vì thế Trung Quốc tìm mọi cách phát triển về mặt Đông Nam, xem đó như bước đầu tiên trên con đường khẳng định vị thế cường quốc mà Myamar, Bắc Hàn trở thành con bài trong việc trao đổi với các cường quốc trên thế giới.
Đông Nam Á có vị trí hết sức quan trọng vì đây là thị trường nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế đang phát triển, cũng là thị trường tiêu dùng hàng giá rẻ của Trung Quốc. Thềm lục địa rộng lớn cùng những mỏ dầu chưa được khai thác là tiền đề đảm bảo sự phát triển của kỹ nghệ công nghiệp bùng phát trong tương lai gần. Việc đảm bảo một Đông Nam Á nằm dưới sự phục tùng của Bắc Kinh là một trong những ưu tiên hàng đầu, cũng như Nam Mỹ đối với nước Mỹ, Trung Á đối với nước Nga. Với 3 nước Đông Dương, một CamPuChia có quan hệ giao giao chặt chẽ với Bắc Kinh, một nước Lào nhỏ bé đang chịu áp lực ngày càng gia tăng, thì Việt Nam đang là một chướng ngại lớn nhất.
Quan hệ Bắc Kinh – Hà Nội từ xưa đến nay chưa khi nào có thể gọi là bằng mặt bằng lòng. Lịch sử luôn minh chứng sự bá quyền phương Bắc cũng như sự kháng cự kiên cường của phương Nam. Người Trung Quốc bao giờ cũng xem Việt Nam là nước nhược tiểu (nguyên văn chữ Hán là Nam man), ngược lại người Việt Nam bao giờ cũng có ý thức đề phòng người Trung Quốc qua cái gọi là chủ nghĩa bá quyền phương bắc hay chủ nghĩa Đại Hán.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn xem Việt Nam như một quận trực thuộc và luôn muốn áp đặt sự thống trị trực tiếp. Kể từ khi Tôn Trung Sơn thành lập nước Trung Hoa dân quốc thì người kế tục là Tưởng Giới Thạch cũng muốn kiểm soát miền bắc Việt Nam. Khi Mao Trạch Đông thống nhất Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng muốn Hà Nội luôn nằm trong vòng ảnh hưởng của mình.
Hồ Chí Minh đã tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa hai cường quốc đàn anh là Liên Xô và Trung Quốc phục vụ cho mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa mà ông và các đồng chí của ông theo đuổi. Nhưng Bắc Kinh với chủ trương duy trì hiện trạng phụ thuộc của Bắc Việt đã không ủng hộ hết mình cho cuộc chiến. Những người cộng sản Bắc Việt đã sớm nhìn nhận ra vấn đề này, một mặt vẫn duy trì quan hệ hữu hão với Bắc Kinh, một mặt thắc chặt quan hệ với Matxcova để tăng cường tốc độ cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Kể từ sau năm 1975, mỗi bước phát triển của Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao đều đem đến chút lo âu, bất mãn cho Trung Nam Hải.
Đỉnh điểm của quan hệ phức tạp giữa hai nước có bề dày ân oán, giữa hai đảng cầm quyền có cùng hệ tư tưởng là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi kết thúc cùng với sự thay đổi căn bản trong quan hệ giữa hai nước cũng như trong nội bộ từng Đảng ở mỗi nước.
Với Bắc Kinh, cuộc chiến kết thúc với tâm lý các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải muốn bằng mọi giá, bằng mọi cách phải khuất phục Hà Nội trong một thời gian sớm nhất. Sự khuất phục về mặt địa lý đã lỗi thời và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt từ mọi tầng lớp người Việt Nam bất kể ý thức hệ. Sự cai trị bằng ý thức hệ, chính trị, kinh tế và ngoại giao đi kèm với đe dọa vũ trang là phương thức hợp lý nhất.
Với Hà Nội, cuộc chiến kết thúc với sự cô lặp quốc tế và chia rẽ trong nội bộ Đảng. Một bộ phận bảo thủ muốn nối tiếp con đường sụp đổ của Liên Xô, một bộ phận cấp tiến muốn cách tân đất nước. Đó cũng là lúc là tệ bè phái cùng trào lưu đổi mới đâm chồi.
Thành quả kinh tế của đổi mới đem lại sự háo hức cho cả toàn dân Việt Nam lẫn các bè phái trong Đảng nhưng hạn chế về mặt dân chủ và pháp trị lại là vấn nạn chia rẽ sâu sắc mọi tầng lớp. Kết quả của sự đổi mới kinh tế và bảo thủ chính trị là một chế độ Đảng trị triệt tiêu mọi động lực phát triển. Đến đây thì sự chia rẽ trong Đảng càng trầm trọng thêm về vấn đề mục tiêu và con đường phát triển tiếp theo của đất nước.
Bộ phận bảo thủ trong Đảng muốn tiếp tục thống trị bằng chế độ toàn trị của Đảng theo cách ôm chân Bắc Kinh, Bộ phận cấp tiến muốn đổi mới bằng cách liên kết với các cường quốc khác mà trước nhất là Mỹ và Nhật. Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều muốn gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam nhưng Trung Quốc rốt cuộc vẫn là nước sốt sắng và nóng lòng hơn cả.
Cả hai phái bảo thủ và cấp tiến khác nhau về mục tiêu phát triển nhưng đều thống nhất ở chổ muốn duy trì sự độc tôn của Đảng Cộng Sản. Đây là chìa khóa then chốt đảm bảo địa vị chính trị và kinh tế cho các Đảng viên cấp cao. Cả hai phái đều tranh thủ, tranh giành những vị trí địa vị quan trọng trong cả ba hệ thống Đảng – Chính Quyền – Quân Đội để duy trì thế thượng phong. Điểm chung của cả hai phái là sự dị ứng thái quá với những khái niệm dân chủ - nhân quyền. Kết quả là nền phát trị đã lỏng lẽo càng trở nên rối bời, hỗn loạn và đi dần vào độc tài, bế tắc về đường lối.
Hoa Kỳ với quá nhiều toan tính và mục tiêu không muốn mạo hiểm vào canh bạc Việt Nam. Họ không muốn một Việt Nam cộng sản mạnh trong khu vực, cũng như không muốn Việt Nam là chư hầu của Trung Quốc. Chính sự chần chờ này tạo điều kiện cho Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để thể hiện uy quyền trong khu vực mà trước nhất là với Việt Nam.
Bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, Trung Quốc ép dần Việt Nam từ vấn đề biên giới trên đất liền đến vấn đề Biển Đông. Tiếp theo là cán cân thương mại và các đòi hỏi nhượng bộ về đặc quyền kinh tế. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc không là gì so với các cường quốc nhưng là quá to lớn với một nước Việt Nam trơ trụi. Chính sách không liên minh quân sự của Việt Nam càng tạo tiền đề cho sự hung hăn của Bắc Kinh trên mặt ngoại giao.
Nhân dân Việt Nam với tinh thần đấu tranh bất khuất chưa khi nào run sợ bất kỳ cường quốc xâm lược nào trong lịch sử, nhất là với bá quyền phương Bắc. Chỉ có một bộ phận lãnh đạo là run sợ vì sợ mất địa vị thống trị mà thôi. Càng mất lòng dân thì càng run sợ và càng bán nước. Chính Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện tại với sự chia rẽ, thối nát, độc tài toàn trị đãc từng bước đầu hàng chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh.
Chưa khi nào Bắc Kinh lại cao giọng như thế kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Cưỡng đoạt Trường Sa- Hoàng Sa, cao giọng đòi ngăn cấm biểu tình, cấm đánh cá, đòi hỏi những nhượng bộ về kinh tế quá việc thầu các nhà máy nhiệt điện – thủy điện – hạ tầng giao thông, khai thác bauxit càng làm lộ rõ sự bất lực và hèn nhát của đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ chứng kiến sự quỳ gối hèn nhát đến như vậy! Có chăng là Mạc Đăng Dung tự quỳ gối trói mình trước Bắc Triều mấy trăm năm trước, nhưng quy mô thì vẫn chưa đến mức thậm tệ như vậy. Đó sẽ là một vết nhơ mà Đảng Cộng Sản sẽ không bao giờ rửa sạch!
Việt Nam hiện tại có thể thắng được Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh hay không! Câu trả lời là không thể! Mấy chục sư đoàn với trang bị lạc hậu không thế thắng mấy trăm sư đoàn quân giải phóng anh em trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại. Nhưng nếu có chiến tranh thì Trung Quốc có phải là nước thắng trận không? Trung Quốc chắc chắc cũng không thể là một nước thắng trận đúng nghĩa. Toàn bộ các tỉnh phía Nam giàu có của Trung Quốc và các tỉnh duyên hải Đông Nam sẽ bị ảnh hưởng và trì trệ, các hoạt động kinh tế sẽ hổn loạn. Chưa kể trong một cuộc chiến trường kỳ với Việt Nam, tổn thất mọi mặt của Trung quốc là không hề nhỏ. Những vấn đề nội tại bất ổn của Trung Quốc sẽ bộc phát và tự nó sẽ vỡ như Liên Xô đã vấp phải ở Afganishtan và gần đây là Mỹ ở Afganishtan và Iraq.
Thế thì tại sao Việt Nam lại sợ một cuộc chiến tranh như vậy? Câu trả lời là nhân dân Việt Nam không sợ mà chỉ có lớp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ! Họ sợ một cuộc chiến sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng hay tệ hơn là một cuộc nội chiến dẫn đến sự chấm dứt cai trị của Đảng.
Người dân Việt Nam cầm súng bảo vệ mảnh đất cha ông sẽ luôn anh dũng hơn anh lính Giải phóng quân Trung Quốc đi xâm lấn vì tham vọng của tầng lớp bá quyền Trung Nam Hải.
Đó là bản chất thực sự của CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN BẮC KINH VÀ SỰ HÈN NHÁT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Không có nhận xét nào: