Phát
biểu trước diễn đàn ASEAN hôm tháng Tám năm rồi (2007) ở Manila, Phi
Luật Tân (The Philippines), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang
Jiechi nói rằng sự gia tăng tiềm năng quân sự của Trung Quốc trong thời
gian qua và sắp tới không nhằm mục đích gì hơn là cho hoà bình và an
ninh. Nhưng khó mà thuyết phục được những người láng giềng trong vùng,
khi Trung Quốc hiện đang duy trì một đội quân đông nhất thế giới với
2,3 triệu lính, và ngân sách cho Bộ Quốc Phòng năm nay lên tới 46 tỉ
USD, gia tăng 17,8% so với năm trước đó. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, trong bài
diễn văn chào mừng ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc trước đó một tuần đã hứa hẹn sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng nữa
trong tương lai. Cũng chính vì thế, hiệp ước phòng thủ giữa Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Úc Đại Lợi (Australia) được xem như là một cố gắng cầm chân
và cân bằng lực lượng Trung Quốc trong vùng châu Á.
Về
phương diện hải quân, Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bực về khả
năng đóng tàu ngầm với hỏa tiển có đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ tàu
ngầm và tầm xa đến lục địa Hoa Kỳ, cũng như hỏa tiển Club chống tàu
chiến trên biển của Nga chế tạo… đã làm Hoa Kỳ và các nước trong vùng Á
châu lo lắng.
Tàu ngầm Trung Quốc làm Hoa Kỳ lo lắng.
Hải
quân Trung Quốc đang gia tăng sự kiểm soát và hoạt động của mình trong
vùng Á châu – Thái Bình Dương làm Hoa Kỳ lo ngại và giới tướng lãnh Hải
quân Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc cần phải minh bạch hóa tiềm năng quốc
phòng của họ cũng như mối quan hệ quân sự giữa hai bên.
Năm
rồi, Trung Quốc đã cho thế giới thấy, và không dấu diếm tí nào là họ
đang xây dựng một bộ máy quốc phòng lớn mạnh và họ muốn chứng tỏ sức
mạnh quân sự của họ.
Điều
làm cho Hoa Kỳ quan ngại nhất là một loạt tàu ngầm loại Jin (Jin-class)
mà Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trong năm nay. Loại tàu ngầm Jin này
có khả năng bắn hỏa tiển gắn với đầu đạn hạt nhân và có thể bắn tới lục
địa Hoa Kỳ.
Tàu ngầm Trung Quốc, Song-class. Nguồn: defencetalk.org
Tháng
Mười Một năm rồi, những đơn vị tinh nhuệ nhất từ bốn sư đoàn của Quân
đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bắn thử nhiều loại vũ khí khác
nhau, bao gồm cả hỏa tiển tránh ra-đa và hỏa tiển chống chiến hạm loại
Club do Nga chế tạo.
Theo
những nhà theo dõi và nghiên cứu Trung Quốc, những cuộc thao diễn quân
sự ở phía đông Đài Loan nhằm mục đích ngăn chận mặt biển của đảo quốc
này và qua đó gởi một thông điệp rất rõ ràng cho Hoa Thạnh Đốn: “Xin
miễn gởi chiến hạm của qúy vị đến eo biển Đài Loan nếu có xung đột giữa
Trung Quốc và Đài Loan mà mang họa.”
Đặc
biệt, loại hỏa tiển Club chống tàu chiến sẽ làm cho Hoa Thạnh Đốn “chùn
tay”, suy đi nghĩ lại nhiều lần trước khi quyết định gởi hàng không mẫu
hạm và đoàn hộ tống hạm đến eo biển Đài Loan để bảo vệ cho đảo quốc này
– như Hoa Kỳ đã từng làm trong cuộc khủng hoảng năm 1995-1996.
Cần minh bạch hóa.
Sự
phát triển dữ dội của Hải quân Trung Quốc đã làm cho Đô đốc Timothy
Keating, Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương (US Pacific
Command) trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tuần rồi đã nhấn mạnh chuyện
cần phải minh bạch hóa vấn đề quốc phòng của Trung Quốc.
“Càng
minh bạch hóa thì sự tin cẩn lẫn nhau càng gia tăng. Điều đó sẽ giúp
làm giảm cái khả năng hiểu lầm giữa hai bên. Bởi sự hiểu lầm có thể đưa
đến những xung đột hay khủng hoảng và chắc chắn là chúng ta không ai
muốn những điều như thế.” Đô đốc Keating nói như trên.
Những
nhà phân tích quân sự cho rằng tính toán sai lầm là điều không tránh
được nếu mọi chuyện không minh bạch, trong sáng. Và hậu qủa thì khôn
lường!
Tháng
Mười năm 2006, một chiếc tàu ngầm Trung Quốc lọt qua được hệ thống
phòng thủ tàu ngầm rất tinh vi của Hải quân Hoa Kỳ, âm thầm theo dõi
hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk và nổi lên cách chiến hạm này chỉ tám
cây số - nghĩa là hàng không mẫu hạm này nằm trong tầm bắn của chiếc
tàu ngầm này bao gồm cả ngư lôi (torpedos) lẫn hỏa tiển chống chiến hạm.
Hôm
thứ Tư 16 tháng Một 2008, báo chí Đài Loan tường thuật rằng một khu
trục hạm và một tàu ngầm Trung Quốc đã theo dõi hàng không mẫu hạm Hoa
Kỳ USS Kitty Hawk trong vòng 28 giờ đồng hồ hôm tháng Mười Một năm rồi
2007 khi USS Kitty Hawk đang di chuyển qua eo biển Đài Loan trên đường
đi Nhật Bản từ Hồng Kông.
Tuy
nhiên, Đô đốc Keating phủ nhận tin này hôm 17 tháng Một 2008 khi ông
ghé Hồng Kông. Nhưng ông nhấn mạnh rằng tàu của Hoa Kỳ có quyền đi qua
eo biển Đài Loan (Taiwan Straits) – nơi mà vốn là điểm nóng, đã gây ra
nhiều xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong quá khứ.
Hệ
thống quốc phòng của Trung Quốc ngày càng mạnh làm Bắc Kinh ngày càng
tự tin và càng có thái độ “rắn mắt” hơn với Hoa Kỳ. Tháng Mười Hai năm
rồi, Bắc Kinh đã lên tiếng bày tỏ “sự cực kỳ quan tâm” về chuyện hàng
không mẫu hạm Kitty Hawk của Hoa Kỳ di chuyển qua eo biển Đài Loan.
Trước
đó một tháng, Trung Quốc từ chối không cho hàng không mẫu hạm USS Kitty
Hawk và tuần dương hạm USS Reuben James ghé Hồng Kông.
Các
nhà phân tích quốc phòng cho rằng thiếu sự minh bạch giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc làm cho mọi người lo âu, đặc biệt là trong cái bối cảnh các
nước trong vùng Á châu, nước nào cũng chạy đua vũ trang về phương diện
hải quân.
Tháng
12 năm rồi, Úc Đại Lợi (Australia) cho hay là họ sẽ chi 25 tỉ Úc kim để
phát triển và đóng loại tàu ngầm mới. Chính phủ Úc Đại Lợi cho hay là
họ quan tâm đến chuyện xây dựng lực lượng hải quân của các nước Trung
Quốc, Ấn Độ và cũng như các nước trong vùng Đông Nam Á châu.
Mặc
dù Trung Quốc khi nào cũng nói họ xây dựng nền quốc phòng vững mạnh vì
mục đích bảo vệ hòa bình, nhưng liệu họ có đáp ứng đòi hỏi từ phía Hoa
Kỳ là minh bạch hóa sự chi tiêu cho Bộ Quốc Phòng và họ đang có những
gì trong tay, thì lại là chuyện khác.
Tháng
Mười năm 2006, ông Sha Zukang, một trong những nhà ngoại giao thâm niên
nhất của Trung Quốc, đã nói rằng Hoa Thạnh Đốn nên “im mõm” lại về
chuyện gia tăng khả năng quân sự của Trung Quốc. Ông cho rằng Hoa Kỳ
đang khống chế thế giới về phương diện quân sự thì Hoa Kỳ có lý do gì
để bảo Trung Quốc phải làm gì?
Đài Loan - điểm nóng.
Sau
khi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Yang Jiechi và những
nhân vật đầu não của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) bao gồm phó chủ
nhiệm Quân ủy Trung ương tướng Guo Boxiong, hôm thứ Hai tuần rồi, Đô
đốc Keating nói rằng: "Các viên chức quân sự Trung Quốc, những người mà
tôi đã gặp và có cơ hội thảo luận - đã nhấn mạnh rằng sự mong muốn của
họ là chỉ bảo vệ những điều họ cho là của họ và chẳng có gì hơn." Nhưng
rất tiếc không thấy Đô đốc Keating cho hay các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa hiện đang tranh chấp giữa các nước trong vùng Á châu có thuộc
loại "họ cho là của họ hay không?"
Trung
Quốc xưa nay vẫn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai của Trung Quốc vào
năm cuối của cuộc nội chiến năm 1949, và đã thề là sẽ sát nhập vào lại
Trung Quốc.
Tình
hình ở eo biển Đài Loan ngày càng căng thẳng do Tổng thống Trần Thủy
Biển đòi tuyên bố độc lập cho Đài Loan trong năm cuối nhiệm kỳ Tổng
thống của ông và trước ngày bầu cử Tổng thống tháng Ba sắp tới.
Trong
cuộc họp với Đô đốc Keating hôm thứ Hai, Tham mưu trưởng Quân đội Giải
phóng Nhân dân tướng Chen Bingde đã cảnh cáo Hoa Kỳ đừng "gởi tín hiệu
sai lầm" cho Đài Loan, và yêu cầu Hoa Thạnh Đốn cắt đứt mối quan hệ
quân sự đối với Đài Loan. Đô đốc Keating lập lại rằng Hoa Kỳ vẫn tôn
trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc". (one China principle).
Đô
đốc Keating và Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tướng Chen
Bingde (bên trái) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi
(bên phải) trong lần gặp nhau tuần rồi ở Bắc Kinh. Nguồn: AP photo/ANdy
Wong, Pool
Tuy
Đô đốc Keating không được giải thích rõ ràng và minh bạch tại sao hàng
không mẫu hạm Kitty Hawk và hai tàu rà mìn của hải quân Hoa Kỳ không
được phép ghé Hồng Kông tháng Mười Một năm rồi, nhưng Trung Quốc đã ngụ
ý họ làm thế để phản đối Hoa Kỳ đã quyết định bán vũ khí cho Đài Loan
và cũng bởi vì Tổng thống Bush đã đón tiếp nhà lãnh đạo tinh thần của
Tây tạng đang lưu vong, là ngài Dalai Lama tại Tòa Bạch Cung năm rồi.
Châm ngôn mới đối với Hoa Kỳ: “Hợp tác và tránh đối đầu.”
Tuy
nhiên, theo một nhà nghiên cứu về Trung Quốc có uy tín, ông Willy Lam,
thì những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định cho thế giới thấy sức
mạnh quốc phòng của mình “như là một siêu cường mới”, nhưng không có
nghĩa là họ muốn gây nên sự xung đột. “Ai đâu ở đó, đừng đụng chạm chi
nhau. Tớ chỉ cần qúy vị biết tớ “có ngón” và đừng đụng đến tớ là được.”
Trong
một bài báo ông viết và vừa đi trên International Herald Tribune: “Châm
ngôn của thập niên 1990 của Đặng Tiểu Bình cho các nhà ngoại giao là –
“Kín đáo, đừng xuất đầu lộ diện để cho ai thấy và không bao giờ tự
nguyện đứng ra cầm đầu một cái gì cả.” Họ đã áp dụng điều này và tuy
lối hành xử như thế "thiếu phong cách và bản lĩnh của một nước lớn",
nhưng thực tế tuồng như mọi chuyện điều hanh thông.
Ông
Lam cho rằng, rất có thể câu châm ngôn của ông Đặng trong việc ứng xử
với Hoa Kỳ cũng hứa hẹn nhiều êm thắm: “Hợp tác với nhau và tránh đối
đầu.” Bởi hơn ai hết, Trung Quốc biết một sự xáo trộn - do đối đầu với
bất kỳ một cường quốc khác - đều ảnh hưởng đến sự ổn định cần có cho sự
phát triển của Trung Quốc.
Đó
là cách hành xử của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ cũng như các nước lớn
khác trong vùng; nhưng đối với một láng giềng Việt Nam yếu kém hơn về
tiềm năng quân sự, và một Hoàng Sa, Trường Sa hứa hẹn nhiều dầu khí cần
thiết cho sự phát triển nền kỹ nghệ Trung Quốc trong hai mươi lăm năm
tới, thì chủ trương của Trung Quốc chắn chắn sẽ khác. Những diễn biến
vừa xảy ra quanh vụ tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy Bắc Kinh
càng lúc càng hung hăng cùng lúc với thái độ mềm mỏng và lẫn tránh của
Hà Nội.
Sự
phát triển tiềm năng hải quân của Trung Quốc trong vùng biển Đông, biết
đâu là nhằm cầm chân Hoa Kỳ tại chỗ để dễ bề thao túng "sân sau" của
mình". Phải chăng đó là lý do mà Bắc Kinh nói với Đô đốc Keating trong
buổi họp tuần rồi mà chính ông Keating đã lập lại: "Các viên chức quân
sự Trung Quốc, những người mà tôi đã gặp và có cơ hội thảo luận - đã
nhấn mạnh rằng sự mong muốn của họ là chỉ bảo vệ những điều họ cho là
của họ và chẳng có gì hơn."
Liệu
Hà Nội sẽ đáp ứng như thế nào khi Trung Quốc biến biển Nam Hải thành
cái hồ cá cảnh của họ? Và Hoàng Sa, Trường Sa là những hòn non bộ trong
hồ cá cảnh đó?
Hà
Nội có thấy chăng con đường duy nhất để thoát ra khỏi bế tắc ngày hôm
nay là một tổng lực của toàn dân, trong cũng như ngoài để xây dựng một
Việt Nam giàu mạnh, văn minh, dân chủ, phú cường; mà trước hết đảng
cộng sản Việt Nam phải chấm dứt độc quyền yêu nước.
Nguyên Hân – Tổng hợp
Nguồn:
(1) Keating gets no update from China on U.S. ship denial. Associated Press, by Henry Sanderson, 14 January 2008.
(2) China's military buildup worries US admiral. Straits Times, by Sim Chi Yin, China Correspondent, 20 January 2008.
(3) China's submarines giving US the jitters. Straits Times, by William Choong, 19 January 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét